Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 222/QĐ-UBND-HC 2021 Phương án Ứng phó với áp thấp nhiệt đới bão tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu: 222/QĐ-UBND-HC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
Ngày ban hành: 23/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 222/QĐ-UBND-HC

Đồng Tháp, ngày 23 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT , ngày 18/02/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 249/SNN-TL ngày 28/01/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Phương án Ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Phương án số 126/PA-UBND.HC ngày 10/7/2015 về Ứng phó với bão mạnh và siêu bão năm 2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- UBQG UPSCTT&TKCN;
- Chi cục PCTT miền Nam;
- TT/TU; TT/HĐND Tỉnh;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- UBMTTQVN Tỉnh;
- TV BCĐ UPBĐKHPCTT&TKCN Tỉnh;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, NC/KT (VA).

CHỦ TỊCH




Phạm Thiện Nghĩa

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ VỚI ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(kèm theo Quyết định số 222/QĐ-UBND-HC ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Chương I

ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Áp thấp nhiệt đới và bão là hiện tượng thiên tai nguy hiểm, kèm theo đó là gió mạnh, mưa lớn, nước dâng cao. Bão và nước dâng do bão thường gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản trên phạm vi rộng lớn, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội và cuộc sống của cư dân vùng chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão.

Tỉnh Đồng Tháp thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm sâu trong lục địa, nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới và bão nhưng cũng bị ảnh hưởng của hoàn lưu những cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong thời gian, trên địa bàn Tỉnh đã xảy ra áp thấp nhiệt đới và bão thường có gió mạnh, dông lốc xoáy, mưa to trên diện rộng, đặc biệt như:

- Bão Liđa (Bão số 5) xảy ra ngày 03/11/1997 với sức gió lên đến 150 km/h đã làm chết 778 người, mất tích 2.123 người, bị thương 1.232 người, nhà sập đổ, trôi 107.892 căn, tổng thiệt hại về vật chất là 7.179,6 tỷ đồng. Tại tỉnh Đồng Tháp có 3 người chết, bị thương 22 người; nhà sập 221 căn, tốc mái hư hỏng nặng 760 căn và 59 phòng học, ước tổng thiệt hại 3,0 tỷ đồng;

- Bão Rurian (Bão số 9) xảy ra ngày 05/12/2006 với gió cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 11 làm chết 85 người, mất tích 10 người, bị thương 1.412 người, nhà sập đổ, trôi 49.787 căn, tổng thiệt hại về vật chất ước tính 7.234,3 tỷ đồng. Tại tỉnh Đồng Tháp có 01 người bị thương, nhà sập 96 căn, tốc mái hư hỏng nặng 437 căn và 26 phòng học, ước tổng thiệt hại 4,49 tỷ đồng.

II. CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI VÀ BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

- Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới và bão có thể xảy ra là: Cấp 3, 4 và 5.

- Phạm vi ảnh hưởng: toàn tỉnh Đồng Tháp.

Chương II

CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA PHƯƠNG ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

- Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;

- Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT , ngày 18/02/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;

- Đặc điểm thiên tai, địa hình, phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng của tỉnh Đồng Tháp (phụ lục 1 kèm theo).

II. MỤC ĐÍCH

1. Chủ động phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm tới mức thấp nhất các mặt thiệt hại do áp thấp nhiệt đới, bão gây ra, đặc biệt về người, tài sản và các công trình trọng yếu.

2. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

3. Nâng cao năng lực phối hợp điều hành, chỉ huy xử lý tình huống, sự cố tại chỗ khi áp thấp nhiệt đới, bão xảy ra. Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai.

4. Xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và hộ gia đình trong việc chủ động thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do áp thấp nhiệt đới, bão gây ra theo quy định của pháp luật.

5. Sơ tán kịp thời dân tại các khu vực xung yếu, có nguy cơ cao đến nơi ở tạm kiên cố, chắc chắn nhất là người già, trẻ em và phụ nữ.

III. YÊU CẦU

Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời và khắc phục khẩn trương, hiệu quả. Tập trung thực hiện tốt các hoạt động sau:

1. Hướng dẫn cơ quan, đơn vị, hộ gia đình chủ động xây dựng nơi trú tránh áp thấp nhiệt đới, bão tại chỗ an toàn.

2. Chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không đảm bảo an toàn; đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương khi có thông tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão đổ bộ vào địa bàn Tỉnh.

3. Thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.

4. Di chuyển phương tiện, cơ sở trang thiết bị sản xuất kinh doanh đến nơi an toàn. Chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất.

5. Đảm bảo thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy ứng phó khi áp thấp nhiệt đới, bão xảy ra.

6. Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương; hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại các điểm sơ tán.

7. Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn về tính mạng, sức khỏe của con người; bảo vệ tài sản của Nhà nước và Nhân dân tại khu vực ảnh hưởng do áp thấp nhiệt đới, bão gây ra.

8. Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo về nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư và nhu yếu phẩm thiết yếu để ứng phó và khắc phục kịp thời hậu quả do áp thấp nhiệt đới, bão gây ra.

Chương III

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, TRÁNH ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ (NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN)

1. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chủ yếu của các cấp, các ngành, đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ gia đình là triển khai thực hiện tốt các công việc chuẩn bị phòng, tránh áp thấp nhiệt đới, bão như:

- Chủ động chằng néo gia cố nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng; chuẩn bị nơi trú tránh bão an toàn.

- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư, lương thực, thực phẩm, nước sạch và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác phục vụ cho việc sơ tán dân đến nơi trú tránh bão an toàn.

- Nâng cao năng lực chỉ huy, chỉ đạo xử lý tình huống kịp thời.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng, theo dõi sát tình hình khí tượng thuỷ văn, dự kiến tình huống xấu nhất có thể xảy ra để chủ động ứng phó.

2. Giải pháp thực hiện

- Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của cấp trên. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác chằng néo nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng và chuẩn bị các nguồn lực ứng phó với áp thấp nhiệt đới và bão tại cơ sở.

- Xây dựng, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão.

- Phổ biến tài liệu truyền thông hướng dẫn phòng, tránh áp thấp nhiệt đới, bão. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về áp thấp nhiệt đới và bão, hướng dẫn người dân xây dựng nhà phải đảm bảo yêu cầu phòng chống lũ, bão; xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt cần kết hợp làm nơi trú tránh áp thấp nhiệt đới và bão tại chỗ cho gia đình.

3. Phân công nhiệm vụ (phụ lục 2 kèm theo).

II. ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO GẦN BIỂN ĐÔNG DI CHUYỂN NHANH, CÓ XU HƯỚNG ĐI VÀO BIỂN ĐÔNG (CHƯA CÓ RỦI RO THIÊN TAI)

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão để chỉ huy kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

1. Ủy ban nhân dân Tỉnh/ Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh

- Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

- Chỉ đạo việc tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác chằng néo nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng và chuẩn bị các nguồn lực ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão tại cơ sở.

- Thông tin kịp thời các dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác nhau.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện

- Chỉ đạo, thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và công điện, công văn của Tỉnh.

- Chỉ đạo công tác truyền thông tới cấp xã.

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã/Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã

- Thực hiện các công văn, công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên.

- Kiểm tra, nhắc nhở, hỗ trợ nhân dân, cơ quan, đơn vị sản xuất trên địa bàn chằng néo, gia cố nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng và chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư và các nhu yếu phẩm thiết yếu để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão.

- Thông tin truyền thông về áp thấp nhiệt đới, bão; hướng dẫn kinh nghiệm phòng tránh áp thấp nhiệt đới, bão đến cộng đồng.

4. Các sở, ban, ngành, các Tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh

Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp công tác ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

III. KHI NHẬN ĐƯỢC THÔNG TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO ĐỔ BỘ VÀO ĐỊA BÀN TỈNH

1. Các giải pháp ứng phó

1.1. Công tác chỉ đạo, chỉ huy

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.

- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin áp thấp nhiệt đới, bão hướng di chuyển và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo; thông tin các biện pháp, chỉ đạo đến người dân ở khu vực bị ảnh hưởng; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó.

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ sản xuất.

- Chỉ đạo công tác sơ tán dân (theo từng cấp): Xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bão độ bổ (số hộ/số nhân khẩu), chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,…

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.

- Thành lập các Tổ công tác tiền phương tại các vùng trọng điểm, xung yếu (các xã) trực tiếp kiểm tra, đôn đốc và chỉ huy công tác ứng phó tại cơ sở, đặc biệt là công tác di dời, sơ tán dân.

- Trường hợp phạm vi bị ảnh hưởng do áp thấp nhiệt đới, bão rộng tại cấp tỉnh, thành lập các Ban Chỉ huy tiền phương (gọi tắt Tổ) tại các địa bàn như Phụ lục 3 kèm theo, trong đó:

+ Tổ 1 phụ trách Khu vực 1: Gồm địa bàn các huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông và thành phố Hồng Ngự. Địa điểm thường trực: (tùy thuộc vào khu vực ảnh hưởng mà lựa chọn cho phù hợp).

+ Tổ 2 phụ trách Khu vực 2: Gồm địa bàn các huyện: Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và thành phố Cao Lãnh. Địa điểm thường trực: Văn phòng Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh.

+ Tổ 3 phụ trách Khu vực 3: Gồm địa bàn các huyện: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thành phố Sa Đéc. Địa điểm thường trực: (tùy thuộc vào khu vực ảnh hưởng mà lựa chọn cho phù hợp).

+ Tổ 4 phụ trách công tác chỉ huy, chỉ đạo và điều phối chung: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh trực tiếp điều hành.

- Dừng (hoãn) các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung cho công tác chỉ huy, chỉ đạo ứng phó.

1.2. Công tác dự báo, cảnh báo và thông tin tuyên truyền

- Tăng cường thời lượng phát sóng trên các Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Đài Truyền thanh cấp huyện và các Trạm Truyền thanh cấp xã (tần suất, thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai thực hiện theo Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ).

- Hệ thống thông tin công cộng: Hệ thống điện thoại, hệ thống phát thanh, truyền hình, mạng internet, dịch vụ bưu chính trên mạng bưu chính công cộng, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh.

- Hệ thống chuyên dùng: Hệ thống đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh chuyên dùng của các cơ quan; hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của các doanh nghiệp viễn thông.

- Tổ chức các đội thông tin lưu động đến các vùng sâu, vùng xa.

1.3. Công tác huy động lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ

a) Về lực lượng tại chỗ (chi tiết phụ lục 4 và phụ lục 5 kèm theo)

Lực lượng tại chỗ tham gia công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão trên địa bàn Tỉnh chủ yếu huy động, sử dụng lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tình nguyện viên tại các xã, phường, thị trấn.

- Nhiệm vụ lực lượng của lực lượng tại chỗ:

+ Cứu hộ, cứu nạn trong ứng phó thiên tai (cấp cứu kịp thời các đối tượng gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực đang xảy ra thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn; huy động nguồn lực để tham gia cứu chữa người bị nạn,…)

+ Giúp dân sơ tán lồng bè, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản; thu hoạch mùa vụ; chằng, chống nhà cửa; sơ tán đến các địa điểm do chính quyền quy định khi có lệnh sơ tán, di dời dân; Tuần tra, túc trực tại các khu vực trũng, thấp, các công trình phòng chống thiên tai…

b) Về vật tư, phương tiện, trang thiết bị tại chỗ (chi tiết phụ lục 6 kèm theo)

- Các loại vật tư, phương tiện có thể trưng dụng để ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão bao gồm:

+ Vật tư, phương tiện dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê bao, bờ bao, công trình giao thông,…

+ Vật tư, phương tiện dùng để giúp dân chằng chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện…).

+ Vật tư, phương tiện tại nơi sơ tán.

+ Vật tư, phương tiện hỗ trợ cho các khu vực bị có thể bị chia cắt.

- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ phòng chống áp thấp nhiệt đới, bão:

+ Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương.

+ Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động.

1.4. Công tác di dời, sơ tán dân

- Ủy ban nhân dân cấp huyện; thành viên Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các cơ quan chức năng cấp huyện trực tiếp xuống địa bàn các xã, phường, thị trấn tại các khu vực phải di dời, sơ tán dân và các địa điểm tạm cư để chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện di dời những hộ dân sinh sống trong những căn nhà (đơn sơ, thiếu kiên cố và bán kiên cố), có khả năng bị tốc mái, đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Với các kịch bản về áp thấp nhiệt đới, bão, có thể xảy ra như sau:

a) Khi có tin áp thấp nhiệt đới, bão có rủi ro thiên tai cấp 3 có khả năng sẽ đổ bộ vào địa bàn Tỉnh

- Di dời tất cả các hộ dân sống ở những căn nhà đơn sơ, thiếu kiên cố và những hộ dân chưa có nhà ở nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão tới nơi ở an toàn.

- Lực lượng hỗ trợ dân sơ tán gồm: lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ và các tình nguyện viên tại các xã, phường, thị trấn.

- Địa điểm sơ tán:

+ Sơ tán đến hộ dân có nhà ở kiên cố và nhà bán kiên cố có nơi trú tránh an toàn.

+ Sơ tán đến công sở, trường học, chùa, nhà thờ, cơ sở sản xuất có nơi trú tránh an toàn.

- Phương tiện phục vụ sơ tán tại mỗi xã, phường, thị trấn: Tùy theo điều kiện hạ tầng giao thông trên địa bàn để bố trí các phương tiện chuyên chở phù hợp.

+ Huy động từ 02 đến 04 tàu ghe có trọng tải trên 10 tấn phục vụ sơ tán các hộ dân sống ven sông, kênh rạch.

+ Huy động từ 02 đến 04 ô tô các loại phục vụ sơ tán các hộ dân sống dọc theo các trục lộ giao thông.

+ Ngoài các phương tiện tại chỗ cần huy động thêm các phương tiện hiện có của các lực lượng vũ trang.

- Thời gian thực hiện: hoàn thành trước 12 giờ so với thời điểm dự báo áp thấp nhiệt đới, bão sẽ đổ bộ vào địa bàn Tỉnh.

b) Khi có tin áp thấp nhiệt đới, bão có rủi ro thiên tai cấp 4, cấp 5 có khả năng sẽ đổ bộ vào địa bàn Tỉnh

- Thực hiện di dời tất cả các hộ dân sống ở những căn nhà đơn sơ, thiếu kiên cố, bán kiên cố, những hộ dân không có nhà ở nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão và tất cả những hộ dân nằm trong khu vực xung yếu tới nơi ở an toàn.

- Lực lượng hỗ trợ dân sơ tán gồm: lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ và các tình nguyện viên tại các xã, phường, thị trấn.

- Địa điểm sơ tán:

+ Sơ tán đến hộ dân có nhà ở kiên cố có nơi trú tránh an toàn;

+ Sơ tán đến các địa điểm tập trung như: công sở, trường học, chùa, nhà thờ, cơ sở sản xuất có nơi trú tránh an toàn.

- Phương tiện phục vụ sơ tán tại mỗi xã, phường, thị trấn: Tùy theo điều kiện hạ tầng giao thông trên địa bàn để bố trí các phương tiện chuyên chở phù hợp.

+ Huy động từ 04 đến 08 tàu ghe có trọng tải trên 10 tấn phục vụ sơ tán các hộ dân sống ven sông, kênh rạch.

+ Huy động từ 04 đến 08 ô tô các loại phục vụ sơ tán các hộ dân sống dọc theo các trục lộ giao thông.

+ Ngoài các phương tiện tại chỗ cần huy động thêm các phương tiện hiện có của các lực lượng vũ trang.

- Thời gian thực hiện: hoàn thành trước 24 giờ so với thời điểm dự báo bão, sẽ đổ bộ vào địa bàn Tỉnh.

c) Một số việc cần lưu ý, tập trung làm tốt trong quá trình tổ chức sơ tán dân trú tránh áp thấp nhiệt đới, bão

- Truyền thông, hướng dẫn người dân, cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh theo dõi sát các bản tin dự báo, cảnh báo và chỉ đạo của chính quyền các cấp để chủ động sơ tán, di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

- Ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương: trẻ em, người già, người khuyết tật, người bị bệnh, phụ nữ mang thai và cho con bú…

- Nhắc nhở người dân khi đi sơ tán phải mang theo các giấy tờ tuy thân, tài sản quan trọng, quần áo, nhu yếu phẩm và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày.

- Tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại khu vực mình sinh sống; hỗ trợ những gia đình khó khăn theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”.

- Công tác tổ chức sơ tán phải đảm bảo nhanh gọn, an toàn tuyệt đối. Đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các điểm sơ tán tập trung;

- Tổ chức tuần tra, canh gác bảo đảm an ninh trật tự và tài sản cho các hộ dân đi sơ tán.

- Đối với các hộ dân không chịu sơ tán đến nơi trú tránh an toàn do thiếu nhận thức về những rủi ro thảm họa do bão gây ra, tư tưởng chủ quan, lo ngại về sự an toàn của nhà cửa và tài sản trong thời gian đi sơ tán thì Tổ công tác tại các khu vực phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể tại địa phương tổ chức đoàn công tác trực tiếp vận động, tuyên truyền thuyết phục các hộ dân thực hiện sơ tán. Riêng các hộ cố ý không chấp hành, trong tình trạng khẩn cấp tổ chức cưỡng chế sơ tán.

1.5. Công tác hậu cần tại chỗ (chi tiết phụ lục 7 kèm theo)

- Phân công giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương bị ảnh hưởng chuẩn bị lương thực như gạo, mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác,… phục vụ công tác hậu cần ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại xây dựng và triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực xăng dầu… sẵn sàng cung cấp cho các vùng chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ và sự điều động của cấp trên.

- Chuẩn bị các nhu yếu phẩm về cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để sẵn sàng cung ứng khi có lệnh điều động.

1.6. Công tác bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội

- Bố trí các tổ đội trực canh gác ở khu vực trọng yếu.

- Tổ chức tuần tra đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt trong thời gian tổ chức sơ tán dân.

- Các gia đình có thể bố trí thanh niên trẻ, khỏe ở lại phối hợp với lực lượng của ấp/xã trông coi tài sản. Nhắc nhở người dân hạn chế ra đường trong thời gian xảy ra áp thấp nhiệt đới, bão.

- Tăng cường bảo vệ an ninh biên giới Việt Nam - Campuchia.

- Phát hiện và trấn áp kịp thời các đối tượng lợi dụng tình hình thiên tai để trộm cắp, xuyên tạc, gây rối an ninh trật tự và an toàn xã hội.

1.7. Quản lý tàu thuyền và cho học sinh nghỉ học

- Tùy theo tình hình thực tế của áp thấp nhiệt đới, bão mà Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định ban hành lệnh cấm đò ngang, đò dọc, tàu vận tải hoạt động; yêu cầu các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc xuất bến tại các bến tàu, đò ngang, đò dọc trên địa bàn nhằm không để xảy ra sự cố đáng tiếc khi mưa bão xảy ra.

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức cho học sinh nghỉ học trước 24 giờ so với thời điểm dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn Tỉnh.

1.8. Trực ban phòng, chống thiên tai

- Tổ chức trực ban phòng, chống thiên tai 24/24 và báo cáo theo quy định. Nhiệm vụ của công tác trực ban:

- Giúp Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh và Ban chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành nắm được các thông tin về diễn biến thời tiết, mưa, lũ, bão; tình hình huy động nguồn lực ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão.

- Tiếp nhận chỉ thị, mệnh lệnh, chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ban Chỉ đạo/ Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên trực tiếp để truyền đạt kịp thời xuống Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp dưới quyền.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức ứng phó; xử lý các sự cố công trình phòng chống thiên tai; tổ chức điều động các lực lượng chi viện cho các địa phương khác theo lệnh của Ủy ban nhân dân cùng cấp và Ban Chỉ đạo/ Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên;

- Tổng hợp kết quả công tác ứng phó, tình hình thiệt hại và báo cáo về Ban Chỉ đạo/ Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên trực tiếp theo quy định.

2. Phân công nhiệm vụ (Phụ lục 2 kèm theo)

IV. CÔNG TÁC THỰC HIỆN KHI TRONG THỜI GIAN XẢY RA ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO

1. Các sở, ban, ngành, Tổ chức chính trị - xã hội, các huyện, thành phố và các phường, xã, thị trấn thực hiện nghiêm chế độ trực ban, thông tin, báo cáo tình hình và mọi diễn biến, ảnh hưởng, thiệt hại do áp thấp nhiệt đới, bão gây ra về cơ quan cấp trên để có chỉ đạo kịp thời.

2. Trường hợp ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, bão trong phạm vi hẹp thực hiện quy chế chỉ huy tập trung, thống nhất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trực tiếp chỉ huy, điều hành, phân công các lực lượng ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc triển khai các biện pháp ứng phó trên địa bàn mình quản lý để giải quyết các sự cố do áp thấp nhiệt đới, bão gây ra.

3. Trường hợp ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, bão xảy ra trên phạm vi rộng Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ban Chỉ huy tiền phương quyết định các biện pháp ứng phó giải quyết những tình huống khẩn cấp do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão gây ra. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh (Trưởng ban Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh) chỉ đạo điều hành chung.

V. CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SAU KHI ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO KẾT THÚC

1. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn này là tập trung khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống người dân, khôi phục sản xuất và đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường; lập kế hoạch khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Giải pháp thực hiện

- Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân.

- Hỗ trợ người dân trở về nhà, sửa chữa nhà cửa ổn định cuộc sống. Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của áp thấp nhiệt đới, bão.

- Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả.

- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất.

- Sửa chữa, khôi phục các công trình giao thông, thông tin, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng để đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo hướng đa mục tiêu, đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội.

3. Phân công trách nhiệm (Phụ lục 2 kèm theo)

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để Phương án Ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đạt hiệu quả cao, yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp; các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội:

1. Thực hiện cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Trưởng Ban Chỉ huy Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện) trực tiếp chỉ huy, điều hành, phân công các lực lượng có mặt trên địa bàn trong quá trình ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão. Căn cứ phương án này, Ủy ban nhân dân cấp huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết công tác điều hành, chỉ huy ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão. Đồng thời, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn cụ thể hóa các biện pháp thực hiện trên từng địa bàn dân cư để chủ động triển khai thực hiện.

2. Khi áp thấp nhiệt đới, bão có khả năng ảnh hưởng trên diện rộng, Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo, triển khai biện pháp huy động toàn bộ lực lượng chuyên trách của Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Công an Tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng… và lực lượng xung kích, Lực lượng Thanh niên tình nguyện của Tỉnh, các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn tham gia ứng phó.

3. Lồng ghép các nội dung phòng, chống áp thấp nhiệt đới, bão vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp và các Tổ chức chính trị - xã hội.

4. Sở Tài chính đề xuất nguồn ngân sách cho công tác chuẩn bị ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão và nguồn ngân sách cho các hoạt động ứng phó khi áp thấp nhiệt đới, bão xảy ra theo quy định; tổ chức tiếp nhận, quản lý và cấp phát nguồn vốn do Trung ương phân bổ đến các ngành, các cấp để triển khai thực hiện.

5. Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

6. Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện; đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh Phương án cho phù hợp, đạt hiệu quả./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Thiện Nghĩa

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
(Kèm theo Quyết định số 222/QĐ-UBND-HC ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Hạng mục

Đơn vị

Hồng Ngự

TX Hồng Ngự

Tân Hồng

Tam Nông

Thanh Bình

Cao Lãnh

TP Cao Lãnh

Tháp Mười

Lấp

Lai Vung

Châu Thành

TP Sa Đéc

Tổng cộng

I

Tổng diện tích đất tự nhiên

Ha

20.963

12.184

31.062

47.323

34.454

49.160

10.726

53.365

24.701

23.866

24.669

5.911

338.384

II

Tổng số xã, phường, thị trấn

10

7

9

12

13

18

15

13

13

12

12

9

143

1

- Tổng số xã

P,TT

9

4

8

11

12

17

7

12

12

11

11

3

117

2

- Phường, thị trấn

X,P,TT

1

3

1

1

1

1

8

1

1

1

1

6

26

III

Dân số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Tổng dân số

Người

146.034

78.985

93.019

106.565

157.026

203.910

164.477

138.567

183.102

162.444

153.803

106.148

1.694.080

2

- Nam giới

Người

72.658

39.689

48.736

53.146

77.659

100.860

81.830

68.616

90.698

80.406

76.686

51.841

842.825

3

- Nữ giới

Người

73.376

39.296

44.283

53.419

79.367

103.050

82.647

69.951

92.404

82.038

77.117

54.307

851.255

4

- Dân sống ở nông thôn

Người

146.034

37.404

81.073

96.172

143.772

190.794

73.465

118.933

171.609

154.165

140.969

42.295

1.396.685

5

- Dân sống ở thành thị

Người

-

41.581

11.946

10.393

13.254

13.116

91.012

19.634

11.493

8.279

12.834

63.853

297.395

IV

Về con người (yếu tố dễ bị tổn thương)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số hộ dân

Hộ

38.896

20.362

23.682

26.788

40.497

49.992

43.550

34.397

44.890

40.324

39.666

31.070

434.113

2

Trẻ em

Người

33.423

17.479

20.402

24.289

33.635

45.241

31.881

29.357

37.872

35.796

31.144

20.282

360.818

3

Người khuyết tật

Người

2.259

996

1.182

1.459

3.080

3.237

2.203

1.904

3.313

2.523

2.857

2.064

26.974

4

Số hộ nghèo

Hộ

1.946

634

925

1.071

1.233

1.403

601

858

1.268

1.282

581

740

12.542

 

Số người nghèo

Người

6.257

1.894

3.493

3.929

4.353

5.022

1.832

2.950

4.116

4.602

1.596

2.304

42.348

5

Số hộ cận nghèo

Hộ

3.669

1.063

780

2.795

3.884

3.073

1.267

1.376

2.465

2.748

1.097

1.035

25.251

 

Số người cận nghèo

Người

13.692

3.749

3.006

11.123

14.927

12.391

4.638

5.348

9.137

10.582

3.873

3.570

96.032

V

Sông ngòi, kênh rạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Sông Tiền và sông Hậu

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

154

2

- Sông nhỏ, kênh rạch trục chính (22 tuyến)

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

593

3

- Kênh rạch cấp 1 (218 tuyến)

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.857

4

- Kênh rạch cấp 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

tuyến

7

8

9

42

26

73

38

74

101

86

85

35

584

 

Chiều dài tuyến

km

27,6

24,9

21,0

148,4

86,9

281,7

69,9

213,8

265,8

199,2

188,8

69,4

1.597

VI

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Đường quốc lộ: 6 tuyến (QL.30, QL.80, QL.54, tuyến N2 và N2B và HCM)

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

249

2

- Đường tỉnh lộ: 17 tuyến

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

390

3

- Đường huyện lộ

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

917

4

- Đường đô thị

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

295

5

- Đường xã

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.806

VII

Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Trường Mầm non

Trường

13

9

16

17

19

24

19

21

15

15

14

13

195

2

- Trường Tiểu học

Trường

30

12

24

26

32

34

27

29

30

25

24

14

307

3

- Trường Trung học cơ sở

Trường

11

5

11

8

12

14

11

13

12

12

12

5

126

4

- Trường Trung học phổ thông

Trường

3

2

3

2

2

4

5

5

3

3

3

3

38

5

- Trường Phổ thông cơ sở

Trường

 

2

2

2

 

6

 

2

 

 

 

 

14

6

- Ngoài công lập

Trường

 

 

 

2

1

1

 

 

1

 

 

 

5

7

- Trường Trung học

Trường

 

 

 

1

 

1

 

 

1

 

 

 

3

8

- Trường Dạy nghề

Trường

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

 

11

9

- Trường Cao đẳng, Đại học

Trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

VIII

Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Bệnh viện

BV

1

1

1

1

1

3

8

1

1

1

1

3

23

2

- Phòng khám khu vực

PK

1

1

2

 

1

 

1

1

1

1

 

1

10

3

- Trạm y tế cấp xã, CQ, CN

Trạm

11

7

9

12

13

18

15

13

13

12

12

9

144

4

- Nhân lực ngành y

Người

194

299

197

198

247

443

1.660

311

273

241

226

649

4.938

5

- Nhân lực ngành dược

Người

36

38

43

33

40

89

221

65

35

37

51

62

750

IX

Nước sạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Trạm cấp nước ở nông thôn

Trạm

14

 

34

37

26

61

6

83

38

58

16

 

373

2

- Số người dân sống ở nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

hộ

34.268

9.289

20.125

25.311

35.888

49.122

20.091

28.662

44.054

39.857

38.596

10.057

355.320

3

- Tỷ lệ người dân sống ở nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

%

99,97

99,98

98,87

99,67

99,76

99,71

100,00

99,43

99,42

99,71

99,81

100,00

-

X

Đình, chùa, nhà thờ sử dụng làm nơi trú tránh bão an toàn

CS

12

10

9

12

13

15

15

10

13

12

10

11

142

 

PHỤ LỤC 2

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số 222/QĐ-UBND-HC ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

A

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ (NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN)

 

 

 

I

Đối với cấp xã

 

 

 

1

Xây dựng, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung và triển khai phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão đến tận hộ dân, cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn cấp xã

UBND xã, phường, thị trấn

Các ban, ngành, tổ chức CTXH có liên quan

Trước mùa mưa bão hàng năm

2

Kiểm tra, nhắc nhở, hỗ trợ nhân dân, cơ quan, đơn vị sản xuất trên địa bàn chằng néo, gia cố nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng và chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư và các nhu yếu phẩm thiết yếu để chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão

3

Huy động lực lượng quân sự, công an, thanh niên xung kích, chữ thập đỏ cùng với lực lượng tại chỗ của các khóm/ấp hỗ trợ nhân dân chằng néo, gia cố nhà cửa

4

Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban ngành, tổ chức CTXH cấp huyện chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng và kinh phí ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão

Phòng, ban ngành, tổ chức CTXH cấp huyện có liên quan

5

Tổ chức diễn tập, tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn kinh nghiệm phòng tránh áp thấp nhiệt đới, bão, đến cộng đồng. Theo dõi sát tình hình khí tượng thuỷ văn để chủ động phòng tránh. Báo cáo kết quả công tác chuẩn bị ứng phó về UBND và Thường trực Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện

II

Đối với cấp Huyện

 

 

 

1

Xây dựng, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung và Triển khai phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão của cấp huyện đến các ngành, tổ chức CTXH huyện và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn;

UBND cấp huyện; Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - PCTT và TKCN

Các sở, ban, ngành, tổ chức CTXH có liên quan; Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH - PCTT và BĐKH Tỉnh, UBND cấp xã

Trước mùa mưa bão hàng năm

2

Nhắc nhở các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn gia cố, chằng néo trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất và các công trình kết cấu hạ tầng được giao quản lý

3

Kiểm tra, đôn đốc và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của cấp xã. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư và các nhu yếu phẩm thiết yếu để hỗ trợ cấp xã

4

Phổ biến tài liệu truyền thông hướng dẫn phòng, chống áp thấp nhiệt đới, bão. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai, hướng dẫn người dân xây dựng nhà phải đảm bảo yêu cầu phòng chống lũ, bão; xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt cần kết hợp làm nơi trú tránh bão tại chỗ cho gia đình.

5

Theo dõi sát tình hình khí tượng thuỷ văn; tổng hợp, báo cáo kết quả công tác chuẩn bị ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão về Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh.

III

Đối với cấp Tỉnh

 

 

 

1

Cung cấp kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão

Đài khí tượng thuỷ văn Đồng Tháp

Trung tâm KTTV Trung ương và các đơn vị có liên quan

Hàng năm

2

Hướng dẫn và nhắc nhở các cơ quan, đơn vị và nhân dân gia cố, chằng chống nhà cửa và các công trình kết cấu hạ tầng

Sở Xây dựng

Các sở, ngành có liên quan; UBND cấp huyện

Hàng năm

3

Phổ biến tài liệu truyền thông hướng dẫn và kinh nghiệm phòng chống áp thấp nhiệt đới, bão đến cộng đồng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

Các sở, ngành có liên quan;

Hàng năm

4

Huy động tối đa lực lượng hiện có giúp các địa phương chằng néo nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng, diễn tập phòng, chống áp thấp nhiệt đới, bão

Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

Bộ đội Biên Phòng tỉnh, Công an Tỉnh và các sở, ngành có liên quan

Hàng năm

5

Lập kế hoạch bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh

Công an Tỉnh

Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ đội Biên Phòng tỉnh và các địa phương

Hàng năm

6

Chỉ đạo các đơn vị, trường học trong Tỉnh tổ chức gia cố, sửa chữa bảo quản tài sản, trang thiết bị. Xây dựng kế hoạch cho học sinh nghỉ học tránh áp thấp nhiệt đới, bão

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các sở, ban, ngành, tổ chức CTXH và các địa phương có liên quan

Hàng năm

7

Chuẩn bị đầy đủ tàu ghe, ô tô hỗ trợ các địa phương sơ tán dân trú tránh áp thấp nhiệt đới, bão và kiểm tra an toàn hệ thống giao thông thuỷ, bộ

Sở Giao thông Vận tải

các ngành Tỉnh có liên quan và các địa phương

Hàng năm

8

Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị, cơ số thuốc phòng, chống thiên tai; có phương án phòng bệnh, xử lý môi trường và phòng chống dịch bệnh sau áp thấp nhiệt đới, bão

Sở Y tế

các ngành, tổ chức CTXH và các địa phương

Hàng năm

9

Xây dựng Kế hoạch đảm bảo an toàn cơ sở sản xuất công nghiệp, điện lực; cung cấp lương thực, thực phẩm, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho công tác ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão

Sở Công Thương

Các sở, ngành Tỉnh có liên quan và huyện, thành phố

Hàng năm

10

Chỉ đạo các đơn vị truyền thông kiểm tra nâng cấp trang thiết bị, đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành, tổ chức CTXH có liên quan

Hàng năm

11

Lập kế hoạch kinh phí cho công tác chuẩn bị ứng phó trước khi áp thấp nhiệt đới, bão xảy ra trên địa bàn Tỉnh

Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH - PCTT và TKCN Tỉnh

Sở Tài chính

Hàng năm

12

- Cung cấp kịp thời các thông tin có liên quan về áp thấp nhiệt đới, bão và các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân Tỉnh đến các ngành, các cấp và các cơ quan thông tin đại chúng.

- Biên soạn phổ biến tài liệu truyền thông hướng dẫn phòng, chống áp thấp nhiệt đới, bão.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về phòng, chống thiên tai cho cán bộ cơ sở.

- Triển khai Phương án ứng phó; đôn đốc, hướng dẫn và tổng hợp kết quả chuẩn bị ứng phó của các cấp, các ngành và báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban nhân dân Tỉnh

Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH - PCTT&TKCN Tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể; Đài KTTV, Đài Phát thanh- Truyền hình, Báo Đồng Tháp; UBND cấp huyện

Hàng năm

IV

Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội

 

 

 

1

Chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương tham gia cùng với các cấp chính quyền chuẩn bị cho công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão

Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội

Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan

Hàng năm

2

Tổ chức tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên trong tổ chức những kiến thức cơ bản về phòng chống thiên tai, hỗ trợ cộng đồng công tác chuẩn bị ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão

B

KHI NHẬN THÔNG TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO CÓ KHẢ NĂNG ĐỔ BỘ VÀO ĐỊA BÀN TỈNH

I

Đối với cấp tỉnh

 

 

 

1

+ Tổ chức họp để triển khai các biện pháp ứng phó theo phương án; triển khai thực hiện các chỉ đạo, công điện của Trung ương, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh;

+ Các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội theo nhiệm vụ quản lý để thực hiện các phương án ứng phó;

+ Phân công lãnh đạo đơn vị tham gia các tổ công tác trực tiếp kiểm tra, đôn đốc và chỉ huy công tác ứng phó tại địa bàn được phân công;

+ Dừng (hoãn) các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung cho công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão.

+ Đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc chằng néo gia cố nhà cửa, sơ tán tài sản đến nơi an toàn.

+ Bố trí trực ban phòng, chống thiên tai theo qui định. Báo cáo kịp thời các sự cố, công tác ứng phó và tình hình thiệt hại của ngành mình về Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh

Các sở, ngành Tỉnh

Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan

Khi nhận được thông tin áp thấp nhiệt đới, bão sẽ đổ bộ vào địa bàn Tỉnh

2

Ban hành kịp thời các tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão theo qui định tại Khoản 7 Điều 5 Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Qui định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai

Đài Khí tượng Thuỷ văn Đồng Tháp

các sở, ngành, đơn vị có liên quan

-

3

Tăng cường thời lượng phát sóng; thông tin kịp thời về áp thấp nhiệt đới, bão và các văn bản chỉ đạo của trung ương, chỉ đạo của tỉnh để các ngành, các cấp chủ động thực hiện; hướng dẫn cách thức phòng tránh, ứng phó để quần chúng nhân dân biết thực hiện

Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan

-

4

Tổ chức kiểm tra các trường học, cơ sở dạy nghề để chuẩn bị các phương án ứng phó kịp thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên và nhân viên; Tổ chức cho học sinh nghỉ học khi áp thấp nhiệt đới, bão đổ bộ

Sở Giáo dục và Đào tạo

các huyện, thành phố

 

5

Điều động lực lượng, phương tiện hỗ trợ cấp huyện tổ chức sơ tán dân đến nơi an toàn

Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng Tỉnh, Công an Tỉnh, các sở ngành, tổ chức chính trị, xã hội

Hoàn thành công tác sơ tán dân trước 12 giờ đối với rủi ro thiên tai cấp độ 3, trước 24 giờ đối với rủi ro thiên tai cấp độ 4,

5

6

Chặt tỉa cây xanh có nguy cơ đổ ngã, đảm bảo giao thông huyết mạch thông suốt tại các tuyến đường theo phân cấp quản lý của Tỉnh, các tuyến đường theo phân cấp quản lý của Huyện do địa phương thực hiện. Bố trí lực lượng hướng dẫn giao thông tại các bến phà, đò ngang, đò dọc phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ xã hộ và di chuyển của người dân.

Sở Giao thông vận tải

Ủy ban nhân dân cấp huyện và các ngành có liên quan

Khi nhận được thông tin áp thấp nhiệt đới, bão sẽ đổ bộ vào địa bàn Tỉnh

7

Triển khai thực hiện việc kiểm tra, hướng dẫn, xử lý đảm bảo an toàn công trình, nhà ở đang thi công; gia cố, chằng chống nhà cửa và các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình cộng cộng, kho tàng, tổ chức chặt tỉa cây xanh có nguy cơ đổ ngã.

Sở Xây dựng

UBND cấp huyện

Khi nhận được thông tin áp thấp nhiệt đới, bão sẽ đổ bộ vào địa bàn Tỉnh

8

Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn Tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, bảo vệ đường dây viễn thông an toàn khi xảy ra ngập lụt. Tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc triển khai thực hiện quy trình định vị thuê bao di động phục vụ cứu hộ, cứu nạn cho nhân dân trên địa bàn Tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các doanh nghiệp viễn thông

 

9

Chủ động đảm bảo an ninh, trật tự, phát hiện và trấn áp kịp thời các đối tượng lợi dụng tình hình thiên tai để trộm cắp, xuyên tạc, gây rối an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Công an Tỉnh

Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh; lực lượng công an, quân sự cấp huyện, cấp xã

 

10

Tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội dọc theo biên giới Đồng Tháp - Prâyveng (Việt Nam - Camphuchia)

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng

Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Công an Tỉnh, các sở ngành, tổ chức CTXH Tỉnh

Thường xuyên

11

Bảo vệ kho hàng, kho hóa chất, bãi rác bảo đảm an toàn, không để phát tán nguồn ô nhiễm, chất độc hại (hóa chất, xăng dầu, rác thải...) ra môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành có liên quan

 

12

Chuẩn bị đủ cơ số, phương tiện, vật tư, thiết bị, thuốc men cần thiết để đáp ứng nhu cầu cứu thương và khắc phục hậu quả, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, cứu tế cho nhân dân nơi sơ tán tập trung, xử lý môi trường, phòng trừ dịch bệnh

Sở Y tế

các ngành, tổ chức CTXH có liên quan

 

13

Tổ chức cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân phải sơ tán, di dời do bão, cứu trợ nhân dân… hướng dẫn kiểm tra công tác phòng chống bão đối với các kho bãi, chợ, khu thương mại trọng yếu

Sở Công Thương

UB Mặt trận tổ quốc VN Tỉnh, các ngành có liên quan

 

14

Ngưng tổ chức các tour du lịch về những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới, bão

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các đơn vị có liên quan

Trước 12 giờ đối với rủi ro thiên tai cấp 3, trước 24 giờ đối với rủi ro thiên tai cấp 4,5

15

- Cung cấp kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo về áp thấp nhiệt đới, bão và các chỉ đạo của Trung ương và UBND Tỉnh đến các ngành, các cấp;

- Tổng hợp kết quả ứng phó, các mặt thiệt hại do áp thấp nhiệt đới, bão gây ra; báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh để có chỉ đạo ứng phó kịp thời.

- Đề xuất UBND Tỉnh các biện pháp ứng phó

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và TKCN Tỉnh)

Các sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên và khi thiên tai xảy ra

II

Đối với cấp huyện

 

 

 

1

Thông tin kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo về áp thấp nhiệt đới, bão và các chỉ đạo của cấp trên cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân biết chủ động thực hiện

Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

UBND cấp huyện; các ban, ngành có liên quan

Thường xuyên

2

Phân công các thành viên Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - PCTT và TKCN trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão tại cấp xã

BCH Ứng phó với BĐKH - PCTT&TKCN cấp huyện

Các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan

Khi nhận được thông tin về áp thấp nhiệt đới, bão

3

Triển khai thực hiện các chỉ đạo của cấp trên. Chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão

UBND cấp huyện

UBND cấp xã và các ban, ngành liên quan

Khi nhận được chỉ đạo từ cơ quan cấp trên.

4

Tổ chức, chỉ đạo lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến tại cấp xã, ấp và sẵn sàng hỗ trợ người dân ứng phó hiệu quả, đảm bảo an toàn về người, tài sản, hạn chế thiệt hại do áp thấp nhiệt đới, bão gây ra;

UBND cấp huyện

Các ban, ngành, tổ chức CTXH có liên quan

Khi nhận được thông tin về áp thấp nhiệt đới, bão

5

Huy động lực lượng giúp dân chằng chống nhà cửa trước khi áp thấp nhiệt đới, bão xảy ra

UBND cấp huyện

UBND cấp xã và các đơn vị có liên quan

Trước khi áp thấp nhiệt đới, bão xảy ra

6

Kiểm tra, rà soát và có phương án bảo đảm an toàn các công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình: Đê bao bảo vệ sản xuất, dân cư, đường giao thông, bến cảng, công trình điện, thông tin liên lạc, trường học, cơ sở y tế,... Đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng đã có quyết định đầu tư.

UBND cấp huyện

Các ban, ngành, tổ chức CTXH

 

7

Dừng (hoãn) các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung cho công tác chỉ huy chỉ đạo ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão

UBND cấp huyện

Các ban, ngành, tổ chức CTXH

 

8

Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang, lực lượng chi viện, hỗ trợ của cấp trên và huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ tổ chức cứu nạn, cứu hộ;

UBND cấp huyện

Lực lượng vũ trang, lực lượng chi viện, hỗ trợ cấp trên; các ban, ngành có liên quan

 

9

Chủ động sơ tán, di dời dân ở các khu vực xung yếu đến nơi tạm cư an toàn; đảm bảo cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, ánh sáng, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng dịch, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

UBND cấp huyện

Lực lượng vũ trang, lực lượng chi viện, hỗ trợ cấp trên, Y tế các cấp, các ban, ngành liên quan

Khi áp thấp nhiệt đới, bão có khả năng đổ bộ vào địa bàn huyện

10

Tổ chức trực ban phòng, chống thiên tai 24/24; theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và công điện của Tỉnh.

UBND cấp huyện/ Ban chỉ huy Ứng phó với BĐKH- PCTT và TKCN

Các sở, ngành, đoàn thể có liên quan

Trực theo chế độ quy định

III

Đối với cấp xã

 

 

 

1

Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên, thông tin kịp thời diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão và các chỉ đạo của cấp trên để nhân dân biết chủ động ứng phó

Trạm Truyền thanh xã

UBND cấp xã

 

2

Rà soát các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng chuẩn bị để di dời, sơ tán dân; Huy động các nguồn lực tại địa phương tổ chức sơ tán dân đến nơi an toàn

UBND cấp xã

Ban, ngành, tổ chức CTXH, Ủy ban nhân dân cấp huyện

 

3

Kiểm tra, rà soát các hộ gia đình có các đối tượng dễ bị tổn thương để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết..

UBND cấp xã

Ban, ngành, tổ chức CTXH, Ủy ban nhân dân cấp huyện

 

4

Tổ chức khám chữa bệnh, cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho những người dân tại những nơi sơ tán tập trung

Y tế xã

Y tế huyện, ban, ngành liên quan

Khi có tổ chức sơ tán dân

5

Chỉ đạo các khóm/ấp thực hiện công tác chằng chống nhà cửa; đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động trên địa bàn đảm bảo an toàn trước khi áp thấp nhiệt đới, bão đổ bộ

UBND cấp xã

Các ban, ngành có liên quan

 

6

Tổ chức, chỉ đạo lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đến tận hộ dân; Huy động các lực lượng để hỗ trợ nhân dân thu hoạch mùa vụ, chằng chống nhà cửa, di dời đồ đạc,…

UBND cấp xã

Các ban, ngành có liên quan

 

7

Tổ chức trực ban 24/24; Thường trực tại các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão

UBND cấp xã

Các ban, ngành có liên quan

Trực theo chế độ quy định

IV

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Tỉnh, các tổ chức CTXH

 

 

 

1

Phân công lãnh đạo đơn vị tham gia các Tổ công tác trực tiếp chỉ đạo đôn đốc công tác ứng phó tại địa bàn được phân công

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội

Ban Chỉ đạo ứng phó với Biến đổi khí hậu- Phòng, chống thiên tai & TKCN Tỉnh; Các sở, ban, ngành có liên quan

 

2

Theo chức năng nhiệm vụ của mình, huy động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia cùng với các cấp chính quyền ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão

3

Tuyên truyền, vận động các hộ dân thực hiện chỉ đạo của các cấp chính quyền; chủ động sơ tán đến nơi an toàn

4

Tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nước sạch và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho hộ nghèo, cận nghèo, neo đơn, khó khăn. Chăm lo ăn uống, nơi nghỉ cho lực lượng tham gia ứng phó.

5

Vận động các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị sản xuất kinh doanh đóng góp công sức, vật chất cho công tác ứng phó

C

KHẮC PHỤC THIỆT HẠI DO ẢNH HƯỞNG ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI BÃO

I

Đối với cấp xã

 

 

 

1

Triển khai các chỉ đạo của cấp trên. Hỗ trợ nhân dân di dời về nơi ở cũ, an toàn, trật tự; Tổ chức cứu trợ, khám chữa bệnh, dọn dẹp vệ sinh môi trường đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống của nhân dân

UBND cấp xã/ Ban chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai cấp xã

Công an, quân sự, Y tế, thanh niên xung kích; các đoàn thể và lực lượng tại các khóm/ấp

Giai đoạn sau bão

2

Tổ chức lực lượng xung kích, tình nguyện viên giúp dân khắc phục hậu quả, sửa chữa, xây dựng lại nhà ở, bảo vệ trật tự an ninh và tài sản của nhân dân

3

Huy động lực lượng tổ chức thu dọn cây xanh, cột điện, công trình, thiết bị gãy đổ, sửa chữa trường học, bệnh viện các công trình hư hỏng; đảm bảo giao thông, nước sạch, điện, viễn thông thông suốt, tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường

môi trường, các ban, ngành có liên quan

4

Phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, chủ động thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” có hiệu quả

UBND cấp huyện

5

Điều tra thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại theo đúng quy định và Báo cáo về Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - PCTT và TKCN cấp huyện

Các ban, ngành, đoàn thể có liên quan

II

Đối với cấp huyện

 

 

 

1

Triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp trên. Huy động nguồn lực hỗ trợ cấp xã khắc phục hậu quả: sửa chữa nhà cửa và di dời về nơi ở cũ ổn định cuộc sống và sản xuất

UBND cấp huyện

Các ban, ngành, đoàn thể có liên quan; UBND cấp xã

Giai đoạn sau bão

2

Sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng bị hư hỏng. Tổ chức cứu trợ, khám chữa bệnh, dọn dẹp vệ sinh môi trường và phòng trừ dịch bệnh

UBND cấp huyện/ Ban chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai cấp huyện

Bệnh viện - Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện, Trạm Y tế các phường - xã - thị trấn; các ban, ngành có liên quan

3

Tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, chủ động thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” có hiệu quả

UBND cấp huyện

UBND xã và các ngành, tổ chức CTXH có liên quan

4

Điều tra thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại theo đúng quy định và Báo cáo về Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - PCTT và TKCN Tỉnh

Ban chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai cấp huyện

Các ban, ngành có liên quan

III

Đối với cấp Tỉnh

 

 

 

1

- Triển khai các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh Uỷ và UBND Tỉnh;

- Điều tra, đánh giá tình hình thiệt hại do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, bão gây ra đối với lĩnh vực do sở, ngành phụ trách;

- Tổ chức sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng được giao quản lý và sử dụng bị hư hỏng.

Tất cả sở, ngành tỉnh

Các sở, ban, ngành có liên quan

Giai đoạn sau bão

2

Thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ nhân dân di dời về nơi ở cũ và sửa chữa nhà cửa

Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng Tỉnh, Công an Tỉnh, các sở ngành, tổ chức CTXH có liên quan

3

Chỉ đạo các đơn vị, trường học khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, sửa chữa cơ sở trường học bị hư hỏng, huy động học sinh đến trường và tổ chức dạy bù những ngày học sinh phải nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các đơn vị có liên quan

4

Hỗ trợ các địa phương khám chữa bệnh, dọn dẹp vệ sinh môi trường và phòng trừ dịch bệnh

Sở Y tế

Các ngành có liên quan

5

Thu dọn các cây xanh, trụ đèn chiếu sáng bị đổ ngã đảm bảo giao thông được thông suốt, rà soát các cây xanh có nguy cơ đổ ngã để chặt tỉa, chống sửa đảm bảo an toàn tại các tuyến đường theo phân cấp quản lý của Tỉnh, các tuyến đường theo phân cấp quản lý của huyện do địa phương thực hiện

Sở Giao thông vận tải

UBND cấp huyện và các ngành có liên quan

6

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, nâng giá, nhất là lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước sạch, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, chất đốt; chỉ đạo các công ty thương mại, siêu thị tổ chức bán hàng lưu động (bình ổn giá) để cung cấp đầy đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm cho nhân dân.

Sở Công Thương

các sở ngành Tỉnh có liên quan và các địa phương

7

Tổ chức đánh giá tình hình thiệt hại và lập kế hoạch khắc phục, ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất

Sở Nông nghiệp và PTNT (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh)

các ngành, đoàn thể tỉnh và UBND cấp huyện

8

Tham mưu trình UBND Tỉnh bổ sung từ nguồn ngân sách Tỉnh cho các huyện, thành phố để hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn

Sở Tài chính

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh

IV

Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức CTXH các cấp

 

 

 

1

Phối hợp với các cấp chính quyền khắc phục hậu quả do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, bão

Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức CTXH các cấp

Các sở, ban, ngành có liên quan; UBND các cấp

Giai đoạn sau bão

2

Tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men, kinh phí cho hộ dân bị thiệt hại và các đối tượng dễ bị tổn thương

 

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY TIỀN PHƯƠNG TẠI CÁC KHU VỰC THÀNH LẬP KHI ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO ẢNH HƯỞNG TRÊN PHẠM VI RỘNG
(Kèm theo Quyết định số 222/QĐ-UBND-HC ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Chức vụ, đơn vị công tác

Nhiệm vụ được phân công trong Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và TKCN Tỉnh

Nhiệm vụ được phân công trong Tổ Công tác

 

TỔ 1: KHU VỰC CÁC HUYỆN HỒNG NGỰ, TÂN HỒNG, TAM NÔNG VÀ THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ

1

Phó Chủ tịch UBND Tỉnh

Phó Trưởng Ban

Tổ Trưởng

2

Phó Chỉ huy trưởng - TMT Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh

Uỷ viên, phụ trách địa bàn thành phố Hồng Ngự

Tổ phó

3

Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH-PCTT & TKCN tỉnh

Uỷ viên

Thành viên

4

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Uỷ viên, phụ trách địa bàn huyện Tân Hồng

Thành viên

5

Giám đốc Công an Tỉnh

Uỷ viên, phụ trách địa bàn huyện Hồng Ngự

Thành viên

6

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Uỷ viên, phụ trách địa bàn huyện Tam Nông

Thành viên

7

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Thành viên

8

Lãnh đạo Y tế

 

Thành viên

9

Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Tỉnh

Uỷ viên

Thành viên

10

Lãnh đạo Hội Nông dân Tỉnh

Uỷ viên

Thành viên

11

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh

 

Thành viên

12

Lãnh đạo Tỉnh đoàn

Uỷ viên

Thành viên

II

TỔ 2: KHU VỰC CÁC HUYỆN THANH BÌNH, CAO LÃNH, THÁP MƯỜI VÀ THÀNH PHỐ CAO LÃNH

1

Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh

Phó Trưởng ban

Tổ Trưởng

2

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Uỷ viên

Tổ phó

3

Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Uỷ viên, phụ trách địa bàn huyện Thanh Bình

Thành viên

4

Phó Giám đốc sở Y tế

Uỷ viên, phụ trách địa bàn huyện Cao Lãnh

Thành viên

5

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Uỷ viên

Thành viên

6

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường

 

Thành viên

7

Lãnh đạo Công an Tỉnh

 

Thành viên

8

Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Tỉnh

 

Thành viên

9

Lãnh đạo Hội Nông dân Tỉnh

 

Thành viên

10

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu từ xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT

Uỷ viên

Thành viên

11

Văn phòng Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH, PCTT và TKCN Tỉnh

 

Thành viên

III

TỔ 3: KHU VỰC CÁC HUYỆN LẤP VÒ, LAI VUNG, CHÂU THÀNH VÀ THÀNH PHỐ SA ĐÉC

1

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Phó Trưởng ban

Tổ trưởng

3

Phó Giám đốc Sở Công Thương

Uỷ viên, phụ trách địa bàn huyện Lấp Vò

Tổ phó

4

Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải

Uỷ viên, phụ trách địa bàn huyện Lai Vung

Thành viên

5

Phó Giám đốc Sở Tài chính

Uỷ viên, phụ trách địa bàn thành phố Sa Đéc

Thành viên

6

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội

Uỷ viên, phụ trách địa bàn thành phố Châu Thành

Thành viên

7

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Phó Trưởng ban

Thành viên

8

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

 

Thành viên

9

Lãnh đạo Công an Tỉnh

 

Thành viên

10

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp

 

Thành viên

11

Văn phòng Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH, PCTT và TKCN Tỉnh

 

Thành viên

IV

TỔ 4: CHỈ ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH CHUNG

1

Chủ tịch UBND Tỉnh

Trưởng Ban

Tổ Trưởng

2

Phó Chánh Văn phòng UBND Tỉnh

Uỷ viên

Tổ phó

3

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH, PCTT và TKCN Tỉnh

Uỷ viên

Thành viên

4

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh

Uỷ viên

Thành viên

5

Lãnh đạo Công an Tỉnh

 

Thành viên

6

Phó Chỉ huy Trưởng/ Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

Uỷ viên

Thành viên

7

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh

 

Thành viên

8

Lãnh đạo Sở Công Thương

 

Thành viên

9

Lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh

Uỷ viên

Thành viên

10

Lãnh đạo Đài Khí tượng thuỷ văn Tỉnh

Uỷ viên

Thành viên

11

Lãnh đạo Đài phát thanh và truyền hình Đồng Tháp

Uỷ viên

Thành viên

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP LỰC LƯỢNG THAM GIA ỨNG PHÓ VỚI ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO
(Kèm theo Quyết định số 222/QĐ-UBND-HC ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Hoạt động

Đơn vị

Hồng Ngự

TX Hồng Ngự

Tân Hồng

Tam Nông

Thanh Bình

Cao Lãnh

TP Cao Lãnh

Tháp Mười

Lấp

Lai Vung

Châu Thành

TP Sa Đéc

Tổng cộng

I

Chốt cứu hộ cứu nạn xung yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.595

1

Chốt xung yếu

Chốt

18

9

27

15

24

31

37

25

8

9

31

16

250

2

Thành viên tham gia

Người

169

70

207

105

107

160

232

121

59

50

232

83

1.595

II

Hỗ trợ dân chằng chống, gia cố nhà cửa chống bão

 

235

155

195

255

275

375

315

275

275

255

255

195

3.060

1

Cấp xã (mỗi xã 20 người)

Người

220

140

180

240

260

360

300

260

260

240

240

180

2.880

2

Hỗ trợ từ huyện

Người

15

15

15

15

15

15

15

15

15

15

15

15

180

III

Hỗ trợ sơ tán dân

 

198

126

168

216

234

324

270

234

234

216

216

162

3.148

1

Cấp xã (mỗi xã 15 người)

Người

165

105

135

180

195

270

225

195

195

180

180

135

2.160

2

Hỗ trợ từ huyện

Người

33

21

33

36

39

54

45

39

39

36

36

27

438

3

Hỗ trợ từ tỉnh (Quân sự, công an, Bộ đội Biên Phòng) tại địa bàn xung yếu

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

400

4

Hỗ trợ của Quân khu 9 (tại địa bàn xung yếu)

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

150

IV

Bảo vệ an ninh trật tự

Người

197

125

167

214

232

322

268

232

232

214

214

161

3.126

1

Cấp xã (mỗi xã 20 người)

Người

165

75

135

180

195

270

225

195

195

180

180

135

2.130

2

Hỗ trợ từ huyện

Người

22

15

20

24

26

36

30

39

26

24

24

18

304

3

Hỗ trợ từ tỉnh (Quân sự, công an, Bộ đội Biên Phòng) tại địa bàn xung yếu

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

400

V

Hậu cần, cứu trợ, khám chữa bệnh

Người

121

78

106

132

143

198

165

156

143

132

141

99

1.614

1

Cấp phát lương thực, thực phẩm, nước uống..... (mỗi xã 5 người)

Người

55

35

50

60

65

90

75

65

65

60

69

45

734

2

Hỗ trợ từ huyện

Người

22

15

20

24

26

36

30

39

26

24

24

18

304

3

Khám chữa bệnh (mỗi xã 4 người)

Người

44

28

36

48

52

72

60

52

52

48

48

36

576

VI

Thông tin tuyên truyền

 

36

24

30

39

42

57

48

42

42

39

39

30

468

1

Cấp xã (mỗi xã 3 người)

Người

33

21

27

36

39

54

45

39

39

36

36

27

432

2

Hỗ trợ từ huyện

Người

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

36

 

TỔNG CỘNG

Người

787

508

666

856

926

1.276

1.066

939

926

856

865

647

13.011

 

PHỤ LỤC 5

TỔNG HỢP LỰC LƯỢNG CÓ THỂ HUY ĐỘNG THAM GIA ỨNG PHÓ THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 222/QĐ-UBND-HC ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Lực lượng

Tổng cộng

1

Quân đội (tỉnh đội, huyện đội)

2.116

2

Bộ đội biên phòng

55

3

Công an

661

4

Y tế

358

5

Thanh niên tình nguyện

766

6

Doanh nghiệp huy động

311

7

Hội chữ thập đỏ

3.448

8

Dân quân tự vệ

6.792

9

Hội phụ nữ

1.523

10

Lực lượng xung kích

2.543

11

Hội Nông dân, đoàn thể khác

1.074

12

Thành viên Ban chỉ huy, VPTT

780

13

Cán bộ công nhân viên chức

1.916

14

Lực lượng quản lý đê chuyên trách

60

15

Lực lượng quản lý đê nhân dân

272

16

Lực lượng khác

1.725

 

PHỤ LỤC 6

PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ ỨNG PHÓ VỚI ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO
(Kèm theo Quyết định số 222/QĐ-UBND-HC ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Loại thiết bị

Đơn vị

Bộ CHQS tỉnh

Bộ đội Biên Phòng

Công an Đồng Tháp

các sở, ngành khác

Hồng Ngự

TX. Hồng Ngự

Tân Hồng

Tam Nông

Thanh Bình

Cao Lãnh

TP.Cao Lãnh

Tháp Mười

Lấp

Lai Vung

Châu Thành

Tp. Sa Đéc

Tổng cộng

1

Nhà bạt 60 m2

Chiếc

18

 

9

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

1

 

30

2

Nhà bạt 24,75 m2

Chiếc

60

48

37

 

 

 

 

1

 

25

2

 

 

1

7

3

184

3

Nhà bạt 16,5 m2

Chiếc

45

 

 

 

 

3

 

1

1

 

1

1

1

3

8

4

68

4

Áo phao

Chiếc

879

1.660

360

379

25

48

 

766

170

59

241

112

39

55

268

433

6.252

5

Phao tròn cứu sinh

Chiếc

1.171

1.611

120

212

50

38

225

269

145

64

118

97

5

110

179

181

5.019

6

Phao bè cứu sinh

Chiếc

2

10

2

76

 

 

30

 

50

 

4

 

 

 

1

 

327

7

Nệm hơi cứu người

Chiếc

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

8

Dây cứu hộ

Cuộn

 

 

 

 

 

120

 

 

 

 

 

100

 

 

741

32

993

9

Áo đi mưa

Chiếc

 

40

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

117

202

10

Đèn pin

Chiếc

 

40

 

15

 

2

 

 

 

 

7

 

 

 

32

79

205

11

Loa tay

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

6

27

37

12

Máy bộ đàm cầm tay

Chiếc

 

 

185

 

 

 

 

 

4

 

 

2

 

30

 

 

221

13

Thuyền composit + máy nổ

chiếc

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

64

14

Xuồng, tắc ráng

Chiếc

 

1

27

41

 

3

16

 

 

1

16

4

1

1

8

3

163

15

Xuồng TS 660

Chiếc

4

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

6

16

Xuồng ST450

Chiếc

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

10

17

Xuồng ST 220

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

13

18

Ca nô các loại

Chiếc

1

 

30

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

2

 

3

40

19

Tàu tuần tra các loại

Chiếc

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

6

20

Xe chữa cháy các loại

Chiếc

1

 

23

4

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

38

21

Máy chữa cháy các loại

Chiếc

14

2

 

43

 

2

 

 

1

1

27

 

 

 

1

 

134

22

Máy đẩy Tohashu

chiếc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

23

Bình CO2

Chiếc

 

32

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

32

24

Thang

Chiếc

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

25

Leng

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

5

26

Máy phát điện, máy bơm nước các loại

Chiếc

9

 

20

35

 

1

7

7

7

4

13

5

7

3

6

15

202

27

Xe cứu nạn các loại

Chiếc

 

 

3

4

 

4

16

 

 

1

 

 

5

14

 

 

55

28

Súng bắn pháo hiệu

Chiếc

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

29

Đạn pháo hiệu xanh

Viên

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

200

30

Đạn pháo hiệu đỏ

Viên

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

200

 

PHỤ LỤC 7

NHU YẾU PHẨM PHỤC VỤ ỨNG PHÓ VỚI ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO
(Kèm theo Quyết định số 222/QĐ-UBND-HC ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Phạm vi

Lương thực, thực phẩm

 

Nhiên liệu

Hóa chất khử trùng

 

Các nhu yếu phẩm khác

 

 

Thiết bị xử lý nước (chiếc)

Lương khô (gói)

Mì tôm (gói)

Gạo (kg)

Thực phẩm (kg)

Đồ hộp (kg)

Nước uống đóng chai (chai)

Chất đốt (kg)

Dầu Diesel (lít)

Xăng (lít)

Dầu hỏa (lít)

Phèn chua (tấn)

CloraminB (viên)

Vôi bột (tấn)

Cấp Tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Sở Công Thương

-

517.944

2.409.000

12.729.000

 

14.652.000

 

149.000

135.000

16.000

15.000

10.000

1.000

 

 

Cấp Huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Huyện Hồng Ngự

38.100

52.300

57.010

35.375

15.750

130.510

5.190

6.300

7.360

1.470

4,07

30.800

66

1.334

-

2.

Huyện Cao Lãnh

8.000

15.000

5.000

1.000

2.500

9.000

 

700

1.000

500

0,50

10.000

10

5

 

3.

Huyện Lai Vung

 

1.000

3.000

 

 

2.000

 

1.000

1.000

100

 

 

 

 

 

4.

Huyện Lấp Vò

6.000

12.500

4.000

800

1.800

7.500

 

600

800

500

0,50

9.000

7

8

 

5.

Huyện Thanh Bình

10.000

10.000

20.000

500

200

10.000

 

1.000

2.000

1.000

1

10.000

10

 

 

6.

Thành Phố Sa Đéc

7.050

11.646

23.510

15.000

2.250

11.812

3.050

4.900

7.900

4.800

8,00

25.200

14

680

-

7.

Huyện Châu Thành

10.000

375.800

74.500

9.811

7.490

53.161

3.500

48.470

88.670

35.700

179

8.590

7

-

-

8.

Thành Phố Cao Lãnh

12.000

574.800

94.300

12.401

9.450

60.101

4.700

59.450

108.750

38.000

205

10.560

8

-

-

 

TỔNG CỘNG

79.150

620.390

2.521.520

12.781.675

22.500

14.822.822

8.240

163.500

155.060

24.370

15.014

95.000

1.107

2.027

-

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 222/QĐ-UBND-HC ngày 23/02/2021 về Phương án Ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


770

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.75.227
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!