ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2937/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 03 tháng 07
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY QUẾ QUỲ TẠI HUYỆN QUẾ PHONG GIAI ĐOẠN
2017 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP
ngày 09/9/2015 của Chính phủ cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền
vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số
38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính
sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ
công ích đối với công ty nông, lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số
73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế
quản lý đầu tư xây dựng các công trình lâm sinh.
Căn cứ Quyết định số 2355/QĐ-TTg
ngày 04/12/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh
tế - xã hội miền tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 5529/QĐ-UBND
ngày 22/11/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ
bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 1731/QĐ-UBND
ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh
Nghệ An năm 2015;
Căn cứ Quyết định 48/2014/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại
rừng;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT tại tờ trình số 1486/TTr-SNN-KHTC ngày 22/6/2017, Báo cáo thẩm định số
220/BCTĐ-SNN-KHTC ngày 21/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Trồng cây Quế Quỳ tại huyện Quế
Phong giai đoạn 2017 - 2020, với nội dung chính như sau:
1. MỤC TIÊU CỦA
ĐỀ ÁN
1. Hình thành vùng trồng Quế Quỳ tập
trung trên toàn huyện, ưu tiên địa bàn các xã nằm trong vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt,
với quy mô 350,0 ha (giai đoạn 2017 - 2020), nhằm đẩy mạnh phong trào trồng cây
Quế Quỳ ngày càng phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm có chất lượng cao, quảng
bá thương hiệu Quế Quỳ và các sản phẩm chế biến từ Quế Quỳ đáp ứng nhu cầu của
thị trường trong và ngoài nước.
2. Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết số 02-NQ/HU ngày 27/5/2016 của BCH Đảng bộ huyện Quế Phong về trồng mới
5.000 ha rừng. Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ
năm 2014 đến năm 2020 theo Quyết định số 5529/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND
tỉnh Nghệ An. Đóng góp một phần vào cơ cấu sản xuất ngành lâm nghiệp trở thành
một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Phạm vi, quy mô
- Phạm vi: Đề án được thực hiện
trên địa bàn 13 xã trong huyện Quế Phong. Trong đó ưu tiên các xã thuộc vùng đệm
Khu BTTN Pù Hoạt gồm 9 xã: Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Tiền Phong, Cắm Muộn, Châu Thôn, Tri Lễ, Nậm Giải, Nậm
Nhoóng.
- Quy mô thực hiện Đề án: Tổng
diện tích đầu tư trồng Quế Quỳ trong giai đoạn 2017 - 2020 là: 350,0 ha, được
quy hoạch trồng trên diện tích đất rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất và đất
khác ngoài quy hoạch lâm nghiệp theo các phương thức trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán.
2. Đối tượng thực hiện
Tổ chức và hộ gia đình có diện tích
và nhu cầu trồng mới cây Quế Quỳ trong phạm vi thực hiện Đề án.
3. Nhiệm vụ của Đề án
- Đầu tư phát triển để duy trì và
hình thành vùng nguyên liệu với tổng diện tích 350,0 ha Quế Quỳ, cụ thể như
sau:
+ Trồng rừng tập trung: 150,0 ha Quế
Quỳ.
+ Trồng cây phân Tán: 200.000 cây Quế
Quỳ (quy đổi 1000 cây/ha).
- Tiến độ thực hiện các hạng mục được
thể hiện qua biểu sau:
TT
|
Hạng
mục
|
Đơn
vị tính
|
Tổng
|
Trong
đó
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
I
|
Trồng rừng tập trung
|
Ha
|
150,0
|
50,0
|
50,0
|
50,0
|
|
Trồng mới
|
Ha
|
150,0
|
50,0
|
50,0
|
50,0
|
II
|
Trồng cây phân tán
|
1000
cây
|
200
|
70
|
70
|
60
|
III. CÁC GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Giải pháp về đất đai
Để phát triển vùng trồng Quế Quỳ tập trung,
thuận lợi cho việc quản lý điều hành cần phải điều tra, xác định ranh giới, diện
tích thực địa và bản đồ, chủ quản lý, sử dụng trên cơ sở quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương. Rà soát thực hiện giao
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất để người dân yên tâm sản xuất
ổn định, lâu dài. Nghiên cứu, hỗ trợ chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang
trồng Quế Quỳ.
2. Giải pháp về lâm sinh
- Trồng rừng tập trung: Việc
trồng mới cây Quế Quỳ thực hiện theo quy phạm kỹ thuật trồng Quế số
04TCN-23-2000 ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/01/2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trong đó:
+ Đối với đất rừng phòng hộ, đặc dụng
chỉ thực hiện trên các đối tượng đất
trống (DT1, DT2) không thể phục hồi rừng.
+ Đối với đất rừng sản xuất thực hiện
trên các đối tượng đất trống (DT1, DT2).
- Trồng cây phân tán: Cây phân
tán được trồng trên các vườn hộ (có diện tích < 0,5 ha), bờ lô thửa, tuyến
đường giao thông, cơ quan, trường học, bệnh xá, dọc bờ kênh mương, hồ đập... nhiệm vụ của Đề án là tuyên truyền, hỗ trợ cây giống,
kỹ thuật, nhằm thúc đẩy phong trào
trồng cây phân tán trong nhân dân đi vào nề nếp, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Qua đó, nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của rừng đối với môi
trường sống.
3. Giải pháp về giống, kỹ thuật trồng,
chăm sóc và thu hoạch Quế Quỳ
- Về giống: Giống Quế Quỳ đưa vào phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cây
giống được sản xuất tại các vườn ươm giống đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận vườn và cây giống đủ điều kiện.
- Về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch: Thực hiện theo tiêu chuẩn ngành
04TCN-23-2000, Quy phạm kỹ thuật trồng Quế (Ban hành theo Quyết định số
05/2000/QĐ-BNN/KHCN ngày
25/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và điều kiện
thực tế tại địa phương.
4. Giải pháp về lao động
Khai thác nguồn lao động tại chỗ là
phương án thích hợp nhất. Tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật, bồi dưỡng nâng
cao kỹ năng cho người lao động.
5. Giải pháp về công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công
nghệ từ khâu làm đất, trồng chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản hàng hóa, để
đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các mặt hàng chế biến và xuất khẩu.
- Nghiên cứu và xây dựng vườn giống,
rừng giống Quế Quỳ chất lượng cao.
- Nghiên cứu chu trình bảo quản và cải
tiến hệ thống bầu, dinh dưỡng đóng bầu sản xuất cây giống nhằm hạ giá thành sản
phẩm, tăng sự tiện lợi trong vận chuyển cây giống đến hiện trường trồng rừng.
6. Giải pháp về cơ chế chính sách
Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các
chủ trương, chính sách của Nhà nước để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương, đảm bảo lợi ích của người dân và của Nhà nước.
Hỗ trợ kinh phí để mua cây giống, phân bón và một phần nhân công trong thời
gian trồng và chăm sóc cho tổ chức, hộ gia đình có diện tích trồng mới Quế Quỳ.
Đồng thời theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đảm bảo thực
hiện đúng theo quy định của Nhà nước, pháp luật.
7. Giải pháp về vốn
- Vốn ngân sách nhà nước;
- Vốn tự có của các tổ chức, tập thể và hộ gia đình, cá nhân;
- Kêu gọi nguồn kinh phí từ các
chương trình, Dự án trên địa bàn như Dự án ODA...
- Khuyến khích, kêu gọi đầu tư từ khối
tư nhân, các chủ rừng, các tổ chức
dân sự xã hội trong thực hiện Đề án.
IV. Khái toán kinh
phí
1. Dự kiến kinh phí thực hiện Đề
án: 22.223,0 triệu đồng.
Trong đó:
+ Trồng rừng tập trung: 20.223,0 triệu
đồng;
+ Trồng cây phân tán: 2.000,0 triệu đồng;
2. Nguồn vốn:
- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước:
8.750,0 triệu đồng (Chiếm 39,4%), bao gồm: Nguồn chuyển đổi mục đích sử dụng rừng
sang mục đích khác; vốn dự án Bảo vệ và phát triển rừng; vốn ngân sách huyện và
các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Nguồn kinh phí tự bỏ của tổ chức và
hộ gia đình: 13.473,0 triệu đồng (chiếm 60,6 % tổng vốn đầu tư).
- Chi tiết giai đoạn như sau:
Đơn vị:
Triệu đồng
TT
|
Hạng
mục
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
Tổng
|
I
|
Trồng rừng tập trung
|
6.741,0
|
6.741,0
|
6.741,0
|
20.223,0
|
-
|
Trồng mới
|
6.741,0
|
6.741,0
|
6.741,0
|
20.223,0
|
II
|
Trồng cây phân tán
|
700,0
|
700,0
|
600,0
|
2.000,0
|
Tổng
cộng
|
7.441,0
|
7.441,0
|
7.341,0
|
22.223,0
|
V. ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế, xã hội
Hiệu quả kinh tế trực tiếp của Đề án
là người dân được hưởng lợi từ kinh phí đầu tư bảo tồn và phát triển cây Quế Quỳ
của Nhà nước. Tạo công ăn việc làm, thu hút lao động thường xuyên tham gia vào
các hoạt động của Đề án, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của người
dân địa phương, góp phần vào xóa đói giảm nghèo, giảm áp lực vào rừng tự nhiên,
ổn định đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
2. Tính bền vững của Đề án sau khi
kết thúc
Khi dự án kết thúc đã tạo ra khoảng
350,0 ha vùng sản xuất cây Quế Quỳ có chất lượng cao, tạo ra hiệu ứng phong
trào trồng cây Quế Quỳ trong cộng đồng nhân dân, thu hút các doanh nghiệp mở rộng
đầu tư vào khâu chế biến, lưu thông tiêu thụ sản phẩm, tạo ra vùng sản xuất
hàng hóa lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra nhiều chu kỳ sản xuất
bền vững. Bên cạnh đó là nhằm góp phần vào bảo tồn được nguồn cây Quế Quỳ quý
trên địa bàn Huyện hiện đang bị khan hiếm về chất lượng cũng như số lượng.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
Chỉ đạo Ban quản lý khu BTTN Pù Hoạt
triển khai thực hiện Đề án; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án, tham mưu
UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện và đề
xuất, điều chỉnh bổ sung đề án khi cần thiết.
2. Sở Tài chính:
Tham mưu bố trí nguồn ngân sách triển
khai thực hiện các hạng mục trồng, chăm sóc, bảo vệ cây Quế Quỳ theo nội dung Đề
án được duyệt.
3. Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt:
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa
phương có liên quan để triển khai thực hiện Đề án. Hướng dẫn và xây dựng quy
trình kỹ thuật thực hiện các nội dung chi tiết trong Đề án trồng cây Quế Quỳ
huyện Quế Phong giai đoạn 2017 - 2020. Phối kết hợp với chính quyền địa phương
triển khai Đề án một cách cụ thể. Tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện Đề án
định kỳ hàng năm và 3 năm báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT và Ủy ban nhân dân Tỉnh.
4. UBND huyện Quế Phong:
Chỉ đạo các xã, các đơn vị phòng ban
của địa phương lập kế hoạch chi tiết, đồng thời phê duyệt kế hoạch và tổ chức
thực hiện theo đúng nội dung Đề án. Hoàn thiện các thủ tục giao đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân tham gia phát triển vùng nguyên liệu
trồng Quế Quỳ. Huy động các nguồn vốn đầu tư hợp
pháp để phát triển sản xuất.
5. Ủy ban nhân dân các xã triển
khai Đề án:
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân và tổ chức triển khai kế hoạch trồng, chăm sóc và thu hoạch đúng tiến
độ, đúng kỹ thuật.
6. Các hộ gia đình tham gia Đề án:
Làm thủ tục đăng ký trồng cây Quế Quỳ
với BQL Khu BTTN Pù Hoạt qua UBND xã. Tham gia thực hiện đúng Quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản... do cán bộ
phụ trách hướng dẫn. Trực tiếp nhận vốn hỗ trợ và sử dụng đúng mục đích.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Ban quản lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND huyện
Quế Phong; Giám đốc Ban quản lý Khu BTTN Phù Hoạt và Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT NN;
- PVP TC;
- Lưu: VT, NN (Minh).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|