Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 339/QĐ-UBND 2021 Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Ninh Thuận 2021 2025

Số hiệu: 339/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Huyền
Ngày ban hành: 26/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 339/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 26 tháng 02 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai năm 2013;

Căn cứ Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật, phòng chống thiên tai;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước;

Căn cứ Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 03/TTr-SNNPTNT ngày 06/01/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: LĐ, Khối NCTH;
-
Lưu: VT. QMT

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Huyền

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(ban hành kèm theo Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 26/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận)

Chương I

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

I. Căn cứ pháp lý:

1. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Luật Phòng chống thiên tai năm 2013.

3. Luật Đầu tư công năm 2014.

4. Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật, phòng chống thiên tai.

5. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai.

6. Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.

7. Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ.

8. Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

9. Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước.

10. Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

11. Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

12. Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.

II. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

2. Yêu cầu:

- Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng chống, thiên tai theo quy định của Pháp luật;

- Quán triệt thực hiện có hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả;

- Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất;

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư;

- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.

Chương II

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG

I. Vị trí địa lý:

Ninh Thuận nằm ở cực Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 10°1814" đến 12°0915" vĩ độ Bắc và từ 109°0908" đến 109°1425" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 105 km; tổng diện tích tự nhiên là 3.358 km2.

II. Địa hình:

Địa hình của tỉnh có 3 dạng chính là: Núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven biển. Địa hình đồi núi của tỉnh chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

III. Khí hậu:

Nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670-1.827 mm. Nhiệt độ trung bình năm 27°C. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 - 11; mùa khô từ tháng 12 - 8 năm sau. Lượng mưa trung bình năm 700 - 800 mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao trên 1.100 mm ở vùng miền núi. Độ ẩm không khí từ 75 - 77%, năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/m2, tổng lượng nhiệt 9.500-10.000°C.

IV. Sông ngòi:

1. Sông Cái Phan Rang:

Ở Ninh Thuận hệ thống sông Cái Phan Rang bao trùm gần hết toàn tỉnh, chỉ trừ một số vùng ven biển thuộc các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải và Ninh Phước có các sông độc lập chảy thẳng ra biển.

Trên hệ thống sông Cái, ngoài dòng chính sông Cái còn nhiều nhánh sông, suối lớn nhỏ. Phía bên bờ tả đáng kể có sông Sắt, sông Cho Mo và suối Ngang...; phía bờ hữu có sông Ông, sông Cha - sông Than, sông Quao và sông Lu...

Hệ thống sông ngòi có dạng hình nhánh cây, ngoài dòng chính sông Cái còn có nhiều sông, suối nhánh có tỷ lệ diện tích lưu vực khá lớn đổ vào. Tổng diện tích tự nhiên của hệ thống sông Cái là 3.043 km2, trong đó:

- Phần thuộc tỉnh Ninh Thuận: 2.488 km2;

- Phần thuộc tỉnh Khánh Hòa: 336 km2;

- Phần thuộc tỉnh Lâm Đồng: 172 km2;

- Phần thuộc tỉnh Bình Thuận: 47 km2.

Do điều kiện địa hình ở phần thượng nguồn bao bọc bởi núi cao, lưu vực thượng nguồn sông Cái Phan Rang từ cầu Tân Mỹ trở lên có lượng mưa hàng năm lớn hơn, từ 1.000-2.000 mm. Từ Tân Mỹ trở xuống mưa giảm dần, từ 1.000 mm xuống đến chỉ còn xấp xỉ 700 mm ở vùng cửa sông là thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.

Đoạn lòng sông chảy qua vùng trung lưu từ Tân Sơn đến Tân Mỹ lưu vực sông mở rộng, độ dốc lòng sông còn cao, lòng sông nhiều đá tảng, một số nơi có các bãi bồi giữa sông như một sự pha trộn giữa kiểu sông miền núi và đồng bằng.

Từ Tân Mỹ về xuôi, sông chảy êm trong một vùng đồi thấp và đồng bằng Phan Rang nhỏ hẹp. Đoạn sông từ Tân Mỹ đến Đồng Mé lòng sông còn có đá lởm chởm, từ Đồng Mé ra biển thì lòng sông đầy bãi cát, có nơi bãi cát rộng tới 300-400 m như ở Phước Thiện, cầu Đạo Long.

Đáng lưu ý là sông Cái Phan Rang có một hệ thống các sông nhánh phân bố theo dạng chùm rễ cây khiến lũ tập trung nhanh.

2. Các sông suối nhỏ độc lập khác:

Ngoài hệ thống sông Cái, Ninh Thuận còn một số sông, suối độc lập chảy thẳng ra biển như: Sông Trâu, suối Nước Ngọt, suối Bà Râu, suối Kiền Kiền, suối Vĩnh Hy, suối Quán Thẻ...

V. Về dân sinh, kinh tế - xã hội:

1. Về dân sinh:

Tổng dân số trên toàn tỉnh Ninh Thuận tính đến năm 2019 là 591 nghìn người. Mật độ dân số bình quân trên toàn tỉnh là 176 người/km2, cao nhất là vùng thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 2.150 người/km2, kế đến là Ninh Phước 376 người/km2, Ninh Hải 359 người/km2, Thuận Bắc 128 người/km2, Thuận Nam 103 người/km2, Ninh Sơn 97 người/km2, Bác Ái chỉ có 26 người/km2.

2. Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16 - 18%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19 - 20%/năm; trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: Công nghiệp - xây dựng tăng 30 - 31%/năm, nông, lâm, thủy sản tăng 5 - 6%/năm, khu vực dịch vụ tăng 15 - 16%/năm và giai đoạn 2016 - 2020: Công nghiệp - xây dựng tăng 32 - 33%/năm; nông, lâm, thủy sản tăng 6 - 7%/năm, khu vực dịch vụ tăng 16 - 17%/năm;

- GDP/người theo giá thực tế đến năm 2015 đạt khoảng 1.400 USD và đến năm 2020 đạt khoảng 2.800 USD;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 40%; ngành nông, lâm, thủy sản đạt 25%; các ngành dịch vụ đạt 35% và năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng đạt 52% - 20% - 28%;

3. Về xã hội:

- Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên. Giai đoạn 2011 - 2015 dân số tự nhiên tăng khoảng 1,15%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 1,1%/năm. Đến năm 2015, quy mô dân số đạt khoảng 640 - 650 nghìn người và năm 2020 đạt khoảng 740 - 750 nghìn người;

- Tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2011 - 2020 giảm khoảng 1,2% - 1,5%/năm. Tỷ lệ bác sĩ/dân số, đến năm 2015 đạt 7 bác sĩ/1 vạn dân và năm 2020 đạt trên 8 bác sĩ/1 vạn dân. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, đến năm 2015 giảm xuống còn dưới 18% và năm 2020 giảm xuống còn dưới 13%.

VI. Cơ sở hạ tầng:

1. Hạ tầng giao thông:

- Có 3 tuyến đường quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 174,5 km, trong đó: Quốc lộ 1A dài 64,5 km, quốc lộ 27 dài 66 km, quốc lộ 27B dài 44 km. Có 13 tuyến tỉnh lộ (từ 701 đến 710 và 704 nối dài, 707B, 709B) với tổng chiều dài 322,069 km. Các tuyến đường đô thị với tổng chiều dài 339,318 km, tuyến đường huyện với tổng chiều dài 212,020 km, tuyến đường xã với tổng chiều dài 1.017,105 km;

- Tuyến đường sắt chạy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 61 km.

2. Hệ thống công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn:

Toàn tỉnh có 82 hồ đập lớn nhỏ, trong đó có 06 hồ dung tích trên 10 triệu m3, 03 hồ dung tích từ 03-10 triệu m3, 08 hồ dung tích từ 01 đến dưới 03 triệu m3, 04 hồ dưới 01 triệu m3, 61 đập dâng, 12 trạm bơm, 04 hệ thống công trình cấp nước đô thị, 41 hệ thống cấp nước sạch nông thôn...

3. Công trình đê, kè: Có 01 đê sông (đê bờ bắc sông Dinh) có nhiệm vụ bảo vệ khu dân cư thành phố Phan Rang-Tháp Chàm với chiều dài 11,94 km; 04 công trình đê biển với chiều dài 12,274 km; 19 công trình kè sông, kè bin với chiều dài 21,533km.

4. Công trình khu neo đậu tránh, trú bão trong tỉnh có sức chứa tới 3.626 chiếc tàu thuyền các loại, được phân bổ như sau: Cảng cá Đông Hải 485 chiếc, cảng cá Cà Ná 1.257 chiếc, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá và cảng Ninh Chữ 1.884 chiếc.

5. Hệ thống thông tin cảnh báo thiên tai: Có 5 trạm thủy văn và 04 trụ đèn báo bão phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, lũ, bão.

Chương III

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

I. Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phòng, chống thiên tai:

1. Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 27/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với phương tiện nghề cá tỉnh Ninh Thuận.

2. Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 08/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

3. Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

4. Quyết định số 51/2017/QĐ-UBND ngày 03/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định quản lý hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

5. Kế hoạch số 3478/KH-UBND ngày 15/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

6. Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 23/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

7. Quyết định số 1705/QĐ-UBND ngày 16/10/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

8. Kế hoạch số 1411/KH-UBND ngày 08/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

9. Kế hoạch số 1605/KH-UBND ngày 05/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.

10. Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 09/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động, hướng dẫn nội dung chi, mức chi và việc quản lý, sử dụng Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Ninh Thuận.

11. Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 23/7/2020 của Ủy ban nhân dân tnh ban hành Quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

12. Quyết định số 1386/QĐ-UBND ngày 17/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh.

13. Kế hoạch số 3111/KH-UBND ngày 01/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 242-KH/TU ngày 12/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

II. Hệ thống chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và quy chế phối hợp:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phụ trách chung, trực tiếp chỉ huy công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong tỉnh. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực nông nghiệp là Phó Trưởng ban thường trực giúp Trưởng ban giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là Phó trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn trên đất liền. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh là Phó trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển và biên giới. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã được tổ chức lại theo Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 06/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; phân công nhiệm vụ cho ủy viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Quyết định số 1157/QĐ-PCTT ngày 15/7/2020.

2. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh được Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành tại Quyết định số 1304/QĐ-BCHPCTT&TKCN ngày 04/8/2020.

3. Hàng năm, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương xây dựng Quy chế phối hợp Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh và vùng hạ du các hồ chứa nước trong mùa mưa, lũ.

III. Công tác dự báo, cảnh báo sớm:

1. Việc dự báo, cảnh báo sớm về nắng, mưa trên địa bàn dựa vào thông tin dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn và thông tin bổ sung từ hệ thống các trạm đo mưa, trạm thủy văn, thiết bị đo mực nước và dung tích theo thời gian tại các hồ chứa nước.

2. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thường xuyên theo dõi chặt chẽ, nắm bắt kịp thời mọi diễn biến của thời tiết để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động của nhân dân trong công tác ứng phó với thiên tai.

3. Ban Xây dựng năng lực và Tổng hợp các dự án ODA ngành nước tỉnh xây dựng Dự án “Quản lý tổng hợp nguồn nước và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận” do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ không hoàn lại đã hỗ trợ tỉnh hoàn thành nghiên cứu “Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm lưu vực sông Dinh”.

IV. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai:

1. Các Sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp... đã chuẩn bị tốt các trang thiết bị, vật tư, phương tiện ứng phó của mình, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hiện có: Ca nô các loại 26 chiếc, tàu TKCN các loại 02 chiếc, xuồng các loại 169 chiếc, nhà bạt các loại 317 bộ, áo phao cứu sinh 9.281 chiếc, phao tròn cứu sinh 10.754 chiếc, phao bè 122 chiếc, ô tô các loại 559 chiếc, máy xúc 75 chiếc...

2. Với phương châm “Bốn tại chỗ”, cấp huyện chủ động huy động phương tiện của địa phương mình tham gia ứng phó (bao gồm của cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn), số lượng chủng loại từng loại phương tiện được thể hiện trong phương án ứng phó của địa phương; trường hợp khi xảy ra thiên tai, phương tiện không đáp ứng được thì báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh huy động phương tiện của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương khác trong tỉnh để chi viện ứng phó thiên tai.

3. Sở Công Thương tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

4. Sở Y tế có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị dự trữ đủ cơ số thuốc phòng, chữa trị để có thể cung cấp kịp thời cho những vùng xảy ra thiên tai và các xã vùng sâu, vùng xa. Xây dựng phương án bố trí lực lượng y, bác sĩ để chủ động sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố thiên tai gây ra.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn chuẩn bị sẵn một lượng hàng tiêu dùng thiết yếu để cung cấp khi cần thiết; vận động các hộ dân nơi thường bị cô lập do ngập lụt, dự trữ lương thực, thực phẩm đủ dùng trong 7 ngày; yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng sẵn sàng thiết bị, xe máy để hỗ trợ ứng phó trong thiên tai khi cần thiết.

V. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn:

1. Lực lượng huy động từ các Sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, người dân và lực lượng hiệp đồng cùng tham gia công tác phòng, tránh, ứng phó khi thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh.

2. Lực lượng tham gia công tác ứng phó thiên tai được bố trí tại công sở hoặc vị trí đóng quân của từng cơ quan, đơn vị. Khi có tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh sẽ điều động, phân công và bố trí lực lượng chi viện ứng cứu các địa phương theo yêu cầu.

3. Khi thiên tai xảy ra lực lượng trực tiếp ứng phó giờ đầu là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại chỗ, nòng cốt là dân quân tự vệ, thanh niên tình nguyện và các lực lượng khác của cấp xã, cấp huyện. Căn cứ diễn biến tình hình và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh sẽ điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã theo Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (ban hành hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã).

5. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các địa phương còn huy động nhân lực và thiết bị của các doanh nghiệp trên địa bàn khi ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

VI. Thông tin, truyền thông trong phòng, chống thiên tai:

1. Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thanh đã được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa; hệ thống truyền thanh được phủ sóng đến tất cả các xã, phường, thị trấn; thông tin liên lạc, thông báo được thông suốt trong mọi tình huống. Việc tiếp nhận và thông tin các dự báo, cảnh báo thiên tai, chỉ đạo phòng tránh, ứng phó của Trung ương, của tỉnh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời do sử dụng nhiều kênh thông tin như: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện, xã, mạng internet, điện thoại di động, xe phát thanh lưu động... đảm bảo các thông tin cảnh báo, chỉ đạo phòng tránh, ứng phó của chính quyền đến người dân đầy đủ, kịp thời.

2. Truyền tin về công tác chỉ đạo, chỉ huy: Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm phổ biến nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai đến cộng đồng và người dân. Phương thức truyền phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thông qua: Văn bản điện tử, fax, email, SMS, hệ thống truyền hình, phát thanh, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, truyền đạt trực tiếp và các hình thức khác (mạng xã hội... ).

3. Truyền tin về thiên tai và công tác chỉ đạo, chỉ huy đến tổ chức, cá nhân quản lý phương tiện hoạt động trên bin thông qua Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Phan Rang, hệ thống thông tin của Bộ đội Biên phòng, Chi cục Thủy sản và các hệ thống thông tin khác như hộ gia đình, cá nhân...

VII. Năng lực và nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai:

1. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thành lập theo Quyết định số 2430/QĐ-UBND ngày 01/12/2014 theo Luật Phòng, chống thiên tai và được kiện toàn hàng năm, có nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy, điều hành trên phạm vi toàn tỉnh. Các Sở, ban, ngành và các địa phương thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở cơ quan, đơn vị, địa phương và được kiện toàn hàng năm.

2. Các lực lượng vũ trang tỉnh thường xuyên được củng cố, tập huấn, diễn tập rèn luyện kỹ năng trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Hằng năm cán bộ, chiến sĩ tham gia các lớp tập huấn về điu khiển phương tiện thủy nội địa, tìm kiếm cứu nạn đường không, đường biển do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hằng năm có kế hoạch hiệp đồng các đơn vị chủ lực của Quân khu 5, Bộ Quốc phòng đóng trên địa bàn, tổ chức lực lượng, phương tiện, phân công khu vực khi ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Năng lực phòng, chống thiên tai của các Sở, ban, ngành, địa phương đã nâng lên một bước thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, diễn tập, truyền thông hàng năm. Cán bộ, người dân có các hoạt động tích cực trong công tác phòng, chống thiên tai. Các phương án ứng phó thiên tai, kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã được chú trọng rà soát, cập nhật. Công tác chuẩn bị phòng tránh thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ được triển khai thực hiện tại các cấp, các ngành. Người dân dự trữ trước lương thực, nhu yếu phẩm đủ dùng 7 ngày khi mưa lũ, bão; mua sắm cho gia đình xuồng, xe máy làm phương tiện di chuyển ứng phó thiên tai. Khi sửa chữa, xây dựng nhà thì xây dựng kiên cố để chống được bão; nền nhà được tôn cao để vượt mức lũ cao nhất đã từng xảy ra; trong nhà có bố trí gác lửng hoặc có sàn bê tông để chứa lương thực và tránh lũ. Thầy, cô giáo chú trọng việc quản lý học sinh trong mùa mưa lũ; không cho các em ra khỏi trường khi không có phụ huynh đưa đón. Nhà trường chủ động cho học sinh nghỉ học khi bão, mưa lớn ảnh hưởng.

VIII. Đánh giá năng lực các cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai:

1. Toàn tỉnh có 21 hồ chứa nước cùng với hệ thống đập dâng đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông lâm nghiệp, tưới cho diện tích đất canh tác, nước sinh hoạt... Ngoài ra, hệ thống thủy lợi còn điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ cho vùng hạ du. Thực hiện vận hành điều tiết các hồ chứa nước đúng theo quy trình vận hành các hồ chứa đã phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn công trình, góp phần giảm lũ cho hạ du, đảm bảo hiệu quả cấp nước.

2. Các công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh được kiểm tra, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Công tác vận hành được giám sát chặt chẽ, đúng quy trình, đảm bảo nhiệm vụ tưới, tiêu thoát nước và chống lũ phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát nước vùng hạ lưu các khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị.

3. Hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt từ tuyến quốc lộ đến giao thông nông thôn, đến cả vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Nếu triển khai công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chu đáo về giao thông thì công tác ứng phó, cứu nạn sẽ kịp thời giảm thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

4. Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thanh đã được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa; hệ thống truyền thanh được phủ sóng đến tất cả các xã, phường, thị trấn; thông tin liên lạc, thông báo được thông suốt trong mọi tình huống. Việc tiếp nhận và thông tin các dự báo, cảnh báo thiên tai, chỉ đạo phòng tránh, ứng phó của Trung ương, của tỉnh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời do sử dụng nhiều kênh thông tin như: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện, xã, mạng internet, điện thoại di động, xe phát thanh lưu động... đảm bảo các thông tin cảnh báo, chỉ đạo phòng tránh, ứng phó của chính quyền đến người dân đầy đủ, kịp thời.

5. Với các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung và các công trình cấp nước khác thường xuyên được kiểm tra chất lượng nguồn nước, đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn theo quy định để cung cấp nước cho nhân dân sinh hoạt. Đây là cơ sở hạ tầng quan trọng trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, UBND các huyện, thành phố đảm bảo an toàn công trình cấp nước, các tuyến ống cấp nước, các giếng khoan khai thác nước ngầm khi mưa bão, lũ lụt.

6. Nơi sơ tán dân trú tránh an toàn khi có thiên tai xảy ra là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, các trường học, cơ sở y tế, cơ sở tôn giáo, các cơ quan nhà nước, nhà dân kiên cố... Đảm bảo cung cấp công tác hậu cần lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, ánh sáng, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân sơ tán.

IX. Đánh giá thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành, phát triển kinh tế - xã hội:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tham vấn lấy ý kiến các Sở , ngành và địa phương về lập kế hoạch phát triển ngành và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, huyện có lồng ghép các nội dung về giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm; đồng thời tham mưu lồng ghép đưa 10 chỉ tiêu có liên quan đến giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm vào kế hoạch phát triển ngành và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2020.

2. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn chuyên sâu cho 299 đối tượng là cán bộ, giáo viên, cán bộ y tế học đường và nhân viên trong ngành giáo dục các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông về giáo dục phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, lồng ghép với kỹ năng sống và nâng cao tính chống chịu; phương pháp xây dựng kế hoạch triển khai trường học an toàn hàng năm theo 03 trụ cột; khung trường học an toàn phòng, chống thiên tai và hướng dẫn thực hiện, đánh giá; năng lực sử dụng hệ thống quản lý trước, trong và sau thiên tai ngành giáo dục để theo dõi, đánh giá tác động của tình trạng khẩn cấp đối với giáo dục (vận hành, khai thác dữ liệu để theo dõi tình hình). Triển khai thực hiện trường học an toàn ở các bậc học từ mầm non - phổ thông theo 3 trụ cột tăng cường tính chống chịu và thích ứng theo các phương pháp tương tác có sự tham gia của trẻ em.

3. Tổ chức diễn tập các tình huống thiên tai xảy ra thí điểm tại Trường Trung học cơ sở Hà Huy Tập, huyện Thuận Bắc với sự tham gia của các ngành, các cấp và các trường học trên địa bàn tham dự để biết cách sơ tán khi thiên tai xảy ra, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố khi thiên tai xảy ra, các trường lân cận tham khảo và học tập kinh nghiệm để triển khai sơ tán đối với các tình huống thiên tai, qua đó giúp các em nâng cao nhận thức, kỹ năng cần thiết ứng phó khi có thiên tai xảy ra, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn với 616 người tham dự diễn tập.

Việc đào tạo, tập huấn chuyên sâu và tổ chức diễn tập các tình huống thiên tai xảy ra cho đội ngũ giáo viên chủ chốt và học sinh một số trường như trên bước đầu tăng cường nhận thức về phòng, chống thiên tai cho cán bộ các ngành, các cấp mà nhất là đối với đội ngũ giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh.

4. Một số trường học trên địa bàn các xã thường xảy ra thiên tai đã chủ động xây dựng các kế hoạch về giảm nhẹ rủi ro thiên tai phù hợp điều kiện của địa phương (xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn), xây dựng bộ công cụ để truyền thông (xã Phước Trung, huyện Bác Ái), đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống thiên tai vào trường học thông qua các buổi chào cờ, ngoại khóa, bố trí tiết học tự chọn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái và xã Mỹ Sơn,huyện Ninh Sơn)... Các trạm Y tế xã tuyên truyền hướng dẫn cách chăm sóc trẻ em cho người dân có trẻ bị suy dinh dưỡng đến tận hộ dân để nâng cao nhận thức.

5. Ngành Y tế tăng cường công tác giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt, cung cấp nước, cung cấp hóa chất xử lý nước đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân; tổ chức tập huấn năng lực sơ cấp cứu cho cộng tác viên y tế thôn; giám sát suy dinh dưỡng, tư vấn, thực hành dinh dưỡng và hỗ trợ, cung cấp một số sản phẩm dinh dưỡng cho các trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các loại bệnh thường xảy ra trên người, đặc biệt là trẻ em.

X. Đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết:

1. Ngay khi kết thúc các đợt thiên tai, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá thiệt hại, xác định thứ tự ưu tiên, xây dựng kế hoạch khôi phục và tái thiết từ nguồn lực địa phương như ngân sách dự phòng, đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trường hợp vượt quá khả năng nguồn lực của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo, đề nghị Trung ương hỗ trợ.

2. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt, kịp thời công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là sự tham gia của lực lượng vũ trang, đoàn thanh niên; công tác khắc phục sạt lở về đê điều, giao thông, kênh mương; xây nhà tạm cho dân, cấp phát hàng cứu trợ được kịp thời, sớm ổn định cuộc sống người dân.

3. Các đơn vị được phân công cụ thể triển khai thực hiện những nhiệm vụ theo chức năng, trong đó có sự tham gia tích cực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp...

4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh - Ban cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh và phân phối hàng cứu trợ, vận động được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia. Tiền, hàng cứu trợ cấp phát đến người dân kịp thời, đúng đối tượng và công bằng. Mặc dù trong những năm gần đây bị thiên tai, bão, lũ, hạn hán nhưng với sự tham gia của hệ thống chính trị, các tổ chức và cá nhân tình nguyện; sau thiên tai không xảy ra nạn đói, dịch bệnh, sớm ổn định đời sống và sản xuất người dân.

XI. Nguồn lực tài chính:

1. Sự hỗ trợ của Trung ương, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và sử dụng ngân sách tỉnh để đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai, thủy lợi, giao thông,...

2. Cân đối ngân sách được giao, các Sở, ngành, đơn vị, địa phương đầu tư, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “Bốn tại chỗ”, trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

3. Lồng ghép nguồn kinh phí từ các dự án khác thực hiện hoạt động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai ứng phó biến đổi khí hậu.

4. Vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho dự án phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

5. Sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí trung ương, kinh phí địa phương, quỹ cứu trợ... và các nguồn đóng góp tự nguyện theo quy định của Chính phủ và của tỉnh trong phòng chống và ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Chương IV

ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI

I. Phương pháp đánh giá:

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp tự đánh giá, lập nhóm đánh giá. Phương pháp đánh giá từ dưới lên trên, do đó mức độ chi tiết nội dung đánh giá phân ra làm 2 mức như sau:

1. Đánh giá rủi ro thiên tai cơ bản (mức 1): Thông qua hệ thống bảng đánh giá dựa vào các trận thiên tai xảy ra trong quá khứ, tác động đến con người, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, năng lực ứng phó, tình trạng dễ bị tổn thương.

2. Đánh giá rủi ro thiên tai mức 2: Chi tiết hơn ở mức 1 thông qua các kịch bản tác động khác nhau của thiên tai lên con người, dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng được xác định thông qua các mô hình mô phỏng độ lớn của thiên tai trong quá khứ cũng như dự báo.

II. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương:

1. Nhìn chung, đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn và thiếu về khả năng tự phòng vệ, điều kiện phương tiện, trang thiết bị, công cụ, ý thức về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai còn hạn chế. Công tác cảnh báo, thông tin, tuyên truyền còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là từ cấp cơ sở đến các hộ gia đình và người dân. Một số địa phương còn chủ quan với diễn biến thiên tai. Bên cạnh đó vẫn còn một số vùng, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn tập quán sinh sống và sản xuất khu vực ven sông suối, các sườn núi, sườn đồi là những khu vực thường hay bị ảnh hưởng do thiên tai như: lũ quét và sạt lở đất.

2. Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư và sản xuất làm vùi lấp, ngăn cản dòng chảy tự nhiên. Bên cạnh đó việc khai thác rừng, tài nguyên, khoáng sản ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, thảm phủ thực vật bị suy giảm làm tăng nguy cơ, cường độ, tần suất, cấp độ lũ, sạt lở...

Chương V

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

I. Tổ chức phòng ngừa, giảm thiểu:

1. Giải pháp phi công trình:

a) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách:

- Hàng năm, rà soát và ban hành Quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên Ban Chỉ huy nhằm huy động tối đa nguồn lực của các cơ quan, tổ chức tham gia công tác phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu, chi của Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh:

+ Ngày 09/6/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động, hướng dẫn nội dung chi, mức chi và việc quản lý, sử dụng Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Ninh Thuận.

+ Ngày 17/8/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1386/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh.

- Quy trình khắc phục hậu quả thiên tai: Ngày 23/7/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 212/QĐ-UBND về quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Rà soát chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh:

Việc hỗ trợ, khôi phục sau thiên tai tại địa phương được thực hiện theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

b) Kiện toàn tổ chức, bộ máy tăng cường năng lực quản lý thiên tai:

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp đảm bảo năng lực hoạt động có hiệu quả;

- Rà soát Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp nhằm tăng cường năng lực, hoạt động hiệu quả;

- Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện, cấp xã;

- Rà soát, xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

- Đầu tư trang thiết bị cho Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp thực hiện nhiệm vụ với diễn biến ngày càng phức tạp thiên tai: Văn phòng làm việc, trang thiết bị họp trực tuyến, trang thiết bị văn phòng;

- Tăng cường năng lực và trang thiết bị cho lực lượng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Lực lượng vũ trang tỉnh, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã. Mua sắm các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phong chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trước mắt đảm bảo liên lạc thông suốt của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp;

- Rà soát cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh với các tổ chức chính trị, xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cùng tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh cấp huyện, cấp xã.

c) Lập, rà soát và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, phương án:

- Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021-2026 theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai;

- Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 tầm nhìn 2030 thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Rà soát, cập nhật các phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn, kế hoạch ứng phó hạn hán.

d) Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tỉnh:

- Thực hiện xã hội hóa các dịch vụ khí tượng thủy văn:

Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai hỗ trợ cho tỉnh Ninh Thuận 15 trạm đo mưa tự động chuyên dùng cảnh báo sớm mưa lũ lắp đặt tại Thủy điện Đa Nhim, Trạm Quản lý và Bảo vệ rừng SaVin, xã Phước Hòa, huyện Bác Ái; UBND các xã Phước Thắng, Phước Thành và Phước Trung thuộc huyện Bác Ái; UBND Phước Vinh và Phước Hải thuộc huyện Ninh Phước; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, UBND các xã Xuân Hải, Nhơn Hải và Vĩnh Hải thuộc huyện Ninh Hải; UBND các xã Phước Chiến, Phước Kháng và Lợi Hải thuộc huyện Thuận Bắc; UBND xã Phước Nam thuộc huyện Thuận Nam.

- Lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng tại các hồ chứa và đập dâng:

+ Quan trắc mực nước: 21/21 hồ chứa nước đều quan trắc bằng thủ công. Bên cạnh đó có 13/21 hồ chứa (gồm: Sông Trâu, Bà Râu, Sông Sắt, Trà Co, Phước Trung, Cho Mo, Lanh Ra, Bầu Zồn, Tân Giang, Sông Biêu, Núi Một, Nước Ngọt, Thành Sơn) và 04 đập dâng (gồm: Tân Mỹ, Sông Pha, Nha Trinh và Lâm Cấm) được lắp đặt thiết bị quan trắc mực nước tự động;

+ Quan trắc lượng mưa: Hiện nay 21/21 hồ chứa đều lắp đặt thiết bị quan trắc bằng thủ công. Bên cạnh đó, có 08/21 hồ chứa (gồm: Sông Trâu, Sông Sắt, Trà Co, Phước Trung, Cho Mo, Lanh Ra, Tân Giang, Sông Biêu) và 03 trạm đo mưa lưu vực hồ Sông Sắt được lắp đặt thiết bị quan trắc lượng mưa tự động.

- Lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du đập: 02/21 hồ chứa đã lắp đặt còi báo động xả lũ (gồm: Hồ Lanh Ra và Sông Sắt), tín hiệu còi được thực hiện như sau:

+ Trước khi xả lũ: Kéo 03 hồi còi liên tiếp mỗi hồi 50 giây, giãn cách 05 giây;

+ Hết xả lũ: Tín hiệu còi thực hiện bằng 01 hồi còi dài 60 giây;

+ Hàng tháng thực hiện thử còi 01 lần vào lúc 16 giờ 30 phút vào ngày cuối tháng: Tín hiệu còi là 01 hồi 30 giây.

- Lắp đặt hệ thống giám sát, vận hành: Hồ sông Sắt được lắp đặt hệ thống giám sát vận hành tại tràn xả lũ.

- Lắp đặt hoàn thiện thiết bị quan trắc công trình đập:

+ Các công trình đập, hồ chứa trong giai đoạn thiết kế đã có lắp đặt thiết bị quan trắc công trình đập, hồ chứa nước theo tiêu chuẩn quốc gia, quy trình kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật liên quan.

+ Đã thực hiện sửa chữa hệ thống quan trắc 07 hồ chứa nước (gồm: Sông Trâu, Bà Râu, Lanh Ra, Nước Ngọt, Trà Co, Phước Trung, Phước Nhơn) để phục vụ tốt cho việc vận hành khai thác hồ chứa, đánh giá mức độ bền vững của công trình, phát hiện kịp thời những hư hỏng để quyết định biện pháp sửa chữa an toàn đập.

đ) Nâng cao nhận thức, kiến thức phòng, chống thiên tai cộng đồng:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai: Thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn do Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp tổ chức; lồng ghép các chương trình hội nghị, hội thảo các cấp.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng: Nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về phòng tránh thiên tai bằng các chương trình: Truyền thông để phát thanh trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã; phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai trong nhà trường; tuyên truyền với hình thức báo chí, băng rôn, tờ rơi, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ...

e) Chương trình trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn:

Từ năm 2016 - 2020: Diện tích giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn tỉnh là 259.817 ha, bình quân giao khoán 65.055 ha/năm; trồng rừng tập trung toàn tỉnh đã thực hiện trồng rừng mới được 2.755,5 ha/2.975,0 ha kế hoạch, đạt tỷ lệ 92,6%. Trong đó trồng mới rừng sản xuất là 268,5 ha, rừng phòng hộ là 2.352,5 ha và rùng đặc dụng là 134,5 ha.

2. Giải pháp công trình:

a) Đầu tư, nâng cấp công trình:

- Các công trình cấp nước bằng hồ chứa: Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 21 hồ chứa đã hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng dung tích hồ là 194,49 triệu m3 với năng lực tưới thiết kế là 16.692 ha đất canh tác nông nghiệp, thủy sản, nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân... được thống kê các hồ chứa nước trên địa bàn các huyện như sau:

+ Huyện Thuận Nam: Tân Giang, Bầu Ngứ, CK7, Suối Lớn, Sông Biêu và Núi Một.

+ Huyện Ninh Phước: Bầu Zôn, Lanh Ra, Tà Ranh.

+ Huyện Ninh Hải: Nước Ngọt, Ông Kinh, Thành Sơn.

+ Huyện Thuận Bắc: Sông Trâu, Ba Chi, Ma Trai, Bà Râu.

+ Huyện Ninh: Cho Mo.

+ Huyện Bác Ái: Sông Sắt, Trà Co, Phước Trung, Phước Nhơn.

Tổng diện tích tưới thực tế các hồ chứa mới chỉ đạt 60% diện tích tưới thiết kế. Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Một số hồ chứa mới được xây dựng hoàn thành nên đồng ruộng trong khu tưới chưa được khai hoang như hồ: Sông Biêu, Cho Mo, Trà Co, Phước Trung...

+ Cơ cấu cây trồng trong một số khu tưới hồ chứa thực tế chưa phù hợp theo thiết kế. Diện tích gieo trồng cây lúa lớn hơn nhiều so với thiết kế, điển hình như các hồ Tân Giang, Sông Trâu, Bà Râu, Suối lớn, CK7, Bầu Ngứ, Tà Ranh...

- Các hệ thống công trình phục vụ tưới có sử dụng lượng nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim: Hồ Đơn Dương và nhà máy thủy điện Đa Nhim với tổng dung tích hồ là 165 triệu m3.

+ Đập 19-5 với năng lực tưới thiết kế là 16.692 ha đất canh tác nông nghiệp thuộc xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn;

+ Hệ thống đập Krông Pha với năng lực tưới thiết kế là 3.200 ha cho cây lúa, hoa màu các loại, nước sinh hoạt...;

+ Hệ thống đập Nha Trinh-Lâm Cấm với năng lực thiết kế là 12.800 ha cây lúa, hoa màu các loại, nước sinh hoạt... phân bố trên địa bàn của 5 huyện, thành phố của tỉnh;

+ Đập hạ lưu sông Dinh có nhiệm vụ ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng thủy triều đối với vùng đất hai bên bờ sông Dinh, tạo thành hồ chứa nước ngọt với dung tích 3,5 triệu m3 nước để cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho dân cư dọc theo hai bờ sông Dinh.

Ngoài các hệ thống thủy lợi đập 19-5, đập Krông pha, đập Nha Trinh-Lâm Cấm và Đập hạ lưu sông Dinh, trên địa bàn tỉnh còn có 57 đập dâng xây dựng trên các nhánh sông suối nhỏ.

- Các công trình trạm bơm: Trong hệ thống thủy nông Nha Trinh-Lâm Cấm có một số khu cao vực cục bộ không thể tưới tự chảy được mà phải dùng bơm. Đến nay, số trạm bơm lấy nước từ kênh là 9 trạm (gồm: An Hòa, Sơn Hải, Phước An, Phước Thiện, Lợi Hải, Động Thông, Mỹ Nhơn, Trạm bơm số 1 Thành Sơn, Trạm bơm số 2 Thành Sơn, Đá Trắng, Như Bình và Bảo Vinh), với diện tích tưới thiết kế là 1.257 ha.

- Hiện trạng cấp nước sinh hoạt:

+ Công trình cấp nước đô thị: Cấp bình quân khoảng 80-100 l/người/ngày.

o Nhà máy nước Phan Rang-Tháp Chàm: Lấy nước từ sông Cái tại vị trí thượng lưu đập Lâm Cấm, với công suất 52.000 m3/ngày. Nhiệm vụ của nhà máy là cấp nước cho thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải.

o Nhà máy nước Tân Sơn: Lấy nước mặt từ sông Ông để cấp nước cho thị trấn Tân Sơn và các xã lân cận thuộc huyện Ninh Sơn, với công suất 5.000 m3/ngày.

o Nhà máy nước Phước Dân: Đây là hệ thống lấy nước ngầm, với công suất 1.000 m3/ngày, cung cấp cho thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

o Nhà máy nước Phước Nam: Lấy nước từ đập Nha Trinh, với công suất 10.000 m3/ngày, cung cấp nước cho các xã Phước Nam, Phước Ninh, Phước Minh, Phước Diêm và Cà Ná thuộc huyện Thuận Nam.

+ Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn: Tổng số công trình cấp nước sạch là 41 công trình xây dựng trên các địa bàn xã, huyện với tổng công suất thiết kế 25.416 m3/ngày.

- Hiện trạng công trình tiêu thoát nước:

+ Hệ thống tiêu lũ huyện Ninh Phước: Hệ thống kênh có tổng chiều dài 38,83km, có nhiệm vụ tiêu thoát thoát nhanh dòng chảy lũ, tránh tình trạng ngập úng thường xuyên cho khoảng 3.000 ha thuộc 8 xã của huyện Ninh Phước;

+ Trục tiêu Sông Quao: Trục tiêu có tổng chiều dài là 17,787 km nối từ Siphông 1 trên kênh Nam đến sông Cái Phan rang;

+ Trục tiêu sông Lu: Xuất phát từ đập phân lũ Tề Nông, với chiều dài sông Lu I là 1,14 km, sông Lu II dài 4,385 km;

+ Hệ thống kênh tiêu Chà Là: Tổng chiều dài 8,29 km, có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho 1.555 ha lưu vực thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm;

+ Hệ thống kênh tiêu Cầu Ngòi: Tổng chiều dài 7,203 km, có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho lưu vực 2.682 ha;

+ Kênh tiêu Lê Đình Chinh: Tổng chiều dài 4,4 km, có nhiệm vụ thoát lũ cho diện tích khoảng 500 ha;

+ Kênh tiêu Màn Màn: Tổng chiều dài 2,95 km, có nhiệm vụ thoát lũ điều tiết nước phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trng thủy sản của các xã Xuân Hải, Hộ Hải thuộc huyện Ninh Hải.

+ Kênh tiêu Suối Tối - Gò thao: Tổng chiều dài 2,22 km, có nhiệm vụ thoát lũ cho diện tích lưu vực 2.774 ha.

- Công trình đê kè:

+ Đê bờ bắc sông Dinh có nhiệm vụ đảm bảo yêu cầu phòng, chống lũ cho thành phố nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân. Tuyến đê có chiều dài hơn 11,940m, kết cấu đê bằng tường bê tông cốt thép, mái gia cố bằng đá xây.

+ Đầu tư xây dựng các công trình kè bảo vệ bờ sông, các công trình đê, kè biển.

- Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão:

+ Cảng cá Đông Hải, phường Đông Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm với năng lực chứa 485 chiếc tàu thuyền;

+ Cảng cá Cà Ná, xã Cà Ná, huyện Thuận Nam với năng lực chứa 1.257 chiếc tàu thuyền;

+ Khu neo đậu tránh trú bão Ninh Chữ xã Tri Hải và thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải với năng lực chứa 1.884 chiếc tàu, thuyền.

- Nhà cộng đồng kết hợp làm trường học và nhà tránh trú bão đa mục tiêu:

+ 08 nhà cộng đồng kết hợp làm trường học tại các xã thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai gồm: An Hải, Phước Hậu, Phước Thuận, Phước Hữu, Phước Nam, Bắc Phong, Bắc Sơn, Công Hải.

+ 09 nhà tránh trú bão đa mục tiêu tại các xã, phường thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai gồm: Phủ Hà, Đạo Long, Tấn Tài, Mỹ Hải, Mỹ Đông, Đông Hải; các xã Phước Thuận, An Hải, Nhơn Sơn.

II. Biện pháp ứng phó:

1. Trách nhiệm ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai:

a) Thiên tai cấp độ 1:

- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng, chống thiên tai cấp trên.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

+ Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện.

+ Vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

+ Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn cấp xã phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người được ủy quyền.

+ Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện hỗ trợ.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

o Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện.

o Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

b) Thiên tai cấp độ 2:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

+ Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng kiểm ngư và các tổ chức, cá nhân tình nguyện.

+ Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai và của tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống thiên tai; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

- Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

c) Thiên tai cấp độ 3:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống thiên tai phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

d) Thiên tai cấp độ 4:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

đ) Trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai: Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

2. Công tác sơ tán dân về nơi an toàn:

Căn cứ vào dự báo, cảnh báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Công điện, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo ứng phó với mưa lớn, lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới; các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã và đơn vị liên quan triển khai thực hiện:

- Kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ sơ tán người dân vùng ven biển, cửa sông, ven sông, suối, vùng ngập lũ, vùng sạt lở đến nơi trú, tránh an toàn;

- Tổ chức cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch cho người dân nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng;

- Huy động đội ngũ y sĩ, bác sĩ tại chỗ, phương tiện, thuốc men để sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe cho người dân nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng;

- Tổ chức các đoàn, đội tình nguyện cứu trợ dân sinh, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh nơi sơ tán.

3. Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp:

- Các phương tiện thông tin, truyền thông tăng cường đưa tin về tình hình, diễn biến các loại hình thiên tai cho chính quyền các cấp và nhân dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó;

- Ưu tiên xử lý sự cố thông tin và duy trì thông tin liên lạc bằng tất cả các hệ thống tại Ủy ban nhân dân các cấp, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan; duy trì 24/24 giờ nguồn điện ưu tiên và máy phát điện dự phòng của từng cơ quan, đơn vị.

- Phối hợp sử dụng hệ thống thông tin nội bộ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh phục vụ công tác chỉ huy ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

4. Triển khai công tác bảo đảm y tế:

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế các huyện, thành phố phải bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất phục vụ khám chữa bệnh, cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong và sau bão, lũ;

- Các đội cấp cứu lưu động phải có y sĩ, bác sĩ, thuốc, hóa chất trang thiết bị và phương tiện cần thiết để sơ cấp cứu ban đầu bệnh nhân nơi sơ tán;

- Trung tâm y tế cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan sơ cấp cứu người bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân, phòng chống dịch bệnh bùng phát;

- Trạm y tế cấp xã phối hợp các đội y tế lưu động kiểm tra sức khỏe, sơ cấp cứu người dân, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

5. Tổ chức ứng cứu trên biển:

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản phối hợp với các địa phương ven biển thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, công tác đăng ký, đăng kiểm, kiểm tra trang thiết bị, chế độ thông tin liên lạc, phòng chống cháy nổ, kiên quyết không giải quyết cho các phương tiện không đảm bảo an toàn đi biển.

Thường xuyên nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, bão, áp thấp nhiệt đới trên các vùng biển, kịp thời thông báo cho chủ phương tiện, thuyền trưởng biết để chủ động phòng tránh bảo đảm an toàn. Tất cả các loại tàu thuyền phải tìm nơi trú ẩn và neo đậu an toàn ở các luồng lạch, cửa bin đã được quy định như: Đông Hải, Ninh Chữ, Vĩnh Hy, Cà Ná; kiên quyết không để tàu thuyền vào neo đậu các khu không đảm bảo an toàn. Chỉ đạo chặt chẽ duy trì kết nối thông tin liên lạc giữa các cơ quan chức năng, gia đình chủ tàu với thuyền trưởng trong suốt thời gian phương tiện hoạt động trên biển; có trách nhiệm thông báo và liên lạc với các tàu cá trong tỉnh để thông báo tình hình và theo dõi việc trú bão của tàu thuyền.

- Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có kế hoạch kiểm tra, thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các trụ đèn báo bão; chỉ đạo trực tiếp việc vận hành các tín hiệu của các trụ đèn báo bão theo quy định tại Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức ký kết hợp đồng bảo đảm vận hành tín hiệu đèn báo bão theo quy định bảo đảm sự hoạt động bình thường phục vụ cho mọi hoạt động của ngư dân trên biển;

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chuẩn bị đủ súng, cơ số đạn pháo hiệu, vị trí bắn pháo hiệu để sẵn sàng sử dụng tốt trong các tình huống bất lợi. Thống nhất các vị trí bắn pháo hiệu gồm: Đồn Biên phòng 416, Đồn Biên phòng 408, Đồn Biên phòng 404;

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận và các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên thông báo diễn biến tình hình mưa bão, áp thấp nhiệt đới... để thông tin kịp thời cho các ngành, các cấp và nhân dân biết, chủ động ứng phó;

- Công tác sơ tán dân: Ủy ban nhân dân các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm có phương án sơ tán dân (phương tiện và địa điểm) ở những vùng xung yếu khi có bão, nước dâng, sóng thần. Trong đó, đặc biệt chú trọng các vùng thường xảy ra sạt lở, úng lụt (Phương án chung là sơ tán dân về các vùng cao, các tòa nhà cao tầng, các trường học).

Lực lượng, phương tiện cứu hộ trên biển chủ yếu là lực lượng vũ trang, bao gồm: Sử dụng 06 tàu, 80 đồng chí (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: 02 tàu, 20 đồng chí; Lữ đoàn Đặc công 5: 02 tàu, 20 đồng chí; Hải đoàn 32/Vùng Cảnh sát biển 3: 01 tàu, 20 đồng chí; Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 4: 01 tàu, 20 đồng chí). Phạm vi tìm kiếm cứu nạn: Từ Bình Tiên đến Cà Ná, với tầm vươn xa tùy theo tính năng hoạt động của từng loại tàu cứu nạn; sau khi người và tài sản được cứu vớt chuyn vào bờ, giao cho chính quyền địa phương.

Tổ chức chỉ huy tìm kiếm cứu nạn: Do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trực tiếp chỉ huy.

6. Bảo đảm thoát nước đô thị: Tổ chức thực hiện thoát nước, chống ngập úng đô thị bao gồm:

- Nạo vét các tuyến cống, hố ga bảo đảm dòng chảy được thông suốt;

- Thu dọn cây cối, vật thải ở các tuyến mương để thông thoáng dòng chảy;

- Bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư ở các tuyến mương, hầm tuy nen, cống thoát nước để xử lý ngay sự cố;

- Lắp dựng biển báo, thanh chắn, đèn tín hiệu, bố trí người trực canh ở các vị trí ngập nước, sự cố bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông.

7. Cung cấp nước sạch cho dân cư:

- Thực hiện phương án bảo vệ an toàn cho công trình cấp nước, các giếng khoan khai thác nước dưới đất, đường dẫn cấp nước đến khu dân cư;

- Kiểm tra, bảo vệ an toàn các tuyến ống dẫn nước và thiết bị đến tận nhà dân, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục. Đối với vùng ngập lũ, sạt lở đường ống cấp nước bị sự cố, tổ chức lực lượng khắc phục ngay để cấp nước liên tục;

- Tổ chức vận hành nhà máy cấp nước theo quy trình, bảo đảm an toàn, tiết kiệm khi xảy ra bão, lũ;

- Khử trùng các giếng vùng ngập lụt.

8. Triển khai phương án ứng phó với thiên tai:

Triển khai Phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão và lũ lớn; Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn.

a) Các công tác ứng phó bão, lũ lụt:

- Sơ tán người ra khỏi vùng ngập lụt, ảnh hưởng bão, nơi không bảo đảm an toàn, đặc biệt đối với đối tượng dễ bị tổn thương;

- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện, vật nuôi thủy sản trên biển ra khỏi khu vực nguy hiểm; hướng dẫn tàu thuyền neo đậu tại các cảng cá, kiểm đếm, sắp xếp bảo đảm an toàn, không cho ngư dân ở lại trên tàu khi bão đổ bộ;

- Chằng chống nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, quốc phòng, an ninh;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất: Thu hoạch lúa xanh nhà hơn già đồng, hoa màu, vật nuôi thủy sản; chằng chống chuồng trại, bảo vệ thực phẩm cho gia súc, gia cầm; bảo vệ giống lúa, giống cây trồng, công cụ sản xuất;

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình đê điều, hồ, đập, cống, tràn, kênh mương, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội, công trình quốc phòng, an ninh bảo đảm an toàn. Các Sở, ban, ngành, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã phối hợp vận hành, điều tiết lũ ở hồ chứa nước theo quy trình vận hành đã phê duyệt;

- Cấm người, phương tiện đi lại khi gió bão (lưu ý cấm biển), ngập lũ, sạt lở đất. Tổ chức trạm bảo vệ, chốt kiểm soát ngăn chặn giao thông và hướng dẫn trú, tránh an toàn;

- Bảo đảm thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành trong mọi tình huống;

- Tìm kiếm cứu nạn, sơ cấp cứu người bị nạn trên sông, trên biển và đưa đến bệnh viện gần nhất. Các đội cấp cứu lưu động để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tính mạng cho người bị thương;

- Hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm tại nơi bị chia cắt, ngập lụt sâu và nơi sơ tán;

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực xảy ra mưa lớn, bão, lũ.

b) Các công tác ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn:

- Tăng cường công tác dự báo về khô hạn, công tác truyền thông trên mọi phương tiện về tình hình khô hạn để nhân dân được biết, chủ động ứng phó hạn;

- Củng cố các tổ, đội thủy nông để quản lý, điều tiết nước tưới nội đồng. Tổ chức quản lý, điều tiết nguồn nước của từng hồ chứa, hệ thống kênh mương thủy lợi và giữa các hệ thống kết nối với nhau đảm bảo tiết kiệm, hợp lý để phục vụ sản xuất (sau khi đã cân đối đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, nước phục vụ cho chăn nuôi và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh), ứng với điều kiện khí hậu, thời tiết bất lợi nhất để chủ động triển khai ứng phó với mọi tình huống nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra;

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và diễn biến của hạn hán và xâm nhập mặn. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất lúa kém hiệu quả, cây trng kém hiệu quả sang cây trồng tiết kiệm nước, có hiệu quả; tiếp tục tăng cường triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, tiết kiệm nước như: Mô hình sản xuất cánh đồng lớn; san phẳng mặt ruộng điều khiển bằng tia laser; ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; sử dụng những ging cây chịu hạn có hiệu quả...

9. Huy động nguồn lực cho công tác ứng phó thiên tai:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định huy động nguồn lực trên địa bàn để ứng phó thiên tai. Nguồn lực ứng phó thuộc các tổ chức, cơ quan, đơn vị các cấp trực tiếp quản lý bao gồm: Nhân lực, vật tư, vật liệu, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất; hệ thống liên lạc; nước sạch, thuốc khử trùng nước; lương thực cứu đói và ngun kinh phí dự phòng;

- Trường hp thiên tai xảy ra nghiêm trọng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và y ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề xuất Trung ương hỗ trợ và huy động các nguồn lực để hỗ trợ ứng phó.

III. Tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai:

1. Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu; khắc phục thiệt hạic đầu:

- Sau bão lũ, Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ đối với các gia đình có người chết, người bị thương do thiên tai; phân phát gạo cứu trợ, nhu yếu phẩm, hàng hóa cho nhân dân bị thiệt hại, không để người dân bị đói, bị rét;

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tìm kiếm người bị nạn trên đất liền, sơ cấp cứu và đưa về cơ sở y tế điều trị; cùng lực lượng xung kích, dân quân tự vệ địa phương giúp nhân dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà ở tạm, ổn định đời sống nhân dân;

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hp các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện ven biển tìm kiếm ngư dân bị mất tích, hỗ trợ cứu nạn tàu thuyền bị chìm, bị nạn; hỗ trợ ổn định cuộc sống ngư dân;

- Sở Y tế triển khai sơ cấp cứu, chữa bệnh cho nhân dân bị nạn; cung cấp thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, khử trùng làm sạch nguồn nước, vệ sinh môi trường không để dịch bệnh bùng phát;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh khắc phục sửa chữa các công trình bị hư hỏng do thiên tai gây ra; khử trùng chuồng trại không để phát sinh dịch bệnh trong gia súc, gia cầm...

- Sở Giao thông vận tải hướng dẫn khắc phục đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng, bảo đảm giao thông thông suốt. Đối với đoạn đường sạt lở nguy hiểm, cắm biển cảnh báo để người dân chủ động phòng tránh;

- Công ty Điện lực Ninh Thuận tổ chức khắc phục sự cố đường dây tải điện, trạm biến thế; vận hành an toàn hệ thống điện phục vụ đời sống và sản xuất nhân dân;

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp chính quyền địa phương rà soát hộ gia đình có nhà sập, hư hỏng nặng để hỗ trợ xây cất lại; rà soát hộ thiếu đói để cấp phát lương thực cứu trợ kịp thời;

- Sở Công, Thương huy động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xut các mặt hàng thiết yếu (như: Mì tôm, bánh phở, dầu ăn, nước uống đóng chai... ) cp phát cho nhân dân, không để dân bị đói, bị rét;

- Sở Tài chính cân đối nguồn dự phòng ngân sách, các ngun tài chính hợp pháp khác đề xuất nguồn chi hỗ trợ hộ gia đình có người chết, bị thương, nhà ở bị sập, hư hỏng nặng; kinh phí khc phục công trình thủy lợi, đê điều, h, đập, khôi phục nước sạch, bảo đảm giao thông sớm n định đời sng và phục vụ sản xut;

- Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh chi cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đi tưng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai; tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai; tu sửa, xử lý khẩn cấp đê, kè, cống và công trình phòng chống thiên tai được hỗ trợ kinh phí theo quy định hiện hành;

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tnh, Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tiếp nhận, cấp phát hàng, tiền cứu trợ cho người dân bị thiệt hại do thiên tai, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, người tàn tật, cao tuổi, phụ nữ, trẻ em để sớm ổn định cuộc sống.

2. Thống kê, đánh giá thiệt hại, lập nhu cầu hỗ tr: Các Sở, ban, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân các cấp thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và các lĩnh vực phụ trách, cụ thể:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đánh giá, xác định thiệt hại ở địa phương về con người, nhà cửa, về giáo dục, y tế, nông lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, thủy sản, thông tin liên lạc, công nghiệp, xây dựng, nước sạch, vệ sinh môi trường... và các công trình khác trên địa bàn; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Cơ quan Thường trực Phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh);

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra, thống kê thiệt hại về người, nhà ở của nhân dân. Nắm rõ số người chết, người mất tích, người bị thương; số nhà sập đổ, nhà bị hư hỏng nặng. Trên cơ sở đánh giá thiệt hại về người và nhà ở, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cứu trợ khẩn cấp cho gia đình bị thiệt hại, trong đó ưu tiên gia đình chính sách và hộ nghèo;

- Sở Giao thông vận tải thống kê, đánh giá thiệt hại hệ thống giao thông được giao quản lý trên địa bàn tỉnh; tổng hợp, đề xuất hỗ trợ khắc phục, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

- Sở Xây dng thng kê, đánh giá thiệt hại các trụ sở cơ quan, công trình xây dựng theo lĩnh vực quản lý; tổng hợp, đề xuất hỗ trợ khc phục, báo cáo y ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn);

- Các Sở, ngành, đơn vị theo lĩnh vực quản lý đánh giá, thng kê thiệt hại; tổng hợp, đề xuất hỗ trợ khắc phục, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn).

- Các chủ doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá thiệt hại của doanh nghiệp báo cáo chính quyền địa phương tổng hợp;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của các Sở, ban, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập báo cáo tổng hợp, đề xuất thiệt hại sau thiên tai trên phạm vi toàn tỉnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Lưu ý: Chậm nhất 5 ngày sau khi kết thúc đợt thiên tai, các Sở, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo thiệt hại và đề xuất hỗ trợ về y ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn) đtổng hợp báo cáo, đề xuất Trung ương hỗ trợ theo đúng thời gian quy định.

3. Lập kế hoạch tái thiết sau thiên tai:

a) Tái thiết khẩn cấp: Tổng hợp đánh giá thiệt hại từ các Sở, ban, ngành, địa phương lựa chọn danh mục khắc phục khẩn cấp sau thiên tai. Trên cơ sở kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai được phân bổ, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên. Các danh mục lựa chọn cần chú ý là hồ, đập, đê, kè, kênh mương, cống, tràn; cầu, đường giao thông; công trình cấp nước sạch. Thời gian khắc phục khn cấp từ 3 đến 8 tháng trước mùa mưa lũ, bão tiếp theo.

b) Tái thiết trung hạn: Để đáp ứng yêu cầu lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội, các Sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các cấp lập kế hoạch trung hạn khôi phục, phát triển sản xuất; nâng cấp công trình, cơ sở hạ tầng kết hp mục tiêu phòng chống thiên tai, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Nội dung chính kế hoạch trung hạn gồm:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước bảo đảm an toàn hồ chứa và nguồn nước cho vùng hạ lưu; nâng cp, tu bổ hệ thống đê điều bảo vệ an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp trạm bơm nhm tưới tiêu chủ động và tiết kiệm nước; xây dựng nhà phòng tránh bão, lũ kết hợp làm trường học ở những vùng thường ngập lũ, bão; tái định cư và sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy him của thiên tai; khơi thông dòng chảy bảo đảm thoát lũ cho vùng ngập úng; cải tạo, nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền, đáp ứng yêu cầu trú, tránh bão an toàn; nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Sở Xây dựng quản lý quy hoạch khu dân cư, phát triển đô thị phải bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai. Lập kế hoạch xây dựng nhà ở an toàn, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh lũ, bão theo chính sách của Chính phủ; nâng cấp công trình cấp, thoát nước đô thị bảo đảm nhu cầu cấp, thoát nước. Tổ chức thực hiện “Hướng dẫn nhà an toàn theo các cấp bão” của ngành đnhân dân chủ động phòng, tránh bão;

- Sở Giao thông, vận tải lập kế hoạch nâng cấp hệ thống đường tỉnh lộ; kế hoạch xây dựng mới hệ thống cầu, cống trên đường tỉnh lộ bảo đảm kết nối giao thông và tiêu thoát lũ; nâng cấp, mở rộng các công trình giao thông bảo đảm nhu cầu phát triển giao thông kết hợp phòng chống thiên tai;

- Sở Thông tin và Truyền thông lập kế hoạch nâng cấp hệ thng, trang thiết bị bưu chính, viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc. Nâng cấp Đài Thông tin Duyên hải Phan Rang bảo đảm thông tin liên lạc tàu thuyền hoạt động trên biển. Trang bị, bảo dưỡng mạng thông tin chuyên dùng để phục vụ thông tin chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai. Có kế hoạch phi hợp sử dụng hệ thng thông tin nội bộ của lực lượng vũ trang trong tỉnh;

- Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch quản lý môi trường, đất đai, nước mặt, nước ngầm. Có kế hoạch đào tạo, tập huấn về quản lý đất đai, nguồn nước cho cán bộ các huyện, thành phố. Có kế hoạch phát triển hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn; sử dụng đất cho công trình phòng chống thiên tai. Thực hiện quản lý về khoảng cách an toàn, phòng chống sạt lở, bảo vệ môi trường trong khai thác cát, đất, đá làm vật liệu xây dựng;

- Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch nâng cấp, kiên cố hóa trường học. Ưu tiên nâng cấp trường học mầm non, tiểu học và phổ thông đối với vùng trũng, ven biển, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường tập huấn, rèn luyện chống đuối nước cho học sinh các cấp;

- Sở Công Thương chỉ đạo các Công ty Điện lực Ninh Thuận và các đơn vị vận hành lưới điện trên địa bàn tỉnh có kế hoạch nâng cấp hệ thống điện, thiết bị bảo đảm cung cấp điện an toàn; có kế hoạch bảo trì hạng mục công trình đầu mối, các thiết bị bảo đảm vận hành an toàn công trình. Đồng thời, có văn bản hướng dẫn cho các doanh nghiệp có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, kho tàng bảo đảm an toàn cho người và hàng hóa nhằm giảm bớt chi phí kinh doanh và thiệt hại do thiên tai gây ra;

- Sở Y tế có kế hoạch bảo trì bệnh viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế, trạm y tế bảo đảm khám và điều trị bệnh. Có kế hoạch dự trữ vật tư thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh, xử lý môi trường ô nhiễm trong phòng chống thiên tai;

- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mở rộng mạng lưới khí tượng thủy văn; sử dụng thiết bị, công nghệ mới đáp ng yêu cầu dự báo, cảnh báo chính xác diễn biến thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành;

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cơ sở huấn luyện, kho tàng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ quốc phòng, an ninh, kết hợp phòng tránh thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Có kế hoạch đào tạo, tập huấn, diễn tập cho cán bộ, chiến sĩ nhằm tăng cường khả năng tự vệ và ứng cứu trong thiên tai;

- Ủy ban nhân dân các cấp lập kế hoạch sửa chữa, nâng cp công trình phòng chng thiên tai trên địa bàn: Đê điều, thủy lợi, giao thông, trạm y tế, trường học kết hp nơi trú tránh bão, lũ. Ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các xã miền núi, ven sông, ven biển thường xuyên bị thiên tai. Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng tâm trên địa bàn.

IV. Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội:

1. Đ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị hên quan lập kế hoạch nâng cấp, sửa chữa công trình, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng do thiên tai gây ra thuộc quyền quản lý huy động mọi nguồn lực hiện có, tranh thủ nguồn hỗ trợ từ Trung ương để đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai bao gồm:

a) Lập kế hoạch nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước bị xuống cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa. Nâng cấp, tu bổ hệ thống đê điều bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không để lũ lụt gây xói lở.

b) Lập kế hoạch xây dựng nhà ở an toàn, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh lũ. Xây dựng hệ thống thoát nước, chống ngập úng thành ph, thị trấn; nâng cấp công trình cấp nước, giếng khoan khai thác nước ngầm sau thiên tai.

c) Lập kế hoạch nâng cấp hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ, giao thông đô thị, giao thông liên xã, thôn sau thiên tai. Xây dựng mới hệ thống cầu, cống đảm bảo kết nối giao thông và tiêu thoát lũ.

d) Lập kế hoạch nâng cấp hệ thống, trang thiết bị bưu chính, viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc sau thiên tai... Có kế hoạch phối hợp sử dụng hệ thống thông tin nội bộ của lực lượng vũ trang trong tỉnh khi cần thiết.

đ) Tổ chức xử lý ô nhiễm môi trường, đề phòng dịch bệnh sau thiên tai. Tăng cường công tác quản lý, xử lý xả thải gây ô nhiễm nguồn nước cho các huyện, thành phố.

e) Lập kế hoạch nâng cấp, kiên cố hóa trường học sau thiên tai. Ưu tiên nâng cấp trường học ở vùng trũng thấp, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai.

g) Lập kế hoạch nâng cấp hệ thống điện, thiết bị và phương tiện bảo đảm cung cấp điện an toàn sau thiên tai.

h) Có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp bệnh viện, trạm y tế bảo đảm khám và điều trị bệnh. Ưu tiên nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã vùng sâu vùng xa.

i) Có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các trạm thủy văn đảm bảo an toàn cho người và tài sản, thiết bị. Ưu tiên nâng cấp các trạm thủy văn đầu nguồn phục vụ công tác dự báo, cảnh báo mưa, lũ.

k) Có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Ưu tiên đầu tư nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai ở các xã vùng thường xuyên bị thiên tai, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

2. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì tổng hợp, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội tại cấp tỉnh, cp huyện, cấp xã;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định nội dung lng ghép phòng chng thiên tai vào lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính ưu tiên bố trí nguồn vốn trong dự toán hàng năm để thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội có lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai.

Chương VI

NGUỒN LỰC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

I. Nguồn lực thực hiện:

1. Vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách Trung ương cho tỉnh; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách của tỉnh, huyện.

2. Vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ.

3. Vốn hỗ trợ chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

4. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (các khoản vn của Ngân hàng phát trin Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội).

5. Nguồn dự trữ tài chính.

6. Nguồn kinh phí từ Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh;

7. Nguồn kinh phí của các Sở, ngành, đơn vị, địa phương mua sắm vật tư, vật liệu, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm “4 tại ch.

8. Nguồn chi thường xuyên cho công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội tỉnh, cấp huyện.

9. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân đóng góp do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh huy động, hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương để mai táng, điều trị; nhà sập, nhà bị hư hỏng nặng để xây cất lại; cu trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ sinh kế nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân;

- Vốn đầu tư từ khối tư nhân và khuyến khích người dân đầu tư nâng cấp nhà ở bảo đảm an toàn với thiên tai theo chính sách trong hỗ trợ đầu tư, vay vốn của chương trình, dự án.

II. Tiến độ thực hiện

Căn cứ nhiệm vụ được giao cụ thể theo Phụ lục đính kèm, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định hiện hành.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM, NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

I. Về nhiệm vụ chung:

1. Trên cơ sở thm quyền và nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan chủ động tchức triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền quy định.

2. Tổ chức triển khai Luật Phòng, chng thiên tai và các văn bản hướng dẫn đến các cấp, các ngành đặc biệt là cấp cơ sở (xã, thôn). Các cấp, các ngành thực hiện rà soát các loại hình thiên tai (quy định tại Luật phòng, chống thiên tai) để xác định cụ thể các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn của từng địa phương, ngành; trên cơ sở đó, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó tương ứng từng loại hình, cấp độ rủi ro thiên tai.

3. Tăng cường tập huấn, tuyên truyền, cảnh báo thiên tai đến cơ sở (cấp xã, thôn) và đến tận người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi để người dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan. Chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân và các chủ phương tiện tàu, thuyền những kiến thức cần thiết về tránh, trú bão, áp thấp nhiệt đới và diễn biến thời tiết nguy hiểm xảy ra trên biển.

4. Tổ chức rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, ngành; nâng cao năng lực, trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra của Ban Chỉ huy nhằm đảm bảo thống nhất và phối hợp chặt chẽ từ tỉnh đến các địa phương, cơ sở, chủ động ng phó và xử lý kịp thời mọi tình huống xấu có thxảy ra; đồng thời tổ chức tập huấn, diễn tập các phương án phòng, chng lụt, bão và các loại hình thiên tai khác.

5. Tiếp tục củng cố lực lượng, nâng cấp, hiện đại hóa phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ".

6. Chỉ đạo rà soát, tăng cường quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là công trình giao thông, thủy lợi, tiêu thoát nước, khu dân cư, đô thị tại các khu vực ven sông, suối, ven biển, đồi núi... đảm bảo hạn chế tác động do thiên tai gây ra. Chủ động lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát trin kinh tế xã hội, quy hoạch phát trin của ngành, lĩnh vực.

7. Rà soát, chủ động sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng thiên tai, đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

8. Tchức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của đê điều, hồ đập, thiết bị phục vụ cho xả lũ, phương tiện, vật tư dự phòng để chủ động ứng phó khi có sự cố và đảm bảo an toàn công trình, vùng hạ du.

9. Bảo đảm mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo, dự báo hoạt động thông suốt trong mùa mưa, bão và trong mọi tình hung.

10. Chủ động bố trí ngân sách địa phương, đơn vị và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.

11. Tăng cường tuyên truyền và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai; thường xuyên rà soát, cập nhật tình hình thiên tai, chủ động triển khai các giải pháp thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt.

12. Báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh các nội dung về công tác phòng, chống thiên tai của địa phương, cơ quan, đơn vị mình; chủ động xử lý, giải quyết các vấn đề thuộc thm quyền khi xảy ra các tình huống thiên tai.

II. Nhiệm vụ cụ thể:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, bão lũ để tổ chức tích trữ và xả lũ các hồ chứa đảm bảo đúng quy trình vận hành các hồ chứa nước, vừa đảm bảo an toàn hồ đập, vừa phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân; kiểm tra chặt chẽ tình hình an toàn hồ chứa. Phối hợp với các ngành, địa phương rà soát đánh giá chất lượng các hồ chứa nước để phát hiện có biện pháp xử lý kịp thời các sự cố trước mùa mưa lũ; đối với các hồ chứa nước có nguy cơ mất an toàn phải xây dựng phương án tích nước hợp lý hoặc hạn chế tích nước; xây dựng phương án phòng chống lụt, bão cho từng hồ chứa nước và vùng hạ du; bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư kinh phí để thực hiện tốt phương châm “bn tại chỗ”;

- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với các ngành, địa phương liên quan kiểm tra đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi, hồ đập, đê điều... đề xuất giải pháp xử lý, khắc phục những công trình, hạng mục công trình hư hỏng có nguy cơ mất an toàn;

- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Quản lý Khai thác các Cảng cá và các địa phương ven biển thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, công tác đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền, kiên quyết không giải quyết cho các phương tiện không đảm bảo an toàn đi biển. Đồng thời nắm tình hình tàu thuyền hoạt động trên biển, tổ chức tìm kiếm cứu nạn tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển bị tai nạn. Hướng dẫn cho chủ tàu cá, thuyền trưởng và người nuôi trồng thủy sản phương pháp tránh, trú, neo đậu tàu thuyền; các giải pháp bảo vệ ao, đầm, lồng, bè nuôi trồng thủy sản khi có bão, áp thp nhiệt đới xảy ra;

- Chỉ đạo Ban Quản lý Khai thác các Cảng cá phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Thủy sản và các địa phương ven biển xác định số lượng tàu thuyền địa phương và ngoài tỉnh đang neo đậu tại các cảng, bến cá; thống nhất phương án bố trí sắp xếp neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới an toàn;

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc chuyển đi cơ cấu sản xuất, mùa vụ ở những vùng thường xuyên bị hạn hán.

2. Văn phòng Ban Chhuy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:

- Kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành, địa phương tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể hàng năm;

- Phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền Luật phòng, chống thiên tai và các văn bản pháp luật về phòng, chống thiên tai; có kế hoạch kiểm tra, sửa chữa các trụ đèn báo bão, các trạm thủy văn, các trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh;

- Kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác phòng chống thiên tai các ngành, địa phương trước mùa mưa lũ hàng năm; chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra;

- Thường xuyên theo dõi tình hình khí tượng thủy văn, thiên tai, bão, lũ... để chủ động tham mưu y ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai có hiệu quả.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập phương án cụ thể để vận chuyển, hỗ trợ nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, UBND cấp huyện, cấp xã chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị, lực lượng... để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành liên quan xây dựng phương án chủ động ứng phó, đảm bảo cứu nạn, cứu hộ kịp thời trong mọi tình huống do ảnh hưởng của thiên tai gây ra;

- Chịu trách nhiệm chung trong việc cứu hộ, cứu nạn, xây dựng phương án huy động, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết cho từng vùng, từng địa bàn sẵn sàng ứng cứu các tình huống khẩn cấp về lũ, bão thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cu nạn và tham gia hộ đê, hồ đập khi có sự cố xảy ra; giúp đỡ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, lụt, bão; bảo đảm quân đội là lực lượng chủ lực trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Trường hợp vượt quá khả năng cứu hộ, cứu nạn, chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra;

- Hàng năm, lập Kế hoạch hiệp đồng nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các đơn vị lực lượng vũ trang của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu V. Các lực lượng vũ trang trong kế hoạch hiệp đồng gồm: Các lực lượng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Lữ đoàn 101/Vùng 4 Hải quân, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực 4, Lđoàn Đặc công 5, Trung đoàn Không quân 937, Tiu đoàn Phòng không 24... để phối hợp với các địa phương thực hiện nhiệm vụ.

4. Bộ Chhuy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, Chi cục Thủy sản và các địa phương ven biển thường xuyên kim tra trang thiết bị, chế độ thông tin liên lạc, phòng chống cháy nổ, kiên quyết không giải quyết cho các phương tiện không đảm bảo an toàn đi bin;

- Thường xuyên nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, bão, áp thấp nhiệt đới trên các vùng biển, kịp thời thông báo cho chủ phương tiện, thuyền trưởng biết để chủ động phòng tránh bảo đảm an toàn. Tất cả các loại tàu thuyền phải tìm nơi trú ẩn và neo đậu an toàn ở các luồng lạch, cửa bin đã được quy định như: Đông Hải, Ninh Chữ, Vĩnh Hy, Cà Ná; kiên quyết không để tàu thuyền vào neo đậu các khu không đảm bảo an toàn. Chỉ đạo chặt chẽ duy trì kết nối thông tin liên lạc giữa các cơ quan chức năng, gia đình chủ tàu với thuyền trưởng trong suốt thời gian phương tiện hoạt động trên biển; có trách nhiệm thông báo và liên lạc với các tàu cá trong tỉnh để thông báo tình hình và theo dõi việc trú bão của tàu thuyn;

- Khi có bão, áp thấp nhiệt đới trên biển, phối hợp với Đài Thông tin Duyên hải Phan Rang, Chi cục Thủy sản và các địa phương ven biển nắm chắc số lượng, vị trí tàu thuyền trên biển, hướng dẫn di chuyển đến nơi an toàn; sẵn sàng phương tiện, lực lượng tham gia hộ đê, hồ đập, tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra sự cố. Huy động lực lượng Bộ đội Biên phòng giúp đỡ các địa phương khc phục hậu quả thiên tai, bão lũ;

- Chịu trách nhiệm cứu hộ, cu nạn trên biển, xây dựng phương án, huy động và bố trí lực lượng, phương tiện cho từng vùng, từng địa bàn sẵn sàng ứng cứu các tình huống khn cấp xảy ra trên bin. Quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu vượt quá khả năng, chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

5. Công an tỉnh:

- Phi hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc giải quyết tranh chấp nước (nếu có xảy ra) và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; lập phương án cụ th đvận chuyn, hỗ trợ nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng phương án cụ thể đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai, bão lũ xảy ra; chỉ đạo các lực lượng của ngành phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc sơ tán dân khỏi những vùng nguy hiểm, sẵn sàng phương tiện, lực lượng tham gia hộ đê, hồ đập tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai. Bố trí lực lượng tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bão lũ, không để ách tắc giao thông, kiểm soát phương tiện giao thông qua các đoạn đường bị ngập sâu, nguy hiểm;

- Tchức lực lượng thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đi với các sự cố, tai nạn: Sập, đổ nhà, công trình, cây ci; sạt lở đất, đá; tai nạn đui nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm; tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí... theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ.

6. Sở Giao thông vận tải:

- Phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương xây dựng phương án, tổ chức phân luồng giao thông cho từng địa bàn cụ thể; chun bị lực lượng, phương tiện, bố trí vật tư ở những khu vực trọng đim để đảm bảo giao thông trên các tuyến đường giao thông chính trong mọi tình huống khi xảy ra bão lũ. Phối hợp với các địa phương rà soát các công trình giao thông ảnh hưởng đến thoát lũ đê có biện pháp xử lý;

- Phối hợp với các địa phương ven biển rà soát, chấn chỉnh công tác đăng ký, đăng kiểm, quản lý hoạt động của phương tiện vận tải thủy, du lịch theo quy định nhà nước hiện hành.

- Phối hợp với các ngành, địa phương trong công tác bảo đảm an toàn cho các phương tiện giao thông vận tải trên biển khi có bão lũ, áp thấp nhiệt đới.

7. Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng phương án cụ th, chi tiết đảm bảo mạng thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tiếp nhận, xử lý thông tin trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh luôn thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt là khi có bão lũ xảy ra.

8. Sở Công Thương phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và địa phương tổ chức dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, sẵn sàng cung cấp cho nhân dân các vùng bị thiên tai, bão lũ khi có yêu cầu.

9. Sở Y tế chuẩn bị lực lượng cán bộ y tế, cơ sthuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau thiên tai.

10. Sở Giáo dc và Đào to:

- Khi đầu tư sửa chữa hoặc xây dựng mới các trường học cần được đầu tư kiên cố bảo đảm an toàn trước mùa mưa lũ và kết hợp làm nơi sơ tán, trú tránh an toàn cho cộng đồng dân cư khi thiên tai xảy ra. Sửa chữa các công trình giáo dục bị hư hỏng để đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ;

- Chỉ đạo tổ chức dạy bơi chính khóa và ngoại khóa nâng cao kỹ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích đuối nước cho học sinh;

- Chỉ đạo thực hiện lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp;

- Chỉ đạo các trường học đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai; lấy trường học làm nơi sơ tán đến và nơi trú ẩn an toàn cho cộng đồng dân cư;

- Lập quy hoạch xây dựng các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo kết hợp phòng, chng thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm an toàn;

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, các trường học trực thuộc xây dựng phương án bảo vệ trường, lớp khi có thiên tai xảy ra; chủ động đề xuất việc cho học sinh nghỉ học đối với từng vùng trên địa bàn tỉnh khi có mưa, lũ lớn và các loại thiên tai khác xảy ra, có kế hoạch cho học sinh học bù vào những ngày nghỉ khác.

11. S Tài nguyên và Môi trưng:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn người dân cách sử dụng giếng khoan, giếng đào đảm bảo vệ sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường để sử dụng ổn định, nhất là thời gian xảy ra hạn hán;

- Phi hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra bản đồ địa chất, khảo sát, thăm dò tầng nước ngầm để có biện pháp khai thác phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất của người dân trong mùa khô hạn;

- Kiểm tra việc bảo đảm công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt về môi trường sinh thái và ô nhiễm nguồn nước trước, trong và sau thiên tai. Đồng thời, có kế hoạch phối hợp với các sở, ngành liên quan phổ biến, tuyên truyền kiến thức, kinh nghiệm về công tác vệ sinh môi trường và bảo vệ nguồn nước.

12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Có trách nhiệm thông báo, khuyến cáo, yêu cầu các doanh nghiệp quảng cáo thực hiện chằng chống, gia cố các pa nô, biển quảng cáo... đúng kỹ thuật do ngành xây dng quy định nhằm đảm bảo an toàn khi có bão, lốc xoáy, gió giật;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn người, phương tiện tham quan du lịch, các cơ sở du lịch.

13. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề xuất hỗ trợ cho nhân dân các địa phương bị thiệt hại do thiên tai để sớm ổn định đời sống.

14. Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn công trình phù hợp với thiên tai; phối hợp với các Sở, ngành, địa phương kiểm tra các nhà, xưởng, công trình, các công trường đang thi công (nhất là vấn đề an toàn đối với giàn dáo, cần cẩu... ) không bảo đảm an toàn khi xảy ra thiên tai.

15. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Cân đối, bố trí vốn đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện kịp tiến độ, đạt hiệu quả;

- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

16. Sở Tài chính cân đối nguồn dự phòng ngân sách, các nguồn tài chính hợp pháp khác đề xuất khắc phục sửa chữa các công trình bị hư hỏng do thiên tai gây ra sớm ổn định và phục vụ sản xuất cho nhân dân.

17. Công ty Điện lực Ninh Thuận có kế hoạch, phương án đảm bảo cung cấp, phát điện khi có thiên tai xảy ra, chú trọng ưu tiên cung cấp điện cho các trạm bơm để phục vụ công tác ứng phó hạn; thường xuyên kiểm tra, thực hiện duy tu, bảo dưỡng các hệ thống điện, kịp thời sửa chữa, khc phục sự cbảo đảm cung cấp điện đầy đủ, an toàn phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân khi có thiên tai xảy ra.

18. Đài Khí tượng Thủy văn Ninh Thuận tổ chức theo dõi thường xuyên tình hình khí tượng thủy văn, thiên tai, hạn hán, lũ, bão, áp thấp nhiệt đới đdự báo, cảnh báo và thông tin kịp thời chính xác cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống thiên tai có hiệu quả.

19. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận và các phương tiện thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện đưa tin chính xác, kịp thời về tình hình diễn biến của thiên tai và các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đến các Sở, ngành và địa phương để triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai kịp thời, hiệu quả; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai trên phương tiện thông tin đại chúng.

20. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Hoàn thiện Kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, chú trọng lực lượng tại cơ sở, cộng đồng theo phương châm “4 tại chỗ”;

- Tổ chức thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung của kế hoạch và các chương trình, đề án, dự án phòng chống, giảm nhẹ thiên tai thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý;

- Bố trí ngân sách hàng năm và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của địa phương và kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;

- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan hỗ trợ vận chuyển nước sinh hoạt cho người dân. Tập trung ưu tiên về nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc tại các xã không có nguồn nước;

- Phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi duy trì tổ dùng nước để chủ động điều tiết nước tưới luân phiên, tiết kiệm;

- Chủ động hướng dẫn người dân tổ chức nhân rộng các mô hình chuyn đi cây trồng cạn tiết kiệm nước tưới, áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, hướng dẫn người dân tận dụng phụ phẩm chế biến, dự trữ dùng làm thức ăn gia súc trong điều kiện hạn hán;

- Rà soát, cập nhật, xác định những khu vực nguy hiểm khi xảy ra lũ, bão trên địa bàn, chủ động sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; trường hợp chưa tổ chức tái định cư lâu dài được, phải xây dựng phương án và sẵn sàng thực hiện sơ tán dân khi cần thiết. Chủ động dự trữ lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm tại vùng thường xuyên bị chia cắt khi có mưa lũ đến từng thôn, xã; bố trí trang thiết bị, phương tiện tìm kiếm cứu nạn tại chỗ, vật tư và kinh phí dự phòng đchủ động phòng chống thiên tai có hiệu quả;

- Huy động các nguồn lực của địa phương theo quy định, thực hiện tt công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn. Chủ động sử dụng ngân sách của địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định để phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân, phục hi sản xut;

- Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai các cấp ở địa phương; đặc biệt cần tập trung trin khai phương án ở cp xã đthực hiện đến tận thôn; hàng năm trước mùa mưa, lũ phải tchức tuyên truyền cho người dân để nâng cao khả năng phòng, tránh;

- Tổ chức rà soát, đánh giá, xác định lại các vùng dân cư có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất làm cơ sở để lập quy hoạch xây dựng hạ tầng, sắp xếp bố trí dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất;

- UBND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chỉ đạo các phường và các hộ dân sống dọc theo đê sông Dinh chun bị vật tư, vật liệu để đóng các cửa phai dân sinh trên tường chống tràn tuyến đê không cho nước lũ tràn qua đê khi nước lũ vượt trên báo động cấp III; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng tham gia cứu hộ đê sông Dinh khi có nguy cơ xảy ra sự cố;

- Các huyện, thành phố ven biển chủ động nắm thông tin các tàu thuyền hoạt động trên biển khi có bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra đcó biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và ngư dân;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các loại hình thiên tai, bổ túc những kiến thức cơ bản, phổ biến kinh nghiệm về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng chống thiên tai của địa phương;

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn quản lý; chuẩn bị lực lượng, phương tiện vật tư, trang thiết bị sẵn sàng để ứng cứu kịp thời khi thiên tai xảy ra;

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cấp xã thực hiện xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng chống thiên tai, các phương án ứng phó phù hợp với các loại hình thiên tai tại địa phương; tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai trên địa bàn;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai;

- Chủ động huy động nguồn lực và lồng ghép các nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

- Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch ở các cấp địa phương.

III. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn đầu tư thực hiện Kế hoạch phòng chống thiên tai của các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan;

2. Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu đ xut cp có thm quyn btrí nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Kế hoạch phòng chống thiên tai của các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan;

IV. Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai:

1. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy, điều hành trên phạm vi toàn tỉnh, y ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ huy, điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quản lý. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Sở, ban, ngành triển khai công tác phòng, chống thiên tai ở đơn vị mình.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh là lực lượng chủ lực trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong tỉnh. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hằng năm có kế hoạch hiệp đồng các đơn vị chủ lực của Bộ Tư lệnh Quân khu V, các đơn vị của Bộ Quốc phòng đóng trên địa bàn, tổ chức lực lượng, phương tiện, phân công khu vực thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh hàng năm có kế hoạch tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm rèn luyện kỹ năng cán bộ, chiến sĩ trong vận hành trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, tăng cường khả năng ứng cứu bão, lũ, thiên tai.

3. Các Sở, ban, ngành sẵn sàng tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc đơn vị mình và chi viện cho các địa phương.

4. Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã huy động lực lượng (công an, quân đội, thanh niên, lực lượng xung kích, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp...) trên địa bàn tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn quản lý.

V. Tổ chức thực hiện:

1. Các Sở, ban, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện (thông qua Cơ quan thường trực Phòng chng thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh).

2. Giao cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chng thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo dõi, kim tra, đôn đc, tng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của Chủ tịch UBND tnh Ninh Thuận)

Hoạt động

Mục tiêu

Nội dung

Cơ quan ra Quyết định

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thi gian

Khái toán kinh phí (triệu đồng)

Trung ương

Địa phương

Tổng cộng

8.120.000

2.254.000

A. Biện pháp phi công trình

214.000

4.000

I. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách

Quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh

Kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước chỉ đạo công tác PCTT &TKCN trên địa bàn tỉnh

Danh sách thành viên và nhiệm vụ Ban Ch huy

UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

Quyết định phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Trách nhiệm của lãnh đạo Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong công tác PCTT & TKCN

Huy động tối đa nguồn lực của các cơ quan, tổ chức, địa phương để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản

Trưởng ban

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

Thành lập Quỹ Phòng chng thiên tai và Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ PCTT tỉnh

Thực hiện Nghị định 94/2014/NĐ-CP và Nghị định 83/2019/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai

Đ chi hỗ trợ các hoạt động phòng chng thiên tai bao gồm các hỗ trợ về phòng ngừa, ứng phó và cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai

UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

2021-2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đkhôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai

Thực hiện Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ và các quy định liên quan

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của các loại hình thiên tai

UBND tỉnh

Sở Tài chính

Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành ph

2021-2025

II. Kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực quản lý thiên tai

3.000

Kiện toàn tổ chức, bộ máy ch huy PCTT&TKCN các cp

Củng cố bộ máy chỉ huy PCTT&TKCN các cấp đảm bảo năng lực hoạt động có hiệu quả

Quyết định kiện toàn Ban ch huy PCTT&TKCN các cấp

UBND các cấp

Ban chỉ huy PCTT& TTKCN các cấp

Các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan có các thành viên tham gia Ban chỉ huy

2021-2025

Rà soát Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp

Tăng cường năng lực Văn phòng thường trực Ban ch huy PCTT&TKCN các cấp

Quyết định về Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực

UBND các cấp

Ban chỉ huy PCTT & TKCN các cấp

Các cơ quan, đơn vị liên quan

2021-2025

Hoàn chnh hệ thống thông tin liên lạc PCTT & TKCN

Đảm bảo liên lạc thông suốt của Ban chỉ huy PCTT & TKCN các cấp

Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc tại Văn phòng Ban chỉ huy PCTT & TKCN các cấp

UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

Trang thiết bị cho lực lượng tìm kiếm, cứu nạn

Đảm bảo tính chuyên nghiệp đáp ứng hoạt động cứu hộ, cứu nạn

Mua sắm các trang thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ

UBND các cấp

Bộ Chhuy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố

Sở Tài chính, Phòng Kế hoạch và Tài chính các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

2021-2025

3.000

III. Lập, rà soát và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch

10.000

Kế hoạch Ứng phó với biến đổi khí hậu

Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

- Đưa ra các biện pháp ứng phó và giảm thiểu BĐKH.

- Xác định các nguồn lực và trách nhiệm thực hiện của các đơn vị liên quan.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng.

UBND tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường đang trin khai các nhiệm vụ về biến đổi khí hậu: “Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tnh Ninh Thuận” và nhiệm vụ: “Đánh giá khí hậu tỉnh Ninh Thuận” với tổng kinh phí 1.089.989.765 đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưng xanh.

Rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất

Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất gắn với phòng chống thiên tai

- Xác định quy hoạch sử dụng đất của các ngành và tác động của thiên tai trong quá trình sử dụng, phát triển.

- Có các biện pháp phòng chống phù hợp cho các ngành.

UBND tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

Lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của tnh. Nguồn vốn: vốn đầu tư, sự nghiệp kinh tế và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

Tổ chức diễn tập ứng phó thiên tai, tìm kiếm cu các cấp

Đảm bảo tính chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu

Nâng cao năng lực của lực lượng nòng cốt và sự phối hợp với các cơ quan liên quan

UBND các cấp

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố

Các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan

2021-2025

10.000

IV. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tỉnh

500

Xây dựng quy trình mực nước tương ứng với cấp báo động lũ tại 03 trạm thủy văn Phước Bình, Phước Hà, Phước hữu

Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo

Xây dựng quy trình mực nước tại sông Cái và sông Lu

UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện

2021

500

V. Nâng cao nhận thức, kiến thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng

500

Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng ca tỉnh

Nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về phòng tránh thiên tai

Các chương trình truyền thông để đưa lên sóng phát thanh, tuyên truyền nâng cao ý thức phòng tránh và chủ động ứng phó với thiên tai

UBND tỉnh

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã

2021-2025

500

VI. Chương trình trồng và bảo vệ rừng

204.000

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất

Bảo vệ đất, chống xói lở, tăng cưng hệ sinh thái, môi trường

Trồng rừng tập trung là 2.830 ha, trong đó: trồng rừng phòng hộ 1.580 ha; trồng rừng đặc dụng 100 ha; Trồng mới rừng sản xuất 1.150 ha

UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã

2021-2025

61.000

Bo vệ rừng

Phòng tránh thiệt hại giảm diện tích rừng do thiên tai

Khoán bảo vệ rừng: 357.244,15 lượt ha. Trong đó: Tại các xã khu vực II, III (Nghị định 75/2015/NĐ-CP) là 58.660,80 lượt ha, khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng khác 98.583,35 lượt ha

UBND tnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã

2021-2025

143.000

B. Biện pháp công trình

7.906.000

2.250.000

I. Đầu tư, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai, công trình thủy lợi

2.184.000

Xây mới hồ chứa nước Phước Hà

Giảm lượng lũ cho hạ du kết hợp đa mục tiêu

Sử dụng để chống cho hạ du vào mùa lũ; đảm bảo lượng nước sinh hoạt, phát triển KT-XH cho hạ du mùa kiệt

UBND tỉnh

BQL DAĐT XDCCT Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

2021-2025

550.000

y mới hồ cha nước Quảng Sơn

Giảm lượng lũ cho hạ du kết hợp đa mục tiêu

Sử dụng để chống 10 cho hạ du vào mùa 10; đảm bảo lượng nước sinh hoạt, phát triển KT-XH cho hạ du mùa kiệt

UBND tỉnh

BQL DAĐT XDCCT Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

2021-2025

500.000

Xây dựng công trình Đê cửa sông Phú Thọ

Nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân, bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, góp phần ổn định đời sng của nhân dân

- Khôi phục sản xuất, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra; chống xói lở bờ sông, giổn định lòng dẫn và tăng cường khả năng thoát lũ của sông.

- Kết hợp làm đường giao thông trên mặt đê để phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân, bảo đảm công tác cứu hộ cứu nạn khẩn cấp khi mưa bão xảy ra làm chia cắt cô lập các khu vực vùng hạ lưu.

UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan. UBND các huyện, thành phố

2021

35.000

Xây mới đê biển An Hải - Sơn Hải, huyện Thuận Nam

Nhằm khắc phục sạt lở, phòng tránh những tác động bất lợi từ bin, bảo vệ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội bn vng khu dân cư ven biển

- Chống sạt lcho một phần khu dân cư, khắc phục tình trạng bị sóng biển ăn sâu vào đất liền.

- Bảo vệ nhà cửa, tính mạng của nhân dân và tài sản của Nhà nước trong mùa mưa bão.

- n định cuộc sống, bảo vệ làng nghề hải sản của nhân dân trong vùng nhm tăng cường quốc phòng, an ninh vùng biển tổ quốc.

UBND tỉnh

BQL DAĐT XDCCT Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

2021-2025

499.000

Xây dng mới Kè chng sạt lbảo vệ bờ sông Cái khu vực Nha H và Nhơn Sơn

Nhằm khắc phục sạt lở, ngăn chặn tình trạng sạt lbờ sông

Chng sạt lở bờ sông, bảo vệ diện tích hoa màu và đảm bảo sự hoạt động

UBND tnh

BQL DAĐT XDCCT Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND huyện Ninh Sơn

2021-2025

250.000

Xây dựng mới Kè chống sạt lở bờ phường Đông Hải đoạn từ công viên Bình Sơn đến đê Đông Hi

Nhằm khắc phục sạt lở, phòng tránh những tác động bất lợi từ biển, bảo vệ dân sinh và phát triển kinh tế xã hội bền vững khu dân cư ven biển

- Chống sạt lở cho một phần khu dân cư, khắc phục tình trạng bị sóng biển ăn sâu vào đất liền.

- Bảo vệ nhà cửa, tính mạng của nhân dân và tài sản của Nhà nước trong mùa mưa bão.

UBND tỉnh

BQL DAĐT XDCCT Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND thành phố PRTC

2021-2025

350.000

II. Đầu tư, nâng cấp công trình xây dựng có xem xét đến phòng chống thiên tai

281.000

Dự án di dân tái định cư xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc

- Xây dựng khu tái định cư, để bố trí định cư cho khoảng 100 hộ dân thôn Xóm Bằng và cấp đất sản xuất cho các hộ dân.

- Giải quyết tình trạng thiếu đất , nhà ở, đất sản xuất đã kéo dài nhiều năm.

- Bố trí lại dân cư phù hợp với quy hoạch phát triển các điểm dân cư nông thôn của xã, huyện.

- Hạn chế, phòng ngừa nạn xâm lấn, phá rừng để canh tác trong phạm vi quản lý của Vườn quốc gia Núi Chúa.

- Góp phần bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn và lao động hợp lý, giúp cho người dân có điều kiện phát triển sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển theo quy hoạch được duyệt; góp phần cải thiện môi trường tại khu vực; đáp ứng yêu cầu các tiêu chí trong nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.

- Góp phần phục vụ công tác quản lý dân cư ngày một tốt hơn và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND huyện Thuận Bắc

2021-2025

108.000

Dự án di dân tái định cư vùng sạt lở núi đá lăn, xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc

- Di dời khoảng 132 hộ dân có đất và nhà ở nằm trong vùng bị ảnh hưng cao do núi đá lăn đến nơi ở mới an toàn; từng bước ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng theo định hướng quy hoạch xây dựng nông thôn mới; hình thành một khu dân cư mới với đầy đủ các chức năng, góp phần cải thiện môi trường sinh thái tại khu vực lập dự án.

- Phòng ngừa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của người dân do ảnh hưng của sạt lở đất đá, đá lăn.

- Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ góp phần hoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng, tạo môi trường sống tốt hơn cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Khai thác được quđất chưa sử dụng, cải thiện môi trường sinh thái tại khu vực lập dự án; giúp địa phương quản lý tốt hơn, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nhà , đất ở; góp phần đảm bảo ổn định về tình hình an ninh trật tự, quốc phòng tại địa phương.

- Góp phần điều chỉnh, sắp xếp lại các điểm dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch các điểm dân cư nông thôn được duyệt theo chương trình xây dựng nông thôn mới; góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới về giao thông, nhà ở dân , điện, nước sinh hoạt nông thôn...

UBND tnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND huyện Thuận Bắc

2021-2025

82.000

Dự án di dân tái định cư vùng sạt lở bờ sông xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước

- Di dời các hộ dân có đất và nhà ở nằm trong vùng sạt lở đất, ngập lụt vào nơi an toàn.

- Sắp xếp dân cư nhằm mục đích phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai do sạt lở đất và ngập lụt; từng bước ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

- Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng theo định hướng quy hoạch được duyệt.

- Hình thành một khu dân cư mới với đầy đcác chức năng, góp phần cải thiện môi trường sinh thái tại khu vực lập dự án.

- Phòng ngừa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của người dân do ảnh hưng của mưa bão, sạt lở bờ sông. Góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước trong việc khắc phục hậu quả sau lũ lụt, hạn chế lây lan dịch bệnh; góp phần thúc đy tăng trưng kinh tế.

- Góp phần điều chỉnh, kết cấu lại các điểm dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch các điểm dân cư nông thôn được duyệt theo chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Góp phần nâng cao chất lượng thực các tiêu chí nông thôn mới về giao thông, nhà ở dân cư, điện, nước sinh hoạt nông thôn

- Góp phần tạo cảnh quan môi trường đẹp hơn, góp phần từng bước đưa xã Phước Hữu trở thành đô thị; đồng thời, giúp địa phương quản lý tốt hơn, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nhà ở, đất ở; góp phần đm bo ổn định về tình hình an ninh trật tự, quốc phòng tại địa phương.

UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND huyện Ninh Phước

2021-2025

91.000

III. Đầu tư, nâng cấp công trình giao thông kết hợp phòng chống thiên tai

4.900.000

2.250.000

Thực hiện các công trình sửa cha đường bộ hàng năm

Đảm bảo điều kiện đi lại an toàn và cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra

Đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý

UBND tnh

Sở Giao thông vận tải

Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

2021 - 2025

150.000

Đầu tư các công trình giao thông đầu tư mới

Đảm bảo kết ni liên vùng phục vụ phát trin kinh tế xã hội và tăng điều kiện đi lại an toàn và cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra

Tạo điều kiện tốt nhất cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương, hoàn thiện quy hoạch ngành giao thông đã được phê duyệt

UBND tỉnh

BQL dự án ĐTXD các công trình Giao thông

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

2021-2025

4.900.000

2.100.000

IV. Công trình hạ tầng cấp, thoát nước

131.500

Đầu tư tu sửa, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn

Cấp nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu tăng cao khi xảy ra hạn hán

Đảm bảo nhu cầu nước hoạt cho nhân dân khu vực nông thôn

UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2021-2025

131.500

V. Công trình neo đậu tàu thuyền tránh trú bão

400.000

Xây dựng cảng Cà Ná loại I kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng

An toàn cho tàu cá tránh trú bão

Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định

UBND tỉnh

BQL DAĐT XDCCT Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

2021 - 2025

400.000

VII. Công trình đo đạc, giám sát, cảnh báo sớm

10.000

Bổ sung các trạm Khí tượng thủy văn, giám sát và cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán

Dự báo và cảnh báo sớm

- Nâng cấp 02 trạm thủy văn đo lưu lượng;

- Xây dựng 04 trạm thủy văn đo mực nước (Xây dựng theo cầu đường bộ);

- Xây dựng 04 trạm cảnh báo lũ quét;

Xây dựng 05 tiêu khí hậu (Xây dựng theo các trạm đo mưa)

Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND huyện Ninh Sơn, Bác Ái

2021 - 2025

5.000

Ghi chú: Việc đầu tư các công trình, dự án, chương trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nêu trên thực hiện theo đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật ngân sách và các quy định pháp luật có liên quan.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 339/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 về Kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.940

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.126.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!