Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1871/QĐ-UBND 2022 phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai Trà Vinh

Số hiệu: 1871/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Nguyễn Trung Hoàng
Ngày ban hành: 19/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1871/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 19 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chng thiên tai các cấp ở địa phương;

Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch phòng, chng thiên tai quốc gia đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 3054/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Tờ trình s 04/TTr-BCH ngày 22/8/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2022, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

1.1. Nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, xử lý tình huống, sự cố tại chỗ của các cấp, các ngành trong công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh;

1.2. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh;

1.3. Chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai (sau đây gọi tắt là PCTT), tìm kiếm cứu nạn để ng phó kịp thời với các loại hình thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra;

1.4. Quán triệt, thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả;

1.5. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

2. Yêu cầu

2.1. Xác định cấp độ rủi ro thiên tai đối với các loại hình thiên tai ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh, đánh giá tác động của thiên tai đến hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, chỉ huy, điều hành tại chỗ đứng phó thiên tai có hiệu quả.

2.2. Rà soát các điểm có nguy cơ cao về sạt lở, các khu vực trọng điểm để xây dựng các phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả; kiên quyết di dời các hộ dân sinh sống ven sông, ven biển đến nơi an toàn khi có tình huống xấu xảy ra. Đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông thông suốt trong mọi tình huống, an toàn cho các công trình thủy lợi, đê điều, kè chống sạt lở, đường giao thông, điện, nước, nhà cửa,... nhằm phục vụ tt sản xuất, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống của Nhân dân.

2.3. Chấp hành nghiêm các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra; đồng thời, tự giác tham gia trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

2.4. Công tác phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, ứng phó kịp thời đgiảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và sự tham gia của Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động PCTT và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về PCTT, ảnh hưởng của thiên tai đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh.

II. Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh

1. Hệ thống văn bản pháp luật, chế chính sách liên quan đến PCTT

Thời gian qua, công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được triển khai đầy đủ theo quy định của pháp luật về PCTT, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (sau đây gọi tắt là PCTT&TKCN) luôn thực hiện tốt công tác theo dõi diễn biến thời tiết về hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường... để kịp thời có ý kiến chỉ đạo, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh ban hành các Quyết định, Kế hoạch liên quan đến Phòng, chống thiên tai đồng thời, chủ động phòng ngừa, thích ứng với biến đi khí hậu, thiên tai cực đoan, cụ thể: Quyết định số 3054/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1630/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 về việc phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

2. Hệ thống chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và quy chế phối hợp

2.1. Hệ thống chỉ huy PCTT và TKCN các cấp

Công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều phối liên ngành về PCTT&TKCN được thống nhất từ cấp Trung ương đến chính quyền địa phương các cấp. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh nhận chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn, theo đó chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, cấp xã tổ chức triển khai thực hiện, trong đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, xử lý theo phương châm “4 tại ch. Thiên tai được nỗ lực ứng phó từ chính quyền cấp xã, trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo chính quyền cấp trên hỗ trợ chỉ đạo thực hiện.

2.2. Cơ chế phối hợp

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp bố trí cán bộ, công chức, viên chức, trực 24/24 giờ, thời gian trực kéo dài hết mùa mưa, lũ, bão (bắt đầu 01/06 đến 31/12 hàng năm). Các xã, phường, thị trấn thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tuần (vào ngày thứ ba hàng tuần), hàng tháng (vào ngày 25 của tháng), hàng quý (vào ngày 25 của tháng cuối quý) về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thị xã, thành phố (Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế) bắt đầu từ khi mùa mưa, lũ, bão (cụ thể vào 01/06).

2.3. Công tác cứu hộ, cứu nạn

Hàng năm, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp trên địa bàn tỉnh được rà soát, kiện toàn trước mùa mưa bão. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh là lực lượng chủ yếu trong công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn do thiên tai trên địa bàn tỉnh; hàng năm đều được củng c, kiện toàn và có kế hoạch tổ chức lực lượng, phương tiện, phân công nhiệm vụ đthực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN.

Nguồn nhân lực toàn tỉnh về công tác PCTT đạt hơn 24.000 người. Chủ yếu là các lực lượng cơ động, dân quân tự vệ, lực lượng xung kích... Lực lượng này chính là nòng cốt cho việc tìm kiếm, cứu nạn và di dời dân khi có thiên tai xảy ra.

2.4. Đánh giá năng lực phòng, chống và ng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh

2.4.1. Nguồn nhân lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai

a) Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác PCTT từ cấp tỉnh đến cơ sở mặc dù kiêm nhiệm nhưng thường xuyên được đào tạo, cụ thể từ năm 2010 đến năm 2020, tỉnh đào tạo 261 học viên các cấp để triển khai thực hiện công tác này. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp được thành lập đúng theo Luật Phòng, chống thiên tai; hàng năm, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có kế hoạch tổ chức lực lượng, phương tiện, phân công thực hiện nhiệm vụ TKCN; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh có kế hoạch tập huấn, diễn tập PCTT&TKCN nhằm rèn luyện kỹ năng cán bộ, chiến sĩ trong vận hành trang thiết bị TKCN, tăng cường khả năng ứng cứu khi có thiên tai xảy ra.

b) Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh bao gồm: Quân sự (lực lượng cứu hộ, cứu nạn trên bộ), Bộ đội Biên phòng (lực lượng TKCN trên biển), Công an, Y tế, Đoàn thanh niên, lực lượng Dân quân tự vệ, ... Công tác cứu nạn, cứu hộ luôn được phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng TKCN các cấp. UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là cấp huyện) huy động lực lượng trên địa bàn, với nòng cốt vẫn là lực lượng Công an, Bộ đội, cán bộ các cơ quan và đoàn viên thanh niên; có kế hoạch yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn chuẩn bị sẵn lương thực, thực phẩm thiết yếu để cung cấp khi cn thiết.

c) Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch sẵn sàng tham gia công tác phòng ngừa, ng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc đơn vị mình và chi viện cho các địa phương khi có yêu cầu.

2.4.2. Năng lực cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai

a) Công trình đê điều: Hệ thống công trình đê điều trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được khép kín. Tuy nhiên, chưa phát huy được hiệu quả PCTT trong điều kiện biến đi khí hậu ngày càng phức tạp.

b) Công trình giao thông kết hợp phục vụ công tác PCTT: Các tuyến đường giao thông của tỉnh nhìn chung còn hạn chế về mặt chất lượng như: Brộng mặt đường nhỏ, hư hỏng, xung cấp,... ảnh hưởng đến việc lưu thông, an toàn của phương tiện. Mạng lưới giao thông kết nối thủy - bộ còn nhiều hạn chế, gây cản trở rất lớn cho công tác di dời dân trong trường hợp cần phải di dời khi có thiên tai.

c) Công trình tránh, trú bão:

- Hiện tại, tỉnh có 02 khu tránh trú bão, bao gồm: Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Cung Hầu, huyện Cầu Ngang, khu tránh trú bão Cảng Cá Định An, huyện Trà Cú. Tuy nhiên, cả 2 khu neo đậu tránh trú bão hiện đang bị bồi lắng nhanh gây khó khăn cho việc neo đậu khi có bão, áp thấp nhiệt đới.

- Hệ thống các cơ quan nhà nước, trường học, các điểm văn hóa, tôn giáo,...có thể kết hợp làm nhà tránh trú bão, có thể đáp ứng nhu cầu sơ tán dân với tng sức chứa khoảng 136.000 người.

d) Công trình phục vụ công tác cảnh báo, dự báo: Toàn tỉnh hiện có 02 trạm cảnh báo tự động (cảnh báo lc, sét) và 36 trạm, điểm đo quan trc khí tượng thủy văn phục vụ công tác PCTT và các chỉ tiêu về môi trường nước phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản, trong đó có 14 trạm, điểm đo thủ công và 22 trạm, điểm đo tự động, năng lực dự báo khoảng 90%. Nhìn chung, các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh đang hoạt động tt, tuy nhiên một số trạm đo chưa tự động hóa, chưa đáp ứng hết nhu cầu dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là đo mưa.

đ) Công trình phục vụ công tác thông tin, chỉ huy:

Hệ thống thông tin liên lạc phòng, chống thiên tai của tỉnh gồm 07 trạm lặp: Thành phố Trà Vinh, thị trấn Cầu Quan (huyện Tiểu Cần), thị trấn Cầu Ngang (huyện Cầu Ngang), phường 1 (thị xã Duyên Hải), xã Đại An (huyện Trà Cú), thị trấn Càng Long (huyện Càng Long), thị trấn Cầu Kè (huyện Cầu Kè), 40 máy cầm tay các loại (bổ sung thêm 12 máy). Các máy cầm tay được trang bị cho lãnh đạo tỉnh, các Sở, ngành tỉnh và địa phương nhằm đảm bảo thông tin thông suốt, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành khi có thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay một số ăng ten của các trạm lặp bị hư hỏng nên việc thông tin qua hệ thống viễn thông vô tuyến điện của một số địa phương chưa tốt. Hệ thống truyền thanh cơ sở được đầu tư, nâng cấp phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền về PCTT. Hệ thống loa phát thanh một số xã đã hư hỏng nặng, xuống cấp, bán kính phủ sóng cũng bị hạn chế nht là những vùng sâu, vùng xa.

Duy trì 02 điểm bn pháo hiệu báo Bão, áp thấp nhiệt đới khi có thiên tai xảy ra: Thị trấn Mỹ Long và Hải Đội 2 thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải).

e) Công trình giáo dục: Cơ bản đã được kiên cố và có thể đảm bảo làm nơi trú n an toàn khi có thiên tai xảy ra. Trong đó, các trường Trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, Phòng giáo dục,... là những địa điểm đáp ứng tốt yêu cầu tránh trú bão.

2.4.3. Phương tiện, vật tư phục vụ công tác PCTT

Phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ công tác phòng, tránh, ứng phó thiên tai cơ bản đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác PCTT, gồm có phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các Sở, Ban, ngành tỉnh và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của các huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các loại hình thiên tai có thể xảy ra trong thời gian tới nên cn trang bị thêm một số tàu có công suất lớn phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

2.4.4. Đánh giá mức độ nhận thức về rủi ro thiên tai của cộng đồng

Mức độ nhận thức của cộng đồng về lĩnh vực PCTT trên địa bàn tỉnh nhìn chung chưa cao, mặc dù hàng năm công tác tuyên truyền, phbiến kiến thức, diễn tập về PCTT luôn được triển khai, nhưng do số lớp và số lượng người dân tham gia tập huấn, nâng cao năng lực PCTT chưa nhiều, số cuộc diễn tập còn hạn chế; đồng thời, do đặc thù của tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi loại thiên tai có cường độ mạnh và phạm vi lớn, nên người dân còn chủ quan trong việc phòng ngừa, ứng phó thiên tai.

III. Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai

1. Đánh giá tình hình thiên tai

1.1. Bão, áp thấp nhiệt đới

Theo Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Trà Vinh thuộc vùng VIII, tần sut cơn bão hàng năm rất thấp (<0,5 cơn/năm), cấp gió mạnh nhất đã ghi nhận được là cấp 10, giật mạnh tới cấp 12 - 13. Trong 5 năm vừa qua xuất hiện nhiều cơn bão, đặc biệt năm 2017 có bão lớn Tembin xuất hiện, đi ngang qua Đng bng sông Cửu Long. Tuy vậy, tâm bão và ATNĐ không đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh, nhưng do ảnh hưởng bởi hoàn lưu của bão và ATNĐ đã gây ra lc xoáy, sét đánh, mưa lớn làm thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân.

1.2. Lốc, sét

nh hưởng bởi hoàn lưu của bão và ATNĐ đã gây ra lốc xoáy, sét đánh và mưa lớn. Lốc, sét thường kéo theo mưa rào, mưa dông và có thể có cả mưa đá kèm theo cát, bụi... Trong thời gian qua, mưa lớn kèm giông lốc gây thiệt hại nhiều căn nhà, trong đó: 188 căn bị sập hoàn toàn, 201 căn tốc mái, siêu vẹo; ngoài ra sét còn làm chết người; thiệt hại diện tích trồng cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Ước tổng thiệt hại trong giai đoạn 2015 - 2020 lên đến khoảng 4.273,4 triệu đồng.

1.3. Hạn hán, xâm nhập mặn

Hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh và gây rất nhiu thiệt hại đến sản xuất và đời sống của người dân. Đặc biệt, đợt hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất của người dân, cụ thể: Đợt hạn hán xâm nhập mặn năm 2015 - 2016, thiệt hại là 29.833,09 ha lúa, 344,96 ha rau màu và mía, 403,47ha cây ăn trái, 248,96 ha diện tích nuôi thủy sản; đợt hạn hán xâm nhập mặn năm 2019 - 2020, thiệt hại là 24.132,019 ha lúa, 77,03 ha hoa màu.

1.4. Nước dâng (triều cường)

Triu cường xảy ra do thủy triều dâng cao, nếu chu kỳ triều cường xuất hiện gặp lúc mưa lớn kéo dài và lũ thượng nguồn đvề sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái. Chênh lệch mực nước cao nhất tại Vàm Trà Vinh trên sông Cổ Chiên và Cầu Quan trên sông Hậu so với mức độ báo động III lần lượt là 27cm và 15cm. Mực nước nằm trong mức báo động III đến mức báo động III +0,3m.

1.5. Sạt lở đất (do dòng chảy)

Trong năm 2021, đã làm sạt lở và vỡ cục bộ các đoạn đê bao, bờ bao trên địa bàn tỉnh với tng chiều dài sạt lở 1.155m, sâu 0,2-3m, chảy tràn với tng chiều dài 236m, ảnh hưởng đến 53 hộ dân với diện tích 69,2 ha hoa màu, lúa, cây ăn trái, mía và ao nuôi thủy sản.

1.6. Gió mạnh trên bin

Gió mạnh trên bin thường xuất hiện vào các tháng gió mùa Đông Bc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy sản của ngư dân trong tỉnh. Tỉnh Trà Vinh có tng cộng 65 km bờ biển, với 5 đơn vị huyện giáp bin, gồm: Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành và thị xã Duyên Hải, với khoảng 1.141 tàu cá (trong đó: đánh bắt ven bờ 567 tàu, vùng lộng 312 tàu, vùng khơi 262 tàu); diện tích nuôi trồng thủy sản 57.600 ha.

2. Tình trạng dễ bị tổn thương

Do đặc thù điều kiện tự nhiên của tỉnh tiếp giáp với bin và vùng cửa sông, nên có khá nhiu các hộ dân sinh sng rải rác ven bin, ven sông và dọc theo các tuyến đê, chủ yếu là nhà thô sơ và nhà bán kiên cố, không có khả năng chống chịu với gió bão cấp 8, 9. Khi bão, áp thấp nhiệt đới đbộ vào tỉnh Trà Vinh với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3, có nguy cơ ở cấp độ 4 thì khả năng mức độ thiệt hại sẽ rất lớn. Các đối tượng sinh sống khu vực ven biển, ven sông, ven cửa sông sẽ bị ảnh hưởng nhiều nht, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. Các khu tránh trú an toàn cho tàu thuyền sẽ có nguy cơ quá tải, nếu không có giải pháp nâng cấp kịp thời, nhất là Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Cung Hầu, huyện Cầu Ngang và Cảng Cá Định An, huyện Trà Cú hiện đang bị bồi lng. Nguy cơ vỡ đê sẽ rất cao vì hệ thống đê bin, đê bao của tỉnh hiện nay mặc dù đã được khép kín nhưng với quy mô công trình cp IV, chưa đủ công năng ứng phó. Bên cạnh đó, các công trình kè bin, các công trình công cộng trường học, bệnh viện... cũng có khả năng bị hư hỏng.

2.1. Khu vực dễ bị tn thương

Toàn tỉnh Trà Vinh có 62 xã được xác định thuộc khu vực dễ bị tn thương ính kèm phụ lục 1), tập trung chủ yếu ven bin, ven sông, cửa sông và các cù lao, cụ thể:

a) Khu vực dễ bị ảnh hưởng cao bởi triều cường, bão, áp thấp nhiệt đới là các xã ven bin, cửa sông thuộc các huyện: Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Trà Cú và thị xã Duyên Hải. Ngoài ra, các xã nằm dọc các sông CChiên và sông Hậu cũng chịu ảnh hưởng không nh.

b) Khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước, lốc, sét gn như rải rác ở mọi nơi trên địa bàn tỉnh.

2.2. Đối tượng dễ bị tổn thương

2.2.1. Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều quy định tại Điều 3, Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ: tổng số hộ nghèo 10.207 hộ, chiếm 3,56 % so với tng số hộ dân cư toàn tỉnh, trong đó hộ nghèo không có khả năng lao động 2.749 hộ, chiếm 26,93% so với tổng số hộ nghèo; không có hộ nghèo có đối tượng người có công với cách mạng; hộ nghèo dân tộc Khmer 6.478 hộ, chiếm 7,19% so với tổng số hộ dân cư dân tộc Khmer (chiếm 63,47% so với tổng số hộ nghèo) và có 17.215 hộ cận nghèo, chiếm 6.0% so với tổng số hộ dân cư toàn tỉnh, trong đó: hộ cận nghèo không có khả năng lao động 1.303 hộ, chiếm 7,57% so với tổng số hộ cận nghèo; hộ cận nghèo có đối tượng người có công với cách mạng 105 hộ, chiếm 0,61% so với tng số hộ cận nghèo; hộ cận nghèo dân tộc Khmer 8.997 hộ, chiếm 9,98% so với tng số hộ dân cư dân tộc Khmer (chiếm 52,26% so với tng số hộ cận nghèo).

2.2.2. Số lượng 177.594 học sinh từ khối mẫu giáo đến Trung học cơ sở là các đối tượng dễ bị tn thương do thiên tai.

2.2.3. Người dân sống tại các khu vực ven sông, ven bin, vùng sâu, vùng xa, tại các cồn, cù lao thường gặp nhiều rủi ro do thiên tai, tùy vào mức độ và phạm vi ảnh hưởng của từng loại thiên tai, số người bị ảnh hưởng sẽ khác nhau.

2.3. Cơ sở hạ tng

2.3.1. Hiện nay, toàn tỉnh hiện có khoảng 8.706 nhà tạm, dễ sập không đáp ứng được yêu cầu PCTT. Đây là nhng đối tượng dễ bị tn thương nhất khi bão, ấp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, sét... xuất hiện trên tỉnh. Ngoài ra, số nhà ven sông, ven bin của tỉnh vào khoảng 9.945 căn, là loại hình cơ sở hạ tầng dễ bị ảnh hưởng nhất khi xuất hiện triều cường dâng cao gây ra ngập lụt, ảnh hưởng tới tính mạng cũng như cuộc sống của người dân.

2.3.2. Các tuyến đường giao thông nông thôn thuộc các xã cù lao Long Hòa, Hòa Minh; các tuyến đường ven sông lớn, các bờ bao tại các cn, các cù lao, bờ sông, b bin thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cưng.

2.3.3. Các tàu đánh bắt của ngư dân đang hoạt động trên bin (1.138 tàu) cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng khi có gió mạnh trên bin.

III. Các biện pháp phòng, chống thiên tai

1. Biện pháp phòng, chống thiên tai

1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiu

1.1.1. Biện pháp chung

a) Biện pháp phi công trình

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3653/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đi khí hậu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các ngành và thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống thiên tai và Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống hạn mặn trên địa bàn tỉnh;

- Triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 1630/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với UBND cấp huyện tích cực chỉ đạo thực hiện công tác thủy lợi nội đng, củng cbờ bao, bờ vùng, kiểm tra gia cố các tuyến đê xung yếu, cũng như việc kiểm tra sửa chữa các cống đầu mối, nạo vét kênh mương đảm bảo tiêu thoát nước và vận hành an toàn trong mùa mưa bão;

- Tổ chức đào tạo hoặc đưa cán bộ đi đào tạo, nâng cao năng lực, kiến thức về lĩnh vực PCTT. Tổ chức tập huấn cho cán bộ các cấp và người dân về PCTT, tập hun kiến thức về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (dự kiến tập huấn 35 lớp/1.050 người tham dự).

- Nâng cao năng lực, chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai: Nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ dự báo, cảnh báo thiên tai thuộc hệ thống dự báo, cnh báo, hiện đại hóa hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn theo hướng tự động hóa, nhất là hệ thống trạm đo mưa.

- Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh thời vụ, giống cây trồng, vật nuôi để chủ động phòng ngừa thiên tai, thích ứng với biến đi khí hậu.

- Rà soát, bổ sung, xác định các khu vực nguy hiểm, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do thiên tai;

- Nghiên cứu xây dựng cơ cấu sản xuất và tuân thủ lịch thời vụ, từng bước thích ứng với biến đi khí hậu;

- Tăng cường công tác bảo vệ, khôi phục, trồng mới rừng phòng hộ ven bin đ gây bi, tạo bãi, bảo vệ công trình đê điều;

- Bảo đảm thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ huy, điều hành phòng ngừa, ứng phó thiên tai;

- Chun bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phm phục vụ ứng phó thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc theo quy định đkịp thời xử lý khi xảy ra sự cố; chun bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu; thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời.

- Tổ chức diễn tập công tác PCTT&TKCN tại địa bàn trọng điểm để nâng cao năng lực cho các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách.

b) Biện pháp công trình

- Rà soát lại hệ thống đê bao, bờ bao, bờ bao nội đồng hiện có, đảm bảo chủ động kiểm soát triều, xâm nhập mặn, ngập úng; củng cố, nâng cấp hệ thống đê bao, bờ bao hiện có phù hợp với định hướng phát triển sản xuất theo Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tng thphát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đi khí hu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (Quyết định số 114/QĐ-UBND ngày 18/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

- Đầu tư xây dựng các công trình đê, kè, cống, trạm bơm phục vụ công tác PCTT ính kèm phụ lục 2).

- Trang bị, nâng cấp, sửa chữa thiết bị liên lạc, hệ thống viễn thông vô tuyến điện PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, phục vụ kịp thời công tác chỉ huy, điều hành, nhất là trong mùa mưa bão hoặc khi có thiên tai xảy ra. Sửa chữa, thay thế kịp thời hệ thống loa phát thanh bị hư hỏng, nhằm kịp thời thông tin, cảnh báo tình hình thiên tai đến người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng ven bin. Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng công trình hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, nước sinh hoạt, chợ, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng và kiên cố hóa nhà ở của người dân.

- Tổ chức phát hoang bụi rậm các tuyến đường giao thông nông thôn, các tuyến đê bin, đê sông, đê cửa sông tạo li đi thông thoáng đảm bảo yêu cầu cho công tác di dời dân nếu có tình huống xảy ra.

1.1.2. Biện pháp cụ thể

1.1.2.1. Đối với bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)

a) Biện pháp phi công trình

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức PCTT cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức của ngư dân trong việc phòng tránh, ứng phó với bão, ATNĐ.

- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo bão, ATNĐ; nâng cao năng lực cho đội ngũ dự báo viên và cán bộ cấp chính quyền cơ sở trực tiếp làm công tác quản lý rủi ro thiên tai, lụt, bão.

- Cung cấp thông tin liên lạc, các thiết bị an toàn như: máy bộ đàm cầm tay, phao cứu sinh... Trang bị các tàu cứu hộ, tăng cường đầu tư về thiết bị và nâng cao năng lực cho các lực lượng cứu hộ hiện có.

- Đảm bảo sự tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng công trình theo đúng quy định; đảm bảo việc quy hoạch xây dựng các công trình có tính đến PCTT, nhất là phòng, chống bão.

b) Biện pháp công trình

- Gia c, nâng cấp, đầu tư xây dựng hệ thng đê, kè, các công trình ven cửa sông...; xây dựng các đê, đập ngăn mặn, chống triu cường, nước dâng do ảnh hưởng của bão, ATNĐ;

- Nạo vét luồng lạch, cửa sông để tàu thuyền lưu thông tránh, trú bão an toàn và thuận lợi cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố tàu thuyền trên bin;

- Xây dựng kè bảo vệ cửa sông, bờ biển chống xói, sạt lở do triều cường, sóng bin khi có bão, ATNĐ;

- Tăng cường chất lượng của các công trình cơ sở hạ tầng, nhà máy, cơ sở chế biến; kiên cố hóa các công trình công cộng làm nơi tránh bão cho nhân dân;

- Xây dựng các khu tái định cư; kiên cố hóa các nhà tạm của Nhân dân bằng cách cho dân vay với lãi suất thấp hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.

1.1.2.2. Đối với lốc, sét

a) Biện pháp phi công trình

- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về sự nguy him của lốc xoáy, sét.

b) Biện pháp công trình

- Tăng cường chất lượng của các công trình hiện có.

- Tiếp tục xây dựng, lắp đặt hệ thống công trình cảnh báo tự động (cảnh báo lốc, sét).

1.1.2.3. Đối với hạn hán, xâm nhập mặn

a) Biện pháp phi công trình

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến, tình hình xâm nhập mặn; kịp thời thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đến các cơ quan, đơn vị có liên quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết nhằm chủ động phòng, tránh, ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

- Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng, ng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, chủ động tích trữ nguồn nước đcung cấp cho vụ Đông Xuân và Hè Thu và phục vụ cho phát triển nuôi thủy sản, đặc biệt là cho diện tích sản xuất tôm - lúa, việc trữ nước thực hiện ngay từ cuối mùa mưa nhằm bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong các tháng mùa khô, không đbị động, bất ngờ.

- Chuyn đi cơ cấu, ging cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, áp dụng kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch công trình thủy lợi nhỏ khác phục vụ cấp nước sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

b) Biện pháp công trình

- Rà soát, kịp thời duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp; nạo vét khu vực cửa cống lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn,... tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí, đặc biệt là các cửa cng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc ngăn mặn, trữ ngọt.

- Kiểm tra, duy tu, bo dưng, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống cấp nước của các nhà máy nước; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng để kịp thời khắc phục những hư hỏng trên các tuyến ng, đảm bảo vận hành liên tục phục vụ nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.

- Kiểm tra tình hình nạo vét kênh cấp 3, kênh nội đồng, đảm bảo khả năng tích trữ, điều tiết, cung cấp nước, hoàn thành đưa vào vận hành khai thác để kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vào đầu mùa khô.

- Đầu tư xây dựng hệ thống đê biển, đê sông, kè biển và nâng cấp các công trình hiện có theo quy hoạch được phê duyệt.

1.1.2.4. Đối với nước dâng

a) Biện pháp phi công trình

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức cho cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cộng đồng trong việc phòng tránh, ứng phó với nước dâng do triều cường.

- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, chú trọng công tác cảnh báo mực nước tại các khu vực có nguy cơ xảy ra ngập úng, rủi ro do triều cường.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai; chú trọng công tác quy hoạch sử dụng đất, có tính đến các tác động của thiên tai.

- Lồng ghép, điều chỉnh cơ cấu loại cây trồng, lịch mùa vụ nhằm giảm thiu thiệt hại do triều cường có thể gây ra.

- Tổ chức cắm biển cảnh báo khu vực ngập sâu, tuyến đường ngập sâu, vùng nước sâu, xoáy, nguy him.

b) Biện pháp công trình

- Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đê sông, đê bin, các công trình đê bao chống triều cường, kè sông và hệ thống tiêu thoát nước.

- Nạo vét luồng lạch, lòng sông.

- Xây dựng các mốc, tháp cảnh báo triều cường. Sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới hệ thống các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh; tăng cường các điểm đo mưa tự động, các trạm thủy văn ở các vị trí thường xuyên bị ảnh hưởng do triều cường.

- Tăng cường trồng và bảo vệ rùng phòng hộ, cây chắn sóng bảo vệ hệ thống đê điều.

- Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông ở vùng bị ngập lụt và các tuyến đường thường xuyên bị ngập trên địa bàn tỉnh;

- Kiên cố hóa các nhà tạm của nhân dân bằng cách cho dân vay với lãi suất thấp hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.

1.1.2.5. Đối với sạt lở đất

a) Biện pháp phi công trình

- Tuyên truyền, vận động người dân di dời đến các khu tái định cư mới song song với việc xây dựng và ban hành các chính sách, chế độ trợ cấp, ưu đãi, hỗ trợ cho cộng đồng đến nơi định cư mới.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch dân cư vùng sạt lở bờ sông, cửa sông, ven biển.

- Tăng cường công tác quản lý bờ biển, bờ sông, kênh, rạch, giảm tác động gây xói lở theo hướng quản lý tng hợp, dành không gian thoát lũ và triều cường, làm đường giao thông, đắp đê.

b) Biện pháp công trình

- Xây dựng các khu tái định cư để di dời dân đến nơi an toàn.

- Gia cố, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các kè sông kiên cố, các kè (tường) hướng dòng đhạn chế sạt lở.

- Nạo vét, khơi thông luồng lạch, lòng sông.

- Bảo vệ, phục hồi rừng ngập mặn, tăng cường trồng cây chắn sóng bảo vệ đê điều.

1.1.2.6. Đối với gió mạnh trên bin

a) Biện pháp phi công trình

- Thông tin, truyền thông thông sâu, rộng đến cộng đồng để theo dõi, nắm bt thông tin;

- Tuyên truyền, vận động tàu thuyền neo đậu đến các vị trí tránh trú bão, gió mạnh khi thiên tai sắp xảy ra;

- Thống kê, kiểm đếm số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển, ven bờ và khu neo đậu.

b) Biện pháp công trình: Gia cố, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các vị trí neo đậu tàu thuyền đ tránh trú bão.

1.2. Biện pháp ứng phó

1.2.1. Đối với bão, ATNĐ

1.2.1.1. Trường hợp có bão gần Bin Đông, di chuyển nhanh (chưa có rủi ro thiên tai): Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ATNĐ để chỉ huy kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

a) Cấp tỉnh

- Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổ chức trực ban 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão/ATNĐ và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh, các cơ quan truyền thông: Phát tin trên các phương tiện truyền thông.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão/ATNĐ; thông tin về diễn biến của bão/ATNĐ cho các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên bin; sẵn sàng lực lượng đkịp thời cứu hộ, cún nạn trên bin.

b) Cấp huyện

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão/ATNĐ và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và của tỉnh.

- Chỉ đạo công tác truyền thông tới các xã, phường, thị trn (sau đây gọi tắt là cấp xã).

- Chđạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

c) Cấp xã

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên.

- Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin truyền thông về cơn bão/ATNĐ.

+ Thông tin tới gia đình và chủ phương tin; liên lạc thường xuyên với tàu thuyền đang hoạt động trên biển trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

1.2.1.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 trở lên: Khi Bão vào biển Đông mạnh cấp 8-15 trên vùng biển Nam Bộ

a) Kịch bản 1: Khi bão cấp 8-15 sẽ đi vào đất liền trong 24h tới.

 Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

- Công tác trực ban: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp tổ chức trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin về cơn bão, cập nhật các văn bản, Công điện hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Ủy ban nhân dân tỉnh, truyền tải thông tin đến các ngành, các cấp biết, triển khai thực hiện.

- Công tác truyền thông: Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh và Đài truyền thanh cấp huyện tổ chức phát các bản tin về diễn biến của cơn bão và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đcác ngành, các cấp và người dân biết, chủ động phòng tránh.

- Công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm đếm, thống kê phương tiện, tàu thuyền; giữ thông tin liên lạc với tàu thuyền đang hoạt động trong vùng nguy him, hướng dẫn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; xác định thời điểm thích hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành lệnh cắm bin nhằm đảm bảo an toàn về người và phương tiện.

- Công tác đảm bảo an toàn công trình trọng điểm, công trình PCTT, nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ sản xuất:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các ngành có liên quan và địa phương kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu, công trình trọng điểm; xây dựng phương án hộ đê, đảm bảo an toàn cho công trình. Đồng thời, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, thống kê diện tích sản xuất nông nghiệp, lồng bè nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn người dân chủ động thu hoạch sớm, di dời lồng bè đến nơi an toàn.

+ Sở Giao thông vận tải: Tổ chức kiểm tra các tuyến đường giao thông, kịp thời phát hiện các chân đường, mố cu bị xói lở, xuống cấp để tiến hành duy tu, sửa chữa, triển khai các phương án giải phóng mặt đường, đảm bảo giao thông được thông sut. Điều động lực lượng giải quyết nhanh, ưu tiên theo thứ tự Quốc lộ, Tỉnh lộ, Hương lộ, đặc biệt lưu ý những trục giao thông chính đảm bảo vận chuyn người, lương thực... trong khi bão xảy ra.

+ Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông kiểm tra mạng lưới, trang thiết bị, hệ thống thông tin chuyên dùng, phương tiện, nhà trạm, cột ăng ten, máy phát điện, thiết bị bảo an,... đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ cho công tác phòng chống bão, nhất là việc thông tin từ các bộ phận và các huyện về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và ngược lại, đảm bảo thông tin liên lạc từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về UBND tỉnh và Trung ương (không được đmất thông tin liên lạc giữa cù lao, ven biển và đất liền).

+ Công an tỉnh: Thực hiện các biện pháp bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, không để tội phạm và các phần tử xấu lợi dụng thiên tai để hoạt động phá hoại, chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức và nhân dân.

+ Công ty Điện lực Trà Vinh: Tổ chức kiểm tra, khảo sát các công trình do ngành quản lý, tiến hành gia cố, sửa chữa các trường hợp hỏng hóc, mất an toàn; triển khai các phương án đảm bảo an toàn lưới điện, sẵn sàng lực lượng, phương tiện khắc phục kịp thời các sự cố.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng trên địa bàn; xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bão đbộ (số hộ/snhân khẩu), chú trọng đến người già, trẻ em, người khuyết tật,....Tiến hành di dời, sơ tán dân khi có yêu cầu và phải hoàn thành trước 24h khi bão đbộ. Hướng dẫn, kiểm tra việc chằng, chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây, thu hoạch mùa màng, thu dọn lồng bè trước khi bão đổ bộ vào đất liền.

+ Lực lượng Quân đội, Công an, Biên phòng: Hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, cơ sở công cộng, gia cố khn cấp các công trình PCTT (đê, kè ...) bị hư hỏng, sạt lở, bảo đảm an toàn công trình. Duy trì chế độ ng trực, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

 Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại ch

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh: Chỉ đạo, điều động, bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với các địa phương hỗ trợ, giúp người dân chằng, chống nhà cửa, cơ sở công cộng, gia cố khn cấp các công trình PCTT (đê, kè ...) bị hư hỏng, sạt lở bảo đảm an toàn công trình.

- Sở Giao thông vận tải: Rà soát, thống kê cụ thể số lượng xe khách, ô tô, xe tải,..., phương tiện thủy, bộ có thtrưng dụng từ người dân, doanh nghiệp phục vụ công tác hỗ trợ các địa phương thực hiện di dời dân khi có lệnh.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện huy động lực lượng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tdân quân tự quản, công an, quân đội,...); trưng dụng các loại phương tiện, vật tư của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý đtriển khai các phương án, giải pháp ứng phó với bão, cụ thể:

+ Giúp dân chng, chống nhà cửa, sơ tán lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản; thu hoạch mùa vụ trước khi bão đbộ.

+ Hỗ trợ sơ tán, di dời dân tại các khu vực cồn, ven sông, ven bin dự kiến bão đbộ đến các công trình kiên cố (trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế,...).

+ Đảm bảo an toàn công trình, cơ sở hạ tầng: Bảo vệ các công trình trên cảng bin, các khu công nghiệp, các trụ ăng ten,...; kiểm soát chặt chẽ an toàn công trình xây dựng đang thi công, các tuyến đê sông, đê biển,...; ng trực tại các công trình trọng điểm, xung yếu để sẵn sàng ng phó.

+ Công tác cứu hộ, cứu nạn: Bố trí lực lượng Quân đội, Biên phòng tại các điểm sơ tán; cấp cứu kịp thời các đối tượng bị thương; tìm kiếm các phương tiện và người bị mất tích; trưng dụng các cơ sở vật chất hiện có để tiếp nhận các trường hợp bị nạn; huy động thuốc men để tham gia cấp cứu người bị nạn; cấp phát lương thực, thực phẩm, thuc chữa bệnh,...

+ Lực lượng công an: Đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng; quản lý chặt chẽ các loại đối tượng; bố trí lực lượng canh gác tại các khu vực sơ tán dân; bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng ,...

+ Lực lượng điện lực: Kiểm tra hệ thống lưới điện, xử lý kịp thời tình huống sự cố do bão gây ra; đặc biệt, ưu tiên cấp điện đối với các vị trí đang chỉ đạo ứng phó; xử lý các sự cố về điện; phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị/doanh nghiệp trực thuộc để thực hiện nhiệm vụ.

+ Lực lượng thông tin: Đảm bảo thông tin liên lạc thông sut tại các khu vực trọng điểm xung yếu qua mạng viễn thông cđịnh, di động và vô tuyến điện thoại hiện có; xử lý kịp thời các sự cố về thông tin liên lạc; tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời theo thứ tự ưu tiên.

+ Lực lượng giao thông: Khắc phục, xử lý ách tắc giao thông khi bão đbộ; bố trí cán bộ điều khiển giao thông, phân luồng giao thông để các phương tiện được lưu thông dễ dàng; xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc do cây cối gãy đhoặc bị các sự ckhác do bão gây ra.

 Công c vật tư, hậu cần tại ch: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo bộ phận chuyên môn sẵn sàng, đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phm phục vụ phòng, chng bão:

- Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình (cát, đá, xi măng, rọ đá, bao tải cát, cừ tràm...), đặc biệt là các hệ thống đê bin, công trình giao thông,...

- Vật tư dùng đ giúp dân chng, chng nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện....).

- Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, xây dựng triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực, xăng dầu... vật liệu xây dựng như: Cát, đá, xi măng, cừ tràm sẵn sàng cung cấp cho các vùng chịu ảnh hưởng của bão và sự điều động của cấp trên.

- Chỉ đạo cơ quan y tế trên địa bàn quản lý chun bị cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để sẵn sàng cung ứng khi có lệnh điều động.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, khắc phục.

- Bổ sung, dự trữ tiếp nhận lương thực, nhu yếu phm từ người dân.

b) Kịch bn 2: Khi bão cấp 8-15 sẽ đi vào đất liền trong 24h tới kết hợp với triều cường, nước bin dâng

Triển khai các công tác chỉ đạo, chỉ huy, huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, hậu cần tại chỗ như kịch bản 1 và chú trọng một số nội dung sau:

- Tổ chức họp thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh triển khai các biện pháp ng phó theo phương án; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương.

- Điều động lực lượng, phương tiện triển khai phương án hộ đê.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Trà Vinh triển khai các biện pháp ứng phó, bảo đảm vận hành kịp thời các cống đầu mối tiêu thoát nước, tránh ngập úng khi triều cường dâng cao.

- Sẵn sàng, đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng, chống bão.

- Hoàn thành công tác di dời, sơ tán dân.

c) Kịch bản 3: Khi bão cấp 8-15 giảm cp xuống cấp 8-9 đi vào đt liền

 Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

- Tiếp tục công tác trực ban.

- Tăng cường công tác truyền thông: Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh và Đài Truyền thanh cấp huyện tổ chức phát các bản tin về diễn biến của cơn bão và các văn bản, Công điện chỉ đạo.

- Công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành việc kêu gọi, tổ chức neo đậu tàu thuyền, nghiêm cấm tàu cá ra khơi.

- Đảm bảo an toàn công trình trọng điểm, công trình PCTT, nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ sản xuất.

* Cấp tỉnh:

- Thực hiện theo các nội dung Công điện chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT; chỉ đạo các sở, ban, ngành theo nhiệm vụ ngành quản lý thực hiện các phương án ứng phó; thực hiện nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh theo phân công của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh;

- Thành lập các đoàn công tác hiện trường kiểm tra, rà soát tại khu vực xung yếu, dự kiến chịu ảnh hưởng của bão;

- Công an tỉnh:

+ Bảo đảm an ninh trật tự tại các địa điểm sơ tán dân, bảo vệ an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nbảo vệ an toàn tài sản của ngư dân khi tàu thuyền hoạt động trên bin vào neo đậu và tài sản của Nhân dân, cơ quan, tổ chức...Thực hiện các biện pháp bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, không đtội phạm và các phần tử xấu lợi dụng thiên tai để hoạt động phá hoại, chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức và nhân dân.

+ Phối hợp với Sở Giao thông vận tải giám sát, hướng dẫn và cắm bin báo hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy him trên sông, trên bin, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất do ảnh hưởng của bão. Đồng thời, phối hợp lực lượng, sử dụng phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng tham gia công tác di dời, sơ tán dân và tài sản đến nơi an toàn.

- S Thông tin và Truyền thông:

+ Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đảm bảo mạng lưới, trang thiết bị, hệ thống thông tin chuyên dùng, phương tiện, nhà trạm, cột ăng ten, máy phát điện, thiết bị bảo an,... đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ cho công tác phòng, chống bão.

+ Huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị trong ngành thông tin và truyền thông để phối hợp với các sở, ban, ngành ứng cứu kịp thời khi xảy ra tình huống; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động thực hiện nhắn tin SMS cảnh báo đến các thuê bao di động.

- Sở Giao thông vận tải: Triển khai các phương án đảm bảo giao thông được thông suốt.

- Sở Công Thương:

+ Đảm bảo nguồn hàng, khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tại chỗ của từng địa phương, sẵn sàng huy động các nguồn hàng từ nơi khác đến bảo đảm phục vụ cho nhân dân khi có bão.

+ Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương bố trí lực lượng, phương tiện để đưa hàng hóa phục vụ nhân dân.

- Sở Y tế:

+ Chỉ đạo các tuyến Bệnh viện, Trung tâm y tế; các Phòng khám đa khoa khu vực, Đội vệ sinh phòng dịch; các Trạm y tế xã, phường, thị trấn... điều động, bố trí đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ chuyên môn và thuc men, dụng cụ y tế tham gia làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.

+ Chỉ đạo bệnh viện tuyến tỉnh, huyện thành lập các đội cấp cứu lưu động để kịp thời cấp cứu bệnh nhân. Chủ động dự trữ đầy đủ các cơ số thuốc và tăng cường những loại thuốc thiết yếu cho các đại lý thuốc trong vùng xung yếu.

+ Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt tại các địa điểm di dời, tán dân.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Triển khai phương án bảo vệ kho tàng, kho hóa chất, các bãi rác đảm bảo an toàn khi mưa, bão gây ngập úng trên diện rộng;

+ Chủ động kiểm tra, khảo sát các công trình thuộc lĩnh vực mà ngành quản lý, có giải pháp, biện pháp khắc phục, gia cố, bảo đảm phòng chống hiệu quả.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các trường bảo quản tài liệu, giáo trình, trang thiết bị, phương tiện nhằm tránh thiệt hại do bão gây ra.

- Sở Xây dựng:

+ Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn nhà ở, xưởng, công trình, công trường đang thi công (nhất là giàn giáo, cần trục tháp).

+ Chủ trì, phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân phương pháp chằng, chống nhà cửa, hạn chế thiệt hại do gió bão.

- Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch:

+ Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở văn hóa, ththao và du lịch.

+ Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thông báo, yêu cầu các doanh nghiệp hoàn thành việc chằng, chống, gia cố các pa nô, bin quảng cáo... đúng kỹ thuật, đề phòng gió bão gây sự c, tai nạn.

+ Chỉ đạo các điểm tham quan du lịch có biện pháp bảo vệ an toàn cho du khách đến tham quan, vui chơi trong thời gian xảy ra bão, ATNĐ.

- Công ty Điện lực Trà Vinh:

+ Tăng cường kiểm tra, khảo sát các công trình do ngành quản lý, tiến hành gia cố, sửa cha các trường hợp hỏng hóc, mất an toàn.

+ Triển khai các phương án đảm bảo an toàn lưới điện; tổ chức trực ban 24/24h, sẵn sàng lực lượng, phương tiện khắc phục kịp thời các sự cố. Ưu tiên cấp điện 24/24h đối với các khu vực di dời, sơ tán dân và khu vực phục vụ công tác chỉ huy, điều hành ứng phó.

- Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Trà Vinh: Phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ trong công tác dự báo bão, cảnh báo khí tượng thủy văn, nhất là dự báo sớm diễn biến các tình huống phức tạp của bão; thông báo kịp thời, chính xác và cung cấp đầy đủ các số liệu, các phân tích về mưa, bão, mực nước cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Đưa tin ngay lên Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh theo Quy chế báo bão để các ngành, các địa phương và nhân dân trong tỉnh biết chủ động ứng phó.

* Cp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, báo cáo nhanh công tác trực ban, tình hình thiệt hại về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện các văn bản, Công điện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Trung ương;

- Chỉ đạo cấp xã:

+ Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và các thông tin, chỉ đạo từ Trung ương và của tỉnh; thống kê, báo cáo nhanh tình hình thiệt hại (nếu có).

+ Kiểm soát các hoạt động tàu thuyền, phương tiện trên bin, ven bờ; thông tin liên lạc với tàu thuyền và chủ tàu thuyền để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra; tuyên truyền vận động người dân tạm dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh...

+ Phối hợp kiểm tra công tác neo đậu, khu tàu thuyền tránh trú bão, bo đảm an ninh trật tự tại các khu neo đậu; kiểm đếm các khu nuôi trồng thủy sản,...; hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống bão trên các phương tiện truyền thông.

+ Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tại chỗ để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

* Cấp xã:

- Thực hiện các Công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên; tổ chức thông tin truyền thông về diễn biến của bão đến hộ gia đình, người dân biết, chủ động ứng phó;

- Vận động, tuyên truyền hộ gia đình và chủ phương tiện đang neo đậu tại bến không được ra khơi; hoàn thành công tác chng, chống nhà cửa; đảm bảo an toàn cho người và tài sản, đảm bảo an toàn trước khi bão đbộ;

- Tiếp tục kiểm tra các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng để có biện pháp xử lý kịp thời;

- Kiểm tra, rà soát các hộ gia đình có các đối tượng dễ bị tn thương đkịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

- Huy động lực lượng trang thiết bị tại địa phương đảm bảo an ninh trật tự các điểm sơ tán dân.

 Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại ch:

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh: Chỉ đạo, điều động, bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương bảo vệ bảo đảm an toàn công trình, các khu vực trọng điểm; phối hợp với địa phương bảo đảm an ninh trật tự, tính mạng, tài sản của người dân.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện huy động lực lượng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tdân quân tự quản, công an, quân đội,...), trưng dụng các loại phương tiện, vật tư từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn qun lý để triển khai các phương án bảo vệ tính mạng, toàn sản nhân dân, an toàn công trình.

 Công tác vật tư, hậu cần tại ch:

- Sẵn sàng, đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phm phục vụ phòng, chống bão.

- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu, trường hợp phát sinh tình huống khn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó;

- Bố trí, phân bđảm bảo hậu cần từ nguồn dtrữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

- Tiếp tục bổ sung lương thực, nhu yếu phm cung cấp cho các điểm sơ tán dân.

d) Trường hợp bão cấp 8-15 đổi hướng, di chuyển theo hướng Bắc hoặc Tây Bắc hoặc suy giảm thành ATNĐ rồi tan trên bin Đông

- Lực lượng Biên phòng tăng cường thông tin, thông báo đến các chủ phương tiện đang hoạt động trên bin nm thông tin về cơn bão đchủ động phòng, tránh.

- Trên địa bàn tỉnh khả năng chịu ảnh hưởng bão hoàn lưu bão gây mưa lớn, lốc, sét, các ngành chức năng và địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn công trình, bảo vệ sản xuất, tính mạng, tài sản của nhân dân theo các phương án của các đơn vị, địa phương. Thường xuyên thông tin về diễn biến của bão đngười dân chủ động ứng phó.

1.2.2. Khi có bão có rủi ro thiên tai cấp 4, 5

Thực hiện theo Phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được phê duyệt tại Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 15/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.2.3. Đối với nước dâng do triều cường (RRTT cấp 2)

1.2.3.1. Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

a) Công tác trực ban: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp tổ chức trực ban 24/24h.

b) Công tác truyền thông: Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh, Đài phát thanh cấp huyện tổ chức phát các bản tin về diễn biến tình hình mực nước, triều cường và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo để các ngành, các cấp và người dân biết, chủ động phòng, tránh; tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp, kỹ thuật, kỹ năng ng phó với triều cường.

c) Công tác đảm bảo an toàn cho người dân, các hoạt động sản xuất của người dân ở vùng trũng thấp có nguy cơ bị ngập do triều cường dâng cao:

- Xác định dân sống trong khu vực đê bao, bờ bao; xác định dân khu vực vùng trũng thấp, sạt lở phải sơ tán;

- Hỗ trợ dân thu hoạch lúa, hoa màu; các diện tích nuôi trồng thủy, hải sản, bảo vệ bờ bao các ao, hồ...

- Cấm các hoạt động vớt củi trên sông; thường xuyên kiểm tra các phương tiện như: Phà, đò ngang, đò dọc đảm bảo các trang thiết bị như áo phao, phao cứu sinh,...;

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống đê bao, bờ bao; xử lý khắc phục kịp thời các tình hung như sụp lún, sạt lở, đảm bảo an toàn đi lại của người dân trong vùng bị ngập.

d) Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu; cử cán bộ trực tại các khu vực xung yếu, trọng điểm; sẵn sàng các phương án hộ đê, ứng phó với sự cđê điều.

đ) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động xây dựng phương án bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng cứu đối với các khu vực có nguy cơ vỡ đê bao gây ngập trên diện rộng, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

e) Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự tại nơi sơ tán dân, đảm bảo an ninh khu vực dân đi sơ tán; thực hiện các biện pháp bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, phòng, chống tội phạm và các phần tử xấu lợi dụng thiên tai để hoạt động phá hoại, chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức và nhân dân.

g) Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác công trình Thủy lợi tỉnh Trà Vinh triển khai công tác kiểm tra, chỉ đạo các Xí nghiệp Thủy nông vận hành hệ thng cng đầu mi đchủ động tiêu úng, bảo vệ sản xuất của người dân.

h) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát diện tích lúa, hoa màu, thủy, hải sản, nht là đối với các khu vực thấp, trũng không có đê bao bảo vệ, hướng dẫn người dân tiêu úng, di dời lồng bè đảm bảo an toàn sản xuất trước khi lũ lên cao.

i) Công ty Điện lực Trà Vinh: Tổ chức kiểm tra, khảo sát các công trình do ngành quản lý, tiến hành gia cố, sửa chữa các trường hợp hư hỏng, mt an toàn; triển khai các phương án đảm bảo an toàn lưới điện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện khắc phục kịp thời các sự cố.

k) Sở Giao thông vận tải: Tổ chức kiểm tra lại các tuyến đường giao thông, kịp thời phát hiện các chân đường, mố cầu bị xói lở, xuống cấp đ tiến hành duy tu, sửa chữa; đồng thời, triển khai các phương án giải phóng mặt đường nhằm đảm bảo giao thông được thông suốt.

l) Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông kiểm tra mạng lưới, trang thiết bị, hệ thống thông tin chuyên dùng, phương tiện, nhà tạm, cột ăng ten, máy phát điện, thiết bị bảo an,... đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ cho công tác ứng phó, nht là việc thông tin từ các bộ phận và các huyện về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và ngược lại, đảm bảo thông tin liên lạc từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về UBND tỉnh và Trung ương (chú ý không được đmất thông tin liên lạc giữa cù lao, ven bin và đất liền).

m) Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên kiểm tra hệ thống đê bao, bờ bao và các khu vực xung yếu trên địa bàn quản lý; xử lý, gia cố kịp thời, cũng như triển khai ngay các phương án di dời dân đến nơi an toàn khi triều cường dâng cao; tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến của triu cường; báo cáo tình hình thiệt hại (nếu có) về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kịp thời.

1.2.3.2. Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh: Chỉ đạo, điều động lực lượng trực thuộc phối hợp hỗ trợ các địa phương gia cố khẩn cấp các công trình PCTT (đê, kè,...) bị hư hỏng, sạt lở, bảo đảm an toàn công trình;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã huy động lực lượng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội,...), trưng dụng các loại phương tiện, vật tư từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý đtriển khai các phương án, giải pháp ứng phó, cụ thể:

- Tuần tra đê, tổ chức thực hiện phương án hộ đê;

- Hỗ trợ, giúp dân sơ tán dân vùng bị ngập nặng;

- Tổ chức cắm bin báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và nhng nơi có dòng chảy xiết;

- Sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn: Tổ chức tìm kiếm người, phương tiện do nước cuốn trôi; cứu cha người bị thương; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn các trụ sở, cơ quan, trường học, bệnh viện để tiếp nhận cứu người.

b) Lực lượng công an: Đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khin giao thông; phân luồng giao thông để các phương tiện được lưu thông ddàng (nếu có); bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng của Nhân dân và Nhà nước,...;

c) Lực lượng điện lực: Xử lý các sự cố về hệ thống lưới điện; cấp điện khi bị sự cố, đặc biệt ưu tiên đối với các vị trí đang chỉ đạo ứng phó;

d) Lực lượng thông tin: Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt tại các khu vực trọng điểm xung yếu qua mạng viễn thông cố định, di động và vô tuyến điện hiện có; xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông; tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên;

e) Lực lượng cứu hộ, cứu nạn: Bố trí lực lượng Quân đội, Biên phòng, Công an tại các điểm sơ tán: cấp cứu kịp thời các đối tượng bị thương; tìm kiếm người, phương tiện mất tích; thành lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực đang xảy ra thiên tai đtiếp nhận cấp cứu người bị nạn; huy động nguồn lực để tham gia cứu chữa người bị nạn...

1.2.3.3. Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp xã huy động mọi nguồn lực, sẵn sàng, đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phm;

b) Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn, trường hợp phát sinh tình huống khn cấp thì phối hợp cùng các ngành chức năng ứng phó, khắc phục kịp thời.

c) Đảm bảo hậu cần tnguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

d) Sẵn sàng vật tư đứng phó khi có sự cố xảy ra đối với các công trình PCTT, đê điều;

đ) Sẵn sàng lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập nghiêm trọng;

e) Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn;

g) Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khn cấp của cấp có thẩm quyền về nhân lực, vật tư, phương tiện trang thiết bị, nhu yếu phm đkịp thời ứng phó với thiên tai.

1.2.4. Phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn (rủi ro thiên tai cấp 1-2)

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy

* Cấp tỉnh: Ban hành các công điện, chỉ thị về phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến hạn, mặn. Tăng cường công tác khảo sát, đánh giá tình hình xâm nhập mặn trên các tuyến kênh, rạch chính, kịp thời thông báo cho các ngành và địa phương biết, chủ động ứng phó trong sinh hoạt và sản xuất.

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân trên địa bàn tỉnh.

+ Tổ chức tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo hài hòa, không đngười dân thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.

+ Kiểm tra, đôn đốc địa phương đy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi và công tác thủy lợi nội đồng.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh tiếp nhận các bản tin dự báo, cảnh báo độ mặn, diễn biến nguồn nước thông tin đến các ngành, các cấp và người dân biết chủ động ứng phó; phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh xây dựng tài liệu, phim phóng sự hướng dẫn người dân các biện pháp, kỹ thuật ứng phó với hạn, mặn bảo vệ sản xuất.

- Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Trà Vinh:

+ Tăng cường công tác quan trắc độ mặn, dự báo nguồn nước, xây dựng kế hoạch vận hành các cống đầu mối đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất cho người dân.

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống đầu mối, xử lý, khắc phục hư hỏng kịp thời, tránh tình trạng thất thoát nguồn nước ngọt bên trong nội đng.

* Cấp huyện:

- Thực hiện các chỉ đạo của tỉnh và Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT;

- Xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn quản lý.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo hài hòa, không đngười dân thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.

- Đy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi; điều tiết nước ngọt phục vụ sản xuất hợp lý giữa các kênh nội đồng.

- Chỉ đạo thực hiện tt công tác thủy lợi nội đồng;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động ly và tích trữ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, đồng thời tổ chức sản xuất đúng theo lịch thời vụ;

+ Tổ chức thu gom, vt lục bình trên các kênh, rạch nhằm khai thông dòng chảy, giúp điều hòa nguồn nước, giảm độ mặn để phục vụ tiếp nước cho nội đng;

+ Rà soát, thng kê diện tích lúa cần được hỗ trợ bơm tát, báo cáo thống kê tình hình thiệt hại (nếu có).

- Đề nghị Xí nghiệp Thủy nông, Trạm Thủy nông các huyện, thị xã, thành phố quản lý chặt chẽ nguồn nước; thường xuyên kiểm tra hệ thống cống trên nội đồng đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời tránh tình trạng thất thoát nguồn nước ngọt bên trong nội đng.

* Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên; thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và vật nuôi;

- Tuyên truyền, vận động dân thực hiện sử dụng nước tiết kiệm, chng thất thoát nước; hướng dẫn, tuyên truyền người dân sẵn sàng các trang thiết bị, nhiên liệu để chủ động bơm tát, tiếp nước từ kênh lên đồng ruộng;

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

- Huy động lực lượng và các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp đảm bảo sử dụng nước; cung cấp nước:

+ Sử dụng các máy bơm của hộ gia đình bơm nước từ các kênh cấp 2 vào nội đồng phục vụ chống hạn;

+ Đào giếng, ao, hồ nhỏ để cấp nước cây ăn trái, vật nuôi;

- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để tiến hành nạo vét hệ thng kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng;

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn.

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:

- Cung cấp điện, vật tư và nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;

- Tính toán lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thng.

1.2.5. Phương án ứng phó với lốc, sét (RRTT cấp độ 1)

1.2.5.1. Công tác chđạo, chỉ huy

a) Chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và ban hành các Công điện, thông báo chỉ đạo ứng phó với thiên tai lốc, sét tới các cấp, các ngành đchủ động phòng tránh;

b) Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của lốc, sét, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp thông tin kịp thời, rộng rãi đến cộng đồng để người dân được biết và chủ động phòng, tránh.

1.2.5.2. Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ

a) Yêu cầu các chủ tàu thuyền khi ra bin phải có phao cứu sinh và toàn bộ thủy thủ, thuyền viên phải mặc áo phao khi đang ở trên bin; tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên bin theo t, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý gia các tàu thuyền đhỗ trợ nhau khi gặp nạn.

b) Đảm bảo an toàn cho người dân:

- Khuyến cáo người dân không ở trong những căn nhà tạm, yếu; tìm nơi trú n an toàn khi có lốc, sét (không di chuyển đến dưới các cây lớn, nhà tạm). Hạn chế sử dụng điện thoại, điện gia dụng khi có sấm sét (rút phích cắm, ăng ten tivi và những đồ điện tử đang sử dụng. Không nên ra ngoài lúc trời có mưa dông kèm theo sấm sét và không được lại gần nơi có dây điện rơi xuống; nếu đang làm ngoài đồng, nên chạy đến nơi nào gần nhất để giữ mình được khô ráo. Nếu không kịp đến nơi an toàn, thì nên núp nơi thấp nhất, thu mình và chụm hai chân lại; Nếu ở ngoài trời khi mưa dông có nguy cơ bị sét đánh phải tìm chỗ trú n an toàn, không đứng trên đồi cao hay những khoảng đất trống, rộng rãi như cánh đồng, sân chơi... không núp dưới cây cao ngoài đồng trống; không khuân vác vật dụng bằng kim loại như cuốc, xẻng, búa, lim ...;

c) Đảm bảo an toàn cho nhà cửa, công trình và tài sản:

- Khuyến cáo người dân, đơn vị, doanh nghiệp... lắp đặt hệ thng cột thu lôi, cột chống sét thích hợp cho từng công trình;

- Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chng, chng nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy, gió giật;

d) Cứu hộ, cứu nạn người, nhà cửa bị sập do lốc sét gây ra; hỗ trợ nhà ở tạm cho các hộ dân bị mất nhà ở.

1.2.6. Phương án ứng phó với sạt lđất do dòng chảy (RRTT cấp độ 1)

1.2.6.1. Công tác chỉ đạo, chỉ huy

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng, ngừa và xử lý sạt lở bờ sông, bờ bin. Theo dõi, thông báo diễn biến sạt lở; cảnh báo vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở cao đcó các biện pháp thích hợp phòng tránh hoặc giảm thiu thiệt hại.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thường xuyên, kiểm tra hệ thng đê bao, bờ bao, xây dựng kế hoạch, tham mưu đề xuất giải pháp xử lý kịp thời;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng, ngừa và xử lý sạt lở bờ sông, bờ bin;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã: Sơ tán khn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lnguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy him; thông báo, cắm bin cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, theo dõi diễn biến sạt lở trên địa bàn quản lý.

1.2.6.2. Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

Ủy ban nhân dân cấp huyện huy động lực lượng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tdân quân tự quản, công an, quân đội,...); trưng dụng các loại phương tiện, vật tư từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý đ khn trương thực hiện các biện pháp xử lý giờ đầu; tham mưu các biện pháp công trình đxử lý hiệu quả các điểm xảy ra sạt lở; trong trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định huy động thêm lực lượng, phương tiện.

1.2.6.3. Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ: Huy động các trang thiết bị, phương tiện như: Xe cuốc, máy đào, cừ bản nhựa, rọ đá, bao tải đất...

1.2.7. Phương án ứng phó với gió mạnh trên bin

1.2.7.1. Gió cấp 6-9 ở vùng biển ngoài khơi (RRTT cấp 1)

a) Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của gió mạnh trên bin và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT; thông tin kịp thời đến các ngành, các cấp đtriển khai thực hiện;

b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Thống kê, kiểm đếm số lượng tàu thuyền hoạt động; trên bin, ven bờ và neo đậu; thông tin tới thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên bin biết về gió mạnh trên biển để chủ động các biện pháp phòng, tránh.

1.2.7.2. Gió từ cấp 6-9 vùng biển ven bờ hoặc cấp 9 vùng biển ngoài khơi bao gồm cả các quần đảo, đảo (RRTT cấp 2)

a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các Đồn Biên phòng duy trì chế độ ứng trực, sẵn sàng phương tiện tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cu.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện huy động lực lượng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội...); trưng dụng các loại phương tiện, vật tư từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý đtriển khai các phương án ứng phó, cụ thể:

+ Giúp dân sơ tán lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản;

+ Tổ chức tìm người, phương tiện bị mất tích; cứu chữa người bị thương; lai dắt các phương tiện bị sự cố trên bin về nơi an toàn.

b) Chỉ huy tại chỗ:

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo cấp huyện, cấp xã và các cơ quan có liên quan tổ chức ứng phó với gió mạnh trên bin;

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

+ Thông tin tới thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển biết về gió mạnh trên bin để chủ động các biện pháp phòng, tránh;

+ Thng kê, kim đếm số lượng tàu thuyền hoạt động trên bin, ven bờ và neo đậu; hướng dẫn tàu, thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Kiểm tra, hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn cho lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên vùng bin và ven bờ;

+ Trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.

c) Vật tư, hậu cn tại chỗ: Vật tư dùng đxử lý sự ccác công trình, đặc biệt là các hệ thống đê biển; vật tư dùng để giúp dân ven biển, ven sông lớn chng, chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện...).

1.2.7.3. Gió trên cấp 9 vùng biển ven bờ (RRTT cấp 3)

a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các Đồn Biên phòng duy trì chế độ ng trực, sẵn sàng phương tiện tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; hướng dẫn, sắp xếp neo đậu tàu, thuyền tại bến;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện huy động lực lượng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tdân quân tự quản, công an, quân đội...); trưng dụng các loại phương tiện, vật tư từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý để triển khai các phương án, giải pháp ứng phó, cụ thể:

+ Hỗ trợ dân chằng chống nhà tạm, nhà yếu ven bin, các công trình xung yếu; giúp dân sơ tán lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản;

+ Tổ chức tìm người, phương tiện bị mất tích; cứu chữa người bị thương; lai dắt các phương tiện bị sự c trên bin về nơi an toàn.

b) Chỉ huy tại chỗ:

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

+ Thông tin tới thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển biết về gió mạnh trên bin để chủ động các biện pháp phòng, tránh;

+ Thống kê, kiểm đếm số lượng tàu thuyền hoạt động trên bin, ven bờ và neo đậu; hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy him;

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành lệnh cấm bin khi cần thiết.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Rà soát, kiểm tra hệ thống đê biển, công trình trọng yếu đề xuất giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời;

+ Kiểm tra, hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn cho lồng bè, cơ sở nuôi trng thủy sản trên vùng bin và ven bờ;

+ Trực ban 24/24h đtheo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện ven bin:

+ Tổ chức trực ban 24/24h đ theo dõi, nm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.

+ Sơ tán dân trên lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản; di chuyn người và lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản vào khu vực an toàn.

+ Chằng, chống nhà cửa khu vực ven bin;

+ Tuần tra canh gác đối với hệ thống đê biển đề phòng nước dâng, sóng, gió gây sạt lở; bố trí lực lượng tại các công trình trọng điểm.

c) Vật tư, hậu cần tại chỗ:

- Huy động các phương tiện để hỗ trợ dân trong quá trình sơ tán, đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

- Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê bin; vật tư dùng để giúp dân ven biển, ven sông lớn chằng, chống nhà cửa.

2. Hồi phục, tái thiết

2.1. Tìm cứu cứu nạn và cứu tr sau thiên tai: Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân:

- Cấp cứu người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mt tích.

- Tiếp tục sơ tán người ra khỏi nơi nguy him, ưu tiên đối tượng dễ bị tn thương.

- Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai đtiếp nhận cấp cứu người bị nạn.

- Xác định đối tượng cần được cứu trợ bao gồm cá nhân bị thương, hộ gia đình có người bị chết; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực, nước uống và nhu yếu phm khác có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đặc biệt quan tâm tới đối tượng dễ bị tn thương.

- Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh đ tham gia cứu chữa người bị nạn.

- Dựng các lán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở.

- Tiếp tục duy trì hệ thống tiếp nhận các nguồn hàng cứu trợ.

- Cấp phát lương thực, thực phẩm, nước sạch, nhu yếu phẩm, các loại cây con giống, vật liệu xây dựng...

- Xây dựng các phương án huy động nhân sự, vật tư, phương tiện cho công tác khắc phục hậu quả của từng loại hình cứu nạn, cứu trợ.

2.2. Thống kê, đánh giá thiệt hại sau thiên tai: Xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai đối với con người, tài sản và môi trường tại địa bàn xảy ra thiên tai, đề xuất các phương án khc phục hậu quả. Các ngành, các cấp tổ chức thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, xác định nhu cầu cần hỗ trợ, báo cáo, đề xuất việc cứu hộ, cứu trợ khẩn cấp cho khu vực bị ảnh hưởng và đxuất các biện pháp phòng ngừa cho các đợt thiên tai tiếp theo. Hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh... để kịp thời ổn định đời sống người dân, khôi phục sản xuất.

2.3. Vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh: Huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn, phát động chiến dịch tng vệ sinh môi trường sau thiên tai (thu dọn cây cối gãy đ, thu hồi xác gia súc, gia cầm bị chết, tẩy uế nhà cửa, vệ sinh ruộng, vườn; vệ sinh nguồn nước); tổ chức khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho dân vùng bị thiên tai; cung cấp viên lọc nước đkhử trùng, lọc nước phục vụ sinh hoạt khn cấp.

IV. Lồng ghép các nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp; ưu tiên các công trình đa mục tiêu, kết hợp giải pháp công trình, phi công trình hướng tới phát triển bền vững và hỗ trợ các đối tượng dễ bị tn thương. Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ các quy định có liên quan và nội dung Kế hoạch này, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh), các Sở, ngành có liên quan và địa phương xác định giải pháp, biện pháp PCTT, lồng ghép vào Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đề xuất nguồn vốn triển khai thực hiện, làm cơ sở đcác cấp chính quyền, các Sở, ngành thực hiện.

V. Nguồn lực để thực hiện

1. Nguồn nhân lực: Huy động từ các lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể, lực lượng dân quân tự vệ,...Tổng số lực lượng dự kiến huy động được khoảng 19.101 người ính kèm phụ lục 3).

2. Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh, lồng ghép nguồn kinh phí từ các dự án khác thực hiện hoạt động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, các nguồn kinh phí hợp pháp khác, cụ thể:

2.1. Căn cứ tình hình thực tế và những nhận định, dự báo tình hình thiên tai năm 2022, dự kiến khắc phục hư hỏng công trình phòng, chống thiên tai, khắc phục sạt lở trên địa bàn tỉnh với tng kinh phí ước tính: 3.620.000.000 đồng ính kèm phụ lục 2).

2.2. Các hoạt động khác có liên quan đến công tác phòng, chng thiên tai, triển khai thc hiện theo các Đề án, Chiến lược về phòng, chống thiên tai đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1630/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và kế hoạch sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2022.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chhuy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh

1.1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương trin khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu công tác phòng, chng và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh; trực tiếp chỉ đạo và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.

1.2. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tham mưu, đề xuất đầu tư mua sm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác PCTT, TKCN, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bảo đảm phù hợp với nhu cầu công tác, tránh lãng phí.

1.3. Căn cứ vào tình hình và mức độ ảnh hưởng của từng loại hình thiên tai, phối hợp với các đơn vị có liên quan và địa phương huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cần thiết đảm bảo nhu cầu cho công tác PCTT, TKCN của tỉnh.

1.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lĩnh vực PCTT đến cán bộ, người dân trên địa bàn tỉnh, nht là các xã ven bin, ven sông lớn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đng bào dân tộc sinh sng.

1.5. Phối hợp các địa phương rà soát, bổ sung, xác định các khu vực nguy hiểm, các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trc Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh)

2.1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của các ngành, các cấp. Đồng thời, tổ chức tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2021, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022, nhất là công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý các tình huống thiên tai.

2.2. Đôn đốc các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 177-KH/TU ngày 01/10/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (Quyết định số 4047/QĐ-UBND ngày 23/12/2020 của UBND tỉnh); Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 29/11/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

2.3. Nâng cao năng lực tham mưu, điều hành PCTT, kịp thời tham mưu UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCTT trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện tốt Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch PCTT của các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh.

2.4. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1630/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

2.5. Tập huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai cho cộng đồng; tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động chun bị, sẵn sàng PCTT cho gia đình và tích cực tham gia công tác PCTT; tổ chức tập huấn cho thuyền viên và ngư dân cách sử dụng, bảo quản phương tiện cứu sinh, sử dụng thông tin, tín hiệu báo bão, nắm rõ các điểm trú đậu tránh bão, nhận biết các thông tin, tín hiệu liên lạc khi có bão, cách phòng, tránh gió bão, cấp cứu trên biển... Tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ và ngư dân, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, neo đậu tàu thuyn.

2.6. Phối hợp với các ngành chức năng xây dựng các dự án bảo vệ các vùng xung yếu, vùng dễ bị sạt lở ven bin, ven sông lớn trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, phối hợp các địa phương vùng ven bin như: Duyên Hải, Trà Cú, Cu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải tăng cường kiểm tra, btrí vị trí cho ghe tàu đánh bt thủy sản trú n an toàn khi có bão xảy ra; phối hợp với các lực lượng phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn thường xuyên tuần tra, kiểm soát các phương tiện nghề cá trước khi đi biển, tăng cường quản lý con người, kiên quyết không cho tàu thuyền ra khơi khi không đảm bảo an toàn.

2.7. Đôn đốc các địa phương làm tốt công tác thủy lợi nội đồng; đồng thời, chđạo bộ phận chuyên môn thường xuyên kiểm tra các cng đu mi đảm bảo vận hành an toàn trong mùa mưa, bão. Bảo đảm việc vận hành kịp thời và bảo vệ an toàn tuyệt đối các công trình thủy lợi, chống hạn, chống xâm nhập mặn, bảo vệ nguồn nước, tiêu thoát lũ trong mùa mưa, bão.

2.8. Rà soát, kiểm tra và có kế hoạch bảo vệ, đầu tư kè chống sạt lở bờ sông, bờ bin theo hướng ổn định lâu dài, bền vững; đy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống sạt lở bờ biển, bờ sông đang thực hiện; phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, bờ và lòng sông, kênh, rạch; tình trạng xây dựng, san lấp kênh, rạch, mặt bằng trái phép gây tắc nghẽn dòng chảy.

2.9. Triển khai, phối hợp với các sở, ngành, địa phương chuyển đi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; bố trí lịch thời vụ thích hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi của từng vùng sinh thái nhằm phòng, tránh thiên tai và hạn chế dịch bệnh. Triển khai tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định; kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, kịp thời dập tắt các dịch bệnh phát sinh trên địa bàn tỉnh.

2.10. Đảm bảo thông tin liên lạc xuyên suốt khi xảy ra mưa, bão; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng danh bạ tàu thuyền đánh bắt hải sản đang hoạt động đthông tin liên lạc, kêu gọi tàu thuyền vào bờ, tìm nơi tránh trú khi có bão, ATNĐ xảy ra; tổ chức các lực lượng và trang bị phương tiện sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên bin.

2.11. Phân công trực 24/24h trong mùa mưa bão. Khi có tin báo ATNĐ, bão, lũ, cảnh báo động đất, sóng thần... xảy ra, phải kịp thời thông báo cho các ngành, địa phương, thông tin nhanh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

3.1. Theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của thiên tai; kịp thời tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh về nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

3.2. Duy trì tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, PCTT ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc; phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng bảo vệ tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đphòng kẻ xu và bọn tội phạm lợi dụng phá hoại khi có thiên tai xảy ra; phối hợp với các lực lượng cơ động ứng cứu kịp thời những khu vực trọng điểm, giúp di dời, sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

3.3. Sau bão, lốc xoáy, triều cường, tổ chức lực lượng vũ trang tham gia khắc phục hậu quả, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.

3.4. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, phương án PCTT theo phạm vi quản lý của ngành; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư sn sàng cơ động ứng cứu khi có lệnh.

4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

4.1. Thường xuyên thu thập thông tin, cập nhật, bổ sung kế hoạch PCTT và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với khu vực biên giới biển của tỉnh; xây dựng phương án tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là khu vực trên biển và các sông lớn. Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ Thường trực tìm kiếm, cứu nạn của ngành.

4.2. Quản lý các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, đặc biệt là tàu thuyền đánh bắt xa bờ và ngư dân hành nghề trên bin. Phát huy hệ thng thông tin liên lạc hiện có trong công tác truyền tin cảnh báo, dự báo thiên tai tới tàu thuyền và công trình, chòi canh trên biển, ven biển; xây dựng lực lượng tìm kiếm cứu nạn trên bin chuyên nghiệp. Thực hiện tốt công tác thông báo bão bằng biện pháp bn pháo hiệu theo quy định.

4.3. Chủ trì, phối hợp với các địa phương:

4.3.1. Tăng cường kiểm tra chặt chẽ hoạt động sản xuất của ngư dân trong mùa mưa bão, kiểm tra nghiêm việc chấp hành các quy định về đăng ký, đăng kim, bảo hiểm, các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động nghề cá trên địa bàn tỉnh.

4.3.2. Đảm bảo thông tin liên lạc, thông báo kịp thời, hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc, các tàu, thuyền trên bin ngay từ khi bắt đầu có tin cảnh báo ATNĐ, bão xuất hiện trên biển Đông; kiên quyết, nghiêm cấm không cho tàu thuyn và ngư dân ra khơi trong thời gian có bão, ATNĐ khi có lệnh của Ủy ban nhân dân tỉnh.

4.3.3. Báo cáo tình hình, số lượng tàu thuyền, ngư dân ra khơi, vào bờ và trú bão an toàn, s tàu thuyn chưa liên lạc được, đặc biệt là tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

4.4. Phối hợp với các địa phương trên địa bàn đứng chân hướng dẫn, tham gia sơ tán nhân dân ở các vùng nguy him đến nơi trú n an toàn.

4.5. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch PCTT&TKCN của ngành; duy trì tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với lực lượng Quân sự, Công an bo vệ tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đứng chân, đề phòng kẻ xấu và tội phạm lợi dụng phá hoại; chun bị lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng cơ động ứng cứu khi có lệnh.

4.6. Sẵn sàng cùng các lực lượng Bộ đội Biên phòng, các Thợp tác đánh bắt thủy sản trên sông, trên biển kịp thời làm tốt công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng lực lượng giúp nhân dân khắc phục hậu quả, sớm n định cuộc sống.

5. Công an tỉnh

Chủ động xây dựng kế hoạch PCTT&TKCN, kế hoạch bảo vệ các mục tiêu quan trọng theo từng tình huống, không để kẻ xấu và tội phạm lợi dụng trong thời gian xảy ra thiên tai phá hoại an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội hoặc cướp, phá tài sản của Nhà nước và nhân dân, nhất là những nơi xảy ra bão, lụt, lốc xoáy, triều cường; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng cơ động ứng cứu khi có lệnh.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

6.1. Lồng ghép nội dung PCTT vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; hàng năm, trên cơ sở đề nghị của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, tham mưu, bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh bảo đảm cho nhiệm vụ PCTT&KCN trên địa bàn tỉnh.

6.2. Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện để xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra và chủ động khắc phục thiệt hại do thiên tai, ổn định đời sống, sản xuất của Nhân dân.

7. Sở Giao thông vận tải

7.1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành chủ động kiểm tra, khảo sát các công trình thuộc ngành quản lý (cầu, đường, bến phà, bến đò...); tham mưu, đề xuất nâng cấp, sửa chữa, gia cố bảo đảm an toàn cho các công trình.

7.2. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch PCTT&TKCN của ngành; phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh; duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng xử lý tình huống; tận dụng phương tiện sẵn có và huy động ngoài nhân dân đtổ chức di dời, sơ tán nhân dân ở các vùng nguy him, trọng điểm về nơi trú n an toàn.

7.3. Chủ động khắc phục sự cố hư hỏng các công trình giao thông sau bão, triu cường và giúp nhân dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

8.1. Phối hợp, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc trang bị, nâng cấp, sửa chữa thiết bị mạng thông tin liên lạc phục vụ công tác PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh; rà soát hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; hệ thống loa không dây tại các khu vực vùng sâu, vùng xa đphục vụ tốt công tác PCTT.

8.2. Chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra, gia cố, sửa chữa bảo đảm an toàn các công trình thông tin, truyền thông; triển khai lực lượng, phương tiện đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ cho chỉ huy, điều hành thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh.

8.3. Phối hợp, chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về ảnh hưởng, tác hại của bão, lốc xoáy, triều cường và các biện pháp PCTT, giảm nhẹ thiên tai để nâng cao nhận thức của Nhân dân, hình thành ý thức chủ động ứng phó với thiên tai, tự bảo vệ mình trước thiên tai của cộng đồng.

9. Sở Công thương

9.1. Xác định nguồn hàng, khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tại chỗ của từng địa phương, huy động sẵn sàng các nguồn hàng từ nơi khác đến, đảm bảo lương thực, không để người dân các vùng bị thiên tai trên địa bàn tỉnh bị thiếu lương thực.

9.2. Tham gia phối hợp với Cục Quản lý thị trường Trà Vinh, các đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác bình n thị trường, kiểm tra, kiểm soát thị trường, tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa, nht là các mặt hàng nhu yếu phm, gây sốt giá, lợi dụng tăng giá trước, trong và sau thiên tai xảy ra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

9.3. Chđộng phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương ứng cứu kịp thời khi có tình huống bão, lốc xoáy, triều cường xảy ra; đưa hàng hóa đến tay người bị nạn bảo đảm đúng, đủ theo quy định, không đnhân dân bị đói, rét.

10. Sở Xây dựng

10.1. Chủ động kiểm tra, khảo sát các công trình, cơ sở vật chất do ngành quản lý, nhất là các công trình trọng điểm ven bin, ven sông bảo đảm an toàn trong PCTT; xử lý nghiêm các công trình kém chất lượng, bảo đảm tính kiên cchịu được bão hoặc các loại hình thiên tai khác.

10.2. Chủ trì, phối hợp với các địa phương hướng dẫn nhân dân phương pháp chằng, chống, xây dựng nhà nhằm hạn chế thiệt hại do gió, bão; nghiên cứu, đề xuất và hướng dẫn thực hiện thiết kế xây dựng các công trình, nhà ở có khả năng chịu được bão và lốc xoáy ở cường độ cao, nhất là nhng công trình công cộng, các công trình thoát nước ở các đô thị, các vùng trũng ven sông, ven bin.

10.3. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng tham gia PCTT&TKCN khi có bão, ATNĐ, lốc xoáy, triu cường xảy ra trên địa bàn tỉnh và giúp nhân dân ổn định cuộc sống.

11. Sở Y tế

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ động, sn sàng thuc men, dụng cụ y tế, đội ngũ y bác sĩ, cán bộ chuyên môn đthực hiện nhiệm vụ PCTT. Khi thiên tai xảy ra, tùy theo tình hình cụ thể, cơ động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, tổ chức điều trị cho nạn nhân, bệnh nhân; hướng dẫn, xử lý nguồn nước và vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh có liên quan đbảo vệ sức khỏe người dân và môi trường sng xung quanh; chuẩn bị sẵn sàng xe cứu thương.

12. Sở Tài nguyên và Môi trường

12.1. Chủ trì, xử lý kịp thời sự cố môi trường (nếu có) do thiên tai gây ra.

12.2. Đánh giá tác hại môi trường sau thiên tai, đề xuất biện pháp xử lý; sẵn sàng lực lượng tham gia PCTT, khắc phục hậu quả.

13. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

13.1. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch PCTT của ngành, sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, giúp nhân dân ổn định cuộc sống.

13.2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh huy động, quyên góp các nguồn lực phục vụ hoạt động ứng phó thiên tai; tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh các biện pháp cứu trợ, hỗ trợ về vật chất, tài chính cho các địa phương, các ngành và nhân dân khắc phục sau thiên tai, ổn định việc làm, đảm bảo đời sống nhân dân.

13.3. Tổng hợp, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ theo quy định; đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương tổ chức quản lý, triển khai thực hiện chính sách trợ giúp nhân dân. Trường hợp tỉnh không đủ kinh phí cứu trợ, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

14. Sở Giáo dục và Đào tạo

14.1. Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp hoặc thí điểm các điểm trường có kết cấu đảm bảo điều kiện an toàn khi có thiên tai, phát huy công năng phục vụ cho việc cư trú của người dân khi phải di dời, sơ tán dân, đặc biệt là các điểm trường tại các khu vực xung yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

14.2. Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn tính mạng học sinh khi có thiên tai, tạo điều kiện tốt cho các em học tập trong mùa mưa bão, nhất là ở các vùng sâu, vùng ven sông lớn, ven bin.

14.3. Theo dõi sát diễn biến tình hình mưa bão, cho học sinh nghỉ học khi có tình hình thời tiết xấu xảy ra, có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của học sinh.

15. Công ty Điện lực Trà Vinh

15.1. Xây dựng kế hoạch PCTT của ngành và có phương án đảm bảo an toàn lưới điện khi xảy ra sự cthiên tai trên địa bàn tỉnh.

15.2. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện khắc phục kịp thời các sự cvề điện sau thiên tai không đgây thiệt hại về người.

16. Đài Khí tượng Thủy văn tnh Trà Vinh

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong công tác thông tin, dự báo, cnh báo thiên tai, nhất là dự báo sớm khả năng xuất hiện các tình hung thiên tai phc tạp; thông báo kịp thời, chính xác các số liệu, các phân tích, nhận định về thiên tai cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các cơ quan và địa phương đchủ động ứng phó.

17. Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh

17.1. Tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin dự báo, cảnh báo khi có thông tin về thiên tai theo đúng quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.

17.2. Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về PCTT (thông qua các phim, phóng sự về thiên tai); các chtrương về công tác phòng, chông, khắc phục sau thiên tai; các kinh nghiệm, các đin hình trong công tác PCTT đngười dân biết, thực hiện.

18. Các Sở, Ban, ngành khác

18.1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch PCTT của ngành, đơn vị; phối hợp chặt chvới các sở, ngành liên quan và địa phương chủ động làm tốt công tác PCTT và TKCN của ngành, đơn vị mình.

18.2. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư hiện có tham gia ứng cứu khi có bão, lụt, lốc xoáy, triều cường xảy ra trên địa bàn tỉnh; sẵn sàng giúp nhân dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.

19. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể

Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động, tham gia PCTT và TKCN, giảm nhẹ thiên tai; sẵn sàng lực lượng tham gia xử lý, khắc phục hậu quả do bão, lốc xoáy, triều cường gây ra; kịp thời thăm hỏi động viên, vận động ủng hộ tiền bạc, vật chất cứu trợ nhân dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp nhân dân ổn định cuộc sống.

20. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

20.1. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, cấp xã; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về PCTT, tạo cho người dân ý thức chủ động phòng, tránh và ứng phó với thiên tai.

20.2. Tổ chức thực hiện tốt phương châm “3 trước”, “4 tại chỗ”; thành lập và triển khai lực lượng ứng cứu nhanh khi có sự cố; xây dựng các phương án: tổ chức, huy động và bố trí lực lượng; chuẩn bị kinh phí, phương tiện và vật tư cn thiết; củng cố và tăng cường lực lượng xung kích tại chỗ; hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân chng, chng nhà cửa, xây dựng nhà kiên cố, đúng kỹ thuật đđảm bảo an toàn khi có bão, ATNĐ, lốc xoáy; thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Xây dựng kế hoạch, phương án di dời bảo vệ dân, bảo vệ tài sản nhà nước ... Rà soát lại các vùng nuôi trồng thủy sản, kiểm tra hệ thống cống, bọng thoát nước, khuyến cáo nhân dân tôn cao bờ bao, bờ vùng trước mùa mưa, bão nhằm bảo vệ và hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất khi có thiên tai xảy ra.

20.3. Chỉ đạo kiểm tra, gia cố, sa chữa các công trình thủy lợi ngăn lũ, đảm bảo cấp thoát nước tốt nhằm bảo vệ sản xuất và tài sản của Nhân dân; nhng khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, các địa phương phải báo cáo đầy đủ tình trạng sạt lở về Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có kế hoạch khắc phục, gia cố.

20.4. Xây dựng các phương án hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn đtổ chức thực hiện tốt các phương án PCTT, đặc biệt là công tác di dời dân. Dự kiến những khu vực trú n an toàn đdi dời dân đến tạm cư; sẵn sàng triển khai lực lượng tham gia ứng cứu khi thiên tai xảy ra.

Riêng đối với các địa phương ven bin, ven sông lớn phải xây dựng phương án di dời, bảo vệ dân đến nơi an toàn, có biện pháp bảo vệ tt bến bãi, trạm xá, trường học, nhà cửa, cơ sở sản xuất ... đặc biệt, là các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng to, gió lớn khi có bão cũng như triu cường biển Đông.

20.5. Tổ chức chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đ..., gn nhà dân ở, lưới điện, dọc đường phố. Có kế hoạch trồng cây xanh thích hợp để vừa tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, vừa đảm bảo chống đỡ được gió bão, ATNĐ.

20.6. Tổ chức điều tra nắm rõ số tàu thuyền, phương tiện khai thác thủy sản trên địa bàn quản lý; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônkế hoạch phòng, chống bão cho ngư dân và các đội tàu đánh bắt xa bờ, kế hoạch trang bị phương tiện thông tin liên lạc, vị trí trú n cho tàu thuyn.

20.7. Tích cực thực hiện công tác thủy lợi nội đồng tại những khu vực thường xuyên xảy ra hạn giữa vụ và cuối vụ khi dứt mưa sớm như: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành và thị xã Duyên Hải để tạo nguồn bơm tát khi xảy ra nắng hạn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch btrí lịch thời vụ hợp lý với từng địa bàn để tránh thiệt hại do hạn cuối vụ gây ra.

20.8. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, knăng trong phòng, chống, ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn. Hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân các biện pháp chng, chống nhà cửa an toàn nhằm phòng tránh tốc mái, sụp đkhi xảy ra giông, lốc xoáy.

20.9. Triển khai lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là phòng, chống hạn hán, ngập lụt, lũ, lũ quét, rà soát quy hoạch, chuyển đi sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng, giảm thiểu tác động của thiên tai; rà soát, chủ động di dân ở vùng có nguy cơ cao rủi ro thiên tai, có phương án sơ tán đảm bảo an toàn đối với các hộ chưa có điều kiện di di.

20.10. Triển khai thực hiện tốt công tác thu, nộp quỹ PCTT năm 2022 trên địa bàn quản lý.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1808/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ NN&PTNT;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- LĐVP; các Phòng, Ban;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Hoàng

 

PHỤ LỤC 1

CÁC XÃ/PHƯỜNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số:
1871/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Huyện

1

Hiệp Thạnh

Thị xã Duyên Hải

2

Long Hữu

3

Long Toàn

4

Trường Long Hòa

5

Dân Thành

6

Thtrấn Long Thành

Duyên Hải

7

Đông Hải

8

Long Vĩnh

9

Long Khánh

10

Đôn Xuân

11

Ngũ Lạc

12

Mỹ Long Nam

Cầu Ngang

13

TT Mỹ Long

14

Mỹ Long Bắc

15

Vinh Kim

16

Hiệp Mỹ Đông

17

Hiệp Mỹ Tây

18

Kim Hòa

19

Nhị Trường

20

Trường Thọ

21

Hiệp Hòa

22

Hòa Minh

Châu Thành

23

Long Hòa

24

Hưng Mỹ

25

Phước Hảo

26

Hòa Thuận

27

Lương Hòa A

28

Nguyệt Hóa

29

Song Lộc

30

Định An

Trà Cú

31

TT Định An

32

Kim Sơn

33

Lưu Nghiệp Anh

34

Hàm Tân

35

Hàm Giang

36

Long Hiệp

37

Ngọc Biên

38

Tập Sơn

39

Phước Hưng

40

Long Đức

TP. Trà Vinh

41

An Phú Tân

Cầu Kè

42

Ninh Thới

43

Hòa Tân

44

Tam Ngãi

45

Hòa Ân

46

Thông Hòa

47

Phong Phú

48

Đại Phúc

Càng Long

49

Nhị Long Phú

50

Nhị Long

51

Bình Phú

52

Phương Thạnh

53

Huyền Hội

54

Đức Mỹ

55

Đại Phước

56

Long Thới

Tiểu Cần

57

Tân Hùng

58

Ngãi Hùng

59

Hiếu Trung

60

Hùng Hòa

61

Tân Hòa

62

TT Cầu Quan

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÔNG TRÌNH DỰ KIẾN KHẮC PHỤC, SỬA CHỮA KHI BỊ ẢNH HƯỞNG DO THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số: 1871/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên công trình

Địa điểm

Quy mô

Ước kinh phí
(Triệu đồng)

Nguồn kinh phí

1

Khc phục sạt lở đê bao p Tân Qui 1, xã An Phú Tân huyện Cầu Kè

Huyện Cầu Kè

80m

1,400

Ngân sách tỉnh

2

Khắc phục sụp lún mái và tường hắc sóng Kè bảo vệ đoạn bờ biển xung yếu xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải

thị xã Duyên Hải

500m2

1,000

Ngân sách tỉnh, Quỹ Phòng, chống thiên tai

3

Khắc phục sạt lở bờ biển đoạn gần dự án Trại nghiên cứu tạo ra tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh - Trường Đại học Trà Vinh

thị xã Duyên Hải

100m

1,220

Ngân sách tỉnh

 

Tng cộng

 

 

3,620

 

 

PHỤ LỤC 3

THÔNG TIN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI CỦA TỈNH
(Kèm theo Quyết định số:
1871/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: người

TT

ĐI TƯỢNG

Tổng cng

Cấp tỉnh

TP Trà Vinh

H. Càng Long

H. Cầu Kè

H. Cầu Ngang

H. Châu Thành

H. Tiểu Cần

H. Trà Cú

H. Duyên Hải

TX. Duyên Hải

1

Quân đội

252

100

15

20

15

20

15

15

15

22

15

2

Công an

1,336

500

60

175

49

224

60

40

40

123

65

3

Cơ động

2,033

 

25

438

666

334

 

245

 

294

31

4

Dự bị động viên

1,531

541

110

110

110

110

110

110

110

110

110

5

Dân quân tự vệ

3,307

 

317

470

345

466

420

345

460

242

242

6

Biên phòng

79

79

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Phụ nữ

3,079

5

50

439

22

481

1

 

4

2,014

63

8

Đoàn TN

1,853

10

100

700

22

558

5

26

3

357

72

9

Xung kích

4,228

 

80

1075

885

465

 

558

 

602

563

10

Giao thông

10

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Y tế

421

20

30

107

22

110

5

12

2

80

33

12

Nông nghiệp

18

 

 

 

 

 

5

5

8

 

 

13

Chữ thập đỏ

896

5

30

125

11

79

2

2

2

613

27

14

Hội Nông dân

5

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Điện lực

42

30

 

 

 

 

4

4

4

 

 

16

Mặt trận TQ

11

5

 

 

 

 

 

4

2

 

 

Tổng cộng

19,101

1,310

817

3,659

2,147

2,847

627

1,366

650

4,457

1,221

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1871/QĐ-UBND ngày 19/09/2022 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.788

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.138.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!