ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
494/KH-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 05 tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ
CƠ SỞ BAN HÀNH KẾ HOẠCH
1. Sự cần thiết
ban hành kế hoạch
a) Thực trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi
nhỏ, thủy lợi nội đồng:
Theo thống kê đến thời điểm hiện tại
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 75 hồ chứa nước nhỏ; 207 đập dâng nhỏ; 267 trạm
bơm nhỏ và 328 cống có chiều rộng thoát nước nhỏ hơn 5m; chiều dài kênh mương nội
đồng khoảng 2.044 km, trong đó đã đầu tư nâng cấp kiên cố hóa được khoảng 1.306
km. Các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đảm nhận tưới cho hơn 27.000
ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và phục vụ
nhu cầu dân sinh.
Việc đầu tư xây dựng công trình đầu mối
và kênh chính của các hệ thống công trình thủy lợi vừa và lớn cơ bản đã hoàn
thành. Tuy nhiên, Phần lớn các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được
xây dựng từ cách đây 20-30 năm; thiếu kinh phí tu bổ thường xuyên nên đa phần
đã xuống cấp; tài liệu, hồ sơ liên quan đến công trình bị mất mát, thất lạc gây
khó khăn cho việc phân loại công trình thủy lợi theo quy định của Nghị định
114/2018/NĐ-CP và Nghị định 67/2018/NĐ-CP .
Để phát huy hiệu quả của hệ thống
công trình thủy lợi, cần thiết phải đầu tư đồng bộ công trình từ đầu mối đến mặt
ruộng. Mặt khác, cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu
sản xuất nông nghiệp theo phương thức canh tác tiên tiến hoặc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng. Diện tích áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 281,6
ha chiếm 0,7% (trong đó bao gồm nhóm cây lâu năm là 65,2 ha; nhóm cây ăn quả là
159,6 ha; nhóm cây rau màu, hoa là 39,1 ha và cây dược liệu là 17,7 ha).
b) Thực trạng quản lý, khai thác thủy
lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng:
Các địa phương đã thành lập 254 tổ chức
quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng với nhiều loại
hình (108 Hợp tác xã, 65 tổ thủy nông, 13 Ban quản lý thủy lợi, 68 UBND xã trực
tiếp quản lý khai thác). Theo quy định của Luật Thủy lợi, Tổ chức thủy lợi cơ sở
quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, bao gồm các loại
hình: Hợp tác xã; Tổ hợp tác. Do đó có 146 Tổ chức thủy lợi cơ sở hiện có trên
địa bàn tỉnh chưa chưa phù hợp theo quy định của Luật Thủy lợi cần phải chuyển
đổi, thành lập mới để đảm bảo đúng quy định. Phần lớn các tổ chức thủy lợi cơ sở
hoạt động thiếu bền vững; năng lực của cán bộ quản lý yếu
cả về tổ chức quản lý và kỹ thuật, phần lớn chưa được đào tạo. Tài chính của tổ
chức thủy lợi cơ sở khó khăn, khả năng thu được phí thủy lợi nội đồng thấp, đa
số không thu được; công tác thủy lợi trong các HTX chưa được coi trọng, bị hòa
lẫn vào các hoạt động khác; việc khai thác không đi kèm với duy tu, sửa chữa, nạo
vét do thiếu nguồn kinh phí dẫn đến công trình hư hỏng, xuống cấp nhanh.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng thủy lợi, vấn
đề quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng có vai trò rất quan trọng
trong việc phát huy hiệu quả công trình thủy lợi, vì vậy việc củng cố, phát triển
các tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả bền vững là thực sự cần thiết.
2. Căn cứ pháp lý
xây dựng và ban hành kế hoạch
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày
19/6/2017, Chương VII: Thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày
16/5/2018 quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới
tiên tiến, tiết kiệm nước;
- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày
15/5/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, Chương V: Quản lý
khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
- Nghị quyết số 100/2019/QH14 ngày
27/11/2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa
IV, yêu cầu xây dựng và triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn
2021-2025;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Kết luận số 54/KL-TW ngày 7/8/2019
của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung
ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày
7/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày
10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số
54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp và nông thôn;
- Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày
13/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Kế hoạch phát triển thủy
lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025.
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi, phục
vụ nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng trên cơ sở kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình, bao gồm đầu
tư kết cấu hạ tầng thủy lợi và tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác công
trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
- Các tổ chức, cá nhân và người dân
trên địa bàn đóng vai trò chủ đạo trong phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
Nhà nước có chính sách hỗ trợ thông qua các tổ chức thủy lợi cơ sở, tăng cường
sự tham gia của các thành phần kinh tế.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
- Góp phần thực hiện nâng cao hiệu quả
quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng
nông thôn mới.
- Phát huy nội lực, nâng cao vai trò
chủ thể của người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến hết năm 2021, UBND tỉnh ban
hành và thực hiện Nghị quyết quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng trên cơ sở Nghị định 77/2018/NĐ-CP cùa Thủ tướng Chính phủ.
- Huy động các nguồn lực, sự tham gia
của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng nhằm
bảo đảm tưới, tiêu chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng nước cho vùng chuyên
canh lúa tập trung, vùng chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng cạn và vùng
đất màu trồng cây trồng cạn (cây hoa màu, cây dược liệu, cây ăn quả, cây công
nghiệp,...) theo quy hoạch sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, áp dụng quy
trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả:
+ Cấp nước chủ động cho diện tích đất
trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới trên 90%. Trong đó, đến năm 2025 có trên
30% diện tích gieo trồng lúa áp dụng tưới nước tiết kiệm theo phương thức canh
tác tiên tiến;
+ Đến năm 2025, diện tích cây trồng cạn
cần tưới theo quy hoạch sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung đạt 45%, trong
đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 25%.
- Bảo đảm hệ thống cấp, thoát nước chủ
động, đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, hiện đại đối với
vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.
- Đến hết năm 2021, hoàn thành công
tác thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi.
Đến năm 2025 có 70% tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả.
III. NHIỆM VỤ CHỦ
YẾU VÀ GIẢI PHÁP
1. Tổ chức thực
hiện có hiệu quả hệ thống thể chế, chính sách
Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện
cơ chế, chính sách, hệ thống luật pháp về thủy lợi đảm bảo đồng bộ, thống nhất,
khả thi và tổ chức thực hiện có hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
Tập trung thực hiện một số nội dung sau:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các
văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách về đầu tư, quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng.
- Rà soát, xây dựng, ban hành quy định
cụ thể mức hỗ trợ, văn bản hướng dẫn, bố trí kinh phí, huy động nguồn lực xã hội
hóa và tổ chức thực hiện các chính sách của Chính phủ đã ban hành về hỗ trợ
phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng (Nghị định 77/2018/NĐ-CP , Nghị định
57/2018/NĐ-CP , Quyết định 68/QĐ-TTg...), đồng thời ban hành các chính sách đặc
thù khác phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Xây dựng và ban hành các thiết kế mẫu,
thiết kế điển hình các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên
tiến, tiết kiệm nước phù hợp với từng vùng miền trong tỉnh.
- Tăng cường đổi mới công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thủy lợi, nâng cao nhận thức của cơ quan
quản lý nhà nước về thủy lợi các cấp; chính quyền, tổ chức thủy lợi cơ sở, người
dân thường xuyên cập nhập các cơ chế, chính sách mới về thủy lợi, trong đó có
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
2. Hoàn thiện
cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
Huy động các nguồn lực xã hội hóa
tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các công trình thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp
đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ;
cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới và thích ứng với
biến đổi khí hậu. Tập trung một số nội dung chính sau:
- Điều tra, đánh giá hiện trạng cơ sở
hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; thực trạng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi
nội đồng phục vụ phương thức canh tác tiên tiến (nông lộ phơi, SRI, 3 giảm 3
tăng[1], 1 phải
5 giảm[2]...)
cho cây lúa nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nước.
- Khuyến khích đầu tư xây dựng công
trình thủy lợi nhỏ; hoàn thiện công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; giảm
tỉ lệ thất thoát nước bảo đảm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nghiên cứu phát triển hệ thống đường ống dẫn nước kín từ các hồ đập thủy lợi về cấp nước cho các
vùng quy hoạch sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu vùng gò đồi
(lập trạm hố ga, lắp đồng hồ thu phí) để phát triển loại hình tưới tiên tiến,
tiết kiệm; khuyến khích phát triển khai thác nguồn nước ngầm bằng giếng khoan để
cấp nước cho các vùng sản xuất cây trồng cạn không có nguồn cấp nước khác.
- Xây mới, sửa chữa, nâng cấp các trạm
bơm tiêu, cống tiêu, nạo vét kênh mương đảm bảo tưới, tiêu thoát nước chủ động.
Tập trung sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước nhỏ đảm bảo nguồn nước tưới,
bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa mưa bão.
- Tiếp tục khuyến khích đầu tư phát
triển trạm bơm điện để thay thế các trạm bơm dầu kém hiệu quả.
- Hỗ trợ đầu tư hệ thống thủy lợi phục
vụ nuôi trồng thủy sản đảm bảo cấp, thoát nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản
thâm canh tập trung vùng Nam, Bắc sông Gianh và khu vực ven biển.
3. Củng cố, phát
triển tổ chức thủy lợi cơ sở
Rà soát, thành lập, củng cố, kiện
toàn tổ chức thủy lợi cơ sở theo Luật Thủy lợi để quản lý, khai thác công trình
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng hoạt động hiệu quả, bền vững, tập trung một số
nội dung chính như sau:
- Rà soát, đánh giá thực trạng cơ cấu
tổ chức, năng lực của tổ chức thủy lợi cơ sở.
- Thực hiện củng cố, thành lập tổ chức
thủy lợi cơ sở, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công
trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng theo Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT
và Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm có
sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác thủy lợi
nhỏ, thủy lợi nội đồng.
- Tăng cường sự tham gia của tổ chức
thủy lợi cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch cấp, tưới,
tiêu, thoát nước của tổ chức khai thác công trình thủy lợi đầu mối.
- Định kỳ hàng năm các tổ chức thủy lợi
cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
4. Khoa học công
nghệ, đào tạo, truyền thông
a) Áp dụng khoa học công nghệ
- Ứng dụng công nghệ, vật liệu mới
trong xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng gắn với giao thông nội đồng, như:
công nghệ kênh bê tông vỏ mỏng đúc sẵn, đường ống…
- Ứng dụng công nghệ tưới, tiêu hiện
đại, chế độ, quy trình tưới tiết kiệm nước đáp ứng các biện pháp canh tác tiên
tiến, khoa học ứng với các giai đoạn sinh trưởng cho các loại cây trồng.
b) Đào tạo
Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường
năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, an toàn
đập cho các cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện, xã; người trực tiếp
quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các Tổ chức thủy lợi cơ sở:
- Rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo
và xây dựng kế hoạch đào tạo.
- Xây dựng khung chương trình và tài
liệu đào tạo.
- Bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện
đào tạo, tập huấn.
c) Truyền thông
- Tăng cường công tác thông tin, truyền
thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với công tác quản
lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để nâng cao nhận thức của người
dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước, sử dụng nước
tiết kiệm qua đó nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi gắn với xây dựng nông
thôn mới.
- Đẩy mạnh sự tham gia của các cấp
chính quyền, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là người dân tham gia quản lý, khai
thác, bảo vệ công trình thủy lợi và chất lượng nước qua hình thức phát động các
phong trào thi đua.
IV. TIẾN ĐỘ VÀ
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực hiện: giai đoạn 2021-2025
2. Kinh phí thực hiện:
a) Nguồn vốn do UBND tỉnh quản lý
(bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương): 202 tỷ đồng.
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu
về công trình, về quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh. Rà soát,
đánh giá hiện trạng tổ chức thủy lợi cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh. Tổng kinh
phí 01 tỷ đồng;
- Tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập
huấn nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng. Tổng kinh phí 01 tỷ đồng/5 năm.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa,
nâng cấp công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm
nước: Tổng 200 tỷ đồng/5 năm (bình quân mỗi huyện, thành phố, thị xã mỗi năm 05
tỷ đồng).
b) Nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân
quản lý, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng: Bố trí
theo nguồn thu sản phẩm dịch vụ thủy lợi.
- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp công
trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Chi trả các hoạt động quản lý, vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện triển khai Kế hoạch, hằng năm tổ chức
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Chủ trì rà soát, đánh giá và đề xuất
điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý, khai
thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
- Chủ trì đề xuất kinh phí hỗ trợ đầu
tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và
tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức
thực hiện công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện
các nội dung của Kế hoạch về UBND tỉnh, Tổng cục Thủy lợi
trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố
trí, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh Ban hành quy định cụ thể mức hỗ trợ từng chính sách của Nghị định
77/2018/NĐ-CP và các chính sách đặc thù khác theo khả năng cân đối ngân sách của
địa phương.
3. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
bố trí nguồn ngân sách để thực hiện Kế hoạch theo khả năng cân đối ngân sách hằng
năm.
- Ban hành quy định việc quản lý
thanh quyết toán đối với hình thức hỗ trợ vật liệu xây dựng (nếu có); hướng dẫn
phân bổ dự toán, thanh toán, giải ngân vốn hỗ trợ qua UBND cấp xã đối với nguồn
ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác.
4. Văn phòng Điều phối nông thôn mới
Bố trí, lồng ghép các hoạt động tăng
cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm
nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025.
5. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nội dung của Kế hoạch
- Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân quản
lý, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng triển khai thực
hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả.
- Định kỳ chỉ đạo các tổ chức, cá
nhân quản lý, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng báo
cáo kết quả thực hiện các nội dung của Kế hoạch; tổng hợp
báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy lợi) trước
ngày 05 tháng 12 hàng năm.
6. Các sở, ban, ngành và các cơ
quan, đơn vị liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm
thực hiện nội dung tại Kế hoạch này.
(Chi tiết về việc tổ chức thực hiện
Kế hoạch tại Phụ lục kèm theo)
Trong quá trình thực hiện nếu phát
sinh nội dung hoặc có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND
tỉnh;
- Bộ Nông nghiệp và PTNN;
- Tổng cục Thủy lợi;
- Các sở: NN, KHĐT, TC;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới;
- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Ngọc Lâm
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG CHI TIẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 494/KH-UBND ngày 05/4/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình)
TT
|
Nhiệm
vụ
|
Sản
phẩm chính
|
Thời
gian thực hiện
|
Tổ
chức thực hiện
|
Chủ
trì
|
Phối
hợp
|
I
|
Hoàn thiện
cơ chế, chính sách
|
|
|
|
|
1
|
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các
văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách về đầu tư, quản lý, khai thác thủy lợi
nhỏ, thủy lợi nội đồng.
|
Báo
cáo đề xuất/văn bản
|
2021-2025
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, thành phố, thị xã; các đơn vị liên quan
|
2
|
Ban hành quy định cụ thể mức hỗ trợ
từng chính sách của Nghị định 77/2018/NĐ-CP và các chính sách đặc thù khác
theo khả năng cân đối ngân sách của địa phương và bố trí kinh phí hàng năm để
thực hiện
|
Nghị
quyết của HĐND tỉnh
|
2021
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài Chính, UBND các huyện, xã và các đơn vị liên quan
|
3
|
Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển
hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
phù hợp với đặc thù từng vùng, miền trong tỉnh
|
Quyết
định của UBND tỉnh
|
2021-2023
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
đơn vị liên quan
|
4
|
Ban hành quy định việc quản lý
thanh quyết toán đối với hình thức hỗ trợ vật liệu xây dựng (nếu có); hướng dẫn
phân bổ dự toán, thanh toán, giải ngân vốn hỗ trợ qua UBND cấp xã đối với nguồn
ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương
|
Quyết
định của UBND tỉnh
|
2021-2022
|
Sở
Tài Chính
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan
|
II
|
Hoàn thiện
cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng
|
|
|
|
|
1
|
Khảo sát, đánh giá về hiện trạng
công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; thực trạng áp dụng tưới tiên tiến,
tiết kiệm nước cho lúa
|
Báo
cáo tổng hợp
|
2021
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
đơn vị liên quan và các địa phương
|
2
|
Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng đảm bảo cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản
|
Đầu
tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và
tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
|
2021-2025
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
địa phương, đơn vị liên quan
|
III
|
Thành lập,
củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở
|
|
|
|
|
1
|
Rà soát, đánh giá hiện trạng tổ chức
thủy lợi cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh
|
Báo
cáo tổng hợp
|
2021-2022
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
địa phương, đơn vị liên quan
|
2
|
Thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức
thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật thủy lợi
|
Báo
cáo
|
2021-2022
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
địa phương, đơn vị liên quan
|
3
|
Đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ
chức thủy lợi cơ sở
|
Báo
cáo
|
Hàng
năm
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
địa phương, đơn vị liên quan
|
IV
|
Khoa học
công nghệ, đào tạo, truyền thông
|
|
|
|
|
1
|
Ứng dụng khoa học công nghệ trong đầu
tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
|
Ứng
dụng công nghệ
|
2021-2025
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Tiếp
nhận, ứng dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện.
|
2
|
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác thủy
lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho các cán bộ thủy lợi cấp huyện, xã, người trực
tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở
theo quy định của Luật Thủy lợi
|
Số
lượng cán bộ được đào tạo
|
2021-2025
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
địa phương, đơn vị liên quan
|
3
|
Tổ chức thông tin, truyền thông nhằm
nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà
nước trong đầu tư, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới
|
Tin,
bài, phóng sự, hội nghị,
|
2021-2025
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
địa phương, đơn vị liên quan
|
V
|
Tổng kết
đánh giá kết quả 5 năm thực hiện kế hoạch
|
Hội
nghị, báo cáo tổng kết
|
2025
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Các
địa phương, đơn vị liên quan
|
[1] giảm lượng giống gieo sạ, phân
bón, thuốc trừ sâu; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả
[2] Một phải: Phải sử dụng giống
lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng mà ngành Nông nghiệp địa phương khuyến cáo
đưa vào sản xuất; Năm giảm: Giảm lượng hạt giống gieo trồng; Giảm phân bón; Giảm
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Giảm lượng nước tưới; Giảm thất thoát sau thu hoạch.