Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 73/2010/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 16/11/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 73/2010/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LÂM SINH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện Quyết định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

QUY CHẾ

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LÂM SINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về:

a) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh, dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp (sau đây gọi là dự án phát triển lâm nghiệp) có sử dụng trên 30% tổng mức vốn nhà nước (bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác do Nhà nước quản lý).

b) Việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh; điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng công trình lâm sinh.

2. Các dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này. Trường hợp Điều ước quốc tế mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định khác với quy định của Quy chế này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.

3. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo các quy định hiện hành của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.

4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư xây dựng công trình lâm sinh sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng các quy định của Quy chế này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình lâm sinh là diện tích rừng, vườn rừng giống, vườn cây rừng đầu dòng được tạo thành từ việc thực hiện các hoạt động lâm sinh và xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật cần thiết phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng.

2. Hoạt động lâm sinh trong các dự án công trình lâm sinh có: trồng rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi tái sinh có tác động; nuôi dưỡng rừng; cải tạo rừng tự nhiên; làm giàu rừng; xây dựng nguồn giống cây rừng.

3. Trồng rừng là việc tạo ra một diện tích rừng mới trên đất trống chưa có rừng hay trên đất rừng mới khai thác trắng. Trồng rừng gồm các hoạt động từ chuẩn bị cây con, xử lý thực bì, cuốc hố, bón lót, lấp hố, vận chuyển cây con, trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cho đến khi rừng trồng được nghiệm thu và bàn giao.

Trồng rừng bao gồm: trồng mới rừng; trồng lại rừng sau khai thác; trồng rừng trong cải tạo rừng; trồng băng xanh cản lửa; trồng rừng trong nông lâm kết hợp.

4. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên là việc lựa chọn, xác lập những diện tích đất trống có cây tái sinh tự nhiên (trạng thái Ib, Ic) có khả năng phát triển thành rừng một cách tự nhiên với một mục đích nhất định và tổ chức bảo vệ nhằm ngăn cản những tác động không mong muốn từ bên ngoài cho đến khi đạt được tiêu chí của rừng. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên gồm các hoạt động: thiết lập diện tích khoanh nuôi trên bản đồ và trên thực địa, tổ chức bảo vệ cho đến khi thành rừng.

5. Khoanh nuôi tái sinh có tác động là khoanh nuôi tái sinh rừng có những tác động nhất định của con người. Khoanh nuôi tái sinh có tác động gồm các hoạt động: thiết lập diện tích khoanh nuôi trên bản đồ và trên thực địa, phát luỗng dây leo, cây bụi, loại bỏ những cây phi mục đích, trồng bổ sung cây (nếu cần) và bảo vệ cho đến khi thành rừng.

6. Nuôi dưỡng rừng là một hoạt động lâm sinh tác động vào một diện tích rừng với một hệ sinh thái rừng cụ thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng của rừng. Nuôi dưỡng rừng có thể có các hoạt động như: tỉa thưa, tỉa cành, phát luỗng dây leo, cây bụi, dọn vệ sinh, loại bỏ cây phi mục đích và bảo vệ cho đến khi nghiệm thu bàn giao.

7. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là việc trồng lại rừng từ rừng tự nhiên nghèo kiệt.

8. Làm giàu rừng tự nhiên là những tác động lâm sinh vào một diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng trung bình nhằm nhanh chóng đạt được trữ lượng cao hơn. Làm giàu rừng có thể có các hoạt động: điều chỉnh mật độ cây rừng với việc loại bỏ những cây phi mục đích, tỉa cành, phát luỗng dây leo, cây bụi, trồng bổ sung cây (nếu cần) và bảo vệ cho đến khi nghiệm thu bàn giao.

9. Xây dựng nguồn giống cây rừng gồm các hoạt động: trồng rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng, chuyển hóa từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng thành rừng giống, thiết lập lâm phần tuyển chọn, chọn lọc cây trội để làm giống cho đến khi nghiệm thu bàn giao.

10. Công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng, gồm:

a) Hệ thống đường lâm nghiệp: đường ô tô, đường đi bộ hay đường dùng cho công cụ vận chuyển thô sơ khác;

b) Các công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng, phòng chữa cháy rừng: đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, kênh mương, bể chứa nước, hồ đập phòng chống chữa cháy rừng;

c) Trạm bảo vệ rừng; các biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới các khu rừng, các tiểu khu, khoảnh và lô rừng;

d) Các công trình cơ sở hạ tầng cần thiết khác trong các dự án lâm sinh.

11. Thiết kế công trình lâm sinh là quá trình khảo sát điều kiện tự nhiên (địa hình, hiện trạng thực bì, đất đai, khí hậu), điều kiện kinh tế xã hội; đo vẽ xác định phạm vi của công trình ngoài thực địa và trên bản đồ; xác định các thông số và giải pháp kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật xây dựng; các xác định nhu cầu vật tư kỹ thuật, nhân công và dự toán đầu tư công trình lâm sinh.

12. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng công trình lâm sinh là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện công trình lâm sinh và các dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật lâm nghiệp, cây con giống, hạt giống, phân bón cho các dự án lâm sinh.

13. Dịch vụ tư vấn xây dựng công trình lâm sinh bao gồm việc điều tra khảo sát, lập dự án đầu tư công trình lâm sinh, xây dựng bản đồ, lập dự án, thiết kế và dự toán, giám sát thi công.

14. Dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh (sau đây gọi chung là Dự án lâm sinh) bao gồm các hồ sơ văn bản và bản đồ mô tả các hoạt động có liên quan đến việc đầu tư vốn, nhân lực để thực hiện một công trình lâm sinh cụ thể, nhằm đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể, được thực hiện trên một địa bàn và trong một thời gian xác định, trong đó tỷ lệ vốn đầu tư cho hoạt động lâm sinh chiếm từ 50% tổng mức đầu tư của dự án lâm sinh trở lên.

Một Dự án lâm sinh có thể bao gồm nhiều hạng mục công trình lâm sinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về địa bàn đầu tư, về thời gian thực hiện và mục đích đầu tư của cùng một chủ đầu tư hoặc chỉ một công trình lâm sinh riêng biệt.

15. Chủ đầu tư Dự án lâm sinh là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình lâm sinh, được xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư - xây dựng.

16. Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp (Sau đây gọi tắt là dự án phát triển lâm nghiệp) là tập hợp các Dự án lâm sinh và công trình xây dựng cơ bản có chung mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng cho một khu vực, cho một hay nhiều địa phương có liên quan với nhau, trong một giai đoạn phát triển, được phê duyệt như một chương trình hay chủ trương đầu tư.

Trong các Dự án phát triển lâm nghiệp (có tính chất như một Dự án Ô) có thể có các Dự án đầu tư thành phần là các Dự án lâm sinh, các Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động phi lâm sinh khác, như: quản lý, quy hoạch, giao đất giao rừng, đào tạo, khuyến lâm, nghiên cứu khoa học trong phạm vi dự án.

Trong một Dự án phát triển lâm nghiệm có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều địa phương khác nhau, có thể có các Dự án phát triển lâm nghiệp hợp phần của mỗi địa phương.

Chương 2.

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN LÂM SINH

Điều 4. Điều kiện lập dự án lâm sinh

1. Dự án đầu tư lâm sinh được lập trên cơ sở:

a) Có diện tích đất hoặc diện tích rừng rõ ràng, có ranh giới cụ thể;

b) Diện tích đất của dự án đã có chủ cụ thể (hoặc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có xác nhận của cấp có thẩm quyền về quyền sử dụng đất trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc được giao cho chủ đầu tư thuê); Chủ khu đất có thể trực tiếp đầu tư trong dự án lâm sinh hoặc liên kết với các nhà đầu tư khác.

c) Khu đất nằm trong quy hoạch 3 loại rừng.

d) Dự án đầu tư lâm sinh phù hợp với Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương (nếu là dự án đầu tư lâm sinh độc lập) hoặc là Dự án thành phần trong Dự án phát triển lâm nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trong trường hợp trên địa bàn chưa có quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc diện tích đất của dự án nằm ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp, hoặc không nằm trong Dự án phát triển lâm nghiệp được duyệt phải trình cấp có thẩm quyền xin chủ trương cho phép lập dự án.

Điều 5. Lập Dự án lâm sinh

1. Lập Dự án lâm sinh phải căn cứ vào kết quả khảo sát mặt bằng, điều tra đo đếm hiện trạng thực bì ngoài hiện trường (ngoại nghiệp), xử lý và thiết kế kỹ thuật (nội nghiệp) nhằm hoàn chỉnh các hồ sơ tài liệu thiết kế kỹ thuật, các loại bản đồ, dự toán chi phí cho các hoạt động cụ thể trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, giá cả ở thời điểm lập dự án và các cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước.

2. Khi lập Dự án lâm sinh, chủ đầu tư phải xem xét, phân tích, lựa chọn quy mô công trình lâm sinh phù hợp: có mục tiêu, địa điểm, diện tích, khối lượng, tổng mức đầu tư, thời gian khởi công và hoàn thành rõ ràng, cụ thể và khả thi.

3. Nội dung Dự án lâm sinh bao gồm:

a) Khái quát chung về Dự án: Tên của dự án; Địa điểm thực hiện; Thời gian thực hiện; Chủ quản Dự án (cấp quyết định đầu tư); Chủ Dự án, chủ khu đất, khu rừng; Cơ quan lập Dự án và phối hợp; Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn.

b) Nội dung cụ thể của dự án: Cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải đầu tư Dự án lâm sinh; Điều kiện tự nhiên; Điều kiện về kinh tế, xã hội (nếu cần); Mục tiêu của Dự án; Phạm vi, quy mô Dự án.

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể việc lập dự án lâm sinh.

Điều 6. Bản đồ dự án lâm sinh

1. Sử dụng Bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành, có lưới tọa độ, số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô thống nhất toàn quốc, có thể hiện đường đồng mức, hiện trạng, các vật chuẩn (sông suối, đường giao thông, băng cản lửa, trạm bảo vệ rừng, chốt kiểm lâm…) để xây dựng Dự án lâm sinh.

2. Bản đồ hiện trạng và bản đồ thiết kế kỹ thuật: đối với trồng rừng tỷ lệ là 1/5.000 - 1/10.000; đối với khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ rừng, tỷ lệ là 1/10.000 - 1/25.000.

3. Các loại bản đồ được kèm theo hồ sơ dự án, có ký tên và đóng dấu của chủ đầu tư và được cấp có thẩm quyền xác nhận cho từng loại bản đồ theo quy định đối với dự án.

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và quy định về các ký hiệu thiết kế lâm sinh trên bản đồ và cấp có thẩm quyền xác nhận bản đồ thiết kế các Dự án lâm sinh.

Điều 7. Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt Dự án lâm sinh

Hồ sơ trình thẩm định Dự án lâm sinh lập đủ theo yêu cầu của cấp quyết định đầu tư trong đó có 1 bản chính, phục vụ cho việc thẩm định, phê duyệt và lưu trữ, gồm:

1. Tờ trình thẩm định dự án, trong đó thể hiện những nét tóm tắt của dự án;

Tóm tắt dự án thể hiện được những nét chính của dự án, như: Tên và nội dung chính của dự án; Chủ đầu tư; Địa điểm và quy mô dự án (diện tích rừng hay đất lâm nghiệp mà dự án tác động); Khối lượng các hạng mục lâm sinh và các hạng mục xây dựng khác trong dự án lâm sinh; Dự toán toàn bộ dự án và các hạng mục, các hạng mục công trình lâm sinh trong dự án; Dự kiến thời gian khởi công và hoàn thành.

2. Dự án lâm sinh, có ký tên, đóng dấu của chủ đầu tư và cơ quan tư vấn lập dự án (có kèm theo các phụ lục, bảng biểu);

3. Hệ thống bản đồ quy định tại Điều 6 Quy chế này;

4. Các văn bản pháp lý có liên quan (các Quyết định của cấp có thẩm quyền như: chủ trương cho phép đầu tư, đề cương kỹ thuật và dự toán cho lập dự án (nếu có), chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao) hoặc chủ trương cho phép sử dụng đất của cấp có thẩm quyền, quy hoạch phát triển lâm nghiệp…

Điều 8. Tổ chức thẩm định Dự án lâm sinh

1. Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức thẩm định hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chủ trì thẩm định các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định đầu tư.

Các Bộ ngành quyết định đầu tư các dự án lâm sinh tổ chức cụ thể việc thẩm định dự án lâm sinh.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền) là đầu mối tổ chức thẩm định.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư (nếu có). Đầu mối thẩm định dự án do cấp quyết định đầu tư chỉ định.

4. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Cơ quan chuyên môn làm đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đến các cơ quan liên quan lấy ý kiến thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp thẩm định. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại Điều 9 Quy chế này.

Điều 9. Nội dung thẩm định Dự án lâm sinh

1. Xem xét tính pháp lý, các yếu tố đảm bảo hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; các giải pháp kỹ thuật của các hoạt động lâm sinh; quy mô, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của dự án;

2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của vùng, của địa phương; nhu cầu sử dụng đất; khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay (nếu có); các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc liên quan đến tín ngưỡng của cộng đồng dân cư trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

3. Các vấn đề rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư;

4. Điều kiện, năng lực của tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công;

5. Thẩm định thiết kế kỹ thuật lâm sinh, thiết kế kỹ thuật phòng chống chữa cháy rừng, dự toán chi phí và tổng mức đầu tư.

6. Thẩm định hiện trường đối với các dự án trồng rừng, các hoạt động lâm sinh khác tiến hành thẩm định hiện trường khi xét thấy cần thiết.

Điều 10. Thẩm quyền quyết định đầu tư Dự án lâm sinh

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư đối với các dự án lâm sinh được phân cấp và các dự án lâm sinh của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn (nếu có).

Điều 11. Điều chỉnh Dự án lâm sinh

Việc điều chỉnh Dự án lâm sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về Đầu tư và Xây dựng và phù hợp với phân cấp quyết định đầu tư của các Bộ, ngành ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh.

Chương 3.

THỰC HIỆN DỰ ÁN

Điều 12. Các hình thức lựa chọn nhà thầu

1. Thực hiện các hình thức lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu trong việc thực hiện các dự án đầu tư.

Đối với các công trình, hạng mục công trình lâm sinh sau, được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu hoặc tự thực hiện:

a) Trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác, trồng băng xanh cản lửa, chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, bảo vệ rừng;

b) Xây dựng mô hình trình diễn;

c) Xây dựng mô hình khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống;

d) Tư vấn lập dự án và thiết kế kỹ thuật, dự toán cho dự án hoặc các hạng mục của dự án;

đ) Nhập giống, chọn tạo giống; cung cấp cây giống;

2. Việc lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, giá hợp đồng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng… thực hiện theo các quy định hiện hành về đấu thầu của Nhà nước.

Điều 13. Các hình thức quản lý dự án

Các hình thức quản lý dự án, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng.

Điều 14. Nghiệm thu hàng năm

1. Nghiệm thu hàng năm các công trình lâm sinh để xác định khối lượng, chất lượng công trình lâm sinh thực hiện trong năm, làm cơ sở thanh toán khối lượng thực hiện giữa chủ đầu tư và nhà thầu, người nhận khoán theo hợp đồng.

2. Tùy theo tính chất của từng hạng mục công trình lâm sinh, việc nghiệm thu có thể tiến hành các bước theo công đoạn thi công; kết quả nghiệm thu công đoạn là căn cứ ứng vốn cho nhà thầu, người nhận khoán và là cơ sở để tăng cường quản lý về chất lượng công trình lâm sinh trong từng công đoạn.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, nội dung phương pháp nghiệm thu đối với từng hạng mục công trình lâm sinh.

Điều 15. Nghiệm thu kết thúc dự án

1. Nghiệm thu khi kết thúc dự án nhằm xác định diện tích, đánh giá chất lượng lô rừng thành rừng, hoặc các hoạt động lâm sinh đã hoàn thành làm cơ sở chuyển lô rừng sang giai đoạn đầu tư khác, như: nuôi dưỡng, làm giàu rừng và các hoạt động lâm sinh khác, hoặc để quản lý, bảo vệ hay khai thác sử dụng…

2. Đối với diện tích chưa thành rừng sau khi kết thúc dự án, chủ đầu tư đề xuất định hướng thiết kế giải pháp kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc tiếp tục đầu tư để thành rừng.

3. Đối với diện tích không thành rừng: chủ đầu tư làm rõ nguyên nhân, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử lý.

4. Kết quả nghiệm thu được sử dụng cho việc bàn giao công trình lâm sinh. Sau khi nghiệm thu chủ đầu tư đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho giai đoạn tiếp theo.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung, trình tự phương pháp thực hiện nghiệm thu kết thúc dự án.

Điều 16. Kinh phí thực hiện nghiệm thu công trình lâm sinh

1. Kinh phí nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong năm, hàng năm và nghiệm thu kết thúc dự án được xác định trong dự toán của dự án.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nội dung phương pháp lập định mức chi, mức chi cho dự án.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, lập, quản lý chi phí và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí trên địa bàn.

Điều 17. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình lâm sinh

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.

Điều 18. Kết thúc dự án

1. Dự án lâm sinh được kết thúc trên cơ sở kết quả nghiệm thu kết thúc dự án theo đúng thiết kế dự án đã được phê duyệt và hợp đồng đã ký. Trước khi bàn giao công trình lâm sinh, nhà thầu xây dựng phải thanh lý, tháo dỡ các công trình không cần thiết (nếu có), thu dọn vệ sinh mặt bằng hoặc di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực xây dựng và trả lại đất mượn hoặc thuê tạm để phục vụ thi công theo quy định của hợp đồng.

2. Sau khi bàn giao công trình lâm sinh, chủ đầu tư lập hồ sơ trình phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư.

Điều 19. Kiểm kê công trình lâm sinh và lập bản đồ hiện trạng rừng

1. Về kiểm kê: công trình lâm sinh được sử dụng kết quả nghiệm thu bàn giao đã được phúc kiểm, nghiệm thu năm cuối cùng của dự án như kết quả kiểm kê kết thúc dự án.

2. Lập bản đồ hiện trạng rừng: trên cơ sở kết quả kiểm kê, chủ đầu tư lập bản đồ hiện trạng rừng. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng rừng được lập đối với cấp xã từ 1/10.000 - 1/25.000. Kinh phí cho lập bản đồ hiện trạng rừng được tính trong chi phí tư vấn dự án.

Điều 20. Bàn giao công trình lâm sinh

1. Công trình lâm sinh hoàn thành được nghiệm thu, kiểm kê theo quy định và đạt yêu cầu theo thiết kế phê duyệt được coi là tài sản đặc biệt để tiến hành bàn giao đến chủ quản lý, duy trì và sử dụng theo mục đích của từng loại rừng.

2. Trong vòng 6 tháng trước khi kết thúc đầu tư công trình lâm sinh, chủ đầu tư phải đề xuất phương án bàn giao tài sản cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu phương án bàn giao chưa có trong dự án.

3. Việc bàn giao được tiến hành giữa chủ đầu tư, nhà thầu hoặc bên nhận khoán và đơn vị tiếp nhận quản lý/chủ rừng theo phương án đã được phê duyệt. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình, khi kết thúc giai đoạn đầu tư có thể tiến hành bàn giao từng phần việc, từng hạng mục công trình thuộc dự án hoặc dự án thành phần cho các chủ rừng tiếp tục quản lý theo quy định.

4. Khi bàn giao toàn bộ công trình lâm sinh, phải giao cả hồ sơ hoàn thành công trình lâm sinh, những tài liệu về các vấn đề có liên quan đến công trình lâm sinh. Các hồ sơ xây dựng công trình lâm sinh phải được nộp lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ nhà nước. Hồ sơ bàn giao gồm:

a) Hồ sơ thiết kế - dự toán; hồ sơ kết quả nghiệm thu thành rừng đã được phúc kiểm hoặc kết quả kiểm kê rừng kết thúc dự án.

b) Bản đồ các loại;

c) Đề xuất các giải pháp bảo vệ và các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho giai đoạn tiếp theo để lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng.

5. Công trình lâm sinh sau khi nghiệm thu bàn giao đơn vị tiếp nhận quản lý phải đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng ký tài sản là biên bản tổng nghiệm thu bàn giao công trình.

6. Biên bản bàn giao công trình là văn bản pháp lý để chủ đầu tư quyết toán vốn đầu tư.

Chương 4.

ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LÂM SINH

Điều 21. Điều kiện năng lực của tổ chức trong hoạt động xây dựng công trình lâm sinh

1. Các tổ chức tham gia hoạt động tư vấn xây dựng công trình lâm sinh phải được thành lập theo quy định của Pháp luật và có giấy phép đăng ký kinh doanh phù hợp với yêu cầu của dự án, trừ các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng có đủ điều kiện tự tổ chức thực hiện.

2. Mỗi tổ chức tư vấn nếu có đủ năng lực có thể đảm nhận tất cả các công việc tư vấn của dự án xây dựng công trình lâm sinh từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi nghiệm thu đưa công trình lâm sinh vào khai thác sử dụng trừ các trường hợp sau:

a) Tư vấn thiết kế không được làm tư vấn giám sát công trình xây dựng lâm sinh do mình thiết kế;

b) Tư vấn giám sát không được thực hiện và tham gia công tác kiểm định chất lượng công trình lâm sinh do mình giám sát.

3. Khuyến khích việc đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về lập dự án, giám sát thi công, quản lý dự án và các yêu cầu khác liên quan đến các hoạt động xây dựng công trình lâm sinh để tiến tới cấp chứng chỉ cho các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động công trình xây dựng lâm sinh.

4. Tổ chức tư vấn khi lập dự án ngoài các trang thiết bị và nhân sự cần thiết còn phải có chủ nhiệm lập dự án là cán bộ đã tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên môn về lâm nghiệp được đào tạo phù hợp với yêu cầu của dự án và tối thiểu có 3 năm công tác trong lĩnh vực tư vấn. Ngoài ra mỗi nội dung chính của dự án phải được 1 kỹ sư (hoặc tương đương) có trình độ chuyên môn phù hợp chịu trách nhiệm chính.

5. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải có giám đốc đã tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án tối thiểu phải có kinh nghiệm 3 năm trong hoạt động công trình lâm sinh. Ngoài giám đốc tổ chức tư vấn quản lý dự án còn phải có đủ năng lực (về chuyên môn, trang thiết bị, số lượng cán bộ) để giúp chủ đầu tư quản lý dự án. Số lượng cán bộ do Chủ đầu tư quy định cho phù hợp với quy mô và tính chất công việc của từng dự án.

6. Tổ chức tư vấn tham gia dự án ở giai đoạn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công tối thiểu phải đạt các yêu cầu sau:

a) Chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ trì giám sát phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu của từng dự án trong từng giai đoạn cụ thể;

b) Đáp ứng được số lượng cán bộ tham gia theo yêu cầu hợp lý của chủ đầu tư.

7. Các tổ chức thi công công trình xây dựng lâm sinh tối thiểu phải đạt các yêu cầu sau:

a) Có chỉ huy thi công (cán bộ kỹ thuật) tốt nghiệp đại học hoặc trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu của dự án;

b) Có đủ công nhân kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của công việc đảm nhiệm;

c) Có đủ trang thiết bị chủ yếu phù hợp để thi công và bảo đảm an toàn lao động;

d) Đã tham gia ít nhất một công trình lâm sinh có tính chất và quy mô tương tự.

8. Khuyến khích các tổ chức nước ngoài tham gia các hoạt động tư vấn xây dựng công trình lâm sinh nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 22. Điều kiện năng lực của cá nhân trong hoạt động xây dựng công trình lâm sinh

1. Cá nhân tham gia hoạt động tư vấn công trình lâm sinh phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo về lâm nghiệp phù hợp với công việc đảm nhận.

2. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc tư vấn quản lý dự án, chỉ huy trưởng công trường, giám sát thi công có thể đồng thời được đảm nhận tối đa 3 công việc trên địa bàn 2 tỉnh liền kề trong cùng một thời gian.

3. Khuyến khích các cá nhân hành nghề tư vấn độc lập tham gia các hoạt động tư vấn xây dựng công trình lâm sinh.

Chương 5.

XỬ LÝ RỦI RO DO CÁC YẾU TỐ BẤT KHẢ KHÁNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN LÂM SINH

Điều 23. Yếu tố bất khả kháng trong phạm vi dự án

1. Động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất;

2. Chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh;

3. Nắng nóng bất thường, hạn hán, sương muối, gió hại;

4. Cháy rừng;

5. Động vật phá hoại;

6. Dịch sâu bệnh, côn trùng phá hại;

7. Các thiệt hại khách quan khác.

Điều 24. Xử lý thiên tai bất khả kháng

1. Trong trường hợp không mua được bảo hiểm rừng trồng hay các hạng mục công trình lâm sinh khác, đối với các hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước, khi gặp thiên tai bất khả kháng chủ đầu tư lập hồ sơ gửi cơ quan quyết định đầu tư xin thanh lý thiệt hại.

2. Hồ sơ xử lý thiệt hại gồm:

a) Tờ trình xin thanh lý thiệt hại của Chủ đầu tư kèm theo Biên bản kiểm tra hiện trường. Trong tờ trình phải có biểu tính số lượng và giá trị bị thiệt hại và đề xuất cụ thể hướng xin xử lý.

b) Biên bản kiểm tra hiện trường của Đoàn kiểm tra hiện trường do cơ quan quyết định đầu tư quyết định thành lập. Nội dung của biên bản xác minh gồm các nội dung chính sau: thành phần đoàn kiểm tra; thời gian xác minh; thời gian xảy ra thiệt hại; thiệt hại về diện tích, mức độ: trong biên bản cần xác định rõ địa điểm, lô, khoảnh, tiểu khu, loại rừng, chi tiết đến chủ rừng (nếu có thể xác định được ngay); mức độ thiệt hại: số lượng, khối lượng và ước tính giá trị; xác định nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất hướng giải quyết.

3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt: Cấp quyết định đầu tư tổ chức hoặc ủy quyền thẩm định hồ sơ phê duyệt thanh lý và quyết định phương hướng khắc phục thiệt hại.

4. Chi phí khắc phục thiệt hại được chủ đầu tư lấy từ nguồn vốn dự phòng của dự án, nếu thiếu báo cáo lên cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xử lý.

Chương 6.

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP

Điều 25. Điều kiện lập dự án phát triển lâm nghiệp

Dự án phát triển lâm nghiệp được lập theo yêu cầu hoặc chủ trương đầu tư phát triển lâm nghiệp của Nhà nước phù hợp với quy hoạch và kế hoạch bảo vệ phát triển rừng được duyệt cho một phạm vi một vùng, khu vực hoặc trên địa bàn một số tỉnh, huyện và xã.

Dự án phát triển lâm nghiệp là loại dự án Ô, có tính chất như một chương trình mục tiêu, trong đó có thể bao gồm các dự án hợp phần theo các đơn vị hành chính và có các dự án đầu tư thành phần là các dự án lâm sinh và các dự án đầu tư xây dựng khác được xác định và quyết định cụ thể sau khi dự án phát triển lâm nghiệp (tổng hợp) được phê duyệt.

Theo các quy định hiện hành, dự án đầu tư lâm nghiệp có thể là:

1. Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư.

2. Các Dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh:

a) Dự án liên vùng, liên tỉnh phù hợp với quy hoạch và kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của vùng, tỉnh;

b) Dự án trong phạm vi tỉnh, huyện, xã phù hợp với quy hoạch và kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh, huyện, xã.

Điều 26. Lập dự án phát triển lâm nghiệp và xin phép đầu tư

Căn cứ vào quy mô, tính chất, yêu cầu quản lý, cơ quan chủ quản đầu tư sẽ quyết định việc lập hoặc không lập Dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp theo 1 trong 2 hình thức sau:

1. Đối với các dự án có tầm quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập báo cáo dự án phát triển lâm nghiệp báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.

2. Ngoài các dự án quy định tại khoản 1 Điều này chủ đầu tư có thể lập dự án phát triển lâm nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định phê duyệt (dự án phát triển lâm nghiệp được lập cho một giai đoạn và có tính chất định hướng phát triển lâm nghiệp chung cho một khu vực với các hạng mục, khối lượng, thời gian, dự kiến kinh phí để phê duyệt về chủ trương đầu tư).

3. Nội dung chủ yếu của Dự án phát triển lâm nghiệp:

a) Sự cần thiết phải lập Dự án, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;

b) Dự kiến quy mô đầu tư: tổng diện tích đầu tư bao gồm diện tích các hạng mục công trình lâm sinh, công trình hạ tầng và các công trình khác;

c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, an ninh, quốc phòng;

d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, kế hoạch thời gian thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư (nếu có).

4. Xin phép đầu tư Dự án:

a) Đối với các dự án quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Dự án phát triển lâm nghiệp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, tổng hợp và đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.

b) Thời hạn lấy ý kiến:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ Dự án phát triển lâm nghiệp hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7 ngày sau khi nhận đầy đủ được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải lập báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ.

c) Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tóm tắt nội dung Dự án phát triển lâm nghiệp, tóm tắt ý kiến các Bộ, ngành và đề xuất ý kiến về việc cho phép đầu tư Dự án kèm theo văn bản ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Điều 27. Thẩm định và phê duyệt dự án phát triển lâm nghiệp

1. Thẩm định:

Cấp quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Dự án trước khi phê duyệt. Cơ quan chuyên môn làm đầu mối thẩm định Dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ Dự án đến các cơ quan liên quan lấy ý kiến thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp thẩm định.

a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án quan trọng của quốc gia (hoặc theo Nghị quyết của Quốc hội), dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án khác nếu thấy cần thiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định Dự án trực thuộc Bộ hoặc ủy quyền cho các đơn vị trực thuộc làm đầu mối tổ chức thẩm định;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định Dự án thuộc thẩm quyền. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền) là đầu mối tổ chức thẩm định.

2. Phê duyệt Dự án phát triển lâm nghiệp.

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án có tầm quan trọng quốc gia, vùng. Cơ quan cấp Bộ được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án hợp phần cho Ủy ban nhân dân các tỉnh hoặc cơ quan cấp dưới trực tiếp.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư dự án trong phạm vi tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định phê duyệt các dự án hợp phần (nếu có) trong phạm vi huyện cho UBND cấp huyện hoặc cơ quan cấp dưới trực tiếp;

Việc thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần của dự án phát triển lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của quy chế này và các quy định khác có liên quan.

d) Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm.

Điều 28. Quản lý Dự án phát triển lâm nghiệp

Việc quản lý các dự án phát triển lâm nghiệp nêu tại Chương VI được thực hiện theo các quy định hiện hành và tại Quy chế này.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Hướng dẫn việc lập dự án và quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm tổng mức đầu tư, thiết kế - dự toán xây dựng công trình lâm sinh, định mức và giá xây dựng công trình lâm sinh cùng các nội dung khác quy định tại Quy chế này.

2. Công bố định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các nội dung khác quy định tại Quy chế này.

3. Hướng dẫn các mức chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế - dự toán, tổng mức đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.

4. Quy định đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn trong hoạt động xây dựng công trình lâm sinh.

5. Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng công trình lâm sinh.

6. Thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.

Điều 30. Bộ Tài chính

1. Hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư Dự án lâm sinh.

2. Hướng dẫn và ban hành chi phí bảo hiểm tư vấn, bảo hiểm hoạt động lâm sinh.

3. Thanh tra, kiểm tra việc thanh toán, quyết toán các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Điều 31. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố các định mức kinh tế kỹ thuật cho các hoạt động lâm sinh đặc thù của địa phương.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng hoạt động lâm sinh; kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình lâm sinh trên địa bàn.

Điều 32. Xử lý chuyển tiếp

1. Dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh được phê duyệt trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện thì thực hiện theo các quy định đã được hướng dẫn.

2. Dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt trước khi Quy chế này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo các quy định tại Quy chế này./.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No.: 73/2010/QD-TTg

Hanoi, November 16, 2010

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION OF MANAGEMENT OF INVESTMENT IN CONSTRUCTION OF SILVICULTURE WORKS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on State Budget dated December 16, 2002;

Pursuant to the Law on Forest Protection dated December 03, 2004;

Pursuant to the Law on Construction dated November 26, 2003;

Pursuant to the Law on Investment dated November 29, 2005;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the proposal of Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1. Issue together with this Decision the Regulation on management of investment in construction of silviculture works.

Article 2. This Decision takes effect from January 01, 2011.

Article 3. Minister of Agriculture and Rural Development shall be responsible for presiding, guiding, organizing, directing and inspecting the implementation of this Decision.

The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of People's Committees of provinces and cities under central authority shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

REGULATION

OF MANAGEMENT OF INVESTMENT IN CONSTRUCTION OF SILVICULTURE WORKS
(Issuing together with Decision No.73/2010/QD-TTg dated November 16, 2010 of the Prime Minister)

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing

1. This Regulation provides for:

a) Formulation, appraisal and approval of investment projects in construction of silviculture works, investment project of protection and development of collective forest (hereafter referred to as the Forestry Development Project) with use of more than 30% of total State capital (including the State budget capital, credit capital guaranteed by the State, the credit capital of investment and development of the State, development investment capital of State-owned enterprises and other capital sources managed by the State).

b) The implementation of construction investment projects of silvicultural works; conditions on the capacity of organizations and individuals in construction activities of silviculture works.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The formulation, appraisal, approval, and implementation of technical infrastructure works for the forest protection and development shall comply with the current regulations of the Law relating to investment in basic construction.

4. Encouragement of organizations and individuals related to investment in construction of silvicultural works using other capital sources to apply to the provisions of this Regulation.

Article 2. Subjects of application

This Regulation shall apply to agencies, organizations, population communities, households and individuals related to investment in construction of silvicultural works.

Article 3. Interpretation of terms:

In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:

1. Silvicultural works mean the area of forest, seedling garden, and nursery trees garden which are formed from the implementation of silvicultural activities and construction of work items of necessary technical infrastructure for forest protection and development.

 2. Silvicultural activities in the silvicultural work projects have: forest planting; natural regeneration growing zoning; regeneration growing zoning with intervention; forest nourishment, natural forest reformation, forest enrichment; formulation of seedling sources of forest trees.

3. Afforestation means the creation of a new forest area on bare land without forests or on forest land newly exploited up. Afforestation includes activities from preparation of seedlings, vegetation treatment, holes digging, fertilization, holes filling and seedlings transport, planting, caring and protection until planted forests are accepted and handed over.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Regeneration growing zoning of natural forests means the selection, establishment of bare land areas having naturally regenerated trees (status Ib, Ic) which are capable to develop into forest naturally with a specific purpose and protection organizations in order to prevent undesirable effects from outside until reaching the criteria of the forest. Natural regeneration growing zoning includes the activities: set up the areas of growing on the map and on the field and to protect until they became forests.

5. Regeneration growing zoning with intervention means the forest regeneration growing zoning with a certain intervention of people. Regeneration growing zoning with intervention includes the activities: setting up the growing zoning area on the map and in the field, clearing creepers, shrubs, removing non-purpose trees, additionally planting trees (if necessary) and protecting them until they became forests.

6. Nurture of forest means a silvicultural activity impacting on a forest area with a specific forest ecosystem to maintain and improve the quality of the forest. Nurture of forest can have activities such as thinning, pruning, clearing creepers, shrubs, cleaning up, removing non-purpose trees, and protecting until the acceptance and handover.

7. Poor natural forest regeneration means the reforestation from poor natural forest.

8. Natural forest enrichment means the silviculture intervention on an area of ​​natural forest with medium reserves to rapidly achieve a higher volume. Forest enrichment may have activities: adjusting the density of forest trees with the removal of non-purpose trees, pruning, clearing creepers, shrubs, additionally planting trees (if necessary) and protecting until the acceptance and handover.

9. Development of forest seedling sources include the following activities: planting seeds, nurseries, young trees garden, conversion from natural forests or planted forest into seed forest, setting up the selected forestry parts for dominant plants for growing until the acceptance and handover.

10. Technical infrastructure works for forest protection and development, include:

a) The system of forest roads: motorways, footpaths or roads used for other rudimentary transporting tools;

b) The works for the prevention of pests causing harm to forest, forest fire prevention and fighting: fire separation lines, forest fire watchtowers, canals, water tanks, dams for forest fire prevention and fighting;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The other necessary infrastructure works in silviculture projects.

11. Silviculture work design means the process of survey of natural conditions (topography, vegetation status, soil, climate), socio-economic conditions; survey to determine the scope of the work in the field and on a map and determine the parameters and silvicultural technical measures, construction techniques; to determine the technical requirements of materials, labor and investment estimates for the silvicultural works.

12. Contractors in construction activities of silviculture works mean the organizations and individuals having sufficient capacity to implement silvicultural work and forestry technical material supply services, seedling, seed, fertilizer for the silviculture projects.

13. Consultancy services of silvicultural work construction includes survey, establishment of investment projects for silvicultural work, mapping, making project, design and cost estimates, construction supervision.

14. Construction investment project of silviculture works (hereinafter referred to as silviculture projects) including documents and maps to describe the activities related to the investment of capital and manpower to implement a specific silvicultural work, to bring the specific economic, social and environmental benefits, is done on an area and within a specified time in which the rate of investment capital for silvicultural activity accounting for 50% of the total investment of the silviculture project or more.

A silvicultural project may include several items of silvicultural work linked closely together on the investment localities, the execution time, and investment purposes by the same investor or only a separate silvicultural work.

15. Investors of silviculture projects mean the capital owners or persons assigned to manage and use funds for construction investment of silviculture work, as determined in accordance with the law provisions on investment - construction.

16. Investment projects of collective forest protection and development (hereinafter referred to as the Forestry Development Project) mean a collection of silviculture projects and basic construction works having the common goal of forest protection and development for an area, for one or more localities related to each other, in a development phase, approved as a program or investment policy.

In the Forest Development Projects (nature as a Project O), it may have the investment projects which components are the silviculture projects, the projects to build infrastructure and other non-silviculture activities, such as management, planning, forestry land allocation, training, forestry encouragement, scientific research within the project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 2.

FORMULATION, APPRAISAL AND APPROVAL OF SILVICULTURAL PROJECTS

Article 4. Conditions for formulating silvicultural projects

1. Silvicultural investment projects shall be formulated on the basis of:

a) Having area of land or forest area clearly and specific boundaries;

b) The land area of the project has already had the specific owner (or a certificate of land use rights, or be certified by the competent authorities of the land use right in cases not yet had a certificate of land use rights, or be assigned for leasing to the investors) the land owner can directly invest in the silviculture projects or link to other investors.

c) The land area located in the planning of 3 forest types.

d) Project of silvicultural investment consistent with the planning of local forest protection and development (for independent silvicultural investment projects) or the component projects in the forestry development projects which have been approved by the competent authority.

2. In the case of the area without planning of forest protection and development or land area of the projects located outside the forestry land planning, or not in the approved forestry development projects, it is required to submit to the competent authorities for the guidelines for project formulation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Formulation of silvicultural projects must be based on results of ground survey and inspection, measure of the current state of vegetation in the field (field), processing and technical design (office) in order to complete records, documents of technical design, maps, cost estimates for specific activities based on standards, norms and the economic – technical norms, prices at the time of project formulation and current mechanisms, policies of the State.

2. When making silvicultural project, the investor must consider, analyze, and select the size of the appropriate silvicultural work: with clear, specific, and feasible target, location, area, volume, total investment, starting and complete time.

3. Content of the silvicultural project includes:

a) Overview on the project: The name of the project; implementation location; Time; The Project governor (for investment decision level); the project owner, the owner of the land, the forest zone; agency establishing the project and coordination; Total investment and capital source.

b) The specific contents of the project: The legal bases and the need for investment in silviculture projects; natural conditions; economic-social conditions, (if needed) Objectives of the Project; the scope and scale of the project.

The Ministry of Agriculture and Rural Development guides specifically the formulation of silvicultural project.

Article 6. Map of silviculture projects

1. Using topographic maps by the reference system VN 2000 issued by the Ministry of Natural Resources and Environment with coordinate grid, the number of the sub-zones, plot, lots of national unity, which shows the contour, the current state, standard objects (rivers, streams, roads, fire preventing ice, forest guard stations, forest ranger booth ...) to develop silviculture projects.

2. The map of the current state and the map of technical design: for the afforestation, rate is 1/5.000 - 1/10.000; and for regeneration growing zoning of forests, forest protection, the rate is 1/10.000 - 1/25.000.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Agriculture and Rural Development guides and specifies on the silvicultural design symbols on the map and the competent authorities certify the design maps of the silviculture projects.

Article 7. Dossiers submitted for appraisal and approval of silviculture projects

Dossiers submitted for appraisal and approval of silviculture projects must be made fully as required by the authorities of investment decisions which have an original, for the appraisal, approval and archiving, including:

1. The written appraisal of project, which shows the summary of the project;

Project summary must show the main features of the project, such as name and main contents of the project; investor; location and size of the project (forest area or foresty land where the project impacts); volume of silvicultural items and other construction items in the silviculture project; estimate for the entire project and the items, the items of the silvicultural work in the project; estimate for starting and complete time.

2. Silvicultural project, signed and sealed by the investor and consultancy agency to set up the project (together with appendices, tables);

3. The system of maps shall comply with the provisions of Article 6 of this Regulation;

4. The involved legal documents (the decision of the competent authorities) such as guidelines for investment, technical plan and cost estimates for making the project (if any), the land use right certificate (the copy) or the policy of permitting land use of the competent authorities, the Forestry Development Planning…

Article 8. Organization of appraising silviculture projects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministries, branches that decide the investment in the silviculture projects organize specifically the appraisal of silviculture projects.

2. Provincial-level People's Committees (PPC) shall appraise the project decided on investment by them. Departments of Agriculture and Rural Development (or agencies authorized by the PPC) are the contact points for organizing the appraisal.

3. Commune, District-level People's Committees shall appraise projects decided on investment by them (if any). The contact points for projects appraisal appointed by investment decisions authorities.

4. The persons who make investment decisions are responsible for appraisal of the project before the approval. The contact points for projects appraisal are the professional units directly under the investment decision authority. The professional agencies to act as contact points for project appraisal are responsible for sending the project file to the concerned agencies to consult opinions or hold the meetings for appraisal. The persons who make investment decisions can hire consultants to verify parts or all of the contents specified in Article 9 of this Regulation.

Article 9. Contents of the silvicultural project appraisal

1. Considering legality, factors to ensure the effectiveness of projects, including: the need for investment, the inputs of the project, the technical solutions of the silvicultural activities; the size, time, progress to implement the project; analyzing finance, environmental, economic - social efficiency of the projects;

2. Considering the factors to ensure the feasibility of the project, including the compliance with land use planning, planning of forest protection and development of the areas, the localities; demand for land use; capability to mobilize capital to ensure progress of the project; management experience of investors; the ability to repay loans (if any); factors affecting the project as the cultural, historical relics, or relating to the beliefs of communities on the basis of the written comments of the concerned agencies and other provisions of involved law;

3. Risk issues that may occur during implementation affecting the investment results;

4. Conditions and the capacity of the consultancy, design, supervision, construction;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Field appraisal of the reforestation projects and other silvicultural activities shall be conducted if necessary.

Article 10. Competence to decide silvicultural investment projects

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies decide the investment or decentralize, authorize to decide on investment to the direct subordinate agencies.

2. Chairmen of provincial People's Committees decide on the investment or decentralize, authorize to decide on investment in the projects within the scope and the ability to balance the local budget.

3. Chairmen of district-level People's Committees decide to invest for the silviculture projects which are decentralized and the silvicultural projects of households, individuals and communities in the area (if any).

Article 11. Adjustment of silvicultural projects

The adjustment of silviculture projects shall comply with the provisions of the law on Investment and Construction and in accordance with the decentralization of investment decisions of the ministries, central branches, and People's Committees of provinces.

Chapter 3.

PROJECT IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Implementation of the forms to select the contractors is under the Procurement Law in the implementation of investment projects.

For the following silvicultural works, work items are applied of the selection form of contractors as appointment of contractors or self-making:

a) New afforestation, reforestation after harvesting, planting of green ice for fire prevention, caring of forests, forest regeneration growing zoning, nourishment, enrichment and protection of forests;

b) Development of demonstration model;

c) Development of experiment model, seed test;

d) Consultancy for making project and technical design and cost estimates for projects or items of the project;

đ) Import of the breed, selecting to create seedlings, supplying seedlings;

2. The selection of contractors, contract signing, contract price, contract acceptance, and liquidation... shall comply with the current regulations on bidding of the State.

Article 13. The forms of project management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Annual acceptance

1. Annual acceptance of silvicultural works to determine the volume and quality of silvicultural works conducted in the year, as a basis for payments for the volume of implementation between the investor and the contractor, the contractors under the contract.

2. Depending on the nature of each silviculture work item, the acceptance can be proceeded step by step by construction stages; the phase acceptance results are the bases to advance capital to the contractor, the contractors and as a basis to enhance quality management of silvicultural work in each stage.

3. Ministry of Agriculture and Rural Development shall prescribe the order and contents of test acceptance methods for each silviculture work item.

Article 15. Acceptance for the project completion

1. Acceptance for the project completion to determine area and evaluate the quality of the forest plots became forests, or silvicultural activities completed as a basis for converting the forest plots to different stages of investment, such as nurture, forest enrichment and other silvicultural activities, or for management, protection or exploitation to use.

2. For the area which has not been became forest after the end of the project, the investor proposes orientation, designs technical solutions, submits to the competent authorities for approval to continue the investment to become forest.

3. For area which cannot become forest: the investor makes clear the cause, files and submits to competent authorities for handling.

4. Acceptance test results are used for the handover of silvicultural works. After the acceptance, investor proposes the silvicultural technical solutions for the next stage.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Funding for acceptance implementation of silvicultural work

1. Funding for acceptance of the completed work volume in year, every year and acceptance for the project completion is identified in cost estimates of the project.

2. Ministry of Agriculture and Rural Development guides the contents of the method of making expenditure norm, spending rate for the project.

3. Provincial-level People's Committees guide, establish, manage, and inspect the implementation of regulations on cost management in the area.

Article 17. Payment and settlement of capital of investment in silviculture work construction

The Ministry of Finance shall preside over and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to guide the payment and settlement of capital of investment in silviculture work construction.

Article 18. End of project

1. Silviculture projects are finished on the basis of acceptance results to end the project in accordance with the approved project and the signed contract. Before handing over the silviculture work, construction contractor must liquidate, remove the unnecessary works (if any), clean the premises or remove all its property from construction areas and return the land borrowed or rented temporarily for construction in accordance with the contract.

2. After handing over the silvicultural works, the investor makes profile and submits for approval of the settlement of investment capital.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Regarding inventory: silvicultural works used the results of acceptance and handover which were re-checked and accepted the final year of the project as the results of the inventory to end the project.

2. Mapping the forest current state: on the basis of the inventory results, investor makes the map of forest current state. The rate of forest current status map made for the level commune-level is 1/10,000 - 1/25,000. Funding for mapping forest current status is included in the cost of project consultancy.

Article 20. Handover of the silvicultural work

1. Silvicultural work completed and accepted, inventoried according to provisions and meeting requirements as approved design is considered as a special asset to handover to the owner for management, maintenance, and use by the purposes of each type of forest.

2. Within six months before the end of the silvicultural work investment, investor must propose the plan of handing over property approved by the competent authorities, if the plan of handing over has not yet got in the project.

3. The handover is conducted between the investor and the contractor or the contracting party and the unit receiving management/forest owner under the plan approved. Depending on the specific conditions of each project, when ending investment period, it can proceed hand-over of each part, each item of work under the project or component project for the forest owners to continue to manage under the regulations.

4. When handing over the entire silviculture work, it must hand over dossier for silvicultural work completion, the materials on issues related to silviculture work. The construction documents of silviculture work must be submitted for storage in accordance with the law provisions of the state archives. Handover dossier comprises:

a) Records of design - cost estimates; records of acceptance results becoming forest which was rechecked or the results of forest inventory for project completion.

b) Map of all kinds;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. After the silvicultural work is accepted and handed over, the receiving unit to manage must conduct property registration in accordance with the law regulations. Dossier of property registration is the minute of general acceptance of the work handover.

6. Minute of handing over the work is legal document for investor to settle investment capital.

Chapter 4.

CAPABILITY CONDITIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN CONSTRUCTION ACTIVITY OF SILVICULTURE WORK

Article 21. Capacity conditions of organizations in construction activity of silvicultural work

1. The organizations involved in construction consulting activity of silvicultural work must be established under the provisions of law and have business registration license in accordance with the requirements of the project, except for management units of protective forest and specialized-used forest that have sufficient conditions for self-implementation.

2. If each consulting organization has enough capacity, it can take on all the consultancy works of silvicultural work construction project from preparation until acceptance for putting the silviculture work into operation except for the following cases:

a) Design consultants are not allowed to do as supervision consultant for silvicultural construction work designed by them;

b) Supervision consultant are not allowed to implement and participate in quality assessment of silviculture work supervised by them.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. When the consulting organizations establish project, in addition to equipment and necessary personnel, it requires having the head that graduated from university or higher, with expertise in forestry trained suitably to requirements of the project and has minimum 3 working years in the field of consultancy. Besides, a main content of the project must be an engineer (or equivalent) with appropriate qualification to take responsibility.

5. Consulting organization of project management must have director who graduated from university or higher of forestry subject in accordance with project requirements.

Director of consulting, managing projects must have at least 3 years of experience in the silviculture work operations. Besides the director of consulting, managing project, it must also have sufficient capacity (expertise, equipment, number of staffs) to help investor to manage the project. Number of staffs shall be prescribed by investor to suit the size and nature of work of each project.

6. Consulting organizations participating in the project in the stage of survey, design, construction supervision must meet at least the following requirements:

a) Head of the survey, head of design, president of design, and president of supervision must graduate from university or more of the forestry subjects in accordance with the requirements of each project in each specific period;

b) To meet the number of staffs to participate in at the reasonable request of the investor.

7. The organizations of construction of silviculture work must at least meet the following requirements:

a) Having construction commander (technical staff) graduated from university or intermediate level or higher of forestry subject in accordance with the requirements of the project;

b) Having sufficient technical workers in accordance with the requirements of work performed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Having participated in at least one silvicultural work with similar nature and size.

8. To encourage foreign organizations to participate in consulting activities of silvicultural work construction but it must comply with the provisions of the law of Vietnam.

Article 22. Conditions in the capacity of individual in construction activities of silvicultural work

1. Individuals engaging in consulting activities of silvicultural work must have a diploma or certificate of training in forestry in accordance with the undertaken work.

2. Individuals holding the titles of director of project management, consultancy, the field commander, construction supervisor can simultaneously take up to three jobs in the area of two adjacent provinces in the same time.

3. To encourage individuals to practice as independent consultant to participate in the consulting activities of silvicultural work construction.

Chapter 5.

DEALING WITH RISK DUE TO FACTORS OF FORCE MAJEURE FOR THE SILVICULTURAL PROJECT

Article 23. Factors of force majeure within the project scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. War or threat of war;

3. Unusually hot temperatures, drought, hoarfrost, and wind causing damage;

4. Forest fires;

5. Pests;

6. Pests epidemic, insect infestation;

7. The other objective damages.

Article 24. Handling of unforeseen disasters

1. In the case of unable to buy insurance for planted forest or other silvicultural work items, for the investments from the state budget, as meeting unforeseen disasters, investor compiles document to send to the agency deciding on investments for damages liquidation.

2. Dossier for dealing with damage includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Minutes of field inspection of the field inspection team made by the agency making decision on investment. The verification minute includes the following main contents: the composition of inspection team; verification time; duration that the damage occurred; damage on area and extent: in the report, it should clearly identify the location, lot, plot, sub-zone, forest type, detail to forest owners (if it can be identified right away); the extent of damage: number, volumes and estimated values; identify causes, responsibility and propose solutions

 3. Competence of appraisal and approval: the authority deciding on investment organizes or authorizes to appraise records of approving liquidation and decides on the trend of damage remedies.

4. Cost for damage remedies is taken by investor from the reserve capital of the project; in case of being short of capital, it is required to report to the competent authority to decide on investment for handling.

Chapter 6.

FORESTRY DEVELOPMENT PROJECT

Article 25. The conditions for setting up forestry development projects

The forestry development project is made on demand or investment policy for forestry development of State in accordance with the planning and approved plan of forest protection and development for a scope of a region, area or on the area of a number of provinces, districts, and communes.

Forestry Development Project is a type of project O with its nature as a target program, which may include the component projects according to the administrative units and with the component investment project as the silvicultural projects and other construction investment projects identified and specifically decided after the Forestry Development Project (general) is approved.

Under the current regulations, forestry investment projects can be:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Projects falling in the jurisdiction to decide of the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees’ Chairmen:

a) The inter-provincial, inter-regional project in accordance with the planning and plans for forest protection and development of the region, province;

b) Projects within the provinces, districts and communes in accordance with the planning and plans for forest protection and development of the provinces, districts and communes.

Article 26. Planning of forestry development project and investment permission

Based on the size, nature and requirements of management, investment governing agency will decide whether or not to set up investment projects of forestry development in one or two forms as follows:

1. For the projects of national importance, the investor must prepare a report for Forestry Development project to report to the Government for submitting to the National Assembly for passing the policy and permitting investment.

2. In addition to the projects specified in clause 1 of this Article, the investor can set up forestry development projects and submit to the Prime Minister, Ministry of Agriculture and Rural Development and provincial-level People's Committees for appraisal and approval (Forestry Development Project prepared for a stage with nature-oriented common forestry development for an area with the items, quantity, time, funding expected for approval on the investment policy).

3. The main content of the Forestry Development Project:

a) The need to set up the project, the convenient and difficult conditions; mode of exploitation and use of national resources, if any;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Analysis and preliminary selection of technologies, techniques; plan of ground clearance and resettlement, if any; the project's impact on the environment, ecology, security, and defense;

d) Form of investment, the preliminary determination of total investment, time plan to perform the project, method to mobilize funding according to progress and economic- social efficiency of the project and investment phases ( if any).

4. Request for investment in project:

a) For projects specified in clause 1 of this Article, the investor shall send the Forestry Development Project to the Ministry of Agriculture and Rural Development. The Ministry of Agriculture and Rural Development is the contact point helping the Prime Minister to consult comments of the ministries, branches, and concerned localities to review and propose opinion to the Prime Minister.

b) The time limit for consulting comments:

Within 15 working days after receipt of valid dossier of forestry development project, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall send documents to consult opinions of the ministries, branches, and concerned localities.

Within 30 working days from the date of receiving the request, the agencies consulted must send the written replies on the contents under their management. Within 7 days after receiving full written replies within the above time limit, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall prepare a report to submit to the Prime Minister.

c) Report to the Prime Minister includes: content summary of the Forestry Development Project, summary of the opinions of the ministries, branches, and suggestions regarding the approval of project investment together with the written opinions of ministries, branches, and concerned localities.

Article 27. Appraisal and approval of forest development projects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The level deciding on investment is responsible for organizing the appraisal of the project prior to approval. Specialized agencies to act as contact points of project appraisal are responsible for sending the project dossiers to the relevant agencies for consulting opinions or holding the appraisal meetings.

a) The Prime Minister establishes the State Council of Appraisal on the national important projects (or by resolution of the National Assembly), the project decided on investment by the Prime Minister and other projects if necessary. The Ministry of Agriculture and Rural Development is the contact point for appraisal;

b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall hold to appraise the project under the Ministry or authorize subordinate units to be as the contact point for appraisal;

c) The provincial-level People's Committees (PPC) shall hold to appraise projects under their jurisdiction. Departments of Agriculture and Rural Development (or agencies authorized by the PPC) are the contact point for appraisal.

2. Approval of the forestry development project.

a) The Prime Minister decides to invest in projects under the Resolution of the National Assembly and other important projects;

b) Ministers, heads of ministerial-level agencies decide on the investment in projects of regional, national importance. Ministerial-level agencies shall be authorized or decentralized investment decisions for the component projects for the People's Committees of provinces or the direct subordinate agencies.

c) Chairmen of the People's Committees at all levels decide on the investment in projects within the provinces. Chairmen of provincial-level People's Committees are authorized or decentralized decision approving the component projects (if any) in the districts for district-level People's Committees or the direct subordinate agencies;

The appraisal and investment decisions in the component projects of forestry development projects shall comply with the provisions of this Regulation and other relevant regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 28. Management of the Forestry Development Projects

The management of forestry development projects referred to in Chapter VI shall comply with the current regulations and of this Regulation.

Chapter 7.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29. Ministry of Agriculture and Rural Development

1. Guides the formulation of project and management of construction investment costs, including the total investment, design - construction cost estimates of silvicultural works, norms, and construction costs of silviculture works together with other contents provided for in this Regulation.

2. Publicizes technical and economic norms, procedures, standards, technical regulations and other contents specified in this Regulation.

3. Guides the cost levels of appraisal and verification of design – cost estimates, total investment in construction of silviculture works.

4. Defines the training units to grant certificates of consultancy practice in construction activities of silviculture works.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Inspects, examines, and guides the implementation of regulations on management of construction investment costs of silvicultural works.

Article 30. Ministry of Finance

1. Guides the payment and settlement of investment capital of silviculture projects.

2. Guides and issues expenses of consultancy insurance, insurance of silviculture activities.

3. Inspects and examines the payment and settlement of the projects using State budget capital.

Article 31. Provincial-level People's Committees

1. Provincial-level People's Committees based on technical and economic norms guided by the Ministry of Agriculture and Rural Development to organize development and publication of economic and technical norms for the specific silviculture activities of the localities.

2. Provincial-level People's Committees guides the establishment and management of construction prices of silvicultural activities; and inspects the implementation of the regulations on management of construction investment costs of silvicultural works in the area.

Article 32. Transitional handling

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Project of construction investment of silvicultural works which have been formulated and appraised but not approved before this Regulation takes effect shall comply with the provisions of this Regulation./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


33.787

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.68.29
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!