ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 3106/QĐ-UBND
|
Khánh
Hòa, ngày 18 tháng 11 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN
2021 - 2025 CỦA TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ
ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP
ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg
ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng
bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số
17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định quản
lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học
và Công nghệ tại Tờ trình số 1471/TTr-SKHCN ngày 06/11/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án khung
các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Khánh
Hòa.
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan
tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban,
ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch và các PCTUBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NL,HN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đắc Tài
|
ĐỀ ÁN KHUNG
CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP TỈNH THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021
- 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3106/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
I. NHU CẦU VỀ NGUỒN
GEN VÀ TÍNH CẤP THIẾT
1. Tổng quan về
tầm quan trọng và tính cấp thiết của nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen đối với sự phát
triển của tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở khu vực
Nam Trung Bộ, có điều kiện địa hình, địa mạo và khí hậu rất đặc trưng. Tổng diện
tích tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa là 5.197 km2 đất liền (kể cả các đảo)
và bờ biển dài 385km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, và vùng biển rộng lớn. Phần
lớn diện tích đất liền của tỉnh Khánh Hòa nằm trong hai tiểu vùng sinh thái
quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn khẩn cấp: Tiểu vùng sinh thái Nam Trường
Sơn 3 (SA3), gồm các khu vực có địa hình cao trên 900m, giáp với Cao nguyên
Lang Biang và Tiểu vùng sinh thái Nam Trường Sơn 4 (SA4) gồm các khu vực ven biển
với kiểu khí hậu bán khô hạn (Balzer et al., 2001). Vùng biển Khánh Hòa có sáu
đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh
Nha Trang và vịnh Cam Ranh. Ngoài ra, vùng biển quanh Quần đảo Trường Sa cũng
có tính đa dạng sinh học rất cao với nhiều loài đặc hữu. Cho đến nay, các kết
quả khảo sát đã ghi nhận ở Khánh Hòa khoảng hơn 2.200 loài thực vật bậc cao
(Lưu Hồng Trường và cs, 2012), 334 loài động vật có xương sống và 127 loài côn
trùng ở cạn (Hoàng Minh Đức và cs, 2012), khoảng 300 loài cá biển, 350 loài san
hô, 440 loài không xương sống, 480 loài rong biển... (Ngô Đăng Nghĩa, 2012).
Ngoài ra, hiện nay ở Khánh Hòa có Khu bảo tồn biển Hòn Mun và Khu bảo tồn thiên
nhiên Hòn Bà là 2 khu bảo tồn đầu tiên của tỉnh thành lập, Đây là hai địa điểm
có tầm quan trọng đặc biệt trong bảo tồn các loài động thực vật rừng và biển
quý hiếm, trong đó có nhiều loài có giá trị dược liệu.
Mặc dù có tính đa dạng sinh học rất
cao, phần lớn các hệ sinh thái, các loài và nguồn gen sinh vật rừng và biển của
Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng đang bị suy thoái nghiêm trọng.
Các nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học:
a) Khai thác trái phép và quá mức nguồn
tài nguyên sinh học do nhu cầu và dân số tăng nhanh;
b) Sự phân mảnh và suy thoái của các
hệ sinh thái do phá rừng làm đất nông nghiệp, cây công nghiệp, cho mục đích
thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng;
c) Ô nhiễm môi trường;
d) Sự du nhập và xâm lấn của các loài
ngoại lai;
e) Biến đổi khí hậu.
Các nguyên nhân trực tiếp trên làm
nhiều loài động thực vật quý hiếm hiện nay bị tuyệt chủng mặc dù các cấp chính
quyền và địa phương đã có nhiều hoạt động cụ thể để duy trì, phát triển các giống,
loài động thực vật; một số đề tài, nhiệm vụ đã được triển khai phục vụ công tác
bảo tồn, lưu giữ phục vụ định hướng nghiên cứu, phát triển trong tương lai. Các
nhiệm vụ bảo tồn cần tiếp tục đề xuất nghiên cứu triển khai nhằm đạt được mục
tiêu vừa bảo tồn và khai thác có hiệu quả các nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu, có
giá trị kinh tế ứng dụng trong hoạt động sản xuất phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
2. Tổng quan về
các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu cần bảo tồn hiện nay
Tỉnh Khánh Hòa là nơi có hệ sinh thái
rừng và biển với sự đa dạng sinh học cao, tuy nhiên trong vài thập niên qua, sự
khai thác quá mức và phương pháp khai thác không hợp lý đã tàn phá nghiêm trọng
các khu hệ sinh thái rừng và biển. Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ hệ sinh thái rừng
về thực vật trên cạn, có thể liệt kê 39 loài quan trọng thực sự bị đe doạ [tức
được xếp hạng Sắp nguy cấp (VU), Nguy cấp (EN) và Rất nguy cấp (CR) theo Sách đỏ
Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ thế giới (IUCN, 2012)] cần thiết phải quan tâm
trong công tác bảo tồn nguồn gen. Trong số này có 33 loài bị đe dọa ở quy mô quốc
gia và 15 loài ở quy mô toàn cầu (Lưu Hồng Trường và cs, 2012). Đối với động vật
ở cạn, có 22 loài quan trọng tầm quốc gia và quốc tế bị đe doạ (Hoàng Minh Đức
và cs, 2012). Đối với động vật biển, chỉ riêng các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở
mức nguy cấp (EN) và Cực kỳ nguy cấp là đã có 03 loài thú biển, 05 loài bò sát,
14 loài cá biển và 10 loài động vật không xương sống (Võ Sĩ Tuấn, 2012).
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các giống
cây quan trọng về kinh tế và đặc trưng cho Khánh Hòa cần thiết phải đưa vào bảo
tồn nguồn gen bao gồm: Dừa Xiêm xanh, các giống chuối mốc, các giống cam quýt,
bưởi, mía tím (hay còn gọi là mía badila, có nguồn gốc từ đảo New Guinea), các
giống xoài canh nông,.... Đây là các nguồn gen đã thích nghi với điều kiện địa
phương và trở thành đặc sản được nhiều người biết đến. Trong thực tế, chúng
đóng các vai trò quan trọng cho kinh tế các địa phương thuộc Khánh Hòa.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về cây dược
liệu trên cạn, hiện tại ở Khánh Hòa các loại thực vật có tiềm năng dùng làm dược
liệu được đánh giá như sau: Tổng số loài thực vật có tiềm năng dược liệu (làm
thuốc) ở Khánh Hòa là 974, thuộc 607 chi và 177 họ, chiếm 38,9% tổng số loài thực
vật của tỉnh. Trong đó, có 93: loài được cộng đồng sử dụng và 958 loài được xác
định là cây thuốc theo các tài liệu tham khảo.
Mười họ thực vật có nhiều cây thuốc
nhất của tỉnh Khánh Hòa, trong đó họ Leguminosae (Đậu) có số loài làm thuốc nhiều
nhất (95 loài). Trong đó, chú trọng đến các nguồn gen cây thuốc quý như: bụp giấm,
diệp hạ châu đắng, dừa cạn, đậu ván trắng, củ mài, nghệ vàng, quế, râu mèo, sa
nhân tím, xáo tam phân...
Đối với một số loài động, thực vật biển,
công tác bảo tồn chuyển vị đối với một số đối tượng có giá trị làm dược liệu
cũng đã được bắt đầu triển khai như bảo quản một số loài cá ngựa đen, cá ngựa
chấm, cá ngựa gai, bào ngư bầu dục, hải sâm mít...một số loài giáp xác, nhuyễn
thể, san hô và nhiều loại rong biển dùng để tách chiết các hoạt tính sinh học
có giá trị dược liệu cao dùng chúng trong hóa sinh, y-sinh và công nghệ sinh học
như các loài rong lục, rong đỏ, rong nâu, rong mơ...
Khánh Hòa là nơi đầu tiên các nhà
khoa học phát hiện ra rất nhiều loài cây mới và nhiều loài cây khác có giá trị
đặc biệt trong khoa học, kinh tế và bảo tồn. Chúng không chỉ là các loài quý hiếm,
được quan tâm ở cấp quốc gia và quốc tế mà còn là đặc hữu hay nổi tiếng cùng với
tỉnh Khánh Hòa. Các loài cây có giá trị kinh tế cao có thể kể như: Dó bầu, Pơ
mu, Mun, Sưa, Gõ đỏ, Giáng hương, v.v. Các loài cây khác chỉ có hay còn đang tồn
tại chủ yếu ở Khánh Hòa là Chai lá cong, Sao lá hình tim, Trắc dây, Lan Hài hồng,
Hồng Tùng, Một số loài lan rừng quý hiếm, có giá trị kinh tế, đặc hữu ở Khánh
Hòa như Lan Giả hạc Hòn Hèo, Lan Nghinh Xuân đảo Hòn Hèo, Hòn Tre, Đầm Bấy.v.v.
Đây là các nguồn gen quí có thể sử dụng cho các nghiên cứu khoa học, phục hồi rừng
hay phục tráng vốn gen cho các địa phương khác. Tuy nhiên, hầu hết các loài này
đều đang bị đe dọa do sự mất sinh cảnh. Các loài này hiện được đưa vào sách đỏ
của thế giới và Việt Nam.
3. Đánh giá tình
hình và kết quả công tác bảo tồn, lưu giữ, khai thác và phát triển các nguồn
gen của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ 2012 đến nay
Khánh Hòa có điều kiện thuận lợi, tập
trung nhiều viện, trường trung ương đóng trên địa bàn như Viện Hải dương học,
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường
- Trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Nha Trang,
Phân viện Thú Y miền Trung, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga - Chi nhánh ven biển...
đã và đang tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen bao gồm các nguồn
gen thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn), các nguồn gen vi sinh vật (vi nấm,
vi tảo, xạ khuẩn...), các nguồn gen rong biển có giá trị kinh tế và dược liệu từ
các kết quả nghiên cứu, bảo tồn thuộc Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững
nguồn gen cấp Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT giai đoạn 2013-2019.
Đối với đa dạng sinh học biển, một số
kết quả bảo tồn chuyển vị cũng bắt đầu được triển khai như bảo quản mô, bảo quản
trứng/tinh trùng và bảo quản DNA của một số loài như Cá ngựa đen và Cá ngựa
gai, Tôm sú, Ốc cối và Ốc tai tượng được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Công nghệ
Sinh học và Môi trường, Đại học Nha Trang (Ngô Đăng Nghĩa, 2012), hay hoạt động
cứu hộ và bảo tồn chuyển vị cá heo và rùa biển do Viện Hải dương học thực hiện
(Võ Sĩ Tuấn, 2012). Ngoài ra trên vùng biển Khánh Hòa thường xuyên có một số
loài động vật biển quý hiếm không rõ nguồn gốc và nguyên nhân bị trôi dạt đến
vùng biển ở tỉnh, một số trường hợp cá voi bị dạt vào bờ, một số loài cá, hải cẩu,
rùa biển bị lạc cũng được ngư dân phối hợp với một số nhà khoa học của Viện Hải
dương học chăm sóc và theo dõi tại hệ thống nuôi của Bảo tàng Viện Hải dương học.
Trung tâm cứu hộ sẽ là nơi lưu giữ, chăm sóc, chữa bệnh và thả trở lại biển các
động vật quý hiếm (cá voi, cá heo, rùa biển...); qua đó sẽ phục vụ truyền thông
giáo dục về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho du khách trong và ngoài
nước.
Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh
cũng đã và đang tham gia vào công tác bảo tồn số loài động vật biển quý hiếm
như như Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa, Công ty TNHH một thành
viên Vinpearl, Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú, Công ty Cổ phần Trang Trại Dược
Liệu Liên Sơn đã triển khai một số nhiệm vụ, hoạt động nghiên cứu nhằm bảo tồn
và lưu giữ nguồn gen một số loài thực vật quý hiếm trên cạn ở địa phương.
Năm 2014, trên cơ sở Quyết định phê
duyệt “Đề án khung nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2014 - 2020
của tỉnh Khánh Hòa” theo Quyết định số 1576/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Sở ban ngành, địa phương và doanh nghiệp của tỉnh
Khánh Hòa đã chủ trì thực hiện các nhiệm vụ dược phân công, kết quả đạt được cụ
thể như sau:
Từ nguồn vốn hỗ trợ từ kinh phí sự
nghiệp khoa học tỉnh và nguồn vốn huy động trực tiếp từ Doanh nghiệp, từ 2013 đến
nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 04 Doanh nghiệp tham gia hoạt động nghiên cứu
bảo tồn, khai thác và phát triển một số nguồn gen quý hiếm phục vụ hoạt động
phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể Công ty TNHH MTV Vinpearl đã phối
hợp với Viện Hải dương học triển khai thực hiện dự án “Nghiên cứu bảo tồn và
lưu giữ nguồn gen một số loài sinh vật biển quý hiếm” từ nguồn kinh phí của
Công ty thực hiện từ năm 2013; Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa đã
tiến hành đề tài hoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng
nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà” và đề tài cấp nhà
nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững
nghề nuôi chim yến (Aerodramus fuciphagus germani và Aerodramus
fuciphagus amechanus) tại Việt Nam”; Công ty Cổ phần Du lịch Long
Phú thực hiện đề tài “Tuyển chọn và phát triển một số loài lan rừng quý hiếm
phù hợp tại Khu du lịch suối Hoa Lan” và Công ty Cổ phần Trang Trại Dược Liệu
Liên Sơn thực hiện Dự án NTMN bắt đầu mô hình trồng cây Sa Nhân tím (Amomum
longiligulare T.L. WU) theo tiêu chuẩn GACP nhằm tạo vùng nguyên liệu
cho sản xuất thuốc tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà”1.
Trong hướng dẫn xây dựng kế hoạch
khoa học và công nghệ và hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã hướng dẫn các sở,
ban, ngành và địa phương xây dựng các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công
nghệ, trong đó tập trung bám sát vào các nhiệm vụ thuộc Đề án khung bảo tồn nguồn
gen cấp tỉnh giai đoạn 2014 - 2020. Kết quả từ năm 2014 đến nay, Sở Khoa học và
Công nghệ đã tham mưu, triển khai tổng cộng hơn 15 nhiệm vụ khoa học và công
nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở liên quan đến công tác bảo tồn, phát triển một số đối
tượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa, cây dược liệu, các chủng vi
sinh vật quý hiếm có tiềm năng làm dược liệu. Cụ thể:
+ Bảo tồn, khai thác và phát triển
nguồn gen thủy sản: Kết quả đã triển khai các nhiệm vụ bảo tồn và phát triển
hơn 12 đối tượng giống thủy hải sản (cá biển, nhuyễn thể 02 mảnh vỏ) quý hiếm,
có giá trị kinh tế định hướng khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh như cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801),
cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766), cá mú lai là con
lai giữa cá mú cọp cái và cá mú nghệ đực (♀ Epinephelus fuscoguttatus
x ♂ E. Lanceolatus), cá bè đưng (Gnathanodon speciosus
Forsskål, 1775), cá Bè vẫu (Caranx ignohilis Forsskal, 1775,), cá Dìa Siganus
guttatus (Bloch, 1787), cá tra dầu (Pangasianodon gigas
Chevev, 1930), cá gáy biển Lethrinus nebulosus (Forsskål, 1775);
Móng tay dày (Solen vagina Linnaeus, 1758), Điệp seo Comptompallium
radula (Linnaeus, 1758), Ốc nhảy Strombus canarium
(Linnaeus, 1758), sá sùng Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767), Bàn
mai tím (Pinna bicolor Gmelin, 1791), Tu hài (Lutraria rhynchama
JONAS, 1844).
+ Bảo tồn, khai thác và phát triển
nguồn gen cây trồng, vật nuôi: kết quả đã tham mưu triển khai bảo tồn và
phát triển hơn 15 đối tượng giống cây trồng, vật nuôi quý, hiếm, có giá trị
kinh tế và phù hợp với định hướng, tiềm năng phát triển của từng vùng, địa
phương trong tỉnh. Cụ thể các giống mía chịu hạn như Khonkaen 3, KPS01-25,
VN09-108 và VN08-99, 06 giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao như AN27,
C3, ANSI và BĐR 27, OM4900, OM7347; 02 giống sắn chịu hạn KM140, SM937-26, giống
quýt đường không hạt, giống bưởi da xanh, 03 giống xoài Canh Nông, Cát Hòa Lộc,
úc, giống táo, giống dừa xiêm xanh, sầu riêng, mía tím; giống chuối mốc, giống
điều cho năng suất cao, giống tỏi, giống mai vàng trồng cảnh, giống hoa cúc
Ninh Giang...
+ Các giống vật nuôi quý hiếm, có
giá trị kinh tế: Chọn tạo đàn lợn giống hạt nhân Yorkshire, Landrace và Duroc
có năng suất sinh sản cao và đàn Duroc có năng suất và chất lượng thịt cao tại
Khánh Hòa, lai tạo và phối giống bò lai hướng lấy thịt (lai giữa giống bò
Droughtmaster và BBB với đàn bò cái lai Zebu), Chọn tạo dòng mái giống gà bản địa
Ninh Hòa, mô hình chăn nuôi vịt siêu nạc Grimaud thương phẩm tại Cam Lâm.
+ Bảo tồn, khai thác và phát triển
nguồn gen đa dạng sinh học rừng quý hiếm, có giá trị làm dược liệu: từ năm
2014 đến nay, công tác nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống và phát triển nhiều đối
tượng cây bản địa, quý hiếm có tiềm năng về dược liệu được triển khai tại Khu bảo
tồn Thiên nhiên Hòn Bà, Khu du lịch sinh thái suối Hoa Lan. Một số đối tượng
như Thông 02 lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte) và Pơ mu (Fokienia
hodginsii A.Henry&H.Thomas) được bảo tồn và nhân giống thử nghiệm, cây
sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.), bảo tồn nguyên vị chi
lan Hài (Paphiopedilum) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà; cây Hoài Sơn
(Dioscorea persimilis); cây sâm Bố chính (Hibiscus Sagittifolius Kurz),
bảo tồn và nhân giống phát triển cây xáo tam phân (Paramignya trimera) và cây
Sa nhân tím Amomum longiligulare T.L.Wu theo tiêu chuẩn GACP-WHO
nhằm tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất thuốc tại địa phương.
Bên cạnh đó từ kết quả nhiệm vụ môi
trường do Viện Sinh thái học miền Nam thực hiện từ năm 2016-20192. Kết quả điều tra, thống kê
hiện tại ở Khánh Hòa ghi nhận được tổng cộng 49 loài cây thuốc quí hiếm, trong
đó có 39 loài theo Sách đỏ Việt Nam (2007), 15 loài theo Danh mục đỏ thế giới
(IUCN 2018), 15 loài theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 1 loài theo Nghị định
160/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Hầu hết các loài có mật độ rất thấp, trong các
loài này, đáng chú ý là loài Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)
vốn rất hiếm gặp ở các nơi khác, nhưng cũng gặp ở các ổ tiêu chuẩn khi điều tra
thu mẫu. Đây là loài nên chú ý phát triển, vì hiện được làm dược liệu và sản xuất
thực phẩm chức năng có giá trị.
+ Trong 93 loài cây thuốc đã thu thập
và định danh được, mười họ cây thuốc có nhiều loài được cộng đồng sử dụng nhất,
trong đó dẫn đầu là họ Gừng (Zingiberaceae) với 8 loài, theo sau là họ Môn hay
Ráy (Araceae) với 6 loài, họ Cúc (Compositae) với 5 loài và họ Malvaceae (Bụp)
với 5 loài. Các họ quan trọng khác là Hòa bản (Poaceae), Dây mối
(Menispermaceae), Trúc đào (Apocynaeeae), Cà phê (Rubiaceae), Hoa môi
(Lamiaceae) và Diệp hạ châu (Phyllanthaceae).
+ 10 loài cây thuốc được nhiều người
khai thác và sử dụng nhất trong cộng đồng như Chuối cô đơn (Ensete glaucum),
Yên bạch (Chromolaena odorata), Mè tré bà, Dương xuân sa (Amomnm
villosum), Kim thất (Crassocephalum crepidioides), Bá bệnh (Eurycoma
longifolia), Dheo mu, ngãi bà đẻ (Curcuma sp.), Diệp hạ châu
Noorzeran (Phyllanthus urinaria), Dây Sâm, Sâm lông (Cyclea peltata),
Lùn nước (Schumannianthus dichotomus), Dây xanh, dây Kí ninh (Tinospora
crispa).
+ Bảo tồn, khai thác và phát triển
nguồn gen đa dạng sinh học biển quý hiếm có giá trị kinh tế có tiềm năng làm dược
liệu, mỹ phẩm: Trong lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng sinh học biển, một số
nhiệm vụ bảo tồn, khai thác một số đối tượng rong biển bao gồm nghiên cứu tách
chiết và thu nhận các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa từ rong nâu S.mcclurei,
khai thác và chế biến thành các sản phẩm thực phẩm có giá trị gia tăng cao từ
rong biển Porphyra (rong mứt) và Monostroma (rong xanh).
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu bước
đầu của Viện Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Nha Trang về các hoạt chất sinh học
đã thu nhận được từ một số chủng vi nấm phân lập từ vùng biển Khánh Hòa cho thấy
một số chủng vi nấm phân lập từ vùng biển Khánh Hòa đã được ghi nhận có khả
năng sinh tổng hợp các hoạt chất có giá trị y dược như kháng sinh, kháng ung
thư và bảo vệ tế bào thần kinh. Từ kết quả sàng lọc đã cho thấy tiềm năng thu
nhận các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học, trong số các hoạt chất thu nhận
ban đầu, đáng chú ý là hợp chất asterriquione C1 từ chủng nấm thuộc chi Aspergillus
phân lập từ hải miên ở vịnh Nha Trang thể hiện hoạt tính kháng hiệu quả sáu
dòng tế bào ung thư ở người gồm ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư phổi,
ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt và ung thu vú. Hai hợp chất
3-methylorsellinic acid và 8- methoxy-3,5-dimethylisochroman-6-ol được phân lập
từ chủng vi nấm biển thuộc chi Penicillium có nguồn gốc từ rong nâu Padina
sp. ở vịnh Vân Phong có khả năng ngăn chặn sự tổn thương của tế bào thần kinh.
Tuy nhiên, cho đến nay nguồn vi nấm biển này vẫn chưa được nghiên cứu, phân
tích một cách đầy đủ về trình tự gen và các nhóm gen sinh tổng hợp nên các hoạt
chất có giá trị y dược.
Bên cạnh một số kết quả đạt được
trong công tác bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh được triển khai thực hiện trong thời
gian vừa qua, các nhiệm vụ đã triển khai góp phần bảo tồn, lưu giữ nguồn gen để
phục vụ nghiên cứu lai tạo, nhân giống và phát triển sản xuất một số giống cây
trồng, vật nuôi, thủy hải sản bản địa, cây dược liệu, vi nấm...Một số đối tượng
được nghiên cứu chuyên sâu trong việc lai tạo, sản xuất giống nhân tạo để cung
cấp giống sạch bệnh, có chất lượng từng bước hình thành những đối tượng cây trồng,
vật nuôi được nuôi, trồng chủ lực tại một số địa phương trong tỉnh, tạo nên những
vùng chuyên canh, góp phần xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho người
dân tại địa phương.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Bảo tồn, lưu giữ, khai thác và phát
triển nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu và có giá trị kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa.
2. Mục tiêu cụ thể
+ Bảo tồn, khai thác và phát triển từ
80 - 100 nguồn gen quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế thuộc 6 nhóm đối tượng
(cây nông nghiệp, lâm nghiệp, dược liệu, vật nuôi, thủy sản và vi nấm biển) ứng
dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y - dược, văn hóa -
giáo dục - du lịch và an ninh - quốc phòng;
+ Hình thành được 4 - 6 cơ sở tham
gia mạng lưới bảo tồn gen cấp tỉnh để lưu giữ, bảo tồn và phát triển các nguồn
gen quý, hiếm ở địa phương có sự tham gia của Doanh nghiệp và các tổ chức khoa
học và công nghệ tại địa phương.
III. NỘI DUNG, NHIỆM
VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Nội dung triển
khai nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen
Đề án được phân thành 06 nhóm nguồn
gen chính: nhóm nguồn gen cây trồng nông nghiệp, nhóm nguồn gen cây lâm nghiệp,
cây dược liệu, vật nuôi, thủy sản và nhóm nguồn gen vi nấm biển với tổng cộng
10 nhiệm vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 1: Lưu giữ, bảo quản và
phát triển các nguồn gen cây trồng đặc hữu tỉnh Khánh Hòa.
+ Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiện trạng bảo
tồn và thu thập bảo tồn nguồn gen thực vật rừng quí hiếm ở tỉnh Khánh Hòa.
+ Nhiệm vụ 3: Điều tra, đánh giá hiện
trạng và đề xuất định hướng phát triển một số loài nấm lớn thuộc ngành nấm Đảm
Basidiomycota tại Khánh Hòa.
+ Nhiệm vụ 4: Điều tra, đánh giá hiện
trạng, đề xuất khai thác phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên cây dược
liệu tại Khánh Hòa.
+ Nhiệm vụ 5: Lưu giữ, bảo quản và
phát triển các nguồn gen vật nuôi quý, hiếm có giá trị kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa.
+ Nhiệm vụ 6: Bảo tồn, khai thác và
phát triển có hiệu quả một số nguồn gen thủy sản quý hiếm, đặc hữu, có giá trị
kinh tế cao phục vụ cho lai tạo và sinh sản nhân tạo tại Khánh Hòa.
+ Nhiệm vụ 7: Bảo tồn, lưu giữ và đề
xuất khai thác phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn gen các loài sinh vật biển
có hoạt tính sinh học phục vụ trong y học và chế biến thực phẩm có giá trị gia
tăng.
+ Nhiệm vụ 8: Bảo tồn, lưu giữ và định
hướng khai thác, phát triển một số loài cá biển là sinh vật cảnh quý.
+ Nhiệm vụ 9: Bảo tồn, lưu giữ và định
hướng khai thác, phát triển các loài rong biển có giá trị cao phục vụ trong y học
và chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng ở vùng biển Khánh Hòa.
+ Nhiệm vụ 10: Khảo sát đánh giá, đề
xuất bảo tồn và nghiên cứu ứng dụng nguồn gen vi nấm biển có giá trị kinh tế
trong lĩnh vực y dược từ vùng biển Khánh Hòa.
2. Các nội dung
tổ chức, quản lý mạng lưới quỹ gen cấp tỉnh
a) Tổ chức quản lý và triển khai thực
hiện:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) trực
tiếp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp tỉnh.
+ Sở Khoa học và Công nghệ (Sở
KH&CN) là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý nhiệm vụ quỹ gen trong phạm
vi quản lý của tỉnh Khánh Hòa; trong đó có sự phối hợp hướng dẫn của Bộ Khoa học
và Công nghệ (Bộ KH&CN).
b) Quản lý mạng lưới quỹ gen cấp
tinh: Thành viên mạng lưới quỹ gen cấp tỉnh là các tổ chức chủ trì thực hiện và
lưu giữ kết quả nhiệm vụ quy gen có sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi
toàn tỉnh (bao gồm các sở, ngành và địa phương có liên quan trong tỉnh như các
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ủy
ban nhân dân của 8 huyện, thị xã và thành phố...).
Ngoài ra các tổ chức có đủ điều kiện
về cơ sở vật chất - kỹ thuật và nguồn nhân lực để thực hiện và lưu giữ kết quả
thực hiện nhiệm vụ quỹ gen chưa được giao chủ trì nhiệm vụ quỹ gen đều được
đăng ký để trở thành thành viên mạng lưới (như Viện Hải dương học, Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng thủy sản III, Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang,
Trường Đại học Nha Trang, Phân viện Thú y miền Trung, Trung tâm Nhiệt đới Việt
Nga - Chi nhánh ven biển); các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như Công ty TNHH
một thành viên Vinpearl Nha Trang, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa,
Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú, Công ty cổ phần Trang Trại Dược Liệu Liên
Sơn, Công ty TNHH Chăn nuôi Nhật Minh, Công ty TNHH Giống gia cầm Phùng Dầu
Sơn, Công ty TNHH Trí Tín...).
3. Nhiệm vụ của
Đề án: Các nhiệm vụ bảo tồn, đối tượng và số lượng
nguồn gen bảo tồn trong phạm vi quản lý của tỉnh Khánh Hòa thực hiện trong giai
đoạn 2021-2025, được tóm tắt qua bảng danh mục dưới đây:
Bảng 1: Danh mục các nhiệm vụ đưa
vào kế hoạch bảo tồn của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025
STT
|
Tên nhiệm vụ
|
Tên tổ chức dự kiến chủ trì
|
Đối
tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn
|
Dự
kiến thời gian thực hiện
|
Kinh
phí
|
I. NGUỒN GEN CÂY NÔNG NGHIỆP
|
1
|
Lưu giữ, bảo quản và phát triển các
nguồn gen cây trồng đặc trưng tỉnh Khánh Hòa
|
Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ
cao; Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
|
Bảo
tồn ít nhất 4 nguồn gen
|
2021-
2022
|
Kinh
phí sự nghiệp khoa học tỉnh; KP xã hội hóa
|
II. NGUỒN GEN CÂY LÂM NGHIỆP
|
2
|
Đánh giá hiện trạng bảo tồn và thu
thập bảo tồn nguồn gen thực vật rừng quí hiếm ở tỉnh Khánh Hòa
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn
Bà; Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú; Công ty Cổ phần Trang Trại Dược Liệu
Liên Sơn; Hội Trầm hương Khánh Hòa
|
Điều
tra, thu thập, bảo tồn, lưu trữ bổ sung 8 nguồn gen mới, quý, hiếm
|
2023-
2024
|
nt
|
III. NGUỒN GEN CÂY DƯỢC LIỆU
|
3
|
Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề
xuất định hướng phát triển một số loài nấm lớn thuộc ngành nấm Đảm Basidiomycota
tại Khánh Hòa
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn; Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà; Doanh nghiệp, Tổ chức
KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
Điều
tra, thu thập, bảo tồn 4 nguồn gen có giá trị kinh tế
|
2022-2023
|
nt
|
4
|
Điều tra, đánh giá hiện trạng, đề
xuất khai thác phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên cây dược liệu
tại Khánh Hòa
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Y tế; Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên
nhiên Hòn Bà; Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú; Công ty Cổ phần Trang Trại Dược
Liệu Liên Sơn; Doanh nghiệp, Tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
Điều
tra, thu thập, bảo tồn 19 nguồn gen có giá trị kinh tế về dược liệu
|
2021-2025
|
nt
|
IV. NGUỒN GEN VẬT NUÔI
|
5
|
Lưu giữ, bảo quản và phát triển các
nguồn gen vật nuôi quý, hiếm có giá trị kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa
|
Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ
cao; Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; Công ty TNHH Giống gia
cầm Phùng Dầu Sơn
|
Bảo
tồn ít nhất 02 nguồn gen
|
2021-2023
|
nt
|
V. NGUỒN GEN THỦY SẢN
|
6
|
Bảo tồn, khai thác và phát triển có
hiệu quả một số nguồn gen thủy sản quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao
phục vụ cho lai tạo và sinh sản nhân tạo tại Khánh Hòa
|
Sở Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn; Trường Đại học Nha Trang; Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Viện
Hải dương học; Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Nha Trang; Doanh nghiệp, Tổ
chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
Thu
thập, lưu trữ và sinh sản nhân tạo ít nhất 15 nguồn gen có giá trị kinh tế
(cá, động vật thân mềm, giáp sát)
|
2021-2025
|
Nt
|
7
|
Bảo tồn, lưu giữ và đề xuất khai
thác phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn gen các loài sinh vật biển có hoạt
tính sinh học phục vụ trong y học và chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng
|
Viện Hải dương học; Đại học Nha
Trang; Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III; Viện Nghiên cứu ứng dụng Công
nghệ Nha Trang Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga - CN ven biển; Doanh nghiệp, Tổ
chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
Thu
thập, lưu trữ và bảo tồn 15 nguồn gen có giá trị kinh tế
|
2021-2025
|
nt
|
8
|
Bảo tồn, lưu giữ và định hướng khai
thác, phát triển một số loài cá biển là sinh vật cảnh quý
|
Viện Hải dương học; Viện nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản III; Doanh nghiệp, Tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
Thu
thập, lưu trữ và bảo tồn 12 nguồn gen có giá trị kinh tế
|
2023-2025
|
nt
|
9
|
Bảo tồn, lưu giữ và định hướng khai
thác, phát triển các loài rong biển có giá trị cao phục vụ trong y học và chế
biến thực phẩm có giá tr gia tăng ở vùng biển Khánh Hòa
|
Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ
Nha Trang; Viện Hải dương học; Đại học Nha Trang; Viện nghiên cứu nuôi trong
thủy sản III; Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga - CN ven biển; Công ty TMHH Trí
Tín; Doanh nghiệp, Tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
Thu
thập, lưu trữ và bảo tồn 09 nguồn gen có giá trị kinh tế về dược liệu và thực
phẩm
|
2022-2024
|
nt
|
VI. NGUỒN GEN VI NẤM BIỂN
|
10
|
Khảo sát đánh giá, đề xuất bảo tồn
và nghiên cứu ứng dụng nguồn gen vi nấm biển có giá trị kinh tế trong lĩnh vực
y dược từ vùng biển Khánh Hòa
|
Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ
Nha Trang; Viện Hải dương học; Đại học Nha Trang; Doanh nghiệp, Tổ chức
KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
Thu
thập, lưu trữ và bảo tồn 10 nguồn gen có giá trị kinh tế về dược liệu
|
2023-2025
|
nt
|
TỔNG SỐ
|
98
nguồn gen
|
|
|
IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
ĐẠT ĐƯỢC
1. Cây trồng nông nghiệp: Các nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ, từng bước hình thành các
vườn cây đầu dòng phục vụ cho công tác lai tạo, nhân giống và đưa vào trồng, sản
xuất đại trà tạo ra các sản phẩm nông nghiệp ở các địa phương.
2. Cây lâm nghiệp: Các nguồn gen, cây giống lâm nghiệp được trồng lưu giữ tại các Khu bảo
tồn, vườn thực vật, Trung tâm nghiên cứu phục vụ công tác nhân giống và đưa sản
xuất đại trà ở các địa phương.
3. Cây dược liệu: Các nguồn gen, cây giống được lưu trữ, trồng, chăm sóc tại các Khu bảo
tồn, vườn thực vật, Trung tâm nghiên cứu, Trang trại dược liệu ở các địa
phương, Doanh nghiệp phục vụ sản xuất; các Quy trình nhân giống, sản xuất giống
cây dược liệu được bảo tồn.
4. Vật nuôi: Các nguồn gen, giống vật nuôi được lưu trữ, chăm sóc tại các Trung tâm
nghiên cứu, Trại sản xuất giống của địa phương, doanh nghiệp tạo thành đàn hạt
nhân bố mẹ; các quy trình lai tạo, nhân giống; quy trình nuôi thương phẩm giống
vật nuôi được bảo tồn.
5. Thủy sản: Các nguồn gen, giống thủy sản được lưu trữ, chăm sóc tại các Viện, Trường,
tổ chức KH&CN, Trung tâm nghiên cứu, Trại sản xuất giống thủy sản của địa
phương, doanh nghiệp; đàn giống thủy sản hạt nhân bố mẹ; các quy trình sản xuất
giống nhân tạo; quy trình nuôi thương phẩm giống thủy sản quý hiếm được bảo tồn;
quy trình tách chiết và thu nhận các hợp chất từ sinh vật biển.
6. Vi nấm: Các nguồn gen, chủng vi nấm biển được lưu trữ tại các Viện, Trường, tổ
chức KH&CN, Trung tâm nghiên cứu; quy trình tách chiết các hoạt tính sinh học
có giá trị y dược phục vụ nghiên cứu, chế tạo và sản xuất các hoạt chất chống
oxy hóa, chống ung thư trên người.
Ngoài ra còn có các sản phẩm khác
như: Báo cáo khoa học; bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc
tế; phim tư liệu khoa học.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh
phí thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh được phê duyệt tại đề án này
được thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm (giai đoạn 2021 -
2025) và từ các nguồn kinh phí xã hội hóa của Đơn vị/Doanh nghiệp.
2. Kinh
phí cho hoạt động điều hành và quản lý nhiệm vụ quỹ gen (xây dựng nhiệm vụ bảo
tồn nguồn gen, tổ chức triển khai nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen, đánh giá, nghiệm
thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen) được thực hiện từ nguồn kinh
phí sự nghiệp khoa học hàng năm của tỉnh.
3. Việc
xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ
quỹ gen được thực hiện theo quy định hiện hành.
VI. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
Nhiệm vụ quỹ gen được thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ Khoa học và
Công nghệ về quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững
nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
1. Xây dựng nhiệm vụ bảo tồn nguồn
gen
+ Hàng năm, tại thời điểm hướng dẫn
xây dựng kế hoạch, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thông báo đến các tổ
chức được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen trong danh mục đã
được UBND tỉnh phê duyệt tại đề án khung này, xây dựng đề xuất đặt hàng cụ thể
gửi về Sở Khoa học và Công nghệ.
+ Việc tư vấn xác định nhiệm vụ bảo tồn
nguồn gen được thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND
ngày 02/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Quy định
xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Tổ chức triển khai nhiệm vụ bảo
tồn nguồn gen
Việc tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp;
tổ chức thẩm định kinh phí, phê duyệt và ký hợp đồng cấp kinh phí triển khai thực
hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen được thực hiện theo quy định tại Quyết định số
05/2019/QĐ-UBND ngày 15/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban
hành Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
3. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết
quả thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen
Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực
hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen được thực hiện theo quy định tại Quyết định số
22/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban
hành Quy định đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Thanh lý hợp đồng, xử lý và sử
dụng kết quả nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen
+ Sở KH&CN tổ chức thanh lý hợp đồng
thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh.
+ Việc tổ chức thanh lý hợp đồng thực
hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh được thực hiện theo quy định hiện hành
đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước.
5. Xử lý kết quả, sản phẩm của nhiệm
vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh
+ Nguồn gen và cơ sở dữ liệu của nhiệm
vụ bảo tồn nguồn gen được lưu giữ tại tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn
gen để phục vụ cho các nhiệm vụ kế tiếp và sử dụng theo quy định;
+ Các sản phẩm thương mại tạo ra
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh được xử lý theo
quy định hiện hành đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của
Luật Khoa học và Công nghệ;
+ Các tổ chức chủ trì có trách nhiệm
cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu về nguồn gen của nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen
cấp tỉnh cho cơ quan quản lý nhiệm vụ quỹ gen, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài
nguyên và Môi trường, một số sở ngành, địa phương, đơn vị liên quan.
+ Việc sử dụng kết quả thực hiện nhiệm
vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh được thực hiện theo quy định của Luật Khoa học và
Công nghệ, Luật Đa dạng sinh học và các luật khác có liên quan.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
+ Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn,
triển khai thực hiện Đề án;
+ Lập kế hoạch triển khai các nhiệm vụ
bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh của Đề án và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hàng
năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
+ Quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh theo quy định;
+ Định kỳ 06 tháng và hàng năm, báo
cáo việc thực hiện Đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ
cân đối ngân sách tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Đề án trong nguồn kinh phí sự
nghiệp khoa học hàng năm.
3. Các cơ quan, đơn vị khác
+ Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; các viện, trường,
tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh phối hợp triển khai thực hiện
Đề án.
+ Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu
có vướng mắc, khó khăn, cần bổ sung nhũng nội dung cụ thể của Đề án. Các sở,
ngành và địa phương chủ động báo cáo qua Sở Khoa học và Công nghệ để đề xuất với
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NGUỒN GEN ĐƯA VÀO KẾ HOẠCH BẢO
TỒN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3106/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT
chung
|
STT
|
Tên
nguồn gen
|
Các
nội dung sẽ thực hiện nhằm bảo tồn nguồn gen
|
Tổ
chức dự kiến tham gia chủ trì thực hiện
|
Dự
kiến thời gian thực hiện
|
Tên thường gọi
(Trong
cùng một nhóm đối tượng I- VI, sắp xếp theo tên Tổ chức chủ trì)
|
Tên khoa học
|
1- Thu thập, lưu giữ; bảo tồn nguyên vị
2- Thu thập, lưu giữ; định hướng
khai thác và phát triển
|
I. NGUỒN GIEN
CÂY TRỒNG (Số lượng:
4 nguồn gen) ký hiệu STT là N1-N4
|
Nhiệm vụ 1: Lưu giữ, bảo quản và
phát triển các nguồn gen cây trồng đặc trưng tỉnh Khánh Hòa (Số lượng: 4 nguồn gen)
|
1
|
N1
|
Dừa xiêm xanh Ninh Đa
|
Cocos nucifera
|
2
|
Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ
cao; Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm ủng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
|
2021-2022
|
2
|
N2
|
Giống chuối mốc Khánh Hòa
|
Musa spp.
|
2
|
3
|
N3
|
Giống xoài Canh Nông Thủy Triều
|
Mangifera indica
|
2
|
4
|
N4
|
Mía tím Khánh Stm
|
Saccharum officinarum
|
2
|
II. NGUỒN GEN
CÂY LÂM NGHIỆP (Số
lượng: 8 nguồn gen) ký hiệu STT là L1-L8
|
Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiện trạng
bảo tồn và thu thập bảo tồn nguồn gen thực vật rừng quí hiếm ở tỉnh Khánh Hòa (Số lượng: 8 nguồn gen)
|
5
|
L1
|
Rau sắng
|
Melientha suavis
|
2
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn
Bà; Công ty cổ phần Du lịch Long Phú; Công ty cổ phần Trang Trại Dược Liệu
Liên Sơn; Hội Trầm hương Khánh Hòa
|
2023-2024
|
6
|
L2
|
Đỗ quyên Nha trang
|
Rhododendron nhatrangensis
|
2
|
7
|
L3
|
Dạ hương Nha trang
|
Polyosma nhatrangensis
|
2
|
8
|
L4
|
Gừng Hòn Hèo
|
Zingiber honheoense
|
2
|
9
|
L5
|
Minh điền Hòn bà
|
Medinilla honbaensis
|
2
|
10
|
L6
|
Cây Dó bầu
|
Aquilaria crassna
|
2
|
11
|
L7
|
Lan Giả hạc Hòn hèo
|
Dendrobium anosmum
|
2
|
12
|
L8
|
Lan Ngọc điểm (Nghinh xuân) đảo Hòn
Hèo, Hòn Tre, Đầm Bấy
|
Rhynchostylis gigantea
|
2
|
III. NGUỒN GEN
CÂY DƯỢC LIỆU (Số lượng:
23 nguồn gen) ký hiệu STT là D1-D23
|
Nhiệm vụ 3: Điều tra, đánh giá
hiện trạng và đề xuất định hướng phát triển một số loài nấm lớn thuộc ngành nấm
Đảm Basidiomycota tại Khánh Hòa (Số lượng: 4 nguồn
gen)
|
13
|
D1
|
Nấm Lim nâu vân đen
|
Ganoderma amboinense
|
2
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn; Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà; Doanh nghiệp, Tổ chức
KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
2022-2023
|
14
|
D2
|
Nấm vân chi
|
Trametes versicolor
|
2
|
15
|
D3
|
Nấm linh chi cổ
cò
|
Ganoderma lucidum
|
2
|
16
|
D4
|
Nấm Linh chi đen
|
Amauroderma nigrum
|
2
|
Nhiệm vụ 4: Điều tra, đánh giá
hiện trạng, đề xuất khai thác phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
cây dược liệu tại Khánh Hòa (Số lượng: 19 nguồn gen)
|
17
|
D5
|
Chuối hột mồ côi
|
Musa nepalensis
|
2
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Y tế; Ban quản lý Khu bảo tồn thiên
nhiên Hòn Bà; Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú; Công ty Cổ phần Trang Trại Dược
Liệu Liên Sơn; Doanh nghiệp, Tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
2021-2025
|
18
|
D6
|
Thổ phục linh
|
Smilax glabra
|
2
|
19
|
D7
|
Ngũ gia bì chân chim
|
Schefflera heptaphylla
|
2
|
20
|
D8
|
Hương nhu trắng
|
Ocimum gratissimum
|
2
|
21
|
D9
|
Đẳng sâm
|
Codonopsis pilosula
|
2
|
22
|
D10
|
Sa nhân tím
|
Amomum longifolia. Zingiberaceae
|
2
|
23
|
D11
|
Mè tré bà, Dương xuân sa
|
Amomum villosum
|
2
|
24
|
D12
|
Bụp giấm
|
Hibiscus sabdariffa L.
|
2
|
25
|
D13
|
Dây xanh, dây Kí ninh
|
Tinospora crispa
|
2
|
26
|
D14
|
Yên bạch
|
Chromolaena odorata
|
2
|
27
|
D15
|
Đậu váng trắng
|
Lablab purpureus (L.) Sweet - Fabaceae
|
2
|
28
|
D16
|
Kim thất
|
Crassocephalum crepidioides
|
2
|
29
|
D17
|
Dây Sâm
|
Cyclea peltata
|
2
|
30
|
D18
|
Xáo tam phân
|
Paramignya trimera & P. spp.
|
2
|
31
|
D19
|
Bá bệnh
|
Eurycoma longifolia
|
2
|
32
|
D20
|
Diệp hạ châu
|
Phlyllanthus urinaria
|
2
|
33
|
D21
|
Lùm nước
|
Schumannianthus dichotomus
|
2
|
34
|
D22
|
Trà cành dẹp
|
Camellia inusita
|
2
|
35
|
D23
|
Trà Sơn Thái
|
Camellia sonthaiensis
|
2
|
IV. NGUỒN GEN
VẬT NUÔI (Số lượng:
02 nguồn gen) ký hiệu STT là Đ1- Đ2
|
Nhiệm vụ 5: Lưu giữ, bảo quản và
phát triển các nguồn gen vật nuôi quý, hiếm có giá trị kinh tế ở tỉnh Khánh
Hòa (Số lượng: 2 nguồn gen)
|
36
|
Đ1
|
Gà ri bản địa Ninh Hòa
|
|
2
|
Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ
cao; Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; Công ty TNHH Giống gia
cầm Phùng Dầu Sơn
|
2021-2023
|
37
|
Đ2
|
Nhông cát benly
|
Leiolepis belliana
|
2
|
V. NGUỒN GEN
THỦY SẢN (Số lượng:
51 nguồn gen) ký hiệu STT là T1-T51
|
Nhiệm vụ 6: Bảo tồn, khai thác
và phát triển có hiệu quả một số nguồn gen thủy sản quý hiếm, đặc hữu, có giá
trị kinh tế cao phục vụ cho lai tạo và sinh sản nhân tạo tại Khánh Hòa (Số lượng: 15 nguồn gen)
|
38
|
T1
|
Cá Nâu
|
Scatophagus argus
|
2
|
Sở Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn; Trường Đại học Nha Trang; Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Viện
Hải dương học; Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Nha Trang; Doanh nghiệp, Tổ
chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
2021-2025
|
39
|
T2
|
Cá Tai bồ
|
Platax spp
|
2
|
40
|
T3
|
Cá Hồng đỏ
|
Lutjanus erythropterus
|
2
|
41
|
T4
|
Cá Mú sao
|
Plectropomus
leopardus
|
2
|
42
|
T5
|
Cá Mú mè
|
Epinephelus coioides
|
2
|
43
|
T6
|
Cá Mú điểm gai/Cá Mú Mala
|
Epinephelus malabaricus
|
2
|
44
|
T7
|
Bào ngư chín lỗ
|
Haliotis diversicolor
|
2
|
45
|
T8
|
Sò huyết Thủy triều
|
Anadara granosa
|
2
|
46
|
T9
|
Ốc Hương đá/ốc Hương Cam Ranh
|
Nassarius siquijorensis
|
2
|
47
|
T10
|
Ốc tù và đỏ
|
Melongena patula
|
2
|
48
|
T11
|
Cua đất Đảo Yến/Cò khé
|
Gecarcoidea lalandii
|
2
|
49
|
T12
|
Nghêu lụa
|
Paphia undulata
|
2
|
50
|
T13
|
Tôm bạc
|
Fenner openae us merguiensis
|
2
|
51
|
T14
|
Tôm thẻ chân đỏ
|
Penaeus indicus
|
2
|
52
|
T15
|
Động vật chân chèo
|
Copepods
|
2
|
Nhiệm vụ 7: Bảo tồn, lưu giữ và
đề xuất khai thác phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn gen các loài sinh vật
biển có hoạt tính sinh học phục vụ trong y học và chế biến thực phẩm có giá
trị gia tăng (Số lượng: 15 nguồn gen)
|
53
|
T16
|
Cá ngựa đen
|
Hippocampus kuda
|
2
|
Viện Hải dương học; Đại học Nha
Trang; Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III; Viện Nghiên cứu ứng dụng Công
nghệ Nha Trang Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga - CN ven biển; Doanh nghiệp, Tổ
chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
2021-2025
|
54
|
T17
|
Cá ngựa chấm
|
Hippocampus trimaculatus
|
2
|
55
|
T18
|
Cá ngựa gai
|
Hippocampus spinosissimus
|
2
|
56
|
T19
|
Cá ngựa vằn
|
Hippocampus comes
|
2
|
57
|
T20
|
Cá ngựa thân trắng
|
Hippocampus kellogii
|
2
|
58
|
T21
|
Cá ngựa mõm ngắn/cá ngựa Nhật Bản
|
Hippocampus mohnikei
|
2
|
59
|
T22
|
Hải miên
|
Porifera
|
2
|
60
|
T23
|
Bào ngư bầu dục
|
Haliotis
ovina
|
2
|
61
|
T24
|
Hải sâm mít
|
Actinopyga echinites
|
2
|
62
|
T25
|
Các loài cầu gai
|
Echinoidea spp.
|
2
|
63
|
T26
|
Các loài Trai tai tượng
|
Tridacna spp
|
2
|
64
|
T27
|
Các loài ốc Vú nàng
|
Cellana spp.
|
2
|
65
|
T28
|
San hô cành đầu nhụy
|
Stylophora pistillata
|
2
|
66
|
T29
|
San hô lỗ đỉnh hoa
|
Acropora florida
|
2
|
67
|
T30
|
San hô cứng và san hô mềm
|
Anthozoa spp.
|
2
|
Nhiệm vụ 8: Bảo tồn, lưu giữ và
định hướng khai thác, phát triển một số loài cá biển là sinh vật cảnh quý hiếm (Số lượng: 12 nguồn gen)
|
68
|
T31
|
Cá Chim Hoàng đế
|
Pomacanthus impertor
|
2
|
Viện Hải dương học; Viện nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản III; Doanh nghiệp, Tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
|
2023-2025
|
69
|
T32
|
Cá Hoàng hậu đuôi trắng
|
Pomacanthus annularis
|
2
|
70
|
T33
|
Cá Hoàng hậu đuôi vàng
|
Pomacanthus navarchus
|
2
|
71
|
T34
|
Cá Bắp nẻ xanh
|
Pomacanthurus hepatus
|
2
|
72
|
T35
|
Cá Chim xanh
|
Pomacanthus semicirculatus
|
2
|
73
|
T36
|
Cá Khoang cổ đỏ
|
Amphiprion frenatus
|
2
|
74
|
T37
|
Cá Khoang cổ nemo
|
Amphiprion ocellaris
|
2
|
75
|
T38
|
Cá Khoang cổ cam
|
Amphiprion percula
|
2
|
76
|
T39
|
Cá Bướm bốn vằn
|
Coradion chrysozonus
|
2
|
77
|
T40
|
Cá Bướm mõm đài
|
Forcipiger longirostris
|
2
|
78
|
T41
|
Cá Bướm vằn
|
Parachaetodon oceilatus
|
2
|
79
|
T42
|
Cá Bướm hai màu
|
Centropyge bicolor
|
2
|
Nhiệm vụ 9: Bảo tồn, lưu giữ và định
hướng khai thác, phát triển các loài rong biển có giá trị cao phục vụ trong y
học và chế biến thực phẩm có giá trị gia tăng ở vùng biển Khánh Hòa (Số lượng: 09 nguồn gen)
|
80
|
T43
|
Rong mơ
|
Sargassum macclurei
|
2
|
Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ
Nha Trang; Viện Hải dương học; Đại học Nha Trang; Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III; Trung tâm Nhiệt đới
Việt Nga - CN ven biển; Công ty TNHH Trí Tín
|
2022-2024
|
81
|
T44
|
Rong sụn gai
|
Euchema denticulatum
|
2
|
82
|
T45
|
Rong mứt tròn
|
Porphyra suborbiculata
|
2
|
83
|
T46
|
Rong mứt Việt Nam
|
Porphyra vietnamensis
|
2
|
84
|
T47
|
Rong Mơ gai
|
Sargassum polycystum
|
2
|
85
|
T48
|
Rong Hồng vân
|
Betaphycus gelatinum
|
2
|
86
|
T49
|
Rong Câu chân vịt
|
Hydropuntia eucheumoides
|
2
|
87
|
T50
|
Rong Sụn
|
Kappaphycus alvarezii
|
2
|
88
|
T51
|
Rong Sú
|
Kappaphycus striatum
|
2
|
VI. NGUỒN GEN
VI NẤM BIỂN (Số lượng:
10 nguồn gen) ký hiệu STT là V1-V10
|
Nhiệm vụ 10: Khảo sát đánh giá,
đề xuất bảo tồn và nghiên cứu ứng dụng nguồn gen vi nấm biển có giá trị kinh
tế trong lĩnh vực y dược từ vùng biển Khánh Hòa (Số
lượng: 10 nguồn gen)
|
89
|
V1-5
|
05 chủng vi nấm biển thuộc chi Aspergillus
|
Aspergillus sp.
|
2
|
Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ
Nha Trang; Viện Hải dương học; Đại học Nha Trang; Doanh nghiệp, Tổ chức KH&CN
trên địa bàn tỉnh
|
2023-2025
|
90
|
V6-10
|
05 chủng vỉ nấm biển thuộc chi Penicillium
|
Penicillium sp.
|
2
|
TỔNG
SỐ
|
98
nguồn gen
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Kết quả các nhiệm vụ trên giúp Công ty TNHH
MTV Vinpearl bảo tồn và lưu giữ nguồn gen một số loài sinh vật biển quý hiếm; Bổ
sung, trao đổi, di chuyển và thuần hóa một số nguồn gen mới tại công ty
Vinpearland phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục cộng đồng và du lịch, gồm:
Bò biển Dugong, Hải Cẩu, Sư Tử Biển, chim Cánh Cụt nhiệt đới, Chuột Nước, Rái
Cá Biển, cá Heo, cá Mập Búa, cá Mập Beo, cá mập Mèo, cá Nhám Đuôi Dài, cá Nhám
Voi, cá Ngựa Lá, cá Ngựa Cỏ, cá Khoang Cổ; Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào
Khánh Hòa bảo tồn và phát triển nguồn gen chim yến đảo và chim yến nhà, hình
thành và phát triền nghề nuôi chim Yến trên địa bàn tính Khánh Hòa và các tỉnh
thành trong cả nước, bảo vệ các bãi đẻ Rùa biển tại một số đảo yến do Công ty
quản lý; Công ty cồ phần Du lịch Long Phú bảo tồn và định hướng phát triển 6
loài lan rừng bản địa, quý hiếm phù hợp điều kiện sinh thái tại Khu du lịch suối
Hoa lan và Công ty cổ phần Trang Trại Dược Liệu Liên Sơn bảo tồn và phát triển
cây Sa Nhân tím phục vụ ân xuất thuôc tại huyện Khánh Vĩnh.
2 Nhiệm vụ môi trường: “Điều tra xác định các
loài thực vật có ích tại tỉnh Khánh Hòa và đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát
triển bền vững” do Viện Sinh thái học miên Nam thực hiện từ năm 2016-2019