ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3209/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày 04 tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIAO QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN YẾN SÀO TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn
cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn
cứ Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về
việc bãi bỏ Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân
tỉnh về Đề án Quản lý, khai thác yến sào tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030;
Căn
cứ Kết luận số 154-KL/TU ngày 26/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương
thông qua Đề án Giao quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên Yến sào tỉnh Bình
Định;
Theo
đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 287/TTr-SNN ngày 26/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Giao quản lý, sử dụng
và khai thác tài nguyên Yến sào tỉnh Bình Định với nội dung cụ thể kèm theo Quyết
định này.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
nguyên và Môi trường, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và
Xã hội, Giám đốc Công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn và Thủ trưởng các cơ quan
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT UBND tỉnh;
- PCT TT UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh;
- CVP, PVPNN;
- Lưu: VT, K13 (30b).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
|
ĐỀ ÁN
GIAO QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN YẾN SÀO TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành theo Quyết định số 3209/QĐ-UBND ngày 04/10/2022 của Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Định)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT
1. Cơ sở pháp lý
- Luật
Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật
Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
- Luật
Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
- Luật
Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;
- Luật
Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Luật
Đất đai năm 2013;
- Nghị
định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ Quy định việc
giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài
nguyên biển;
- Nghị
định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền,
trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
- Nghị
định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị
định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
- Nghị
định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị
định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị
định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà
nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định
số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước
vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số
140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số
32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP .
2. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Năm
2010, thực hiện Quyết định số 2326/QĐ-CTUBND ngày 11/10/2010 của UBND tỉnh, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên
quan triển khai thực hiện công tác đấu thầu Gói thầu Quản lý, khai thác yến sào
giai đoạn 2011-2020. Công ty TNHH Yến Ngọc là đơn vị trúng thầu quản lý, khai
thác yến sào tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020. Năm 2020, khi gần kết thúc Hợp
đồng quản lý, khai thác yến sào giai đoạn 2011-2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn xây dựng Đề án Quản lý, khai thác yến sào tỉnh Bình Định giai đoạn
2021-2030, UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3032/QĐ-UBND ngày 29/7/2020. Sở
Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện
đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Đề án nhưng không có nhà đầu tư tham gia.
Thực
hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức
và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập”, UBND tỉnh chủ trương tạm thời giao Chi cục Thuỷ sản thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, quản lý khai thác yến sào Bình Định từ
năm 2021 cho đến khi thực hiện xong việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư Đề
án quản lý, khai thác yến sào tỉnh Bình Định (giai đoạn 2021-2030). Tuy nhiên,
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và khai thác yến sào đối với Chi cục Thủy sản còn mới
mẻ, không phù hợp chuyên môn, địa bàn quản lý trải dài, hoạt động rộng, địa
hình phức tạp nên gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và khai thác
yến sào.
Qua
kinh nghiệm quản lý, khai thác yến sào tại Công ty TNHHMTV Yến sào Khánh Hòa
cho thấy Mô hình quản lý, khai thác yến sào phù hợp và hiệu quả là doanh nghiệp.
Tuy nhiên, căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17/6/2020, Nghị định số 23/2022/NĐ-CP
ngày 05/4/2022 của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển
giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ thì việc thành lập doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác yến sào Bình Định
hiện tại không thực hiện được do quy định doanh nghiệp khi thành lập phải có vốn
điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng và hồ sơ thành lập được Bộ Kế hoạch và Đầu
tư thẩm định, trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập doanh
nghiệp.
Từ thực
tiễn nêu trên, việc xây dựng “Đề án Giao quản lý, sử dụng và khai thác tài
nguyên Yến sào tỉnh Bình Định” nhằm tiếp tục quản lý, khai thác tài nguyên Yến
sào của tỉnh theo quy định là cần thiết.
II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
Giao
nhiệm vụ quản lý, sử dụng và khai thác Yến sào tỉnh Bình Định trong những năm đến
sẽ góp phần tránh thất thoát tài nguyên thiên nhiên, tài sản của nhà nước và bảo
tồn, phát triển đàn chim yến tại các hang động tự nhiên của tỉnh.
2. Phạm vi, đối tượng giao quản lý, sử dụng và khai thác
tài sản yến sào tỉnh Bình Định
2.1.
Phạm vi giao quản lý, sử dụng và khai thác yến sào:
a) Về
không gian và số lượng hang yến khai thác: Tổng diện diện tích mặt đất, mặt nước
kể cả mặt nước bảo vệ tại 17 hang yến của tỉnh quản lý.
b) Về
cơ sở vật chất và phương tiện:
- Các
cơ sở vật chất và phương tiện gắn với các hang yến.
- Các
cơ sở vật chất và phương tiện tại số nhà 26 Phan Bội Châu, thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định.
c) Về
nhân sự: Tổng số người tiếp nhận làm công tác quản lý và khai thác yến sào tỉnh
Bình Định kể từ ngày 01/7/2022 là 36 người, bao gồm 8 người nguyên là nhân viên
của Ban Quản lý và khai thác Yến sào Bình Định trước đây, 24 người do Công ty Cổ
phần Yến Ngọc hợp đồng từ năm 2011 và 4 người do Chi cục Thủy sản hợp đồng lao
động từ năm 2021.
2.2.
Đối tượng được giao quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên yến sào: Đề xuất
giao cho Công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ, thuộc cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Phương án giao quản lý, sử dụng và khai thác yến sào
3.1.
Giao Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, doanh nghiệp do nhà
nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ, thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân
tỉnh quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên yến sào tỉnh Bình Định; tiếp nhận toàn
bộ nhân sự, tài sản cơ sở vật chất, phương tiện và các hang Yến, đất đai,... do
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm quản lý.
3.2.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các tài sản thuộc sở hữu nhà nước
trước đây do Ban Quản lý khai thác yến sào tỉnh Bình Định quản lý, sử dụng đã
chuyển giao cho Công ty Cổ phần Yến Ngọc tiếp quản sử dụng phục vụ gói thầu;
sau khi kết thúc thời gian thực hiện hợp đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm quản lý để tiếp tục chuyển giao cho
Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn tiếp nhận và sử dụng.
3.3.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ
trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan thành lập Hội đồng kiểm kê, đánh giá lại
các hang yến, cơ sở vật chất phương tiện và nguồn nhân lực là sở hữu nhà nước;
được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm
quản lý. Tổ chức chuyển giao cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn tiếp nhận và
sử dụng theo quy định.
b)
Tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập lại Hội đồng giám
sát quản lý, khai thác yến sào cấp tỉnh (Hội đồng giám sát cấp tỉnh) và ban
hành quyết định thành lập Tổ giúp việc cho hội đồng giám sát cấp tỉnh trong quá
trình thực hiện Đề án.
c) Chủ
trì, tổ chức lịch kiểm tra, giám sát hàng năm của Hội đồng giám sát cấp tỉnh và
phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ của
Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.
4. Phương án quản lý, khai thác và cơ chế thực hiện công
tác khai thác tài nguyên yến sào tỉnh Bình Định
4.1.
Phương án quản lý, khai thác tài nguyên yến sào:
Công
ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn trực tiếp quản lý, tổ chức khai thác tài nguyên yến
sào Bình Định đúng mục đích, công năng của tài nguyên và triển khai thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a)
Nhiệm vụ:
- Xây
dựng kế hoạch quản lý, khai thác, tiêu thụ yến sào; các chương trình, dự án
phát triển nguồn lợi yến sào trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổ
chức việc quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi yến sào theo kế hoạch,
chương trình, dự án được phê duyệt.
- Tổ
chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý, khai
thác yến sào, bảo đảm việc khai thác yến sào đạt hiệu quả cao trên cơ sở duy
trì, bảo tồn và phát triển đàn chim yến.
- Phối
hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh
xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo đảm an toàn giao thông trên biển tại khu vực mặt nước thuộc
17 hang yến thuộc phạm vi quản lý.
- Thực
hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
- Quản
lý về tài chính, tài sản được giao và thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán, kế
toán, thống kê, báo cáo quyết toán, kiểm tra và công khai tài chính theo quy định
của pháp luật hiện hành.
- Thực
hiện nghĩa vụ về tài chính, thuế, thuê đất, tiền sử dụng khu vực biển, … theo
quy định.
- Thực
hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
b)
Quyền hạn:
- Được
thu thập thông tin về nghiên cứu các tiến bộ khoa học công nghệ về quản lý,
khai thác, tiêu thụ yến sào từ các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ
chức khác có liên quan.
- Được
ký kết với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để xây dựng mô hình, chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, hợp đồng tư vấn về quản lý, khai thác,
tiêu thụ yến sào phù hợp với khả năng của đơn vị theo quy định.
- Các
quyền khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
4.2.
Quản lý doanh thu, chi phí và nghĩa vụ ngân sách nhà nước:
a)
Trách nhiệm của Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn:
- Xây
dựng Quy chế tài chính quản lý, khai thác và tiêu thụ yến sào trình Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt.
- Xây
dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
- Xây
dựng giá khởi điểm và phương án bán sản phẩm yến sào sau khai thác hàng năm
trình Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Xây
dựng phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm và lập Báo cáo
tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Thực
hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước theo quy định.
- Định
kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh về tình hình và kết quả quản lý, khai thác tài nguyên yến sào theo quy
định.
b)
Trách nhiệm của Sở Tài chính:
- Thẩm
định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế tài chính quản lý, khai thác
yến sào theo quy định hiện hành.
- Thẩm
định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm của
doanh nghiệp.
- Thực
hiện giám sát tài chính, kiểm tra hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản,
đánh giá hiệu quả hoạt động để tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh theo
quy định.
- Thẩm
định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối
lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.
III. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Công
ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn tổ chức thực hiện:
a) Tiếp
nhận bàn giao của Hội đồng kiểm kê, đánh giá về các hang yến, cơ sở vật chất
phương tiện và nguồn nhân lực theo đúng quy định.
b)
Xây dựng Quy chế hoạt động quản lý, khai thác yến sào; xác định số lượng lao động
hợp đồng và thực hiện ký kết hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động.
c)
Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch quản lý, khai thác,
tiêu thụ yến sào; các chương trình, dự án phát triển nguồn lợi yến sào.
d) Thực
hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản 4.2 Mục II.
2.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ
trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan thành lập Hội đồng kiểm kê, đánh giá lại
các hang yến, cơ sở vật chất phương tiện và nguồn nhân lực là sở hữu nhà nước
được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm
quản lý. Tổ chức chuyển giao cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn tiếp nhận và
sử dụng theo quy định.
b) Chủ
trì, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập lại Hội đồng
giám sát cấp tỉnh, ban hành quy chế hoạt động Hội đồng giám sát của tỉnh và ban
hành quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Hội đồng giám sát trong quá trình thực
hiện đề án.
c) Chủ
trì, tổ chức lịch kiểm tra, giám sát hàng năm của Hội đồng giám sát cấp tỉnh và
phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổng hợp kết quả thực hiện của Công ty
TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.
d) Phối
hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên quan xem xét, thẩm định giá khởi
điểm và phương án bán sản phẩm yến sào sau khai thác hàng năm do Công ty TNHH
Lâm nghiệp Quy Nhơn xây dựng.
3.
Trách nhiệm của Sở Tài chính:
a) Thực
hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 4.2 Mục II.
b) Thẩm
định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt về giá khởi điểm và phương án bán sản
phẩm yến sào sau khai thác hàng năm theo quy định.
4.
Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
phương thức lựa chọn Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn giao quản lý, khai thác
tài nguyên yến sào Bình Định theo đúng quy định.
5.
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Phối
hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phương thức lựa chọn
Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn giao quản lý, khai thác tài nguyên yến sào
Bình Định theo đúng quy định.
b)
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn thuê đất,
giao khu vực biển để bảo vệ các hang yến theo quy định.
6.
Trách nhiệm của Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt số lượng lao động, thang bảng
lương đối với lao động hợp đồng của Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn.
7.
Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Phối
hợp Sở Tài chính thực hiện quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với
người lao động làm việc trong Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn theo đúng quy định.
b) Phối
hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt số lượng lao động,
thang bảng lương đối với lao động hợp đồng của Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy
Nhơn.
8.
Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ và Thủ trưởng các cơ quan liên quan:
Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình tham gia thực hiện Đề án đạt kết quả
và tham gia các nhiệm vụ khác khi Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chỉ đạo cụ thể
./.