Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 21/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Đặng Ngọc Sơn
Ngày ban hành: 05/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 05 tháng 01 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025, TỈNH HÀ TĨNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013, Luật Sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn c Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng kế hoạch PCTT các cấp ở địa phương;

Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Kế hoạch 244-KH/TU ngày 21/5/2020 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

Căn cứ Nghị quyết s 01-NQ/TU ngày 18/11/2020 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020; một số định hướng, mục tiêu và giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra;

Căn cứ Kế hoạch 511/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/11/2020 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Văn bản số 682/UBND-NL1 ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực Phòng chống thiên tai tỉnh) tại Văn bản số 2947/SNN-TL ngày 26/11/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực PCTT tỉnh).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT;
- Ủy ban Quốc gia ứng phó SCTT và TKCN;
- Tổng cục Phòng chống thiên tai;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó CVP Nguyễn Duy Nghị;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Công an tỉnh;
- Bộ Ch
huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Bộ Ch
huy Quân sự tỉnh;
- V
ăn phòng TT BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Trung tâm CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, NL
1

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Sơn

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025, TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 05/01/2022 của UBND tỉnh)

Để chủ động công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất tài sản của nhà nước và Nhân dân, góp phần thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; sau khi xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2947/SNN-TL ngày 26 tháng 11 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 tnh Hà Tĩnh, bao gồm các nội dung chính sau:

Phần I.

TÌNH HÌNH THIÊN TAI

Ảnh hưởng của Biến đi khí hậu (BĐKH) đối với Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng những năm vừa qua nhanh hơn so với dự báo, Việt Nam là một trong 10 Quốc gia được các tổ chức Quốc tế đánh giá sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Biến đổi khí hậu; các loại thiên tai như bão, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ngày càng khốc liệt, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, dân sinh và môi trường tự nhiên; Hà Tĩnh là một trong các địa phương được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá chịu tác động nặng nề nhất. Thực tế cho thấy trong những năm qua các hiện tượng như nhiệt độ trung bình ngày càng có xu hướng tăng lên, lượng mưa phân bố không đều cả trong không gian và thời gian, lượng mưa ln tập trung gian đoạn ngắn, xảy ra trên một vùng địa hình nhỏ ngày càng xuất hiện nhiều hơn, đã gây ra thiệt hại lớn về người và cơ sở hạ tầng; Biến đổi khí hậu đã làm cho quy luật bão, lũ có sự thay đổi khó lường, hiện tượng nước biển lấn sâu vào nội đồng và xâm thực bờ biển ở một số địa phương ven biển diễn ra ngày càng trầm trọng hơn.

I. Diễn biến của thiên tai trong những năm gần đây

1. Bão, Áp thấp nhiệt đi

Bão, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, một số năm gần đây do ảnh hưởng của BĐKH nên bão, ATNĐ hoạt động không theo quy luật có khi xuất hiện sớm và kết thúc muộn hơn, cường độ mạnh và diễn biến bất thường. Trung bình mỗi năm chịu ảnh hưởng của 2-3 cơn bão, ATNĐ. Ch trong 5 năm gần đây (2016-2020) Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 cơn bão mạnh: Bão số 10 đổ bộ trực tiếp vào phía Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình vào ngày 15/9/2017 sức gió rất mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 15 tại Thị xã Kỳ Anh, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 (mạnh nhất trong vòng 30 năm qua). Cơn Bão số 3 đổ bộ vào các tnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ngày 18/7/2018 với sức gió cấp 8, cấp 9.

2. Mưa ln

Trong những năm gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng, mưa lớn thường tập trung khoảng tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Do sự phân bố mưa diễn ra ngày càng bất thường, lượng mưa thường tập trung lớn ở một số vùng chứ không rải đều trên toàn tỉnh, nên gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhân dân cũng như gặp không ít khó khăn trong công tác phòng, chống thiên tai. Điển hình như năm 2016, mưa lớn đã gây ra 05 trận lũ, trong đó có 02 trận lũ lớn xảy ra liên tiếp vào giữa tháng 10 và đầu tháng 11 gây thiệt hại về người và đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Năm 2019 đợt mưa lũ từ ngày 01/9 đến ngày 05/9/2019 do ảnh hưởng của bão số 4 và hoàn lưu của ATNĐ trên địa bàn tỉnh đã có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa bình quân đo được từ 800mm đến 1.150mm. Đặc biệt năm 2020 đợt mưa từ ngày 15/10 đến ngày 21/10/2020 đo được tại các trạm thủy văn trong tỉnh phổ biến từ 700-900mm, riêng tại thành phố Hà Tĩnh đo được 1.384mm, hồ Kẻ Gỗ là 1.260mm; lượng mưa đo được trong 24h lớn nhất từ trước đến nay tại thành phố Hà Tĩnh là 884 mm (từ 18/10 đến 19/10). Tại trạm Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh từ 19h ngày 15/10 đến 19h ngày 20/10 là 1.956 mm. Mưa ln đã gây ngập lụt cho 118 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố làm cho 52.604 hộ/167.300 người bị ảnh hưởng tập trung nhiều nhất là Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh.

3. Lũ, ngập lụt

Khu vực Hà Tĩnh trung bình mỗi năm thường xuất hiện 3 đến 4 đợt lũ; các đợt lũ lớn có đỉnh lũ thường lớn hơn đnh lũ trung bình nhiều năm (TBNN), với tần suất xuất hiện ngày càng nhiều hơn, với đặc điểm lũ thường lên nhanh và xuống rất chậm gây ngập lụt nghiêm trọng và kéo dài đến hạ du lưu vực các sông. Đặc biệt, các đợt lũ lớn xảy ra liên tục trong những năm 2010, 2013, 2016, 2020 các đợt lũ chồng lũ gây ngập lụt nghiêm trọng trên các lưu vực sông khu vực Hà Tĩnh.

4. Nắng nóng, hạn hán

Lượng mưa trung bình năm của Hà Tĩnh từ 2000 mm đến 2700 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian. Mùa khô chỉ chiếm 20% - 30% tổng lượng mưa năm và lượng bốc hơi cao, đồng thời chịu ảnh hưởng mnh của gió mùa Tây Nam nên xảy ra hạn hán nghiêm trọng tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh. Điển hình năm 2019 nắng nóng diễn ra bất thường và ác liệt, mặc dù xuất hiện muộn với thời gian không dài nhưng nền nhiệt rất cao, nhiệt độ tại Hương Khê là 43,4°C cao hơn nắng nóng lịch sử năm 1992 (42,6°C) là 0,8°C. Năm 2020 là năm có số ngày nắng nóng kéo dài kỷ lục, nắng nóng xuất hiện sớm (ngày 08/3) và kết thúc muộn (15/9). Tại Hương Khê nắng nóng kéo dài liên tục 62 ngày (từ 31/5 - 31/7); tại Thành phố Hà Tĩnh 51 ngày (từ 31/5 - 20/7); các khu vực khác từ 43 - 48 ngày. Do nắng nóng kéo dài nên gây ra hạn hán và thiếu nước trên diện rộng.

5. Các loại hình thiên tai khác

5.1. Rét đậm, rét hại

Trong những năm gần đây ở khu vực Hà Tĩnh, số ngày rét đậm, rét hại xuất hiện ít hơn trước đây nhưng thường xuất hiện dị thường và cực đoan hơn, với giá trị lịch sử tái xuất hiện như đợt không khí lạnh ngày 23/01/2016 gây ra một đợt rét hại (4 ngày) diện rộng. Đây là đợt rét kỷ lục, nhiệt độ xuống thấp nhất trong vòng 53 năm qua ở thành phố Hà Tĩnh và Kỳ Anh vượt ngưỡng lịch sử, đợt rét hại kéo dài nhiều ngày làm cho hơn 14.000ha lúa vụ Xuân và gần 200ha lạc Xuân bị chết phải gieo cấy lại làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy lúa vụ Hè Thu.

5.2. Dông, lốc, sét

Xảy ra rải rác trên địa bàn tỉnh, nhưng không liên tục. Điển hình là năm 2019 đã xảy nhiều trận dông sét, lốc xoáy trong đó có 03 đợt xảy ra vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/2019 và giữa tháng 10 trên địa bàn các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh và Lộc Hà; làm chết 02 người, tốc mái hư hỏng nhiều nhà cửa và công trình hạ tầng sản xuất, nhiều diện tích lúa và hoa màu bị đổ gãy hư hỏng gây thiệt hại lớn.

5.3. Động đất

Năm 2018 đã xảy ra 02 trận động đất, trận thứ nhất xảy ra vào hồi 06h05 ngày 18/10/2018 mạnh 3,8 độ Richter, độ sâu tâm chấn khoảng 10km, cách bờ biển Kỳ Anh khoảng 5km; trận thứ 2 xảy ra vào hồi 03h42 ngày 22/10/2018 mạnh 2,3 độ Richter, độ sâu tâm chấn khoảng 8km, cách bờ biển huyện Cẩm Xuyên khoảng 5km; tuy nhiên chưa gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng trong khu vực.

5.4. Lũ quét, sạt lở đất

Do đặc điểm địa hình hẹp, dốc lớn, nghiêng từ tây sang đông, địa hình bị chia cắt mạnh, tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các trin sông lớn của hệ thống sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố... ; bên cạnh đó, khu vực Hà Tĩnh thường có lượng mưa ln, tập trung trong thời đoạn ngắn chính là nguyên nhân gây ra lũ quét, sạt lở đất nhiều ở khu vực các huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang.

- Năm 2002, Hà Tĩnh đã chứng kiến trận lũ quét tại các huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang từ ngày 17 đến 20/9/2002 với sức tàn phá rất lớn, kèm theo bùn đất, đá, cây cối do sạt lở rừng đã làm 53 người chết, 30 người mất tích, 60.463 nhà bị ngập, trôi và hư hỏng nặng trong đó có 66 nhà của xóm Kim An xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn bị cuốn trôi hoàn toàn. Ngày 16/10/2013 do hoàn lưu bão số 11 gây ra mưa lớn đã xảy ra trận lũ quét tại xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn; mặc dù không thiệt hại về người nhưng lại nhiệt hại rất lớn đến tài sản của nhân dân và cơ sở hạ tầng của nhà nước.

- Năm 2020 trên địa bàn tỉnh xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển và đặc biệt là sạt lở núi tại nhiều địa điểm với hơn 170 vị trí xảy ra sạt l núi trên 11 huyện, thị xã, một số địa phương mức độ sạt lở tập trung cao như: thị xã Kỳ Anh (14 vị trí), các huyện: Cẩm Xuyên (58 vị trí), Hương Sơn (24 vị trí), Hương Khê (31 vị trí), Vũ Quang (11 vị trí), Nghi Xuân (11 vị trí), Kỳ Anh (9 vị trí).

II. Đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trong những năm gần đây

1. Đánh giá chung

Trong những năm gần đây ở Việt Nam, trung bình mỗi năm thiên tai làm trên 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng từ 1% đến 1,5% GDP, gây ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.

2. Đối với Hà Tĩnh

Riêng đối với Hà Tĩnh từ 2016 đến 2020, thiên tai đã làm 27 người chết, 173 người bị thương; hàng ngàn ngôi nhà bị sập, trôi, tốc mái; sản xuất nông nghiệp, kết cấu hạ tầng bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà nhiều năm sau mới có thể khôi phục được; thiệt hại ước tính hơn 15.000 tỷ đồng, riêng năm 2020 thiên tai đã làm thiệt hại gần 6.000 tỷ đồng. Loại hình thiên tai gây thiệt hại nặng nề chủ yếu là bão, ATNĐ, mưa lũ, ngập lụt. Điển hình các đợt thiên tai ác liệt đã xảy ra tại địa phương cụ thể như sau:

- Đợt mưa lũ từ ngày 12/10/2016 đến ngày 16/10/2016 đã làm 108/262 xã, phường, thị trấn; một số tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã bị ngập sâu làm ách tắc giao thông gây khó khăn cho việc tiếp cận và cứu trợ. Mưa lũ đã làm 09 người chết, 36 người bị thương; 32.372 nhà dân bị ngập, trong đó có 510 nhà ngập trên 3m; nhiều tài sản của Nhân dân và các cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế xã... bị hư hỏng nặng nề. Thiệt hại ước tính trên 1.064 tỷ đồng.

- Cơn bão số 10 ngày 15/9/2017 đã làm 02 người chết, 72 người bị thương trong quá trình khắc phục hậu quả, 94.811 nhà bị thiệt hại, nhiều diện tích lúa, hoa màu bị mất trắng; hàng ngàn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều công trình cơ sở hạ tng, thủy lợi, giao thông bị sạt lở, hư hỏng. Tổng thiệt hại ước tính hơn 6.610 tỷ đồng.

- Đợt mưa lũ từ ngày 15/10 đến 21/10/2020 đã làm 06 người chết (do bất cẩn), 43 người bị thương; hơn 6.980ha lúa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản, rau màu bị mất trắng; hàng ngàn gia súc, gia cầm bị chết; thiệt hại về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục hết sức nặng nề. Tổng thiệt hại trong đợt thiên tai lên đến trên 5.300 tỷ đồng.

(Có Phụ lục 01 - Tổng hợp thiệt hại theo đợt thiên tai đã xảy ra kèm theo)

Phần II

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Để chủ động ứng phó với thiên tai ngày càng cực đoan, khó lường và khó dự báo do tác động của Biến đổi khí hậu, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016 đến 2020 tại Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 31/8/2016. Trên cơ sở Kế hoạch được duyệt, các ngành, các cấp, các địa phương đã tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch PCTT cụ thể của địa phương, đơn vị mình; đồng thời huy động nguồn lực thực hiện các biện pháp từ giai đoạn phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất do thiên tai gây ra, góp phn đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh.

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về t chức, bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp

Hàng năm trước mùa mưa bão, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, các ngành tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai năm trước; trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch Phòng chống thiên tai năm tiếp theo cho địa phương, đơn vị mình; đồng thời củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp phù hợp tình hình của địa phương theo quy định của Luật PCTT, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều. Ở cấp tỉnh, Sở NN và PTNT là Cơ quan Thường trực PCTT, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh là Cơ quan thường trực TKCN của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Văn phòng Thường trực là cơ quan tham mưu, tổng hợp của Ban Chỉ huy; các Tiểu ban của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được giao phụ trách từng lĩnh vực thuộc các ngành có phân công nhiệm vụ cụ thể. Kết quả đạt được trong 5 năm qua:

- Các thành viên Ban Chỉ huy mặc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nhưng không vì thế mà làm giảm đi tinh thần, trách nhiệm của các Tiểu ban, đặc biệt là Trưởng các Tiểu ban; các Tiểu ban đã xây dựng phương án ứng phó cụ thể về lĩnh vực được phân công cả trước, trong và sau thiên tai; đặc biệt khi có thiên tai thì các thành viên trực tiếp có mặt tại các địa bàn, các vùng thiên tai để hỗ trợ các địa phương trong chỉ đạo, điều hành theo đúng tinh thần “Bốn tại chỗ” trong PCTT.

- Các cán bộ Văn phòng thường trực Ban Ch huy PCTT và TKCN tỉnh và các địa phương hàng năm được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thông qua các lớp tập huấn về đê điều, về an toàn hồ chứa, diễn tập các tình huống giả định để tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN trong công tác chỉ đạo, điu hành PCTT.

- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã sử dụng bộ máy và cơ sở vật chất, trang thiết bị của Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh để theo dõi diễn biến thiên tai, xử lý các tình huống trước, trong và sau thiên tai để tham mưu cơ quan thường trực PCTT trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, văn bản theo từng giai đoạn và loại hình thiên tai một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Văn phòng Thường trực có đầy đủ hệ thống bản đồ, phân công phân nhiệm vụ trực ban và ch động trong công tác báo cáo nhanh về thiên tai.

- Trang thiết bị cho công tác trực ban PCTT và TKCN được trang bị đầy đủ (máy fax, điện thoại, mạng máy tính, máy ảnh, Flycam, phần mềm phòng chống thiên tai,...) hàng năm được nâng cấp, bổ sung đáp ứng được yêu cầu tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và UBND tỉnh ứng phó với các tình huống thiên tai.

- UBND tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng, kịp thời xây dựng Quỹ phòng chống thiên tai và ban hành cơ chế hoạt động của quỹ. Cập nhật, bổ sung và chnh sửa nội dung phù hợp trong tình hình hiện nay về Quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán nguồn vốn Quỹ PCTT tại Quyết định số 14/2020/QĐ-UBND ngày 22/4/2020.

2. Về công tác phòng ngừa thiên tai

- Thời gian qua UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các địa phương, các ngành lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH. Việc lồng ghép nội dung PCTT vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương được thể hiện rất rõ qua rất nhiều nội dung, trong đó nội dung về Quy hoạch, sử dụng đất đai và phân bố dân cư phù hợp giữa khu vực nông thôn - thành thị hợp lý để giảm thiểu tác động của môi trường và phòng tránh thiên tai, phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung lồng ghép PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của Hà Tĩnh bước đầu đã có những kết quả nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp những năm gần đây chuyển mnh về cơ cấu mùa vụ, cơ bản xóa bỏ được trà Xuân sm, tăng nhanh diện tích lúa trà Xuân muộn, đưa nhanh các giống mới, cơ cấu lại bộ giống lúa chủ lực theo hướng ngắn ngày, có năng suất và chất lượng cao thích ứng với BĐKH và thiên tai, nhất là thực hiện nghiêm túc lịch và cơ cấu cây trồng vụ Hè Thu, né tránh thiên tai. Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng ở các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc phát triển cây ăn quả, cao su, chè nên diện tích cây lâu năm ước tính đạt 32.016 ha năm 2020 tăng 3,7 lần so với năm 1994 tăng 1,8 lần so với năm 2000 và 0,5 ln so với năm 2010. Đây chính là thành quả trong việc lng ghép vừa phát triển kinh tế vừa góp phần trữ nước ngầm, giảm vận tốc dòng chảy, giảm được lũ từ thượng nguồn, tránh ngập lụt cho các vùng hạ lưu sông.

- Các địa phương, đơn vị đã chủ động xây dựng phương án ứng phó ứng phó với thiên tai theo đúng quy định của Luật phòng chống thiên tai, các Nghị định hướng dẫn Luật và phù hợp với từng cấp độ, từng vùng, từng ngành; tổ chức diễn tập sau khi các phương án đã được phê duyệt để chủ động phòng tránh, ứng phó khi có thiên tai xảy ra.

- Công tác dự báo, cảnh báo sớm về thiên tai cũng được các cơ quan chuyên môn chú trọng như xây dựng mới nhiều trạm đo mưa tự động tại những vị trí quan trọng, đầu tư thiết bị cho cơ quan KTTV để nâng cao khả năng dự các hiện tượng thiên tai nhanh nhất, sớm nhất có thể và có độ chính xác cao nhất, nhằm giúp cho các cơ quan chuyên môn, người dân biết sớm để thực hiện các phương án phòng, tránh có hiệu quả.

- Hoạt động thông tin truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCTT được tăng cường thông qua các đợt tập huấn, tuyên truyền, hội thảo, hội nghị từng bước làm chuyển biến nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về hiểm họa thiên tai bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú.

- Tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện công tác PCTT cho hàng ngàn lượt cán bộ cấp thôn, xã và người dân, giúp các địa phương nâng cao nhận thức về công tác PCTT, đáp ứng nội dung tiêu chí phòng chống thiên tai theo quy định và tiêu chí 3.2 “Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016.

- Thực hiện nhiều phóng sự, bài viết tuyên truyền về công tác PCTT. In ấn, phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền về PCTT đến tận các thôn, xóm, xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

- Các văn bản chỉ đạo về PCTT các cấp được tổng hợp, cập nhật đăng tải trên trang http://phongchonglutbaohatinh.gov.vn và http://pctt.hatinh.gov.vn tạo điều kiện cho người dân trong việc tiếp cận các thông tin về PCTT.

- Người dân chủ động hơn trong việc chuẩn bị phòng ngừa thiên tai, phối hợp với chính quyền trong việc triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là trong việc kêu gọi, sắp xếp tàu thuyền tránh trú bão trước khi bão vào; tổ chức sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm đến nơi tránh trú an toàn và đảm bảo h thống đê biển an toàn chống bão, đê sông chống lũ theo cấp đê và cấp báo động.

3. Về công tác ứng phó thiên tai

- Những năm gần đây, đặc biệt giai đoạn 2016-2020, công tác ứng phó khi có thiên tai đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND và cả hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc một cách quyết liệt; Tỉnh đã kịp thời đã ban hành nhiều văn bản, công điện, các thông tin cảnh báo để chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung ứng phó với các loại hình thiên tai khác nhau. Hằng năm Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra và chỉ đạo công tác PCTT và TKCN ở các địa phương;

- Các địa phương, đơn vị đã chủ động xử lý linh hoạt trong các tình huống thiên tai; kịp thời điều động lực lượng, phương tiện để ứng phó với thiên tai, đặc biệt là công tác sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.

- Trong thiên tai, Lãnh đạo tỉnh, các đoàn kiểm tra, chỉ đạo của tỉnh đã trực tiếp xuống các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó; đặc biệt là công tác cứu hộ, cứu nạn, kêu gọi tàu thuyền, chằng chống nhà cửa, đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập. Lực lượng nòng cốt trong ứng cứu là Quân đội, bộ đội Biên phòng, Công an và huy động lực lượng đoàn thanh niên, dân quân tự vệ, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai luôn có mặt tại các vị trí xảy ra thiên tai, các vùng có nguy cơ cao về thiên tai để kịp thời ứng cứu, hỗ trợ và giúp đỡ người dân ứng phó hiệu quả. Mặc dù hàng năm thiên tai luôn xuất hiện những yếu tố bất thường, không theo quy luật nhưng với sự chỉ đạo linh hoạt, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và sự tham mưu hiệu quả từ các cơ quan chuyên môn của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh nên tất cả các tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh đều được kiểm soát và thiệt hại về dân sinh, cơ sở hạ tầng thiết yếu được giảm thiu.

3. Về khắc phục hậu quả sau thiên tai

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc tỉnh đã chỉ đạo rất sát sao, quyết liệt và kịp thời, giao các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các sở, ban, ngành theo nhiệm vụ phân công trực tiếp xuống các địa phương để chỉ đạo, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, không để xảy ra tình trạng người dân bị đói, rét, thiếu thuốc điều trị, nhu yếu phẩm thiết yếu. Tổ chức tốt công tác tiêu độc, kh trùng, vệ sinh môi trường, không để xảy ra dịch bệnh sau thiên tai; đảm bảo các gia đình đều có chỗ ở an toàn; những hộ dân có nhà bị đ, sập, hư hng nặng được hỗ trợ xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa kiên cố; ưu tiên nguồn lực khôi phục các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, đảm bảo các cơ sở y tế, trường học, điện, nước sạch sinh hoạt trở lại hoạt động bình thường. Tổ chức tốt công tác cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đi sống của người dân;

- Sau thiên tai các địa phương, đơn vị đã khẩn trương thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu hỗ trợ và đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả. Trên cơ sở đề xuất của các địa phương và cân đối nguồn vốn kinh phí của Trung ương và của tỉnh, UBND tỉnh đã kịp thời hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa, khắc phục thiệt hại, vệ sinh tiêu độc khử trùng, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư trang thiết bị phục hồi sản xuất. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Văn phòng Thường trực và các cơ quan chuyên môn kiểm tra các công trình PCTT để sa chữa, khôi phục. Đối với các tuyến đê, đặc biệt là tuyến đê La Giang và các tuyến đê trực diện với biển, hệ thống hồ đập thường xuyên kiểm tra những vị trí xung yếu để báo cáo với cấp có thẩm quyền lập kế hoạch khôi phục đảm bảo hệ thống đê và hệ thống hồ đập an toàn theo cấp công trình.

II. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Đánh giá sau 5 năm thực hiện Kế hoạch Phòng chống thiên tai (2016-2020) cho thấy các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nghiêm túc triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được nâng lên. Tổ chức bộ máy, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bước được hoàn thiện. Năng lực phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được nâng lên một bước. Tài nguyên thiên nhiên được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Công tác bảo vệ môi trường đã được chú trọng, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát được tăng cường nên bước đầu hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế. Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn dự báo, gây hậu quả ngày càng ln, tuy nhiên khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai ở nhiều nội dung chưa đáp ứng yêu cầu, nền kinh tế còn dễ bị tổn thương và chịu thiệt hại lớn khi có thiên tai xảy ra. Quản lý tài nguyên thiên nhiên còn nhiều hạn chế, sử dụng chưa hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, một số loại tài nguyên bị lạm dụng, khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu đô thị, thành phố lớn, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Tình hình vi phạm hành lang các công trình phòng chống thiên tai như: lấn chiếm đất làm co hẹp dòng chảy, xây dựng công trình làm gia tăng thêm rủi ro thiên tai... ngày càng có chiều hướng gia tăng mà chưa xử lý kịp thời.

Những hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng do nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phòng, chống thiên tai chưa đầy đủ, dẫn đến để xảy ra những thiệt hại không đáng có, nhất là thiệt hại về người do bất cẩn trong thiên tai. Bộ máy quản lý nhà nước còn bất cập, hệ thống pháp luật, công cụ quản lý thiếu đồng bộ, còn phân tán, chồng chéo; thiếu nguồn lực để thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ đề ra. Việc quản lý lũ và quản lý lưu vực sông, nhất là các sông liên tỉnh chưa có cơ chế phối hợp để thực hiện cũng gây khó khăn cho địa phương. Công tác quản lý, phương thức tiếp cận về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường chậm được đổi mới. Nhiều quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được lồng ghép, thực hiện gắn với yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường làm gia tăng tác động tiêu cực của thiên tai. Việc triển khai nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ gắn với yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường còn chậm. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật về tài nguyên, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cập nhật thông tin nhanh hơn, sát hơn, song mức độ chính xác chưa cao, nhất là dự báo thiên tai trong phạm vi hẹp còn hạn chế. Một số loại hình thiên tai như dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra nhanh, bất ngờ ở quy mô nhỏ nên cũng khó dự báo, cảnh báo về thời gian và khu vực bị ảnh hưởng. Công tác chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, đang rất hình thức mà chưa có thực chất nên khi có các tình huống thiên tai lớn xảy ra, đặc biệt là các tình huống ứng cứu ngập lụt sâu, bị chia cắt còn lúng túng, bị động và phải cầu cứu cấp trên hỗ trợ. Công tác cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền trên biển và các các cửa sông khi gặp các sự cố về tàu thuyền trên biển do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đi còn hạn chế. Hệ thống thông tin truyền thông thường bị gián đoạn khi có các trận thiên tai lớn xảy ra, dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành trong PCTT gặp nhiều khó khăn. Công tác khắc phục hậu quả mới tập trung các giải pháp trước mắt ổn định đi sống Nhân dân, khôi phục sản xuất, chưa có các giải pháp lâu dài, bền vững. Hệ thống trạm quan trắc và dự báo KTTV còn mỏng, lạc hậu, bổ sung trang thiết bị hiện đại cho các đơn vị PCTT cấp tỉnh, huyện còn hạn chế, trang thiết bị CHCN trên biển còn chưa đảm bảo theo yêu cầu làm giảm hiệu quả trong công tác PCTT.

Phần III

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điu số: 60/2014/QH14 ngày 17/6/2020.

- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;

- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều;

- Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng kế hoạch PCTT các cấp ở địa phương.

- Kế hoạch 244-KH/TU ngày 21/5/2020 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về việc thực hiện Chỉ th số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

- Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/11/2020 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020; một số định hướng, mục tiêu và giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Kế hoạch 511/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/11/2020 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

- Văn bản s 682/UBND-NL1 ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2021- 2025.

II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI

1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh là một trong sáu tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý từ 17°53'50" - 18°45'40" vĩ độ Bắc và 1005'50" - 106°30'20" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp Biển Đông với 137km đường bờ biển. Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 5.990,67 km2, 13 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện), 216 xã, phường, thị trấn (182 xã, 13 thị trấn, 21 phường).

(Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh)

2. Địa hình

Hà Tĩnh nằm ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông, chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối của dãy Trường Sơn. Độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%. Phía Tây là sườn Đông của dãy Trường Sơn có độ cao trung bình 1500 mét chiếm 45% diện tích tự nhiên, phía dưới là vùng đồi thấp chiếm 25%, tiếp theo là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển có độ cao trung bình 5 mét chiếm 17,3% và sau cùng là vùng ven biển chiếm 12,7% diện tích tự nhiên bị nhiều cửa sông, cửa lạch chia cắt.

3. Khí tượng, thủy văn, hải văn

3.1. Khí tượng

Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều lại chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Khí hậu Hà Tĩnh phân thành hai mùa: Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,7°C (tháng 4) đến 32,9°C (tháng 6), nhiệt độ cao nhất lên đến 38,5° - 40°C. Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 5°C.

Hà Tĩnh là một trong những vùng có lượng mưa lớn so với toàn quốc do địa hình và do thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, ATNĐ gây ra những đợt mưa lớn, kéo dài. Lượng mưa trung bình năm từ 2178mm đến 2839mm, tập trung từ tháng 8 đến tháng 11, thường chiếm đến 60 - 70% tổng lượng mưa năm. Mùa mưa thường bắt đu từ trung tuần tháng 8 (trên 60% số năm) và mùa khô thường bắt đầu từ trung tuần tháng 1 (trên 60%).

Độ ẩm trung bình năm dao động khoảng 84 - 85%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 3 (92%), tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 6 (68%). Trung bình hàng năm có số giờ nắng khoảng 1342 giờ/năm đến 1624 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 5, thấp nhất là tháng 1. Tổng lượng bốc hơi khoảng 810 đến 1061mm/năm. Tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 6, tháng 7 với lượng bốc hơi từ 120mm đến 140mm, thấp nhất là tháng 2, tháng 3 có lượng bốc hơi từ 30mm đến 34mm. Mùa đông thịnh hành hướng gió Đông Bắc, mùa hè thịnh hành gió Tây Nam hoặc gió Đông Nam. Theo số liệu tại trạm khí tượng Kỳ Anh, vận tốc gió trung bình nhiều năm khoảng 2,3 m/s, vận tốc gió trung bình tháng cao nhất là tháng 6. Trạm Hà Tĩnh tốc độ gió trung bình nhiều năm 1,5 m/s.

3.2. Thủy văn

Hà Tĩnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với đặc điểm chung là chiều dài ngắn, lưu vực nhỏ, tốc độ dòng chảy lớn nhất là về mùa mưa lũ. Sự phân bố dòng chảy đối với sông suối ở Hà Tĩnh theo mùa rõ rệt, hầu hết các con sông đều chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn, những vùng thấp trũng ở hạ lưu thường bị ngập lụt vào mùa lũ và nhiễm mặn về mùa kiệt.

Toàn tỉnh có trên 30 con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài trên 400km, trữ lượng khoảng 9 - 10 tỷ m3/năm. Toàn bộ lưu vực các sông khoảng 5.924km2. Các sông ở Hà Tĩnh là nguồn cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động phát triển KT-XH và là chức năng thoát lũ về mùa mưa lũ. Một số con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh như sau:

- Sông La, được hợp lưu của sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố tại bến Tam Soa (Tùng Ảnh). Sông La dài 13 km, chảy qua 11 xã của huyện Đức Thọ (Đức Lạng, Đức Đồng, Hòa Lạc, Tùng Ảnh, Thị trấn Đức Thọ, Trường Sơn, Liên Minh, Tùng Châu, Quang Vĩnh, Bùi La Nhân, Yên Hồ); sau đó hợp lưu với sông Cả thành sông Lam tại ngã ba Phủ thuộc địa phận 03 xã Tùng Châu, Quang Vĩnh, Bùi La Nhân.

- Sông Ngàn Sâu: có chiều dài 131 km, diện tích lưu vực gần 2.064 km2; trong đó có 54km2 thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình. Sông Ngàn Sâu có 3 phụ lưu lớn (Sông Tiêm, Sông Rào Nổ, Sông Ngàn Trươi) và nhiều phụ lưu nhỏ khác và hp lưu với sông Ngàn Phố tại bến Tam Soa (Linh Cảm).

- Sông Ngàn Phố dài 76 km, diện tích lưu vực 1.065 km2 bắt nguồn từ núi Bà Mu, chảy qua các xã của huyện Hương Sơn, hợp lưu với sông Ngàn Sâu tại bến Tam Soa (Linh Cảm).

- Sông Nghèn dài 60km, diện tích lưu vực gần 556km2. Sông Nghèn được hợp lưu bởi sông Già và nhiều khe, suối nhỏ; phía hạ lưu của sông là công trình ngăn mặn giữ ngọt Đò Điệm.

- Sông Cày bắt nguồn từ cống Cầu Sú, Thạch Linh và nhập vào sông Nghèn tại xã Hộ Độ (Thạch Hà).

- Sông Rào Cái dài 63 km, với diện tích lưu vực gn 516 km2. Phần thượng nguồn sông Rào Cái là “Công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ”. Đến xã Cẩm Thành, sông Rào Cái phân làm hai nhánh, một nhánh chảy về hướng Bắc, đầu nguồn gọi là sông Ngàn Mọ, phía dưới gọi là sông Phủ, sông Phủ hợp lưu với sông Nghèn tại Hộ Độ; một nhánh chảy về hướng Đông Nam nhánh này người ta thường gọi là “sông Gia Hội” hợp lưu với sông Cửa Nhượng tại thị trấn Thiên Cầm.

- Sông Cửa Sót dài 8 km, diện tích lưu vực gần 1.090 km2. Sông Ca Sót là hợp lưu của sông Rào Cái và sông Nghèn tại Hộ Độ đổ ra biển Đông tại Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà.

- Sông Rác dài 32 km, diện tích lưu vực gần 167 km2, chảy qua địa bàn huyện Kỳ Anh và các xã phía Nam huyện Cẩm Xuyên. Thượng nguồn sông Rác được xây dựng “công trình thủy nông Sông Rác”, được hợp lưu với sông cửa Nhượng tại núi Hòn Du xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên).

- Sông Cửa Nhượng là đoạn cuối của Sông Rác, Sông Quèn và sông Gia Hội hợp thành tại thị trấn Thiên Cầm, có chiều dài khoảng 4km; sông luôn chịu ảnh hưng của thủy triều.

- Sông Quyền dài 34 km, diện tích lưu vực gn 150 km2 được bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn ở độ cao 1.040m. Hạ lưu sông có cống ngăn mặn giữ ngọt Tây Yên.

- Sông Trí chiều dài 39 km, diện tích lưu vực 57 km2 nằm gọn trong địa bàn thị xã Kỳ Anh. Phía trên sông được xây dựng đập dâng “Sông Trí” và hồ Thượng sông Trí.

- Sông Rào Trồ có chiều dài hơn 60km, diện tích lưu vực là 556km2 được bắt nguồn từ vùng thượng của huyện Kỳ Anh, hợp lưu với sông Rào Nậy tại xã Phong Hóa tỉnh Quảng Bình trước khi đổ vào sông Gianh. Phần đi qua địa phận Hà Tĩnh có chiều dài là 54km, với diện tích lưu vực là 488km2

3.3. Hải văn

Thủy triều ở vùng ven biển Hà Tĩnh thuộc chế độ nhật triều không đều, trong tháng xuất hiện 2 lần triều cường và 2 lần triều kiệt, trung bình 1 chu kỳ triều từ 14 đến 15 ngày. Biên độ triều lớn nhất trong năm thường xuất hiện vào mùa cạn từ tháng 5 đến tháng 6, cũng có năm xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 3. Trong thời kỳ nước cường cùng thời gian triều lên trung bình 8 giờ, thời gian triều xuống trung bình 15 đến 16 giờ. Càng vào sâu cửa sông thời gian triều lên càng ngắn, thời gian triều xuống càng dài ra. Tại Cửa Hội, trung bình số thời gian triều lên khoảng 7 giờ 30, tại Trung Lương số thời gian triều lên khoảng 6 giờ, tại Linh Cảm khoảng 5 giờ; thời gian triều xuống ở Trung Lương khoảng 10 giờ, Linh Cảm khoảng 13 giờ. Trong mùa khô ảnh hưởng của thủy triều vào nội địa khá xa; theo số liệu điều tra, ở sông La lên đến sông Ngàn Phố cách cửa biển 63km. Trên sông Rào Cái triều lên đến xã Cẩm Mỹ, trên Sông Rác thủy triều lên đến xã Cẩm Lạc. Độ lớn triều trung bình kỳ nước cường từ 1,2 đến 1,5 m và trong kỳ triều kém khoảng 0,5 m. Dao động thủy triều biên độ lớn từ 0,21m đến 3,88 m. Do biên độ thủy triều lớn nên khi gặp lũ sông nước không thoát được gây ngập lụt cho các cửa sông và vùng hạ du ven biển. Thời kỳ gió mùa Đông Bắc thịnh hành thì sóng biển cao từ 1 m tới 3 m gây ra sạt lở bờ biển, nhất là bờ biển sát với vùng cửa sông.

4. Dân sinh

4.1. Mật độ dân số

Tính đến năm 2020 tổng số dân của Hà Tĩnh là 1.298.638 người. Trong đó nam chiếm tỷ lệ 49,74%, nữ chiếm 50,26%; thành thị chiếm 20,24% và khu vực nông thôn chiếm 79,76%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 217 người/km2 trong đó tại thành phố Hà Tĩnh và các thị xã, các xã ven biển có mật độ dân số cao hơn.

4.2. Nhà ở

Số lượng nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm 98,1%, trong đó thành thị là 99% và khu vực nông thôn là 97,9%. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy các chính sách phát triển nhà đã được thực hiện tốt và có hiệu quả trong thời gian qua, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân và tăng cường năng lực cho công tác phòng chống thiên tai.

4.3. Văn hóa, giáo dục, y tế

Trình độ văn hóa, giáo dục, y tế của Hà Tĩnh hiện nay đã có những chuyển biến đáng kể và tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền PCTT cũng như đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người dân khi có thiên tai.

a) Văn hóa

Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đạt 90,9% gia đình văn hóa; đạt 94,5% thôn, tổ dân phố văn hóa, 14 phường đạt chuẩn văn minh đô thị. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cũng ngày càng được chú trọng, hệ thống di tích trên địa bàn được quan tâm trùng tu, tôn tạo và từng bước phát huy hiệu quả. Các di sản văn hóa phi vật thể được nghiên cứu bảo tồn, triển khai, phục hồi nhiều lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian.

b) Giáo dục

- Đến nay, toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2. Trình độ đào tạo của giáo viên mầm non và phổ thông không ngừng được nâng cao. Tính đến năm 2019 đã có 100% giáo viên các cấp học đạt chun đào tạo, tỷ lệ trên chuẩn đào tạo ngày càng cao: mầm non 90.5%, tiểu học 96%, THCS 83%, THPT 17.5%.

- Chất lượng giáo dục nghề nghiệp được nâng lên; thực hiện phân luồng học sinh, liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp đạt kết quả bước đu, đào tạo nghề hằng năm bình quân gần 18 nghìn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53% lên 70%.

c) Y tế

- Đến 2020, ngành Y tế Hà Tĩnh có 1.290 bác sỹ, 710 y sỹ, 1.800 y tá, 400 nữ hộ sinh. Có 77,5% trạm y tế có bác sĩ; 100% số xã, phường, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi. 98,5% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 46 giường bệnh/vạn dân; 9,9 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn 8,9%. Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh từng bước được đẩy mạnh; người dân bước đầu được theo dõi quản lý sức khỏe qua hệ thống hồ sơ điện tử.

4.4. Dân tộc, tập quán

Hà Tĩnh có dân số chủ yếu là người Kinh chiếm 99,76% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc khác chỉ chiếm 0,24%; người dân chủ yếu theo Phật giáo, Công giáo và các tôn giáo khác. Trong tỉnh có hàng trăm đền, chùa, miếu. Trong số 73 di tích cấp quốc gia và 322 di tích cấp tỉnh, có hơn 30% nằm ở các xã ven biển.

5. Kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 với mức tăng ước đạt 5,5%/năm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân hàng năm 1,33%/năm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm 10,87%/năm và khu vực dịch vụ tăng bình quân hàng năm 2,17%/năm. GRDP bình quân đầu người ước tính năm 2020 đạt 64,25 triệu đồng/người/năm, tăng 4,4 ln so với năm 2010 (14,5 triệu đồng/người/năm). GRDP bình quân đầu người hàng năm tăng giảm dần sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Ước tính thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,1 triệu đồng/người/năm, tăng 3 lần so với năm 2010 (10,08 triệu đồng/người/năm).

5.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1,33%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 0,63%/năm, lâm nghiệp tăng 1,12%/năm, thủy sản tăng 6,3%/năm. Số hộ làm nông nghiệp chiếm 35,6% trong tổng số hộ dân cư.

a) Sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu ngành nông nghiệp trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần. Năm 2020 cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chiếm 77,39% trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tăng khá. Từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, mô hình cánh đồng lớn; hình thành một số mô hình sản xuất rau an toàn, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.

b) Lâm nghiệp

Năm 2020 cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp chiếm 8,32% trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và có xu hướng tăng. Diện tích rừng và độ che ph rừng những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 52,35%.

c) Thủy sản

Sản xuất thủy sản phát triển cả về quy mô, chất lượng và giá trị. Ước tính năm 2020, sản lượng thủy sản đạt 55.918 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng ước đạt 15.798 tấn, chiếm 28,3% tổng sản lượng thủy sản; sản lượng khai thác ước đạt 40.120 tấn, chiếm 71,7% tổng sản lượng thủy sản.

5.2. Công nghiệp và xây dựng

Giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 10,87%/năm, trong đó sản xuất công nghiệp đạt 31,1%/năm, tăng trưởng ngành xây dựng giảm, mức giảm bình quân 14,47%/năm. Riêng trong ngành sản xuất công nghiệp, công nghiệp khai khoáng giảm 4,17%/năm; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 41,27%/năm; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 18,51%/năm; công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 23,2%/năm.

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp với mức bình quân tn 60%. Cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng mạnh, đến năm 2020 ước tính chiếm tỷ trọng 32,09% trong toàn ngành công nghiệp.

Công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải phát triển ổn định vì đây là hoạt động thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của người dân. Sản lượng nước máy năm 2020 ước đạt 52,68 triệu m3.

5.3. Hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ước đạt 48.557,76 tỷ đồng. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chưa phát triển.

6. Cơ sở hạ tầng

6.1. Hệ thống giao thông

Đến năm 2020, toàn tỉnh có hơn 14 nghìn km đường bộ, gồm: 740,87 km quốc lộ; 397,19 km đường tỉnh; 874,57 km đường huyện; 2.085,28 km đường trục xã, liên xã; 9.382,79 km đường trục thôn, ngõ xóm; 562 km đường đô thị (các tuyến đã có tên đường) và hơn 50 km đường tuần tra biên gii. Đây là những tuyến đường không những thuận tiện cho người tham gia giao thông mà còn kết hợp làm đường cứu hộ, cứu nạn để di dời dân, đến các khu vực an toàn khi có thiên tai.

6.2. Hệ thống công trình PCTT và thủy lợi, thủy điện

a) Hệ thống đê điều

Hà Tĩnh hiện có 29 tuyến đê vi tổng chiều dài 315,82 km, trong đó tuyến đê La Giang là đê cấp II dài 19,2 km, còn lại 28 tuyến đê cấp IV, cấp V dài 296,62 km. Thời gian qua tỉnh đã đầu tư nâng cấp được 30 km đê biển, đê cửa sông chống được bão cấp 10, tần suất triều 5%, đê sông đảm bảo chống được lũ tần suất 10% (riêng đê La Giang chống được lũ với tần suất 1%).

Hệ thống đê Hà Tĩnh thời gian qua đã được Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư, tu bổ, nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH. Đến năm 2020, vẫn còn 42 trọng điểm xung yếu trên các tuyến đê, gây nguy hiểm trong công tác phòng chống lụt bão.

b) Công trình thy li, thủy điện

Hiện toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác 351 hồ chứa nước, với tổng dung tích trên 1,57 tỷ m3 nước; có 04 công trình thủy điện (Hố Hô, Hương Sơn, Kẻ Gỗ, Ngàn Trươi); có 90 đập dâng với lưu lượng thiết kế hơn 15,74 m3/s, 455 trạm bơm, 12 cống ngăn mặn giữ ngọt lớn và 6.333 km kênh mương các loại phục vụ tưới trên 62.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và nhiều ngành kinh tế khác, đồng thời góp phần giảm lũ hạ du và cải tạo môi trường sinh thái. Trong những năm qua, hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp. Riêng giai đoạn 2016-2020, Hà Tĩnh đã xây dựng mới 05 hồ chứa, 02 đập dâng; nâng cấp sửa chữa 24 đập, hồ chứa nâng tổng dung tích các hồ chứa từ 750 triệu m3 lên gần 1.600 triệu m3 nước. Theo thống kê toàn tỉnh hiện có hơn 160 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp chưa có kinh phí để nâng cấp, sửa chữa, trong đó có hơn 20 hồ chứa xung yếu, nguy cơ mất an toàn cao trong các mùa lũ.

c) Công trình tránh trú bão

Hà Tĩnh có 02 khu tránh trú bão đang hoạt động: Ca Sót, huyện Lộc Hà đáp ứng cho 300 tàu cá loại có công suất 300CV; Cửa Nhượng, huyện Cẩm Xuyên đáp ứng cho 300 tàu cá loại có công suất tối đa 300CV. Còn 02 khu tránh trú bão đang được đầu tư giai đoạn 2 là cảng cá Xuân Hội, huyện Nghi Xuân đáp ứng cho 500 tàu cá loại có công suất tối đa 600Cv (cấp vùng) và khu tránh trú Cửa Khẩu, huyện Kỳ Anh đáp ứng cho 600 tàu cá có công suất 600Cv;

6.3. Mạng lưới điện

Toàn tỉnh có 9 TBA 110kV tổng chiều dài hơn 232.31 km đường dây và 3491 TBA trung thế với tổng chiều dài hơn 3101 km đường dây đảm bảo cung cấp điện lưới thắp sáng. Các tuyến đường dây 110KV; 220KV; 500KV thuộc hệ thống lưới điện Quốc gia đều qua Hà Tĩnh. Tại Khu kinh tế Vũng Áng đã được Chính phủ quy hoạch Cụm nhiệt điện có công suất 6.100MW. Trong đó Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 công suất 1.200MW do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu tư xây dựng, đến nay đã hòa lưới điện quốc gia; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 công suất 1.200MW, do Tập đoàn Mitsubisi Nhật Bản làm cổ đông chính đang thực hiện; cụm 10 tổ máy nhiệt điện (1.300MW) của Tập đoàn Formosa thực hiện.

6.4. Hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình

- Hà Tĩnh có 365 bưu cục, điểm phục vụ; 2.883 trạm thu phát sóng (gồm: 1.084 trạm BTS 2G, 1.108 trạm BTS 3G và 691 trạm BTS 4G) phủ sóng 98% địa bàn dân cư; 11 tuyến cáp quang Quốc tế và liên tỉnh, hơn 1000 tuyến nội tỉnh kết nối đến 100% các xã, phường, thị trấn và sẵn sàng kết nối đến thôn.

- Các cơ quan báo chí, truyền thông hiện có 03 cơ quan báo, tạp chí in; 02 đặc san, 01 báo điện tử; 12 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép. 01 Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh, 13 Trung tâm Văn hóa - Truyền thông cấp huyện. Ngoài ra, còn có một số hình thức tuyên truyền khác của các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh; các huyện, thành phố, thị xã; có 216 Trạm truyền thanh của xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp bưu chính viễn thông và dịch vụ thông tin di động cũng đã đầu tư hạ tng và không ngừng tăng cường số lượng và chất lượng các dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý. Hiện nay đa số các hộ dân cư trên địa bàn có tiện nghi để tiếp cận thông tin văn hóa, xã hội và công nghệ thông tin thông qua nhiều hình thức ti vi, điện thoại, máy tính, radio. Đây cũng chính là thuận lợi trong việc thông tin, truyền thông về công tác PCTT của Hà Tĩnh.

- Ngoài hệ thống thông tin liên lạc công cộng, khi cần thiết có thể điều động thêm hệ thống thông tin liên lạc mạng chuyên dùng của các lực lượng vũ trang, quân sự, Biên phòng, Công an.

6.5. Hệ thống cấp, thoát nước, xử lý môi trường

Toàn tỉnh hiện có 38 nhà máy, công trình cấp nước đã hoàn thành, đưa vào sử dụng với tổng công suất thiết kế 157.342m3/ngày đêm. Đến năm 2020, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch đạt 82,5% và tỷ lệ người dân nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 100%.

Về thoát nước, hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh đều không có hệ thống thoát nước hoàn thiện và đồng bộ. Khi trời mưa, nước mưa thường chảy từ vùng cao xuống vùng đất thấp hơn và thông qua các hệ thống kênh mương, sông ngòi xung quanh. Do hệ thống thu gom, xử lý nước thải chưa đáp ứng được so với lượng xả thải nên nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực đô thị, khu dân cư hầu như không được xử lý. Nước thải từ các cơ sở sản xuất ngoài khu/cụm công nghiệp hầu hết cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc chỉ mới có hệ thống xử lý nước thải đơn giản. Ngược lại, hệ thống thoát nước của các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh lại khá phát triển và được thiết kế tách biệt với các khu vực xung quanh.

Nhìn chung việc hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước đã cũ, nhiều đoạn xuống cấp gây thất thoát nước đồng thời hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện, đồng bộ nên nếu gặp mưa lớn sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ trong đô thị.

6.6. Hệ thống hạ tầng giáo dục, y tế

Đến năm 2020 có 267 trường mầm non, 437 trường phổ thông, 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp nghề, trong đó có 79,9% trường đạt chuẩn quốc gia. 100% số trường học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, trong đó xây dựng kiên cố trên 92%. Các trường học vừa là nơi thực hiện chức năng giáo dục đào tạo, vừa là nơi để sơ tán dân trong phòng chống thiên tai. Đây là những thuận lợi để người dân có nơi tránh trú khi có thiên tai. Năm 2020, toàn tỉnh có 238 cơ sở y tế nhà nước, trong đó có 20 bệnh viện, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 01 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng; 216 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật của các cơ sở khám, chữa bệnh ngày càng được tăng cường, đảm bảo an toàn và đáp ứng công tác khám chữa bệnh cho người dân khi có thiên tai.

6.7. Khu công nghiệp

Hạ tng các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn được nâng cấp nhằm thu hút các nhà đầu tư. Khu kinh tế Vũng Áng tổng diện tích 22.781 ha có hạ tầng kỹ thuật vững chắc, có thể đảm bảo an toàn khi có bão. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu Treo hơn 56.000ha. Khu công nghiệp Hạ Vàng diện tích 250 ha ở Can Lộc đã có 3 nhà máy đã đi vào hoạt động. Khu công nghiệp Gia Lách diện tích hơn 300 ha tại Xuân An của Nghi Xuân có 1 nhà máy đi vào hoạt động.

Các khu công nghiệp và kinh tế đều nằm ở ven biển và cửa sông thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa, nhưng lại đối mặt với nguy cơ bão, ATNĐ và nước biển dâng nên các khu công nghiệp, kinh tế này phải xây dựng phương án ứng phó với các loại thiên tai thường gặp.

III. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến PCTT

1.1. Từ 2016 đến 2020 hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCTT đã được tỉnh Hà Tĩnh ban hành khá đầy đủ, Tỉnh đã kịp thời bổ sung, thay thế các văn bản không còn phù hợp tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu quả trong công tác PCTT, một số văn bản quan trọng như sau:

- Kế hoạch số 244-KH/TU ngày 21/5/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 18/11/2020 của tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020, một số định hướng, mục tiêu và giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định một số nội dung về công tác PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 14/2020/QĐ-UBND ngày 22/4/2020 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy chế, tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán nguồn vốn Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh Hà Tĩnh (Thay thế cho các Quyết định 08/2016/QĐ-UBND ; số 19/2018/QĐ-UBND).

- Quyết định số 49/2018/QĐ-UBND ngày 06/12/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế phối hp giữa các ngành, các cấp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Kế hoạch PCTT giai đoạn 2016-2020 số 282/KH-UBND ngày 31/8/2016 của UBND tỉnh.

- Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày 08/8/2018 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng tránh lũ ng, lũ quét, sạt lở đất.

- Kế hoạch 273/KH-UBND ngày 20/8/2018 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh.

- Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 10/8/2020 của UBND về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Kế hoạch số 511/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU của Tỉnh ủy.

- Quyết định số 2846/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 ban hành Kế hoạch thực hiện đề án Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 22/6/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 theo Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

1.2. Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND, HĐND và các cấp, các ngành đã thường xuyên quán triệt, đôn đốc công tác triển khai thi hành pháp luật về PCTT và ban hành văn bản chi tiết thực hiện các chủ trương chính sách của Trung ương Đảng, Chính phủ. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo rà soát, đề xuất giải quyết những mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản gây khó khăn trong công tác phòng, chống thiên tai.

Cụ thể thực thi pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai và TKCN:

- Các địa phương, đơn vị đã xây dựng phương án ứng phó với thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo quy định của Luật phòng chống thiên tai, phù hợp với từng vùng, từng ngành; đây là cơ sở để tổ chức tốt công tác ứng phó, khắc phục khi có thiên tai xảy ra.

- Các cơ chế, chính sách trong phòng chống thiên tai đã được áp dụng kịp thời, chính xác để nhanh chóng khắc phục thiên tai, sớm ổn định đời sống, sản xuất cho người dân.

- Lực lượng quản lý đê chuyên trách, lực lượng quản lý đê Nhân dân thường xuyên bám địa bàn tiến hành kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm công trình đê điều.

- Vi phạm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã được phát hiện và xử lý kịp thời theo Nghị định 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Các vi phạm được các cơ quan chuyên môn, cấp chính quyền xử lý phạt vi phạm theo thẩm quyền.

2. Hệ thống chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và quy chế phối hợp

2.1. Hệ thống Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp

- Hằng năm Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực, 02 Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng ban; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác PCTT; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh làm Phó trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn trên đất liền; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác CHCN trên biển và biên giới; Giám đốc Công an tỉnh làm Phó Trưng ban phụ trách công tác đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên địa bàn. Các ủy viên là Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan.

- Trực thuộc Ban Chỉ huy PCTT và TKCN có 10 Tiểu ban; theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm tham mưu, thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục thiên tai gồm: Tiểu ban Cứu hộ, Cứu nạn thiên tai; Tiểu ban Hậu cần; Tiểu ban đảm bảo giao thông, phương tiện; Tiểu ban Kỹ thuật công trình thủy lợi; Tiểu ban Đảm bảo An toàn nghề cá trên biển; Tiểu ban phòng chống rét đậm, rét hại cho cây trồng vật nuôi; Tiểu ban Báo tin động đất, cảnh báo sóng thần; Tiểu ban đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông; Tiểu ban dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn.

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện và xã được thành lập theo điều kiện thực tế tại địa phương và phải phù hợp với Luật phòng chống thiên tai và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được đặt tại Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh; Văn phòng đảm bảo cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về PCTT. Tại Văn phòng có các công cụ, phần mềm phục vụ tham mưu chỉ đạo điều hành ứng phó với thiên tai. Lãnh đạo Văn phòng Thường trực gồm Chánh Văn phòng Thường trực là Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi; các Phó Chánh Văn phòng Thường trực bao gồm: 01 Lãnh đạo Ban Tác huấn, Phòng tham mưu, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; 01 Lãnh đạo Ban Tác huấn, Phòng tham mưu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và các Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi. Các thành viên của Văn phòng Thường trực làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

- Phòng trực ban của Văn phòng thường trực được bố trí phòng có diện tích 100 m2 trang bị đầy đủ các thiết bị: máy tính để bàn, ti vi, điều hòa, máy chiếu và bàn làm việc. Về cơ sở dữ liệu, phần mềm phục vụ công tác PCTT và TKCN gồm có Bản đồ theo dõi bão, ATNĐ, hệ thống kết nối trực tuyến, phần mềm nhắn tin truyền tin thiên tai và các Website về phòng chống thiên tai của Trung ương, của tỉnh. Ngoài ra còn có 01 Flycam, 01 máy ảnh, 01 Máy đo độ sâu phục vụ cho thực địa.

2.2. Quy chế phối hợp trong công tác PCTT và TKCN.

Hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được thực hiện trên Quy chế hoạt động đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 786/QĐ-UBND ngày 10/3/2020. Khi xảy ra thiên tai các cơ quan, đơn vị chuyên môn thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình hoặc tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh nhằm đảm bảo thông tin liên lạc; cứu hộ, cứu nạn; an ninh trật tự... Việc phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ huy, giữa các ngành để xử lý các tình huống, các sự cố trong thiên tai do Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN điều phối giữa các ngành, các cấp mang lại hiệu quả cao.

3. Công tác dự báo, cảnh báo sớm

Việc dự báo, cảnh báo sớm về mưa trên địa bàn căn cứ vào thông tin dự báo của cơ quan KTTV và thông tin bổ sung từ hệ thống các trạm đo mưa, trạm đo mực nước chuyên dùng, thiết bị đo mực nước và dung tích theo thời gian tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

4. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống, thiên tai

- Trang thiết bị phục vụ công tác PCTT và TKCN được huy động từ dự trữ Quốc gia, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN, từ Bộ Quốc phòng, thông qua các dự án, viện trợ, ủng hộ của các tổ chức và các cơ quan, đơn vị, địa phương tự mua sắm. Trên toàn tỉnh hiện có 02 chiếc tàu cứu hộ trên biển (trong đo có 01 chiếc công suất 3900CV, 01 chiếc công suất 350CV); 150 xuồng các loại; 636 nhà bạt; 44 máy phát điện; 22.021 áo phao; 14.974 phao cứu sinh và các trang thiết bị khác. Tuy nhiên hiện nay một số trang thiết bị đã được trang bị từ lâu sắp hết niên hạn sử dụng cần phải được đánh giá về chất lượng để có kế hoạch mua sắm bổ sung và thay thế.

(Có Phụ lục 02: Tổng hợp hiện trạng trang thiết bị PCTT&TKCN kèm theo)

- Đối với tuyến đê La Giang (đê cấp II) hàng năm Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức mua sắm, quản lý vật tư để phục vụ công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho tuyến đê này.

- Sở Công Thương (Thường trực Tiểu ban Hậu cần) chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh hàng năm lập kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư thiết yếu để ứng phó thiên tai. Một số lượng lớn hàng hóa, nhiên liệu, vật tư được dự trữ trước mùa mưa bão. Sở Y tế tổ chức dự trữ đủ các cơ số thuốc để chữa bệnh, khử khuẩn nước, tiêu độc khử trùng vùng thiên tai. UBND các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn chuẩn bị sẵn một lượng hàng tiêu dùng thiết yếu để cung cấp khi cần thiết; vận động các hộ dân nơi thường bị cô lập do ngập lụt, dự trữ lương thực, thực phẩm đủ dùng trong 7 ngày; yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng sẵn sàng thiết bị, xe máy để hỗ trợ ứng phó trong thiên tai khi cần thiết

- Số lượng trang thiết bị, công cụ hỗ trợ hoạt động PCTT&TKCN cho các địa phương, các cơ quan đơn vị tham mưu phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh cơ bản còn thiếu về số lượng, một số được trang bị từ lâu cần được thay thế. Hệ thống tàu cứu hộ, cứu nạn của Biên phòng, Cảng vụ Hàng hải không đủ công suất để cứu hộ và lai dắt vào bờ nên cần tiến hành thống kê danh mục cũng như triển khai công tác quản lý sử dụng theo Quyết định 20/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng PCTT.

5. Công tác ứng phó thiên tai và TKCN

- Lực lượng nòng cốt trong ứng phó thiên tai và TKCN của tỉnh là các cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh và lực lượng tại các huyện, thành phố, thị xã, các xã, phường, thị trấn được bố trí theo tng năm gồm lực lượng tuần tra canh gác, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, lực lượng cơ động. Các đơn vị tập trung lực lượng, phương tiện sẵn sàng khi có lệnh, chủ động ứng cứu trên từng địa bàn, nhất là các khu vực xung yếu, địa bàn trọng điểm khi thiên tai xảy ra. Trên địa bàn tỉnh còn có các lực lượng do các sở, ban, ngành, hội đoàn thể thành lập, luôn sẵn sàng tham gia ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai.

- Về phương tiện trang thiết bị cho lực lượng ứng phó thiên tai và TKCN nạn: Hiện nay các lực lượng của công an, quân sự, biên phòng cơ bản đã được trang bị các phương tiện, trang thiết bị để phục vụ công tác ứng phó thiên tai và TKCN; còn các lực lượng như tuần tra, canh gác, lực lượng xung kích đang còn thiếu về số lượng, chất lượng các trang thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.

6. Thông tin, truyền thông về PCTT

- Năm 2020, Hà Tĩnh được xếp top 10 trong cả nước về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến phát huy hiệu quả, phục vụ tốt cho các cuộc họp trực tuyến giữa. Trung ương với tỉnh và giữa tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, hầu hết các ngành và 100% huyện thị xã, thành phố đều đã được đầu tư trang bị phòng họp trực tuyến, một số địa phương cũng đã chủ động trang bị phòng họp trực tuyến đến cấp xã góp phần thuận lợi và hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo điều hành PCTT.

- Thông tin về PCTT được đăng tải, cập nhật hàng ngày qua các hình thức: Văn bản điện tử, fax, email, SMS, Internet, hệ thống phát thanh, truyền hình, mạng xã hội (Facebook, zalo), hệ thống thông tin cảnh báo sm, truyền đạt trực tiếp, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng bưu chính công cộng và các hình thức khác...

- Năng lực ứng dụng và quản lý cơ sở dữ liệu PCTT của Hà Tĩnh với 100% các cơ quan được trang bị máy tính, được kết nối internet, 100% cán bộ cấp tỉnh, huyện và 93% cán bộ cấp xã được trang bị máy tính. 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 85% UBND cấp xã có cng/trang thông tin điện tử, thông tin được cập nhật liên tục, hiệu quả. Điều này tạo thuận lợi cho tỉnh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở dữ liệu PCTT.

7. Năng lực và nhận thức của cộng đồng trong PCTT

- Những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin nên người dân luôn tiếp cận được một cách nhanh nhất về biến đi của khí hậu, thông tin diễn biến của thiên tai và tác hại do thiên tai gây ra; từ đó người dân đã có ý thức, nhận thức hơn trong công tác phòng ngừa, ứng phó.

- Các hoạt động đào tạo, tập huấn, diễn tập, truyền thông hàng năm đã góp phần nâng cao năng lực PCTT của các sở, ban, ngành, địa phương. Công tác chuẩn bị PCTT theo phương châm “bốn tại chỗ” được triển khai hiệu quả. Thông qua các lớp tuyên truyền, tập huấn, người dân các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai được bổ sung kiến thức, cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức của bản thân trong lĩnh vực PCTT, góp phần làm tăng khả năng chống chịu cho cộng đồng và cho chính gia đình của họ.

- Người dân dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, trang bị các phương tiện di chuyển khi xảy ra thiên tai. Xây dựng mới hoặc sửa chữa thành nhà kiên cố để chống được bão, nền nhà được tôn cao, bố trí gác lửng để vượt mức lũ cao nhất đã từng xảy ra. Các trường học chú trọng việc quản lý học sinh trong mùa mưa lũ; không cho các em ra khỏi trường khi không có phụ huynh đưa đón, chủ động cho học sinh nghỉ học khi có thiên tai.

- Bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn còn một số mặt hạn chế như: Phương tiện thông tin, truyền thông tới cộng đồng còn chưa hoàn thiện, nhất là thông tin đến các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng dễ bị tổn thương trong công tác PCTT chưa cao.

8. Năng lực cơ sở hạ tầng PCTT

Công trình Phòng, chống thiên tai gồm các trạm quan trắc KTTV, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ PCTT...

8.1. Trạm quan trắc khí tượng, thủy, hải văn

Hiện trong tỉnh có 4 trạm khí tượng tại thành phố Hà Tĩnh, Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê. Số lượng trạm khí tượng bề mặt có mật độ 1/1.112 km2, tương đương với ô lưới 35 km, nhưng phân bố không đồng đều theo không gian. Đa số các trạm được đặt tại thị trấn hoặc khu dân cư đông đúc. Một số vùng có diện tích tương đối lớn với khí hậu đặc trưng thì chưa có trạm đo gồm các huyện Can Lộc, Lộc Hà, Nghi Xuân, Đức Thọ, khu vực vườn quốc gia Vũ Quang.

Toàn tỉnh hiện có 8 trạm thủy văn nhưng chưa đảm bảo để phục vụ cho việc dự báo, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, nhiều công trình lạc hậu đã hết thời gian sử dụng, chất lượng kém, đo đạc theo phương pháp thủ công. Cả tỉnh chỉ có 1 trạm hải văn Hoành Sơn tại thuộc Kỳ Anh, chưa có trạm thủy văn cửa sông tại các cửa sông chính. Việc áp dụng thiết bị hiện đại theo công nghệ mới chưa nhiều, các thiết bị tự ghi, số hóa dữ liệu đo đạc đã được trang bị song việc kết nối đến các cơ sở dữ liệu, đồng bộ hóa dữ liệu chưa thực hiện được.

Ngoài các trạm khí tượng, thủy văn thì trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 14 trạm đo mưa tự động thuộc Trung tâm KTTV Quốc gia quản lý gồm Kỳ Trinh, Kỳ Lạc, Kỳ Hp, Kỳ Thượng, Kẻ Gỗ, Thạch Điền, Sơn Lộc, Hương Trạch, Hương Lâm, Hòa Hải, Hương Quang, Sơn Hồng, Sơn Kim, Cầu Treo; 20 trạm đo mưa tự động do Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung tài trợ; và 4 điểm đo mưa nhân dân gồm Bàu Nước, Cẩm Xuyên, Đại Lộc, Đò Điệm.

8.2. Công trình đê điều, thủy lợi

a) Công trình đê điều

- Công trình đê La Giang là trọng điểm chống lũ của tỉnh Hà Tĩnh, đến thời điểm hiện tại còn một số trọng điểm và vùng trọng điểm nguy hiểm có thể xảy ra sự cố khi có lũ lớn nên trước mùa lũ Chi cục Thủy lợi tổ chức lập phương án bảo vệ các công trình trọng điểm và phương án hộ đê toàn tuyến trình Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh phê duyệt. Đê La Giang đảm bảo chống lũ tần suất 1% mặt đê rộng 6,0m; cơ đê phía đồng rộng 10m kết hợp giao thông; cơ đê phía ng rộng 5,0m; bảo vệ an toàn tính mạng cho khoảng 301.653 nhân khẩu với 48.401 ha diện tích đất canh tác của các huyện Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc và một phần diện tích của huyện Thạch Hà, Lộc Hà..., cùng với các công trình cơ sở hạ tầng trong khu vực dự án.

- Các tuyến đê sông còn lại chống được lũ tần suất 5%, các tuyến đê biển, đê ca sông chống được bão cấp 10, tần suất triều 5%.

- Các tuyến đê cấp IV, V đang dần được nâng cấp, kiên cố hóa đảm bảo chống lũ theo tiêu chuẩn phòng lũ. Các tuyến đê biển, đê cửa sông đã được đầu tư nâng cấp, nhưng sau mỗi trận bão thì những đoạn đê xung yếu, trực diện với biển đều bị hư hỏng do sóng đánh tràn qua. Những sự cố hư hỏng của các tuyến đê được khẩn trương xử lý sau mỗi mùa mưa bão.

- Hệ thống các kè trên sông đều đang phát huy tác dụng để bảo vệ an toàn cho tuyến đê. Kè bảo vệ cho đê vùng cửa sông và hệ thống kè biển thường xuyên chịu ảnh hưởng của sóng, bão nên phải nâng cấp duy tu vì đều là các tuyến kè trực diện với biển như tuyến kè biển Cẩm Nhượng hàng năm đều bị lún, sập ống buy, sạt lún mái kè nên trước mùa mưa, bão phải gia cố và có dự án đầu tư nâng cấp.

b) Công trình thủy lợi

Trước mùa mưa lũ hàng năm việc đặt ra an toàn hồ chứa đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo tại bản Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tnh Hà Tĩnh ban hành. Kết quả kiểm tra hiện trạng an toàn đập, hồ chứa cho thấy một số đập, tràn, cống lấy nước bị hư hỏng cần có biện pháp xử lý hoặc nâng cấp sửa chữa để đảm bảo an toàn.

c) Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền

Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 3695 tàu cá đã được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá Quốc gia, trong đó 137 tàu có chiều dài 15m, 644 tàu có chiều dài từ 12-15m. Còn lại có chiều dài nhỏ hơn 12m. Trong khi đó khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Hội - Xuân Hội (cấp vùng) chỉ đáp ứng yêu cầu của khu neo đậu là 1.200 tàu cá có công suất đến 600CV. Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Sót đáp ứng neo đậu cho 334 tàu cá có công suất từ 75-300CV. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Nhượng chỉ được 300 tàu cá có công suất đến 300CV và khu tránh trú bão cho tàu cá Kỳ Hà chỉ đáp ứng được 300 tàu cá có công suất đến 600CV.

Như vậy năng lực cho tàu vào tránh trú chỉ đáp ứng được khoảng 70%, nên nghiên cứu để nâng cấp các khu neo đậu đã có sẵn hoặc xây mới khu neo đậu tránh trú đảm bảo đủ năng lực cho các tàu cá của Hà Tĩnh vào neo đậu khi có bão.

8.3. Nhà tránh trú thiên tai cộng đồng

Trong các năm gần đây số lượng nhà ở kiên cố cho người dân đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ dân sống trong nhà ở kiên cố và bán kiên cố tăng từ 90,6% năm 2009 lên 98,1% năm 2019. Nơi trú tránh an toàn là các cơ quan nhà nước, trụ sở UBND, trưng học, cơ sở y tế; các cơ sở tôn giáo, các nhà tránh trú cộng đồng được nhà nước đầu tư xây dựng. Năm 2021, Hà Tĩnh đã triển khai đầu tư 30 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão, lũ và hơn 2.100 nhà kiên cố cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nằm trong vùng thường xuyên bị thiên tai; phấn đấu đến cuối năm 2021 sẽ hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão, lũ được thiết kế với mục đích vừa là nơi sinh hoạt văn hóa thể thao cho người dân, vừa làm nơi tránh trú khi có thiên tai xảy ra.

8.4. Hệ thống điện, thông tin liên lạc trong công tác PCTT

- Để sẵn sàng ứng phó với các sự cố có thể xảy ra trên hệ thống lưới điện, nhất là trước, trong và sau mùa mưa bão hằng năm, công ty điện lực đã tiến hành đầu tư sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng 05 tuyến đường dây 500 kV (tổng chiều dài 266,5 km), 07 tuyến dây 220 kV từ trạm 500 kV Hà Tĩnh (tổng chiều dài 385,1 km), và có 225,85 km đường dây 110 kV cấp điện cho 09 trạm biến áp 110 kV. Khắc phục, xử lý các khiếm khuyết trên lưới điện, lắp đặt bổ sung dây néo, xử lý chống sạt lở tại các vị trí cột điện xung yếu, đồng thời kiểm tra các vị trí lắp đặt chống sét van để đảm bảo vận hành, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do sự cố sét gây ra trên lưới điện và gãy đ cột điện khi có bão, mưa lớn. Bên cạnh đó, ngành điện lực cũng tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành an toàn hành lang lưới điện, cảnh báo, nâng cao nhận thức của người dân, các cơ quan, doanh nghiệp để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản khi có thiên tai xảy ra.

- Hạ tầng mạng lưới viễn thông phát triển rộng khắp và đảm bảo cung cấp liên lạc thông suốt khi có thiên tai, toàn tỉnh có trên 2.883 trạm phủ sóng di động (1.084 trạm 2G; 1.108 trạm 3G; 691 trạm 4G), trên 300 điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet chất lượng cao gần như phổ cập đến mọi người dân. Toàn tỉnh có 1.196.785 thuê bao điện thoại di động (đạt mật độ 93 thuê bao/100 dân), 7.665 thuê bao điện thoại cố định (đạt mật độ 0.6/100 dân số) và 129.548 thuê bao internet băng rộng cố định (đạt mật độ 11/100 dân số), đóng góp tích cực vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. 100% thôn có hạ tầng kết nối dịch vụ viễn thông, internet. Hệ thống cáp quang đã kết nối đến 100% xã, phường, thị trấn với sự đầu tư từ Viettel, VNPT và FPT. Qua đó cho thấy khi có thông tin thiên tai được cảnh báo, dự báo sớm được truyền đến từng hộ dân bằng các dịch vụ viễn thông để có sự chuẩn bị trong PCTT.

- Hàng năm Sở Thông tin Truyền thông đôn đốc các đơn vị kiểm tra nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành của BCH PCTT, cấp ủy, chính quyền các cấp trong phòng, chống thiên tai.

- Các đơn vị được giao thiết bị thông tin liên lạc chuyên dùng phục vụ chỉ đạo, điều hành trong PCTT & TKCN được hướng dẫn bảo quản, sử dụng các thiết bị được giao, đặc biệt trong trường hợp thông tin liên lạc thông thường bị gián đoạn.

- Các doanh nghiệp bưu chính viễn thông tiếp tục nâng cấp, mở rộng, kiên cố hoá nhà trạm và mạng ngoại vi; tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống thiết bị, mạng lưới viễn thông, đặc biệt lưu ý đến hệ thống nguồn điện và chống sét; tăng cường năng lực mạng thông tin di động phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão; có các giải pháp nâng dung lượng, mở rộng phủ sóng tại các điểm xung yếu, khu trọng điểm trong PCTT&TKCN.

- Các cơ quan thông tấn, báo chí chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cập nhật thông tin, làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống bão lụt và phổ biến nâng cao nhận thức của ngư dân đối với các quy định của pháp luật về sử dụng tần số, thiết bị thu phát vô tuyến điện phục vụ thông tin liên lạc, dự báo thiên tai, tìm kiếm CHCN trên biển.

- Các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Trạm truyền thanh cơ sở tiếp tục đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, tăng cường năng lực thông tin tuyên truyền phục vụ công tác PCTT.

8.5. Hệ thống giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn

Hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt từ tuyến Quốc lộ đến tỉnh lộ, GTNT, đến cả vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Với mật độ phân bố 2,38km/km2; 11,07km/1.000 dân là mật độ tương đối cao, nhưng phân bố không đồng đều giữa các huyện miền núi và vùng đồng bằng, ven biển. Do có mật độ đường giao thông cao nên công tác ứng phó, cứu hộ, cứu nạn sẽ kịp thời giúp giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Các huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang khi bị lũ, mưa lớn thường bị chia cắt, bị vùi lấp các tuyến đường giao thông nên việc cứu hộ, cứu nạn cũng gặp khó khăn. Cần bổ sung đưng cứu hộ từ các huyện miền núi đến thành phố để khi bị chia cắt có thể ứng cứu kịp thi trong các tình huống thiên tai.

9. Đánh giá thực hiện lồng ghép nội dung PCTT trong các chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, KT-XH

- Để chủ động thích nghi với điều kiện thiên tai, những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị lồng ghép Kế hoạch phòng chống thiên tai vào trong các chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, KT-XH nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Kế hoạch lồng ghép PCTT gắn với công tác phòng ngừa ứng phó bão, lụt được thực hiện rất cụ thể, như: (i) Dự án “Xây dựng Xã hội thích ứng với thiên tai do JICA tài trợ nhằm tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp lũ cấp quốc gia và các tỉnh mục tiêu bao gồm Ngh An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; (ii) Dự án quản lý rủi ro thiên tai (WB4) cho các tỉnh ven biển trong đó có Hà Tĩnh; (iii) Dự án tăng cường năng lực thể chế cho các thành viên của Ban chỉ đạo PCTTTW và Ban chỉ huy PCTT của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Các dự án được nâng cấp góp phần giảm nhẹ thiên tai trong việc điều tiết hợp lý nguồn nước, thông thoáng dòng chảy, giảm ngập cho vùng hạ du và dự án Quản lý RRTT thuộc chương trình hỗ trợ từ WB, thông qua dự án WB5.

- Lồng ghép PCTT vào công tác trồng rừng ngập mặn để chống bão, sạt lở ven biển thông qua dự án tài trợ Hội CTĐ Nhật Bản với các nội dung đã được thực hiện: (i) Quản lý và bảo vệ rừng/giảm nhẹ BĐKH; (ii) Phòng ngừa thảm hoạ và thích ứng BĐKH;

Lồng ghép PCTT trong giao thông: Dự án xây dựng đường vào trung tâm các xã kết hợp CHCN trong mùa mưa lũ, đường cứu hộ, cứu nạn cho Nhân dân các xã ven sông, đường di dân vùng lũ. Các điểm dân cư được kết nối hệ thống giao thông giúp triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn thuận lợi khi có thiên tai

- Việc thực hiện lồng ghép nội dung PCTT trong các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vừa thúc đẩy được phát triển KT - XH đồng thời phải đảm bảo công tác PCTT, vì vậy thực hiện lồng ghép nội dung PCTT là hết sức cần thiết. Tuy nhiên thực tế hiện nay việc thực hiện lồng ghép trên địa bàn tỉnh chưa được tiến hành đồng bộ các ngành, chỉ mới thể hiện những ngành liên quan trực tiếp hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp thiên tai trong quy hoạch và kế hoạch phát triển: nông nghiệp, giao thông, xây dựng, phát triển hạ tầng...

10. Đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết

- Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, kịp thời công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai nhằm sớm n định đời sống và sản xuất của Nhân dân. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là sự tham gia của lực lượng vũ trang, Đoàn Thanh niên trong công tác khắc phục các sự cố môi trường, nhà cửa bị hư hại, cấp phát hàng cứu trợ được kịp thi, sớm ổn định cuộc sống người dân. Các ban ngành chuyên môn kiểm tra các sự cố về đê điều, công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển, sự cố hồ đập, giao thông, kênh mương.

- Sau mỗi đt thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các cơ quan kiểm tra, đánh giá thiệt hại, xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch khôi phục, tái thiết, đồng thời huy động nguồn lực địa phương (ngân sách dự phòng, Quỹ phòng chống thiên tai), huy động nguồn lực của các doanh nghiệp, sự đóng góp của tổ chức, các nhà hảo tâm và Nhân dân để nhanh chóng khôi phục và tái thiết. Trường hợp nhu cầu vượt quá khả năng nguồn lực của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ.

- Trong những năm qua, UBND tỉnh đã thành lập Ban tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ, vận động được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia. Tiền, hàng cứu trợ cấp phát đến người dân kịp thời, đúng đối tượng và công bằng. Đặc biệt sau trận lũ lịch sử năm 2020 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 511/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020. Với sự tham gia của hệ thống chính trị, các tổ chức và cá nhân tình nguyện, chính vì vậy mà sau thiên tai không xảy ra nạn đói, dịch bệnh, sớm ổn định đời sống và sản xuất nông nghiệp không những được phục hồi mà còn gia tăng hơn năm trước đó, đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân sau lũ.

11. Nguồn lực tài chính cho công tác PCTT và TKCN

Các nguồn lực tài chính phục vụ công tác PCTT trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện thời gian qua:

a) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, nguồn vốn ODA

Ưu tiên để khắc phục, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có tính lâu dài, thích ứng với Biến đổi khí hậu: Nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, nâng cao an toàn các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi; xây dựng hệ thống kè bảo vệ bờ bin, bờ sông khu vực dân cư; đầu tư xây dựng các công trình giao thông nhất là giao thông ứng cứu các công trình, cứu hộ nhân dân vùng lũ... xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền, các dự án tái định cư; nâng cấp cơ sở vật chất y tế, trường học; tổ chức trồng rừng, tái tạo rừng đầu nguồn... có quy mô và kinh phí đầu tư lớn.

b) Ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã:

Ưu tiên bố trí kinh phí dự phòng cho công tác PCTT và TKCN để mua sắm vật tư, phương tiện phục vụ hoạt động ứng phó trong thiên tai. Đầu tư nâng cấp hệ thống kè kết hợp GTNT; công trình phòng chống sạt lở, dự án di dời dân, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra... Xử lý các yêu cầu về ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường hợp cần thiết, cấp bách.

c) Ngân sách các sở, ngành, đơn vị trang bị những điều kiện thiết yếu phục vụ công tác PCTT & TKCN, khắc phục sự cố.

d) Quỹ phòng chống thiên tai

- Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phòng chống thiên tai cấp bách trên địa bàn tỉnh.

- Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai; tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai; tu sửa, xử lý khẩn cấp đê, kè, cống và công trình phòng chống thiên tai được hỗ trợ kinh phí tối đa không quá 3 tỷ đồng/1 công trình.

- Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai: Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế; thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến; hỗ trợ quan trắc, thông tin, thông báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng; tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng chống thiên tai.

- Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa: Xây dựng và phổ biến tuyên truyền kiến thức pháp luật; lập và rà soát kế hoạch phòng chống thiên tai; tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng; diễn tập phòng chống thiên tai ở các cấp; tập huấn và duy trì hoạt động cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

g) Nguồn kinh phí khác

Nguồn kinh phí được các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để giúp Nhân dân vùng bị thiên tai khắc phục thiệt hại, giảm bớt khó khăn và ổn định cuộc sống, sinh kế đã được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kịp thời phân bổ, hỗ trợ các địa phương, các gia đình bị thiệt hại một cách kịp thời, đúng đối tượng; trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các gia đình có người thân bị thiệt hại, gia đình có nhà sập, nhà bị hư hỏng nặng để xây cất lại; hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ sinh kế nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân.

IV. ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI TỪNG CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

1. Đánh giá rủi ro thiên tai

Nhìn nhận lại các loại hình thiên tai đã xảy ra trên địa bàn tỉnh như bão, mưa lớn, lũ và ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất...để đánh giá cấp độ rủi ro trên cơ sở Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ để xác định cấp độ RRTT theo loại hình thiên tai đã xảy ra trong phạm vi Hà Tĩnh.

1.1. Bão, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)

- Hằng năm có khoảng 12 - 13 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông và có khoảng 4-6 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền nước ta trong đó khu vực Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng trực tiếp 1-2 cơn bão và ATNĐ. Sự hoạt động của bão và ATNĐ trên biển Đông chủ yếu tập trung từ tháng 6 đến tháng 11 nhưng số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Hà Tĩnh chủ yếu trong ba tháng giữa mùa mưa bão lũ (tháng 8-10). Số cơn bão hoạt động và ảnh hưởng nhiều nhất xảy ra vào tháng 9, tháng 10. Do ảnh hưởng của bão, ATNĐ thường gây mưa to và gió mạnh. Một số cơn bão mạnh đã xảy ra trên địa bàn tỉnh:

- Bão số 5 (Lekima) đổ bộ vào đèo Ngang lúc 19h tối ngày 3/10 năm 2007 với sức gió cấp 12, giật trên cấp 12 gây mưa nhiều nơi đạt tới 600-800mm. Trên các sông Bắc Trung bộ đã xuất hiện lũ đặc biệt lớn và vượt lũ lịch sử, trong đó có sông Ngàn Sâu của Hà Tĩnh, cấp độ RRTT của cơn bão này là cấp 4.

- Năm 2017 có 2 cơn bão đổ bộ vào địa bàn tỉnh: Bão số 2 đổ bộ vào đất liền từ Nghệ An đến Hà Tĩnh gây gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9 cấp 10 vào ngày 17/7/2017, cấp độ RRTT cấp 3. Bão số 10 đổ bộ trực tiếp vào khu vực Hà Tĩnh - Quảng Bình. Đây là cơn bão mạnh và nguy hiểm trong nhiều năm trở lại đây cấp độ RRTT cấp 4.

Cấp độ RRTT do bão, ATNĐ đã xảy ra là cấp 3, 4.

1.2. Mưa lớn

Các trận mưa lớn trên địa bàn Hà Tĩnh trong thời gian gần đây:

- Năm 2010: Khi trận lũ do mưa lớn từ ngày 29/9 đến 05/10/2010 chưa rút hết, thì từ 14/10 đến 19/10/2010 đã xảy ra trận mưa lớn, lượng mưa đo được tại Chu Lễ 1.032mm, Hòa Duyệt 1.043mm, Sơn Diệm 672mm, TP Hà Tĩnh 1.126mm, Nghèn 920mm, Kẻ Gỗ 959mm, Sông Rác 886mm. Chỉ trong 5 ngày, tổng lượng mưa đo được ở một số trạm từ. 50% đến 60% lượng mưa trung bình cả năm; cá biệt lượng mưa ngày 16/10 tại Kẻ Gỗ gần 450mm. Lũ chồng lên lũ, đã làm ngập chìm trong biển nước 183 xã của tất cả 12 huyện, thành phố, thị xã.

- Năm 2020: Đợt mưa từ ngày 15/10 đến 21/10/2020 ph biến từ 700-900mm, riêng tại thành phố Hà Tĩnh 1.384mm, tại đu mối hồ Kẻ Gỗ là 1.260mm, hồ Sông Rác 1.107mm. Đặc biệt xuất hiện lượng mưa 24h lớn nhất từ trước đến nay (mưa đặc biệt to) tại thành phố Hà Tĩnh từ 12h ngày 18/10 đến 12h ngày 19/10 là 884mm. Ngoài ra lượng mưa tại trạm đo mưa tự động Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh từ 19h ngày 15/10 đến 19h ngày 20/10 là 1.956mm. Mưa lớn, bất thường và cực đoan đã gây ngập lụt 118 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố, với 52.604 hộ/167.300 người bị ảnh hưởng, đặc biệt là tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Ngoài ra các năm 2016, 2017, 2018, 2019 đã xảy ra các trận mưa lớn với cấp độ RRTT là cấp 2. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn là cấp 2, 3.

1.3. Lũ, ngập lụt

Mùa lũ ở Hà Tĩnh thường bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm, lũ thường xuất hiện nhiều nhất và lớn nhất chủ yếu tập trung vào tháng 9 và tháng 10. Do địa hình khu vực Hà Tĩnh hẹp, dốc và nghiêng từ Tây sang Đông nên đặc điểm lũ ở Hà Tĩnh thường lên rất nhanh, xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn nên thường gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Trong những năm gần đây lũ ngày càng có tần suất xuất hiện dày đặc, lũ lên nhanh, nhưng xuống rất chậm gây ngập úng vùng hạ du trong thời gian dài ảnh hưởng đến phát triển KT-XH. Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, Hà Tĩnh đã chịu ảnh hưởng của những trận lũ lớn, lũ kép, điển hình năm 2010, 2016 và 2020.

Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt từ cấp 1 đến cấp 3.

(Chi tiết có Phụ lục 03: Thống kê các trận lũ, ngập lụt đã xảy ra kèm theo)

1.4. Nắng nóng, hạn hán

Trong năm 2016 xảy ra đợt nắng nóng kéo dài 18 ngày với nhiệt độ cao nhất hơn 41°C, tương ứng cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Năm 2019 xảy ra đợt nắng nóng kéo dài trong có nhiệt độ cao nhất 43,4°C tại Hương Khê tương ứng cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 là cấp độ RRTT lớn nhất trong quy định thang phân cấp độ RRTT.

Còn lại các đợt nắng nóng khác chủ yếu từ 36°C - 38°C tương ứng cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

1.5. Rét đậm, rét hại

Ở khu vực Hà Tĩnh rét đậm, rét hại là loại hình thiên tai thưng xảy trong mùa đông và duy trì nhiều ngày trong thời kỳ chính đông; điển hình như đợt rét đầu năm 2016, được đánh giá có nền nhiệt thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Tại Hà Tĩnh có 2 năm nền nhiệt xuống rất thấp kỉ lục là năm 2016 nhiệt độ thấp nhất 5°C - 6°C và năm 2018 với nền nhiệt thấp 9°C- 11,6°C.

Cấp độ RRTT rét đậm, rét hại đã xảy ra là cấp 1.

1.6. Lốc, sét

- Trong những năm gần đây lốc, sét có dấu hiệu gia tăng trên địa bàn tỉnh gây nhiều thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người dân. Hiện tượng thời tiết này xảy ra nhanh và kết thúc cũng nhanh và thường rất khó dự báo.

- Năm 2016 xảy ra 03 trận lốc xoáy tại các huyện Can Lộc, Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang; làm bị thương 06 người, tốc mái hàng trăm ngôi nhà; phá hoại nhiều tài sản, hoa màu, cây cối của Nhân dân. Năm 2017 có 2 trận lốc xoáy, kèm theo dông, sét trên địa bàn các huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê. Cuối tháng 4 đầu tháng 5/2019 và giữa tháng 10 trên địa bàn các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh và Lộc Hà. Riêng Trong năm 2020 đã xảy ra 4 trận lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của Nhân dân

1.7. Lũ quét, sạt lở đất

Đặc điểm miền núi Hà Tĩnh có địa hình bị chia cắt bởi các sông suối ngắn dốc nên khi xảy ra mưa lớn trong một thời đoạn ngắn dễ gây ra lũ quét và sạt lở đất. Trong những năm gần đây mặc dù lũ quét xảy ra ít nhưng sạt lở đất xảy ra ngày càng nhiều, gây tổn thất rất nghiêm trọng về người, tài sản, công trình hạ tầng và phá hoại môi trường sinh thái, nhất là đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 15/10 đến 21/10/2020; đợt mưa lớn này đã xảy ra 170 vị trí sạt lở tại 11 huyện, thành phố, thị xã, khối lượng sạt lở trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 680.000 m3.

1.8. Hạn hán, xâm nhập mặn

Hạn hán và xâm nhập mặn thường xảy ra trong mùa nắng (mùa ít mưa). Mùa ít mưa kéo dài trong 8 tháng (từ tháng 12 năm trước đến tháng 7 năm sau) và lượng mưa chỉ đạt từ 30 - 37% tổng lượng mưa cả năm. Do tình trạng phân bố lượng mưa không đều nên thường gây tình trạng khô hạn và thiếu nước, xâm nhập mặn ở trên các sông về mùa khô.

1.9. Động đất

Tại Hà Tĩnh năm 2018 đã xảy ra 02 trận động đất, trận thứ nhất xảy ra vào hồi 06h05 ngày 18/10/2018 mạnh 3,8 độ Richter ở tọa độ 18,31 vĩ độ Bắc; 106,174 độ kinh Đông, độ sâu tâm chấn khoảng 10km, cách bờ biển Kỳ Anh khoảng 5km; trận thứ 2 xảy ra vào 03h42 ngày 22/10/2018 mạnh 2,3 độ Richter ở tọa độ 18,292 vĩ độ Bắc; 106,154 độ kinh Đông, độ sâu tâm chấn khoảng 8km, cách bờ biển huyện Cẩm Xuyên khoảng 5km.

Bảng 1. Tổng hợp thông tin về thiên tai đã xảy ra trong quá khứ và khả năng xảy ra trong thời gian ti do BĐKH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Loại hình thiên tai

Độ lớn của thiên tai đã xảy ra trong quá khứ

Độ lớn thiên tai có thể xảy ra

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Rất ln

Tần suất lặp lại

Thời gian xuất hiện

Rất lớn

Thảm họa

RRTT cấp 1

RRTT cấp 2

RRTT cấp 3

RRTT cấp 4

RRTT cấp 4

RRTT cấp 5

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

Bão

x

x

x

x

Mưa lớn

x

x

x

x

Lũ, ngập lụt

x

x

x

x

Nắng nóng

x

x

x

x

Hạn hán

x

Rét đậm

x

Lốc sét

x

2. Nội dung đánh giá rủi ro thiên tai

2.1. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

Tình trạng dễ bị tổn thương do thiên tai phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh tại khu vực đánh giá như: vị trí, cơ sở vật chất, tổ chức xã hội, nhận thức, ... Vì vậy việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương có thể dựa vào cùng với thông tin về dân sinh, kinh tế, đặc điểm cơ sở hạ tầng trên địa bàn sau các trận thiên tai và các thông tin thống kê thiệt hại những năm vừa qua để kiểm chứng.

a) Về người: Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương thông qua những thông tin như sau:

- Số hộ nghèo: Hà Tĩnh có số hộ nghèo ở mức thấp, chỉ chiếm 3% tổng số hộ. Người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 2,4% tổng dân số. Người dân thuộc đối tượng dễ bị tổn thương chiếm 51% dân số.

Số nhà không kiên cố: Dễ bị phá hủy trước thiên tai chiếm 2%.

- Khu vực nằm tại vùng trũng, ven sông ven biển chiếm 12,7% diện tích tự nhiên là vùng bị ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông bờ biển.

- Tỷ lệ hộ làm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp) chiếm 35% tổng s hộ dễ bị thiệt hại khi có thiên tai.

- Tỷ lệ hộ và người dân khai thác, đánh bắt thủy, hải sản trên sông, trên biển; nuôi trồng thủy, hải sản trên sông, rạch, đầm, bãi; nghề vận tải đường thủy, các địa điểm du lịch, các hộ không có nghề nghiệp n định, thường xuyên di chuyển kiếm việc làm.

- Tình trạng dễ bị tổn thương còn phụ thuộc vào tần suất lặp lại của các trận thiên tai lớn.

Từ thông tin tổng hợp được có thể đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương về con người như sau: Tình trạng dễ bị tổn thương đối với bão xảy ra tại các khu vực ven sông, ven biển là ở mức trung bình, các khu vực còn lại là ở mức thấp; đối với mưa lớn, lũ ngập lụt là ở mức độ trung bình. Tình trạng dễ bị tn thương đối với các loại hình thiên tai khác ở mức độ thấp.

b) Về kinh tế: Kinh tế của Hà Tĩnh phn lớn là kinh tế nông nghiệp (77,39% trong cơ cấu nền kinh tế) là lĩnh vực dễ bị tổn thương do thiên tai bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, rét hại, sương muối. Căn cứ tình hình thiên tai trên địa bàn, có thể đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương về kinh tế đối với loại hình thiên tai bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán là ở mức trung bình. Tình trạng dễ bị tổn thương đối với các loại hình thiên tai khác ở mức thấp.

c) Về cơ sở hạ tầng:

- Giao thông: Đường bộ vẫn còn một số đoạn thuộc QL15, QL8B, QL8 đã được đầu tư xây dựng từ lâu chưa được nâng cấp mở rộng. Đường sắt quy mô nhỏ độ dốc lớn, quanh co, thường bị ngập lụt, xói lở nền vào mùa mưa lũ. Đường bộ nối với các ga hàng hóa còn bị hạn chế nh hưởng xấu đến việc liên kết giữa vận tải đường sắt và đường bộ. Phần lớn các tuyến đường sông chưa được đầu tư kinh phí để quản lý sửa chữa.

- Thủy lợi, phòng chống thiên tai: Còn tồn tại các trọng điểm đê điều xung yếu cần đặc biệt chú ý. Nhiều hồ chứa nhỏ được xây dựng từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước do chịu tác động của thiên tai nên đến nay nhiều công trình đã xuống cấp, nguy cơ mất an toàn cao.

- Nước sạch và vệ sinh môi trường: Hệ thống mạng lưới đường ống nhiều đoạn đã xuống cấp nghiêm trọng, gây thất thoát, thất thu nước với tỷ lệ tương đối cao. Hệ thống thoát nước chủ yếu là hệ thống chung dễ dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ trong đô thị.

Căn cứ tình hình thiên tai đã xảy ra và gây thiệt hại cơ sở vật chất của Hà Tĩnh, có thể đánh giá mức độ dễ bị tổn thương về cơ sở vật chất đối với loại hình thiên tai bão, mưa lớn, lũ lụt là ở mức cao, đối với các loại hình thiên tai khác là ở mức thấp.

2.2. Đánh giá năng lực Phòng chống thiên tai

Nhìn chung năng lực phòng chống các loại thiên tai của tỉnh ta đối với các loại hình thiên tai thường gặp như: bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán, rét đậm rét hại... là ở mức trung bình.

2.3. Đánh giá mức độ rủi ro thiên tai

Mức độ rủi ro thiên tai được đánh giá ở mức thảm họa, rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ và thông qua việc phân tích về tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực phòng chống thiên tai, tình hình thông tin về thiệt hại, độ lớn của thiên tai để xác định mức độ rủi ro thiên tai:

- Về con người: mức độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lũ, ngập lụt ở mức lớn; mức độ rủi ro thiên tai do bão, ATNĐ ở những khu vực có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp là ở mức trung bình, ở các khu vực còn lại trong tỉnh là ở mức thấp; mức độ rủi ro thiên tai do nắng nóng, hạn hán, rét đậm,... ở mức trung bình.

- Về kinh tế xã hội: mức độ rủi ro thiên tai do bão, ATNĐ ở những khu vực có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp là ở mức lớn, ở các khu vực còn lại trong tỉnh là ở mức trung bình; mức độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lũ, ngập lụt, hạn hán ở mức lớn; mức độ rủi ro thiên tai do nắng nóng, rét đậm, ... ở mức trung bình.

- Về cơ sở hạ tầng: mức độ rủi ro thiên tai do bão, ATNĐ tại những khu vực có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp là ở mức rất lớn, ở các khu vực còn lại trong tỉnh là ở mức lớn; mức độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lũ, ngập lụt ở các khu vực ven sông là ở mức rất lớn, ở các khu vực còn lại là mức lớn; mức độ rủi ro thiên tai do nắng nóng, hạn hán,... ở mức trung bình.

Tổng hợp đánh giá mức độ rủi ro thiên tai đối với bão, ATNĐ, lũ, ngập lụt cho các vùng trên địa bàn tỉnh như Phụ lục tại bản đồ rủi ro thiên tai.

2.4. Xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai

Bản đồ rủi ro thiên tai của tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng cho các loại hình thiên tai: bão, ATNĐ; lũ, ngập lụt. Trong đó mức độ rủi ro đối với tng loại hình thiên tai được thể hiện bằng các màu khác nhau (màu xanh dương nhạt: rủi ro nhỏ; màu vàng nhạt: rủi ro trung bình; màu da cam; rủi ro ln; màu đỏ: rủi ro rất ln và màu tím: thảm họa).

(Chi tiết xem Bản đồ rủi ro thiên tai tỉnh Hà Tĩnh)

3. Phương án ứng phó với thiên tai theo từng cấp độ rủi ro

3.1. Công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành

3.1.1. ng phó ATNĐ, bão

a) Đối với rủi ro ATNĐ; bão ở cấp độ 3

• Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho Trưng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức phòng, tránh bão, ATNĐ;

- Tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Văn bn chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển; UBND các huyện, thị xã ven biển công tác kêu gọi tàu thuyền, thống kê, kiểm đếm các phương tiện, tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo ứng phó.

- Phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản đề nghị Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao can thiệp trong các trường hợp tàu, thuyền của tỉnh cần vào các đảo hoặc lãnh th nước bạn để tránh, trú ATNĐ, bão.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan KTTV, thông tấn, báo chí thường xuyên cung cấp thông tin về diễn biến bão, ATNĐ đến các địa phương và Nhân dân để chủ động phòng tránh.

• Sở Giao thông vn tải:

Tổ chức đảm bảo giao thông khi có thiên tai xảy ra; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương án đã phê duyệt để điều động khi có yêu cầu của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

• Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Chỉ đạo các đồn Biên phòng phối hợp với các địa phương, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và các hộ gia đình thống kê, rà soát chặt chẽ số lượng phương tiện, tàu, thuyền của từng địa phương đang hoạt động trên biển. Thông báo cho các chủ phương tiện biết diễn biến thiên tai, hướng di chuyển của bão, ATNĐ đ vào nơi tránh trú hoặc có hướng di chuyển thoát ra khỏi vùng nguy cơ ảnh hưởng của Bão, ATNĐ.

- Phối hợp với các địa phương, lực lượng quản lý các khu neo đậu tàu thuyền để hướng dẫn ngư dân vào nơi tránh trú an toàn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn cho các phương tiện ngoài tỉnh vào nơi tránh trú khi có thiên tai. Quản lý chặt chẽ các phương tiện, cấm ra khơi khi thời tiết chưa an toàn.

• Sở Giáo dục và Đào tạo

Theo dõi thông tin diễn biến của ATNĐ, bão và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chủ động cho học sinh, sinh viên nghỉ học trong thời gian bị ảnh hưởng của ATNĐ, bão.

• Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo công tác đảm bảo kết nối thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó ATNĐ, bão, tổ chức thông tin tuyên truyền, nhắn tin về công tác ứng phó ATNĐ, bão đến người dân.

• UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố, thị xã.

Các huyện, thị xã ven biển phối hợp với các Đồn Biên phòng của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, gia đình các chủ tàu, rà soát, thống kê cụ thể các tàu, thuyền của địa phương đang hoạt động trên biển. Theo dõi chặt chẽ thông tin diễn biến bão, ATNĐ. Sử dụng tất cả các phương tiện thông tin liên lạc hiện có thông báo cho các chủ phương tiện, tàu, thuyền biết về diễn biến của bão, ATNĐ. Thường xuyên cung cấp thông tin về diễn biến bão, AT đến các địa phương và Nhân dân để chủ động phòng tránh.

b) Đối với rủi ro ATNĐ, bão với cấp độ 4

Ngoài nội dung được triển khai như ATNĐ, bão cấp độ 3, các địa phương, đơn vị cần triển khai các biện pháp sau:

• Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ huy tiền phương tại địa bàn có nguy cơ bão đổ bộ (nếu thấy cần thiết);

Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các Công điện, Lệnh huy động nhân lực, vật tư, phương tiện ứng cứu và sơ tán dân, các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bão, ATNĐ;

Tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo chủ các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện triển khai phương án PCTT đảm bảo an toàn đập và an toàn cho Nhân dân vùng hạ du công trình; chú trọng đến các hồ chứa, trọng điểm đê, kè xung yếu;

Phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê cụ thể số lượng người cần di dời, sơ tán, báo cáo Trung ương, tỉnh để chỉ đạo;

Phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ chính quyền các địa phương và Nhân dân tổ chức phòng, tránh bão, ATNĐ.

• Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

Triển khai các biện pháp kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền khẩn trương di chuyển tránh, trú bão, ATNĐ; đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tại nơi neo đậu;

Sẵn sàng phương tiện, lực lượng để hỗ trợ chính quyền địa phương và Nhân dân trong việc phòng, tránh bão, ATNĐ khi có yêu cầu của UBND tỉnh hoặc Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

• Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

Sẵn sàng phương tiện, lực lượng để hỗ trợ chính quyền địa phương và Nhân dân trong việc phòng, tránh bão, ATNĐ khi có yêu cầu của UBND tỉnh hoặc Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;

Chủ trì, phối hợp cùng các địa phương, đơn vị liên quan trong việc tổ chức cứu hộ, cứu nạn Nhân dân vùng thiên tai;

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ các đơn vị liên quan ứng phó sự cố công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện, đê kè.

• Công an tỉnh

Triển khai lực lượng đảm bảo tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh; tổ chức chốt chặn, hướng dẫn người, phương tiện qua lại tại các khu vực ngầm, tràn đảm bảo an toàn. Chủ động cấm người, phương tiện qua lại tại các khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; cấm các phương tiện thuyền, đò lưu thông trên sông khi có lũ;

Sẵn sàng phương tiện, lực lượng hỗ trợ chính quyền địa phương và Nhân dân trong việc phòng, tránh bão, ATNĐ; tham gia ứng cứu sự cố các công trình thủy lợi, thủy điện, đê điều,... khi có yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

• UBND; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện và thành phố

Tổ chức PCTT và TKCN theo phương án đã được lập, cần chú ý các nội dung sau:

Tổ chức sơ tán dân vùng có nguy cơ cao do bão, ATNĐ đ bộ, đặc biệt là các địa phương ven biển Kỳ Anh, Cm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân và các địa phương có dân cư ở vùng trũng, thấp, vùng thường xuyên bị ngập sâu, vùng nguy cơ sạt lở đất, hạ du các hồ chứa lớn, các h cha có nguy cơ mất an toàn đến nơi đảm bảo an toàn trước khi thiên tai xảy ra;

Thông báo thường xuyên tình hình diễn biến thiên tai đến từng cộng đồng dân cư (kể cả truyền thanh lưu động). Trong bất cứ trường hợp nào cũng phải đảm bảo Nhân dân nhận được thông tin về diễn biến thiên tai;

Sẵn sàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men cần thiết để cứu trợ Nhân dân trong vùng;

Chuẩn bị lực lượng, phương tiện của địa phương và hỗ trợ Nhân dân vùng thiên tai trong việc di dời, sơ tán phòng, tránh thiên tai đặc biệt sau hạ lưu các hồ chứa thủy lợi, thủy điện;

Chỉ đạo các cơ quan, trường học, trạm y tế tại địa phương tạo điều kiện cho Nhân dân đến trú, tránh thiên tai;

Phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình đê điều, hồ, đập thủy lợi, thủy điện; đặc biệt là các công trình xuống cấp, xung yếu, các công trình đang thi công dở dang.

Tổ chức khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;

Tổng hợp tình hình thiệt hại tại địa phương, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

• Các Sở, ngành, Hội, đoàn thể tỉnh

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức phòng, chống bão, ATNĐ cho cơ quan, đơn vị mình. Huy động lực lượng, hỗ trợ các địa phương, đơn vị phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai.

c) Đối vi rủi ro bão ở cấp độ 5

• Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:

Phối hợp chặt chẽ với Đài KTTV tỉnh theo dõi diễn biến bão. Xác định khu vực nguy cơ bão đổ bộ, mực nước dâng do bão làm cơ sở trong việc di dời, sơ tán dân;

Tham mưu UBND tỉnh thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại địa phương có nguy cơ bão đổ bộ để điều hành trực tiếp công tác phòng, chống bão;

Tham mưu UBND tỉnh huy động tối đa nguồn lực hiện có hoặc đề xuất Trung ương hỗ trợ để thực hiện công tác phòng, chống bão mạnh, siêu bão;

Thực hiện các nội dung công tác khác như ATNĐ, bão ở cấp độ 4 nêu trên.

• Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các Hội đoàn thể

Triển khai thực hiện các nội dung như với ANTĐ, bão cấp độ 4. Riêng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức bổ sung các nội dung sau:

Tạo điều kiện cho Nhân dân vào trú ẩn tại các doanh trại quân đội trên địa bàn;

Đề nghị các lực lượng quân đội của Bộ Quốc phòng hỗ trợ chính quyền địa phương và Nhân dân phòng, chống bão mạnh và siêu bão.

• UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo, tổ chức sơ tán Nhân dân đến các vị trí an toàn: Nhà kiên cố, trụ sở, cơ quan, trạm y tế kiên cố, trường học kiên cố, nhà thờ, chùa chiền vững chắc;

Các khu vực phải tổ chức di dời bao gồm: Các địa phương ven biển, nhà dân không kiên cố, các khu vực dân cư nằm vùng trũng, thấp, ven vùng cửa sông; các gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi đóng quân của lực lượng quân sự, biên phòng nằm trong vùng có nguy cơ cao về lũ quét, lũ ống;

Thường xuyên cập nhật tình hình di dời, sơ tán dân tại địa phương, báo cáo tỉnh để hỗ trợ trong các tình huống cấp bách. Đảm bảo an toàn sơ tán Nhân dân khi xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội.

Tổ chức chằng, chống, gia cố trụ sở, triển khai phương án PCTT tại đơn vị;

Sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện của đơn vị tham gia hỗ trợ các địa phương khác tổ chức và khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu từ UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

• Cứu hộ, cứu nạn trên biển

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (Cơ quan thường trực Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển) tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

Khi nhận được tin thiên tai, tai nạn, yêu cầu người báo tin cung cấp thông tin: Thời gian, vị trí (tọa độ hoặc khu vực) xảy ra tai nạn; tên phương tiện; thuyền trưởng; số người trên tàu; lý do bị nạn; hậu quả ban đầu; điều kiện thời tiết sóng, gió ở khu vực bị nạn; tần số, thời gian các phiên liên lạc; số điện thoại, địa chỉ của thuyền trưởng, chủ tàu; đề nghị, yêu cầu của thuyền trưởng;

Chỉ đạo thông tin TKCN của đơn vị phối hợp với Đài thông tin duyên hải miền Trung, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng giữ liên lạc với tàu bị nạn, đồng thời phát thông báo tàu bị nạn và huy động những tàu thuyền đang hoạt động gn khu vực tham gia cứu nạn;

Kịp thời báo cáo tình hình tai nạn về Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo;

Chỉ thị cho các Đồn Biên phòng sẵn sàng lực lượng, phương tiện cơ động cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh, đồng thời thông báo cho các lực lượng chức năng (Trung tâm phối hợp Hàng hải khu vực, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng các tỉnh lân cận) sẵn sàng lực lượng, phương tiện phối hợp tham gia cứu hộ, cứu nạn;

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khu vực được phân công và điều kiện khả năng cho phép tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện từ bờ ra cứu hộ, cứu nạn. Trường hợp không có khả năng hoặc không thuộc phạm vi địa bàn phụ trách kịp thời báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN điều động lực lượng, phương tiện ra cứu hộ, cứu nạn;

Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương chuẩn bị mọi mặt thường trực tại bến để tiếp nhận, chăm sóc y tế ban đầu, chuyển nạn nhân nặng đến cơ sở y tế cấp cứu, điều trị;

Trường hợp chưa tổ chức lực lượng phương tiện cơ động ra hiện trường TKCN, nhưng qua hệ thống thông tin liên lạc phát hiện trên tàu bị nạn có người bị thương, chỉ đạo quân y đơn vị sử dụng máy trực canh TKCN để thăm khám, hướng dẫn những người trên tàu sơ cứu, điều trị ban đầu cho nạn nhân. Qua máy thông tin hướng dẫn thuyền trưởng đưa nạn nhân vào nơi gần nhất, có điều kiện để cấp cứu và thường xuyên giữ liên lạc với trạm canh của Bộ đội biên phòng để xử lý các tình huống;

Kết thúc vụ việc, tổng hợp báo cáo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, UBND tỉnh theo quy định.

• Vị trí neo đậu, sức chứa của các cng neo trú tàu, thuyền

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 4 khu neo đậu cho các tàu, thuyền tránh trú bão với công suất từ 300CV đến 600CV, trong đó có khu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân là cấp vùng.

Bảng 2 - Vị trí và sức chứa các khu neo đậu, tránh trú

STT

Tên địa danh

Quy mô

(Số lượng tàu/cỡ tàu)

Ghi chú

1

Cửa Hội - Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân

1.200 chiếc/600 CV

Cấp vùng

2

Cửa Nhượng, huyện Cm Xuyên

300 chiếc/300 CV

Kết hp cảng cá Cửa Nhượng

3

Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh

600 chiếc/600 CV

Kết hợp cảng cá Cửa Khẩu

4

Cửa Sót, huyện Lộc Hà

300 chiếc/3000 CV

Kết hợp cảng cá Thạch Kim

3.1.2. Ứng phó với lũ, ngập lụt

a) Đối vi rủi ro lũ, ngập lụt ở cấp độ 1

• Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Tham mưu ban hành các Công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức phòng, tránh lũ;

Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du. Đặc biệt là các hồ chứa lớn, các hồ chứa có tràn điều tiết bằng cửa van, các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao, các hồ Thủy điện trên lưu vực các sông Ngàn Sâu (Hố Hô) Ngàn Phố (TĐ Hương Sơn), sông Ngàn Trươi (TĐ Ngàn Trươi) điều tiết đảm bảo an toàn cho vùng hạ du;

• Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo dõi chặt chẽ mực nước các hồ chứa, chỉ đạo các chủ hồ, đập thủy lợi, hồ chứa thủy điện thực hiện nghiêm quy trình, chế độ vận hành công trình và kiểm soát chặt chẽ bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó sự cố có thể xảy ra;

Tổng hợp thông tin, báo cáo của chủ các công trình thủy lợi để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo phòng, chống lũ cho công trình và vùng hạ du.

• Sở Công Thương

Theo dõi, chỉ đạo các chủ hồ, đập thủy điện vận hành công trình theo đúng quy trình đã được phê duyệt và thực hiện các quy định về an toàn đập, hồ chứa nước thủy điện liên quan; báo cáo UBND tỉnh xử lý các nội dung liên quan đến vận hành công trình, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và phòng, chống thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp các công trình thủy điện trên địa bàn;

• Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dõi, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa.

• UBND các huyện, thị xã, thành phố Hà Tĩnh

Các địa phương thuộc lưu vực các sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Ngàn Trươi và h lưu sông Lam phía Nghi Xuân: Rà soát các khu vực dân cư vùng trũng, thấp, khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở đất, bờ sông. Tổ chức di dời, sơ tán dân tương ứng cấp độ lũ, lụt;

Các huyện miền núi: Kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư ven sông, suối, khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở đất, sạt l taluy đường giao thông. Tổ chức di dời, sơ tán dân; các vị trí an toàn được xác định chủ yếu là trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế hoặc nhà dân nơi cao ráo, không bị ảnh hưởng của lũ, sạt lở đất

b) Đối với rủi ro lũ, ngập lụt ở cấp độ 2, 3

Từ mức rủi ro thiên tai cấp độ 2, hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Trong đó, phải chú ý mức ngập lụt tại các xã, phường, thị xã, thành phố Hà Tĩnh vào trận lũ lịch sử năm 2010; 2016; 2020 để làm căn cứ sơ tán dân.

• Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Tham mưu UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tnh ban hành Công điện chỉ đạo phòng, tránh lũ. Trong đó cần chú ý đến các nội dung: sơ tán dân, an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, an toàn hạ du và an toàn giao thông trước, trong và sau lũ;

Cập nhật thường xuyên tình hình sơ tán dân tại các địa phương, báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN, UBND tỉnh để hỗ trợ trong các tình huống cấp bách;

Theo dõi tình hình vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh thành lập các Đoàn công tác chỉ đạo phòng, chống và khắc phục lũ tại các địa phương;

Phối hợp cùng các Hội, đoàn thể tỉnh trong việc cung cấp tình hình thiệt hại do lũ gây ra làm cơ sở cho công tác kêu gọi cộng đồng, doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ Nhân n khc phục hậu quả.

• Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo dõi, chỉ đạo các chủ hồ, đập thủy lợi thực hiện nghiêm quy trình, chế độ vận hành công trình và kiểm soát chặt chẽ bảo đảm an toàn công trình, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó sự cố có thể xảy ra;

Tổng hợp thông tin, báo cáo của chủ các công trình thủy lợi để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo phòng, chống lũ cho công trình, vùng hạ du công trình và các tình huống sự cố khẩn cấp.

Theo dõi các đoạn đê xung yếu và có các biện pháp xử lý giờ đầu đối với các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

• Sở Công Thương

Theo dõi, chỉ đạo các ch hồ, đập thủy điện vận hành công trình theo đúng quy trình đã được phê duyệt và thực hiện các quy định về an toàn đập, hồ chứa nước thủy điện liên quan; báo cáo UBND tỉnh xử lý các nội dung liên quan đến vận hành công trình, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và phòng, chống thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp các công trình thủy điện trên địa bàn;

• Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh

Huy động tối đa lực lượng, phương tiện của đơn vị hỗ trợ chính quyền các địa phương và Nhân dân phòng, chống lũ.

• Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Đài KTTV tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cập nhật thông tin, diễn biến mưa, lũ cung cấp thường xuyên cho Nhân dân được biết, chủ động phòng, tránh.

• Sở Thông tin và Truyền thông

Đảm bảo kết nối thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó mưa, lũ. Nhắn tin dự báo, cảnh báo trong tình huống khẩn cấp theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đến các thuê bao di động đ nhân dân được biết và chủ động phòng tránh, ứng phó.

• Sở Giao thông vận tải:

Tổ chức đảm bảo giao thông khi có thiên tai xảy ra; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương án đã phê duyệt để điều động khi có yêu cầu của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

• Sở Giáo dục và Đào tạo

Theo dõi thông tin diễn biến của lũ, ngập lụt và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chủ động cho học sinh, sinh viên ngh học trong thời gian bị ảnh ng của lũ, ngập lụt.

• Sở Xây dựng

Chủ trì, tham mưu thiết kế các mẫu nhà chống bão, chống lũ phù hợp với đặc điểm từng vùng chịu ảnh hưởng khi xảy ra các loại hình thiên tai: bão, ngập lụt, sạt lở,... đảm bảo an toàn sơ tán Nhân dân khi xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội.

• Các Sở, ngành, Hội đoàn thể tỉnh

Huy động lực lượng, phương tiện của đơn vị tham gia cùng chính quyền và Nhân dân các địa phương phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, ngập lụt.

• UBND các huyện, thị xã, thành phố

Tổ chức di dời, sơ tán hết Nhân dân tại nơi ngập sâu (kể cá nhân dân vùng hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện), khu dân cư có nguy cơ bị sạt lở núi;

Nghiên cứu các mẫu nhà chống bão, chống lũ phù hợp với đặc điểm từng vùng chịu ảnh hưởng khi xảy ra các loại hình thiên tai: bão, ngập lụt, sạt lở,... đảm bảo an toàn sơ tán Nhân dân khi xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội;

Kiểm tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến đường trong và sau lũ, đặc biệt các tuyến đường giao thông từ các huyện miền núi về thành phố và các tuyến đường bị ngập sâu của Thành phố Hà Tĩnh;

Cứu trợ Nhân dân vùng thiên tai;

Thường xuyên cập nhật tình hình thiên tai và thiệt hại ban đầu tại địa phương, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Chỉ đạo các Đài Truyền thanh - Truyền hình tiếp nhận các thông tin từ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hoặc cập nhật thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN địa phương thường xuyên thông báo cho Nhân dân được biết. Tuyệt đối không để Nhân dân không tiếp cận được thông tin diễn biến lũ, lụt;

Huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với các chủ công trình, hồ đập ứng cứu sự cố công trình khi có đề nghị;

Tổ chức khắc phục thiệt hại sau lũ, ngập lụt tại các khu vực bị thiệt hại.

Báo cáo đề xuất hỗ trợ trong các tình huống vượt khả năng của địa phương.

3.1.3. Ứng phó dông, lốc, sét

Đối với rủi ro dông, lốc, sét xảy ra cấp độ 1, 2, UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các ngành, các cấp chủ động tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung sau:

a) Công tác tổ chức phòng, tránh và ứng phó

- Trên đất liền

Tổ chức tập huấn tuyên truyền các biện pháp, kỹ năng phòng tránh đối với trường hợp có xảy ra dông, lốc sét;

Thường xuyên kiểm tra, chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc. Ở các vùng ven biển, cửa sông, ven sông nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibroximăng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có dông gió, lốc, sét;

Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện...; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pa nô, áp phích; các khu vực nhà lá, nhà tạm bợ và các dàn giáo của công trình cao tầng đang thi công;

Khi có mưa kèm theo dông, cn sơ tán người già trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn;

Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có biện pháp phòng, tránh và ứng phó hiệu quả.

- Trên sông, biển

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối với các địa phương và Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển, thông báo, yêu cầu và kiểm tra các chủ phương tiện tàu thuyền hoạt động trên biển đảm bảo các yêu cầu sau:

Toàn bộ thủy thủ, thuyền viên phải mặc áo phao và chuẩn bị đầy đủ phao cứu sinh trên thuyền khi đang ở trên sông, trên biển;

Khi thấy mây dông thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn;

Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển theo tổ, nhóm, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền kịp thời hỗ trợ nhau khi gặp nạn;

Thường xuyên kiểm tra hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc, đảm bảo luôn hoạt động hiệu quả để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi gặp sự cố, tình huống nguy hiểm, bất lợi.

b) Công tác tổ chức khắc phục hậu quả

Sau khi xảy ra dông gió, lốc, sét, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để nhanh chóng giúp nhân dân xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung một số công việc cấp thiết:

- Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ người và tài sản;

- Chủ động tiến hành cắt điện cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong vận hành lưới điện do bị ảnh hưởng của dông gió, lốc, sét. Sau khi khắc phục, sửa chữa và đảm bảo chắc chắn an toàn của hệ thống điện thì phải khôi phục lại ngay việc cung cấp điện cho khu vực để Nhân dân n định sinh hoạt và sản xuất;

- Khẩn trương sửa chữa gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu dọn cây xanh bị ngã đổ và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định;

- Khắc phục các sự cố tàu thuyền bị đánh chìm, trôi dạt, hư hỏng và tổ chức tìm kiếm người, tàu thuyền bị mất liên lạc;

Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;

- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, n định đời sống cho Nhân dân.

c) Công tác báo cáo, thống kê thiệt hại

UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, xã tổ chức đến hiện trường khi trên địa bàn xảy ra dông gió, lốc, sét gây ra; thống kê, báo cáo, thông tin kịp thời mọi tình huống xấu về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ khi cần thiết.

3.1.4. Ứng phó lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất

a) Công tác phòng ngừa

Chỉ đạo lập quy hoạch phân vùng có nguy cơ sạt lở đất, nhất là các huyện miền núi, các nơi đã xảy ra lũ quét năm 2002;

Chỉ đạo, kiểm tra rà soát hiện trạng các vùng dân cư, ngăn chặn việc xây mới và có kế hoạch để di chuyển dân ra khỏi vùng bãi bồi, ven sông, suối, vùng sườn đồi, núi, taluy đường giao thông có nguy cơ sạt l. Nghiêm cấm việc san lấp sông suối và đ chất thải rắn làm ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ các sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và các sông trong tỉnh;

Xây dựng hệ thống cảnh báo, biển báo đối với vùng có nguy cơ bị sạt lở đất;

b) Công tác ứng phó

Chỉ đạo, thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, bão;

Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để CHCN khi có yêu cầu;

Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên về phòng, tránh sạt lở đất;

Thông báo cho Nhân dân biết về tình hình mưa lớn, các sự cố có thể xảy ra do mưa lớn để chủ động di chuyển ra khỏi các vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất như: Đồi dốc, chân vách đá, bờ bãi thấp ven sông suối, trên đường đi của dòng chảy lũ, các chân taluy dễ bị sạt lở...;

Triển khai lực lượng dân quân t vệ, xung kích cp xã kiểm tra, rà soát, chốt chặn, cắm biển cảnh báo tại các khu vực trũng thấp, sườn đồi núi, khu dân cư nằm sâu trong núi, hỗ trợ, di dời dân đến nơi an toàn trước khi xảy ra lũ quét hoặc sạt lở đất. Chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương: người già, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, trẻ em, người khuyết tật...; thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn người bị vùi lấp, mất tích; cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị sạt lở; hỗ trợ chỗ ở cho những hộ bị mất nhà ở do lũ quét, sạt lở đất gây ra.

c) Công tác khắc phục

Tăng cường cán bộ trực tiếp đến hiện trường các điểm xảy ra sự cố đề xử lý, khắc phục hậu quả;

Tổ chức khắc phục các sự cố về hệ thống thông tin liên lạc, giao thông; dọn dẹp vệ sinh môi trường; thực hiện cứu hộ, cứu nạn đối với người, công trình và cơ sở hạ tầng khu vực bị thiệt hại;

Báo cáo kịp thời các sự cố sạt lở đất đến UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên để chỉ đạo;

Thống kê, báo cáo, thông tin kịp thời mọi tình huống xấu về UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ khi cần thiết.

3.1.5. Ứng phó gió mạnh trên biển

• Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tnh:

Ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND tỉnh các công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương ven biển tổ chức phòng, tránh gió mạnh trên biển;

Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển thống kê, nắm chắc các phương tiện, tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, báo cáo Trung ương, tỉnh để chỉ đạo;

Phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản đề nghị Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao can thiệp trong các trường hợp tàu, thuyền của tỉnh cần vào các đảo hoặc lãnh thổ nước bạn để tránh, trú gió mạnh trên biển.

• Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chỉ đạo các Đồn Biên phòng trực thuộc phối hợp cùng các gia đình chủ tàu thống kê, rà soát, kiểm đếm kỹ số lượng phương tiện, tàu, thuyền của tỉnh. Cần chú ý, các phương tiện, tàu, thuyền khu vực có gió mạnh, hướng dẫn, yêu cầu phải quay vào bờ hoặc di chuyển tránh gió;

Thống kê danh sách các tàu, thuyền hoạt động trong khu vực nguy hiểm, báo cáo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên, phòng, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tnh để theo dõi, chỉ đạo.

• UBND các huyện, thị xã ven biển

Phối hợp với các Đồn Biên phòng của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, gia đình các chủ tàu, rà soát, thống kê cụ thể các tàu, thuyền của địa phương đang hoạt động trên biển. Theo dõi chặt chẽ thông tin diễn biến của gió mạnh trên biển. Sử dụng tất cả các phương tiện thông tin liên lạc hiện có thông báo cho các chủ phương tiện, tàu, thuyền biết về diễn biến của gió mạnh để chủ động phòng, tránh;

Phối hợp với các Đồn Biên phòng tổ chức, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền an toàn đ tránh gió mạnh.

3.1.6. Ứng phó xâm nhập mặn và nhiễm mặn nước ngầm

• Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thường xuyên theo dõi, giám sát, chỉ đạo các địa phương, đơn vị về công tác chống xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt nhiễm mặn nước ngầm;

Chủ trì làm việc với các Nhà máy thủy điện trên thượng nguồn lập kế hoạch và thống nhất chế độ điều tiết xả nước qua phát điện hợp lý nhằm bổ sung dòng chảy kiệt trên hệ thống sông La, sông Rác, sông Rào Cái;

Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra hồ sơ chống xâm nhập mặn vùng cửa sông, đặc biệt là nhiễm mặn nguồn nước ngầm của các địa phương, đơn vị trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp hỗ trợ kinh phí;

• Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho các địa phương, đơn vị theo phương án phòng, chống xâm nhập mặn theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.

• UBND huyện, thị xã, thành phố

Tăng cường công tác theo dõi, chỉ đạo UBND các xã, HTX và các đơn vị quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn triển khai thực hiện kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả các biện pháp công trình phòng, chống nhiễm mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt cho Nhân dân.;

Tổ chức xây dựng phương án phòng, chống xâm nhập mặn trên địa bàn;

Chỉ đạo các bộ phận có liên quan kiểm tra, thẩm tra hồ sơ quyết toán kinh phí chống xâm nhập mặn hằng năm;

Đối với những khu vực có nguồn nước bị nhiễm mặn, tăng cường theo dõi chặt chẽ lịch thủy triều, quan trắc thường xuyên độ mặn để bơm lách triều, tuyệt đối không được vận hành bơm nước có nồng độ mặn lớn hơn 0,8‰ vào đồng ruộng;

Báo cáo tình hình phòng, chống nhiễm mặn về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo.

Hằng năm, tổ chức xây dựng phương án phòng, chống xâm nhập mặn trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;

Thống kê, tổng hợp, báo cáo kết quả tình hình triển khai chống nhiễm mặn trên các khu tưới cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tnh.

• Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh:

Thường xuyên kiểm tra các công trình được giao quản lý, khai thác, phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, thị xã vận hành điều tiết, phân phối nước hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh. Thường xuyên kiểm tra độ mặn trên các sông để vận hành cống một cách chủ động, tranh thủ tối đa thời gian lấy nước an toàn phục vụ sản xuất. Đối với các trạm bơm điện có nguồn nước bị nhiễm mặn, tổ chức đo mặn tại các bể hút hằng ngày, theo dõi chặt chẽ diễn biến triều để bơm lách triều, tận dụng nguồn nước ngọt chống hạn, áp dụng các biện pháp tưới luân phiên, tưới lứa ở tất cả các loại công trình nhằm hạn chế tối đa việc thất thoát nước.

Thống kê, tổng hợp, báo cáo kết quả tình hình nhiễm mặn trên các sông cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.1.7. Ứng phó động đất, sóng thần

Động đất, sóng thần là loại hình thiên tai mà hầu như đến nay các Quốc gia trên thế gii đều chưa thể dự báo trước. Đối với tỉnh Hà Tĩnh thời gian gần đây đã xuất hiện các trận động đất gần bờ, tuy nhiên mức độ thấp nên chưa ghi nhận được sự ảnh hưởng của động đất và sóng thần, nhưng cũng cần có phương án chuẩn bị để có thể ứng phó trong tình huống nếu xảy ra.

• Đối với UBND cấp huyện và các cơ quan chức năng ở địa phương

- Công tác chuẩn bị

Khảo sát, xác định và chuẩn bị các khu vực sơ tán an toàn cho Nhân dân.

Chủ động xây dựng kế hoạch sơ tán dân của từng khu vực nhất là dân cư sống ven biển và vùng núi huyn Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang và sẵn sàng triển khai thực hiện khi có động đất, sóng thần.

Dự trữ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, thuốc y tế đảm bảo cho công tác cứu trợ Nhân dân trong khu vực bị động đất, sóng thần.

Có kế hoạch chuẩn bị lực lượng tại chỗ (Đội xung kích PCTT và TKCN) để hỗ trợ kịp thời Nhân dân bị thương vong, mất tích trong vùng bị động đất, sóng thần. Đồng thời, có kế hoạch hiệp đồng với các lực lượng vũ trang để hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn khi động đất, sóng thần có cường độ lớn, xảy ra trên phạm vi rộng.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thường xuyên cho Nhân dân các kỹ năng phòng, tránh động đất, sóng thần.

- Công tác chỉ đạo, chỉ huy

Phát cảnh báo trên hệ thống cảnh báo thiên tai đa mục tiêu, trên các mạng viễn thông đến từng người dân.

Chỉ đạo công tác trực ban 24/24 giờ để nhận và truyền tin cảnh báo từ Viện Vật lý địa cầu.

Chỉ đạo công tác ứng phó bằng các văn bản (công điện, chỉ thị,..).

Ra lệnh sơ tán dân toàn bộ khu vực có nguy cơ xảy ra động đất, sóng thần.

Chđạo các sở ngành triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn khu vực xảy ra động đất, sóng thần.

Chỉ đạo công tác kêu gọi tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc chạy ra xa bờ.

Chỉ huy lực lượng ứng phó tại hiện trường.

- Công tác ứng phó

Huy động lực lượng để tổ chức sơ tán dân; ứng cứu tìm kiếm cứu nạn.

Huy động lực lượng, phương tiện kinh phí, vật tư, tại chỗ hỗ trợ vận chuyển người dân sơ tán, hỗ trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm... tại nơi sơ tán.

Tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có động đất, sóng thần: thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đối với người bị nạn trong tình huống bị sập đ, cuốn trôi, tàu thuyền bị chìm... do động đất, sóng thần gây ra.

Tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương. Có thể lập phương án bệnh viện dã chiến khi có nhiều người bị thương; hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.

Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm. Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất, sóng thần để hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

Triển khai phương án dò tìm, xử lý và vô hiệu hóa các kho hóa chất phát tán ra môi trường.

Triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực dân di dời để bảo vệ tài sản người dân; điều phối giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.

• Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Sẵn sàng điều động các lực lượng vũ trang trên địa bàn bao gồm cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân tự vệ và phương tiện theo kế hoạch đã hiệp đồng, khẩn trương tổ chức ứng cứu Nhân dân vùng bị động đất, sóng thần.

• Công an tỉnh

Huy động lực lượng, phương tiện phối hợp tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn bị động đất, sóng thần; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình thiên tai để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

• Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo công tác sơ tán dân vùng bị động đất, sóng thần đến nơi an toàn.

• Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể khẩn trương tổ chức thực hiện cứu trợ cho Nhân dân ở khu vực bị ảnh hưởng của động đất, sóng thần; thăm viếng, động viên và giải quyết chính sách kịp thời cho những người bị chết, bị thương; tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ lương thực, thực phẩm (gạo, mì tôm, nhu yếu phẩm khác) cho người dân vùng bị ảnh hưởng động đất, sóng thần.

• Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với Hội Chữ thập đỏ cấp cứu và đảm bảo các dụng cụ y tế, thuốc, dược phẩm thực hiện công tác sơ cứu tại chỗ người bị nạn và chăm sóc sức khỏe người dân vùng bị ảnh hưởng động đất, sóng thần. Đồng thời, có kế hoạch ưu tiên bố trí xe cấp cứu vận chuyển người bị thương về Trung tâm Y tế huyện để cấp cứu những người bị thương nặng được chuyển đến.

• Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với chính quyền địa phương xử lý môi trường khu vực bị động đất, sóng thần.

• Sở Giao thông vận tải

Chỉ đạo khẩn trương xử lý khẩn cấp các tuyến đường bị sạt lở, cầu cống bị hư trong thời gian sớm nhất để phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ và đi lại của Nhân dân.

• Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo công tác đảm bảo kết nối thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó ứng phó động đất, sóng thần, tổ chức thông tin tuyên truyền, nhắn tin về công tác ứng phó ứng phó động đất, sóng thần đến người dân.

• Công ty Điện lực Hà Tĩnh

Tổ chức khắc phục sự cố về điện phục vụ cho Nhân dân vùng động đất, sóng thần.

• Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể có liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm điều động, bố trí phương tiện, lực lượng phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả của động đất, sóng thần ở các địa phương.

3.1.8. Ứng phó hạn hán

Hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt Phương án phòng, chống hạn trên địa bàn toàn tỉnh.

4. Kế hoạch di dời, sơ tán dân:

Hàng năm trước mùa mưa lũ, các địa phương đơn vị xây dựng phương án sơ tán dân để ứng phó với bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,... Và trình duyệt theo đúng quy định để có cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả.

V. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

1. Biện pháp phi công trình

1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách

- Hàng năm rà soát và ban hành quyết định kiện toàn Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và phân công nhiệm vụ thành viên nhằm huy động tối đa nguồn lực của các cơ quan, tổ chức tham gia công tác phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

- Bảo đảm hoạt động hành chính của Văn phòng Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch thu, chi của Quỹ trên địa bàn tỉnh theo quy định; ban hành quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán nguồn vốn quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Hà Tĩnh. Nhằm triển khai kế hoạch thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh hàng năm, cần thiết phải bảo đảm hoạt động hành chính của Văn phòng Quỹ.

- Rà soát chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng chống thiên tai (thực hiện theo chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ).

- Rà soát chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản về PCTT của tỉnh phù hợp với các Nghị định, thông tư của Chính phủ.

1.2. Tăng cường năng lực PCTT và TKCN

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN các cấp đảm bảo năng lực hoạt động có hiệu quả

- Rà soát Quy chế tổ chức và hoạt động của của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp nhằm tăng cường năng lực, hoạt động hiệu quả.

- Rà soát, xây dựng lực lượng xung kích PCTT cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT.

- Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện, cấp xã, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai bằng các lớp đào tạo, tập huấn; dự kiến 10 lớp đào tạo/năm.

- Đầu tư trang thiết b cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp thực hiện nhiệm vụ với diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai: Văn phòng làm việc, trang thiết bị họp trực tuyến, trang thiết bị văn phòng.

- Tăng cường năng lực và trang thiết bị cho lực lượng PCTT và TKCN: lực lượng vũ trang tỉnh, các sở, ngành, UBND các địa phương. Mua sắm các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác PCTT và TKCN.

- Hoàn chnh hệ thống thông tin liên lạc phòng chống thiên tai và TKCN. Trước mắt đảm bảo liên lạc thông suốt của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.

- Rà soát cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh với các Tổ chức chính trị, xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cùng tham gia phòng chống thiên tai.

- Tổ chức diễn tập PCTT và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: 05 năm diễn tập cấp tỉnh 01 lần; 02 năm tổ chức diễn tập 01 lần tại 01 địa phương. Tùy theo điều kiện tình hình thực tế và nguồn kinh phí tại địa phương, các xã tổ chức diễn tập 02 đến 03 năm 01 lần.

- Thành lập và tổ chức tập huấn, huấn luyện các đội thuyền cứu hộ, cứu nạn tại vùng thường xuyên bị ngập lụt

1.3. Lập, rà soát và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, phương án

- Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và cập nhật bổ sung hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Xây dựng bản đồ rủi ro lũ lụt hạ du các hồ chứa, vùng trũng thấp, vùng ven sông, ven biển ứng với các kịch bản lũ lụt;

- Rà soát quy hoạch bố trí dân cư các vùng có nguy cơ thiên tai giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm xây dựng và thực hiện các dự án TĐC, ổn định đời sống và sản xuất Nhân dân.

- Rà soát, cập nhật các phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh theo cấp độ rủi ro thiên tai: Cập nhật phương án ứng phó với bão; xây dựng và cập nhật phương án ứng phó lũ lụt; xây dựng và cập nhật phương án ứng phó ngập lụt trong đô thị và vùng trũng thấp.

1.4. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo

- Thực hiện xã hội hóa các dịch vụ KTTV. Lắp đặt bổ sung trạm khí tượng ven biển, trạm đo hải văn ven biển và một số hệ thống trực canh, cảnh báo và theo dõi, giám sát đa thiên tai.

- Nâng cấp công nghệ và hệ thống phân tích rủi ro thiên tai hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vững thích ứng BĐKH. Thiết lập cơ sở dữ liệu trung tâm; cập nhật mô hình dự báo ngập lụt;

- Lắp đt thiết bị cảnh báo các khu vực có nguy cơ cao về thiên tai: Các vùng trũng thấp; sạt lở đất ven sông, suối; khu vực có nguy cơ sạt lở đất được lắp đặt thiết bị cảnh báo, bảng cảnh báo.

1.5. Nâng cao nhận thức, kiến thức PCTT cộng đồng

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTT thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và UBND cấp huyện phối hợp tổ chức; lồng ghép các chương trình hội nghị, hội thảo các cấp.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng Nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về phòng tránh thiên tai bằng các chương trình: truyền thông để phát thanh trên Đài Phát thanh tỉnh, cấp huyện, cấp xã; phổ biến kiến thức PCTT trong nhà trường; tuyên truyền với hình thức báo chí, băng rôn, tờ rơi, pano, áp phích, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ.

1.6. Giải pháp PCTT cho công trình trọng điểm và các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai

a) Một số công trình trọng điểm PCTT

Công tác phòng, chống thiên tai cho các công trình trọng điểm (Tuyến đê La Giang, hồ Kẻ Gỗ - Bộc Nguyên, hồ Sông Rác-Kim Sơn- thượng Sông Trí; hồ chứa nước Ngàn Trươi - Cẩm Trang; Nhà máy Thủy điện Hố Hô, Thủy điện Hương Sơn và các Khu kinh tế) cần tập trung các giải pháp:

- Tổ chức kiểm tra đánh giá thực trạng chất lượng công trình trước mùa mưa, lũ hàng năm để xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho công trình; tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và điều hành thực hiện phương án hiệu quả.

- Đối với công trình hồ chứa phải thực hiện nghiêm quy trình vận hành, việc tích và cắt lũ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và dân cư hạ du hồ chứa khi bão, lũ xảy ra, tránh gia tăng ngập lụt vùng hạ du khi xả lũ.

- Từng bước củng cố, nâng cấp các công trình PCTT, công trình phục vụ PCTT đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống thông qua các nguồn hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức quốc tế, phi Chính phủ, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.

- Đối với những hồ chứa có bản đồ ngập lụt vùng hạ du, cần ưu tiên nguồn lực để xây dựng bản đồ để làm cơ sở xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ:

- Riêng đối với hồ Kẻ Gỗ phối hợp với Ban Quản lý dự án thủy lợi 4 - Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm triển khai thực hiện hoàn thành dự án với mục tiêu tăng dung tích phòng lũ, tăng cường khả năng thoát lũ hạ du đảm bo an toàn cho công trình và vùng hạ du hồ chứa.

b) Khu vực ven biển và trên biển

Các huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân và thị xã Kỳ Anh có hơn 100 xã, phường và thị trấn, trong đó có trên 30 xã là khu vực tập trung dân cư đông đúc lại là khu vực thường bị uy hiếp của ATNĐ, bão, nước dâng. Do đó cần tập trung các giải pháp:

• Khu vực ven biển, cửa sông

- Xây dựng phương án chi tiết sơ tán các hộ dân vùng cửa sông, ven biển theo từng quy mô cấp bão đổ bộ trực tiếp sát với thực tế và tổ chức diễn tập để chủ động chỉ huy, điều hành sơ tán đảm bảo an toàn tính mạng Nhân dân khi xảy ra bão và nước biển dâng cao.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tuyến đê biển, đê cửa sông xung yếu đã được bố trí vốn; với phương châm làm đến đâu chắc đến đó, kết hợp với trồng cây chắn sóng, tổ chức tốt công tác ứng cứu hộ đê. Từng bước nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông bảo vệ đời sống và sản xuất, góp phần khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương ven biển.

- Rà soát, điều chỉnh, bố trí hợp lý các khu vực dân cư, công nghiệp, du lịch, nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn khi có bão; củng cố, phát triển rừng phòng hộ ven biển.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng 02 khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu, thuyền tại Cửa Hội - Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân và cảng cá Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh đã được cấp có thẩm quyền quy hoạch, phê duyệt. Hướng dẫn quy trình neo đậu tàu, thuyền trong các khu tránh trú bão. Nghiên cứu giải pháp chống bồi lấp các cửa lạch, gây khó khăn cho việc ra vào của tàu thuyền, cần nâng cấp hoặc xây dựng mới các âu tránh trú bão cho đủ số lượng tàu và tàu có công suất trên 600CV vào trú ẩn an toàn.

• Khu vực trên biển

- Tăng cường công tác quản lý, đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền, quy định bắt buộc về trang thiết bị bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động đánh bắt hải sản trên biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ.

- Cấp huyện và cấp xã phối hp với lực lượng Bộ đội Biên phòng quản lý chặt chẽ số lượng tàu thuyền trên địa bàn, số lượng thuyền viên trên tàu; tổ chức thành tổ, đội hoạt động trên biển để hỗ trợ nhau và có chế tài bắt buộc các thuyền trưởng thực hiện liên lạc 2 chiều giữa tàu và chính quyền xã, trạm kiểm soát Biên phòng, nhằm chủ động xử lý các tình huống khi có bão, áp thấp nhiệt đới.

- Tăng cường năng lực thông tin nghề cá, phối hợp khai thác thông tin duyên hải hiện có đảm bảo thông tin liên lạc giữa đất liền và ngoài khơi để hướng dẫn phòng tránh khi có bão, áp thấp nhiệt đi.

- Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn trên biển; xây dựng Quy chế phối hợp trong việc TKCN trên biển, lấy lực lượng nòng cốt là Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của tỉnh phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN và lực lượng của địa phương cùng với ngư dân nhằm thực hiện TKCN có hiệu quả.

c) Khu vực các huyện miền núi

Các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, thượng Kỳ Anh, một số vùng khi có mưa lớn thường gây nên lũ quét, sạt l đất; dân cư thường sống tập trung ven sông, suối, dưới chân đồi thường chịu nhiều rủi ro do thiên tai. Biện pháp cho khu vực miền núi:

- Những hộ nằm trong vùng nguy hiểm phải khẩn trương tổ chức di dời, khoanh vùng, lập danh sách người dân nằm trong vùng có nguy cơ cao, sẵn sàng phương án sơ tán dân đến nơi an toàn khi mưa lớn kéo dài, lũ ác liệt có thể xảy ra.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức tự phòng tránh cho cộng đồng, cắm biển cảnh báo, lắp đặt các thiết bị đo mưa tại chỗ; mùa mưa, lũ phải tổ chức trực ban nghiêm túc, nắm chắc diễn biến, kịp thời báo động và huy động lực lượng hỗ trợ dân cư sơ tán. Tổ chức lực lượng cứu hộ tại chỗ của các địa phương để xử lý kịp thời khi có tình huống.

- Lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng như đường giao thông đến tận thôn, xóm; huy động các nguồn lực khác để xây dựng các công trình kiên cố vượt lũ để đảm bảo an toàn cho dân khi chạy lũ, tránh lũ; tổ chức lực lượng ứng cứu các hồ đập khi mưa, lũ uy hiếp đến công trình.

- Phát triển diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhanh rừng sản xuất để góp phần nâng cao độ che phủ của rừng.

d) Khu vực thường xuyên ngập lụt

Khu vực ngập lụt thường bị ngập úng dọc theo kênh Nhà Lê của huyện Đức Thọ - Can Lộc, khu vực dọc theo sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố thuộc các huyện Hương Khê, Vũ Quang, thượng Đức Thọ, Hương Sơn, khu vực ngoài đê La Giang và vùng ven sông Lam thường bị ngập lụt sâu, dài ngày, dễ bị cô lập, ứng cứu và chi viện khó khăn thực hiện các giải pháp như sau:

- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng, tránh mưa, lũ; chuẩn bị dự trữ lương thực, nước sạch và các nhu cầu thiết yếu chung sống với lũ. Chính quyền cơ sở tổ chức huy động nguồn lực tại chỗ và cộng đồng để chủ động xử lý các tình huống trên địa bàn và sơ tán dân cư khi cần thiết.

- Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ thích hợp; tranh thủ thu hoạch sản phẩm sản xuất nông nghiệp trước khi lũ về.

- Lực lượng TKCN, chi viện của tỉnh chủ động các phương án ứng phó để sẵn sàng chi viện cho các khu vực này khi bão, lũ xảy ra ác liệt.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng như đường giao thông, các công trình kiên cố vượt lũ: Trụ sở, trường học, trạm xá,... để Nhân dân trú, tránh; tạo ra những mô đất cao làm chỗ tránh trú cho gia súc, gia cầm khi có lũ kéo dài.

- Từng bước nâng cấp hệ thống đê sông thuộc chương trình nâng cấp đê sông của Chính phủ theo Quyết định 2068/QĐ-TTg năm 2009 để bảo vệ đời sng, sản xuất, góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển KT-XH.

e) Khu vực hạ du hồ chứa nước lớn

Các khu vực nội đồng thường bị ngập úng dọc theo kênh Nhà Lê của huyện Đức Thọ - Can Lộc và các vùng hạ du các hồ chứa lớn: Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, Sông Rác, Kim Sơn, thượng Sông Trí, Ngàn Trươi - Cẩm Trang, nhà máy thủy điện Hố Hô, thủy điện Hương Sơn:

- Cần nắm chắc diễn biến của mưa, lũ, lưu lượng xả tràn của các hồ chứa để kịp thời cảnh báo sơ tán dân cư đến nơi an toàn và phải dự phòng các nhu cầu thiết yếu cho đi sống đề phòng mưa, lũ xảy ra ác liệt.

- Tổ chức vận hành, điều tiết hồ chứa một cách hợp lý, đúng quy trình được duyệt nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du.

- Vận hành hệ thống các trục tiêu thoát lũ một cách có hiệu quả.

(Có Phụ lục 04: Các nhiệm vụ Phi công trình kèm theo).

2. Giải pháp công trình

a) Các dự án chuyển tiếp từ 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

- Xử lý cấp bách đê tả Nghèn, huyện Lộc Hà

- Củng cố, nâng cấp tuyến đê Đồng Môn, TP Hà Tĩnh (giai đoạn 2) đoạn từ Cầu Cày (K0) đến cầu Hộ Độ (K5+340)

- Tuyến đê biển huyện Nghi Xuân (đoạn từ K27+00-K37+411,66) từ xã Cố Đạm đến đê Đại Đồng xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân

- Củng cố, nâng cấp đê Hữu Phủ đoạn từ cầu Cửa Sót đến núi Nam Giới, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

- Nâng cấp tuyến đê Tân Long từ K0-K3, huyện Hương Sơn

- Cải tạo và nâng cấp hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhằm ứng phó với BĐKH

- Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) giai đoạn 1.

- Tiểu dự án tại tỉnh Hà Tĩnh thuộc Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung.

- Dự án âu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Hội, huyện Nghi Xuân và Cửa Khẩu, thị xã Kỳ Anh, giai đoạn 2.

- Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng cho các xã bị ảnh hưởng bởi ngập lụt của tnh Hà Tĩnh

Phần lớn các dự án đã có kế hoạch phân bổ vốn theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

b) Các dự án đầu tư giai đoạn 2021-2025

- Dự án tăng cường khả năng thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ;

- Xây dựng Hệ thống tiêu thoát lũ, chống ngập úng khu vực Trung tâm hành chính huyện Kỳ Anh và vùng phụ cận;

- Dự án hệ thống tiêu úng các xã trọng điểm sản xuất nông nghiệp huyện Đức Thọ, huyện Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh;

- Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thuộc dự án "Cải thiện cơ sở hạ tng đô thị nhằm gim thiểu tác động của BĐKH cho 04 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ";

- Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Hương Khê, huyện Hương Khê thuộc dự án "Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH cho 04 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ";

- Đầu tư sửa cha, nâng cấp các tuyến đê: đê Hoàng Đình, đê Hòa Lộc, đê Minh Đức, đê Kỳ Ninh đoạn từ K0-K3+400 (thị xã Kỳ Anh); đê Hội Thống, huyện Nghi Xuân đoạn từ K0+826÷K2+559; đê Hữu Nghèn, huyện Can Lộc đoạn từ K5+370 đến K7+670; đê Đồng Môn đoạn từ K19+450 đến K23+400, thành phố Hà Tĩnh;

- Đầu tư xây mới các tuyến đê: Đê Cầu Phủ- Cầu Nủi và Cầu Đông 1 nối Cầu Đông 2, thành phố Hà Tĩnh; đê Tả Nghèn, huyện Lộc Hà đoạn qua chùa Phổ Độ nối với Tỉnh lộ 9; đê Liên Minh - Tùng Châu, huyện Đức Thọ; đê Sơn Ninh - Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn; đê Đức Lạng - Đức Hòa, huyện Hương Sơn;

(Chi tiết có Phụ lục 05: Danh mục công trình phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 gửi kèm theo)

3. Kiến nghị đề xuất các dự án PCTT

- Nghiên cứu dự án mở rộng khu tránh trú bão hoặc mở mới đảm bảo cho 3695 tàu thuyền hiện có vào tránh trú an toàn. Khu tránh trú hiện mới đảm bảo cho 2134/3695 tàu. Bão vào, khi kêu gọi các tàu vào trú bão sẽ bị động nếu các khu tránh trú không đáp ứng đủ cho lượng tàu hiện nay.

- Xây dựng dự án chống ngập cho đô thị và các vùng trũng thấp theo các giải pháp phân vùng chậm lũ (bể ngầm, khu lưu trữ nước mưa, xây dựng các trạm bơm tiêu thoát nước) và hạ tầng thoát nước hiện nay.

- Rà soát bổ sung các đường cứu hộ, cứu nạn cho vùng miền núi thường xuyên bị chia cắt, bị vùi lấp do mưa lớn, lũ, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra. Khi xây dựng các đường CHCN, đường giao thông kết hợp với CHCN và đường di dân vùng lũ sẽ dễ dàng khi có sự cố thiên tai, các đơn vị CHCN sẽ dễ dàng tiếp cận người dân, giảm thiểu thiệt hại xuống thấp nhất có thể.

- Bổ sung các trạm KTTV, giám sát và cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh và các công trình dự báo trong các hạng mục của dự án WB8.

- Đầu tư nâng cấp công trình xây dựng có xem xét đến PCTT: Xây dựng nâng cấp nhà ở PCTT; nhà cộng đồng trú, tránh bão, lũ; di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai; xây dựng các trường học kết hợp làm nơi tránh trú bão, lũ; nâng cấp bệnh viện, trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã.

- Xã hội hóa nạo vét bồi lắng các cửa sông gồm cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu để tạo thuận lợi cho các tàu cá vào tránh trú khi có bão, áp thấp nhiệt đới và công tác cứu hộ, cứu nạn khu vực cửa sông.

- Xây dựng ứng dụng Thông tin phòng chống thiên tai trên các thiết bị thông minh (smartphone, máy tính bảng) để kịp thời thông tin, cảnh báo và triển khai các nhiệm vụ PCTT đến các lực lượng chức năng, người dân.

- Xây dựng hệ thống giám sát thiên tai cấp tỉnh.

4. Biện pháp ứng phó

4.1. Trách nhiệm ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai

- UBND cấp xã: i) Đối với rủi ro thiên tai cấp độ 1: Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; hỗ trợ công tác ứng phó khi có đề nghị của các địa phương lân cận; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên; đề nghị UBND cấp huyện hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương; ii) Đối với rủi ro thiên, tai trên cấp độ 1: tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn.

- UBND cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên và tất cả rủi ro thiên tai vượt cấp độ 1 hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

- UBND tỉnh: Hỗ trợ UBND cấp huyện ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1 nếu có đề nghị; triển khai ứng phó với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai vượt cấp độ 1; báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.

4.2. Công tác sơ tán dân về nơi an toàn

- Huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ sơ tán người dân vùng ven biển, cửa sông, vùng ngập lũ, vùng sạt lở đến nơi trú, tránh an toàn.

- Tổ chức cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, nước sạch cho người dân nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng.

- Huy động đội ngũ y sĩ, bác sĩ tại chỗ, phương tiện, thuốc men để sơ cấp cứu, chăm sức sức khỏe cho người dân nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng. Tổ chức đảm bảo an ninh trật tự khu vực nơi đi và nơi đến sơ tán.

- Tổ chức các đoàn, đội tình nguyện cứu trợ dân sinh, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh nơi sơ tán.

4.3. Hệ thống thông tin liên lạc

- Các phương tiện thông tin, truyền thông tăng cường đưa tin về thiên tai cho chính quyền các cấp và nhân dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

- Ưu tiên xử lý sự cố và duy trì thông tin liên lạc bằng tất cả các hệ thống thông tin hiện có, phối hợp sử dụng hệ thống thông tin của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh phục vụ công tác ứng phó trong thiên tai.

4.4. Công tác bảo đảm y tế

- Thành lập và bố trí các đội y tế lưu động tại các địa phương để chăm sóc sức khỏe nhân dân các điểm ngập lũ, ảnh hưởng bão.

- Các Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế huyện phải bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất phục vụ khám chữa bệnh, cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong và sau bão, lũ, ngập lụt.

- Các đội cấp cứu lưu động phải có y sĩ, bác sĩ, thuốc, hóa chất trang thiết bị và phương tiện cần thiết để sơ cấp cứu ban đầu bệnh nhân nơi sơ tán.

- Trung tâm y tế cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan sơ cấp cứu người bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân, phòng chống dịch bệnh bùng phát.

- Trạm y tế xã phối hợp các đội y tế lưu động kiểm tra sức khỏe, sơ cấp cứu người dân, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

4.5. Tổ chức ng cứu trên biển

- Nắm chắc số lượng tàu, thuyền hoạt động trên biển để kp thời thông tin cảnh báo và ứng cứu khi cần thiết.

- Thông báo kịp thời diễn biến của bão, ATNĐ để các chủ phương tiện biết chủ động phòng tránh; hướng dẫn tàu thuyền di chuyển thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

- Bảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn; không để người ở lại trên tàu thuyền, khu vực nuôi trồng thủy sản.

4.6. Thoát nước đô thị

Tổ chức thực hiện thoát nước, chống ngập úng thành phố, thị xã bao gồm:

- Nạo vét các tuyến cống, hố ga bảo đảm dòng chảy được thông suốt.

- Thu dọn cây cối, vật thải ở các tuyến mương để thông thoáng dòng chảy.

- Bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư ở các tuyến mương, hầm tuy nen, cống thoát nước để xử lý ngay sự cố.

- Lắp dựng biển báo, thanh chắn, đèn tín hiệu, bố trí người trực canh ở các vị trí ngập nước, sự cố bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông.

4.7. Cung cấp nước sạch cho dân cư

- Thực hiện phương án bảo vệ an toàn cho công trình cấp nước, các giếng khoan khai thác nước dưới đất, đường dẫn cấp nước đến khu dân cư.

- Kiểm tra, bảo vệ an toàn các tuyến ống dẫn nước và thiết bị đến tận nhà dân, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục. Đối với vùng ngập lũ, sạt lở đường ống cấp nước bị sự cố, tổ chức lực lượng khắc phục ngay để cấp nước liên tục.

- Tổ chức vận hành nhà máy cấp nước theo quy trình, bảo đảm an toàn, tiết kiệm khi xảy ra mưa lũ, bão.

- Khtrùng các giếng nước vùng ngập lụt.

VI. LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

1. Đối tượng lồng ghép

Đối tượng lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai là các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế-xã hội.

- Đối với những quy hoạch đã có: Tiến hành rà soát, bổ sung các nội dung phòng, chống thiên tai mà trước đây chưa đề cập ti hoặc đã có đề cập nhưng chưa phù hợp với quy hoạch và tiêu chuẩn phòng, chống thiên tai hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống công trình chuyên dụng cho phòng, chống thiên tai.

- Đối với những quy hoạch được xây dựng mới cần tuân thủ quy trình lồng ghép các nội dung về phòng, chống thiên tai ngay từ khi bắt đầu xây dựng quy hoạch.

- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào công tác đánh giá tình hình thực hiện, mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện của từng quy hoạch.

- Lồng ghép nội dung rà soát, đánh giá tình hình thiên tai vào bước điều tra cơ bản, đánh giá thuận lợi, khó khăn, thách thức; xác định nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của kỳ kế hoạch hoặc nhu cầu bổ sung của ngành, địa phương.

- Khi xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội cần phải tính toán các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; các giải pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó, khôi phục và tái thiết.

- Khi xây dựng các nhóm giải pháp ca kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, kế hoạch phát triển của ngành cần lựa chọn các giải pháp đã được nghiên cứu, đề xuất trong các Chiến lược, chương trình, đề án liên quan đến phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để có được đầy đủ các giải pháp hợp lý nhất.

2. Cách thức lồng ghép

- Chủ động lồng ghép (gắn kết/tích hp) nội dung quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm mục tiêu, các chỉ số phát triển và các giải pháp) vào tất cả các bước của quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

- Ưu tiên các công trình đa mục tiêu, lồng ghép hài hòa cả hai nhóm giải pháp: giải pháp phi công trình và giải pháp công trình.

- Các giải pháp ưu tiên được lựa chọn phải đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với loại hình và đặc điểm của mỗi loại thiên tai cũng như mức độ ảnh hưởng có thể có của biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của địa phương.

- Các giải pháp phải được xếp hạng ưu tiên trước khi lồng ghép vào kế hoạch phát triển. Chú trọng lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các giai đoạn trong chu trình của Quản lý rủi ro thiên tai gồm (i) giảm nhẹ; (ii) phòng ngừa, (iii) cứu trợ; (iv) phục hồi; (v) tái thiết.

- Các dự án, chương trình được thực hiện trên địa bàn đều phải có thẩm định rủi ro thiên tai, kể cả về phương diện kinh tế lẫn xã hội.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các công trình đa mục tiêu, vừa có tác dụng phát triển kinh tế - xã hội vừa có tác dụng giảm nhẹ rủi ro thiên tai, nhất là ưu tiên các công trình đê kè, đê bao, thủy lợi nội đồng kết hợp với giao thông nông thôn...

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch kế hoạch về kỹ năng lập quy hoạch, kế hoạch và kỹ năng lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- Hệ thống hóa số liệu về rủi ro thiên tai, các dấu hiệu biến đi khí hậu, tính dễ bị tổn thương của các nhóm đối tượng để làm căn cứ xây dựng kế hoạch lồng ghép.

- Quy trình lồng ghép thực hiện theo quy định tại Điều 4 thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Nội dung lồng ghép

3.1. Lồng ghép trong các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến con người và sinh kế

a) Chính sách hỗ trợ xây dựng nhà an toàn phòng chống thiên tai

Căn cứ các chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở của Trung ương, tỉnh, các tổ chức phi chính phủ và nguồn hỗ trợ xã hội hóa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ xây dựng nhà an toàn phòng chống thiên tai giai đoạn 2021- 2025.

b) Di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ nguy hiểm của thiên tai

Các ngành chức năng tiến hành khảo sát thực tế các khu vực dân cư thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai để xây dựng kế hoạch, phương án di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ nguy hiểm của thiên tai và thực hiện các dự án tái định cư để ổn định đời sống nhân dân. Bố trí nguồn vốn triển khai kế hoạch bố trí, sắp xếp ổn định dân cư và di dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện giai đoạn 2021-2025.

c) Nâng cao tiêu chuẩn an toàn các công trình cơ sở hạ tầng Trong các dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, khi khảo sát và tính toán kết cấu cần phân tích thêm tác động của thiên tai để nâng cao tiêu chuẩn an toàn của công trình, cũng như không làm cho tình hình thiên tai thêm nghiêm trọng, đặc biệt là khả năng thoát lũ.

d) Nâng cao nhận thức và kiến thức của cán bộ, người dân về an toàn phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH

Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng sẽ nâng cao năng lực cho cộng đồng trong việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, làm giảm thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

e) Nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai (hồ chứa, trạm bơm)

Các công trình hồ, đập trên địa bàn tỉnh đều thực hiện đa mục tiêu, vừa cung cấp nước sinh hoạt, vừa cung cấp nước tưới, vừa nuôi trồng thủy sản, vừa chống hạn, vừa phòng lũ,... Tuy nhiên hiện nay nhiều công trình đã bị xuống cấp cần nguồn vốn rất lớn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Vì vậy trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần phải ưu tiên đầu tư công trình hồ chứa, trạm bơm và các công trình phòng chống thiên tai khác.

g) Khơi thông dòng chảy đảm bảo thoát lũ

Trong thời gian qua tình hình ngập lụt, ngập úng cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh diễn ra thường xuyên, và nghiêm trọng. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do dòng chảy bị cản trở. Đ khắc phục được tình trạng này, thời gian đến ngành cần nạo vét, thông luồng, chnh trị dòng chảy đảm bảo thoát lũ an toàn.

3.2 Lng ghép trong các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến các ngành kinh tế, xã hội

* Ngành nông nghiệp

a) Trồng trọt:

Phát triển nông nghiệp xanh, sạch gắn với khả năng phòng, chống thiên tai:

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và diễn biến của thiên tai.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước tiết kiệm, khai thác hiệu quả tài nguyên đất, nước gắn với bảo vệ môi trường, hướng ti nền kinh tế xanh cho phát triển bền vững.

- Vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc sử dụng rác thải hữu cơ từ nông nghiệp làm phân bón phục vụ sản xuất.

- Phối hợp với các địa phương hỗ trợ chứng nhận các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ lựa chọn giống, kỹ thuật để người dân thực hiện mô hình canh tác các loại cây trồng mới không sử dụng nhà kính nhưng có hiệu quả cao.

- Du nhập, khảo nghiệm các loại giống cây trồng mới có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (giống chịu hạn, chịu rét, chịu mặn....).

- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật gắn với bảo vệ môi trường theo hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng”, đồng thời có biện pháp xử lý bao bì trên đồng ruộng sau khi sử dụng.

b) Chăn nuôi:

- Quy hoạch xây dựng chuồng trại, nơi ở cao ráo, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi khi thiên tai xảy ra;

- Xây dựng phương án d trữ thức ăn, nước uống, vắc xin, hóa chất, thuốc thú y... tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.

- Khi có thiên tai xảy ra, thực hiện giảm đàn (loại thải vật nuôi già yếu, bệnh tật, kém chất lượng ...), tổ chức di dời đàn vật nuôi đến nơi cao ráo, cung cấp nhanh dịch vụ chăn nuôi và thú y để giảm thiệt hại; đồng thời tập trung khắc phục, xử lý môi trường chăn nuôi để đảm bảo khôi phục sản xuất sau thiên tai.

c) Thủy sản:

- Lựa chọn các giống thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương.

- Hướng dẫn thời vụ nuôi trồng cho nhân dân để tránh thời điểm hạn hán, lũ lụt và tổ chức bảo vệ ao hồ thủy sản khi thiên tai xảy ra.

d) Lâm nghiệp

- Phát triển nâng cao chất lượng rừng, bảo vệ diện tích rừng hiện có bằng các biện pháp khác nhau. Tăng dần tỷ lệ rừng giàu, có thảm phủ đa dạng.

- Khai thác nguồn lợi từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, tăng cường hoạt động khoán bảo vệ rừng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Triển khai nghiên cứu các mô hình khuyến lâm, lai tạo các giống cây trồng lâm nghiệp mới có năng suất cao.

- Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, các đề tài ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp.

- Củng cố hệ thống khuyến lâm và cán bộ kiểm lâm ở cơ sở.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

- Tranh thủ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ ngành lâm nghiệp để thử nghiệm và nhân rộng cách tiếp cận mới về lâm nghiệp, hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, kinh doanh, khai thác chế biến gỗ đáp ứng theo yêu cầu thị trường.

- Phân bổ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách TW tập trung ưu tiên cho các dự án trồng rừng, chăm sóc rừng phòng hộ, vườn Quốc gia...

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Lâm nghiệp; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước có liên quan công tác giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.

- Tiếp tục thể hiện quyết liệt có hiệu quả các chỉ đạo của TW và của tỉnh liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ phát triển rừng.

- Phục vụ cho quản lý bền vững tài nguyên rừng; triển khai ứng dụng phần mềm theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng; giao rừng, cho thuê rừng theo định hướng của Trung ương.

- Huy động các nguồn lực, lồng ghép với các kế hoạch, chương trình, dự án. Lồng ghép các kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật cho các hộ gia đình, cộng đồng và các doanh nghiệp nh, đặc biệt là các hộ nghèo để phát triển trồng rừng quy mô nhỏ.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp để giảm chi phí sản xuất.

- Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng.

- Tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng, phòng ngừa, ngăn chặn, kịp thi phát hiện xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng; nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

* Xây dựng

Biện pháp đảm bảo an toàn công trình xây dựng kết hợp PCTT

a) Đối với các công trình chuẩn bị thi công hoặc đang thi công:

- Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 107, Luật Xây dựng.

- Năng lực của các nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế, điều hành dự án, giám sát và thi công xây dựng phù hợp với cấp và loại công trình. Đồng thời phải có Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo luật định.

- Biện pháp thi công và lý lịch của thiết bị thi công trong đó tập trung kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường; có biện pháp neo giữ, gia cố giàn giáo thi công, lưới bao che, hàng rào tôn, cần trục tháp, máy vận thăng đảm bảo an toàn.

- Đối với công trình đang thi công tầng hầm yêu cầu có biện pháp gia cố đất tránh sạt lở đất, đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và công trình lân cận.

- Kiểm tra các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Các thiết bị nâng sử dụng trong xây dựng: Kiểm tra việc kiểm định an toàn, các thiết bị phải được quản lý, sử dụng phù hợp với QCVN 02:2011/BLĐTBXH, QCVN 07:2012/BLĐTBXH.

- Đối với công trình có sử dụng cần trục tháp:

+ Kiểm tra việc kiểm định an toàn; kiểm tra các chi tiết neo, giằng, nối đất; kiểm tra biện pháp, phương án vận hành, bảng tính toán sự làm việc ổn định của kết cấu trong mùa mưa bão và công nhân vận hành phải có đủ sức khỏe và có chứng chỉ nghề phù hợp. Trường hợp cần trục vươn ra ngoài ranh đất công trình yêu cầu Chủ đầu tư lập phương án vận hành và trình UBND cấp huyện thống nhất phương án.

+ Phải thực hiện đầy đủ biện pháp neo giằng, hạ tháp theo phương án bảo đảm an toàn cần trục tháp đã được lập và tuân thủ nghiêm túc Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 20/6/2017 của Bộ Xây dựng, Quy chuẩn QCVN 18:2014/BXD về an toàn xây dựng. Khi có thông báo bão ngoài biển Đông có khả năng ảnh hưởng đến đất liền, yêu cầu các chủ đầu tư hạ tháp để đảm bảo an toàn công trình và nhân dân xung quanh.

- Kiểm tra việc kiểm định an toàn; kiểm tra các chi tiết neo, giằng, nối đất; kiểm tra biện pháp, phương án vận hành, bảng tính toán sự làm việc ổn định của kết cấu trong mùa mưa bão và công nhân vận hành phải có đủ sức khỏe và có chứng chỉ nghề phù hợp. Trường hợp cần trục vươn ra ngoài ranh đất công trình yêu cầu Chủ đầu tư lập phương án vận hành và trình UBND cấp huyện thống nhất phương án.

- Đối với các dự án hạ tầng kỹ thuật đang thi công: Khẩn trương thi công hoàn thành các hạng mục, phần việc có nguy cơ mất an toàn, có phương án xử lý chống ngập úng, khơi thông dòng chảy, kiểm tra gia cố các điểm xung yếu dễ sạt lở của kênh mương, cống rãnh, ao, hồ chứa, có biển cảnh báo an toàn nơi nguy hiểm.

- Đối với công trình giao thông đô thị:

+ Phải có phương án Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo an toàn cho công trình, phương tiện thiết bị thi công cũng như phương tiện tham gia giao thông trên đường nhất là con người. Các đơn vị chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra, lập kế hoạch PCTT và TKCN cho từng công trình cụ thể, chú ý phối hợp với lực lượng thi công và phương án đảm bảo giao thông trong mọi tình huống, sự cố xảy ra.

+ Không được vứt bỏ vật liệu phế thải làm tắc nghẽn dòng chảy, khi thi công xong phải thanh thải dòng chảy để dòng chảy đảm bảo thông, thoát nước tốt.

+ Khi có mưa, bão, lũ, lụt sắp xảy ra phải tiến hành kiểm tra tình hình và đôn đốc các bộ phận thực hiện phương án phòng chống bão, lụt, nhất là hạ thấp các thiết bị trên cao và di chuyển các phương tiện dưới sông vào nơi khuất gió và neo chằng chắc chắn.

- Kiểm tra theo một số yêu cầu khác nêu tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN 18:2014/BXD về an toàn trong xây dựng.

b) Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng:

* Đối với công trình dân dụng:

- Tuyên truyền, hỗ trợ và yêu cầu người dân thực hiện gia cố, giằng chống, đặc biệt đối với các nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ.

- Tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn, lập danh sách và phân loại nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại văn bản số 1145/BXD-KHCN ngày 28/5/2015 về việc hướng dẫn nhà an toàn theo các cấp bão để tuyên truyền, hỗ trợ, yêu cầu người dân thực hiện gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn cho người dân, nhà ở trong mùa mưa bão.

- Đối với công trình công cộng (nhà làm việc, chung cư, nhà tập thể, trường học, trung tâm y tế...): Kiểm tra, gia cố, sửa chữa để đảm bảo an toàn khi có mưa bão; sắp xếp tài liệu, trang thiết bị văn phòng và kho tàng ngăn nắp, đảm bảo an toàn, đặc biệt các công trình trường học, chung cư... là địa điểm sử dụng làm nơi tập kết, sơ tán trong trường hợp bão, lụt; trường hợp các khu nhà đã xuống cấp nghiêm trọng phải lập biện pháp phòng, chống mưa bão cho từng khu nhà và có phương án di dời để đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của các hộ dân cư khi bão đổ bộ vào.

- Các công trình có sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, cửa kính, công trình gắn pa nô, biển quảng cáo trên cao phải được kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cố.

- Kiểm tra bồn chứa nước trên cao (neo, chằng, giữ...) theo hướng dẫn của Bộ xây dựng tại văn bản số 1299/VKH-VCNKH ngày 24/9/2015 về việc khuyến cáo lắp đặt bồn nước.

* Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:

- Rà soát các quy hoạch thoát nước và kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập úng đô thị; kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị, kiểm soát quy trình cắt ta cây xanh đô thị đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đảm bảo an toàn điện, cung cấp nước sạch cho các vùng bị úng ngập.

- Kiểm tra kế hoạch duy tu, bảo trì và nạo vét hệ thống tiêu thoát nước chính tại các khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng cục bộ khi có mưa, bão và có các giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn; Rà soát và kiểm tra các phương án, biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị như hào kỹ thuật, tuynel, trạm biến áp, cột, điện... khi xảy ra mưa bão; Lập phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và có giải pháp bảo vệ, phòng ngừa khắc phục sự cố khi xảy ra mưa bão.

- Đối với các cột điện ly tâm bê tông cốt thép: yêu cầu đơn vị quản lý kiểm tra, đánh giá và gia cường, giằng chống đảm bảo an toàn trước mùa mưa, bão; bố trí cảnh báo khu vực nguy hiểm tại những vị trí xung quanh cột điện ly tâm có nguy cơ gây mất an toàn.

* Đối với các công trình thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, công trình thu phát sóng viễn thông, pa nô, bảng quảng cáo:

- Khi đầu tư, xây dựng mới công trình thu phát sóng viễn thông thực hiện các quy định theo Điều 5, Thông tư liên tịch số 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD ngày 22/6/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Xây dựng” về Hướng dẫn quản lý việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

- Thực hiện kiểm định, lập và phê duyệt Quy trình Quy trình bảo trì công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình theo hướng dẫn tại Quyết định số 55/QĐ-BXD ngày 25/01/2017 của Bộ Xây dựng.

- Tiến hành rà soát, kiểm tra rà soát mức độ an toàn chịu lực, ổn định hiện trạng của công trình, tiến hành các biện pháp gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn, tháo dỡ các thiết bị, bộ phận không đảm bảo an toàn khi có mưa bão, có kế hoạch di dời các hộ dân trong phạm vi bị ảnh hưởng đến nơi an toàn khi cần thiết.

* Đối với các đơn vị khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng:

- Xây dựng phương án giằng néo kèo cột, che chắn và chống tốc mái cho nhà xưởng, nhà làm việc, nhà ở cho công nhân nội trú, kho tàng, đặc biệt là các kho chứa thành phẩm, bán thành phẩm; khơi thông cống rãnh thoát nước nội bộ tránh xảy ra ngập cục bộ; duy trì sự làm việc bình thường của các máy phát điện dự phòng để chủ động cung cấp điện cho các lò nung sấy hoạt động.

- Lập phương án và chủ động sửa chữa, gia cố kịp thời trụ sở, nhà xưởng, kho tàng, nhà ở không đảm bảo an toàn sau mưa bão nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Đối với công trình khai thác vật liệu xây dựng:

+ Kiểm tra các điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn theo đúng thiết kế đã được thẩm định.

+ Kiểm tra, rà soát hiện trạng mức độ an toàn tại các m khai thác, bãi thải đất đá, hồ lắng, hồ chứa bùn thải... (kể cả các bãi thải, hồ chứa bùn thải, hồ lắng đã dừng hoạt động); không để đá treo, chập tầng, sạt, trượt bờ moong... thực hiện các giải pháp để đưa về trạng thái an toàn theo quy định; đánh giá mức độ an toàn của đê, đập, bờ bao hồ chứa bùn thải, hồ lắng, bãi thải, bờ moong.. rà soát, bổ sung hồ sơ thiết kế, khả năng chịu tải của đê, đập, bờ bao (có tính đến sự tác động của mưa bão, dòng chảy); xử lý khắc phục ngay các hiện tượng trụt, lún, nứt, thấm, sạt lở đê, đập, bờ bao, bờ moong.

+ Thực hiện các biện pháp xử lý, tránh tình trạng bùn thải tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân trong khu vực.

+ Khai thác theo đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế mỏ, ranh giới, diện tích, độ sâu cho phép; có biện pháp giảm độ sâu phần đáy moong, thoát nước không để tạo thành hố chứa nước nhằm đảm bảo an toàn.

+ Rào, chắn xung quanh khu vực đã tác động khai thác, phía trên các vách moong hiện hữu (đặc biệt là khu vực đã tạo thành hố chứa nước), cắm biển báo nguy hiểm, bố trí lực lượng bảo vệ thường xuyên kiểm tra không đ người dân, gia súc vào khu vực mỏ (đặc biệt nghiêm cấm việc tắm, bơi lội tại hố chứa nước, đi lại trên vách, bờ moong). Thường xuyên kiểm soát khu vực khai thác khoáng sản và các khu vực khác có liên quan, trường hợp có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, sạt, trượt, lở đất, đá...phải dừng ngay hoạt động khai thác, chế biến, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời và báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

+ Có các biện pháp phòng, chống các sự c, chủ động về lực lượng, phương tiện để sẵn sàng tham gia ứng phó kịp thời các tình huống thiên tai có thể xảy ra (nhất là vào mùa mưa, lũ). Bảo đảm an toàn lao động và các quy định khác có liên quan về an toàn trong khai thác mỏ; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra sự cố mất an toàn gây ảnh hưởng đến tính mạng con người và tài sản.

* Đối với công trình giao thông đô thị:

- Tiến hành kiểm tra, sửa chữa những công trình, hạng mục công trình, các vị trí xung yếu đã bị hư hỏng hoặc có khả năng dễ bị phá hoại do thiên tai và mùa mưa bão, gây ách tắc giao thông, c gắng phấn đấu bảo đảm giao thông, thông suốt và an toàn trong mọi tình huống.

- Khôi phục và bổ sung các cọc tiêu, cột thủy trí, biển báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường do các đơn vị quản lý.

- Khơi mương, cống rãnh, thanh thoát dòng chảy, phát dọn cây có đảm bảo tm nhìn, cưa hạ các loại cây có nguy cơ đổ, ngã làm ách tắc giao thông. Khơi dọn rác, cây trôi, vật cản hiện còn đang vướng đọng hoặc sẽ bị vướng đọng ở các trụ cầu và công trình giao thông.

- Các đơn vị quản lý thường xuyên tuần đường, kiểm tra các công trình giao thông, có kế hoạch gia cố, sửa chữa các vị trí xung yếu trước mùa mưa bão để đảm bảo an toàn cho công trình.

* Thương mại

- Liên hệ, vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm đóng trên địa bàn tỉnh đảm bảo dự trữ, chuẩn bị một lượng hàng hóa thiết yếu nhất định để bảo đảm kịp thời sẵn sàng phục vụ nhân dân ở các vùng khi có thiên tai xảy ra.

- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các giải pháp bình ổn giá; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng thiên tai, lũ lụt để đầu cơ tăng giá vật tư, hàng hóa gây khó khăn cho đời sống nhân dân tại những vùng thiên tai, lũ lụt.

* Giáo dục và Đào tạo

- Nâng cấp các trường học đảm bảo an toàn PCTT và kết hợp làm nơi tránh trú an toàn.

- Lồng ghép nội dung PCTT vào chương trình đào tạo các cấp học; chương trình dạy bơi cho học sinh.

- Tổ chức dạy bơi cho học sinh.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên những kỹ năng phòng, chống, tránh, sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi thiên tai xảy ra.

VII. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nguồn vốn

Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn Ngân sách Nhà nước, bao gồm: Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ; nguồn ngân sách địa phương (gồm: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, nguồn thu tiền sử dụng đất; nguồn vốn sự nghiệp); quỹ phòng chống thiên tai; nguồn vốn các chương trình dự án ODA; nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện cho công tác PCTT giai đoạn 2021-2025 dự kiến 4.669.813 triệu đồng (Bn nghìn sáu trăm sáu chín tỷ, tám trăm mười ba triệu đồng); trong đó:

- Nhiệm vụ phi công trình:                       295.000 triệu đồng

- Nhiệm vụ công trình:                            4.374.813 triệu đồng

3. Tiến độ thực hiện

Các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các cấp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức thực hiện lập dự toán chi tiết và tiến độ triển khai từng nhiệm vụ, chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực về PCTT) tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; tùy theo tình hình diễn biến thiên tai hằng năm để đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phù hợp.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh

Chỉ đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức lực lượng, sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư để thực hiện Kế hoạch và lồng ghép Kế hoạch này vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; lồng ghép các nội dung liên quan đến công tác ứng phó và giảm nhẹ thiên tai trong quá trình, thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn. Hướng dẫn các địa phương, đơn vị lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.

5. S Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách. Trường hợp, trong năm phát sinh các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách theo ch trương của UBND tỉnh, Sở Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo, truyền tin các loại hình thiên tai đảm bảo nhanh, chính xác, giúp các địa phương, đơn vị triển khai có hiệu quả các phương án phòng chống thiên tai.

7. Sở Giao thông Vận tải

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thực hiện quy hoạch, đầu tư công trình phòng, chống thiên tai và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai kết hợp với phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông nông thôn, phục vụ xây dựng nông thôn mới và cải thiện môi trường nông thôn; hệ thống giao thông tránh, vượt lũ và cứu hộ, cứu nạn; hệ thống giao thông ứng cứu các công trình trọng điểm phòng, chống lụt, bão của tỉnh.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng chương trình truyền thông, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, công tác chỉ huy điều hành PCTT và TKCN. Tham mưu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai.

9. S Xây dựng

Rà soát, chnh sửa, bổ sung quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và điều kiện thiên tai từng vùng, từng địa phương; quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước đô thị đảm bảo chống ngập úng. Hướng dẫn chi tiết phân loại an toàn nhà với bão mạnh, siêu bão.

10. Sở Công thương

Chủ trì xây dựng phương án đảm bảo hậu cần, ứng phó thiên tai phòng ngừa, ứng phó với bão mạnh, siêu bão; Theo dõi, chỉ đạo chủ hồ, đập thủy điện vận hành công trình theo quy trình đã được phê duyệt và thực hiện các quy định về an toàn đập, hồ chứa thủy điện liên quan; báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xử lý các nội dung liên quan đến vận hành công trình, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và phòng chống thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp các công trình thủy điện trên địa bàn.

11. Các s, ngành liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực phòng chống thiên tai), UBND cấp huyện triển khai kế hoạch có hiệu quả.

12. UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Tổ chức xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện, chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã hoàn thành trong năm 2021 để tổ chức thực hiện; rà soát, điều chnh kế hoạch phòng, chống thiên tai hàng năm cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và sát thực tế tại địa phương theo đúng quy định tại Mục 3, Điều 15 Luật Phòng, chống thiên tai; đảm bảo kế hoạch có tính khả thi.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, chú trọng lực lượng tại cơ sở, cộng đồng theo phương châm “4 tại chỗ”. Tổ chức thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung của kế hoạch và các chương trình, đề án, dự án phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.

- Bố trí ngân sách hàng năm và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của địa phương và kế hoạch phòng, chống thiên tai ở địa phương.

13. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

Đề nghị Ủy ban Mặt trận T quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch, kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng lực cộng đồng phòng ngừa thiên tai; vận động tiếp nhận, phân phối và quản lý, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021.

14. Các cơ quan, doanh nghiệp.

Chủ động xây dựng kế hoạch PCTT và TKCN theo lĩnh vực quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình thiên tai của tỉnh; phối hợp tích cực với các sở, ban, ngành của tỉnh trong công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai.


PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP THIỆT HẠI THEO ĐỢT THIÊN TAI LỚN ĐÃ XẢY RA
(Kèm theo Kế hoạch Phòng chng thiên tai số 21/KH-UBND ngày 05/01/2022 ca UBND tnh Hà Tĩnh)

.....

Thời gian

Cấp độ rủi ro thn tai

Ước tổng thiệt hi (triệu đng)

CON NGƯỜI

NHÀ Ở

GIÁO DỤC

Y T

VĂN HÓA

NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP

CHĂN NUÔI

THỦY LỢI

GIAO THÔNG

THỦY SN

THÔNG TIN LIÊN LẠC

CÔNG NGHIỆP

XÂY DNG

NƯỚC SẠCH VÀ VSMT

CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC

KHU KINH T

Ghi chú

Người chết

Người b thương

Thiệt hại theo từng lĩnh vực (triệu đồng)

...

15,096,516

22

164

3,397,552

171,330

81,416

140,165

3,409,790

454,591

1,060,843

1,803,446

890,225

67,878

521,592

153,016

165,182

2,194,370

585,120

...

17/7/2017

3

499,348

140,379

4,217

2,005

1,455

183,949

3,352

37,641

34,471

64,433

3,363

8,125

442

1,202

14,315

Bão số 2

...

15/9/2017

4

6,610,491

2

72

2,326,233

60,483

10,524

50,233

2,010,829

122,889

269,381

129,903

276,743

45,809

213,052

29,174

2,180

477,938

585,120

Bão số 10

...

15/7-19/7/2018

3

161,474

410

140

122,930

15,044

10,976

11,893

81

Bão số 3

...

11/9-14/9/2016

2

47,258

2

239

60

0

0

43,140

0

14

1,265

2,360

0

180

...

12/10-16/10/2016

2

1,064,913

9

36

201,567

4,931

564

555

130,351

51,975

99,715

217,561

176,782

4,357

8,993

5,795

76,836

84,932

...

29/10-02/11/2016

2

221,349

4

26,524

372

11

442

6,712

3,541

101,549

67,790

11,307

0

103

543

123

2.333

...

23-26/7/2017

1

96,018

3

2,510

283

25

69,128

154

11,009

11,045

225

89

115

1,435

Hoàn u bão s 4

...

08/10-13/10/2017

2

375,508

1

6,731

365

105

610

19,052

1,088

157,784

178,501

10,293

15

320

645

...

01/9-05/9/2019

3

744,960

5

3

24,614

432

10

1,554

342,556

5,358

83,497

232,913

35,619

530

12,338

2,273

1,474

1,793

...

15/10-21/10/2020

3

5,275,195

6

43

668,345

100,187

68,197

85,151

481,143

266,235

285,208

919,022

300,570

13,715

278,368

114,145

83,367

1,611,543


PHỤ LỤC 02

TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG TRANG THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
(Kèm theo Kế hoạch Phòng chng thiên tai số 21/KH-UBND ngày 05/01/2022 ca UBND tnh Hà Tĩnh)

TT

Trang thiết bị

Đơn v tính

Số lượng đến 01/1/2021

Ghi chú

I

Xuồng các loại

1

Tàu cứu hộ trên biển

BP34-19-01; 3900CV

Chiếc

01

2

Tàu cứu hộ trên biển

BP34-43-01; 350CV

Chiếc

01

3

Xuồng ST 750 (240 CV)

Chiếc

10

4

Xuồng ST 660 (60 - 90CV)

Chiếc

23

5

Xuồng ST 450 (15 - 40CV)

Chiếc

38

6

Bộ vượt sông nhẹ VSN-1500

Chiếc

76

7

Xuồng kết nối 3 thân

Chiếc

03

II

Máy đy YAMAHA 40CV

Chiếc

14

III

Máy đẩy TOHASU 40 HP

Chiếc

03

IV

Máy đẩy YAMAHA 25CV

Chiếc

06

V

Nhà bạt

1

Loại 60 m2

Bộ

93

2

Loại 24, 75 m2

Bộ

266

3

Loại 16, 5m2

Bộ

277

VI

Áo phao cứu sinh

Chiếc

22.021

VII

Phao tròn cứu sinh

Chiếc

14.622

VIII

Phao bè cứu sinh

Chiếc

352

IX

Trang bị khác

1

Máy bơm cao áp chữa cháy (thiết bị đồng bộ chữa cháy)

Chiếc

16

2

Máy thổi gió (CCR)

Chiếc

609

3

Máy cưa xích cầm tay

Chiếc

06

4

Máy cắt thực bì CCR

Chiếc

19


PHỤ LỤC 3

THỐNG KÊ VÀ PHÂN CẤP CÁC TRẬN LŨ, NGẬP LỤT ĐÃ XẢY RA TỪ 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch Phòng chống thiên tai số 21/KH-UBND ngày 05/01/2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

TT

Loại thiên tai

Thời gian

Cấp báo động đo được tại trạm

Cấp độ rủi ro lũ trên sông

Chu Lễ

Sơn Diệm

Hòa Duyệt

Linh Cảm

Ngàn Sâu tại Chu Lễ

Ngàn Phố

Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt

La

1

Lũ, ngập lụt

11/9-14/9/2016

trên BĐ II 0,69m

dưới BĐ III 0,23m

dưới BĐ II 0,49m

1

1

1

2

Lũ, ngập lụt

12/10-16/10/2016

trên BĐ III 2,14m

dưới I 0,82m

trên BĐ III 0,41m

trên I 0,48 m

3

3

1

3

Lũ, ngập lụt

29/10-02/11/2016

trên III 0,71m

xấp xỉ BĐ I

trên II 0,43m

Xấp xỉ BĐ I

3

1

2

1

4

Lũ, ngập lụt

15/7-17/7/2017

xấp xỉ II

xấp xỉ BĐ I

1

1

5

Lũ, ngập lụt

26-27/7/2017

trên BĐ II 0,15m

trên BĐ II 0,12m

trên BĐ I 0,02m

dưới BĐ I

1

1

1

6

Lũ, ngập lụt

08/10-13/10/2017

dưới BĐ III 0,19m

lũ kép (xấp xỉ BĐ I, trên BĐ III 0,16m)

dưới BĐ II 0,33m

dưới BĐ I

1

2

1

7

Lũ, ngập lụt

15/7-19/7/2018

dưới BĐ I

dưới BĐ II

dưới BĐ I

dưới BĐ I

1

8

Lũ, ngập lụt

01/9-05/9/2019

trên BĐ III 0,94m

dưới BĐ I 0,61m

dưới BĐ III 0,23m

dưới I 0,79m

9

Lũ, ngập lụt

06/10-11/10/2020

dưới III 0,62m

dưới BĐ I

dưới I

1

10

Lũ, ngập lụt

15/10-21/10/2020

dưới BĐ III 0,5m

trên BĐ I 0,51m

trên BĐ II 0,41m

dưới BĐ I

1

1

2

11

Lũ, ngập lụt

28/10-01/11/2020

trên BĐ I 0,26m

dưới BĐ III 0,3m

dưới BĐ II 0,51m

dưới BĐ II 0,47m

1

1

1

1

PHỤ LỤC 04

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ PHI CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
(Kèm theo Kế hoạch Phòng chống thiên tai số 21/KH-UBND ngày 05/01/2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Tổng mức

Kế hoạch vốn 2021-2025

Ghi chú

1

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai cho cán bộ, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai cho cộng đồng dân cư

5,000

5,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

2

Củng c, nâng cấp và hiện đại hóa các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn đã có; xây dựng mới các trạm cảnh báo lũ đầu nguồn và các trạm đo sóng ven biển

15,000

15,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

3

Đầu tư trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành và liên lạc với các tàu thuyền đánh bắt trên biển khi dự báo có khả năng hoặc xảy ra thiên tai

15,000

15,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

4

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai các cp, nhất là cơ quan chỉ đạo điều hành ở cấp tỉnh theo hướng hiện đại

15,000

15,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

5

Xây dựng Quy hoạch tnh, quy hoạch vùng, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành (đặt yêu cầu phòng ngừa, ng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở vị trí quan trọng)

20,000

20,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

6

Mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai

30,000

30,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

7

Xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ; kết ni trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai Trung ương và các cấp địa phương theo thời gian thực

10,000

10,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

8

Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai, tập trung ưu tiên vùng nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất

100,000

100,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

9

Lắp đặt, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ phòng, chống thiên tai (tự động quan trc mưa, độ mặn, mực nước,...)

5,000

5,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

10

Lp đặt thiết bị cảnh báo ở các khu vực thường xuyên bị ngập sâu (ngầm tràn, khu vực trũng thấp...)

10,000

10,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

11

Xây dựng hệ thống cảnh báo sm một số loại hình thiên tai điển hình (lũ quét, sạt lở đất,...)

10,000

10,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

12

Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cu nạn các cấp

10,000

10,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

13

Thực hiện Đề án 553 "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng"

10,000

10,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

14

Xây dựng bản đồ ngập lụt các lưu vực sông phục vụ công phòng chống thiên tai

40,000

40,000

VB s 39-BC/TU ngày 10/5/2021 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh v thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của ban Bí Thư

TNG CỘNG

295,000

295,000

PHỤ LỤC 05

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch Phòng chống thiên tai số 21/KH-UBND ngày 05/01/2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên chương trình, dự án

Tổng mức

Kế hoạch vốn 2021-2025

Ghi chú

I

CÁC DỰ ÁN CHUYỂN TIẾP TỪ GIAI ĐOẠN 2016-2020

2,950,351

929,822

1

Xử lý cấp bách đê tả Nghèn, huyện Lộc Hà

182,290

60,000

NQ 200/NQ-HĐND ngày 24/3/2020

2

Củng cố, nâng cấp tuyến đê Đng Môn, TP Hà Tĩnh (giai đoạn 2) đoạn từ Cầu Cày (K0) đến cầu Hộ Độ (K5+340)

115,000

20,000

3092/QĐ-UBND ngày 31/10/2016

3

Tuyến đê biển huyện Nghi Xuân (đoạn từ K27+00-K37+411,66) từ xã Cố Đạm đến đê Đại Đồng xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân

371,624

10,000

3093/QĐ-UBND ngày 31/10/2016

4

Củng cố, nâng cấp đê Hữu Phủ đoạn từ cầu Cửa Sót đến núi Nam Giới, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

80,400

40,000

3094/QĐ-UBND ngày 31/10/2016

5

Nâng cấp tuyến đê Tân Long, huyện Hương Sơn

45,000

9,000

4038/QĐ-UBND ngày 26/11/2020

6

Cải tạo và nâng cấp hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhằm ứng phó với BĐKH

459,337

35,074

879/QĐ-UBND ngày 31/3/2017

7

Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) giai đoạn 1

484,300

356,748

4638/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/11/2015

8

Tiểu dự án tại tỉnh Hà Tĩnh thuộc Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tnh miền Trung

464,600

199,000

1155/QĐ-UBND ngày 09/11/2017

9

Dự án âu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Khẩu, thị xã Kỳ Anh, giai đoạn 2

80,000

70,000

NQ số 94/NQ-HĐND ngày 29/3/2017

10

Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng cho các xã bị ảnh hưởng bởi ngập lụt của tỉnh Hà Tĩnh

667,800

130,000

QĐ số 1315/QĐ-UBND ngày 17/5/2017

II

CÁC DỰ XÂY SỬA CHỮA, NÂNG CẤP, XÂY MỚI

4,168,153

3,444,991

1

Xây dựng Hệ thống tiêu thoát lũ, chống ngập úng khu vực Trung tâm hành chính huyện Kỳ Anh và vùng phụ cận

485,000

360,000

NQ số 16/NQ-HĐND ngày 17/7/2021

2

Dự án hệ thống tiêu úng các xã trọng điểm sản xuất nông nghiệp huyện Đức Thọ, huyện Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh

250,000

200,000

NQ số 16/NQ-HĐND ngày 17/7/2021

3

Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tnh Hà Tĩnh thuộc dự án "Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH cho 04 tnh ven biển Bắc Trung Bộ"

851,897

544,133

QĐ số 2455/QĐ-UBND ngày 03/8/2020

4

Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Hương Khê, huyện Hương Khê thuộc dự án "Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH cho 04 tỉnh ven bin Bắc Trung Bộ"

709,256

468,858

s2749/QĐ-UBND ngày 24/8/2020

5

Xây dựng đê Tả Nghèn, huyện Lộc Hà đoạn qua chùa Phổ Độ nối vi Tỉnh lộ 9

22,000

22,000

QĐ số 3565/QĐ-UBND ngày 28/10/2021

6

Nâng cấp tuyến đê Hội Thống, huyện Nghi Xuân đoạn từ K0+826÷K2+559

30,000

30,000

Dự kiến trong Quy hoạch tỉnh

7

Nâng cấp đê Hòa Lộc, thị xã Kỳ Anh

60,000

60,000

Dự kiến trong Quy hoạch tỉnh

8

Nâng cấp đê Kỳ Ninh, đoạn từ K0-K3+400, thị xã Kỳ Anh

30,000

30,000

Dự kiến trong Quy hoạch tỉnh

9

Nâng cấp tuyến đê Đồng Môn K19+450 đến K23+400, thành phố Hà Tĩnh

40,000

40,000

Dự kiến trong Quy hoạch tỉnh

10

Nâng cấp tuyến đê Hữu Nghèn đoạn từ K5+370 đến K7+670, huyện Can Lộc

25,000

25,000

Dự kiến trong Quy hoạch tỉnh

11

Dự án tăng cường khả năng thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ

950,000

950,000

QĐ số 3592/QĐ-BNN-KH ngày 20/8/2021

12

Xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu qua xã Đức Liên

20,000

20,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

13

Xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua thôn Phú Hòa, xã Hương Xuân

40,000

40,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

14

Xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu qua xã Hòa Lạc

20,000

20,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

15

Xử lý sạt lở Khu vực thượng và hạ lưu chân cầu Treo xã Đức Lạng

120,000

120,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

16

Xử lý sạt lở bờ biển xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân

50,000

50,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

17

Xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua xã Đức Giang

20,000

20,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

18

Xử lý sạt lở bờ sông La (tương ứng) đoạn từ K11+00 đến K11+500 đê La Giang thuộc địa bàn xã Bùi La Nhân

15,000

15,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

19

Xử Iý sạt lở bờ sông Ngàn Trươi, dọc theo đường Hương Thọ - Cửa Rào

8,000

8,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

20

Xử lý sạt lở bờ sông Rào Trổ đoạn qua xã Lâm Hợp

40,000

40,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

21

Xử lý sạt lở bờ biển xã Kỳ Nam tại khu vực tái định cư Đông Yên

50,000

50,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

22

Xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Phố đoạn qua thôn Hà Trai, xã Sơn Kim 1

36,000

36,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

23

Xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua xóm 2, xã Hà Linh

32,000

32,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

24

Xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua xóm 5, xã Hà Linh

44,000

44,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

25

Xử lý sạt Bờ Sông Hội đoạn qua TT Cẩm Xuyên

80,000

80,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

26

Xử lý sạt lở bờ sông La tương ứng đoạn từ K8+00 đến K10+00 đê La Giang thuộc địa bàn xã Bùi La Nhân

80,000

80,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

27

Nâng cấp hệ thống kè biển xã Cầm Nhượng

60,000

60,000

Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh

TNG CỘNG

7,118,504

4,374,813

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 21/QĐ-UBND ngày 05/01/2022 về Kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.548

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.8.2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!