Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 541/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Nguyễn Ngọc Phúc
Ngày ban hành: 17/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 541/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 17 tháng 01 năm 2024

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2024

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;

Căn cứ Quyết định số 09/QĐ-QGPCTT ngày 15/11/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai điều chỉnh, bổ sung Bộ Chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh;

Căn cứ Kế hoạch số 134-KH/TU ngày 07/7/2020 của Tỉnh ủy Lâm Đồng thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Xét đề xuất của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 02/TTr-PCTT ngày 04/01/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2024 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; đồng thời khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai.

b) Tăng cường quản lý nhà nước về PCTT, nâng cao năng lực, tính chủ động của cộng đồng trong PCTT, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác PCTT.

c) Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Yêu cầu

a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

b) Nâng cao năng lực PCTT, xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai của các cấp, các ngành, lực lượng PCTT từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo phương châm “4 tại chỗ”[1] và “3 sẵn sàng”[2] để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.

c) Tổ chức thu quỹ PCTT năm 2024 đạt từ 70-100%, sử dụng có hiệu quả cho công tác PCTT; tổ chức thực hiện đầy đủ các mục đích, nội dung của kế hoạch thuộc phạm vi quản lý; bố trí, huy động các nguồn lực để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ PCTT gắn với phát triển kinh tế - xã hội; từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu, công tác quan trắc, dự báo, thông tin, thông báo, cảnh báo thiên tai theo hướng tự động, thông minhđầu tư trang thiết bị về PCTT, tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trên địa bàn.

d) Đạt được tối thiểu 80 điểm (xếp hạng hoàn thành tốt) theo Bộ Chỉ số đánh giá công tác phòng chống thiên tai cấp tỉnh và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ theo Quyết định số 09/QĐ-QGPCTT ngày 15/11/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT (sau đây gọi tắt là Bộ Chỉ số PCTT).

đ) Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được đưa ra tại Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống sạt trượt, ngập lụt cục bộ trên địa bàn tỉnh (Văn bản số 10260/UBND-XD ngày 20/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

II. NỘI DUNG

1. Khái quát các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên nên bão, áp thấp nhiệt đới hầu như ít đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh nhưng có ảnh hưởng gián tiếp và cùng với gió mùa Tây Nam gây ra một số loại hình thiên tai chủ yếu, như: Mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy (xảy ra trên toàn tỉnh); lũ quét (thường xảy ra ở địa phương: Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lạc Dương, Bảo Lộc); mưa đá, sét (khu vực giữa và phía Bắc của tỉnh); sương muối (khu vực phía Bắc của tỉnh); sương mù (các tuyến đường đèo, quốc lộ 20); hạn hán (thường xảy ra ở địa phương: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm).

Trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra các loại hình thiên tai chủ yếu là mưa lớn liên tục và kéo dài, kèm theo lốc xoáy, sạt lở đất; trong đó: có 13 trận mưa lớn, 01 trận mưa đá, 06 trận lốc xoáy, 07 vụ sạt lở đất nghiêm trọng,... gây hậu quả làm 09 người thiệt mạng, 4 người bị thương; hư hỏng, thiệt hại 236 căn nhà, 336 ha cây trồng, cuốn trôi gần 01 ha ao cá và hơn 2.800 gia cầm, gia súc; làm hư hỏng 07 cầu dân sinh, 02 điểm trường, 04 công trình thủy lợi, sạt lở 230m đường giao thông, ngã đổ 09 cột điện; ngập úng cục bộ tại một số nơi trên địa bàn thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; huyện Đạ Huoai, Lâm Hà... Ước tổng giá trị thiệt hại trên 70 tỷ đồng. Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2023, do lượng mưa lớn, kéo dài (Riêng từ ngày 29-30/7/2023, lượng mưa tại đèo Bảo Lộc đạt 196mm; một số địa điểm khác tại huyện Đạ Huoai, thành phố Bảo Lộc đạt từ 100mm đến 190mm;...) làm nền đất yếu, gây một số vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng, thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn gây thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, điển hình là các vụ sạt lở đất tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, đèo Bảo Lộc, sụt lún đất tại hồ chứa nước Đông Thanh.

2. Các biện pháp ứng phó với một số loại hình thiên tai cụ thể: Chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Nâng cao năng lực Ban Chỉ huy, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp để đảm bảo các yêu cầu theo Bộ Chỉ số PCTT trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (Chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm).

b) Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cho người dân về Luật Phòng chống thiên tai, các văn bản hướng dẫn; các loại hình thiên tai thường xảy ra và phương pháp phòng chống để người dân hiểu đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật, nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, hình thành ý thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội.

c) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

d) Tổ chức rà soát những khu vực có nguy cơ xảy ra các loại hình thiên tai để có phương án ứng phó, biện pháp cảnh báo nhằm tránh sự cố tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

đ) Từng bước xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, cảnh báo, kiểm soát, chỉ đạo ứng phó thiên tai; hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn chuyên dùng theo hướng tự động hóa (nhất là trạm đo mưa tự động chuyên dùng; hệ thống dự báo, cảnh báo sớm, quan trắc mực nước tự động, cảnh báo lũ thông minh trên các hệ thống sông suối chính trên địa bàn tỉnh).

e) Xây dựng Kế hoạch triển khai đề án cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam theo Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 27/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng cơ sở dữ liệu số về thiên tai và rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh; xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa lớn;

g) Khảo sát, xử lý tháo bỏ hạng mục, vật cản thoát lũ gây nguy cơ ngập lụt tại các địa bàn thường xuyên bị ngập.

h) Tổ chức lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở, lũ quét tại các vùng đồi dốc tại khu vực đô thị, xác định các khu vực nguy hiểm (độ dốc lớn, xác định các cung trượt,…) làm cơ sở để quản lý quy hoạch, xây dựng công trình.

i) Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc (mực nước mặt, nước ngầm, lượng mưa…) để cảnh báo sớm nguy cơ ngập lụt, sạt trượt.

k) Đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để hỗ trợ người dân khôi phục nhà ở, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai; sửa chữa, tu bổ các công trình thủy lợi, giao thông, kè chống sạt lở… bị thiệt hại do thiên tai.

(Chi tiết các nhiệm vụ PCTT cấp bách phải thực hiện trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Phụ lục 3 đính kèm).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nội dung công việc của Kế hoạch này khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo yêu cầu.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh):

a) Là cơ quan đầu mối theo dõi nắm chắc mọi tình hình, diễn biến của thời tiết, thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh theo yêu cầu.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương phân bổ kinh phí phòng chống lụt bão; Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh và đề xuất các nguồn vốn khác (gồm các nguồn vốn: hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; hỗ trợ từ Quỹ PCTT Trung ương; bổ sung từ ngân sách tỉnh; Quỹ PCTT cấp huyện, xã được giữ lại; ngân sách địa phương) để thực hiện Kế hoạch này đảm bảo yêu cầu đề ra.

c) Rà soát, tham mưu UBND tỉnh nội dung triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định tại Luật Phòng thủ dân sự năm 2023.

3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 27/10/2023 (nội dung chỉ đạo tại Văn bản số 9641/UBND-GT ngày 02/11/2023 của UBND tỉnh); hoàn thành trong quý I/2024.

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ nguồn vốn phòng, chống lụt bão năm 2024; bổ sung từ ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo yêu cầu đề ra.

5. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc

a) Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch UBND cấp xã.

b) Tăng cường công tác thông tin, dự báo, kịp thời cảnh báo nhanh chóng đến tận thôn và người dân; hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó các loại hình thiên tai bằng nhiều hình thức (hệ thống phát thanh, truyền hình, truyền thanh cơ sở…) để chính quyền cấp cơ sở và nhân dân chủ động di dời, phòng, tránh và ứng phó với các loại hình thiên tai có thể xảy ra.

c) Lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của địa phương theo hướng kết hợp đa mục tiêu, hạn chế tối đa làm gia tăng rủi ro thiên tai.

d) Chủ động bố trí ngân sách địa phương, Quỹ phòng chống thiên tai và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; kịp thời khắc phục ngay các sự cố hư hỏng, xử lý các trọng điểm xung yếu bảo đảm an toàn cho hồ đập thuộc phạm vi quản lý.

đ) Đầu tư nâng cao năng lực, nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị chuyên dùng của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện; hỗ trợ trang thiết bị và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã để thực hiện tốt công tác PCTT theo phương châm “4 tại chỗ”.

e) Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã

- Có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời thiên tai cấp độ 1 ngay khi thiên tai xảy ra. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã; báo cáo, đề nghị UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện hỗ trợ.

- Xây dựng và củng cố Đội xung kích PCTT cấp xã theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ.

6. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể; các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.

Nơi nhận:
- Ban chỉ đạo QG về PCTT;
- Bộ NNPTNT;
- TT TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Lâm Đồng;
- Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1;
- LĐVP;
- Lưu: VT, GT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phúc

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ VỚI LOẠI HÌNH THIÊN TAI
(Kèm theo Kế hoạch số 541/KH-UBND ngày 17/01/2024 của UBND tỉnh)

STT

Loại hình thiên tai

Một số biện pháp phi công trình

Một số biện pháp công trình

1

Đối với lũ, ngập lụt

- Rà soát, vận hành hồ chứa xả lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Đồng Nai và quy trình đơn hồ; đảm bảo an toàn cho hạ du và công trình;

- Xây dựng bản đồ rủi ro lũ lụt hạ du các hồ chứa, vùng trũng, vùng ven sông tương ứng với các kịch bản lũ lụt khác nhau;

- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm cho khu vực nguy hiểm;

- Đối với khu vực dân cư tăng cường khả năng tiêu thoát nước của hệ thống bằng cách nâng tần suất tính toán mưa tiêu thiết kế.

- Quản lý khôi phục rừng đầu nguồn, các hồ chứa thượng nguồn không làm mất cân bằng bùn cát trong quá trình thi công và vận hành;

- Rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ, ngập lụt.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các khu vực dân cư, địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai để có biện pháp cảnh báo, di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm; chặt hạ, tỉa cành, mé nhánh những cây xanh có nguy cơ ngã đỗ dọc các tuyến đường giao thông ở đô thị, khu dân cư, công viên, trường học, bệnh viện nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

- Có phương án chủ động nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân khi bị lũ, lụt chia cắt; chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó, khắc phục khi có sự cố xảy ra, đảm bảo các tuyến đường luôn được thông suốt, an toàn.

- Bố trí các khu vực phân lũ, chậm lũ, chủ động làm giảm cường độ lũ xuống hạ du;

- Nâng cao cốt nền xây dựng: Dựa vào trận lũ lịch sử đã xảy ra trong khu vực để tính toán chiều cao của cốt nền xây dựng;

- Khơi thông dòng chảy đảm bảo thoát lũ: Tham khảo phương án trong quy hoạch phòng chống lũ để xác định vị trí sẽ phải nạo vét nhằm tăng mặt cắt thoát lũ, giảm thiểu ngập lụt;

- Làm các công trình cầu quy mô nhỏ, cầu tạm để qua các suối, khu vực ngập sâu, thay thế các tràn,…

- Xây dựng hệ thống kiểm tra, đo đạc, giám sát an toàn hồ chứa;

- Đầu tư tu bổ, nâng cấp các công trình đê điều, hồ đập đảm bảo tần suất chống lũ thiết kế và vận hành an toàn.

2

Đối với bão

- Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro bão và ngập lụt do bão mạnh, siêu bão gây ra để có các phương án ứng phó kịp thời;

- Rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán dân khỏi vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của bão;

- Xây dựng nhà ở an toàn chống gió lớn, gió giật;

- Xây dựng các trụ sở cơ quan, trường học kết hợp làm nhà tránh trú an toàn khi có bão;

3

Sạt lở đất, lũ quét

- Sử dụng các kết quả bản đồ đánh giá rủi ro để xác định các vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất;

- Tăng cường công tác dự báo mưa: Bổ sung các trạm đo mưa, tăng độ chính xác của bản tin dự báo mưa; sử dụng các công nghệ tiên tiến cảnh báo sớm;

- Công tác thông tin, truyền tin, cảnh báo sớm đến người dân; tổ chức cắm các biển hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm;

- Tiến hành quy hoạch sử dụng đất để phục vụ công tác di dời người dân, trồng rừng, phát triển nông nghiệp, bố trí dân cư an toàn gắn với sinh kế bền vững;

- Tăng cường nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân để phòng tránh, giảm thiểu;

- Rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét.

Tham khảo tài liệu kỷ yếu Hội thảo Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống sạt trượt, ngập lụt cục bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tại đường link sau:

Link drive

Mã QR code

https://drive.google.com/file/d/17psnd4Ca7-16jbgh5_TCy_wbLgEXG8Ja/view?usp=sharing

- Đối với các khu có mật độ dân cư cao, các công trình lịch sử, hạ tầng cơ sở quan trọng có thể được bảo vệ bằng hệ thống tường kè bao kết hợp các rãnh thoát nước;

- Lắp đặt các hệ thống cảnh báo, đo đạc, ống thu nước ngầm tại các khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất;

Các biện pháp trên cần được kết hợp. Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của từng địa phương và nguồn kinh phí được bố trí để lựa chọn phù hợp.

4

Hạn hán

- Tăng cường công tác dự báo dài hạn để có các phương án phòng tránh: có biện pháp an toàn cho người và vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Công tác thông tin, truyền thông xuống cộng đồng để người dân chuẩn bị trữ nước sinh hoạt.

- Các biện pháp dự trữ nước ngọt: xây dựng bể trữ, giếng,… hoặc phương án khai thác nguồn nước khác như đào ao hồ nhỏ, xây dựng đập tạm, nạo vét hệ thống kênh mương.

- Xây dựng, phát triển hệ thống tưới tự động, tưới tiết kiệm nước

5

Lốc, sét, mưa đá

Hướng dẫn người dân tăng cường nhận thức, kiến thức để phòng tránh, để lựa chọn mô hình, vật liệu nhà an toàn

- Hệ thống quan trắc, cảnh báo

- Hệ thống thu sét

- Xây dựng các công trình nhà ở an toàn chống lốc, sét, mưa đá.

6

Cháy rừng do tự nhiên

Tăng cường dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; hệ thống phát hiện điểm cháy rừng

- Đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa;

- Chòi quan sát phát hiện cháy rừng; tháp quan trắc lửa rừng;

- Hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng;

7

Một số biện pháp chung khác

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Thay đổi loại cây trồng phù hợp để giảm thiểu thiệt hại; điều chỉnh lịch thời vụ hoặc điều chỉnh khu vực canh tác có khả năng bị tác động bởi thiên tai.

- Các biện pháp kỹ thuật khác: Quy hoạch nhà kính, nhà lưới…, áp dụng các biện pháp nông nghiệp xanh, sạch để giảm thiểu thiệt hại.

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ NHIỆM VỤ NÂNG CAO NĂNG LỰC BAN CHỈ HUY, VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ HUY PCTT VÀ TKCN CÁC CẤP TRONG CÁC GIAI ĐOẠN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Kế hoạch số 541/KH-UBND ngày 17/01/2024 của UBND tỉnh)

TT

Nhiệm vụ

I. TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ BCH PCTT & TKCN và VPTT BCH

1

Tổ chức, kiện toàn, phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp

1.1

Tổ chức, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp đảm bảo đúng thành phần và đúng thời điểm

1.2

Phân công nhiệm vụ của các thành viên BCH PCTT & TKCN đúng và đủ theo quy định hiện hành; đảm bảo đủ nhiệm vụ theo Điều 43 Luật PCTT, nhiệm vụ theo các điều 27, 28, 29 Nghị định 66/2021/NĐ-CP

1.3

Các thành viên BCH PCTT & TKCN triển khai thực hiện nhiệm vụ và báo cáo cuối năm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công

2

Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN cấp tỉnh, huyện

2.1

Tập huấn nâng cao năng lực

-

Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức PCTT cho cán bộ VPTT BCH và thành viên BCH các cấp

-

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức PCTT cho cán bộ VPTT BCH và thành viên BCH các cấp

2.2

Cơ sở hạ tầng của VPTT Ban Chỉ huy

-

Đảm bảo có phòng trực, phòng họp, phòng lưu trú cho cán bộ trực ban 24/24: (phòng trực có máy tính, máy in, máy fax, điện thoại, tivi, bản đồ PCTT cấp tỉnh)

2.3

Trang thiết bị chuyên dùng, công cụ hỗ trợ

-

Đảm bảo có 02 máy tính chuyên dụng (Cấu hình đảm bảo sử dụng các phần mềm chuyên dùng, cơ sở dữ liệu, xử lý bản đồ…), fax, máy in, máy điện thoại, màn hình hiển thị, hệ thống bản đồ phục vụ công tác PCTT, bảng phân công trực ban, quy chế trực ban, bàn họp

-

Thiết bị đảm bảo tiếp nhận và truyền tin thiên tai (fax, điện thoại, mạng internet, hệ thống mạng máy tính…)

-

Đảm bảo trang thiết bị phục vụ họp trực tuyến (máy chiếu, màn chiếu (hoặc màn hình hiển thị), camera, bàn, ghế họp, micro, hệ thống âm thanh, hệ thống mạng internet,…)

-

Công cụ hỗ trợ đảm bảo kiểm tra và chỉ đạo tại hiện trường: Có đủ công cụ đảm bảo điều kiện đi kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường (Xe ô tô, trang bị bảo hộ cho thành viên đoàn công công tác chỉ đạo, kiểm tra; bản đồ ứng phó thiên tai, flycam, các công cụ khác phù hợp với tình hình thiên tai tại tỉnh,…)

-

Xây dựng bản đồ số hóa ứng phó thiên tai cho những loại hình thiên tai chính của địa phương

-

Xây dựng sơ đồ hóa quy trình xử lý sự cố thiên tai

-

Có các phần mềm hỗ trợ: Chỉ đạo, điều hành PCTT như VNDMS,…; Quan trắc hệ thống mực nước; giám sát vận hành các hồ chứa hoặc công trình PCTT khác,…

2.4

Kinh phí cho hoạt động của VPTT

-

Bố trí kinh phí cho hoạt động của VPTT

-

Kinh phí đảm bảo cho các hoạt động của VPTT

II. PHÒNG NGỪA THIÊN TAI

1

Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh

1.1

Xây dựng, phê duyệt Kế hoạch giai đoạn 5 năm; điều chỉnh hàng năm đảm bảo theo quy định hiện hành

1.2

Hoàn thành trên 70% hạng mục công việc của Kế hoạch trong năm đánh giá

2

Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội

2.1

Lồng ghép phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch tỉnh

-

Phân vùng rủi ro thiên tai đối với từng loại hình thiên tai trên địa bàn

-

Xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh

-

Xây dựng phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông, phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh

2.2

Lồng ghép vào Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội

3

Trên 50% tổ chức, doanh nghiệp và người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và cảnh báo về rủi ro thiên tai có thể xảy ra

4

Quản lý và bảo vệ công trình PCTT

4.1

Đánh giá mức độ đảm bảo công trình PCTT (hồ chứa, công trình kết hợp sơ tán,…) và xác định trọng điểm xung yếu

4.2

Tổ chức bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng và vận hành công trình PCTT đảm bảo an toàn

4.3

Xây dựng và nâng cấp trường học, trạm y tế, trụ sở công, nhà văn hóa cộng đồng và công trình công cộng khác ở khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai và kết hợp sử dụng làm địa điểm sơ tán dân khi có thiên tai

5

Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cấp xã

5.1

Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai cho cấp xã

5.2

Các hình thức thực hiện tập huấn, phổ biến kiến thức về PCTT cho cấp xã:

 1. Trang thông tin (website) của tỉnh;

 2. Có tài liệu hướng dẫn cấp huyện, xã về phòng, chống loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra tại địa phương;

 3. Có chương trình phát thanh về PCTT;

 4. Diễn đàn chia sẻ thông tin về PCTT (facebook, zalo page);

 5. Có phổ biến kiến thức về PCTT trong giáo dục;

 6. Tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng.

5.3

Kết quả trên 60% người dân ở các xã, phường, thị trấn thường xuyên xảy ra các loại hình thiên tai gây thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn tỉnh được tập huấn, phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai

6

Phương án ứng phó thiên tai

6.1

Xây dựng phương án (bao gồm các kịch bản) ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai đối với từng loại thiên tai cụ thể, phân cấp, giao trách nhiệm thực hiện phương án theo quy định

6.2

Tổ chức hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động PCTT.

6.3

Tổ chức trực ban PCTT

-

Ban hành Quy chế trực ban

-

Tổ chức trực ban PCTT:

- Đảm bảo thời gian và chế độ trực ban đáp ứng yêu cầu công tác PCTT của tỉnh theo cấp độ rủi ro thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh (quy định theo quy chế)

- Về nhiệm vụ trực ban phòng, chống thiên tai: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trực ban trong quy chế.

6.4

Tổ chức diễn tập về phương án ứng phó thiên tai; báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm sau diễn tập

7

Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm

7.1

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm theo phương án

7.2

Cộng đồng (các tổ chức, các hộ gia đình và người dân) trong vùng thường xuyên bị thiên tai chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động PCTT đáp ứng yêu cầu dân sinh tại chỗ

8

Tổ chức lực lượng xung kích PCTT cấp xã

8.1

Thành lập, củng cố lực lượng xung kích PCTT cấp xã

8.2

Bố trí kinh phí cho các hoạt động của lực lượng xung kích

8.3

Tổ chức hoạt động cho lực lượng xung kích

-

Trên 60% lực lượng xung kích được cung cấp đủ trang thiết bị theo hướng dẫn phù hợp với loại hình thiên tai tại địa phương

Trên 80% lực lượng xung kích được tập huấn, hướng dẫn

8.4

Thực hiện cơ chế, chính sách cho lực lượng xung kích theo quy định

9

Quỹ PCTT

9.1

Thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng

9.2

Lập kế hoạch, hướng dẫn, thông báo, tổ chức thu quỹ

9.3

Tổ chức thu quỹ đạt từ 70-100%

9.4

Lập kế hoạch chi Quỹ, và triển khai chi quỹ đạt trên 70% kế hoạch

9.5

Kiểm tra, giám sát việc thu, chi quỹ và công khai, minh bạch số liệu thu, chi quỹ

III. ỨNG PHÓ THIÊN TAI

1

Chỉ huy ứng phó thiên tai

1.1

Ban hành văn bản, công điện chỉ huy, triển khai thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai khi: Nhận được thông tin dự báo, cảnh báo về thiên tai; khi tiếp nhận chỉ đạo của cấp trên; hoặc chủ động triển khai ứng phó khi có thiên tai bất thường xảy ra trên địa bàn nhưng không nhận được dự báo, cảnh báo và không có sự chỉ đạo của cấp trên.

1.2

Thường xuyên kiểm tra đôn đốc và điều chỉnh kịp thời phương án ứng phó thiên tai phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương

1.3

Ứng dụng khoa học công nghệ trong chỉ huy, điều hành ứng phó (Công nghệ nhận tin, truyền tin, công nghệ hỗ trợ công tác chỉ huy PCTT); đảm bảo lãnh đạo Ban Chỉ huy nhận được bản tin cảnh báo thiên tai qua thiết bị di động; cán bộ VPTT và các thành viên nhận, phát tin và chỉ huy qua thiết bị di động, sử dụng app VNDMS,…

1.4

Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành và phân công, phân cấp trong ứng phó thiên tai

2

Trang thiết bị, thông tin liên lạc đảm bảo cho ứng phó thiên tai

-

Trang bị đầy đủ trang thiết bị, thông tin liên lạc đảm bảo an toàn cho ứng phó thiên tai: áo phao, áo mưa, ủng/giày đi mưa, mũ, súng bắn dây, đèn pin, điện thoại vệ tinh, thiết bị liên lạc sóng ngắn, xuồng cứu hộ,...

3

Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai

-

Thực hiện đủ các biện pháp cơ bản: Sơ tán người, thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đối với cơ sở hạ tầng, sản xuất; vận hành hợp lý hồ chứa nước; kiểm tra phát hiện sự cố; hướng dẫn hạn chế người và phương tiện; đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc; tuân thủ chỉ đạo huy động khẩn cấp để kịp thời ứng phó thiên tai.

-

Đánh giá mức độ phù hợp, kịp thời của việc chỉ huy, điều hành ứng phó trước tình hình thiên tai tại địa phương

4

Báo cáo nhanh về thiệt hại thiên tai kịp thời, chính xác

-

Báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác (đầy đủ thông tin và có xác minh):

+ Về người: Người chết, mất tích, bị thương

+ Về nhà ở: nhà sập, nhà có nguy cơ mất an toàn ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân.

+ Về nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc.

+ Xác định nhu cầu cứu trợ khẩn cấp.

5

Huy động nguồn lực phục vụ hoạt động ứng phó: Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của các tổ chức cá nhân để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp theo cấp độ

6

Hoạt động ứng cứu trong thiên tai (Trong trường hợp có xảy ra người bị thương, khu vực bị chia cắt cần lập trạm cấp cứu, lán trại tạm thời)

6.1

100% các tình huống nguy hiểm được sơ tán người khỏi nơi nguy hiểm, cấp cứu kịp thời người bị thương

6.2

Lập các trạm cấp cứu tạm thời tại các trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế và lán trại cho người mất nhà ở

6.3

100% các trường hợp thiếu lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm do thiên tai được cấp phát công bằng

IV. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

1

Tìm kiếm người bị nạn, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm để ổn định đời sống của người dân sau khi thiên tai xảy ra

2

Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; bình ổn giá thị trường

3

Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình PCTT sau thiên tai

4

Đánh giá, thống kê thiệt hại do thiên tai, xác định nhu cầu hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

4.1

Thực hiện đầy đủ theo Điều 31 Luật PCTT và Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

4.2

Ứng dụng công nghệ trong đánh giá thiệt hại thiên tai:

-

Có phần mềm thống kê thiệt hại

-

Có đánh giá số liệu thiệt hại

-

Có thống kê thiệt hại vào phần mềm

-

Có lưu trữ số liệu trong cơ sở dữ liệu

-

Cơ sở dữ liệu được kết nối dùng chung

4.3

Xác định nhu cầu cứu trợ một cách chính xác, toàn diện

5

Huy động nguồn lực khắc phục hậu quả

5.1

Huy động, phân bổ nguồn lực để hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại theo quy định

5.2

Xây dựng quy trình chi tiết về huy động, quyên góp và phân bổ nguồn hỗ trợ theo quy định hiện hành

5.3

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị phục hồi sản xuất theo quy định

5.4

Bố trí dự phòng ngân sách địa phương để khắc phục hậu quả kịp thời

5.5

Huy động và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai

5.6

Bố trí dự toán chi hằng năm để hỗ trợ dài hạn (sửa chữa, khôi phục, nâng cấp cơ sở hạ tầng,...)

6

Hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai kịp thời, đúng đối tượng theo quy định hiện hành

7

Báo cáo kết quả thực hiện công tác khắc phục, phân bổ nguồn lực về Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT

PHỤ LỤC 3

CÁC NHIỆM VỤ PCTT CẤP BÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 541/KH-UBND ngày 17/01/2024 của UBND tỉnh)

STT

Tên chương trình

Mục tiêu

Kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Kinh phí PCLB

Quỹ PCTT tỉnh

Nguồn vốn khác

Tổng

Tổng cộng

15.150

23.675

10.000

48.825

1

Biên soạn tài liệu tuyên truyền; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã và người dân trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc điểm địa phương

- Giúp cán bộ, đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, người dân hiểu biết về các loại hình thiên tai và nâng cao nhận thức, kỹ năng của lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai tại Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện, cấp xã và của cộng đồng về thiên tai, biến đổi khí hậu để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

 - Thực hiện nội dung II-7-7.2 và II-10-10.3.2 trong Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh

1.000

1.000

- Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 09/QĐ-QGPCTT ngày 15/11/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT;

- Kế hoạch số 7659/KH-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh

2

Tổ chức thông tin, tuyên truyền và giáo dục về phòng, chống thiên tai

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền và giáo dục về phòng, chống thiên tai cho học sinh, sinh viên, cộng đồng.

- Thực hiện nội dung II-7-7.3 trong Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh

300

300

3

Thực hiện các hoạt động Tuần lễ Quốc gia Phòng chống thiên tai năm 2024 (từ ngày 15/5 đến 22/5/2024)

Tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa Tuần lễ Quốc gia PCTT, phổ biến Thư của chủ tịch nước, luật pháp về PCTT và các hoạt động cộng đồng nhân văn khác của PCTT

150

150

Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 về Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai

4

Website chuyên dùng của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

- Cập nhật các thông tin về PCTT trên địa bàn tỉnh, đăng tải cơ sở dữ liệu, hệ thống bản đồ.

- Thực hiện nội dung II-7-7.1-7.1.1 trong Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh

100

100

- Văn bản số 41/TWPCTT ngày 27/02/2018 của Ban chỉ đạo TWPCTT

- Văn bản số 1331/UBND-GT ngày 13/3/2018 của UBND tỉnh

- Quyết định số 09/QĐ-QGPCTT ngày 15/11/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT

- Kế hoạch số 7659/KH-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh

5

Website Đài Khí tượng thủy văn tỉnh

Phục vụ công tác đăng các bản tin dự báo, cảnh báo tình hình thời tiết của Đài KTTV tỉnh

100

100

Thông báo kết luận số 105/TB-UBND ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh

6

Tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai

Phát hiện kịp thời các khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai

300

300

Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ

7

Hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai

Hỗ trợ cho lực lượng thường trực làm công tác trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai

200

200

Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ

8

Theo dõi, cập nhật số liệu, tính toán dự báo vận hành và giám sát điều tiết các hồ chứa thủy điện theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai năm 2024

Theo dõi, cập nhật số liệu, tính toán dự báo vận hành và giám sát điều tiết của 09 hồ chứa thủy điện (các hồ Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đa Khai, Đa Dâng 3 và Đa M’Bri ) giúp Trưởng ban trong việc quản lý, vận hành các thủy điện trên sông Đồng Nai một cách hợp lý, hài hòa và phù hợp với các quy định của pháp luật

200

200

Khoản 1, Điều 29 Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ

9

Mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

- Mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác PCTT và TKCN theo nhu cầu của địa phương, đơn vị, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

- Thực hiện nội dung II-10-10.3 trong Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh;

- Phụ lục V Nghị định số 66/2021/NĐ-CP của Chính phủ

1.000

1.000

2.000

- Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ

- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ

10

Chi phí vận hành 56 trạm đo mưa tự động đã được lắp đặt trên địa bàn tỉnh năm 2024

Vận hành các trạm đo mưa tự động chuyên dùng Vrain đã được Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai tài trợ và các trạm do tỉnh Lâm Đồng đầu tư lắp đặt

500

500

Văn bản số 4470/UBND-GT ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh

11

Tổ chức diễn tập về phòng, chống thiên tai

Thực hiện nội dung II-8-8.4 trong Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh

400

400

- Điều 23 của Luật PCTT.

- Quyết định số 09/QĐ-QGPCTT ngày 15/11/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT

12

Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du hồ chứa nước Trường Sơn, thành phố Đà Lạt

Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du ứng với các kịch bản xả lũ, kịch bản sự cố phục vụ công tác quản lý và giảm thiểu rủi ro khi xảy ra ngập lụt; thực hiện nhiệm vụ của chủ sở hữu (UBND tỉnh) theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ

450

450

Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du đập các hồ chứa thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh theo quy định tại Khoản3, Điều 27, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ

13

Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du hồ chứa nước Đag le, huyện Bảo Lâm

Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du ứng với các kịch bản xả lũ, kịch bản sự cố phục vụ công tác quản lý và giảm thiểu rủi ro khi xảy ra ngập lụt; thực hiện nhiệm vụ của chủ sở hữu (UBND tỉnh) theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ

450

450

Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du đập các hồ chứa thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh theo quy định tại Khoản3, Điều 27, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ

14

Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du hồ chứa nước Đạ Liông, huyện Đạ Huoai

Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du ứng với các kịch bản xả lũ, kịch bản sự cố phục vụ công tác quản lý và giảm thiểu rủi ro khi xảy ra ngập lụt; thực hiện nhiệm vụ của chủ sở hữu (UBND tỉnh) theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ

450

450

Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du đập các hồ chứa thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh theo quy định tại Khoản3, Điều 27, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ

15

Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du đập hồ chứa nước Đạ Ròn, huyện Đơn Dương

Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du ứng với các kịch bản xả lũ, kịch bản sự cố phục vụ công tác quản lý và giảm thiểu rủi ro khi xảy ra ngập lụt; thực hiện nhiệm vụ của chủ sở hữu (UBND tỉnh) theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ

450

450

Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du đập các hồ chứa thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh theo quy định tại Khoản3, Điều 27, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ

16

Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du đập hồ chứa nước Thôn 5 Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh

Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du ứng với các kịch bản xả lũ, kịch bản sự cố phục vụ công tác quản lý và giảm thiểu rủi ro khi xảy ra ngập lụt; thực hiện nhiệm vụ của chủ sở hữu (UBND tỉnh) theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ

450

450

Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du đập các hồ chứa thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh theo quy định tại Khoản3, Điều 27, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ

17

Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành và phân công, phân cấp trong ứng phó thiên tai

Thực hiện nội dung III-12.4 trong Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh

200

200

Văn bản số 57/TWPCTT về việc rà soát các công trình trọng điểm phòng chống thiên tai

18

Lắp đặt bổ sung các trạm đo mưa tự động chuyên dùng

Lắp đặt bổ sung trạm đo mưa tự động chuyên dùng tại một số vị trí cần thiết trên địa bàn tỉnh (có đèo Mimosa và đèo Prenn) để cung cấp đầy đủ, kịp thời số liệu phục vụ cảnh báo thiên tai cho các cấp quản lý và cộng đồng

1.125

1.125

Tại các văn bản số: 309/TB-UBND ngày 27/7/2023; 328/TB-UBND ngày 04/8/2023 và số 10260/UBND-XD ngày 20/11/2023 của UBND tỉnh;

- Quy định tại Điều 15 Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước

19

Xây dựng cơ sở dữ liệu số về thiên tai và rủi ro thiên tai

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số cho địa bàn tỉnh, khi xem bản đồ, người sử dụng có thể đánh giá được rủi ro thiên tai cho từng vùng, từng loại hình thiên tai (mưa lớn, lũ, ngập lụt, lốc, sạt lở, sụt lún đất), làm cơ sở cảnh báo sớm và kịp thời có các phương án phòng chống thiên tai hiệu quả

1.500

1.500

Văn bản số 10260/UBND-XD ngày 20/11/2023 của UBND tỉnh

20

Lắp đặt hệ thống quan trắc mực nước tự động, cảnh báo lũ thông minh trên sông Cam Ly

Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai trên sông Cam Ly (từ thành phố Đà Lạt đến huyện Đức Trọng, Lâm Hà) nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm, dự báo, hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai nhằm cung cấp kịp thời, chính xác diễn biến, dự báo xu hướng, mức độ thiên tai cho các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư để chủ động phòng tránh, ứng phó, hạn chế thiệt hại

2.500

2.500

- Kế hoạch số 7659/KH-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030”

- Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 số 9179/KH-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh

21

Lắp đặt hệ thống quan trắc mực nước tự động, cảnh báo lũ thông minh trên sông Đa Nhim

Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai trên sông Đa Nhim (từ thủy điện Đa Nhim đến huyện Đức Trọng) nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm, dự báo, hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai nhằm cung cấp kịp thời, chính xác diễn biến, dự báo xu hướng, mức độ thiên tai cho các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư để chủ động phòng tránh, ứng phó, hạn chế thiệt hại

2.500

2.500

- Kế hoạch số 7659/KH-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030”

- Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 số 9179/KH-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh

22

Lắp đặt hệ thống quan trắc mực nước tự động, cảnh báo lũ thông minh trên suối Đại Lào, thành phố Bảo Lộc

Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai trên suối Đại Lào (từ đèo Bảo Lộc đến xã Đại Lào, Lộc Châu, phường B'Lao, thành phố Bảo Lộc) nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm, dự báo, hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai nhằm cung cấp kịp thời, chính xác diễn biến, dự báo xu hướng, mức độ thiên tai cho các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư để chủ động phòng tránh, ứng phó, hạn chế thiệt hại

2.000

2.000

- Kế hoạch số 7659/KH-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030”

- Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 số 9179/KH-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh

23

Lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ tự động tại các vị trí đường giao thông bị ngập, các vị trí ngầm, tràn

Lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ tự động tại các vị trí đường giao thông bị ngập, các vị trí ngầm, tràn nhằm cảnh báo sớm tình trạng ngập lụt, phát đèn cảnh báo và loa cảnh báo để hạn chế giao thông; cung cấp tin cảnh báo bằng tin nhắn SMS đến các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư để chủ động phòng tránh, ứng phó, hạn chế thiệt hại

1.500

1.500

- Kế hoạch số 7659/KH-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030”

- Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 số 9179/KH-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh

24

Khảo sát, xử lý tháo bỏ hạng mục, vật cản thoát lũ gây nguy cơ ngập lụt hạ lưu sông Đa Nhim

Điều tra, khảo sát các vị trí bị bồi lấp, các hạng mục, vật cản gây cản trở dòng chảy sông Đa Nhim đoạn sau hồ Đơn Dương thuộc các huyện Đơn Dương, Đức Trọng. Đề xuất giải pháp xử lý và tổ chức xử lý nạo vét, tháo bỏ

1.000

3.000

4.000

Điều 16 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ

25

Hỗ trợ các trường hợp người bị chết, bị thương do thiên tai, tai nạn; hỗ trợ sửa chữa nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác

- Dự phòng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai hàng năm

- Thực hiện nội dung III-22 trong Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh

3.000

2.000

5.000

Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ

26

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai

- Dự phòng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai hàng năm

- Thực hiện nội dung III-22-22.3 trong Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh

4.000

2.000

6.000

Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ

27

Sửa chữa, nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai

Sửa chữa, nạo vét các công trình thủy lợi, chống sạt lở bị thiệt hại do thiên tai

10.000

5.000

15.000

Ghi chú: Danh mục chương trình và kinh phí thực hiện trên đây là dự kiến; Ban Chỉ huy về PCTT&TKCN có trách nhiệm báo cáo đề xuất, lập và trình thẩm định phê duyệt từng chương trình, nhiệm vụ cụ thể theo quy định trước khi triển khai thực hiện và đảm bảo không trùng lắp với các chương trình, nhiệm vụ khác đã được UBND giao triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.



[1] Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

[2] Sẵn sàng chủ động phòng tránh, sẵn sàng đối phó kịp thời và sẵn sàng khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 541/KH-UBND ngày 17/01/2024 phòng, chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


470

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.193.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!