ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
14/2014/QĐ-UBND
|
Lai Châu, ngày 10 tháng 6 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức
HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị
định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và
phát triển rừng;
Căn cứ Nghị
định số 05/2008/NĐ-CP, ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng;
Căn cứ Thông tư
số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về
trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 204/TTr-SNN,
ngày 23 tháng 5 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy chế về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Những nội
dung không quy định tại Quyết định này thực hiện theo các quy định của pháp luật
hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch & ĐT, Tài chính,
Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên & MT; Thành viên Hội đồng quản lý Quỹ
Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện;
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thành phố Lai Châu và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trọng Quảng
|
QUY CHẾ
VỀ TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 14 /2014/QĐ-UBND ngày 10 / 6 /2014 của Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Lai Châu).
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định
một số nội dung về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng
đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản
có hoạt động liên quan đến chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Điều 3. Các phương
thức tổ chức trồng rừng thay thế
1. Chủ đầu tư tự tổ
chức trồng rừng
2. Chủ đầu tư nộp tiền
vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh để địa phương tổ chức trồng rừng.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Xác định
diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng
1. Đối với các dự án
đã được cấp phép đầu tư trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, việc xác
định diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng căn cứ vào báo cáo đánh giá tác động
môi trường dự án đầu tư; quyết định thu hồi và giao đất hoặc trong phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các dự án
được cấp phép đầu tư sau ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Sở Tài nguyên
và MT chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành có liên quan
và UBND huyện sở tại thành lập hội đồng xác định thực tế hiện trạng diện tích rừng
chuyển mục đích sử dụng.
Điều 5. Trình tự,
thủ tục trồng rừng thay thế trong trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện
1. Chủ đầu tư dự án
có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng lập Tờ trình gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên
và MT, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện sở tại đề nghị cho phép trồng rừng
thay thế. Tờ trình phải thể hiện những nét tóm tắt của phương án như: Tên dự án
đầu tư trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng; diện tích
rừng, loại rừng chuyển mục đích sử dụng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất); diện
tích đất trồng rừng thay thế; loài cây trồng, phương thức trồng; dự kiến địa
điểm và quy mô thực hiện; kế hoạch, tiến độ trồng rừng thay thế; mức đầu tư bình
quân 01 héc ta, tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế; tổ chức quản lý, bố trí các
nguồn lực, tổ chức thực hiện.
2. Sở Tài nguyên và
MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giới thiệu địa điểm để chủ dự
án thực hiện trồng rừng thay thế. Việc trồng rừng thay thế phải đảm bảo phù hợp
với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng và các quy hoạch khác của tỉnh. Diện tích trồng rừng thay
thế ít nhất bằng diện tích rừng chuyển sang mục đích khác được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.
3. Sau khi được giới
thiệu quỹ đất, chủ đầu tư lập dự án trồng rừng thay thế trình Sở Nông nghiệp và
PTNT. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan,
UBND huyện sở tại tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Trên cơ sở dự án
đầu tư được duyệt, chủ đầu tư dự án hoàn thiện hồ sơ trình Sở Tài nguyên và MT
tham mưu cho UBND tỉnh làm các thủ tục thu hồi, giao đất cho chủ đầu tư dự án.
5. Tổ chức thực hiện
trồng rừng thay thế
a) Sau khi dự án trồng
rừng thay thế được UBND tỉnh phê duyệt, chủ dự án phải thực hiện thiết kế trồng
rừng thay thế theo quy định tại Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg, ngày 16/11/2010
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm
sinh và tổ chức việc trồng rừng thay thế.
b) Khi hoàn thành khối
lượng trồng rừng thay thế, chủ dự án lập báo cáo kết quả thực hiện, đề nghị Sở
Nông nghiệp và PTNT nghiệm thu, xác nhận.
6. Sở Nông nghiệp và
PTNT có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, nghiệm thu xác nhận kết quả trồng rừng
thay thế của các chủ dự án. Tổng hợp, báo cáo quá trình tổ chức thực hiện trồng
rừng thay thế của chủ dự án đến khi hoàn thành việc trồng rừng thay thế theo dự
án được UBND tỉnh phê duyệt và đề nghị UBND tỉnh giao diện tích rừng đã trồng
để quản lý sau đầu tư.
Điều 6. Trình tự,
thủ tục xác định mức tiền nộp và nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của
tỉnh
1. Trường hợp phải
nộp tiền
a) Tỉnh không có quỹ
đất trồng rừng giao cho chủ đầu tư.
b) Chủ đầu tư không
đủ điều kiện, năng lực để tổ chức trồng rừng thay thế.
2. Chủ đầu tư dự án có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng lập đơn đề nghị
nộp tiền và phương án nộp tiền trồng rừng thay thế, trong đó làm rõ diện tích
rừng chuyển mục đích sử dụng, đơn giá tiền phải nộp cho 1 héc ta rừng chuyển
mục đích sử dụng, mức tiền phải nộp và phương thức nộp tiền để trồng rừng thay
thế.
3. Sở Tài chính chủ
trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện sở tại thẩm định, trình
UBND tỉnh phê duyệt mức tiền phải nộp để trồng rừng thay thế.
4. Chủ đầu tư nộp tiền
vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tiếp
nhận số tiền do chủ đầu tư nộp và có trách nhiệm quản lý, giải ngân theo Quyết
định phê duyệt của UBND tỉnh để trồng rừng thay thế.
Điều 7. Tổ chức
trồng rừng thay thế của địa phương bằng tiền nộp của chủ đầu tư
1. Nguyên tắc xây
dựng các dự án trồng rừng thay thế: Dự án có diện tích rừng chuyển mục đích sử
dụng trên địa bàn huyện nào thì số tiền thu được sẽ đầu tư để trồng lại rừng
tại huyện đó. Trường hợp huyện không đủ quỹ đất để trồng rừng thay thế thì UBND
tỉnh bố trí trồng rừng tại các huyện khác.
2. Giao Ban Quản lý
rừng phòng hộ huyện làm chủ đầu tư dự án, có trách nhiệm lập dự án trình thẩm
định, phê duyệt và tổ chức trồng rừng thay thế theo các quy định hiện hành.
3. Trên cơ sở kế hoạch
và kết quả nghiệm thu thanh toán hàng năm của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện,
kết quả phúc tra nghiệm thu của Sở Nông nghiệp và PTNT. Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng làm các thủ tục thanh toán cho Ban Quản lý rừng phòng hộ theo quy
định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm
của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch trồng
rừng thay thế trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thẩm định dự án trồng rừng thay thế, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Hướng dẫn, kiểm tra các
chủ đầu tư thực hiện trồng rừng thay thế đảm bảo đúng quy định, tổ chức quản lý
diện tích rừng trồng thay thế sau đầu tư.
b) Hàng năm, báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Nông
nghiệp và PTNT về tình hình trồng rừng thay thế trên địa bàn.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT tham mưu UBND tỉnh xác định giá trị diện tích rừng chuyển mục đích sử
dụng và mức tiền phải nộp để địa phương trồng rừng thay thế.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu UBND tỉnh
quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn; giới thiệu địa điểm,
hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
theo quy định để thực hiện trồng rừng thay thế.
4. Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành
phố: Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án có chuyển mục
đích sử dụng đất trên địa bàn; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với
chủ đầu tư thực hiện trồng rừng thay thế. Chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp
trên, UBND tỉnh về công tác quản lý điều hành trồng rừng thay thế ở cơ sở.
Điều 9. Điều khoản thi hành
1. Căn cứ các quy định tại Quyết
định này, các cơ quan, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện.
2. Các nội dung không có trong quy
định này thì thực hiện theo các quy định hiện hành.
Trong quá trình tổ chức thực
hiện, có khó khăn vướng mắc. Các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và
PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.