Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1305/QĐ-UBND 2020 quản lý rừng bền vững của Ban Quản lý rừng phòng hộ Vũng Tàu

Số hiệu: 1305/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Lê Tuấn Quốc
Ngày ban hành: 25/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1305/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 25 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU, GIAI ĐOẠN 2020-2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 4691/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;

Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 145/TTr-SNN ngày 28 tháng 4 năm 2020 về việc phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020 - 2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2020-2030, với nội dung chính như sau:

1. Tên chủ rừng: Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

2. Địa chỉ: số 153 đường 27/4, phường Phước Hiệp, thành phố Bà Rịa.

3. Hiện trạng tài nguyên rừng, đất đai và kết quả quản lý bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý là 10.966,3 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ là 9.850,3 ha (rừng phòng hộ đầu nguồn là 4.267,2 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát là 1.124,7 ha; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 4.458,4 ha) và diện tích có rừng ngoài ba loại rừng là 1.116,0 ha.

Phân theo loại đất, loại rừng: rừng tự nhiên là 2.047,3 ha, rừng trồng là 4.883,2 ha, đất chưa có rừng là 4.035,8 ha (bao gồm 366,1 ha đất đã trồng nhưng chưa thành rừng). Độ che phủ của rừng năm 2019 do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý là 63,20%.

3.2. Trữ lượng rừng

Trữ lượng gỗ của Ban Quản lý rừng phòng hộ là 431.659 m3 (trữ lượng gỗ rừng phòng hộ là 363.425 m3 (rừng phòng hộ đầu nguồn là 254.584 m3; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát là 34.443 m3; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 74.398 m3) và trữ lượng gỗ ngoài 3 loại rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý là 68.234 m3), trong đó trữ lượng gỗ rừng tự nhiên là 100.405 m3, trữ lượng gỗ rừng trồng là 331.254 m3.

Trữ lượng gỗ rừng tự nhiên phân theo các trạng thái rừng như sau: rừng trung bình: 2.491 m3; rừng nghèo: 57.726 m3; rừng nghèo kiệt: 40.189 m3.

3.3. Kết quả quản lý bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

- Công tác quản lý rừng: Đã quản lý tốt 10.966,3 ha (trong đó 9.850,3 ha rừng và đất rừng phòng hộ và 1.116,0 ha rừng ngoài 3 loại rừng). Diện tích rừng phòng hộ cơ bản đã khoán ổn định cho các tổ chức, hộ nhận khoán, cá nhân bảo vệ và gây trồng rừng phòng hộ. Hàng tháng Ban Quản lý rừng phòng hộ đã xây dựng kế hoạch phối kết hợp với lực lượng Kiểm lâm, địa phương và các ngành có chức năng liên quan kiểm tra, tuần tra truy quét bảo vệ rừng để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp.

- Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng: Hàng năm Ban Quản lý rừng phòng hộ xây dựng Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong 06 tháng mùa khô. Ban Quản lý đã thành lập lực lượng chỉ huy PCCCR và các tổ phòng cháy, chữa cháy rừng theo các khu vực.

- Công tác phát triển rừng: Giai đoạn 2011-2020 (năm 2020 ước thực hiện) BQL RPH đã trồng mới rừng là 390,1 ha; Trồng nâng cao chất lượng rừng là 366,6 ha; Trồng lại rừng bị phá là 10,0 ha; Chăm sóc rừng là 1.18,5 lượt ha; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là 1.936 lượt ha; Khoán bảo vệ rừng là 3.680,5 lượt ha.

- Quản lý ranh giới rừng phòng hộ: Lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý đã được cấp giấy CNQSDĐ với diện tích 4.678,18 ha, và Ban Quản lý rừng phòng hộ đã lập hồ sơ xin cấp giấy CNQSD đất với diện tích 5.486.126,7 m2 tại rừng ngập mặn xã Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ nộp Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy.

4. Mục tiêu phương án

Củng cố và duy trì hệ thống rừng phòng hộ đáp ứng được yêu cầu về phòng hộ đầu nguồn; phòng hộ chắn sóng, lấn biển; phòng hộ chắn gió, cát bay với cơ cấu tổ thành chính gồm các loài cây gỗ lá rộng thường xanh, giá trị đa dạng sinh học cao.

Bảo vệ nơi cư trú của các loài động vật rừng, thủy sản. Bảo vệ nguồn gen động thực vật, nguồn giống cây trồng và các sinh cảnh tự nhiên bao gồm cả sinh cảnh rừng ngập mặn ven biển.

Khai thác tối đa và có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái, tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư trong các hoạt động thuê môi trường rừng góp phần để Ban Quản lý rừng phòng hộ tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên.

Huy động các nguồn lực (xã hội hóa) để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần ổn định đời sống nhân dân ở vùng rừng thông qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động của dự án.

5. Kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, bảo tồn

5.1. Kế hoạch sử dụng đất

Diện tích đưa vào lập kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2021-2030 của BQL rừng phòng hộ là 9.850,3 ha, được quy hoạch như sau:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn: diện tích 4.267,2 ha (rừng tự nhiên là 510,7 ha, rừng trồng là 3.295,5 ha và đất chưa có rừng là 461,0 ha).

- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: diện tích 4.458,4 ha (rừng tự nhiên là 520,2 ha, rừng trồng là 845,9 ha và đất chưa có rừng là 3.092,3 ha).

- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: diện tích là 1.124,7 ha, rừng tự nhiên là 623,3 ha, rừng trồng là 18,9 ha và đất chưa có rừng là 482,5 ha).

Ngoài ra, Ban Quản lý rừng phòng hộ vẫn tiếp tục quản lý, bảo vệ diện tích có rừng ngoài ba loại rừng là 1.116,0 ha (rừng tự nhiên là 393,2 ha và rừng trồng là 722,8 ha) cho tới khi nào cấp có thẩm quyền thu hồi đất từ Ban Quản lý rừng phòng hộ và chuyển mục đích sử dụng đất, giao cho chủ đầu tư mới.

5.2. Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, bảo tồn

- Giao khoán, bảo vệ rừng: Tiếp tục triển khai giao khoán ổn định lâu dài cho các hộ gia đình theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP (trước đây là Nghị định số 01); Khoán bảo vệ rừng (khoán công việc, dịch vụ) hàng năm với quy mô diện tích 6.930,5 ha cho các hộ gia đình, tổ chức để bảo vệ rừng.

- Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học: Quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 10.966,3 ha, trong đó: rừng phòng hộ: 9.850,3 ha (rừng tự nhiên 1.654,1 ha; rừng trồng 4.160,4 ha và đất chưa có rừng là 4.035,8 ha) và diện tích rừng ngoài 3 loại rừng: 1.116,0 ha (rừng tự nhiên 393,2 ha; rừng trồng 722,8 ha); Hàng năm, kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ được thực hiện dựa trên phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Trên cơ sở phân vùng bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao tiếp tục theo dõi, giám sát biến động và thiết lập hệ thống các biển báo về vùng bảo tồn cao như: cấm chăn thả gia súc, biển báo bảo tồn các loài động vật, thực vật bản địa, đặc hữu, quý hiếm, biển báo cấm xả chất thải.

- Trồng rừng mới và chăm sóc rừng trồng: đối tượng đưa vào kế hoạch trồng rừng ngập mặn là đất chưa có rừng thuộc đất quy hoạch cho rừng phòng hộ, diện tích là 100,0 ha; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên diện tích là 715,6 ha (trong đó khoanh nuôi chuyển tiếp 300,0 ha và khoanh nuôi mới 415,6 ha); Nuôi dưỡng rừng tự nhiên diện tích là 765,5 ha. Biện pháp lâm sinh về trồng rừng mới và chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng tự nhiên được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh và điều kiện thực tiễn tại lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ.

- Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực: Nhằm áp dụng những mô hình phát triển rừng vào thực tiễn tại lâm phần thích ứng với biến đổi khí hậu, tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ (phòng hộ ven biển - rừng ngập mặn, rừng trên đất cát) và rừng phòng hộ đầu nguồn (rừng trên núi) để lựa chọn mô hình tối ưu, hiệu quả; xây dựng danh lục động thực vật. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Ban Quản lý rừng phòng hộ.

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí: Nhằm tận dụng những lợi thế ưu đãi của cảnh quan thiên nhiên phong phú đa dạng, khí hậu trong lành, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng hiện có để thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí phục vụ nhu cầu chung của khách du lịch trong và ngoài nước. Góp phần cùng với tiềm năng du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng phát triển phong phú và đa dạng. Trước mắt, ưu tiên triển khai 31 dự án du lịch sinh thái đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo hình thức cho thuê môi trường rừng với diện tích 1.834,2 ha, gồm: Khu vực xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) có 18 dự án; Khu vực thành phố Vũng Tàu (xã Long Sơn) có 4 dự án; Khu vực núi Dinh- Thị Vải (thị xã Phú Mỹ) có 4 dự án; Khu vực huyện Đất Đỏ có 5 dự án. Đồng thời với tiềm năng hiện có, công bố quy hoạch các khu vực mới cho thuê môi trường rừng với diện tích là 7.383,53 ha để thu hút, kêu gọi đầu tư dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng theo quy định hiện hành.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng: trên cơ sở đánh giá thực trạng các công trình hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đã lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm: Sửa chữa và cải tạo nâng cấp trạm; Xây mới chòi canh lửa; Bảo trì, sửa chữa đường tuần tra bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng; Sửa chữa, nâng cấp trụ sở nhà làm việc của Ban; Sửa chữa cải tạo vườn ươm…

- Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng: triển khai thực hiện theo Quyết định số 2149/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 và Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 05/11/2019 về triển khai Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng: thông qua việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân; lồng ghép và chương trình học đường cho học sinh.

- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; điều tra, kiểm kê rừng: Các nội dung của công tác điều tra, kiểm kê rừng thực hiện theo Điều 33 và 34 của Luật Lâm nghiệp và 10 năm được tiến hành 1 lần, theo kế hoạch đến năm 2026 sẽ tiến hành điều tra, kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

6. Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư thực hiện phương án quản lý rừng bền rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ đến năm 2030 là 543.245 triệu đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phân theo giai đoạn: giai đoạn 2021-2025 là 227.794 triệu đồng; giai đoạn 2026-2030 là 315.452 triệu đồng.

- Vốn đầu tư theo các hạng mục đầu tư: Quản lý bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học là 91.822 triệu đồng; Phát triển rừng là 35.073 triệu đồng; Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực là 4.150 triệu đồng; Du lịch sinh thái là 400.000 triệu đồng; Xây dựng cơ sở hạ tầng là 8.200 triệu đồng và Phần mềm phục vụ quản lý là 4.000 triệu đồng.

- Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn: Ngân sách nhà nước là 91.706 triệu đồng; Liên doanh, liên kết, tự có là 400.000 triệu đồng; Trồng rừng thay thế là 25.290 triệu đồng và Dịch vụ môi trường rừng là 26.250 triệu đồng.

7. Hiệu quả của phương án

- Hiệu quả về kinh tế: Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ từng bước chủ động được một phần nguồn kinh phí chi thường xuyên thông qua nguồn thu từ các hoạt động: dịch vụ du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, phấn đấu đến năm 2030 sẽ tự chủ được 40% kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước; Tạo nguồn thu nhập cho khoảng 1.200 hộ gia đình được giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng (300.000 đồng/ha), khoảng 1.000 hộ gia đình tham gia cung cấp các dịch vụ về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Hiệu quả về xã hội: Tạo việc làm cho khoảng 1.200 hộ gia đình hợp đồng giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng; 1.000 hộ gia đình tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái. Thu hút nguồn lao động trong vùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng, thông qua đó cải thiện thu nhập cho người dân góp phần ổn định an ninh, trật tự và xã hội.

- Hiệu quả về môi trường: Toàn bộ rừng và đất lâm nghiệp do BQL rừng phòng hộ quản lý được quản lý, bảo vệ tốt diện tích là 10.966,3 ha, trong đó rừng phòng hộ là 9.850,3 ha và rừng ngoài 3 loại rừng là 1.116,0 ha, bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng; Thông qua các hoạt động phát triển rừng nhằm nâng cao độ che phủ của rừng (độ che phủ của rừng năm 2019 là 63,20%), phấn đấu đến năm 2030 là 73,02%; góp phần nâng cao chức năng phòng hộ của rừng (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển) bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái đặc trưng.

8. Giải pháp thực hiện phương án

- Giải pháp về tổ chức quản lý: Để nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện các chương trình hoạt động, trên cơ sở biên chế cho phép, Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ tuyển bổ sung những cán bộ có đủ năng lực, chuyên môn vào làm việc.

- Giải pháp về tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiện đang sinh sống trong rừng chấp hành các quy định về bảo vệ và phát triển rừng; Công tác tuần tra, kiểm tra rừng và thực hiện tốt các chương trình giám sát biến động về tài nguyên động, thực vật rừng; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Ban Quản lý.

- Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan: hợp tác với các đơn vị khoa học kỹ thuật trong ngành như các Trường, Viện nghiên cứu Lâm nghiệp, các doanh nghiệp để thực hiện.

- Giải pháp về khoa học, công nghệ: Hình thành và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật; Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; Đầu tư kinh phí để thiết lập các đề tài nghiên cứu.

- Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các hạng mục bảo vệ, bảo tồn, phát triển rừng; Vốn huy động của các doanh nghiệp thuê môi trường rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu vực hợp đồng thuê môi trường rừng; Huy động các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài để đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển lâm nghiệp bền vững.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Căn cứ các nội dung của phương án quản lý rừng bền vững của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2020-2030 được phê duyệt tại Điều 1 nói trên; Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị xã có rừng phòng hộ và Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức triển khai thực hiện các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Tập trung phối hợp chỉ đạo thực hiện các vấn đề trọng tâm như sau:

1. Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

Thực hiện các kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng theo đúng các nội dung của phương án. Tổ thức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, trạm trực thuộc và các nội dung của phương án để phân công nhiệm vụ cụ thể trong quá trình thực hiện phương án.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện tốt các nội dung của phương án được phê duyệt, báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện, tiến trình đầu tư các hoạt động theo quy định.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đo đạc và xác định ranh giới cụ thể, chi tiết toàn bộ diện tích được quy hoạch cho rừng phòng hộ; diện tích chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp toàn tỉnh sang mục đích khác giai đoạn đến năm 2030 (bao gồm cả diện tích đã quy hoạch đưa ra ngoài 3 loại rừng giai đoạn 2011-2020) làm cơ sở lập bổ sung quy hoạch sử dụng đất chi tiết đối với diện tích này và thu hồi chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp theo đúng quy định.

4. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

Hàng năm cân đối và bố trí các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của phương án; phối hợp triển khai thực hiện lộ trình theo đúng các nội dung đã được phê duyệt, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh cùng thời kỳ.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị xã có rừng phòng hộ:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong việc triển khai thực hiện phương án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Công thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có rừng phòng hộ; Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Tuấn Quốc

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1305/QĐ-UBND ngày 25/05/2020 phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2020-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.270

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.43.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!