Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 307/KH-UBND 2022 thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp Lào Cai

Số hiệu: 307/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 15/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 307/KH-UBND

Lào Cai, ngày 15 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình), UBND tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lồng ghép có hiệu quả các Chương trình, Nghị quyết, Đề án, chính sách của Trung ương, của Tỉnh về lĩnh vực lâm nghiệp đang thực hiện trên địa bàn tỉnh để đạt các mục tiêu: Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Đề án số 01 của Tỉnh ủy về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng tỉnh Lào Cai gắn với quản lý, bảo vệ rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Yêu cầu

Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phải bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị, Chính sách của Nhà nước; đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Xác định rõ việc triển khai thực hiện thành công Chương trình là nhiệm vụ của các sở ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành lâm nghiệp tỉnh; Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án thực hiện Chiến lược đảm bảo hiệu quả, thường xuyên. Duy trì, thực hiện tốt chế độ báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện Chương trình góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng gắn với quản lý bảo vệ rừng bền vững; tăng tỷ lệ che phủ rừng gắn với phát huy tối đa giá trị tài nguyên rừng, đảm bảo an ninh nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; gia tăng các dịch vụ rừng, cho thuê rừng, cho thuê môi trường rừng gắn với phát triển du lịch; đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị lâm sản, gắn phát triển vùng nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ lâm sản để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm hàng hóa; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng; từng bước đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

Bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng của tỉnh, trong đó giữ vững ổn định diện tích rừng tự nhiên; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 60% vào năm 2025.

Tiếp tục nâng cao diện tích, năng suất, chất lượng rừng trồng đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường. Hình thành vùng nguyên liệu theo hướng tiêu chuẩn gắn với hệ thống cơ sở chế biến, phấn đấu ít nhất 15.500 ha quế đạt chứng chỉ hữu cơ đthu hút, kêu gọi đầu tư cơ sở chế biến tinh, chế biến sâu.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành của giai đoạn bình quân đạt trên 12% /năm. Tăng giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản ngoài gỗ, tăng tỷ trọng chế biến sâu, xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản có giá trị gia tăng cao.

Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho trên 20.000 lao động ổn định và 30.000 lao động mùa vụ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 2025, thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

a) Quản lý rừng

Thực hiện quy hoạch lâm nghiệp tích hợp trong Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quản lý tốt quy hoạch lâm nghiệp; phân định rõ ranh giới rừng giữa các chủ rừng; trong đó tổ chức rà soát diện tích rừng và đất rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng để giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến năm 2025 cơ bản hoàn thành. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ khoa học vào quản lý rừng.

Giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên; tiếp tục thực hiện chuyển đổi quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm ổn định khoảng 396.627 ha, trong đó: Diện tích rừng đặc dụng 64.452 ha; rừng phòng hộ 148.635 ha; rừng sản xuất 183.540 ha1.

b) Bảo vệ rừng

Bảo vệ tốt diện tích 378.310,6 ha rừng hiện có và diện tích rừng tăng trong giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là đối với diện tích rừng tự nhiên.

Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của chủ rừng, UBND các xã trong công tác bảo vệ rừng nói riêng và toàn thể người dân tỉnh nói chung; huy động tối đa nguồn lực toàn xã hội cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

c) Bảo tồn đa dạng sinh học

Tổ chức quản lý chặt chẽ và giữ ổn định toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành lâm nghiệp. Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học cho diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng. Nâng cấp các Khu Bảo tồn thiên nhiên của tỉnh để thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ rừng và phát triển rừng.

d) Xử lý vi phạm trong lâm nghiệp

Thực hiện nghiêm công tác phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp nhằm giảm tối đa svụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại với giai đoạn 2016-2020. Nâng cao nhận thức người dân trong việc chấp hành Luật Lâm nghiệp và pháp luật của nhà nước. Kiên quyết đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, đưa ra xử lý, xét xử các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

a) Đối với rừng tự nhiên

Nâng cao diện tích chất lượng rừng tự nhiên thông qua việc bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên sinh nhằm bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tăng cường trữ lượng và khả năng hấp thụ các bon rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống và giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục tập trung khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tại khu vực vùng cao, có độ dốc lớn tại các huyện có nguy cơ sa mạc hóa cao như: Bắc Hà, Si Ma Cai, Mương Khương, Bát Xát, Văn bản và Sa Pa. Giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện khoanh nuôi 27.600 ha, trong đó: Khoanh nuôi mới 4.800 ha; khoanh nuôi chuyển tiếp 22.800 ha.

b) Đối với rừng trồng

Phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ: Nâng cao chất lượng trồng rừng đặc dụng, phòng hộ thay thế chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đăng của các địa phương và khả năng bố trí quỹ đất để thực hiện. Gắn chặt nhiệm vụ trồng rừng với chăm sóc, bảo vệ rừng để đảm bảo tỷ lệ thành rừng.

Phát triển rừng sản xuất: Lồng ghép nguồn vốn từ ngân sách trung ương và nguồn trồng rừng thay thế từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh để thực hiện trồng mới khoảng 19.500 ha rừng sản xuất. Tập trung trồng rừng sản xuất theo các vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản của tỉnh; từng bước áp dụng cơ giới hóa vào công tác trồng rừng.

Phấn đấu tỷ lệ cây giống lâm nghiệp cung cấp cho trồng rừng được kiểm soát nguồn gốc giống đạt trên 95%. Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; đến năm 2025, năng suất rừng trồng đạt bình quân 20 m3/ha/năm.

Đẩy mạnh việc trồng cây xanh phân tán, giai đoạn 2021 - 2025 trồng mới 10 triệu cây theo mục tiêu kế hoạch thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

c) Phát triển lâm sản ngoài gỗ

Đẩy mạnh gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào sản phẩm chủ lực của tỉnh (cây quế) và các sản phẩm tiềm năng địa phương có thế mạnh, có giá trị kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế của các địa phương như nhựa bồ đề, dược liệu, măng,... Có cơ chế, chính sách để chủ rừng được quản lý, khai thác, phát triển và sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ.

Phát triển ổn định diện tích trên 67.500 ha cây lâm sản ngoài gỗ, bao gồm: Quế 52.500 ha; bồ đề 7.800 ha; trẩu 6.200 ha; khoảng 1.000 ha các loại cây dược liệu khác (tam thất hoang, ba kích, sa nhân, cây dược liệu thuốc tắm người Dao...). Từng bước giảm dần diện tích thảo quả trong rừng tự nhiên.

3. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng

Tiếp tục duy trì, cập nhật và triển khai thực hiện các phương án quản lý rừng bền vững đối với các chủ rừng là tổ chức nhà nước; Huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng chủ rừng còn lại chủ động xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

Tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả đối với 100% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng; trong đó, đến năm 2025 phấn đấu đạt mục trên 15.500 ha quế có chứng chỉ hữu cơ.

4. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản

Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển đồng bộ các khâu của chuỗi giá trị lâm sản từ sản xuất, khai thác, đến chế biến, tiêu thụ phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất và đặc điểm, lợi thế của từng ngành hàng, từng vùng; gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, phấn đấu đến năm 2025 trên 80% sản lượng gỗ rừng trồng trong tỉnh (gỗ rừng trồng tập trung, cây trồng phân tán....) được qua chế biến trong tỉnh.

Tập trung vào phát triển một số cơ sở chế biến các sản phẩm lâm sản chủ lực gồm: gỗ ghép thanh, ván dán, và các sản phẩm từ quế. Đặc biệt, kêu gọi nhà đầu tư chiến lược vào xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm tinh dầu quế tinh, công suất lớn đ nâng cao giá trị sản phẩm; thành lập, xây dựng mới từ một đến hai nhà máy chế biến vỏ quế xuất khẩu. Phấn đấu tăng tỷ lệ chế biến về giá trị từ 29% năm 2020 lên trên 40% trong cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp vào năm 2025.

Chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất, hình thành các tổ, nhóm sản xuất theo từng mặt hàng sản phẩm, tiến tới hình thành các hợp tác xã lâm nghiệp chuyên môn hóa cao theo chuỗi giá trị sản phẩm và định hướng sản phẩm OCOP.

5. Phát triển các dịch vụ từ rừng

Thúc đẩy việc triển khai thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; phát huy tối đa các dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu, tái đầu tư cho phát triển lâm nghiệp; khuyến khích phát triển du lịch sinh thái đồi rừng nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích rừng; đẩy mạnh việc khai thác du lịch, dịch vụ sinh thái tại các Khu Bảo tồn, Vườn quốc gia... Xây dựng các mô hình kinh doanh rừng tổng hợp trong đó có sự định hướng, điều tiết của nhà nước làm cơ sở nhân rộng mô hình.

Nghiên cứu tham mưu, đề xuất với chính phủ để tổ chức thí điểm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu trữ cacbon của rừng trên địa bàn tỉnh; Chuẩn bị các điều kiện để tham gia vào thị trường tín chỉ các bon theo lộ trình tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

IV. CÁC DỰ ÁN, KẾ HOẠCH ƯU TIÊN

1. Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.

2. Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 (ban hành kèm theo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 351/KH-UBND ngày 31/21/2020 của UBND tỉnh).

3. Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Lào Cai (ban hành tại Kế hoạch s258/KH-UBND ngày 07/6/2021 của UBND tỉnh).

V. TỔNG NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Khái toán tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình: 2.676.291 triệu đồng (gồm: Ngân sách Nhà nước: 743.403 triệu đồng; Các nguồn vốn hợp pháp khác: 1.932.888 triệu đồng), trong đó:

- Từ Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTSMN (Tiểu Dự án 1, Dự án 3) là: 505.761 triệu đồng.

- Từ Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững là: 199.033 triệu đồng.

- Nguồn ngân sách địa phương: 38.609 triệu đồng.

- Nguồn dịch vụ môi trường rừng: 817.314 triệu đồng.

- Các nguồn vốn khác là: 1.115.574 triệu đồng

(Chi tiết có Phụ biểu kèm theo)

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Cơ chế, chính sách

Tổ chức thực hiện nghiêm, linh hoạt và đầy đủ các cơ chế, chính sách của  Trung ương để phát triển lâm nghiệp; thực hiện đầy đủ kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng là rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên sản xuất theo đúng quy định.

Nghiên cứu rà soát, đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp của tỉnh để khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy và cơ sở chế biến lâm sản theo hướng sản phẩm tinh và có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ phát triển lâm sản ngoài gỗ, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp và xây dựng cấp chứng chỉ rừng; chính sách giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp.

2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp cũng như giá trị của rừng và chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chủ rừng đối với diện tích rừng được giao; tăng cường sự kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện của của người dân và cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm lâm nghiệp hiện có đặc biệt là các sản phẩm lâm sản chủ lực trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

3. Quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp

Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch lâm nghiệp tỉnh để triển khai hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thực hiện quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân.

Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về mua, bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp trái phép.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai xong trước năm 2025 (Quyết định số 86/QĐ-UBND, ngày 14/01/2022 của UBND tỉnh). Quản lý chặt chẽ đất đai và hoàn thiện phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa đối với diện tích có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

Đẩy mạnh việc giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật xong trước năm 2025 để đảm bảo toàn bộ diện tích rừng đều có chủ rừng thực sự, đồng thời nâng cao hiệu quả trong quản lý rừng, phát triển rừng.

4. Kiện toàn, đổi mới tổ chức sản xuất

Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp nhà nước; khuyến khích hình thành các công ty cổ phần, hợp tác xã lâm nghiệp và các hình thức liên kết hợp tác giữa các chủ rừng trong phát triển rừng sản xuất để hình thành vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp của tnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; thúc đẩy triển khai thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành lâm nghiệp.

Tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi; hỗ trợ các đơn vị liên kết với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân để xây dựng chuỗi liên kết từ khâu sản xuất cây giống đến trồng rừng, chăm sóc rừng và khai thác, tiêu thụ, chế biến lâm sản xuất khẩu.

Hình thành các hiệp hội lâm sản để thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm lâm nghiệp của Lào Cai.

5. Khoa học, công nghệ và khuyến lâm

Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, chế biến sâu, tiết kiệm nguyên liệu; khuyến khích phát triển các vật liệu mới thay thế gỗ, kết hợp gỗ nhựa, gỗ kim loại,...

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ thông tin trong quản lý lĩnh vực lâm nghiệp; điều tra, đánh giá tài nguyên rừng; phát triển lâm nghiệp cộng đồng, gắn với bản sắc văn hóa truyền thống, lấy người dân làm trung tâm. Nâng cao năng lực để các chủ rừng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, các chủ rừng là tổ chức có đủ năng lực theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nghiên cứu đưa các loài cây bản địa có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Từng bước chuyển từ sản xuất quảng canh sang sảng xuất chuyên canh để nâng cao năng suất và hiệu số sử dụng đất.

6. Phát triển nguồn nhân lực

Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước của ngành từ tỉnh đến cơ sở, hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng tinh gọn, hiện quả. Tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương, cơ sở.

Đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp, các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình; ưu tiên đào tạo công nhân lâm nghiệp và thợ thủ công trong các làng nghề, nông dân vùng sâu, vùng xa tham gia nghề rừng và tham gia phát triển lâm sản ngoài gỗ.

7. Hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại

Chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chủ động thích ứng với những rào cản kỹ thuật, quy định pháp lý của các thị trường nhập khẩu.

Tranh thủ nguồn vốn của các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương, đa phương để phát triển lâm nghiệp, trong đó ưu tiên các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển rừng ven biển gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ, lưu giữ các-bon từ rừng, dịch vụ môi trường rừng; các chương trình, dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành lâm nghiệp.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong tiêu thụ và thương mại lâm sản; đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng; tạo động lực thị trường, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp trong nước phát triển.

8. Huy động nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công

Huy động, lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và vốn ODA, vốn dịch vụ môi trường rừng đhỗ trợ thực hiện Chương trình. Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn vốn đtriển khai các nhiệm vụ của Chương trình thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, các nguồn tiền đầu tư cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Ngăn chặn, uốn nắn và xử lý kịp thời các sai phạm, đảm bảo hoàn thành mục tiêu các chương trình, dự án.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025

Kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình trên cơ sở Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, để chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương, đảm bảo hiệu quả. Thường trực Chương trình cấp tỉnh đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Chương trình tại địa phương.

Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện thắng lợi kế hoạch kế hoạch này.

Tổ chức thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu, đúng tiến độ và yêu cầu của Kế hoạch này; đồng thời giao UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát huy năng lực toàn hệ thống chính trị, của các thành phần kinh tế và bà con nhân dân địa phương thực hiện thành công Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kiện toàn Văn phòng thường trực Chương trình đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm), giúp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương; trong đó, Chánh Văn phòng là lãnh đạo Chi cục Kim lâm tỉnh, thành viên là các cán bộ của Chi cục Kim lâm tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định; phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý theo thẩm quyền được giao và các dự án UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh: Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành của tỉnh tham mưu UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện kế hoạch của các sở, ngành, huyện, thành phố; định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ban Chđạo, Thường trực UBND tỉnh kết quả thực hiện Chương trình.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các cơ chế, chính sách trình cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm thực hiện Chương trình hiệu quả.

Phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn thực hiện Chương trình.

Chủ trì thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình và hướng dẫn các cơ quan thực hiện quy trình giám sát, đánh giá Chương trình.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và các ngành liên quan tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; cân đối và bố trí kinh phí từ các nguồn vốn thuộc lĩnh vực Sở, theo dõi, quản lý để thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rùng trung hạn và hàng năm (nếu có) đảm bảo theo quy định.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính hướng dẫn kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn thực hiện thủ tục đầu tư đối với các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật liên quan; tham mưu phân bổ theo kế hoạch năm cho các địa phương, đơn vị thực hiện.

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố hoàn thành công tác giao đất, giao rừng, cấp GCNQSD đất.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của UBND tỉnh).

6. Sở Công thương

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố xây dựng các trung tâm chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai; đồng thời đề xuất chính sách hỗ trợ công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao. Xúc tiến thương mại các sản phẩm lâm nghiệp của Lào Cai.

7. Ban Dân tộc tỉnh

Phối hợp thực hiện các nội dung của Tiểu Dự án 1, Dự án 3 Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đảm bảo lồng ghép hiệu quả các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp.

8. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh theo quy định tại Khoản 2, Điều 76, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

9. Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

Kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện về Chương trình trên cơ sở Ban Chỉ đạo cấp huyện, để chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương, đảm bảo hiệu quả. Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình cấp huyện đặt tại Hạt Kiểm lâm giúp Ban Chỉ đạo cấp huyện thực hiện Chương trình tại địa phương.

Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương; xây dựng, phê duyệt và triển khai các dự án của địa phương để thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch, nhu cầu vốn hằng năm và trung hạn gửi các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp.

Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình; ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn; phân công các ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Bố trí vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác đthực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Thực hiện Chương trình và các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thống nhất, hiệu quả.

Tổ chức triển khai, quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc địa phương quản lý; tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình và tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình ở địa phương.

10. Các cơ quan truyền thông, báo chí

Các cơ quan: Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh Truyền hình các huyện, thành phố thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

11. Các đơn vị, lực lượng vũ trang

Các đơn vị, lực lượng vũ trang gồm: Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh; Ban Chỉ huy quân sự, công an các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan đơn vị trong công tác thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng; đấu tranh chống, ngăn ngừa các hành vi vi phạm luật lâm nghiệp.

VIII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện công tác báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm. Hàng năm, các đơn vị tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện trong đó nêu rõ việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện gửi về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh để tổng hợp báo cáo theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động gửi ý kiến (bằng văn bản) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- CT, PCT1;
- Các Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- Các
sở: NNPTNT, TC, KHĐT, TNMT;
- Ban Dân tộc
tỉnh;
- Quỹ Bảo vệ và PTR
tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Kiểm lâm
tỉnh;
- CVP, PCVP3;
- BBT Cổng TTĐT
tỉnh;
- Lưu: VT, TH2,3, NLN1,2,3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

PHỤ BIỂU 01: TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 307/KH-UBND ngày 15/9/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Hạng mục

Khối lượng thực hiện (ha)

Tổng nhu cầu vốn (Tr.đ)

Nguồn kinh phí thực hiện (Tr.đ)

Ghi chú

Nguồn Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Nguồn Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng ĐBDTTS&MN

NS địa phương

Dịch vụ MTR

Vốn khác (vốn XHH, đối ứng của DN...)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Tổng nhu cầu vốn bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

 

2.676.291

199.033

505.761

38.609

817.314

1.115.574

 

1

Trồng rừng sản xuất

19.500

975.310

 

54.104

-

86.926

834.280

 

2

Trồng rừng phòng hộ thay thế

465

26.784

 

 

 

26.784

 

 

3

Chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng (vốn ngân sách)

197

394

394

 

 

 

 

 

4

Bảo vệ rừng

1.603.184

1.531.302

142.212

451.657

-

727.388

210.045

 

5

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên

27.600

79.783

8.534

-

-

-

71.250

 

6

Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh

 

500

 

 

500

 

 

 

7

Nâng cao năng lực PCCCR

 

80.109

42.000

 

38.109

 

 

 

8

Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho 11 chủ rừng tổ chức nhà nước

 

8.893

5.893

 

 

3.000

 

 

 

PHỤ BIỂU 02: TỔNG HỢP PHÂN KỲ CHI TIẾT KẾ HOẠCH VỐN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 307/KH-UBND ngày 15/9/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Hạng mục

Năm 2021

Năm 2022

Khối lượng (ha)

Nhu cầu vốn

Khối lượng (ha)

Nhu cầu vốn

Cộng

Chương trình PTLN bền vững

Chương trình MTQG PTKTXH vùng ĐBDTTS&MN

Ngân sách địa phương

Nguồn DVMTR

Vốn khác

Cộng

Chương trình PTLN bền vững

Chương trình MTQG PTKTXH vùng ĐBDTTS&MN

Ngân sách địa phương

Nguồn DVMTR

Vốn khác

Tổng cộng

 

518.989

33.159

74.656

8.179

109.388

401.996

343.818

488.816

45.898

108.242

7.903

183.513

291.260

1

Trồng rừng sản xuất

7.300

316.201

 

 

 

 

316.201

5.450

276.490

 

13.992

 

34.513

227.985

2

Trồng rừng phòng hộ thay thế

360

 

 

 

 

19.260

 

105

 

 

 

 

7.524

 

3

Chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng (vốn ngân sách)

197

394

394

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

4

Bảo vệ rừng

273.512

134.463

26.062

74.656

-

108.388

33.746

332.418

167.363

29.038

94.250

-

148.000

44.075

4.1

Khoán bảo vệ rừng

236.017

86.634

23.320

63.314

-

-

.

283.446

105.710

23.006

82.703

-

-

-

 

Các xã ngoài khu vực II, III

77732

23.320

23319,6

 

 

 

 

76.688

23.006

23.006

 

 

 

 

 

Các khu vực II, III

158.285

63.314

 

63.314

 

 

 

206.758

82.703

 

82.703

 

 

 

4.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

37.495

47.829

2.742

11.342

-

-

33.746

48.972

61.653

6.031

11.547

-

-

44.075

 

Các xã ngoài khu vực II, III

9141

10.969

2742,3

 

 

 

8.227

20.104

24.125

6.031

 

 

 

18.094

 

Các khu vực II, III

28354

36.860

 

11341,6

 

 

25.519

28.868

37.528

 

11.547

 

 

25.981

5

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

5.000

53.736

1.687

-

_

_

52.050

5.950

21.062

1.862

 

 

 

19.200

5.1

Khoanh nuôi mới

2.450

52.461

412

-

-

-

52.050

1.350

19.575

375

-

-

-

19.200

-

Khoanh nuôi được hỗ trợ

823

412

412

 

 

 

 

750

375

375

 

 

 

 

-

Khoanh nuôi hội hóa

1.627

52.050

 

 

 

 

52.050

600

19.200

 

 

 

 

19.200

5.2

Khoanh nuôi chuyển tiếp

2.550

1.275

1.275

-

-

-

-

4.600

1.487

1.487

 

 

 

 

-

Khoanh nuôi được hỗ trợ

2.550

1.275

1.275

 

 

 

 

2.973

1.487

1.487

 

 

 

 

-

Khoanh nuôi xã hội hóa

 

-

 

 

 

 

 

1.627

-

 

 

 

 

 

6

Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh

 

500

 

 

500

 

 

 

-

 

 

 

 

 

7

Nâng cao năng lực PCCCR

 

12.695

5.016

 

7.679

 

 

 

22.901

14.999

 

7.903

 

 

8

Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho 11 chủ rừng tổ chức nhà nước

 

1.000

 

 

 

1.000

 

 

1.000

 

 

 

1.000

 

 

TT

Hạng mục

Năm 2023

Năm 2024

Khối lượng (ha)

Nhu cầu vốn

Khối lượng (ha)

Nhu cầu vốn

Cộng

Chương trình PTLN bền vững

Chương trình MTQG PTKTXH vùng ĐBDTTS&MN

Ngân sách địa phương

Nguồn DVMTR

Vốn khác

Cộng

Chương trình PTLN bền vững

Chương trình MTQG PTKTXH vùng ĐBDTTS&MN

Ngân sách địa phương

Nguồn

DVMTR

Vốn khác

Tổng cộng

340.468

340.909

51.657

111.198

7.835

182.773

141.446

340.168

297.806

37.695

105.173

7.535

164.040

140.362

1

Trồng rừng sản xuất

2.300

142.092

 

16.948

 

27.773

97.371

2.250

114.250

 

10.923

 

7.040

96.287

2

Trồng rừng phòng hộ thay thế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng (vốn ngân sách)

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

4

Bảo vệ rừng

332.418

167.363

29.038

94.250

-

154.000

44.075

332.418

167.363

29.038

94.250

-

157.000

44.075

4.1

Khoán bảo vệ rừng

283.446

105.710

23.006

82.703

-

-

-

283.446

105.710

23.006

82.703

-

-

-

 

Các ngoài khu vực II, III

76.688

23.006

23.006

 

 

 

 

76.688

23.006

23.006

 

 

 

 

 

Các khu vực II, III

206.758

82.703

 

82.703

 

 

 

206.758

82.703

 

82.703

 

 

 

4.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

48.972

61.653

6.031

11.547

-

-

44.075

48.972

61.653

6.031

11.547

-

-

44.075

 

Các ngoài khu vực II, III

20.104

24.125

6.031

 

 

 

18.094

20.104

24.125

6.031

 

 

 

18.094

 

Các khu vực II, III

28.868

37.528

 

11.547

 

 

25.981

28.868

37.528

 

11.547

 

 

25.981

5

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

5.750

1.762

1.762

-

-

-

-

5.500

1.637

1.637

-

-

-

-

5.1

Khoanh nuôi mới

400

200

200

-

-

-

-

300

150

150

-

-

-

-

-

Khoanh nuôi được hỗ trợ

400

200

200

 

 

 

 

300

150

150

 

 

 

 

-

Khoanh nuôi hội hóa

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

5.2

Khoanh nuôi chuyển tiếp

5.350

1.562

1.562

-

-

-

-

5.200

1.487

1.487

-

-

-

-

-

Khoanh nuôi được hỗ trợ

3.123

1.562

1.562

 

 

 

 

2.973

1.487

1.487

 

 

 

 

-

Khoanh nuôi xã hội hóa

2.227

-

 

 

 

 

 

2.227

-

 

 

 

 

 

6

Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

7

Nâng cao năng lực PCCCR

 

22.800

14.964

 

7.835

 

 

 

14.556

7.021

 

7.535

 

 

8

Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho 11 chủ rừng tổ chức nhà nước

 

6.893

5.893

 

 

1.000

 

 

-

 

 

 

 

 

 

TT

Hạng mục

Năm 2025

Khối lượng (ha)

Nhu cầu vốn

Cộng

Chương trình PTLN bền vững

Chương trình MTQG PTKTXH vùng ĐBDTTS&MN

Ngân sách địa phương

Nguồn DVMTK

Vốn khác

Tổng cộng

340.018

302.384

30.624

106.491

7.157

177.600

140.511

1

Trồng rừng sản xuất

2.200

126.277

 

12.241

 

17.600

96.436

2

Trồng rừng phòng hộ thay thế

 

 

 

 

 

 

 

3

Chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng (vốn ngân sách)

 

-

 

 

 

 

 

4

Bảo vệ rừng

332.418

167.363

29.038

94.250

-

160.000

44.075

4 1

Khoán bảo vệ rừng

283.446

105.710

23.006

82.703

-

-

-

 

Các ngoài khu vực II, III

76.688

23.006

23.006

 

 

 

 

 

Các khu vực II, III

206.758

82.703

 

82.703

 

 

 

4.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

48.972

61.653

6.031

11.547

-

-

44.075

 

Các ngoài khu vực II, III

20.104

24.125

6.031

 

 

 

18.094

 

Các khu vực II, III

28.868

37.528

 

11.547

 

 

25.981

5

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

5.400

1.587

1.587

-

-

-

-

5.1

Khoanh nuôi mới

300

150

150

-

-

-

-

-

Khoanh nuôi được hỗ trợ

300

150

150

 

 

 

 

-

Khoanh nuôi hội hóa

 

-

 

 

 

 

 

5.2

Khoanh nuôi chuyển tiếp

5.100

1.437

1.437

-

-

-

-

-

Khoanh nuôi được hỗ trợ

2.873

1.437

1.437

 

 

 

 

-

Khoanh nuôi hội hóa

2.227

-

 

 

 

 

 

6

Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh

 

-

 

 

 

 

 

7

Nâng cao năng lực PCCCR

 

7.157

 

 

7.157

 

 

8

Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho 11 chủ rừng tổ chức nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 



1 Theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 307/KH-UBND ngày 15/09/2022 thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.916

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.156.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!