Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 3816/KH-UBND 2022 ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân Ninh Thuận

Số hiệu: 3816/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Huyền
Ngày ban hành: 02/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3816/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 02 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (Sau đây gọi tắt là Kế hoạch ƯPSC) quy định trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị và ứng phó sự cố; cách thức tổ chức và điều hành khi sự cố xảy ra.

2. Đối tượng áp dụng

Kế hoạch ƯPSC được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân cư trú và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận.

Kế hoạch ƯPSC được áp dụng cho việc chuẩn bị sẵn sàng ƯPSC và triển khai ứng phó khi sự cố xảy ra ở nhóm tình huống 1, 2, 3 nhưng vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở và nhóm tình huống 4 quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử hoặc đối với nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát, mất an ninh.

3. Giải thích khái niệm, thuật ngữ

- Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân (sau đây gọi tắt là sự cố) là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, cơ sở bức xạ và cơ sở hạt nhân.

- Nhóm nguy cơ gây ra sự cố (sau đây gọi tắt là nhóm nguy cơ) là nhóm các cơ sở, nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân và các hoạt động có khả năng gây ra sự cố với mức độ thiệt hại tương đương nhau.

- Mức báo động: là chỉ thị mức độ trầm trọng hoặc khẩn cấp của tình huống sự cố đang diễn ra hoặc sắp diễn ra nhằm xác định các biện pháp ứng phó sự cố, mức độ huy động nguồn nhân lực ứng phó phù hợp.

- Chỉ huy tại hiện trường: là người được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm để chỉ đạo các hoạt động ứng phó tại chỗ và phối hợp các hoạt động hỗ trợ của quốc gia tại hiện trường nơi xảy ra sự cố.

- Mức can thiệp: là mức liều bức xạ có thể tránh được khi thực hiện hành động.bảo vệ cụ thể trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc trường hợp chiếu xạ trường diễn.

- Ứng phó sự cố: là việc áp dụng mọi biện pháp ứng phó nhanh chóng, kịp thời các hành động cần thiết nhằm giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ, hạt nhân gây ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của con người, gây thiệt hại về tài sản và môi trường. Ứng phó sự cố có thể đưa ra các luận cứ cho việc lập kế hoạch khôi phục lại các hoạt động kinh tế, xã hội.

- Kế hoạch ứng phó sự cố: là văn bản quy định về các nguyên tắc hoạt động, phân công trách nhiệm, cơ chế điều hành và phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân; đánh giá các nguy cơ; đưa ra các quy trình ứng phó chung; việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố nhằm giảm thiểu các hậu quả do sự cố gây ra.

- Hiệu ứng tất định: là hiệu ứng chắc chắn xảy ra nếu liều chiếu xạ vượt quá một mức ngưỡng nào đó. Chiếu xạ liều cao có thể gây các triệu chứng cấp như nôn mửa, mẩn đỏ da. Trong trường hợp nghiêm trọng các triệu chứng bệnh lý nguy cấp hơn có thể xuất hiện chỉ trong một thời gian ngắn sau khi bị chiếu xạ.

- Hiệu ứng ngẫu nhiên: là hiệu ứng có thể xảy ra trong một khoảng thời gian dài sau khi bị chiếu xạ và biểu hiện bệnh lý có thể phát hiện trong cộng đồng dân cư. Hiệu ứng này có thể xảy ra trong toàn bộ dải liều và không có ngưỡng.

4. Danh sách tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố

Phụ lục 1. Danh sách địa chỉ, số điện thoại liên lạc của các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân hỗ trợ.

5. Danh mục các quy định và kế hoạch ứng phó sự cố khác có liên quan

- Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020.

- Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 23/6/2015 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Kế hoạch 392/KH-UBND về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2020.

CHƯƠNG II

CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch

- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.

- Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản, số 15/2008/QH12 ngày 03/6/2010.

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013.

- Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.

- Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử.

- Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

- Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020”.

- Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học bức xạ và hạt nhân giai đoạn 2019-2025.

- Quyết định số 884/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia.

- Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ”.

- Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.

- Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

- Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

- Thông tư số 13/2018/TT-BKHCN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế quy định về đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế.

- Thông tư 01/2019/TT-BKHCN ngày 30/5/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.

Phụ lục 2: Trích dẫn nội dung chính của các văn bản.

2. Huy động và bồi hoàn thực hiện ứng phó sự cố

2.1. Huy động lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố

Ngoài quyền huy động các tổ chức tham gia ứng phó sự cố được quy định tại Kế hoạch này, Ban chỉ huy ứng phó sự cố còn có quyền:

a) Huy động nhân dân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phục hậu quả sự cố theo chỉ dẫn của các cán bộ chuyên trách.

b) Trưng dụng phương tiện, tài sản của cá nhân phục vụ công tác ứng phó sự cố.

2.2. Bồi hoàn thực hiện ứng phó sự cố

a) Tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố được quyền trưng dụng phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân thì có trách nhiệm báo cáo với Ban chỉ huy ứng phó sự cố. Việc trưng dụng phương tiện, tài sản sử dụng và hoàn trả cho chủ phương tiện, tài sản phải theo quy định của pháp luật.

b) Trong trường hợp phương tiện, tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc không thể hoàn trả lại được thì tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản đó được bồi thường theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH NGUY CƠ GÂY RA SỰ CỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Ninh Thuận là tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A và quốc lộ 27 lên Đà Lạt (Lâm Đồng); cách Nha Trang 105 km và cách sân bay quốc tế Cam Ranh 50km về phía Bắc. Diện tích tự nhiên của Ninh Thuận là 3.358 km2, Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thành phố và 6 huyện có 65 đơn vị hành chính cấp xã là 47 xã, 15 phường, 3 thị trấn..

Mạng lưới giao thông Ninh Thuận có quốc lộ 1 chạy qua, quốc lộ 27 lên Đà Lạt và Nam Tây Nguyên, quốc lộ 27B chạy qua địa phận huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đến thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đường sắt Bắc Nam và 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra, sân bay quốc tế Cam Ranh và cảng hàng hóa Ba Ngòi (một trong 10 cảng biển lớn của cả nước) thuộc tỉnh Khánh Hòa khá gần tỉnh Ninh Thuận (phạm vi khoảng 45 km đến 60 km).

Các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận:

- Khu Công nghiệp Du Long rộng khoảng 407ha

- Khu Công nghiệp Phước Nam rộng khoảng 369,92 ha

- Khu Công nghiệp Cà Ná rộng khoảng 827,20 ha

- Khu Công nghiệp Thành Hải rộng khoảng 77,98 ha

- Cụm Công nghiệp Tháp Chàm rộng khoảng 23,48 ha

- Cụm Công nghiệp Tri Hải rộng khoảng 40 ha

- Cụm Công nghiệp Quảng Sơn rộng khoảng 50,28 ha

- Cụm Công nghiệp Hiếu Thiện rộng khoảng 50 ha

- Cụm Công nghiệp Phước Tiến rộng khoảng 40 ha

1. Thực trạng và nguy cơ từ các ứng dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh

1.1. Ứng dụng nguồn phóng xạ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận không có cơ sở tiến hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ (như trong xạ trị, chiếu xạ công nghiệp, chụp ảnh phóng xạ trong công nghiệp, thiết bị điều khiển hạt nhân trong công nghiệp, y học hạt nhân...). Tuy nhiên, với những định hướng phát triển ưu tiên về công nghiệp năng lượng, cảng biển, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp, phụ trợ… ” sẽ thu hút nhiều dự án công nghiệp chế biến, chế tạo đầu tư quy mô lớn (điển hình là đề xuất dự án Nhà máy sản xuất chế tạo thiết bị điện gió của Tập đoàn Xuân Thiện; dự án Nhà máy sản xuất chế biến sản phẩm sau Muối của Tập đoàn BIM); các dự án công nghiệp trọng điểm khu kinh tế phía Nam của tỉnh; các dự án thủy lợi tiếp tục triển khai như: Hệ thống công trình thủy lợi Tân Mỹ, hồ cha nước Sông Than, Kiền Kiền; cảng biển Cà Ná, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, thủy điện tích năng Bác Ái; các hạng mục đầu tư cho thiết bị điều trị y học hạt nhân cho Khoa ung bướu Bệnh viện Đa Khoa tỉnh, vv.... Chính sự phát triển này là nguy cơ phát sinh các vấn đề về an ninh, an toàn bức xạ, cụ thể các dự án này sẽ phát sinh thêm nhiều thiết bị máy móc và nguồn phóng xạ ứng dụng có trong thiết bị dây chuyền công nghệ làm gia tăng các nguy cơ xảy ra sự cố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Bên cạnh đó, theo kế hoạch đầu tư giai đoạn tới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận có thể thành lập khoa y học hạt nhân và sử dụng dược chất phóng xạ Tc-99m trong hoạt động chụp SPECT, SPECT/CT phục vụ chẩn đoán khối u, xạ hình và dược chất phóng xạ I-131 trong việc thực hiện xét nghiệm hấp thu Iốt phóng xạ để đánh giá chức năng tuyến giáp, điều trị bệnh cường giáp và ung thư biểu mô tuyến giáp.

1.2. Ứng dụng thiết bị bức xạ

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 19 cơ sở bức xạ sử dụng thiết bị X-quang trong y tế với tổng số 47 máy và 1 cơ sở bức xạ sử dụng 1 thiết bị phát tia X để đo mức. Công tác bảo đảm an toàn bức xạ được thực hiện tốt, các nhân viên bức xạ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ về an toàn bức xạ.

Do đặc tính, cấu tạo của máy phát tia X - chỉ hoạt động được khi được cung cấp nguồn điện áp, do vậy đối với các thiết bị phát tia X chỉ gây ra sự cố bị chiếu xạ quá liều tuy nhiên cũng không có khả năng gây ra hiệu ứng tất định nghiêm trọng.

Các sự cố này xảy ra do nguyên nhân chủ quan và khách quan như việc vận hành sai quy trình hoặc do sự hỏng hóc của thiết bị. Việc ứng phó sự cố đối với các thiết bị phát tia X rất đơn giản (ngắt nguồn điện) và hoàn toàn trong khả năng ứng phó sự cố của cơ sở. Trong trường hợp cần thiết (khi có người bị chiếu xạ quá liều), Sở Khoa học và Công nghệ có thể giúp cơ sở liên hệ với đơn vị y tế để chẩn đoán và điều trị cần thiết. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh không cần khởi động để hỗ trợ cho các sự cố loại này. Do đó, nguy cơ này không được xem xét là nguy cơ cấp tỉnh.

Phụ lục 3. Danh sách cơ sở sử dụng thiết bị phát tia X trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2021.

2. Đánh giá nguy cơ trong vận chuyển, sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có thể chịu ảnh hưởng từ các hoạt động vận chuyển nguồn phóng xạ sau:

- Vận chuyển nguồn phóng xạ khi nhập khẩu nguồn mới, sắt thép phế liệu và các hàng hóa nhiễm bẩn phóng xạ từ các càng biển, các cảng hàng không quốc tế như sân bay Cam Ranh đến tỉnh Ninh Thuận;

- Vận chuyển nguồn phóng xạ, hàng hóa và sắt thép bị nhiễm phóng xạ từ cảng Cái Mép, Cát Lái, Ba Ngòi đi theo Quốc lộ 1A qua Ninh Thuận để đến các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc.

- Vận chuyển dược chất phóng xạ từ Viện Nghiên Cứu hạt nhân Đà Lạt qua Ninh Thuận đến các bệnh viện trên toàn quốc;

Ngoài ra, hoạt động chụp ảnh phóng xạ do các cơ sở từ địa phương khác mang nguồn đến địa bàn tỉnh Ninh Thuận (như sử dụng nguồn phóng xạ để kiểm tra chất lượng mối hàn, kiểm tra kết cấu bê tông (chụp ảnh phóng xạ) tại đập thủy điện Tân Mỹ trong thời gian trước đây có thể xảy ra nguy cơ tai nạn trên đường vận chuyển, rơi đổ nguồn phóng xạ hoặc mất nguồn phóng xạ.

Hiện nay các trạm kiểm soát, lực lượng cảnh sát giao thông trên quốc lộ 1A không có thiết bị phát hiện chất phóng xạ, chưa được đào tạo kiến thức cơ bản về an toàn bức xạ. Đối tượng xấu có thể vận chuyển nguồn phóng xạ bằng cách che giấu trong sắt thép, thiết bị và các hàng hóa khác. Từ đó, nguồn phóng xạ và hàng hóa nhiễm phóng xạ có thể được trung chuyển tới các tỉnh lân cận.

3. Đánh giá nguy cơ mất an ninh khu vực trọng điểm

Tình huống mất an ninh nguồn phóng xạ xảy ra khi nguồn phóng xạ được sử dụng cho mục đích xấu đối với con người và môi trường như gây rối loạn trật tự trị an, gây tình trạng hoảng loạn tâm lý trong xã hội, gây thiệt hại về sức khoẻ con người và tác động kinh tế - xã hội. Các khu vực thường xảy ra nguy cơ này bao gồm:

- Khu tập trung cơ quan hành chính nhà nước có độ nhạy cảm chính trị cao: Trụ sở Ủy ban nhân dân Tỉnh Ninh Thuận; khu vực các Sở, ban, ngành tập trung của tỉnh; cơ quan Công an, Quân sự...

- Các địa điểm công cộng tập trung đông người, khu du lịch, nơi tổ chức các sự kiện văn hóa xã hội lớn (Tháp Po Klaung Garai, Vườn quốc gia Núi Chúa, Vịnh Vĩnh Hy, Bãi rêu xanh làng Từ Thiện, Cánh đồng muối Đầm Vua...).

- Các khu, cụm công nghiệp: Khu Công nghiệp Du Long, Khu Công nghiệp Phước Nam, Khu Công nghiệp Cà Ná, Khu Công nghiệp Thành Hải, Cụm Công nghiệp Tháp Chàm, Cụm Công nghiệp Tri Hải, Cụm Công nghiệp Quảng Sơn, Cụm Công nghiệp Hiếu Thiện, Cụm Công nghiệp Phước Tiến,…).

4. Đánh giá nguy cơ nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát

Các sự cố nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát, nguồn phóng xạ vô chủ có thể xuất hiện trong các tình huống sau:

- Các nguồn, thiết bị chứa nguồn là kim loại và có thể di chuyển đến các cơ sở thu gom phế liệu kim loại, các cơ sở tái chế, sản xuất kim loại trong tỉnh. Các cơ sở loại này đều không có thiết bị ghi đo bức xạ tại cơ sở (điều này cũng là điểm chung đối với tất cả các cơ sở loại này trên toàn quốc).

- Các nguồn phóng xạ, thiết bị chứa nguồn phóng xạ, sắt thép có nhiễm phóng xạ có thể bị lẫn trong các lô hàng sắt thép phế liệu được các công ty nhập khẩu sắt thép phế liệu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhập khẩu qua cảng Cái Mép, Cát Lái, Ba Ngòi về địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Xuất hiện nguồn phóng xạ vô chủ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hoặc nguồn phóng xạ bị lấy cắp/thất lạc từ địa phương khác được đưa đến địa bàn tỉnh. Địa điểm có khả năng cao xảy ra sự cố nguồn phóng xạ vô chủ là các cơ sở thu gom phế liệu kim loại, các cơ sở tái chế, sản xuất kim loại trên địa bàn tỉnh.

- Hoạt động buôn bán trái phép chất phóng xạ.

Phụ lục 4. Phân bố các doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề buôn bán sắt, thép, phế liệu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2021.

5. Xác định nhóm nguy cơ trên địa bàn tỉnh

Theo phân tích nguy cơ ở trên, áp dụng Thông tư 25/2014/TT-BKHCN tỉnh Ninh Thuận hiện tại có nhóm nguy cơ IV. Việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân tỉnh Ninh Thuận phải đảm bảo cho việc chuẩn bị và ứng phó với nguy cơ nhóm IV.

CHƯƠNG IV

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ

1. Cơ cấu tổ chức

1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức

1.2. Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (gọi tắt là Ban Chỉ huy) do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ra quyết định thành lập, có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các hoạt động ứng phó sự cố trên địa bàn tỉnh.

Ban Chỉ huy bao gồm các thành viên:

STT

Vị trí, cơ quan công tác

Trách nhiệm trong Ban chỉ huy

1

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh

Trưởng ban

2

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Phó Trưởng ban thường trực

3

Lãnh đạo Công an tỉnh

Phó Trưởng ban

4

Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh

Phó Trưởng ban

5

Lãnh đạo Sở Y tế

Thành viên

6

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường

Thành viên

7

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông

Thành viên

8

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thành viên

9

Lãnh đạo Sở Công Thương

Thành viên

10

Lãnh đạo Sở Tài chính

Thành viên

Phụ lục 5. Danh sách Ban chỉ huy và thông tin liên hệ.

1.3. Tổ chức tham gia ứng phó chính

- Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

- Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN) - Cơ quan thường trực.

- Công an tỉnh.

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

- Sở Y tế.

- Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Sở Thông tin và Truyền thông.

- Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố.

- Cơ sở tiến hành công việc xảy ra sự cố.

1.4. Các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật tham gia ứng phó sự cố

- Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

- Trung tâm y tế cấp Huyện.

- Các cơ sở có thiết bị bức xạ.

1.5. Các đơn vị tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và hạt nhân

- Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân và ứng phó sự cố.

- Viện Nghiên cứu hạt nhân.

1.6. Các sở, ban, ngành tham gia

- Ủy ban nhân dân các cấp.

- Sở Tài chính.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Sở Công Thương.

- Sở Giao thông vận tải.

- Sở Nội vụ.

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

- Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng.

- Các tổ chức quần chúng.

2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

Các tổ chức, cá nhân phải nhận biết hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là nhiệm vụ quan trọng và sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó phải chuẩn bị các nguồn lực thích hợp đáp ứng được yêu cầu ứng phó sự cố theo trách nhiệm được phân công.

Các tổ chức, cá nhân thực hiện theo sự phân công trong các quy trình ứng phó hoặc các kịch bản ứng phó cụ thể đã xây dựng và được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

2.1. Trách nhiệm của Ban chỉ huy và các thành viên

2.1.1. Ban Chỉ huy

- Thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ huy, tổ chức thực hiện, kiểm tra hướng dẫn các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh.

- Xem xét kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị tham gia ứng phó sự cố, xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm và 5 năm; lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch dự toán kinh phí mua sắm trang thiết bị phương tiện, công tác diễn tập và ứng phó sự cố bức xạ.

- Tổ chức đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố bức xạ (diễn tập chung).

- Tổ chức ứng phó sự cố theo quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố.

- Huy động nhân lực, phương tiện tham gia thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố;

- Kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu hỗ trợ khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh; huy động nhân lực, phương tiện của tỉnh theo điều động của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh về sự cố xảy ra trên địa bàn.

- Kịp thời báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.

2.1.2. Trưởng Ban Chỉ huy

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh.

- Phân công trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy.

- Thông báo về sự cố, khởi động và chấm dứt ứng phó sự cố.

- Chỉ huy tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ (diễn tập chung).

- Chỉ huy, điều động các lực lượng chuẩn bị và tham gia hoạt động ứng phó sự cố; chỉ đạo thực hiện các biện pháp can thiệp với sự tư vấn của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ theo kế hoạch ứng phó sự cố được phê duyệt.

- Bổ nhiệm người chỉ huy tại hiện trường phù hợp với từng tình huống cụ thể.

- Chịu trách nhiệm hoặc ủy quyền cho Phó trưởng Ban thường trực phát ngôn chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và đưa ra các cảnh báo, chỉ dẫn cho người dân.

- Tổng hợp, đánh giá tình hình sự cố để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.

- Khi có thay đổi ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố phải cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố.

- Thiết lập các hệ thống điều hành và quản lý trong ứng phó sự cố.

2.1.3. Phó trưởng Ban thường trực (Giám đốc Sở KH&CN)

- Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban về các biện pháp và giải pháp liên quan đến an toàn bức xạ trong ứng phó sự cố.

- Thay mặt Trưởng ban, chỉ huy ứng phó sự cố đối với tình huống báo động cấp 1 và cấp 2.

- Chỉ huy phối hợp tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ.

- Chỉ đạo, phê duyệt trong công tác tổ chức đào tạo, tập huấn, thực tập, luyện tập, diễn tập chuyên đề về ứng phó sự cố bức xạ theo định kỳ.

- Thay mặt Trưởng ban trình Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm và 5 năm; lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch dự toán kinh phí mua sắm trang thiết bị phương tiện, công tác diễn tập và ứng phó sự cố bức xạ.

- Báo cáo Trưởng ban về kết quả khắc phục hậu quả sự cố bức xạ.

- Tổng hợp thông tin và lập báo cáo về sự cố.

- Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban kế hoạch tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực kỹ thuật về công tác bức xạ cho ứng phó sự cố của các cơ sở trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Trưởng ban phân công.

- Tư vấn cho Trưởng ban trong xây dựng phương án khắc phục hậu quả sự cố, triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả sự cố và kiểm tra kết quả sau khi khắc phục.

2.1.4. Phó trưởng ban (Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh)

- Tham mưu đề xuất với Trưởng ban các biện pháp và giải pháp liên quan đến đảm bảo an ninh, trật tự và bảo vệ người, tài sản, vấn đề về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong ứng phó sự cố.

- Chỉ huy công tác điều tra, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ về sự cố.

- Báo cáo Trưởng ban về tình hình đảm bảo an ninh trật tự, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong ứng phó sự cố.

- Chỉ huy việc lập vành đai an toàn và huy động lực lượng chữa cháy.

- Chỉ huy phối hợp tổ chức diễn tập ứng phó sự cố định kỳ theo kế hoạch.

- Sẵn sàng huy động lực lượng ứng phó sự cố khi được giao nhiệm vụ.

2.1.5. Phó trưởng ban (Đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh)

- Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban các biện pháp và giải pháp liên quan đến sơ tán người và tài sản.

- Chỉ huy việc sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.

- Chỉ huy việc tẩy xạ, khắc phục nhiễm xạ môi trường.

- Phối hợp tổ chức diễn tập ứng phó sự cố định kỳ theo kế hoạch.

- Sẵn sàng huy động lực lượng ứng phó sự cố khi được giao nhiệm vụ.

2.1.6. Thành viên (Đại diện lãnh đạo Sở Y tế)

- Tham mưu về các biện pháp, giải pháp cấp cứu và điều trị nạn nhân trong ứng phó sự cố.

- Tham mưu về việc sử dụng lương thực, thực phẩm và nước trong sự cố bức xạ.

- Báo cáo tình hình về cấp cứu và điều trị nạn nhân.

- Sẵn sàng huy động lực lượng ứng phó sự cố khi được giao nhiệm vụ.

2.1.7. Thành viên (Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường)

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc tư vấn kỹ thuật cho Trưởng ban trong xây dựng phương án khắc phục hậu quả sự cố, triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả sự cố và kiểm tra kết quả sau khi khắc phục; đánh giá tác động của bức xạ tới môi trường.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để tư vấn cho Trưởng ban trong việc kiểm soát ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra và quản lý chất thải phóng xạ.

2.1.8. Thành viên (Đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông)

- Tham mưu về công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn tổ chức họp báo cho Ban chỉ huy khi có yêu cầu.

- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh và các doanh nghiệp viễn thông chuẩn bị phương tiện kỹ thuật và bố trí nhân sự để cung cấp kịp thời các chỉ dẫn, cảnh báo từ Ban chỉ huy đến dân chúng.

- Phối hợp với Sở KH&CN thực hiện các biện pháp tuyên truyền về các kế hoạch ứng phó sự cố trong tỉnh.

2.1.9. Thành viên (Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Tham mưu cho Trưởng ban về các biện pháp bảo vệ nông nghiệp khi có sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra.

- Tham mưu cho Trưởng ban về các biện pháp quản lý thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành trong trường hợp nhiễm bẩn phóng xạ lớn.

2.1.10. Thành viên (Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương)

- Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban về các biện pháp và giải pháp liên quan đến an toàn bức xạ trong việc nhập khẩu, sản xuất sắt thép trên địa bàn tỉnh.

2.1.11. Thành viên (Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính)

- Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban về cơ chế tài chính trong công tác mua sắm trang thiết bị cho ứng phó sự cố; đào tạo tập huấn và tổ chức diễn tập theo kế hoạch;

- Sẵn sàng huy động lực lượng ứng phó sự cố khi được giao nhiệm vụ.

2.2. Trách nhiệm Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường

- Chỉ đạo, điều hành các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường.

- Chỉ đạo, điều động mọi nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc ứng phó sự cố.

- Giữ vai trò đầu mối tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin tại hiện trường.

- Tuân theo sự chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ huy.

2.3. Trách nhiệm các tổ chức của địa phương

2.3.1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Cơ quan thường trực, tham mưu, giúp Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố.

- Tư vấn, tham mưu về chuyên môn trong hoạt động ứng phó cho Ban Chỉ huy;

- Thay mặt Ban chỉ huy thông báo các yêu cầu của Ban Chỉ huy đến các đơn vị có liên quan tham gia ứng phó sự cố.

- Phối hợp chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuẩn bị và ƯPSC cấp cơ sở; kịp thời hỗ trợ trong trường hợp sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở.

- Triển khai tổ chức đào tạo, tập huấn, thực tập, luyện tập, diễn tập chuyên đề về ứng phó sự cố bức xạ định kỳ theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức và phối hợp thực hiện đánh giá và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu Ban Chỉ huy trình Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm và 5 năm; lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch dự toán kinh phí mua sắm trang thiết bị phương tiện, công tác diễn tập và ứng phó sự cố bức xạ.

- Phổ biến kiến thức an toàn bức xạ (ATBX), chuẩn bị và ƯPSC cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các lớp tập huấn để cập nhật các thông tin liên quan đến bức xạ, hạt nhân cho các tổ chức và cá nhân có liên quan đến ƯPSC.

- Lập kế hoạch xem xét các kịch bản ƯPSC cũ và xây dựng, bổ sung các kịch bản phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

- Tham mưu giúp UBND tỉnh báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình sự cố bức xạ xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng năng lực của Sở KH&CN đủ đáp ứng việc ƯPSC cấp tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy yêu cầu.

2.3.2. Công an tỉnh

- Đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực sự cố xảy ra.

- Tham mưu cho Ban Chỉ huy ƯPSC hoặc các cơ sở khác về nguy cơ gây mất an ninh liên quan tới chất phóng xạ và các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

- Phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố tổ chức sơ tán người và tài sản khỏi vùng nguy hiểm.

- Tổ chức xây dựng lực lượng, nguồn lực kỹ thuật để phối hợp ƯPSC.

- Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra nguyên nhân gây ra sự cố.

- Phối hợp với các lực lượng kỹ thuật khắc phục sự cố.

- Phối hợp với đơn vị hỗ trợ kỹ thuật bức xạ xác định và lập hàng rào kiểm soát vùng nguy hiểm (khoanh vùng đảm bảo an toàn, an ninh); thực hiện các biện pháp để bảo vệ con người và tài sản tránh khỏi tác động từ sự cố bức xạ.

- Chủ trì chỉ huy chữa cháy, tham gia giải quyết các vụ việc gây rối an ninh trật tự theo quy định, huy động lực lượng, phương tiện chi viện chữa cháy, tham gia cứu nạn, cứu hộ theo yêu cầu của Ban chỉ huy ứng phó sự cố.

- Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ huy, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng công an, các lực lượng phòng cháy và chữa cháy của cơ sở có nguồn phóng xạ, lực lượng dân phòng để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện công tác ứng phó ban đầu, cứu hộ, cứu nạn trong đám cháy và tham gia cứu hộ, cứu nạn trong tình huống sự cố liên quan đến bức xạ; tham gia tẩy xạ cho người, thiết bị và môi trường theo yêu cầu.

- Tổ chức thực hiện một số hoạt động điều tra và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với các tình huống hỏa hoạn liên quan đến nguồn phóng xạ.

- Cung cấp các nguồn lực cứu nạn theo yêu cầu.

2.3.3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp.

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, tổ chức sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.

- Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban các biện pháp và giải pháp liên quan đến sơ tán người và tài sản.

- Phối hợp ứng phó sự cố, tham gia tẩy xạ cho người, thiết bị và môi trường theo yêu cầu.

- Hỗ trợ cung cấp trang bị phương tiện, trang bị thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác ứng phó sự cố khi có yêu cầu.

- Cung cấp các nguồn lực cứu nạn theo yêu cầu.

2.3.4. Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

- Sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp.

- Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.

- Cung cấp các nguồn lực cứu nạn theo yêu cầu của Ban chỉ huy.

2.3.5. Sở Y tế

- Tham mưu các biện pháp, giải pháp cấp cứu và điều trị nạn nhân trong ƯPSC.

- Tham mưu về việc sử dụng lương thực, thực phẩm và nước uống và sinh hoạt trong ƯPSC.

- Báo cáo tình hình về cấp cứu và điều trị nạn nhân.

- Sẵn sàng huy động lực lượng ƯPSC khi được giao nhiệm vụ.

- Tổ chức xây dựng lực lượng, nguồn y tế trong địa bàn tỉnh phục vụ trợ giúp y tế trong ƯPSC.

- Bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực trợ giúp y tế trong ƯPSC (đối với lực lượng cứu thương và bệnh viện được chỉ định).

- Triển khai các Bệnh viện dã chiến khi được yêu cầu trên cơ sở các lực lượng sẵn có của Sở và các lực lượng khác trên địa bàn tỉnh.

- Thiết lập mạng lưới các bệnh viện/trung tâm y tế trong tỉnh để hỗ trợ các bệnh viện tại Mục 1.4 Chương này.

2.3.6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm soát ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ quản lý chất thải phóng xạ.

2.3.7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời các thông tin về sự cố bức xạ và hạt nhân; các chủ trương, chỉ thị về ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố bức xạ của Trung ương và UBND tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về an toàn bức xạ và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

- Xây dựng và triển khai phương tiện hỗ trợ các khu vực thông tin công cộng (loa đài phát thanh phường, xã, huyện, thành phố).

2.3.8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Cung cấp nguồn lực thích hợp theo yêu cầu của Trưởng ban;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ các hoạt động nông nghiệp khi có sự cố bức xạ, hạt nhân;

- Phối hợp với Sở Y tế có các biện pháp tối ưu để thực hiện các mức can thiệp trong việc quản lý lương thực, thực phẩm và biện pháp phòng ngừa lâu dài.

2.3.9. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở KH&CN tỉnh tổng hợp, thẩm định kinh phí trình Ban chỉ huy xem xét và UBND tỉnh phê duyệt bố trí dự toán kinh phí hằng năm phục vụ công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

- Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban và UBND tỉnh về kế hoạch kinh phí để đảm bảo cho công tác ứng phó sự cố được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ban chỉ huy yêu cầu.

2.3.10. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, thẩm tra dự toán kinh phí hàng năm phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân của Ban chỉ huy và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2.3.11. Sở Công thương

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý huy động lực lượng, vật tư, phương tiện hỗ trợ các tổ chức ứng phó khi có yêu cầu của Ban Chỉ huy.

- Thống kê và cập nhật danh sách định kỳ hàng năm các cơ sở luyện thép, khai thác khoáng sản, cơ sở sản xuất bia trên địa bàn tỉnh (nếu có) và báo cáo Ban Chỉ huy.

2.3.12. Sở Giao thông vận tải

- Cung cấp hỗ trợ phương tiện vận tải theo kế hoạch ứng phó sự cố.

- Kịp thời phối hợp ứng cứu, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông khi có yêu cầu của Ban chỉ huy ứng phó sự cố.

2.3.13. Sở Nội vụ

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh điều phối, bố trí nhân lực cần thiết cho các đơn vị tham gia ứng phó sự cố ban đầu đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể và tình hình thực tế.

- Phối hợp tham mưu giúp UBND tỉnh sắp xếp, hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống ứng phó sự cố của tỉnh trên cơ sở Kế hoạch ứng phó sự cố được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.3.14. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành văn bản để thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

- Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chế độ, chính sách về tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp và các hình thức trả lương, trả công, các chế độ vật chất khác cho người tham gia ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân theo phạm vi chức năng nhiệm vụ của ngành.

2.3.15. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

- Hỗ trợ việc huy động các lực lượng ứng phó sự cố tại chỗ của các cơ sở trong khu công nghiệp cho công tác ứng phó sự cố.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về an toàn bức xạ và ứng phó sự cố.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban chỉ huy yêu cầu.

2.3.16. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng

- Chủ trì phối hợp với các lực lượng, các ngành có chức năng đấu tranh chống buôn lậu chất phóng xạ qua biên giới và tội phạm khác, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

2.3.17. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ huy, đôn đốc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện các yêu cầu trợ giúp và khắc phục sự cố.

- Quản lý, duy trì địa điểm sơ tán đảm bảo hoạt động hiệu quả trong ứng phó sự cố theo phân công của Ban chỉ huy.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban chỉ huy yêu cầu.

2.3.18. UBND phường, xã, thị trấn nơi xảy ra sự cố

- Chỉ đạo lực lượng công an phường/xã/thị trấn và lực lượng có liên quan nhanh chóng thiết lập vành đai an toàn, kiểm soát an ninh khu vực sự cố.

- Phối hợp di chuyển và sơ tán dân chúng đến nơi tập kết an toàn theo các phương án hành động đã xây dựng.

- Phối hợp với cơ quan chức năng khắc phục sự cố.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban chỉ huy yêu cầu.

2.3.19. Cơ sở tiến hành công việc bức xạ xảy ra sự cố

- Xác định vị trí xảy ra sự cố, xác định sơ bộ nguyên nhân, tính chất và khả năng diễn biến sự cố tương ứng với nhóm tình huống quy định tại Điều 82 của Luật Năng lượng nguyên tử để áp dụng các biện pháp ứng phó.

- Thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi xảy ra sự cố, hoặc cơ quan an toàn bức xạ hạt nhân về địa điểm xảy ra sự cố; đánh giá sơ bộ nguyên nhân xảy ra sự cố và ảnh hưởng đối với con người, môi trường.

- Cung cấp thông tin, tài liệu, tạo các điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố.

- Huy động nhân lực, phương tiện của cơ sở để khắc phục sự cố, hạn chế sự lan rộng, hạn chế hậu quả, tổ chức cấp cứu người bị nạn, cô lập nơi nguy hiểm, kiểm soát an ninh.

2.3.20. Tổ chức quần chúng

Huy động nhân lực thích hợp theo yêu cầu của Trưởng ban chỉ huy để tham gia ứng phó sự cố.

2.4. Trách nhiệm của đơn vị hỗ trợ kỹ thuật tham gia ứng phó sự cố

- Tiếp nhận và trợ giúp y tế cho những người bị tổn thương bức xạ.

- Xây dựng quy trình điều trị cho bệnh nhân bị chiếu xạ quá liều, bệnh nhân bị nhiễm bẩn phóng xạ, quy trình tẩy độc phóng xạ. Tham vấn ý kiến của các chuyên gia bức xạ để đảm bảo an toàn trong điều trị bệnh nhân bị nhiễm bẩn phóng xạ.

- Sử dụng trang thiết bị sẵn có của bệnh viện để hỗ trợ ƯPSC.

- Đầu tư hoặc được cung cấp trang thiết bị thích hợp điều trị bệnh nhân trong những trường hợp chiếu xạ quá liều và nhiễm bẩn phóng xạ.

2.5. Trách nhiệm của đơn vị hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật an toàn bức xạ và hạt nhân

Hỗ trợ ứng phó sự cố theo các biên bản/thỏa thuận về hỗ trợ ứng phó sự cố giữa đơn vị hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn an toàn bức xạ và hạt nhân với cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Thuận.

Phụ lục 21. Mẫu biên bản hỗ trợ ứng phó sự cố.

CHƯƠNG V

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ SẴN SÀNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ

1. Nguồn nhân lực

- Lực lượng tham gia ứng phó chính phải được xây dựng từ các tổ chức tham gia ứng phó sự cố và tổ chức đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố định kỳ.

- Lực lượng hỗ trợ ứng phó sự cố phải được phổ biến và cung cấp thông tin thích hợp về an toàn bức xạ và hạt nhân và ứng phó sự cố.

2. Trang thiết bị

- Các tổ chức tham gia ứng phó sự cố huy động, sử dụng các thiết bị sẵn có của đơn vị trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ đã được quy định; có kế hoạch đầu tư những thiết bị đặc chủng liên quan đến ứng phó sự cố bức xạ theo phân công trong kế hoạch này.

- Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các tổ chức tham gia ứng phó sự cố xây dựng kế hoạch trang bị và duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị ứng phó sự cố trình UBND tỉnh phê duyệt. (danh mục trang thiết bị cơ bản phục vụ ứng phó tại hiện trường giai đoạn 2021-2025.

Phụ lục 6. Danh mục trang thiết bị đã có và các thiết bị dự kiến trong thời gian đến phục vụ ứng phó sự cố.

- Nhiệm vụ đầu tư trang thiết bị sẽ xây dựng đề án đầu tư cụ thể theo từng giai đoạn.

3. Nguồn kinh phí

3.1. Kinh phí chi thường xuyên cho các hoạt động ứng phó sự cố

- Hoạt động của Ban Chỉ huy và chế độ trực đường dây nóng 24/24; thiết bị văn phòng (máy tính, máy in, máy fax, điện thoại…).

- Tổ chức đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho các cán bộ chủ chốt, các lực lượng nòng cốt tham gia ứng phó sự cố bức xạ của tỉnh.

- Rà soát, cập nhật xây dựng kịch bản phù hợp thực tiễn và tổ chức hội thảo, đào tạo, tập huấn, thực hành, làm các bài tập thảo luận, thực tập, luyện tập, diễn tập ứng phó sự cố các cấp hàng năm.

- Mua sắm và duy tu, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác diễn tập và ứng phó sự cố bức xạ.

3.2. Kinh phí dự phòng ứng phó sự cố bức xạ xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng dự toán chi theo các nội dung nêu trên trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện.

4. Đào tạo

- Sở KH&CN chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan lập kế hoạch đào tạo hàng năm và trình Ban Chỉ huy xem xét. Trưởng ban chỉ huy trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch.

- Sở KH&CN tập hợp tài liệu xây dựng sổ tay hướng dẫn ƯPSC cho từng nhóm đối tượng, xây dựng tờ rơi hướng dẫn bảo đảm an toàn cho công chúng khi sự cố xảy ra.

5. Xây dựng kịch bản

Hàng năm Sở KH&CN lập kế hoạch xem xét các kịch bản cũ và xây dựng, bổ sung các kịch bản mới phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Các kế hoạch này được trình Ban chỉ huy xem xét. Trưởng ban chỉ huy trình UBND tỉnh phê duyệt.

Năm 2022, tỉnh đã xây dựng 03 kịch bản điển hình và quy trình ứng phó tương ứng, bao gồm:

- Kịch bản 1: Kịch bản ứng phó sự cố đối với sự cố nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát.

- Kịch bản 2: Kịch bản ứng phó sự cố đối với sự cố mất nguồn phóng xạ tại một cơ sở bức xạ.

- Kịch bản 3: Kịch bản ứng phó sự cố bức xạ đối với vận chuyển nguồn phóng xạ.

Phụ lục 20. Các kịch bản ứng phó sự cố.

6. Diễn tập

Tần suất diễn tập thực hiện theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử. Hàng năm, Sở KH&CN tham mưu UBND tỉnh lựa chọn loại hình diễn tập và tổ chức diễn tập phù hợp theo loại hình diễn tập quy định trong bản Kế hoạch này.

Loại hình diễn tập

Tần suất/thời gian

Luyện tập kết nối thông tin liên lạc giữa các tổ chức ứng phó

1 lần/1 năm

Thực tập phối hợp với các tổ chức chính quyền thành phố/thị xã/huyện

1 lần/2 năm

Diễn tập chuyên đề của các tổ chức ứng phó (cứu hỏa, y tế, đánh giá bức xạ, công an, quân đội,...)

1 lần/2 năm

Bài tập thảo luận

1 lần /1 năm

Diễn tập chung (kịch bản phạm vi rộng)

1 lần/3-5 năm

Sở KH&CN chịu trách nhiệm lập Kế hoạch luyện tập và diễn tập và báo cáo Ban Chỉ huy xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch.

7. Trụ sở của Ban chỉ huy

- Phòng chỉ huy dành cho Ban Chỉ huy được bố trí tại trụ sở chính của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận. Phòng chỉ huy được trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc, tài liệu hỗ trợ ứng phó.

- Thành viên của Ban Chỉ huy ra vào phòng chỉ huy phải có thẻ riêng.

8. Xem xét, cập nhật, bổ sung kế hoạch

Bản kế hoạch này được xem xét cập nhập, bổ sung, điều chỉnh định kỳ 2 năm 1 lần.

Các xem xét khác được thực hiện sau khi có những thay đổi về văn bản pháp quy, thay đổi quyền hạn trách nhiệm của các tổ chức ứng phó trong địa phương, các điểm yếu, không phù hợp, bất cập phát hiện thấy trong đào tạo và diễn tập.

CHƯƠNG VI

HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ

1. Nguyên tắc và yêu cầu của hoạt động ứng phó sự cố

1.1. Công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố tuân theo các nguyên tắc

- Hành động can thiệp phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại do hành động can thiệp đó gây ra.

- Hình thức, phạm vi và khoảng thời gian áp dụng các hành động can thiệp phải tối ưu để lợi ích thực tế đạt được là tối đa.

- Kế hoạch ứng phó sự cố được xây dựng phải bảo đảm việc ứng phó sự cố được tiến hành kịp thời, được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả từ cấp cơ sở, cấp tỉnh, quốc gia.

- Việc phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó phải rõ ràng cũng như việc chỉ đạo trong ứng phó sự cố phải tuân theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2. Hoạt động ứng phó sự cố đảm bảo các yêu cầu

- Kiểm soát được diễn biến sự cố;

- Ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả tại hiện trường;

- Ngăn chặn khả năng xảy ra hiệu ứng tất định đối với nhân viên ứng phó và công chúng;

- Cung cấp các biện pháp cứu trợ ban đầu và điều trị nạn nhân;

- Giảm thiểu khả năng xảy ra hiệu ứng ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sức khoẻ của công chúng;

- Ngăn chặn tối đa khả năng xảy ra hậu quả phi phóng xạ đối với cá nhân và công chúng;

- Giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về tài sản và môi trường;

- Tạo tiền đề thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố lâu dài và cho việc lập kế hoạch chuẩn bị đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại trạng thái bình thường.

2. Cơ chế điều hành

- Trưởng Ban Chỉ huy là người chỉ huy cao nhất trong hoạt động ứng phó sự cố và được quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố; các chỉ đạo hành chính hàng ngày/thông thường không áp dụng trong tình huống ứng phó sự cố.

- Trưởng Ban Chỉ huy hoặc người được ủy quyền bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố trong và ngoài cơ sở.

- Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố có trách nhiệm triển khai ứng phó sự cố theo quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố và bảo đảm việc ứng phó sự cố phải được tiến hành kịp thời, quản lý hiệu quả không làm giảm tính năng an toàn của cơ sở và không gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn về an toàn bức xạ và hạt nhân.

3. Chỉ đạo và quy mô triển khai theo mức báo động

Mức báo động

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Trách nhiệm chỉ huy

Phó Trưởng ban thường trực

Phó Trưởng ban thường trực

Trưởng ban

Triệu tập Thành viên Ban Chỉ huy

Chưa cần triệu tập

Triệu tập một số thành viên (Sở KHCN, Công an, Y tế, Môi trường, Thông tin và Truyền thông)

Triệu tập đầy đủ

Điều động Lực lượng ứng phó

Huy động lực lượng ứng phó sự cố ở mức quy mô nhỏ theo các kịch bản đã được xây dựng

Huy động lực lượng ứng phó sự cố ở mức quy mô trung bình theo các kịch bản đã được xây dựng

Huy động lực lượng ứng phó sự cố ở mức cao theo các kịch bản đã được xây dựng

Ghi chú

Tổ chức đánh giá diễn biến sự cố để có các biện pháp chỉ đạo và triển khai phù hợp với các mức báo động;

Đánh giá liên tục mức độ sự cố để có các chỉ đạo và triển khai phù hợp.

Khi cần thiết có thể yêu cầu sự hỗ trợ của các địa phương lân cận và hỗ trợ ứng phó từ kế hoạch ứng phó quốc gia;

Báo cáo cho Trưởng ban về tình hình sự cố, các biện pháp đã thực hiện để khôi phục lại trạng thái an toàn.

Báo cáo cho Trưởng ban về tình hình sự cố, các biện pháp đã thực hiện để khôi phục lại trạng thái an toàn.

Trưởng Ban chỉ huy phối hợp cùng với cơ quan Trung ương để điều hành ứng phó sự cố mức này.

4. Các giai đoạn ứng phó cơ bản

4.1. Giai đoạn 1: Thông báo và xử lý thông tin ban đầu

Cơ quan tiếp nhận thông tin ban đầu có thể gồm một số cơ quan chính sau:

- Sở Khoa học và Công nghệ

- Trụ sở Công an các cấp

- UBND các huyện/TP; UBND các Phường/Xã/Thị trấn nơi xảy ra sự cố

- Các cơ quan khác

Tất cả thông tin đưa về đầu mối là Sở Khoa học và Công nghệ. Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá tình huống, báo cáo và nhận chỉ đạo từ Ban Chỉ huy ứng phó sự cố nếu thấy có dấu hiệu nguy hiểm bức xạ.

Các cơ quan trên thực hiện các bước thu thập và báo cáo thông tin theo Sơ đồ tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu và thực hiện các hoạt động theo các hướng dẫn trong Phụ lục 8. Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu. Mẫu thông báo và tiếp nhận thông tin, Phụ lục 9. Một số hướng dẫn bảo đảm an toàn cho nhân dân khi sự cố xảy ra, Phụ lục 10: Khuyến cáo về khoanh vùng an toàn cho sự cố bức xạ, hạt nhân.

Thời gian xác nhận sự cố

STT

Tác nghiệp

Thời gian (giờ)

Ghi chú

1

Xác nhận sự cố qua điện thoại

0.5

 

2

Xác nhận sự cố tại hiện trường

< 4

Theo khu vực

 

SƠ ĐỒ THÔNG BÁO VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN BAN ĐẦU

4.2. Giai đoạn 2: Thông báo cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố

- Trên cơ sở tham mưu của Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban công bố mức báo động và điều động các tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện ứng phó sự cố theo quy trình và kịch bản đã được xây dựng.

Phụ lục 11. Mẫu xác định mức độ báo động và mức độ ứng phó.

- Thời gian thông báo cho các tổ chức tham gia chậm nhất là 1 giờ sau khi xác định được mức báo động.

- Tuỳ theo tình huống cụ thể, Trưởng ban sẽ chỉ định người chỉ huy tại hiện trường.

Phụ lục 12. Mẫu điều động và bổ nhiệm người chỉ huy hiện trường.

4.3. Giai đoạn 3: Huy động nguồn lực và triển khai ứng phó

- Các tổ chức, cá nhân được điều động sẽ khởi động ứng phó sự cố theo trách nhiệm và quyền hạn của mình, phù hợp với quy trình đã được xây dựng (quy trình do tổ chức tham gia ứng phó xây dựng).

- Thời gian các nguồn lực khởi động kế hoạch ứng phó sự cố chậm chất là 3 giờ từ khi nhận được thông báo.

- Công an, UBND phường/xã/thị trấn sẽ hỗ trợ công tác ứng phó (bảo vệ trật tự trị an, khoanh vùng,..) trước khi các lực lượng ứng phó khác đến hiện trường

- Các lực lượng: Sở KH&CN, Công an, phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ, y tế phối hợp để đánh giá chính xác mức độ nguy hiểm của sự cố và triển khai các hoạt động ứng phó thích hợp dưới sự chỉ đạo của người chỉ huy hiện trường.

- Trưởng các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật ATBX báo cáo Trưởng ban về kết quả đánh giá tình trạng bức xạ tại hiện trường và tham mưu các biện pháp và giải pháp để khắc phục.

- Dựa vào kết quả đánh giá mức bức xạ, mức thiệt hại tại hiện trường ra quyết định nâng cấp hoặc hạ cấp mức báo động (Phụ lục 7. Phân cấp mức báo động).

4.4. Giai đoạn 4: Tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường

Trưởng ban tổ chức lấy ý kiến trong Ban Chỉ huy và đưa ra quyết định tiến hành các biện pháp can thiệp và khắc phục sự cố phù hợp.

- Bảo vệ nhân viên ứng phó và công chúng (Phụ lục 9).

- Cấp cứu và điều trị cho nạn nhân của sự cố.

- Sơ tán công chúng:

+ Chính quyền địa phương (thị xã/huyện, phường/xã/thị trấn): chủ trì sơ tán ở cấp báo động 2, phối hợp sơ tán ở cấp báo động 3;

+ Bộ CHQS tỉnh: chủ trì sơ tán ở cấp báo động 3.

- Tiến hành phân loại người nhiễm bẩn phóng xạ và tiến hành tẩy xạ tại chỗ:

+ Cơ quan Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: chủ trì tẩy xạ người;

+ Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật: hỗ trợ tẩy xạ.

- Thu hồi nguồn phóng xạ hoặc tẩy xạ:

+ Bộ CHQS tỉnh: chủ trì tẩy xạ đất đai, nhà cửa.

+ Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật: tẩy xạ trong sự cố phạm vi nhiễm bẩn nhỏ (cấp báo động 2) và chủ trì thu hồi nguồn phóng xạ.

- Đề nghị hỗ trợ ứng phó bổ sung (nếu có).

4.5. Giai đoạn 5: Kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị cho kế hoạch khắc phục dài hạn

- Các tổ chức ứng phó tổng hợp và báo cáo thông tin cho Ban Chỉ huy. Căn cứ vào các thông tin này, Trưởng Ban chỉ huy sẽ ra quyết định kết thúc ứng phó và lập kế hoạch dài hạn cho việc khắc phục môi trường và bảo vệ công chúng theo tiêu chí kết thúc hoạt động ứng phó và lập kế hoạch khôi phục dài hạn (Phụ lục 13. Tiêu chí kết thúc ứng phó và lập kế hoạch khôi phục dài hạn).

- Ban chỉ huy ứng phó sự cố sẽ thông báo cho các đơn vị tham gia kết thúc ứng phó.

- Ban chỉ huy ứng phó sự cố yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất phương án lưu giữ chất phóng xạ, chất thải phóng xạ tạm thời tại địa phương và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ phương án đưa các chất phóng xạ, chất thải phóng xạ về kho lưu giữ Quốc gia.

- Ban chỉ huy ứng phó sự cố yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh công bố sự cố đã chấm dứt và các hoạt động khác trở lại bình thường.

4.6. Giai đoạn 6: Báo cáo

Ban chỉ huy giao Sở Khoa học và Công nghệ lập nhật ký ứng phó sự cố làm cơ sở báo cáo sự cố.

Phụ lục 14. Mẫu nhật ký ứng phó sự cố.

a. Báo cáo trong sự cố

- Ban chỉ huy ứng phó sự cố báo cáo ngay và liên tục theo yêu cầu cho UBND tỉnh và Bộ KH&CN, các Bộ có liên quan (nếu có yêu cầu) khi có sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh;

- Ban Chỉ huy ứng phó sự cố thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương về sự cố đang xảy ra trên địa bàn theo mức sự cố được quy định trong Luật Năng lượng Nguyên tử.

b. Báo cáo sau sự cố

- Ban chỉ huy lập báo cáo tổng kết về sự cố gửi UBND tỉnh, Bộ KH&CN, và các Bộ liên quan (nếu được yêu cầu) (Thời gian gửi báo cáo trong vòng 5 ngày sau giai đoạn ứng phó sự cố và lên kế hoạch chuẩn bị cho việc khôi phục dài hạn);

Phụ lục 15. Hướng dẫn nội dung báo cáo sự cố bức xạ, hạt nhân.

- Mức sự cố để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng sẽ được đánh giá theo quy định của Luật Năng lượng Nguyên tử tại Khoản 3, Điều 82.

- Các bài học kinh nghiệm thu được sẽ tổng hợp, cập nhật trong kế hoạch ứng phó sự cố.

5. Công tác thông tin trong ứng phó

- Trong ứng phó sự cố, Ban Chỉ huy ứng phó sự cố cung cấp kịp thời các thông tin, khuyến cáo và chỉ dẫn liên quan tới các biện pháp bảo vệ cho con người và môi trường qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Kênh thông tin từ loa đài phát thanh của phường xã nơi khu vực xảy ra sự cố sẽ cung cấp các bản tin theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy ứng phó sự cố hoặc người chỉ huy ứng phó tại hiện trường.

- Thông qua đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện khác, tỉnh sẽ đưa các bản tin chính thức do Ban Chỉ huy ứng phó sự cố cung cấp để liên tục cập nhật cho dân chúng theo dõi về tình hình sự cố, các hành động cần thực hiện để bảo vệ cá nhân, các biện pháp cần thiết khác để giảm bớt ảnh hưởng của sự cố.

- Người phát ngôn chính thức sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho nhân dân và báo chí.

- Các lực lượng ứng phó tuân thủ nguyên tắc thống nhất khi cung cấp thông tin cho dân chúng và phương tiện truyền thông.

Phụ lục 19: Một số hướng dẫn cung cấp thông tin trong ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân.

6. Phối hợp với các địa phương khác khi có sự cố bức xạ, hạt nhân

6.1. Thông báo cho các địa phương có liên quan về sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh

- Ban Chỉ huy ứng phó của tỉnh thông báo ngay cho Ban Chỉ huy ứng phó sự cố (hoặc UBND tỉnh/thành phố) địa phương lân cận nơi có thể bị ảnh hưởng từ sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận để có kế hoạch ứng phó thích hợp. Thông tin thông báo rõ ràng và cụ thể, trong đó có nguyên nhân xảy ra, đánh giá mức độ nguy hiểm sự cố, khuyến cáo các biện pháp ứng phó.

Phụ lục 16. Thông tin thông báo cho địa phương lân cận.

6.2. Phối hợp trợ giúp

- Ban Chỉ huy có thể triển khai lực lượng để hỗ trợ ứng phó sự cố trên cơ sở thỏa thuận giữa UBND tỉnh Ninh Thuận với UBND tỉnh/thành phố khác.

- Ban Chỉ huy có thể yêu cầu trợ giúp từ các địa phương khác trên cơ sở các thoả thuận hợp tác hoặc thông qua Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

7. Yêu cầu trợ giúp

7.1. Yêu cầu trợ giúp ứng phó sự cố đối với cấp tỉnh

Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 84, Luật Năng lượng nguyên tử quy định UBND tỉnh có trách nhiệm kịp thời hỗ trợ trong trường hợp sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở. Cơ sở có thể yêu cầu tỉnh trợ giúp khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở.

Phụ lục 17. Mẫu yêu cầu trợ giúp của cơ sở.

7.2. Yêu cầu trợ giúp ứng phó sự cố đối với cấp Quốc gia

Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 84, Luật Năng lượng nguyên tử, UBND có trách nhiệm kịp thời báo cáo Chủ tịch Uỷ ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn và yêu cầu hỗ trợ khi sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của địa phương.

Phụ lục 18. Mẫu yêu cầu trợ giúp của tỉnh.

CHƯƠNG VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các Sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ huy ứng phó sự cố và các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch này.

Ban Chỉ huy ứng phó sự cố chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch này.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp, các Sở, ban, ngành chủ động đề xuất với Ban Chỉ huy ứng phó sự cố để chỉnh sửa, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Ban chỉ huy ƯPSC;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các đơn vị lực lượng vũ trang cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh;
- Các tổ chức/cá nhân sử dụng nguồn phóng xạ;
- VPUB: LĐ, KTTH;
- Lưu: VT. ĐN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Huyền

 

PHỤ LỤC

Phụ lục

Tên Phụ lục

Phụ lục 1

Danh sách địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân hỗ trợ

Phụ lục 2

Phần trích dẫn nội dung chính của các văn bản

Phụ lục 3

Danh sách các cơ sở sử thiết bị phát tia X

Phụ lục 4

Danh sách các cơ sở thu mua phế liệu kim loại trên địa bàn tỉnh

Phụ lục 5

Danh sách Ban Chỉ huy và thông tin liên hệ

Phụ lục 6

Danh mục trang thiết bị đã có và các thiết bị dự kiến trong thời gian đến phục vụ ứng phó sự cố

Phụ lục 7

Phân cấp mức báo động

Phụ lục 8

Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu. Mẫu thông báo và tiếp nhận thông tin

Phụ lục 9

Một số hướng dẫn bảo đảm an toàn cho công chúng và nhân viên ứng phó khi sự cố xảy ra

Phụ lục 10

Khuyến cáo về khoanh vùng an toàn cho sự cố bức xạ và hạt nhân

Phụ lục 11

Mẫu xác định mức độ báo động và mức độ ứng phó

Phụ lục 12

Mẫu điều động và bổ nhiệm người chỉ huy tại hiện trường

Phụ lục 13

Tiêu chí kết thúc ứng phó và lập kế hoạch khôi phục dài hạn

Phụ lục 14

Mẫu nhật ký ứng phó sự cố

Phụ lục 15

Hướng dẫn nội dung báo cáo sự cố bức xạ và hạt nhân

Phụ lục 16

Thông tin thông báo cho địa phương lân cận

Phụ lục 17

Mẫu yêu cầu trợ giúp của cơ sở

Phụ lục 18

Mẫu yêu cầu trợ giúp của tỉnh

Phụ lục 19

Một số hướng dẫn về cung cấp thông tin trong ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Phụ lục 20

Các kịch bản ứng phó sự cố

Phụ lục 21

Mẫu biên bản hỗ trợ ứng phó sự cố

Phụ lục 22

Dự thảo Quyết định thành lập Ban chỉ huy

 

Phụ lục 1

DANH SÁCH ĐỊA CHỈ, SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HỖ TRỢ

TT

Tên tổ chức

Địa chỉ

Điện thoại/Fax

Đầu mối

1

Ủy ban nhân dân tỉnh

Số 450 Thống Nhất, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3822683

Fax: 0259.3822683

 

2

Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Số 34, Đường 16/4, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3822726

Fax: 0259.3822726

 

3

Sở, ban, ngành

3.1

Sở Khoa học và Công nghệ (Cơ quan thường trực)

Số 34, Đường 16/4, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3822726

Fax: 0259.3822726

 

3.2

Công an tỉnh

Khu phố 4, phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3823315

Fax: 0259.3823315

 

3.3

Sở Y tế

Số 01 đường 21/8, Phường Mỹ Hương, Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3839815

Fax: 0259.3839815

 

3.4

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

152 đường 21 tháng 8, Phường Phước Mỹ, TP. Phan Rang, Tháp Chàm, Ninh Thuận

ĐT: 069 748123

Fax: 069 748123

 

3.5

Sở Tài nguyên và Môi trường

Đường Nguyễn Đức Cảnh, Phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 068.3830657

Fax: 068.3830657

 

3.6

Sở Thông tin và Truyền thông

Số 17, đường Nguyễn Trãi, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận

ĐT: 0259. 3920292

Fax: 0259. 3920292

 

3.7

Sở Tài chính

Số 30, đường 16/4, Thành Phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3833404

Fax: 0259.3833404

 

3.8

Sở Công Thương

Đường 16/4 Phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3822977

Fax: 0259.3822977

 

3.9

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Đường 16/4 thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

ĐT: 0259.3822941

Fax: 0259.3822941

 

3.10

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Số 57 Đường 16 tháng 4 thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3822694

Fax: 0259.3825488

 

3.11

Sở Giao thông Vận tải

Số 142, đường 21 tháng 8, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259. 3823 302

Fax: 0259. 3824343

 

3.12

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

134 Đường 21 tháng 8 - TP. Phan Rang - Tháp Chàm - tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3821508

Fax: 0259.3820900

 

3.13

Sở Nội vụ

Số 26A Lê Hồng Phong, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3822765

Fax: 0259.3820388

 

3.14

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Số 59 đường 16 tháng 4, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.2212708

Fax: 0259.3922046

 

3.15

Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

134 Đường 21 tháng 8 - TP. Phan Rang - Tháp Chàm - tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3821508

Fax: 0259.3820900

 

4

UBND các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

4.1

Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm

Số 6A Đường 21 tháng 8, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3823382

Fax: 0259.3820733

 

4.2

Huyện Ninh Sơn

QL27 - Số 219 Lê Duẩn, thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259.3854255

Fax: 0259.3854589

 

4.3

Huyện Ninh Phước

Khu phố 4 - Thị trấn Phước Dân - Huyện Ninh Phước - Tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 0259. 3864521

Fax: 0259. 3864521

 

4.4

Huyện Bác Ái

Tà Lú 1 - huyện Bác Ái - tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 068. 3840240

Fax: 068. 3840240

 

4.5

Huyện Thuận Bắc

Khu Trung tâm hành chính huyện Thuận Bắc - Ninh Thuận

ĐT: 068.3625029

Fax: 068.3625029

 

4.6

Huyện Thuận Nam

Khu Trung tâm hành chính huyện Thuận Nam - Ninh Thuận

ĐT: 0259.3750 088

Fax: 0259.3750 008

 

4.7

Huyện Ninh Hải

376 đường Trường Chinh, Thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 068.3873118

Fax: 068.3873193

 

5

Các tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật

5.1

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận

Nguyễn văn Cừ, phường Văn Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

ĐT: 068.3822660

Fax: 068.3822660

 

5.2

Trung tâm HTKT An toàn bức xạ hạt nhân và Ứng phó sự cố (Cục ATBXHN)

Tầng 3, 76 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội

ĐT: 024.37622216

Fax: 024.37622216

 

5.3

Viện Nghiên cứu hạt nhân

01 Nguyên Tử Lực, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

ĐT: 063.3821300

Fax: 063.3821107

 

 

Phụ lục 2

TRÍCH DẪN NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÁC VĂN BẢN

1. Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.

- Khoản 1 Điều 83 quy định “Kế hoạch ƯPSC gồm có Kế hoạch ứng phó cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp quốc gia”.

- Khoản 3 Điều 83 quy định “Kế hoạch ƯPSC cấp tỉnh bao gồm dự kiến các tình huống sự cố có thể xảy ra; phương án huy động nhân lực, phương tiện thực hiện các biện pháp ứng phó ban đầu, tổ chức cấp cứu người bị nạn, hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, cô lập khu vực nguy hiểm và kiểm soát an toàn, an ninh; tổ chức diễn tập ứng phó định kỳ hàng năm”.

- Khoản 5 Điều 83 quy định “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh; Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh”.

- Điểm d Khoản 2 Điều 82 quy định “Nhóm 4 là nhóm tình huống sự cố rất nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán rộng, ảnh hưởng đối với con người và môi trường bên ngoài cơ sở tiến hành công việc bức xạ, phạm vi ảnh hưởng trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.

- Khoản 3 Điều 84 quy định “UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: a) Tổ chức thực hiện, chỉ đạo các cơ quan liên quan trên địa bàn thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh khi xảy ra sự cố thuộc nhóm 4 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này; kịp thời báo cáo Chủ tịch Uỷ ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn và yêu cầu hỗ trợ khi sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của địa phương; b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở khi xảy ra sự cố thuộc các nhóm 1, 2 và 3 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này; kịp thời hỗ trợ trong trường hợp sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cấp cơ sở; c) Huy động nhân lực, phương tiện ở địa phương tham gia ứng phó sự cố theo điều động của Chủ tịch Uỷ ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh và kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia; d) Kịp thời báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về sự cố xảy ra trên địa bàn; đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương về sự cố xảy ra trên địa bàn”.

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bức xạ được thực hiện theo Điều 87 Luật Năng lượng nguyên tử và mức bồi thường thiệt hại theo Điều 88 Luật Năng lượng nguyên tử;

2. Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản, số 15/2008/QH12 ngày 03/6/2010.

+ Điều 24. Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản “Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này”.

+ Điều 33. Hoàn trả tài sản trưng dụng, “Tài sản trưng dụng được hoàn trả khi hết thời hạn trưng dụng theo quyết định trưng dụng tài sản”.

+ Điều 34. Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra

+ Điều 35. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất

+ Điều 36. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng

3. Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013.

4. Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.

- Điều 7 quy định “Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp”.

- Điều 8 quy định “Giải quyết việc hoàn trả hoặc bồi thường phương tiện, tài sản đã trưng dụng sau khi tình trạng khẩn cấp được bãi bỏ”.

- Điều 9 quy định “Tổ chức cấp cứu và cứu hộ người bị nạn, tạm thời sơ tán nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm, trợ giúp nhân dân ổn định đời sống”.

- Điều 14 quy định “Tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy, nổ”.

- Điều 16 quy định “Huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, tài sản để cứu hộ và khắc phục hậu quả thảm hoạ”.

Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, tài sản sau đây để cứu hộ và khắc phục hậu quả thảm hoạ: a) Huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phục hậu quả thảm hoạ. Việc điều động lực lượng vũ trang ngoài địa bàn có tình trạng khẩn cấp trong trường hợp cần thiết được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch nước; b) Huy động cán bộ, công chức và nhân dân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phục hậu quả thảm hoạ; c) Huy động vật tư, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn và khắc phục hậu quả thảm họa. Trong trường hợp cần thiết thì trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việc huy động lực lượng, huy động hoặc trưng dụng vật tư, phương tiện, tài sản được thực hiện tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp; nếu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, thì có thể huy động hoặc trưng dụng thêm từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài địa bàn có tình trạng khẩn cấp.

Việc trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được cơ quan trưng dụng xác nhận theo quy định của Bộ Tài chính: Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được trưng dụng theo quy định tại Điều này được hoàn trả ngay cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp khi không còn nhu cầu sử dụng nữa hoặc khi tình trạng khẩn cấp đã được bãi bỏ; nếu mất mát hoặc hư hỏng thì giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Điều 18 quy định “Bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp”.

- Điều 19 quy định “Hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm”.

5. Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử.

- Khoản 1 Điều 6 quy định “Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc có thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo (sau đây gọi chung là nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát) có trách nhiệm thông báo ngay việc phát hiện cho UBND hoặc cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Sở KH&CN”.

- Khoản 1 Điều 7 quy định “UBND hoặc cơ quan công an nhận được thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Sở KH&CN sở tại”.

- Khoản 2 Điều 7 quy định “Sở KH&CN có trách nhiệm: a) Khi nhận được thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát, phối hợp với công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan xác minh thông tin, tổ chức việc tìm kiếm; b) Khi tìm thấy nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh; c) Thông báo cho Cục ATBXHN để phối hợp tìm kiếm, xử lý và báo cáo UBND cấp tỉnh quá trình phát hiện và xử lý”.

- Khoản 3 Điều 7 quy định “Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với Cục ATBXHN, Sở KH&CN và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác minh thông tin, tham gia tìm kiếm và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an ninh; b) Phối hợp với Cục ATBXHN, Sở KH&CN và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành điều tra xác định chủ sở hữu; tổ chức, cá nhân đã quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân để xử lý theo quy định của pháp luật”.

- Điều 11 quy định “Xác định mức sự cố và việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng”.

6. Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Năng lượng nguyên tử.

- Điều 19. Vi phạm quy định về giải quyết sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân

- Điểm c Điều 28, điểm b Điều 29, điểm b Điều 31 (Ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ).

7. Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Điều 5 quy định “Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn”

8. Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

9. Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020”.

10. Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học bức xạ và hạt nhân giai đoạn 2019-2025

11. Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ”.

- Mục 2.1.2 quy định “Đối với nguồn phóng xạ dùng trong các công việc bức xạ thông thường, cách phân nhóm theo quy định tại Phụ lục I của QCVN 6:2010/BKHCN”.

- Mục 2.1.3 quy định “Đối với nguồn phóng xạ không được liệt kê trong Phụ lục I của QCVN 6:2010/BKHCN, cách phân nhóm cụ thể như sau: a/ Nhóm 1 bao gồm nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 1000 (mức độ nguy hiểm trên trung bình); b/ Nhóm 2 bao gồm nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10 và nhỏ hơn 1000 (mức độ nguy hiểm trên trung bình); c/ Nhóm 3 bao gồm nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 1 và nhỏ hơn 10 (mức độ nguy hiểm trung bình); d/ Nhóm 4 bao gồm nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 0,01 và nhỏ hơn 1 (mức độ nguy hiểm dưới trung bình); e/ Nhóm 5 bao gồm nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ nhỏ hơn 0,01 (mức độ nguy hiểm dưới trung bình).

12. Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.

- Điều 21 quy định “Kiểm soát chiếu xạ trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân”.

- Điều 22 quy định “Kiểm soát chiếu xạ đối với nhân viên ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân”.

- Điều 23 quy định “Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân”.

- Điều 24 quy định “Kiểm soát chiếu xạ đối với phế thải kim loại bị nhiễm bẩn phóng xạ”.

13. Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN ngày 23/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ.

- Điều 39 quy định “Giải quyết sự cố, tai nạn trong vận chuyển vật liệu phóng xạ”.

14. Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

- Điều 4 quy định “Nhóm nguy cơ, mức can thiệp, mức báo động”.

- Điều 5 quy định “Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố”.

- Điều 7 quy định “Tổ chức và quản lý trong chuẩn bị ứng phó sự cố”; Điều 8 quy định “Công tác chuẩn bị đối với việc xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó sự cố”; Điều 9 quy định “Công tác chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả”; Điều 10 quy định “Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành các hành động bảo vệ khẩn cấp”; Điều 11 quy định “Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành cung cấp thông tin”; Điều 12 quy định “Công tác chuẩn bị cho việc đánh giá mức báo động”; Điều 13 quy định “Công tác chuẩn bị cho quản lý y tế trong ứng phó sự cố”; Điều 14 quy định “Công tác chuẩn bị cho việc hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm và bảo vệ dài hạn”; Điều 15 quy định “Giảm thiểu hậu quả phi phóng xạ của sự cố và công tác ứng phó sự cố”; Điều 16 quy định “Công tác chuẩn bị cho việc kết thúc các hoạt động bảo vệ, can thiệp và phục hồi môi trường”.

- Điều 17 quy định “Tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố”; Điều 18 quy định “Xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó”; Điều 19 quy định “Thực hiện các biện pháp giảm thiểu hậu quả”; Điều 20 quy định “Thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp”; Điều 21 quy định “Cung cấp thông tin và hướng dẫn cho công chúng”; Điều 22 quy định “Bảo vệ nhân viên ứng phó”; Điều 23 quy định “Đánh giá mức báo động”; Điều 24 quy định “Quản lý y tế trong ứng phó sự cố”; Điều 25 quy định “Hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm và bảo vệ dài hạn”; Điều 26 quy định “Chấm dứt các hành động bảo vệ, can thiệp, thông báo mức sự cố và phục hồi môi trường”.

- Điều 27 quy định “Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III”.

- Điều 28 quy định “Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ IV”.

- Điều 29 quy định “Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh”.

15. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 9/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

- Điều 22 quy định “Ứng phó sự cố bức xạ”.

16. Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

+ Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân “Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thu gom chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ được phát hiện trên địa bàn quản lý mà không xác định được chủ”.

17. Quyết định số 884/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia.

+ Điều 6 Khoản 13: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương nơi sự cố xảy ra hoặc bị ảnh hưởng bởi sự cố có trách nhiệm:

a) Tổ chức ứng phó sự cố trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;

b) Cung cấp nhân lực và phương tiện tham gia ứng phó sự cố theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn và Sở chỉ huy hiện trường;

c) Tổ chức sơ tán nhân dân và cứu trợ cho người bị nạn.

+ Điều 10 Khoản 11: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố theo kế hoạch đã được phê duyệt, sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia khi được huy động.

 

Phụ lục 3

DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG THIẾT BỊ PHÁT TIA X TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN NĂM 2021

STT

TÊN ĐƠN VỊ

ĐỊA CHỈ, ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC

TÌNH TRẠNG CỦA THIẾT BỊ

1

Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Ninh Thuận

Đường Nguyễn Văn Cừ, TP Phan Rang - Tháp chàm, tỉnh Ninh Thuận.

ĐT: 02593.822660

Tổng số 18 thiết bị X- quang. Trong đó 10 máy đang hoạt động; 8 máy hỏng.

2

Trung tâm y tế huyện Ninh Sơn

Tân sơn, Ninh sơn

ĐT: 0259.3854698

Tổng số 02 thiết bị X- quang. Trong đó 02 máy đang hoạt động

3

Trung tâm y tế huyện Ninh phước

Thị trấn Phước dân, huyện Ninh phước

ĐT: 02593.864515

Tổng số 04 thiết bị X- quang. Trong đó 02 máy đang hoạt động; 02 máy không sử dụng

4

Trung tâm y tế Ninh Hải

Thị trấn Khánh hải, huyện Ninh hải

ĐT: 02593. 873070.

Tổng số 03 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động; 01 máy không sử dụng

5

Bệnh viện GTVT Tháp chàm

Đường Bác Ái, TP. PR- TC

ĐT: 02593. 888507

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

6

Bệnh viện lao và bệnh phổi

Xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước

ĐT:0259.3668197

Fax: 3768997

Tổng số 03 thiết bị X- quang. Trong đó 03 máy đang hoạt động

7

Công ty TNHH MTV 16/4

Đường 16/4 , TP.PR- TC

ĐT: 0903613314

Tổng số 02 thiết bị X- quang. Trong đó 02 máy đang hoạt động

8

Công ty TNHH Dịch vụ Phòng khám đa khoa Thái Hòa NT ( 01 máy)

93-95 Ngô Gia Tự, PRTC

ĐT: 02593.824509

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

9

Hộ kinh doanh: Phòng chụp X quang BS. Trần Ngọc Hiệp

Số 92B đường 21/8 PRTC

ĐT: 02593.831158

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

10

Hộ Kinh doanh: Phòng khám chuyên khoa chẩn đoán hình

113 Trần Phú, TP.PR- TC

ĐT: 0259.3824191

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

11

Bệnh xá Quân dân y

594 đường 21/8. TP.PR-TC.

ĐT: 0259.3882067

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

12

Trung tâm y tế Phan Rang

364 Ngô Gia Tự, TP.PR-TC

3822946

Tổng số 02 thiết bị X- quang. Trong đó 02 máy đang hoạt động

13

Trung tâm y tế huyện Thuận Bắc

Lợi Hải-Thuận Bắc, Ninh Thuận

ĐT:

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

14

Trung tâm y tế huyện Thuận Nam

Thôn Văn Lâm 3, Phước nam, Thuận Nam, Ninh Thuận

ĐT: 0259 3553 220

Tổng số 02 thiết bị X- quang. Trong đó 02 máy đang hoạt động

15

Hộ kinh doanh: Phòng khám đa khoa Quốc tế

Số 678 đường Thống Nhất, TP. PR-TC

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

16

Bệnh xá Công an tỉnh

Số 02 Hà Huy Tập, TP. PR- TC

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

17

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận

Số 47 Lê Hồng Phong, tp. PR_TC

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

18

Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Trà Sanh

Số 43 đường Trần Phú, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

19

Công ty Cổ phần bệnh viện Sài Gòn - Phan Rang

Số 05 Lê Hồng Phong thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

(0259.3922877)

Tổng số 01 thiết bị X- quang. Trong đó 01 máy đang hoạt động

20

Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Ninh Thuận

KCN Thành Hải, tp Phan Rang - Tháp Chàm.

Điện thoại 02593937156

Tổng số 01 thiết bị phát tia X. Trong đó 01 máy đang hoạt động

 

Phụ lục 4

PHÂN BỐ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ ĐĂNG KÝ NGÀNH NGHỀ BÁN BUÔN SẮT, THÉP, PHẾ LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

STT

Huyện - Thành phố

Số lượng doanh nghiệp

1

TP. Phan Rang-Tháp Chàm

106

2

Huyện Thuận Nam

03

3

Huyện Thuận Bắc

05

4

Huyện Ninh Sơn

04

5

Huyện Ninh Phước

06

6

Huyện Ninh Hải

04

7

Huyện Bác Ái

02

 

Phụ lục 5

DANH SÁCH BAN CHỈ HUY VÀ THÔNG TIN LIÊN HỆ

Stt

Họ và tên

Chức vụ

Đơn vị công tác

Vị trí trong Ban chỉ huy

Điện thoại

1

 

Phó Chủ tịch

UBND tỉnh

Trưởng ban

 

2

 

Giám đốc

Sở KH&CN

Phó Trưởng ban thường trực

 

3

 

Lãnh đạo

Công an tỉnh

Phó Trưởng ban

 

4

 

Lãnh đạo

Bộ CHQS tỉnh

Phó Trưởng ban

 

5

 

Lãnh đạo

Sở Y tế

Thành viên

 

6

 

Lãnh đạo

Sở Tài nguyên và Môi trường

Thành viên

 

7

 

Lãnh đạo

Sở Thông tin và Truyền thông

Thành viên

 

8

 

Lãnh đạo

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thành viên

 

9

 

Lãnh đạo

Sở Công Thương

Thành viên

 

10

 

Lãnh đạo

Sở Tài chính

Thành viên

 

 

Phụ lục 6

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ ĐÃ CÓ VÀ CÁC THIẾT BỊ DỰ KIẾN TRONG THỜI GIAN ĐẾN PHỤC VỤ ỨNG PHÓ SỰ CỐ

I. Danh mục trang thiết bị đã có

STT

Trang thiết bị

Tính năng kỹ thuật, mục đích sử dụng

Số lượng

Đơn vị quản lý, sử dụng

1

Máy đo liều bức xạ RADOS-110

Đo gamma hoặc tia X với mức năng lượng từ 50keV đến 1.3MeV ; đo được bức xạ beta với đầu dò bên ngoài

- Dải đo rộng: suất liều từ 0.05 µSv/h đến 99.99 mSv/h, liều từ 0.001 đến 999.9 mSv

- Tự động chỉ thị dải đo bằng tín hiệu đèn flash LED

- Kích thước: 92 x 199 x 44 mm

01

Sở KH&CN (1)

II. Các thiết bị dự kiến trang bị trong giai đoạn 2022-2025

1. Thiết bị đo bức xạ

STT

Trang thiết bị

Tính năng kỹ thuật, mục đích sử dụng

Số lượng

Đơn vị quản lý, sử dụng (dự kiến)

1

Liều kế cá nhân điện tử

Hiển thị liều bức xạ theo thời gian

Kiểm soát liều bức xạ của nhân viên ứng phó sự cố

10

Sở KH&CN (5)

Công an tỉnh (5)

2

Máy đo bức xạ gamma xách tay

Đo liều bức xạ của nguồn gamma

04

Sở KH&CN (2)

Công an tỉnh (2)

3

Máy đo bức xạ nơtron xách tay

Đo liều bức xạ của nguồn nơtron

01

Sở KH&CN

4

Máy nhận diện nguồn phóng xạ và đo liều

Nhận diện được nguồn phóng xạ (phát bức xạ gamma)

01

Sở KH&CN

5

Thiết bị kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ anpha, beta

Thiết bị kiểm soát nhiễm bẩn bề mặt

01

Sở KH&CN

2. Các thiết bị bảo vệ cá nhân

STT

Loại thiết bị

Số lượng

Đơn vị quản lý

6

Liều kế cá nhân TLD

5 cái

Sở KH&CN

7

Bộ Kít ứng phó sự cố cho cá nhân (tẩy xạ cá nhân, bảo vệ cá nhân, lưu giữ chất thải phóng xạ,…)

02 bộ

Sở KH&CN (1)

Công an tỉnh (1)

8

Tay gắp nguồn phóng xạ

02 cái

Sở KH&CN

3. Các thiết bị khác

STT

Loại thiết bị

Số lượng

Đơn vị quản lý

9

Bình chì

01

Sở KH&CN

10

Biển cảnh báo, dây căng, bạt, trụ sắt

Nhiều

Sở KH&CN

Công an tỉnh, chính quyền cấp huyện

11

Bông, cồn, nịt, nilon (cả nilong buộc đầu dò), găng tay cao su, khẩu trang

Nhiều

Sở KH&CN

12

Bộ đàm và loa cầm tay

2 bộ

Sở KH&CN

13

Thước laser

01 cái

Sở KH&CN

Ghi chú: Một số thiết bị cần thiết khác sẽ được đầu tư phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và danh mục thiết bị tham khảo cho ứng phó sự cố tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

 

Phụ lục 7

PHÂN CẤP MỨC BÁO ĐỘNG

1. Mức báo động cấp 01, 02 và 03

1. Mức báo động “Cấp 01” với những tình huống sự cố điển hình như sau:

- Sự cố xảy ra trong cơ sở với nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 3, 4 và 5.

- Sự cố xảy ra với nguồn phóng xạ nhóm 3, 4 và 5 nằm ngoài kiểm soát.

- Sự cố xảy ra và có thể gây suất liều chiếu xạ không quá 50 mSv/h.

- Sự cố xảy ra và không có chất phóng xạ bị phát tán, không có nhiễm bẩn phóng xạ.

- Sự cố xảy ra và không có khả năng xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định.

- Sự cố xảy ra và không có người dân bị chiếu xạ quá liều.

- Sự cố xảy ra tại hai tỉnh trở lên không có nhiễm bẩn phóng xạ, không gây thiệt hại đối với con người và môi trường.

- Sự cố xảy ra ngoài biên giới có ảnh hưởng không đáng kể tới Việt Nam.

2. Mức báo động “Cấp 02” với những tình huống sự cố điển hình như sau:

- Sự cố chưa có thông tin rõ ràng.

- Sự cố xảy ra trong cơ sở với nguồn phóng xạ thuộc nhóm 2 và nhóm 3 hoặc nguồn phóng xạ hở.

- Sự cố xảy ra với nguồn phóng xạ nhóm 1 và nhóm 2 nằm ngoài kiểm soát.

- Sự cố xảy ra và có thể gây suất liều chiếu xạ không quá 1 Sv/h.

- Sự cố xảy ra và có chất phóng xạ bị phát tán, có nhiễm bẩn phóng xạ trên phạm vi nhỏ.

- Sự cố xảy ra và có khả năng xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định.

- Sự cố liên quan đến vận chuyển nguồn phóng xạ, sự cố bạo động, khủng bố bằng chất phóng xạ.

- Sự cố xảy ra và có người dân bị chiếu xạ liều cao.

- Sự cố xảy ra ngoài biên giới nhưng ảnh hưởng tới môi trường, lương thực, thực phẩm tiêu thụ ở Việt Nam.

3. Mức báo động “Cấp 03” với những tình huống sự cố điển hình như sau:

- Sự cố xảy ra trong cơ sở với nguồn phóng xạ thuộc nhóm 1.

- Sự cố xảy ra và có thể gây suất liều chiếu xạ trên 1 Sv/h.

- Sự cố xảy ra và có chất phóng xạ bị phát tán, có nhiễm bẩn phóng xạ trên phạm vi rộng.

- Sự cố xảy ra và có xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định.

- Sự cố bạo động, khủng bố, phá hoại cơ sở bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ nhóm 1 gây nhiễm bẩn phóng xạ trên diện rộng.

- Sự cố xảy ra tại tỉnh khác nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới địa phương gây nhiễm bẩn trên diện rộng.

2. Đặc điểm của các mức báo động

1. Mức báo động Cấp 01: Là mức báo động khi sự cố xảy ra trong cơ sở hoặc nằm ngoài kiểm soát với nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 3, 4 và 5 hoặc mức độ ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ; số người bị chiếu xạ ít và không xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định; không có nhiễm bẩn phóng xạ.

2. Mức báo động Cấp 02: Là mức báo động khi sự cố xảy ra trong cơ sở với nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 2, 3, hoặc nguồn phóng xạ hở; với nguồn phóng xạ thuộc nhóm 1, 2 nằm ngoài kiểm soát; mức độ ảnh hưởng trên diện tích trung bình; số người bị chiếu xạ trung bình; có thể xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định; nhiễm bẩn phóng xạ có thể trên phạm vi hẹp.

Báo động mức Cấp 02 có thể xảy ra với sự cố ở giai đoạn đầu với thông tin chưa rõ ràng nhưng liên quan đến các mối đe dọa tiềm ẩn hay thực tế.

Báo động mức Cấp 02 đối với một số tình huống sự cố đặc thù (ở những giai đoạn ứng phó đầu tiên) như sự cố với nguồn phóng xạ phát hiện thấy ngoài môi trường; Sự cố liên quan đến vận chuyển nguồn phóng xạ và sự cố bạo động, khủng bố bằng phóng xạ.

3. Mức báo động Cấp 03: Được thông báo khi sự cố xảy ra trong cơ sở với nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 1 hoặc nguồn phóng xạ hở bị phát tán, gây ảnh hưởng ở diện tích rộng; số người bị chiếu xạ nhiều (hàng chục người trở lên), xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định nghiêm trọng hoặc sự cố bạo động, khủng bố, phá hoại cơ sở có nguồn phóng xạ thuộc nhóm 1 gây nhiễm bẩn phóng xạ trên phạm vi rộng.

 

Phụ lục 8

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN BAN ĐẦU.
MẪU THÔNG BÁO VÀ TIẾP NHẬN THÔNG TIN

I. QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN BAN ĐẦU

Bước 1: Khi nhận được thông tin, các cơ quan tiếp nhận thông tin thực hiện ngay một số hành động ban đầu để kiểm tra tính chính xác của thông tin, thực hiện bảo vệ dân chúng cũng như là kiềm chế sự cố lan rộng bằng cách thực hiện các chỉ dẫn an toàn bức xạ đã được xây dựng (Mẫu thông báo và tiếp nhận thông tin; Một số hướng dẫn bảo đảm an toàn cho nhân dân khi sự cố xảy ra; Khuyến cáo về khoanh vùng an toàn cho sự cố bức xạ, hạt nhân).

Bước 2: Thông báo thông tin về sự cố nghi ngờ liên quan tới bức xạ, hạt nhân cho Sở Khoa học và Công nghệ.

Bước 3: Đơn vị tác nghiệp ứng phó của Sở Khoa học và Công nghệ triển khai đến hiện trường để xác định sơ bộ mức độ bức xạ tại khu vực sự cố để xác định xem có phải hay không phải sự cố bức xạ hạt nhân đang xảy ra.

Bước 4: Sở Khoa học và Công nghệ xác định mức độ báo động và mức độ ứng phó thích hợp tham mưu cho Ban chỉ huy thực hiện các hành động tiếp theo.

Bước 5: Sở Khoa học và Công nghệ gửi báo cáo xác định mức độ báo cáo và mức độ ứng phó cho thành viên Ban chỉ huy tuỳ theo điều kiện thuận tiện nhất lúc bấy giờ.

Bước 6: Thành viên Ban chỉ huy sau khi nhận được báo cáo này sẽ gửi cho Trưởng ban chỉ huy (hoặc Phó ban thường trực) để ra quyết định.

II. MẪU THÔNG BÁO VÀ TIẾP NHẬN THÔNG TIN

1. THÔNG TIN CHUNG

Họ tên người nhận điện thoại:

Địa chỉ công tác:

- Trụ sở Công an các cấp;                                             □

- Cảnh sát 113;                                                              □

- Cảnh sát phòng cháy chữa cháy 114;                           □

- Cứu thương 115;                                                         □

- Chính quyền địa phương;                                            □

- Cục Hải quan;                                                             □

- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh;                              □

- Sở Khoa học và Công nghệ;                                        □

- Sở Y tế. Đơn vị khác:                                                  □

Số điện thoại liên hệ:

2. THÔNG TIN ĐẾN

Tên người gọi:

Thuộc đối tượng: Người dân □     Nhân viên cơ sở □      Lực lượng ứng phó □

Cơ quan hoặc địa chỉ:

Số điện thoại người gọi:                                              Giờ gọi:

Vị trí xảy ra sự cố (Địa chỉ cơ sở hoặc khu vực):

Mô tả sự cố:

.................................................................................................................................

Có ảnh hưởng tới người dân:

Không □                       Có □

Tình huống có yêu cầu trợ giúp khẩn cấp không?

Không □                       Có □

Yêu cầu trợ giúp gì?

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Đưa lời khuyên/khuyến cáo ngay cho người gọi (qua điện thoại):

.................................................................................................................................

Xác minh cuộc gọi:                                   Có □                                   Không □

Gửi bản sao cho:               Ban chỉ huy UPSC □                            Sở KH&CN □

 

 

Người nhận điện thoại
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục 9

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG CHÚNG VÀ NHÂN VIÊN ỨNG PHÓ KHI SỰ CỐ XẢY RA

I. Đối với công chúng

1. Di tản mọi người ra ngay ngoài khu vực hàng rào bán kính 30m.

2. Không cho ai được phép vào khu vực hàng rào.

3. Không cầm nắm và thông báo cho người ứng phó những vật có khả năng là chất phóng xạ ở bên trong khu vực khi lập hàng rào.

4. Yêu cầu mọi người không hút thuốc, ăn uống xung quanh khu vực hàng rào an toàn.

5. Yêu cầu mọi người hợp tác với công an để giữ gìn trật tự trị an, tạo điều kiện để ứng phó sự cố nhanh gọn, hiệu quả.

6. Yêu cầu mọi người không có nhiệm vụ đi ra khỏi khu vực, tránh bị ảnh hưởng của nhiễm bẩn phóng xạ (nếu có).

7. Những người lo lắng về sức khoẻ hoặc những người liên quan (Nhân viên của cơ sở, cơ sở bên cạnh, công chúng vô tình liên quan…) phải tập hợp lại, không gây hỗn loạn. Lập danh sách và chờ đợi thông tin cụ thể sau.

8. Mọi người theo dõi thông tin và tuân theo hướng dẫn chính thức qua các phương tiện thông tin của Phường/Quận/TP và người phụ trách ứng phó.

II. Đối nhân viên ứng phó

Mức liều hướng dẫn với nhân viên ứng phó

Nhiệm vụ

Mức liều [mSv]1

Các hành động cứu mạng:

1. Cứu nạn khỏi những mối nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng;

>500 2 3

Các hành động có thể cứu mạng:

1. Ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tình trạng (ví dụ. hỏa hoạn) có thể gây hại tính mạng;

2. Kiểm tra môi trường khu vực dân cư trong vùng sự cố để xác định nơi cần có các hành động bảo vệ khẩn cấp ;

3. Thực hiện ngay những hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực với các cơ sở nhóm nguy cơ I hoặc II.

500

Các hành động ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng:

1. Cứu nạn khỏi các mối nguy hiểm có thể gây chấn thương nghiêm trọng;

2. Cứu chữa ngay những chấn thương nghiêm trọng;

3. Tẩy xạ công chúng.

Các hành động ngăn chặn liều tập thể lớn:

1. Kiểm tra môi trường khu vực dân cư để xác định nơi có thể cần các hành động bảo vệ hoặc hạn chế thực phẩm;

2. Tiến hành ngay các hành động bảo vệ và hạn chế thực phẩm ngoài khu vực.

100

Các hành động can thiệp khẩn cấp khác, như:

1. Cứu chữa dài hạn các cá nhân bị chiếu xạ và nhiễm bẩn phóng xạ;

2. Phân tích và thu thập mẫu;

3. Tiến hành khôi phục ngắn hạn;

4. Nhiễm bẩn phóng xạ phóng xạ cục bộ;

5. Duy trì thông tin công cộng.

50

Các hành động khôi phục, như:

1. Tu sửa cơ sở vật chất không liên quan đến an toàn;

2. Tẩy xạ phạm vi rộng;

3. Chôn cất chất thải;

4. Quản lý y tế dài hạn

Hướng dẫn chiếu xạ nghề nghiệp (50 mSv trong một năm riêng lẻ)

Khi giai đoạn ứng phó khẩn cấp kết thúc, các nhân viên ứng phó sẽ là đối tượng kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp. Khi một sự cố kết thúc, liều nhận được và rủi ro sức khỏe sau đó phải được gửi tới các nhân viên ứng phó liên quan.

____________________

1 Liều hiệu dụng tổng cộng (chiếu ngoài và chiếu trong).

2 Các nhân viên ứng phó sẽ có quyền từ chối hoặc tự nguyện và được đào tạo về các hậu quả có thể có do việc bị chiếu xạ để họ thực hiện các quyết định một cách chủ động trên cơ sở hiểu biết hậu quả.

3 Mức liều chỉ có thể vượt quá nếu những lợi ích của nó lớn hơn những nguy hại; nhưng cần nỗ lực hết sức để giữ liều dưới mức đó. Các nhân viên ứng phó sẽ được đào tạo về bảo vệ bức xạ và hiểu biết những nguy hại họ phải đối mặt.

 

Phụ lục 10

KHUYẾN CÁO VỀ KHOANH VÙNG AN TOÀN CHO SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

Tình huống

Khu vực hàng rào bên trong ban đầu
(Bán kính vành đai an toàn)

Xác định ban đầu - Bên ngoài môi trường

Nguồn nguy hiểm tiềm tàng không có che chắn hoặc bị phá vỡ

30 m

Tràn đổ lượng lớn nguồn nguy hiểm tiềm tàng

100 m

Cháy nổ hoặc bị phun khói liên quan đến nguồn nguy hiểm tiềm tàng

300 m

Nghi ngờ có bom, đã nổ hoặc chưa nổ

400 m trở lên để tránh ảnh hưởng do bom nổ.

Xác định ban đầu - Bên trong các khu nhà

Nguồn nguy hiểm tiềm tàng không có che chắn hoặc bị phá vỡ hoặc bị tràn đổ

Các khu vực bị ảnh hưởng và khu vực lân cận (bao gồm các sàn nhà trên và dưới).

Hỏa hoạn hoặc các sự cố khác liên quan đến nguồn nguy hiểm tiềm tàng có thể phát tán chất phóng xạ khắp tòa nhà (ví dụ qua hệ thống thông khí)

Toàn bộ tòa nhà và khoảng cách bên ngoài thích hợp như đã chỉ ra ở trên.

Mở rộng vành đai dựa trên việc khảo sát bức xạ

Suất liều xung quanh 100 mSv/h

Bất cứ khu vực nào đo được giá trị này.

 

Phụ lục 11

MẪU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ BÁO ĐỘNG VÀ MỨC ĐỘ ỨNG PHÓ

1. THÔNG TIN CHUNG

- Đơn vị thực hiện: .....................................................................................

- Người thực hiện: ......................................................................................

- Thông tin liên hệ: Tel/Fax/ Email: ...........................................................

- Ngày, giờ thực hiện:.................................................................................

2. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ BÁO ĐỘNG

2.1. Thông tin sự cố

- Địa điểm xảy ra:.......................................................................................

- Thời gian: ................................................................................................

- Mô tả tình huống sự cố: ...........................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

2.2. Xác định mức báo động

Mức báo động Cấp 01:

□ Nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 3, 4 và 5.

□ Mức độ ảnh hưởng ở diện tích nhỏ hơn 100m2.

□ Không có nhiễm bẩn phóng xạ.

□ Số người bị chiếu xạ ít hơn 10 người.

□ Chiếu xạ dân chúng vượt quá 1mSv nhưng nhỏ hơn 20mSv.

□ Sự cố không gây ra hiệu ứng tất nhiên.

Mức báo động Cấp 02:

□ Nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 2 và 3.

□ Nguồn phóng xạ hở.

□ Mức độ ảnh hưởng trên diện tích từ 100m2 đến 1km2.

□ Có nhiễm bẩn phóng xạ nhỏ hơn 100m2.

□ Số người bị chiếu xạ từ 10 đến 50 người.

□ Có thể có hiệu ứng tất nhiên ít nghiêm trọng với số ít người (ít hơn 5 người).

Mức báo động Cấp 03:

□ Nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 1.

□ Nguồn phóng xạ hở.

□ Mức độ ảnh hưởng ở diện tích 1km2 trở lên.

□ Có nhiễm bẩn phóng xạ lớn hơn 100m2.

□ Số người bị chiếu xạ lớn hơn 50 người.

□ Xuất hiện hiệu ứng tất nhiên nghiêm trọng (5 người trở lên).

Lưu ý:

1. Các tiêu chí được sắp xếp theo mức độ quan trọng tăng dần.

2. Khi sự cố không đạt tất cả các tiêu chí thì phân mức báo động cân nhắc theo các tiêu chí quan trọng hơn.

3. BÁO CÁO BAN CHỈ HUY

Trưởng ban                               □                      Ghi rõ tên: ...................................................

Phó ban thường trực                 □                      Ghi rõ tên: ...................................................

Phó ban                                    □                      Ghi rõ tên: ...................................................

Thành viên Ban chỉ huy              □                      Ghi rõ tên: .....................................

Hình thức báo cáo: Điện thoại □           Thư gửi □            E-mail □

 

Phụ lục 12

MẪU ĐIỀU ĐỘNG VÀ BỔ NHIỆM NGƯỜI CHỈ HUY HIỆN TRƯỜNG

1. NGƯỜI CHỈ HUY ỨNG PHÓ SỰ CỐ

□ Trưởng ban: ................................................................................................

□ Phó ban thường trực: ...................................................................................

□ Thành viên Ban chỉ huy (Được ủy quyền): ..................................................

2. MỨC BÁO ĐỘNG

□ Cấp 01

□ Cấp 02

□ Cấp 03

3. BỔ NHIỆM NGƯỜI CHỈ HUY HIỆN TRƯỜNG

□ Phó ban thường trực: ..................................................................................

□ Phó ban: .....................................................................................................

□ Thành viên: ................................................................................................

□ Các cá nhân, đơn vị khác:...........................................................................

4. ĐIỀU ĐỘNG VÀ YÊU CẦU HỖ TRỢ TỪ CÁC TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN

4.1. Mức báo động Cấp 01

- Người chỉ huy ứng phó: Phó Trưởng ban thường trực

- Người chỉ huy hiện trường: Phó Trưởng ban thường trực.

Các tổ chức cần điều động

Lực lượng ứng phó chính

Lực lượng ứng phó bổ sung

Sở KH&CN

X

 

Công an tỉnh

X

 

Cơ sở nơi có nguồn phóng xạ

X

 

Sở TT&TT

 

X

UBND Phường/Xã: .................................

 

X

4.2. Mức báo động Cấp 02

- Ban chỉ huy: Một số thành viên trong Ban chỉ huy được triệu tập theo yêu cầu của Phó trưởng Ban thường trực

- Người chỉ huy ứng phó: Phó trưởng Ban thường trực

- Người chỉ huy hiện trường: Phó trưởng Ban thường trực.

Các tổ chức cần điều động

Lực lượng ứng phó chính

Lực lượng ứng phó bổ sung

Ban chỉ huy

X

 

Sở KH&CN

X

 

Công an Tỉnh

X

 

Sở Y tế

X

 

Sở TT&TT

X

 

Bộ CHQS Tỉnh

 

X

Sở TN&MT

 

X

Sở NN&PTNT

 

X

UBND Phường/Xã:...................................

 

X

UBND TP/TX/Huyện:...............................

 

X

4.3. Mức báo động Cấp 03

- Ban chỉ huy: Triệu tập toàn Ban chỉ huy

- Người chỉ đạo ứng phó: Trưởng ban

- Người chỉ huy hiện trường: Phó Trưởng ban thường trực.

Các tổ chức cần điều động

Lực lượng chuyên trách

Lực lượng bổ sung

1. Tổ chức tham gia ứng phó chính

Ban chỉ huy

X

 

Sở KH&CN

X

 

Công an Tỉnh

X

 

Bộ CHQS Tỉnh

X

 

Sở Y tế

X

 

Sở TN&MT

X

 

Sở NN&PTNT

X

 

BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh

X

 

Sở TT&TT

 

X

UBND Phường/Xã:....................................

 

X

UBND TP/Huyện:................................

 

X

2. Các đơn vị kỹ thuật tham gia ƯPSC

Sở KH&CN

X

 

Các bệnh viện

X

 

3. Các đơn vị tư vấn ATBX và ƯPSC

Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật ATBXHN và ƯPSC (Cục ATBXHN)

X

 

Viện Nghiên cứu hạt nhân

X

 

4. Các tổ chức quần chúng khác

Hội Chữ thập đỏ

 

X

Lực lượng thanh niên xung phong

 

X

 

 

TRƯỞNG BAN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục 13

TIÊU CHÍ KẾT THÚC ỨNG PHÓ SỰ CỐ VÀ LẬP KẾ HOẠCH KHÔI PHỤC DÀI HẠN

TT

Loại tình huống

Tiêu chí tạm dừng hoạt động ứng phó khẩn cấp

Kế hoạch khôi phục dài hạn

1

Nguồn kín thuộc nhóm 2, 3, 4, 5.

- Đã phát hiện thấy nguồn

- Nguồn đã được kiểm soát

- Nguồn được thu hồi và đưa về nơi lưu giữ an toàn.

Không có

2

Nguồn kín thuộc nhóm 1

- Đã phát hiện thấy nguồn

- Nguồn đã được kiểm soát

- Suất liều bức xạ ngoài khu vực kiểm soát < 100 µSv/h.

Lập kế hoạch thu hồi nguồn đưa về nơi lưu giữ an toàn.

3

Nguồn kín thuộc nhóm 2

- Không tìm thấy

- Đã huy động tất cả lực lượng tìm kiếm trong vài tháng nhưng không có kết quả.

Lực lượng hỗ trợ ATBX tiếp tục lên kế hoạch tìm kiếm.

4

Nguồn kín thuộc nhóm 3, 4, 5

- Không tìm thấy

- Khi các nỗ lực tìm kiếm không phát hiện được nguồn trong 1 tháng.

Lực lượng hỗ trợ ATBX tiếp tục lên kế hoạch tìm kiếm.

5

Nguồn hở, nhiễm bẩn phóng xạ đất đá khu vực nhỏ

- Thực hiện thu hồi, tẩy xạ đến dưới mức suất liều 100 µSv/h

- Thực hiện kiểm soát khu vực này.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp tẩy xạ làm giảm bức xạ ngoài đến 1 µSv/h.

6

Nguồn hở, nhiễm bẩn phóng xạ đất đá khu vực rộng lớn

- Thực hiện thu hồi, tẩy xạ đến dưới mức suất liều 1 mSv/h

- Thực hiện kiểm soát khu vực này.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp làm giảm bức xạ ngoài đến thấp nhất có thể nếu có thể thực hiện được.

7

Nhiễm bẩn phóng xạ trong không khí

Đánh giá được các khu vực bị ảnh hưởng của luồng khí phóng xạ; thông báo cho người dân tạm thời ở trong nhà, đóng kín cửa, hoặc tránh xa các khu vực bị ảnh hưởng.

- Đánh giá lại nhiễm bẩn phóng xạ trong không khí, phóng xạ lắng đọng trong đất đá.

- Khuyến cáo người dân quay trở lại khi mức bức xạ đo được trong không khí < 1 µSv/h.

8

Nhiễm bẩn phóng xạ nguồn nước, lương thực, thực phẩm

- Chỉ dẫn dân chúng hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm, nguồn nước nhiễm bẩn phóng xạ lớn tại khu vực bị ảnh hưởng.

- Khuyến cáo sử dụng lương thực, thực phẩm, nguồn nước ở nơi khác.

- Sắp xếp nơi cư trú tạm thời cho những người phải sơ tán (nếu có thể).

- Xử lý nguồn nước và lương thực thực phẩm để hàm lượng một số đồng vị phóng xạ không vượt quá giới hạn cho phép.

- Đưa dân chúng quay trở về nơi sinh sống ban đầu.

 

Phụ lục 14

MẪU NHẬT KÝ ỨNG PHÓ SỰ CỐ

STT

Diễn biến sự cố

Thời gian bắt đầu/kết thúc

Hành động ứng phó đã thực hiện

Chủ trì/phối hợp

Kết quả xử lý

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 15

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

Nội dung bản báo cáo bao gồm một số mục chính như sau:

1. Tiêu đề báo cáo:

2. Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, [cơ quan khác]

3. Tóm tắt sự cố: mô tả ngắn gọn về sự cố, nguyên nhân xảy ra và hậu quả, các hành động ứng phó, các bài học kinh nghiệm, các kết luận chính và đề xuất (nếu có).

4. Mô tả sự cố

- Sự kiện ban đầu.

- Khu vực xảy ra sự cố:

- Thời gian xảy ra sự cố:

- Người liên hệ: tên, điện thoại, fax, email

- Môi trường xảy ra sự cố: cơ sở chiếu xạ, sản xuất đồng vị, chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, nghiên cứu, chẩn đoán/điều trị y tế, vận chuyển, khu vực dân cư, quân đội, dân sự, nghiên cứu và phát triển hạt nhân, Khác (nêu rõ):

- Nguồn và thiết bị bức xạ:

- Loại bức xạ: gamma, beta, gamma-neutron, X-ray, alpha.

5. Các hoạt động ứng phó sự cố

Các hành động ban đầu để thu hồi, bảo vệ nhân viên ứng phó, công chúng và hành động giảm thiểu.

6. Hậu quả về người

- Bản chất chiếu xạ: chiếu xạ ngoài, nhiễm bẩn phóng xạ ngoài, nhiễm bẩn phóng xạ trong.

- Số người bị ảnh hưởng: Số người bị thương, bị chiếu xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ; Hỗ trợ y tế và chăm sóc y tế tiếp theo (nếu có)

7. Hậu quả về môi trường

- Loại nhiễm bẩn phóng xạ: nhiễm bẩn không khí, nhiễm bẩn nguồn nước, đất, thực phẩm, vật phẩm khác.

- Tóm tắt về khảo sát bức xạ và kiểm soát môi trường.

- Tiêu chí hành động; Chôn cất thải.

8. Đánh giá liều

Liều đánh giá cho nhân viên ứng phó và những người liên quan.

9. Kết luận và kiến nghị

Bài học kinh nghiệm, các hành động tiếp theo, đề xuất để ngăn chặn sự cố, nâng cấp ứng phó sự cố

 

Phụ lục 16

THÔNG TIN THÔNG BÁO CHO ĐỊA PHƯƠNG LÂN CẬN

I. THÔNG TIN TỪ ĐỊA PHƯƠNG THÔNG BÁO

Tỉnh/Thành phố:..............................................................................................

Người đại diện: ..........................................................................................

Điện thoại liên hệ:......................................................................................

II. MÔ TẢ SỰ CỐ (nguyên nhân xảy ra sự cố, các mối nguy hiểm bức xạ, khu vực ảnh hưởng, các khó khăn cho công tác ứng phó)

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Mối nguy hiểm bức xạ

□ Liều cao

□ Chiếu trong

□ Nhiễm xạ khu vực vùng

□ Thải ra môi trường

□ Có khả năng phát tán

Khó khăn trong việc cứu hộ

□ Khí độc

□ Bức xạ

□ Khác (ghi rõ)

Mối nguy hiểm thông thường

□ Cháy

□ Nổ

□ Hoá chất

□ Hơi, khói

□ Khác(ghi rõ)

Một số thông tin khác (như: chi tiết nhãn mác, suất liều đo được, mức nhiễm xạ, điều kiện thời tiết).

IV. CÁC YÊU CẦU HỖ TRỢ ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG LÂN CẬN

□ Khảo sát không khí

□ Kiểm soát bức xạ

□ Nhận diện đồng vị phóng xạ

□ Thu hồi nguồn phóng xạ

□ Đánh giá an toàn bức xạ và tư vấn

□ Hỗ trợ y tế và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ kiểm nghiệm sinh học và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ về bệnh lý bức xạ và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ về liều sinh học và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ về an toàn chất thải

□ Hỗ trợ khác (nêu rõ):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

III. KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

 

TRƯỞNG BAN
(Chức vụ, ký, họ tên)

 

Phụ lục 17

MẪU YÊU CẦU TRỢ GIÚP CỦA CƠ SỞ

Kính gửi: Trưởng Ban chỉ huy ứng phó sự cố tỉnh Ninh Thuận

Vào lúc [thời điểm xảy ra sự cố theo báo cáo], Cơ sở đã xảy ra một sự cố bức xạ. Theo kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân của cơ sở, Cơ sở đã triển khai tất cả các hoạt động cần thiết để ứng phó. Tuy nhiên đến thời điểm này thì việc ứng phó vẫn rất khó khăn và không có hiệu quả mong muốn.

Chúng tôi kính gửi đến Ban chỉ huy ứng phó sự cố cấp Tỉnh bản báo cáo tóm tắt tình hình sự cố như sau:

I. THÔNG TIN SỰ CỐ

1. Mô tả sự cố (nguồn gốc xảy ra sự cố, khu vực, hậu quả, các hoạt động ứng phó đã thực hiện...)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

2. Mối nguy hiểm bức xạ

□ Liều cao:

□ Chiếu trong:

□ Nhiễm bẩn phóng xạ vùng (không khí, đất, nước):

□ Thải ra môi trường:

□ Có khả năng phát tán:

□ Các vùng lân cận bị ảnh hưởng:

3. Mối nguy hiểm thông thường

□ Cháy

□ Nổ

□ Hoá chất

□ Hơi, khói

□ Khác (ghi rõ): .......................................................................................................

4. Khó khăn trong việc ứng phó

□ Sự cố kèm hỏa hoạn

□ Sự cố kèm cháy nổ

□ Sự cố kèm chất hóa học, khói bụi lớn

□ Không đủ phương tiện ứng phó

□ Sự cố gặp lúng túng do không có quy trình và kịch bản ứng phó sẵn sàng

□ Khác (ghi rõ): .......................................................................................................

5. Tình trạng y tế

□ Số người bị thương:

□ Số người chết:

□ Số người bị chiếu xạ:

□ Số người bị nhiễm xạ:

6. Một số thông tin khác:

□ Chi tiết nguồn

□ Suất liều đo được tại khu vực:

□ Mức nhiễm bẩn phóng xạ:

□ Điều kiện thời tiết

II. KIẾN NGHỊ

Đây là sự cố vượt quá khả năng ứng phó của Cơ sở. Cơ sở kính đề nghị Trưởng ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân tỉnh tổ chức thực hiện, chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời hỗ trợ ứng phó sự cố cho cơ sở.

Các hỗ trợ cần thiết là:

□ Khảo sát không khí

□ Kiểm soát bức xạ

□ Nhận diện đồng vị phóng xạ

□ Thu hồi nguồn phóng xạ

□ Đánh giá an toàn bức xạ và tư vấn

□ Hỗ trợ y tế và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ kiểm nghiệm sinh học và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ về bệnh lý bức xạ và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ về liều sinh học và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ về an toàn chất thải

□ Hỗ trợ khác (nêu rõ):

Thay mặt Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở

Người đại diện: Trưởng ban ......................................................

Điện thoại liên hệ:

............................................................................................................

 

Phụ lục 18

MẪU YÊU CẦU TRỢ GIÚP CỦA TỈNH

Kính gửi:

Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn
Bộ Khoa học và Công nghệ

Vào lúc [thời điểm xảy ra sự cố theo báo cáo], tỉnh Ninh Thuận đã xảy ra một sự cố bức xạ/sự cố hạt nhân. Theo kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân của địa phương, Tỉnh đã triển khai tất cả các hoạt động cần thiết để ứng phó. Tuy nhiên đến thời điểm này thì việc ứng phó vẫn rất khó khăn và không có hiệu quả mong muốn.

Chúng tôi kính gửi đến Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn bản báo cáo tóm tắt tình hình sự cố như sau:

I. THÔNG TIN SỰ CỐ

1. Mô tả sự cố (nguồn gốc xảy ra sự cố, khu vực, hậu quả, các hoạt động ứng phó đã thực hiện...)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

2. Mối nguy hiểm bức xạ

□ Liều cao:

□ Chiếu trọng:

□ Nhiễm bẩn phóng xạ vùng (không khí, đất, nước):

□ Thải ra môi trường:

□ Có khả năng phát tán:

□ Các địa phương lân cận bị ảnh hưởng:

3. Mối nguy hiểm thông thường

□ Cháy

□ Nổ

□ Hóa chất

□ Hơi, khói

□ Khác (ghi rõ):

...........................................................................................................

4. Khó khăn trong việc ứng phó

□ Sự cố kèm hỏa hoạn

□ Sự cố kèm cháy nổ

□ Sự cố kèm chất hóa học, khói bụi lớn

□ Không đủ phương tiện ứng phó

□ Sự cố gặp lúng túng do không có quy trình và kịch bản ứng phó sẵn sàng

□ Khác (ghi rõ):

..........................................................................................................

5. Tình trạng y tế

□ Số người bị thương:

□ Số người chết:

□ Số người bị chiếu xạ:

□ Số người bị nhiễm xạ:

6. Một số thông tin khác:

□ Chi tiết nguồn

□ Suất liều đo được tại khu vực:

□ Mức nhiễm bẩn phóng xạ:

□ Điều kiện thời tiết

II. YÊU CẦU TRỢ GIÚP

Đây là sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh Ninh Thuận. Tỉnh kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn tổ chức thực hiện, chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời hỗ trợ ứng phó sự cố cho địa phương.

Các hỗ trợ cần thiết là:

□ Khảo sát không khí

□ Kiểm soát bức xạ

□ Nhận diện đồng vị phóng xạ

□ Thu hồi nguồn phóng xạ

□ Đánh giá an toàn bức xạ và tư vấn

□ Hỗ trợ y tế và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ kiểm nghiệm sinh học và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ về bệnh lý bức xạ và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ về liều sinh học và/hoặc tư vấn

□ Hỗ trợ về an toàn chất thải

□ Hỗ trợ khác (nêu rõ):

Thay mặt Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Ninh Thuận

Người đại diện: Trưởng ban ................................

Điện thoại liên hệ:

 

Phụ lục 19

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

Lưu ý:

• Các hướng dẫn này phải được xem xét cẩn thận và sửa lại cho phù hợp với tình huống cụ thể.

• Nội dung của mẫu thông tin truyền thông phải được người chỉ huy ứng phó sự cố phê duyệt.

Các mẫu tin truyền thông được cung cấp trong các trường hợp:

• Sử dụng trước khi có các thông tin cụ thể;

• Tình huống khẩn cấp phóng xạ bao gồm thiết bị phát tán phóng xạ và các tình huống khẩn cấp khi vận chuyển;

• Nguồn có mức độ nguy hiểm cao bị mất hoặc lấy cắp;

• Phát hiện ra nguồn nguy hiểm ở nơi công cộng (ví dụ, cửa khẩu hoặc bưu điện).

Sau đây là một số hướng dẫn cho một số trường hợp cụ thể.

I. Cung cấp thông tin ban đầu

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận đã nhận được một báo cáo về [nguồn gốc sự cố]. Theo thông tin nhận được ở thời gian này, [sự cố] đã xảy ra tại [địa điểm] và vào lúc [thời gian]. Các báo cáo chỉ ra rằng [các thông tin về sự cố đã được xác nhận] và các biện pháp [các biện pháp ứng phó ban đầu] đã được thực hiện để bảo vệ [dân chúng, những người ứng phó, sản phẩm, thương mại, hoặc nói rõ mục khác phù hợp]. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

[Tên tổ chức/cơ quan] đang phối hợp hoạt động của mình với những người ứng phó tại hiện trường và các tổ chức liên quan khác [nói rõ các cơ quan liên quan]. Chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết hơn sớm nhất khi mọi việc rõ ràng. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                                               Website:

II. Một số hướng dẫn cho một số tình huống cụ thể

1. Tình huống sự cố liên quan đến thiết bị phát tán chất phóng xạ và vận chuyển

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận rằng có một sự có có thể liên quan đến vật liệu phóng xạ [nguồn gốc của sự cố]. Theo thông tin nhận được cho đến thời điểm này, [sự cố] đã xảy ra tại [địa điểm] vào lúc [thời gian]. Các báo cáo cho biết rằng [các thông tin về sự cố đã được xác nhận] và các biện pháp [các biện pháp ứng phó ban đầu] đã được thực hiện để bảo vệ [dân chúng, những người ứng phó, sản phẩm, thương mại, hoặc nói rõ mục khác phù hợp]. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

Để đảm bảo an toàn, mọi người cần tuân theo những khuyến cáo sau:

1. Không cầm nắm, nhận diện [chỉ rõ] các vật có khả năng (ví dụ là mảnh bom hoặc các vật được lấy từ hiện trường) và cách ly khỏi các vật này.

2. Những người rời hiện trường mà không được đánh giá bởi [chỉ rõ cá nhân/đơn vị] cần phải thay quần áo, tắm (nếu có thể), rửa tay trước khi ăn và đi đến [chỉ rõ địa điểm] để được đánh giá và nghe các hướng dẫn tiếp theo.

3. Những người vận chuyển những người khác (ví dụ là nạn nhân) phải đi tới [chỉ rõ địa điểm] để kiểm soát cá nhân và kiểm soát phương tiện nếu có khả năng nhiễm bẩn phóng xạ.

* [Nếu nghi ngờ có phát thải vào không khí (chỉ rõ, phụ thuộc vào tình huống)] thì dân chúng trong phạm vi 1 km từ [mô tả rõ khu vực - đường phố, quận huyện - để dân chúng có thể hiểu được] cần tuân theo những khuyến cáo sau:

1. Vẫn ở nguyên bên trong các toà nhà cho đến khi [nói rõ khi nào sự phát thải có thể có hoặc thực tế sẽ kết thúc].

2. Không ăn uống những thứ có thể bị nhiễm bẩn phóng xạ (ví dụ như rau củ trồng bên ngoài hoặc uống nước mưa) cho đến khi có thông báo khác.

3. Không cho trẻ em ra chơi đùa ở các sân chơi.

4. Rửa tay trước khi ăn.

5. Tránh các khu vực có nhiều bụi và các hành động gây ra bụi bặm.

6. Không được tự ý đi đến hiện trường để giúp đỡ hoặc tình nguyện.

Nếu cần sự hỗ trợ sẽ có thông báo cụ thể.

* Nếu bạn có vấn đề về sức khoẻ thì đi đến [một khu vực xác định ở xa bệnh viện địa phương để kiểm xạ và điều tra thông tin].

Các nhân viên y tế phải được cảnh báo đối với các bệnh nhân có triệu chứng bị chiếu xạ (bỏng da mà không rõ nguyên nhân biểu kiến - cá nhân không nhớ tại sao bị bỏng).

* Nếu bạn có câu hỏi gì đề nghị gọi vào số [cho số điện thoại nóng có thể xử lý được nhiều cuộc gọi một lúc mà không làm ảnh hưởng đến đáp ứng].

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sớm nhất có thể. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                                               Website:

2. Tình huống sự cố nguồn phóng xạ bị mất hoặc lấy cắp

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận rằng có một vật chứa chất phóng xạ bị mất/lấy cắp [nói rõ]. Theo thông tin nhận được cho đến thời điểm này, vật này đã bị mất/lấy cắp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian]. [Nói rõ tổ chức chính quyền chỉ đạo ứng phó] đã thực hiện [các biện pháp ban đầu, ví dụ như tìm kiếm] và lấy thông tin từ dân chúng trong việc giúp đỡ tìm kiếm vật nguy hiểm này. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

Vật bị mất trông như [mô tả và cung cấp tranh ảnh nếu có thể]

Để đảm bảo an toàn dân chúng cần tuân theo những khuyến cáo sau:

1. Vật này là rất nguy hiểm và nếu tìm thấy thì không được chạm vào và mọi người phải giữ khoảng cách ít nhất là 10 m từ vật đó.

2. Những người có thể nhìn thấy vật này phải ngay lập tức thông báo cho [nói rõ cơ quan/tổ chức sẽ nhận thông tin]

3. Nếu chạm vào hoặc gần vật này bạn phải liên hệ với [cho một số điện thoại để liên lạc]

Các nhân viên y tế phải được cảnh báo đối với các bệnh nhân có triệu chứng bị chiếu xạ (bỏng da mà không có nguyên nhân biểu hiện - cá nhân không nhớ tại sao bị bỏng)

Cảnh báo cho những người thu mua kim loại phế liệu.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thông tin hữu ích, xin hãy gọi theo số [số điện thoại nóng].

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sớm nhất có thể. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                                               Website:

3. Tình huống phát hiện thấy nguồn phóng xạ ở nơi công cộng

Ngày:

Thời gian:

Số thứ tự bản tin phát ra:

[Tên tổ chức/cơ quan] xác nhận rằng vật liệu phóng xạ nguy hiểm được phát hiện vào lúc [thời gian]. Theo thông tin nhận được vào lúc này, chất này này được phát hiện tại [địa điểm] vào lúc [thời gian]. Các báo cáo cho thấy [thông tin được xác nhận còn ảnh hưởng] và đã thực hiện [mô tả các biện pháp ban đầu] để bảo vệ [dân chúng hoặc những cá nhân/tổ chức thích hợp]. Kế hoạch ứng phó sự cố hiện tại đã được kích hoạt [và chúng tôi vừa mới khởi động trung tâm thông tin truyền thông].

Để đảm bảo an toàn dân chúng cần tuân theo những khuyến cáo sau:

1. Những người có thể ở gần vật liệu được tìm thấy trong khoảng thời gian [nói rõ khoảng thời gian] và/hoặc có thể gần vật liệu trong khi nó đang được khuân vác và vận chuyển [nói rõ] phải liên hệ với [cơ quan/tổ chức liên quan] để được đánh giá và nhận thông báo.

Các nhân viên y tế phải được cảnh báo đối với các bệnh nhân có triệu chứng bị chiếu xạ (bỏng da mà không rõ nguyên nhân biểu hiện - cá nhân không nhớ tại sao bị bỏng)

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thông tin hữu ích, xin hãy gọi theo số [số điện thoại nóng].

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sớm nhất có thể. [Cung cấp chi tiết về thời gian có báo cáo hoặc cập nhật mới]. Thông báo tiếp theo sẽ được cung cấp tại [địa điểm] vào lúc [thời gian].

Để có thêm thông tin xin liên hệ:

Họ và tên [tên của người có trách nhiệm liên hệ với báo giới]:

Cơ quan:

Điện thoại:

Di động:

Email:                                                               Website:

 

Phụ lục 20

CÁC KỊCH BẢN ỨNG PHÓ SỰ CỐ

I. KỊCH BẢN ỨNG PHÓ SỰ CỐ ĐỐI VỚI SỰ CỐ NGUỒN PHÓNG XẠ NẰM NGOÀI KIỂM SOÁT

Giai đoạn

Người thực hiện

Hành động ứng phó cụ thể

Tài liệu sử dụng

1. Tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu

Cán bộ Sở KH&CN

Tiếp nhận thông tin về nguồn phóng xạ vô chủ từ người dân hoặc chính quyền địa phương

- Mẫu tiếp nhận thông tin Phụ lục 8.

Cung cấp hướng dẫn bảo đảm an toàn ban đầu cho người dân hoặc chính quyền địa phương

- Phụ lục 9, 10

Sử dụng thiết bị đo bức xạ tới hiện trường xác minh sự cố

- Nếu vật khả nghi không phải là nguồn phóng xạ, báo cáo BCH thông tin về tình huống.

- Nếu vật khả nghi đúng là nguồn phóng xạ, xác định mức báo động, báo cáo BCH

- Phụ lục 11

Ban chỉ huy

Căn cứ trên mức báo động, Phó hoặc Trưởng BCH công bố mức báo động, ra quyết định tổ chức ứng phó sự cố

 

2. Thông báo cho tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

BCH

Trưởng hoặc Phó BCH công bố mức báo động, thông báo tới các tổ chức tham gia ứng phó sự cố

- Phụ lục 11

3. Huy động nguồn lực và triển khai ứng phó

Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

- Công an, chính quyền địa phương khoanh vùng cách ly nguồn phóng xạ, bảo đảm trật tự trị an.

- Sở KH&CN đánh giá mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ, nếu không đủ khả năng đánh giá hoặc tình huống nguy hiểm vượt quá khả năng ứng phó sự cố của tỉnh, báo cáo BCH để đề nghị trợ giúp từ đơn vị hỗ trợ.

- Trưởng hoặc Phó BCH nâng mức báo động theo điều kiện thực tế tại hiện trường.

- Trưởng hoặc Phó BCH gửi đề nghị trợ giúp tới đơn vị hỗ trợ (Bộ KH&CN).

- Các đơn vị hỗ trợ đánh giá tình hình thực tế, đề xuất phương án ứng phó tới BCH.

- Phụ lục 19

4. Tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường

Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

- Trưởng BCH ra quyết định can thiệp và khắc phục sự cố theo phương án đề xuất của các đơn vị hỗ trợ ứng phó.

- Chính quyền địa phương chủ trì công tác sơ tán nhân dân.

- Sở KH&CN chủ trì tổ chức việc thu hồi nguồn phóng xạ, tẩy xạ. Tổ chức liên quan (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, công an tỉnh, Sở TN&MT) hỗ trợ thực hiện.

- Lực lượng y tế kiểm tra sức khỏe cán bộ tham gia ứng phó, công an, người dân nếu tình huống có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe con người.

- Nếu tình huống sự cố nghiêm trọng nằm ngoài khả năng ứng phó của đơn vị hỗ trợ, BCH gửi yêu cầu hỗ trợ bổ sung tới cơ quan trung ương.

- Trưởng hoặc Phó thường trực BCH là người có thẩm quyền cung cấp thông tin chính thống cho báo chí, truyền thông.

 

5. Kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị cho kế hoạch khôi phục dài hạn

Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

- Trưởng BCH ra quyết định kết thúc ứng phó và lập kế hoạch dài hạn căn cứ trên đề xuất của các tổ chức tham gia ứng phó sự cố.

- BCH yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, huyện/thành phố, phường/xã/thị trấn công bố sự cố đã chấm dứt và các hoạt động khác trở lại bình thường.

 

6. Báo cáo

BCH

Trong sự cố:

- Thành viên BCH đề xuất nội dung báo cáo theo chức năng nhiệm vụ, Trưởng hoặc Phó BCH tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ KH&CN, UBQGTKCN và phương tiện thông tin đại chúng.

Sau sự cố:

- BCH lập báo cáo tổng kết sự cố gửi UBND tỉnh, Bộ KH&CN, UBQGTKCN.

- Phụ lục 16

II. KỊCH BẢN ỨNG PHÓ SỰ CỐ ĐỐI VỚI SỰ CỐ MẤT NGUỒN PHÓNG XẠ TẠI MỘT CƠ SỞ BỨC XẠ

Giai đoạn

Người thực hiện

Hành động ứng phó cụ thể

Tài liệu sử dụng

1. Tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu

Công chức Sở KH&CN

Tiếp nhận thông tin về sự cố thất lạc nguồn phóng xạ từ cán bộ cơ sở.

- Mẫu tiếp nhận thông tin Phụ lục 8.

Cung cấp hướng dẫn bảo đảm an toàn ban đầu cho cán bộ cơ sở

- Phụ lục 9, 10

Sử dụng thiết bị đo bức xạ tới hiện trường xác minh sự cố

- Nếu nguồn phóng xạ vẫn còn tại vị trí vận hành hoặc nơi lưu giữ, báo cáo BCH thông tin về tình huống.

- Nếu nguồn phóng xạ không còn tại vị trí vận hành hoặc nơi lưu giữ, xác định mức báo động, báo cáo BCH

- Phụ lục 11

Ban chỉ huy

Căn cứ trên mức báo động, Phó hoặc Trưởng BCH công bố mức báo động, ra quyết định tổ chức ứng phó sự cố

 

2. Thông báo cho tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

BCH

Trưởng hoặc Phó BCH công bố mức báo động, thông báo tới các tổ chức tham gia ứng phó sự cố

- Phụ lục 11

3. Huy động nguồn lực và triển khai ứng phó

Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

- Cán bộ cơ sở khoanh vùng khu vực mất nguồn phóng xạ; giữ nguyên hiện trường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra tìm kiếm nguồn phóng xạ.

- Công an địa phương bảo đảm an ninh khu vực có nguồn phóng xạ; tiến hành điều tra tìm kiếm nguồn phóng xạ theo nghiệp vụ;

- Sở KHCN sử dụng thiết bị đo bức xạ tổ chức tìm kiếm khu vực mất nguồn phóng xạ, toàn bộ cơ sở và các khu vực lân cận cơ sở.

- Sở KHCN phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lực lượng công an tìm kiếm nguồn phóng xạ; tổ chức đo khảo sát, tìm kiếm nguồn phóng xạ theo yêu cầu của lực lượng Công an.

- Sở KH&CN đánh giá tình huống, nếu không đủ khả năng tìm kiếm nguồn phóng xạ, báo cáo BCH để đề nghị trợ giúp từ đơn vị hỗ trợ.

- Trưởng hoặc Phó BCH nâng mức báo động theo điều kiện thực tế của công tác ứng phó sự cố.

- Trưởng hoặc Phó BCH gửi đề nghị trợ giúp tới đơn vị hỗ trợ (Bộ KHCN).

- Các đơn vị hỗ trợ đánh giá tình hình thực tế, đề xuất phương án ứng phó tới BCH.

- Phụ lục 19

4. Tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường

Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

(1) Trong trường hợp tìm thấy nguồn phóng xạ, các đơn vị tham gia ứng phó tiến hành các bước can thiệp tại hiện trường như sau:

- Trưởng BCH ra quyết định can thiệp và khắc phục sự cố theo phương án đề xuất của các đơn vị hỗ trợ ứng phó.

- Chính quyền địa phương chủ trì công tác sơ tán nhân dân nếu cần thiết.

- Sở KH&CN chủ trì tổ chức việc thu hồi nguồn phóng xạ, tẩy xạ. Tổ chức liên quan (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, công an tỉnh, Sở TN&MT) hỗ trợ thực hiện.

- Lực lượng y tế kiểm tra sức khỏe cán bộ tham gia ứng phó, công an, người dân nếu tình huống có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe con người.

- Nếu tình huống sự cố nghiêm trọng nằm ngoài khả năng ứng phó của đơn vị hỗ trợ, BCH gửi yêu cầu hỗ trợ bổ sung tới Bộ KH&CN.

- Trưởng hoặc Phó thường trực BCH là người có thẩm quyền cung cấp thông tin chính thống cho báo chí, truyền thông.

(2) Trong trường hợp không tìm thấy nguồn phóng xạ, chuyển qua giai đoạn 5.

 

5. Kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị cho kế hoạch khôi phục dài hạn

Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

- Trưởng BCH ra quyết định kết thúc ứng phó và lập kế hoạch dài hạn căn cứ trên đề xuất của các tổ chức tham gia ứng phó sự cố.

- BCH yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, huyện/thành phố, phường/xã/thị trấn công bố sự cố đã chấm dứt và các hoạt động khác trở lại bình thường.

 

6. Báo cáo

BCH

Trong sự cố:

- Thành viên BCH đề xuất nội dung báo cáo theo chức năng nhiệm vụ, Trưởng hoặc Phó BCH tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ KH&CN, UBQGTKCN và phương tiện thông tin đại chúng.

Sau sự cố:

- BCH lập báo cáo tổng kết sự cố gửi UBND tỉnh, Bộ KH&CN, UBQGTKCN.

- Phụ lục 16

III. KỊCH BẢN ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ ĐỐI VỚI VẬN CHUYỂN NGUỒN PHÓNG XẠ

Giai đoạn

Người thực hiện

Hành động ứng phó cụ thể

Tài liệu sử dụng

1. Tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu

Công chức Sở KH&CN

Tiếp nhận thông tin về sự cố từ người dân hoặc cảnh sát giao thông

- Mẫu tiếp nhận thông tin Phụ lục 8.

Cung cấp hướng dẫn bảo đảm an toàn ban đầu cho người dân hoặc cảnh sát

- Phụ lục 9, 10

Sử dụng thiết bị đo bức xạ tới hiện trường xác minh sự cố

- Nếu xe gặp tai nạn không chứa nguồn phóng xạ, báo cáo BCH thông tin về tình huống.

- Nếu xe gặp tai nạn có nguồn phóng xạ, xác định mức báo động, báo cáo BCH

- Phụ lục 11

Ban chỉ huy

Căn cứ trên mức báo động, Phó hoặc Trưởng BCH công bố mức báo động, ra quyết định tổ chức ứng phó sự cố

 

2. Thông báo cho tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

BCH

Trưởng hoặc Phó BCH công bố mức báo động, thông báo tới các tổ chức tham gia ứng phó sự cố

- Phụ lục 11

3. Huy động nguồn lực và triển khai ứng phó

Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

- Công an, chính quyền địa phương khoanh vùng cách ly nguồn phóng xạ, bảo đảm trật tự trị an.

- Sở KH&CN đánh giá mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ, nếu không đủ khả năng đánh giá hoặc tình huống nguy hiểm vượt quá khả năng ứng phó sự cố của tỉnh, báo cáo BCH để đề nghị trợ giúp từ đơn vị hỗ trợ.

- Trưởng hoặc Phó BCH nâng mức báo động theo điều kiện thực tế tại hiện trường.

- Trưởng hoặc Phó BCH gửi đề nghị trợ giúp tới đơn vị hỗ trợ (Bộ KH&CN).

- Các đơn vị hỗ trợ đánh giá tình hình thực tế, đề xuất phương án ứng phó tới BCH.

- Phụ lục 19

4. Tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường

Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

- Trưởng BCH ra quyết định can thiệp và khắc phục sự cố theo phương án đề xuất của các đơn vị hỗ trợ ứng phó.

- Cảnh sát giao thông chủ trì công tác phân luồng, bảo đảm an toàn giao thông.

- Sở KH&CN chủ trì tổ chức việc thu hồi nguồn phóng xạ, tẩy xạ. Tổ chức liên quan (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, công an tỉnh, Sở TN&MT) hỗ trợ thực hiện.

- Lực lượng y tế kiểm tra sức khỏe cán bộ tham gia ứng phó, công an, người dân nếu tình huống có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe con người.

- Nếu tình huống sự cố nghiêm trọng nằm ngoài khả năng ứng phó của đơn vị hỗ trợ, BCH gửi yêu cầu hỗ trợ bổ sung tới cơ quan trung ương.

- Trưởng hoặc Phó thường trực BCH là người có thẩm quyền cung cấp thông tin chính thống cho báo chí, truyền thông.

 

5. Kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị cho kế hoạch khôi phục dài hạn

Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó

- Trưởng BCH ra quyết định kết thúc ứng phó và lập kế hoạch dài hạn căn cứ trên đề xuất của các tổ chức tham gia ứng phó sự cố.

- BCH yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, huyện/thành phố, phường/xã/thị trấn công bố sự cố đã chấm dứt và các hoạt động khác trở lại bình thường.

 

6. Báo cáo

BCH

Trong sự cố:

- Thành viên BCH đề xuất nội dung báo cáo theo chức năng nhiệm vụ, Trưởng hoặc Phó BCH tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ KH&CN, UBQGTKCN và phương tiện thông tin đại chúng.

Sau sự cố:

- BCH lập báo cáo tổng kết sự cố gửi UBND tỉnh, Bộ KH&CN, UBQGTKCN.

- Phụ lục 16

 

Phụ lục 21

MẪU BIÊN BẢN HỖ TRỢ ỨNG PHÓ SỰ CỐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v : Hỗ trợ ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Ninh Thuận)

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử;

Căn cứ Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và năng lực của đơn vị hỗ trợ;

Theo sự thỏa thuận của hai bên.

Hôm nay: ngày      tháng       năm

Tại: Trụ sở Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Ninh Thuận

Hai bên gồm:

1. BÊN A (Bên nhận hỗ trợ kỹ thuật): Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Ninh Thuận

Địa chỉ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận

Số 34, Đường 16/4, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận

Điện thoại: 02593822726

Đại diện: Ông ……..                                          - Trưởng ban.

2. BÊN B (Bên hỗ trợ kỹ thuật): Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật ABC

Địa chỉ: Điện thoại:

Đại diện: Ông/Bà…………. - Giám đốc Trung tâm.

Sau đây gọi tắt là “Trung tâm”

Sau khi trao đổi và đồng thuận, hai bên thống nhất lập Bản Thỏa thuận này với nội dung như sau

Điều 1. NỘI DUNG THỎA THUẬN

Theo thỏa thuận giữa Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Ninh Thuận và Trung tâm, Trung tâm đồng ý tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong trường hợp xảy ra sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Điều 2. HÌNH THỨC HỖ TRỢ

- Đo đạc phóng xạ môi trường

- Thu hồi nguồn phóng xạ

- Lưu giữ nguồn phóng xạ

- Tư vấn bảo vệ công chúng, nhân viên ứng phó

- Tẩy xạ cá nhân

- Tẩy xạ môi trường

- Cung cấp trang thiết bị ứng phó sự cố

Điều 3. CAM KẾT CỦA BAN CHỈ HUY

2.1. Bên A thanh toán các khoản chi phí do Bên B phát sinh từ việc hỗ trợ ứng phó sự cố.

2.2. Phối hợp đầy đủ với Bên B để thực hiện việc ứng phó sự cố.

2.2. Các quyền và nghĩa vụ khác tại Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.

Điều 4. CAM KẾT CỦA TRUNG TÂM/ĐƠN VỊ HỖ TRỢ

3.1. Hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và ứng phó sự cố tại hiện trường trong khả năng khi có đề nghị chính thức từ Bên A;

3.2. Các quyền và nghĩa vụ khác theo Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.

Điều 5. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

4.1. Bản thoả thuận này có hiệu lực từ ngày ký;

4.2. Bản thoả thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.

 

BÊN A

BÊN B

 

Phụ lục 22

DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN CHỈ HUY

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:           /QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày     tháng     năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân;

Căn cứ Quyết định số ………/QĐ-BKHCN ngày ….. tháng …… năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số …./TTr-SKHCN ngày …./…./2022,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy) gồm các thành viên sau:

1. Ông ………., Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng ban;

2. Ông ………, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Phó Trưởng ban thường trực;

3. Ông ………, Phó Giám đốc Công an tỉnh - Phó Trưởng ban;

4. Ông ………., Phó chỉ huy trưởng kiêm tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh - Phó Trưởng ban;

5. Ông ………., Phó giám đốc Sở Y tế - Phó Trưởng ban;

6. Ông ………, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Thành viên;

7. Ông ………., Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông - Thành viên;

8. Ông ………., Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Thành viên;

9. Ông ……….., Phó Giám đốc Sở Công Thương - Thành viên;

10.Ông ……….., Phó Giám đốc Sở Tài chính - Thành viên.

Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh.

- Thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra hướng dẫn các Sở, Ban ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh;

- Xem xét kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị tham gia ứng phó sự cố, lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch công tác dài hạn (5-10 năm), ngắn hạn (2-4 năm) và hàng năm;

- Xây dựng mục tiêu, chiến lược và giải quyết sự phối hợp thiếu đồng bộ liên quan tới chức năng, trách nhiệm, quyền hạn, phân bố nguồn lực và quyền ưu tiên giữa các tổ chức ứng phó sự cố;

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân;

- Tổ chức thực hiện phương án diễn tập ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc cung cấp thông tin như phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện dự phòng;

- Thiết lập trung tâm ứng phó sự cố tỉnh được trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố;

- Thiết lập hệ thống phát hiện, nhận dạng, phân loại, thông báo và khởi động ứng phó sự cố phù hợp với quy định pháp luật;

- Huy động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của tỉnh tham gia thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố;

- Kịp thời báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về sự cố xảy ra trong tỉnh, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu hỗ trợ khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của địa phương. Huy động nhân lực, phương tiện của Tỉnh theo điều động của Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn;

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp ứng phó khi xảy ra sự cố bức xạ hạt nhân để nhanh chóng khắc phục sự cố, giảm nhẹ thiệt hại. Xem xét các tác động đối với phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng lâu dài tới phúc lợi xã hội và ảnh hưởng khác;

- Tổng hợp, đánh giá tình hình sự cố để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;

- Khi có thay đổi ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố phải chỉ đạo Sở KH&CN cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố.

- Phối hợp với các địa phương lân cận, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong trường hợp sự cố xảy ra có liên quan trên địa bàn tỉnh.

- Các thành viên Ban Chỉ huy làm việc kiêm nhiệm và được sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, bộ máy của đơn vị để giúp việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ theo phân công của Trưởng Ban Chỉ huy.

- Sở Khoa học và Công nghệ là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy; Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp Sở Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước chi bảo đảm cho các hoạt động của Ban Chỉ huy trình UBND tỉnh phê duyệt theo kế hoạch hàng năm.

- Trưởng Ban chỉ huy được sử dụng con dấu của UBND tỉnh trong chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh; thường trực Ban chỉ huy được sử dụng con dấu của Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện.

Điều 3. Trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

1. Trưởng Ban chỉ huy có trách nhiệm:

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó sự cố cấp địa phương;

- Phân công, giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy;

- Thiết lập các hệ thống điều hành và quản lý trong ứng phó sự cố.

- Thông báo về sự cố, khởi động và chấm dứt ứng phó sự cố;

- Thông báo cho lực lượng ứng phó ban đầu về việc thực hiện ngay các biện pháp cứu người và ngăn chặn xảy ra các tổn thương nghiêm trọng khi có các dấu hiệu hoặc biểu hiện khả năng tồn tại chất phóng xạ tại hiện trường;

- Chỉ huy, điều động các lực lượng tham gia ứng phó sự cố; chỉ đạo Sở KH&CN thực hiện các biện pháp can thiệp với sự tư vấn của các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật được giao nhiệm vụ theo kế hoạch ứng phó sự cố được phê duyệt;

- Bổ nhiệm người chỉ huy tại hiện trường phù hợp với từng tình huống cụ thể;

- Cung cấp thông tin cho công chúng hoặc bổ nhiệm người đại diện cung cấp thông tin cho công chúng;

- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch phục hồi môi trường;

- Kịp thời giải thích về các rủi ro sức khỏe và tư vấn cho công chúng về các hành động bảo vệ cần thực hiện và các hành động cần tránh thực hiện để giảm thiểu hậu quả do sự cố gây ra;

2. Các thành viên Ban Chỉ huy thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ huy.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cá nhân tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để b/c);
- TTTỉnh ủy;
- HĐND tỉnh;
- TTMTTQVN tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
- Ban Chỉ huy PCTN&TKCN tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

CHỦ TỊCH

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 3816/KH-UBND ngày 02/09/2022 về ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.339

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.40.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!