Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 106/QĐ-UBND 2023 Kế hoạch Phòng chống thiên tai Gia Lai

Số hiệu: 106/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Dương Mah Tiệp
Ngày ban hành: 10/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 10 tháng 03 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH GIA LAI NĂM 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT ngày 22/12/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế xã hội; Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;

Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 08/2/2022 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai về việc kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Gia Lai năm 2023.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ban Chỉ đạo QG về PCTT;
- UBQG Ứng phó sự cố, TT&TKCN;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Mah Tiệp

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH GIA LAI NĂM 2023
(Ban hành theo Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 10/03/2023 của UBND tỉnh )

A. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

- Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

- Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;

- Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

- Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;

- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/06/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;

- Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT ngày 22/12/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế xã hội;

- Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Công văn số 41/TWPCTT ngày 27/2/2018 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT về việc nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo điều hành cho Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh;

- Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 và Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;

- Quyết định số 467/QĐ-BNN-PCTT ngày 22/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch phòng chống thiên tai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025;

- Chương trình số 107-CTr/TU ngày 9/7/2020 của Tỉnh ủy Gia Lai về chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Quyết định số 473/QĐ-UBND ngày 03/8/2021 của UBND tỉnh Ban hành kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Căn cứ Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai về việc kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Quyết định số 591/QĐ-BCH ngày 02/11/2021 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh;

- Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 08/02/2022 của UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Gia Lai Ban hành Phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022;

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2023 của tỉnh trong bối cảnh tình hình dịch dịch Covid-19 vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn khó lường. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Gia Lai năm 2023 như sau:

B. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

I. Mục đích:

- Chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sẵn sàng ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Khắc phục khẩn trương và hiệu quả sau thiên tai.

- Công tác phòng chống thiên tai cần xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai. Do vậy công tác này phải quyết liệt, hiệu quả hơn không tách rời sự phát triển kinh tế - xã hội với phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh.

- Phòng, chống thiên tai phải theo hướng quản lý rủi ro, lấy phòng ngừa là chính; phát huy vai trò của cộng đồng ở địa phương trong hỗ trợ người dân ứng phó thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

II. Yêu cầu

- Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

- Quán triệt thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

- Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, không để bị động, bất ngờ, kể cả trong các tình huống thiên tai bất lợi.

- Tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên tai và tác động của thiên tai đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong tỉnh.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ 4.0 phù hợp với công tác phòng, chống thiên tai trong tình hình mới (trong công tác cảnh báo, dự báo; số hóa các quy trình vận hành liên hồ chứa).

- Cung cấp thông tin cho việc lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình nông thôn mới tại địa phương.

- Sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả trong việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, tái thiết thiên tai; ưu tiên các giải pháp phi công trình, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực và nhận thức cho cộng đồng chủ động phòng, chống thiên tai.

III. Tình hình thiên tai năm 2022 và nhận định thời tiết năm 2023

1. Tình hình thiên tai năm 2022:

Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị ảnh hưởng một số đợt thiên tai (bão số 1, 2, 4), mưa lớn, áp thấp nhiệt đới và mưa dông, lốc, sét gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quan tâm của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội, sự tham gia tích cực, trách nhiệm của toàn thể Nhân dân, thêm vào đó tình hình diễn biến thiên tai trong năm 2022 không cực đoan so với các năm trước, đó là một trong những nguyên nhân làm tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2022 giảm nhiều so với các năm gần đây. Tổng giá trị thiệt hại thiên tai gây ra khoảng 104,975 tỷ đồng; giảm khoảng 59,4% so với cả năm 2021 (260 tỷ đồng); giảm khoảng 84,1% so với cả năm 2020 (660 tỷ đồng), cụ thể:

Thiệt hại do hạn: Khoảng 10,457 tỷ đồng với diện tích thiệt hại là 550,15 ha (xảy ra ở huyện Kông Chro).

Thiệt hại do bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn và mưa dông, lốc, sét: khoảng 94,517 tỷ đồng.

2. Nhận định thời tiết 2023:

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia tại Bản tin dự báo thời hạn năm[1] và của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên[2]; dự báo tình hình thời tiết trong năm, cụ thể như sau:

2.1. Nhận định xu thế diễn biến khí hậu từ tháng 1-06/2023:

Bão, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm:

Từ nay đến tháng 4/2023, bão và ATNĐ ít có khả năng xuất hiện trên biển Đông nhưng nhiễu động nhiệt đới còn hoạt động trên khu vực phía Nam Biển Đông. Từ tháng 5-6/2023, bão/ATNĐ trên khu vực Biển Đông ở mức xấp xỉ TBNN và có khả năng xuất hiện từ khoảng nửa cuối tháng 6/2023.

Nhiệt độ:

Từ tháng 01/2023 - 3/2023 trên khu vực tỉnh Gia Lai nhiệt độ phổ biến xấp xỉ và thấp hơn khoảng 0,50C so với TBNN cùng thời kỳ. Từ tháng 04/2023-6/2023 trên khu vực tỉnh Gia Lai nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Lượng mưa:

Từ tháng 01/2023 - 3/2023 có khả năng xuất hiện mưa rào và dông cục bộ, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 10- 30mm so với TBNN cùng thời kỳ. Tháng 4 - 5/2023, tổng lượng mưa có xu hướng xấp xỉ và cao hơn TBNN. Tháng 6, Tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ và thấp hơn so với TBNN cùng kỳ. Mùa mưa năm 2023 bắt đầu phổ biến sớm hơn với quy luật nhiều năm.

Thủy văn:

- Từ tháng 01/2023 đến tháng 3/2023, các sông vùng phía Tây và trung tâm tỉnh có dao động theo xu thế giảm; trên các sông vùng phía Đông và Đông Nam dao động theo điều tiết của các hồ thủy điện. So với TBNN, lượng dòng chảy tháng 01 - 3/2023 ở mức thấp hơn phổ biến từ 40 - 70%, riêng Trạm An Khê ở mức thấp hơn từ 10 - 20%. Tổng lượng dòng chảy ở mức thấp hơn TBNN phổ biến từ 40 - 70%.

- Từ tháng 04/2023 đến tháng 06/2023, mực nước trên các sông vùng phía Tây và phần giữa tỉnh có dao động theo xu thế tăng, tháng 6 trên một số sông, suối nhỏ có khả năng có lũ với biên độ từ 1,00 - 2,00 mét. Trên sông Ba dao động theo điều tiết của các hồ thủy điện. Tổng lượng nước mặt ở mức thấp hơn TBNN từ 50 - 80%.

2.2. Nhận định xu thế khí hậu từ tháng 7 đến tháng 12/2023:

Bão, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm:

Số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông, cũng như ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ít hơn so với TBNN. Bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nước ta phù hợp với quy luật khí hậu, các tháng từ 7-9/2023 sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, từ khoảng tháng từ 9-11/2023 sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Miền Trung.

Nhiệt độ: Nhiệt độ khu vực tỉnh Gia Lai ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN.

Lượng mưa: Lượng mưa có xu hướng xấp xỉ và thấp hơn TBNN từ tháng 7 đến 9/2023, từ tháng 10 - 12/2023 lượng mưa có xu hướng xấp xỉ thấp hơn TBNN.

Thủy văn: Từ tháng 6 - 8/2023, trên các sông vùng phía Tây và trung tâm tỉnh: Mực nước có xu thế tăng, trên một số sông suối vừa và nhỏ có lũ với biên độ từ 1,50 - 3,00 mét, đỉnh lũ ở mức dưới báo động 1. Số trận lũ xảy ra từ 2 - 4 trận; trên sông Ba có dao động theo điều tiết của các hồ thủy lợi, thủy điện; Tổng lượng nước mặt ở mức thấp hơn TBNN từ 10 - 40%.

III. Nhiệm vụ trọng tâm, biện pháp thực hiện

1. Kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng chống thiên tai

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Rà soát, bổ sung hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị theo các văn bản pháp luật có liên quan

2. Xây dựng kế hoạch, phương án, văn bản chỉ đạo, điều hành về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

- Triển khai, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản có liên quan đến công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với quy định hiện hành.

- Rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2022; triển khai kế hoạch công tác năm 2023.

- Kiểm tra, rà soát cập nhật, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch phòng chống thiên tai, các phương án phòng, chống, ứng phó với các loại thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai tại các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị theo quy định hiện hành, không để bị động, bất ngờ, kể cả trong các tình huống thiên tai bất lợi.

3. Tăng cường chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai và thông tin tuyên truyền

- Phát hành các bản tin dự báo về tình hình khí tượng, thủy văn tuần, tháng, mùa; các cảnh báo lũ; các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Lắp đặt hệ thống cảnh báo, trang thiết bị nhằm từng bước nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động phòng, tránh ứng phó những tác động do thiên tai có thể gây ra.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các thông tin dự báo, các chủ trương, chỉ thị, công điện về công tác phòng chống thiên tai. Đồng thời phổ biến cho Nhân dân kiến thức, kinh nghiệm trong việc chủ động phòng, chống thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh, truyền hình và các hình thức khác.

- Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đặc biệt vào thời gian trước, trong và ngay sau thiên tai.

4. Tăng cường đầu tư, nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai của các công trình phòng chống thiên tai

- Tiếp tục rà soát các khu, điểm dân cư, những điểm xung yếu, những vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt để phát hiện và có phương án xử lý kịp thời; tiếp tục tổ chức di dời các hộ dân tại các khu vực xung yếu, trong đó tập trung tổ chức di dời trước đối với những hộ dân đang sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai. Triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh theo từng ngành, từng lĩnh vực.

- Việc đầu tư các công trình các địa phương cần chú trọng công tác phòng chống thiên tai, không bố trí các công trình trong khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai; ưu tiên bố trí kinh phí triển khai các dự án trọng điểm về phòng chống thiên tai; triển khai đầu tư xử lý khẩn cấp các vị trí sạt lở xung yếu trên các sông suối, đặc biệt là các khu vực sạt lỡ bờ sông Ba.

- Triển khai thực hiện các dự án: Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai vay vốn ADB; an toàn hồ chứa của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chương trình kiên cố hóa kênh mương theo Nghị quyết số 280/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và các dự án đầu tư xây dựng các hồ chứa mới trên địa bàn tỉnh (Chi tiết Phụ lục 01 và 02 kèm theo).

- Triển khai thực hiện thuê bao bổ sung các trạm đo tự động mưa trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời cung cấp thông tin về tình hình mưa, kịp thời có các chỉ đạo, ứng phó kịp thời và hiệu quả.

- Tiếp tục chương trình trồng mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm phát triển diện tích rừng, duy trì và nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng, điều tiết nguồn nước. Quản lý và sử dụng rừng bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường.

- Tăng cường quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng chống thiên tai để bảo vệ dân cư, sản xuất và kinh doanh.

- Phát quang, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên, trong lòng kênh mương; nạo vét, thông thoáng dòng chảy nhằm đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh nhất; xử lý hệ thống tiêu thoát nước quanh nhà không để nước ứ đọng.

- Cắm biển cảnh báo tại các khu vực xung yếu, khu vực có nguy cơ cao khi xảy ra thiên tai.

- Kiểm tra và có kế hoạch chặt tỉa, đốn hạ cành, cây xanh không an toàn trong đô thị và khu dân cư.

- Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng: Các ngành, các cấp phải kiểm tra, đánh giá, phát hiện kịp thời sự cố, sửa chữa, nâng cấp các công trình được giao quản lý.

- Đối với các công trình đang thi công: Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.

- Trang bị, nâng cấp và bảo vệ hệ thống, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị điện; khắc phục sửa chữa ngay khi xảy ra sự cố đường dây tải điện và có phương án đảm bảo nguồn điện dự phòng.

5. Tăng cường tập huấn nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng

- Tổ chức huấn luyện, diễn tập cấp huyện, cấp xã cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh về phòng, chống, ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và quản lý công trình an toàn trước thiên tai.

- Phổ biến tuyên truyền kiến thức phòng, chống ứng phó thiên tai đối với cộng đồng dân cư, đặc biệt là các khu vực xung yếu, đông dân cư.

- Lồng ghép các kiến thức về phòng, chống thiên tai vào chương trình của các cấp học.

6. Công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ”

- Trên cơ sở dự báo, cảnh báo thiên tai, xây dựng kế hoạch lịch thời vụ thích hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi để chủ động phòng, tránh thiên tai phù hợp ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chủ động dự phòng các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp để khôi phục sản xuất sau thiên tai. Tổ chức tốt việc kiểm soát dịch bệnh, tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa lũ.

- Có kế hoạch chuẩn bị về lực lượng; dự phòng vật tư nông nghiệp, vật tư y tế, vật liệu xây dựng, phương tiện, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết khác nhằm đảm bảo ứng cứu, hỗ trợ kịp thời trước, trong và sau thiên tai đảm bảo sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của nhân dân.

- Huy động các nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thực hiện xã hội hóa, phát huy tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Khuyến khích, huy động trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị tại các đơn vị, địa bàn cơ sở.

7. Công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ

- Tổ chức huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị hiện có; diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các tình huống thiên tai giả định, phương án xử lý, làm cơ sở rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, đồng thời nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và nhận thức Nhân dân về nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

- Lập kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

- Phát hiện, ngăn chặn kịp thời khi có dịch bệnh; tổ chức khám chữa bệnh cho Nhân dân vùng khó khăn; kiểm tra và xử lý vệ sinh môi trường.

- Bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là trước, trong và sau thiên tai.

- Tổ chức thăm hỏi, cứu trợ kịp thời; huy động lực lượng giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất.

- Điều tra, đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ sau thiên tai và lập kế hoạch hỗ trợ vật tư, giống, trang thiết bị, kinh phí cho các gia đình bị thiệt hại để phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống; tích cực vận động các đơn vị và cá nhân giúp đỡ đồng bào và các địa phương bị thiệt hại. Tổ chức tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ kịp thời cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

8. Tiếp tục thực hiện kế hoạch thu, nộp, phân bổ quỹ phòng, chống thiên tai

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân tiếp tục thực hiện kế hoạch thu, nộp, phân bổ, sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Gia Lai.

- Tăng cường tuyên truyền các nội dung liên quan đến Quỹ phòng, chống thiên tai để việc thu nộp, phân bổ, sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai đảm bảo đúng quy định.

9. Thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban, thông tin báo cáo

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ để theo dõi tổ chức thông báo, cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn.

Các cơ quan, đơn vị tỉnh và các địa phương thực hiện chế độ báo cáo về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cụ thể như sau:

- Báo cáo nhanh: Đối với tình hình khẩn cấp có thiên tai xảy ra, phải báo cáo ngay bằng điện thoại, fax, thư điện tử cho Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số điện thoại: 02693.824273, 02693.824352, fax: 02693.872.749, email: [email protected]) và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.

- Báo cáo tổng hợp đợt: Sau mỗi đợt thiên tai phải có báo cáo tổng hợp đợt, chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc đợt thiên tai.

- Báo cáo định kỳ bao gồm: Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm; báo cáo tổng kết năm: Nội dung, chế độ báo cáo và kiểm tra kết quả báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại thực hiện theo quy định.

B. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

- Tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn… về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đôn đốc, xem xét đề xuất đầu tư, sửa chữa công trình tập huấn, diễn tập và cấp phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các địa phương;

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên tham mưu cho Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh hoặc cá nhân được ủy quyền chỉ đạo việc vận hành các hồ thủy điện An Khê, Ka Nak, hồ Ayun Hạ, hồ Ia M’lá theo Quyết định số 878/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba;

Phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Kon Tum chỉ đạo việc vận hành các hồ Ia Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A theo Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 13/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San;

- Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên và các đơn vị liên quan nghiên cứu, bổ sung thiết bị, mạng lưới các trạm đo mưa phục vụ công tác thông tin cảnh báo kịp thời, chủ động phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả;

- Tổ chức trực ban; kịp thời thông tin, cảnh báo cho các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; thu thập xử lý thông tin, báo cáo, tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo kịp thời.

2. UBND cấp huyện

- Xây dựng,cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định phù hợp với từng loại hình và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương. Phối hợp chặt chẽ với Công ty Thủy điện Ia Ly, Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak thực hiện các phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp vùng hạ du đã được phê duyệt.

- Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kiểm tra, rà soát các vị trí xung yếu, khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai trên địa bàn để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng ngừa và ứng phó nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và Nhà nước.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án di dời các hộ dân tại các khu vực xung yếu, trong đó tập trung tổ chức di dời trước đối với những hộ dân đang sinh sống trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất đã được cảnh báo về nơi an toàn.

- Tăng cường kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình cơ sở hạ tầng, các loại tài sản, các công trình đang xây dựng. Có biện pháp cụ thể để khắc phục kịp thời các công trình bị xuống cấp, hư hỏng có thể gây ra mất an toàn trong mùa mưa lũ; đối với các công trình đang thi công do UBND các huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ và có biện pháp gia cố, phòng tránh, tuyệt đối không để công trình bị mưa, lũ gây thiệt hại; thường xuyên thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, tu sửa nâng cấp các công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai do địa phương quản lý, sử dụng.

- Trong tình huống cấp bách phải chủ động thực hiện gia cố, xử lý tạm thời các hư hỏng công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai để bảo đảm đối phó với các ảnh hưởng của mưa, lũ, xả lũ theo phương châm “bốn tại chỗ".

- Triển khai, vận động Nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bãi, trên lòng sông suối, trước các công trình thủy lợi, hồ, đập gây ách tắc dòng chảy, hạn chế đến việc tiêu thoát nước.

- Chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra địa bàn xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; chuẩn bị địa điểm sơ tán khi có thiên tai xảy ra. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra các xã có công trình kè phòng chống sạt lở triển khai công tác kiểm tra, phát hiện và tu sửa kịp thời các khiếm khuyết có nguy cơ gây mất an toàn của các tuyến kè bảo vệ bờ. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, đất, cọc tre, bao tải, dụng cụ… để ứng cứu khi có mưa lũ. Đảm bảo cho các công trình phòng chống thiên tai an toàn tuyệt đối trước mùa mưa lũ.

- Tiếp tục triển khai tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn. Hướng dẫn, hỗ trợ Nhân dân các biện pháp chằng chống nhà cửa an toàn nhằm phòng tránh tốc mái, sụp đổ khi xảy ra giông, gió, lốc xoáy...

- Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ để theo dõi, thông báo, cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

3. Cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh

Bám sát nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 08/02/2022 của UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025. Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm như sau:

3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn các công trình phòng, chống thiên tai, công trình thủy lợi. Phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát, chỉ đạo việc di dân ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết (hạn hán, mưa lũ, giông, lốc, mưa đá...) phổ biến, cảnh báo tình hình thời tiết nguy hiểm trong năm 2023; phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện phương án sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng vùng để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, bảo đảm kịp thời và có hiệu quả.

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng quy định hiện hành. Có phương án dự trữ thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm ở những địa bàn xung yếu, vùng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, thiên tai nhằm kịp thời xử lý các ổ dịch bệnh phát sinh, tránh lây lan diện rộng.

3.2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Phụ trách công tác cứu nạn, cứu hộ trên đất liền; xây dựng và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch sử dụng lực lượng ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Phương án cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn ứng với từng loại hình thiên tai, tình huống, cấp độ thiên tai tham mưu Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với yêu cầu nhiệm vụ của công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của địa phương. Chú trọng xây dựng lực lượng tại chỗ, lực lượng kiêm nhiệm; tham mưu chỉ đạo đầu tư kinh phí bổ sung các loại trang thiết bị, vật chất, phương tiện đáp ứng thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

- Xây dựng kế hoạch và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức hiệp đồng công tác phòng chống, ứng phó sự cố thiên tai năm 2023 với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng quân trên địa bàn.

- Phối hợp chặt chẽ với các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan có liên quan trong việc chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đảm bảo kịp thời và có hiệu quả.

3.3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn khu vực biên giới; đôn đốc, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai khu vực biên giới;

- Phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng để theo dõi, nắm chắc tình hình thời tiết, áp thấp nhiệt đới, lụt, bão, thiên tai xảy ra để thực hiện phương án phù hợp về huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả cao nhất;

- Khi có tình huống sự cố thiên tai, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về Phòng cứu hộ cứu nạn/Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về tình hình thiên tai và kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn khu vực biên giới;

- Chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền việc mua sắm các phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết phục vụ có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khu vực biên giới.

3.4. Công an tỉnh:

- Phụ trách cứu hộ công tác cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và Nhân dân trong quá trình thực hiện công tác phòng chống thiên tai tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa; tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ; phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức phân luồng, hướng dẫn lưu thông tại khu vực bị thiên tai, lũ lụt, các tuyến giao thông bị cô lập, kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông tránh thiệt hại về người; phối hợp với các chính quyền địa phương, các đơn vị tham gia trong việc sơ tán dân đến khu vực an toàn; giúp đỡ Nhân dân khắc phục hậu quả của thiên tai;

- Chuẩn bị tốt phương tiện, thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo sử dụng hiệu quả khi được huy động.

3.5. Sở Giao thông vận tải

- Xây dựng Kế hoạch phòng chống, ứng phó, đảm bảo giao thông trên hệ thống đường tỉnh và trên các tuyến quốc lộ được ủy quyền quản lý khi có bão lũ, thiên tai xảy ra. Có kế hoạch dự phòng huy động phương tiện vận tải đường bộ phù hợp với địa hình khi xảy ra thiên tai để kịp thời đáp ứng yêu cầu sơ tán dân cư, lực lượng cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ.

- Phối hợp các địa phương, Công an tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các phương tiện giao thông hoạt động trên sông và vùng lòng hồ các thủy điện, thủy lợi lớn, các bến đò ngang trên sông, suối lớn; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về quản lý, đăng kiểm, đăng ký phương tiện đường thủy, trang thiết bị cần thiết đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành chức năng liên quan kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn tại các bến đò khách ngang sông; tăng cường tuyên truyền, vận động để mọi người thực hiện có hiệu quả quy định khi tham gia giao thông trên phương tiện thủy đều phải mặc áo phao.

3.6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí và hệ thống thông tin cơ sở thực hiện tốt việc truyền tin, tần suất, thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai và truyền tin thiên tai theo quy định pháp luật liên quan; thông tin tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra và các văn bản chỉ đạo liên quan của Trung ương và của tỉnh để cán bộ và Nhân dân biết, chủ động thực hiện; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của Nhân dân đối với công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho hoạt động, điều hành của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

3.7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tham mưu, tổ chức thực hiện tốt các chính sách của nhà nước về hỗ trợ, cứu trợ đối với các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Đồng thời hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng do thiên tai theo quy định.

3.8. Sở Công Thương

- Tham mưu dự trữ các mặt hàng, nhu yếu phẩm, nhiên liệu thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Lưu ý những vùng có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở, vùng đi lại khó khăn thường xuyên bị chia cắt khi thiên tai xảy ra;

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị và các địa phương có liên quan kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn đập, các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các chủ đập thủy điện nghiêm túc triển khai công tác bảo đảm an toàn đập, hạ du đập trong mùa mưa lũ;

- Tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập (đối với các công trình thủy điện đang thi công); Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; Quy trình vận hành hồ chứa; Phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.

3.9. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động khai thác cát, sỏi và khoáng sản trên sông, suối của các tổ chức, cá nhân gây sạt lở bờ sông, suối, cản trở dòng chảy theo thẩm quyền;

- Phối hợp với các ở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra thực tế khu vực có thiên tai xảy ra; khắc phục kịp thời ô nhiễm môi trường sau khi thiên tai xảy ra, hướng dẫn chính quyền địa phương xử lý thu gom vật kiến trúc, rác thải, vệ sinh môi trường do thiên tai gây ra;

3.10. Sở Y tế

- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị y tế, phương tiện và cơ số thuốc sơ cấp cứu, chữa bệnh và cơ số thuốc điều trị dự phòng; tổ chức kiểm tra và bố trí lực lượng phòng chống dịch bệnh cho nhân dân; nhanh chóng dập tắt các ổ dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh; thực hiện tốt việc sơ, cấp cứu và chữa trị cho nhân dân vùng thiên tai khi có ảnh hưởng về người.

- Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức, thành lập và tập huấn các đội phòng, chống dịch cơ động các tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh; vệ sinh môi trường, các đội sơ cấp cứu tuyến tỉnh, huyện và xã; hướng dẫn cho cán bộ y tế và cộng đồng về kỹ thuật cấp cứu thông thường, biện pháp vệ sinh, xử lý môi trường vùng bị thiên tai. Chỉ đạo khẩn cấp việc cấp cứu nạn nhân do thiên tai và trong công tác cứu hộ, cứu nạn.

3.11. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương kiểm tra chất lượng các công trình, các công trường đang thi công trong lĩnh vực quản lý và có phương án ứng phó kịp thời với tình huống bất lợi khi thiên tai xảy ra, đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng;

Hướng dẫn các đơn vị và người dân kỹ thuật chằng chống nhà cửa và các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, nhà cửa trước mùa mưa bão.

3.12. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên

Nâng cao chất lượng dự báo, đặc biệt là việc dự báo sớm các khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp về thời tiết, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; cung cấp kịp thời các bản tin dự báo thiên tai trên địa bàn tỉnh cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai để cảnh báo cho các cấp, các ngành, các đơn vị biết để chủ động phòng, chống thiên tai có hiệu quả. Phối hợp với Công ty Thủy điện Ia Ly, Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak thông báo, dự báo kịp thời lũ trên khu vực hạ lưu của công trình theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San và lưu vực sông Ba được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.13. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển hàng năm theo quy định của Luật Đầu tư công; huy động nguồn lực, các nguồn tài trợ khác theo quy định để thực hiện hiệu quả Kế hoạch.

Hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

3.14. Sở Tài chính

Tham mưu những vấn đề về tài chính cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Cân đối ngân sách, ưu tiên bố trí vốn sự nghiệp cho các hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố triển khai thực hiện kịp tiến độ, đạt hiệu quả; tham mưu đề xuất kịp thời việc sử dụng ngân sách để hỗ trợ các địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai.

3.15. Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh

Tăng cường công tác truyền tin, phổ biến các thông tin dự báo, cảnh báo tình hình thời tiết, thiên tai, các chủ trương, chỉ thị, chỉ đạo về công tác phòng chống thiên tai kịp thời, chính xác; phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng, chống, ứng phó với các tình huống thiên tai.

3.16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai và các tổ chức hội, đoàn thể

Phối hợp với Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các tổ chức thành viên và các ngành chức năng hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với UBND và các ngành chức năng cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia thực hiện công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; phối hợp vận động, tiếp nhận, phân phối tiền, hàng cứu trợ kịp thời giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

3.17. Công ty Điện lực Gia Lai:

Tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, công trình điện lực; đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục và an toàn.

Thường xuyên kiểm tra an toàn hành lang lưới điện, trạm điện, thiết bị, hệ thống mạng lưới đường dây, tuyến công trình.

3.18. Các sở, các cơ quan đơn vị khác

Theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, cơ quan mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch Phòng chống thiên tai cụ thể, để chủ động đối phó với thiên tai và hỗ trợ cho các đơn vị khác khi có yêu cầu.

4. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

Theo địa bàn và nhiệm vụ đã được phân công tại Quyết định số 591/QĐ-BCH ngày 02/11/2021 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện kiểm tra đôn đốc các địa phương về công tác chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra và công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai theo quy định.

C. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

- Ngân sách thực hiện năm 2023 trong Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh giai đoạn 2021-2025 ban hành Kèm theo Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 08/2/2022 của UBND tỉnh Gia Lai;

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành;

- Tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương, các tổ chức quốc tế, nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA cho các dự án phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn kinh phí tài trợ, hợp tác của các tổ chức phi Chính phủ;

- Ngân sách địa phương: Khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”; trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền;

- Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh, huyện;

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai; tiến hành các hoạt động nhân đạo và từ thiện đối với các vùng bị ảnh hưởng do thiên tai.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Thường trực về công tác Tìm kiếm cứu nạn): Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch này.

2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành: Căn cứ Kế hoạch này và nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 142/QĐ- UBND ngày 08/02/2022 của UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 tổ chức xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai của ngành, cấp mình cụ thể, sát với điều kiện của địa phương, nhiệm vụ của ngành để việc thực hiện kế hoạch được thống nhất và đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh (qua sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để theo dõi, chỉ đạo.

3. Các Sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các địa phương, đơn vị báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (qua cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp./.

PHỤ LỤC 1:

DỰ KIẾN XÂY DỰNG MỚI HỒ CHỨA, KÈ CHỐNG SẠT LỞ TỪ NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 10 tháng 03 năm 2023 của UBND tỉnh)

TT

Tên công trình

Địa điểm

Tổng kinh phí
(tỷ đồng)

Trong đó

Năm triển khai thực hiện

Ghi chú

Ngân sách TW (tỷ đồng)

Ngân sách địa phương (tỷ đồng)

1

Hồ chứa nước Ia Prat

xã Ia Khươl - huyện Chư Păh

100

100

2022-2024

Nghị quyết số 312/NQ-HĐND ngày 25/02/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai; Danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh Gia Lai (nguồn vốn Ngân sách Trung ương); hiện tại dự án đang trong quá trình giải phóng mặt bằng

2

Xây dựng hồ chứa nước thị trấn Phú Hòa - huyện Chư Păh

Thị trấn Phú Hòa - huyện Chư Păh

50

50

2023-2024

Quyết định số 773/QĐ-UBND ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh

3

Kè chống sạt lở suối Hội Phú ( đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Nguyễn Trung Trực- Chùa Minh Thành)

Thành phố Pleiku

300

200

100

2023-2025

Nghị quyết số 414/NQ-HĐND ngày 17/6/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh

4

Xây dựng các hồ chứa nước Cà Tung - Đông Xuân và hoàn thiện các hệ thống kênh mương

Các huyện: Chư Pưh, Đak Pơ, Chư Sê và thị xã Ayun Pa

485

485

2023-2026

Nghị quyết số 429/NQ-HĐND ngày 17/6/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai; Danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh Gia Lai (nguồn vốn Ngân sách Trung ương)

TỔNG CỘNG

935

785

150

PHỤ LỤC 2:

DỰ KIẾN NÂNG CẤP, SỬA CHỮA HỒ CHỨA TRIỂN KHAI NĂM 2023 VÀ TỪ NĂM 2023 TRỞ ĐI
Kèm theo Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 10 tháng 03 năm 2023 của UBND tỉnh

TT

Tên công trình

Địa điểm

Tổng kinh phí sửa chữa, nâng cấp
(tỷ đồng)

Trong đó

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Ngân sách TW, vốn vay (tỷ đồng)

Ngân sách địa phương (tỷ đồng)

1

Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng Biến đổi khí hậu vốn vay ADB

Hồ chứa nước Ia Mlah, huyện Krông Pa và hồ chứa nước Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa

440,036

229,567

210,47

2022-2026

Theo Quyết định số 164/QĐ-TTg ngày 08/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án "Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng Biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai" vốn vay ADB

2

Sửa chữa nâng cấp các Hồ chứa nước Bầu Dồn; Hòn Cỏ; C5; Làng Mới; Tà Ly 1; Tà Ly 2

Thị xã An Khê

60

60

2022-2023

Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt dự án sửa chữa nâng cấp các hồ chứa nước Bầu Dồn; Hòn Cỏ; C5; Làng Mới; Tà Ly 1; Tà Ly 2

3

Chương trình kiên cố hóa hạ tầng giao thông và kênh mương trên địa bàn tỉnh

Các địa phương trong tỉnh

500

500

2021-2025

Quyết định số 773/QĐ-UBND ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh

4

Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Các địa phương trong tỉnh

53

53

2023-2024

Quyết định số 773/QĐ-UBND ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh

5

Sửa chữa, gia cố 12 công trình bị thiệt hại do thiên tai

Đức Cơ, Chư Prông, Mang Yang, Chư Sê, Phú Thiện, Chư Pưh, Krông Pa, Ia Pa

20,95

20,95

2023

Nguồn Quỹ PCTT theo Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Gia Lai

Tổng

1.073,99

289,57

784,42



[1] Công văn số 28/KH1N/DBQG-DBKH ngày 13/01/2023

[2] Tại các Bản tin số KTHM-06/17h00/GLAI ngày 15/12/2022, số KTHM-01/17h00/GLAI ngày 15/02/202301.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 106/QĐ-UBND ngày 10/03/2023 về Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Gia Lai năm 2023

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.814

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.47.245
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!