Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 247/KH-UBND 2022 Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn Lào Cai

Số hiệu: 247/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 11/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 247/KH-UBND

Lào Cai, ngày 11 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2022-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Chỉ thị s35/CT-TTg ngày 27/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;

Căn cứ Chthị s34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục;

Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính; Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;

Căn cứ Văn bản s5742/BNN-TCTL ngày 13/7/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Trên cơ sở các Kế hoạch, quyết định của UBND tỉnh đã ban hành về thực hiện công tác quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG CẤP NƯỚC KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Hiện trạng

- Tỉnh Lào Cai có tổng số 152 xã/phường/thị trấn, trong đó có 138 xã, thị trấn khu vực thuộc vùng đồng bào DTTS miền núi (theo QĐ số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc 9 huyện/thị xã/thành phố với tng shộ dân nông thôn là 133.190 hộ. Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,51%; tỷ lệ số hộ dân nông thôn sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN là 38,5%.

- Đến hết năm 2021, toàn tỉnh Lào Cai có 818 công trình cấp nước tập trung nông thôn cấp nước cho 51.203 hộ (trong đó: có 32 công trình cấp nước có công suất thiết kế cấp nước cho trên 250 hộ; 107 công trình cấp cho từ 100-250 hộ, 679 công trình cấp nước dưới 100 hộ); đa số công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh hoạt động với hình thức tự chảy, có 05 công trình sử dụng bơm tạo nguồn.

- Các công trình cấp nước nông thôn chủ yếu là công trình đơn giản, hệ thống xử lý lọc thô sơ, chưa được khử khuẩn xử lý bằng hóa chất hay dây chuyền xử lý nước có thiết bị lọc áp lực, nên chất lượng nước đu ra của công trình mới chdừng lại ở mức là nước hợp vệ sinh, chưa đảm bảo theo quy chuẩn QCVN và chưa đủ điều kiện xây dựng, lập kế hoạch cấp nước an toàn (hiện nay chỉ có 32 công trình cấp nước nông thôn được xây dựng và lắp đặt thiết bị lọc đảm bảo chất lượng nước theo quy chun QCVN 02/2009/BYT).

2. Khó khăn, hạn chế trong công tác cấp nước an toàn nông thôn

- Công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền về thực hiện cấp nước an toàn chưa được thường xuyên, liên tục; việc lấy mẫu phân tích, đánh giá và kiểm soát chất lượng nước của các cơ quan quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn chưa thường xuyên.

- Do ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng, thiếu kinh phí khắc phục, sửa cha; do tác động của biến đổi khí hậu một số công trình bị mất nguồn cung cấp nước vào mùa khô dẫn đến khả năng cấp nước hạn chế (chỉ cấp được vài tháng trong năm hoặc cấp cho một số hộ), chất lượng nước không đảm bảo, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của người dân. Vì vậy nhân dân không sẵn sàng đóng tiền sử dụng nước dẫn đến công tác duy tu, bảo dưỡng công trình không được quan tâm thực hiện thường xuyên, nhanh xuống cấp và hư hỏng.

- Khó khăn trong thu tiền nước: nhiều công trình được đầu tư xây dựng chủ yếu cấp nước cho các hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số kinh tế rất khó khăn, trình độ dân trí thấp do vậy không thu được tiền nước.

- Đa phần các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh được đầu tư thiết bị xử lý nước với công nghệ xử lý còn đơn giản và lạc hậu (chỉ có lọc thô), nhân dân sử dụng nước từ đầu nguồn không kiểm soát được chất lượng nước. Tỷ lệ hao hụt còn cao so với quy chuẩn, áp lực cấp nước không ổn định, không đảm bảo.

- Hầu hết các công trình hiện vẫn do cộng đồng thôn bản tổ chức quản lý do nhân dân bầu chọn nên hoạt động còn chưa thật sự hiệu quả, thành viên tổ quản lý đa phần làm kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn và trách nhiệm chưa cao; trình độ quản lý, vận hành và bảo trì của các tổ quản lý công trình cấp nước còn hạn chế.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định nước sạch là một loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và sự phát triển kinh tế xã hội.

- Cấp nước an toàn góp phần tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.

- Nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.

- Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành và tăng tỷ lệ tính bền vững công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn.

2. Yêu cầu

- Thực hiện cấp nước an toàn là trách nhiệm của các Sở, ban ngành, chính quyền cơ sở địa phương, đơn vị quản lý cấp nước và toàn thể cộng đồng.

- Thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn nhằm quản lý, ngăn ngừa rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ ngun nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến người sử dụng.

- Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước cấp theo quy định. Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các loại bệnh liên quan đến nước, phòng ngừa dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.

- Đến năm 2025: góp phần nâng cao tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 97% trở lên; tỷ lệ dân số nông thôn được tiếp cận và sử dụng nước sạch theo quy chuẩn QCVN đạt 45%.

- Lập và phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cho 40 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn đạt tiêu chí đăng ký lập kế hoạch trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Phạm vi đối tượng áp dụng

- Phạm vi thực hiện: Triển khai trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp nước sạch sinh hoạt đối với hệ thống cấp nước tập trung nông thôn được quản lý vận hành bởi các mô hình tổ chức khác nhau trên địa bàn tỉnh.

- Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý tài sản công trình cấp nước; vận hành, sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch sinh hoạt tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung lập và phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn

- Năm 2022-2024: Lập và phê duyệt 27 công trình cấp nước sạch (do Trung tâm Nước sạch và VSMTNT quản lý).

- Năm 2024-2025: Lập và phê duyệt 13 công trình cấp nước sạch (do các đơn vị quản lý như: UBND xã, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp).

2. Nội dung triển khai thực hiện kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

- Thực hiện các giải pháp công trình (sửa chữa, nâng cấp, tu bổ các thành phần của hệ thống lọc, xử lý nước đảm bảo nước đầu ra đạt QCVN...); giải pháp phi công trình (quan trắc và đánh giá chất lượng nguồn nước định kỳ, ngăn ngừa và xử lý vi phạm ảnh hưởng đến chất lượng nước, tuyên truyền, vận động người dân và các đoàn thể tham gia bảo vệ hệ thống nước...); áp dụng các giải pháp khắc phục các sự cố đang xảy ra và các giải pháp phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra đã được đề cập trong kế hoạch cấp nước an toàn.

- Thực hiện chương trình kiểm soát môi trường thường kỳ và đột xuất khu vực lưu vực nguồn nước có ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng của nguồn nước cấp cho hệ thống cấp nước, đới phòng hộ vệ sinh khu vực lấy nước và hành lang bảo vệ các công trình xử lý, chứa và phân phối.

- Thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất về tình trạng của từng hạng mục công trình trong hệ thống từ công trình khai thác, xử lý, chứa cho tới hệ thng phân phi nước. Khi phát hiện các hư hỏng trên hệ thng phải tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời nếu điều kiện cho phép hoặc xây dựng kế hoạch khắc phục để bảo đảm việc cấp nước được liên tục.

- Xử lý các vi phạm về: Bảo vệ nguồn nước, đới phòng hộ vệ sinh khu vực lấy nước, hành lang bảo vệ nguồn nước, hành lang an toàn tuyến ống, bảo vệ khu vực an toàn công trình, bảo vệ sử dụng mạng lưới cấp nước... (quy định cụ thể tại Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015; Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022; Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ). Đặc biệt khi phát hiện các hoạt động gây ô nhiễm trực tiếp tới nguồn nước cấp cho công trình và ô nhim trên hệ thng chứa và phân phi phải xử lý kịp thời; loại bỏ các hoạt động gây ô nhiễm, xử lý nước khi đã bị ô nhiễm.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đầu tư xây dựng, cải tạo công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn

Xác định nhu cầu và lập kế hoạch đầu tư, cải tạo hệ thống xử lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn hằng năm, cụ thể:

- Đầu tư xây mới và sửa chữa nâng cấp 19 công trình cấp nước sạch sinh hoạt tập trung nông thôn phục vụ 3.100 hộ dân và các cơ quan, trụ sở hưng lợi giai đoạn 2022-2025 thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS miền núi và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; nhằm nâng cao tỷ lệ số hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt QCVN trên toàn tnh và hướng tới quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững công trình. Chỉ thực hiện đầu tư công trình cấp nước tập trung khi có từ 90% số hộ dân cam kết trả tin sử dụng nước và bảo vệ công trình, đây là tiêu chí bt buộc khi phê duyệt đầu tư.

- Sửa chữa, nâng cấp, cải tạo công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại 83 xã (trong đó: 51 xã đã về đích NTM đến hết năm 2021, 15 xã dự kiến về đích NTM và 17 xã dự kiến về đích NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025) chưa đạt chỉ tiêu 17.1 thuộc tiêu chí 17 trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (số liệu xã về đích trong Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 19/4/2022 của UBND tỉnh). 83 xã này cần được đầu tư nâng cấp công trình cấp nước, thay thế bng dây chuyền công nghệ xử lý nước tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn nước sạch QCVN với mục đích nâng cao hiệu suất, chất lượng nước đầu ra, an toàn, bền vững, đảm bảo sức khỏe và đáp ứng nhu cầu dân sinh; góp phần hoàn thành các mục tiêu trong xây dựng NTM giai đoạn này.

(Dự kiến sxã cần nâng cấp, cải tạo công trình tại phụ biểu kèm theo)

- Ưu tiên đầu tư các công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt có khả năng cung cấp nước đối với vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hạn hán.

- Cơ quan quản lý nhà nước (Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành, đơn vị liên quan) cần thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát đánh giá tính hiệu quả, bền vững của việc đầu tư công trình cấp nước tập trung nông thôn định kỳ (ít nhất 1 lần/năm), tránh tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư và đưa ra định hướng phát triển cấp nước khu vực nông thôn cho giai đoạn tiếp theo.

2. Quản lý sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước

- Tăng cường kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác nước, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

- Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng nước nông thôn hàng năm tại các công trình. Kịp thời phát hiện công trình có nguồn nước bị ô nhiễm để có giải pháp xử lý phù hợp, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt. Kiên quyết loại bỏ công trình có nguồn nước bị ô nhiễm nặng để đảm bảo sức khỏe người dân.

- Nghiên cứu các giải pháp lưu trữ và sử dụng nguồn nước mưa, đặc biệt tại các khu vực khó khăn, khan hiếm về nguồn nước.

- Triển khai Kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, xây dựng các phương án bảo vệ, cải tạo chất lượng nguồn nước khai thác đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục.

- Lập phương án tìm kiếm các nguồn nước khai thác thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt đang khai thác.

- Xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép.

3. Truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức

- Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia, liên quan đến hoạt động cấp nước sạch sinh hoạt, cụ thể: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi hành vi, thói quen trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; trách nhiệm bảo vệ đầu nguồn và công trình cấp nước, giảm thiu và ngăn chặn các rủi ro liên quan đến tài nguyên nước; hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước sinh hoạt an toàn đsử dụng trong mùa khô, đặc biệt các khu vực vùng cao khan hiếm nước và thường xuyên xảy ra hạn hán; nâng cao nhận thức về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở, mạng xã hội như zalo, facebook; kết hợp truyền thông bằng phương thức truyền thống, các hình thức cổ động trực quan như treo băng rôn, pa nô, áp phích, trên báo chí, loa phát thanh, lồng ghép trong các buổi họp dân tập huấn; xuất bản tài liệu, sổ tay hướng dẫn...

- Huy động các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng tích cực tổ chức truyền thông, linh hoạt lồng ghép nội dung truyền thông vào tất cả các hoạt động kinh tế, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, phòng tránh các tác hại do ô nhiễm nguồn nước gây ra.

4. Ứng dụng khoa học công nghệ

- ng dụng các trang thiết bị, công nghệ hiện đại về kiểm soát chất lượng nước, bổ sung thiết bị khử trùng đảm bảo hàm lượng clo dư theo quy định.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị thông minh trong hệ thống cấp nước, thiết lập cơ sở dữ liệu, thông tin theo dõi, giám sát đánh giá cấp nước an toàn như: Hoạt động quản lý rủi ro, khắc phục sự cố; kết quả thực hiện kế hoạch; theo dõi thay đổi về chất lượng nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt...

- Khuyến khích, ứng dụng tiến bộ khoa học trong đầu tư xây dựng, trong sản xuất, cung cấp nước sạch nông thôn bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước và kịp thời ứng phó, xử lý sự cố.

5. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

- Tiếp nhận sự hỗ trợ về kinh nghiệm, nguồn lực, chuyển giao khoa học công nghệ, trang thiết bị của các tổ chức quốc tế (WB, ADB, UNICEF,...) và các tổ chức phi chính phủ trong các chương trình, dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn hướng đến cấp nước an toàn.

- Tăng cường tham gia, tổ chức các buổi chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ tiên tiến với các tổ chức quốc tế, các chuyên gia đang hỗ trợ, phụ trách trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

* Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện kế hoạch đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2022-2025 được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Đối với các đơn vị cấp nước có giá nước được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, kinh phí lập và thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn được tính vào chi phí sản xuất theo quy định.

- Đối với các đơn vị cấp nước có giá nước chưa được tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý, kinh phí lập và thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn được lấy từ ngun ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước tham gia thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước lập cùng dự toán của đơn vị hàng năm.

- Ưu tiên sử dụng từ nguồn vốn các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 và các nguồn vốn ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác để thực hiện Kế hoạch.

* Hằng năm Sở Nông nghiệp và PTNT lập dự toán kinh phí thực hiện gửi sở Tài chính thm định; Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra hiện trạng các công trình cấp nước sinh hoạt đề xuất đầu tư sửa chữa, nâng cấp xác định sự cần thiết phải đầu tư, quy mô, khái toán tổng mức đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

- Thẩm định, phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn cho các hệ thống cấp nước tập trung khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh cho các đơn vị cấp nước.

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho các UBND các huyện/thị xã/thành phố nắm bắt được tầm quan trọng của việc xây dựng và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực quản lý, khai thác và sử dụng công trình của người dân khu vực nông thôn; Hướng dẫn thực hiện triển khai đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn bàn hành theo Quyết định số 244/QĐ-TCTL-NN ngày 06/6/2019 của Tổng cục Thủy lợi.

- Tổng hợp kết quả đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn của các địa phương hằng năm, nm bt nhu cầu và kế hoạch thực hiện đầu tư, từ đó có định hướng, tham mưu quản lý bền vững công trình.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và phi hp với các sở, ngành hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, các đơn vị cấp nước và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tnh theo quy định.

2. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo và kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung tại Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 và các quy định liên quan.

3. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị liên quan định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng nước sau xử lý tại các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn được phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông cho người dân về việc sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, góp phần phòng, chống dịch bệnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí đầu tư từ các nguồn vốn do Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, quản lý để thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp, cung cấp số liệu đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc các chương trình/dự án do Sở theo dõi, quản lý cho Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

5. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí các nguồn vốn sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch này đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

- Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, chủ trì thẩm định dự toán kinh phí chi thường xuyên căn cứ trên đề xuất của các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch theo quy định.

6. STài nguyên và Môi trường

- Theo dõi, quản lý hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước; hướng dẫn, đôn đốc các huyện triển khai thực hiện Kế hoạch cm mc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn theo Kế hoạch số 362/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước. Xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước và xả thải không đúng theo quy định.

7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Ban Dân tộc tnh

Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả dự án cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS & miền núi và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả các nội dung nêu trong kế hoạch.

- Chỉ đạo các đơn vị cấp nước quản lý công trình xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn của từng công trình cấp nước sạch nông thôn ngay khi đủ điều kiện đăng ký lập và trình phê duyệt kế hoạch.

- Thực hiện kiểm tra, phát hiện, xử lý các sai phạm và hoạt động vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước; xử lý các hành vi lấn chiếm, phá hủy hành lang bảo vệ nguồn nước, hành lang bảo vệ hệ thống đường ống và các trường hợp phá hoại công trình cấp nước.

- Chỉ đạo UBND cấp xã tuyên truyền, vận động người dân: Tích cực bảo vệ nguồn nước, sử dụng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm; tích cc tham gia giám sát cộng đồng về cấp nước an toàn và hoạt động xả thải của các tổ chức, cá nhân vào công trình tại địa phương; khi phát hiện hành vi vi phạm, cần báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn, khắc phục.

- Hằng năm tổng hợp kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

9. Chế độ báo cáo

Yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị cấp nước chủ động, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Định kỳ trước 30/6 và 31/12 hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành t
nh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- CVP, PCVP3;
- Lưu: VT, BBT, TH
1, NLN1,2,3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

Biểu

DỰ KIẾN CÁC XÃ CẦN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG NÔNG THÔN ĐỂ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Kèm theo Kế hoạch số 247/KH-UBND ngày 11/7/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Cấp huyện/Xã

Xã đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2021

Dự kiến năm hoàn thành xã NTM

Dự kiến năm hoàn thành xã NTM nâng cao

cần đầu tư để đảm bảo đạt chỉ tiêu nước sạch theo BTC NTM giai đoạn 2021- 2025

xã NTM

xã NTM nâng cao

 

Tổng cộng

51

32

29

66

17

I

Huyện Bát Xát

 

 

 

 

 

1

Bản Vược

Duy trì đạt chuẩn

 

2023

 

1

2

Bản Qua

Duy trì đạt chuẩn

 

2024

1

 

3

Bản Xèo

Duy trì đạt chuẩn

 

2025

1

 

4

Mường Hum

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

5

Mường Vi

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

6

Dền Sáng

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

7

A Mú Sung

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

8

Trịnh Tường

 

2022

 

 

1

9

Y Tý

 

2025

 

1

 

10

Nậm Pung

 

2024

 

1

 

11

Cốc Mỳ

 

2025

 

1

 

II

Thị xã Sa Pa

 

 

 

 

 

1

Tả Phìn

Duy trì đạt chuẩn

 

2023

1

 

2

Mường Bo

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

3

Liên Minh

Duy trì đạt chuẩn

 

Tiếp tục duy trì năm 2022

 

1

4

Mường Hoa

 

2022

 

1

 

5

Thanh Bình

 

2024

 

1

 

6

Hoàng Liên

 

2025

 

1

 

III

Huyện Bắc Hà

 

 

 

 

 

1

Bảo Nhai

Duy trì đạt chuẩn

 

2025

1

 

2

Na Hối

Duy trì đạt chuẩn

 

2024

 

1

3

Nậm Đét

Duy trì đạt chuẩn

 

2024

1

 

4

Bản Phố

Duy trì đạt chuẩn

 

2025

 

1

5

Nậm Mòn

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

6

Cốc Lầu

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

7

Bản Liền

 

2022

 

1

 

8

Nậm Lúc

 

2023

 

1

 

9

Cốc Ly

 

2024

 

1

 

10

Lùng Phình

 

2025

 

1

 

IV

Mường Khương

 

 

 

 

 

1

Lùng Vai

Duy trì đạt chuẩn

 

2025

1

 

2

Thanh Bình

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

3

Pha Long

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

4

Nậm Chảy

 

2022

 

1

 

5

Tung Trung Phố

 

2025

 

1

 

6

Tả Ngải Chồ

 

2024

 

1

 

7

Nấm Lư

 

2025

 

1

 

V

Huyện Văn Bàn

 

 

 

 

 

1

Khánh Yên Thượng

Duy trì đạt chuẩn

 

2025

 

1

2

Khánh Yên Trung

Duy trì đạt chuẩn

 

 

 

1

3

Làng Giàng

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

4

Tân An

Duy trì đạt chuẩn

 

2023

1

 

5

Liêm Phú

Duy trì đạt chuẩn

 

2024

 

1

6

Dương Quỳ

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

7

Tân Thượng

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

8

Minh Lương

 

2022

 

1

 

9

Chiềng Ken

 

2022

 

 

1

10

Nậm Dạng

 

2022

 

1

 

11

Sơn Thủy

 

2024

 

1

 

12

Nậm Mà

 

2025

 

1

 

13

Thẳm Dương

 

2023

 

1

 

VI

Huyện Bảo Yên

 

 

 

 

 

1

Việt Tiến

Duy trì đạt chuẩn

 

2025

1

 

2

Nghĩa Đô

Duy trì đạt chuẩn

 

2022

1

 

3

Yên Sơn

Duy trì đạt chuẩn

 

 

 

1

4

Tân Dương

Duy trì đạt chuẩn

 

2022

1

 

5

Bảo Hà

 

2022

 

 

1

6

Vĩnh Yên

 

2022

2023

1

 

7

Điện Quan

 

2023

 

1

 

8

Xuân Hòa

 

2023

 

1

 

9

Tân Tiến

 

2024

 

1

 

10

Thượng Hà

 

2024

 

1

 

11

Cam Cọn

 

2023

 

1

 

12

Kim Sơn

 

2023

 

1

 

13

Phúc Khánh

 

2025

 

1

 

VII

Huyện Si Ma Cai

 

 

 

 

 

1

Sín Chéng

Duy trì đạt chuẩn

 

2024

1

 

2

Cán Cấu

Duy trì đạt chun

 

2025

1

 

3

Bản Mế

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

4

Nàn Sán

Duy trì đạt chuẩn

 

 

 

1

5

Sán Chải

 

2022

 

1

 

6

Lùng Thẩn

 

2024

 

1

 

VIII

Huyện Bảo Thắng

 

 

 

 

 

1

Xã Phú Nhuận

Duy trì đạt chuẩn

 

2023

 

1

2

Xã Xuân Quang

Duy trì đạt chuẩn

 

Tiếp tục duy trì năm 2020

1

 

3

Xã Sơn Hải

Duy trì đạt chuẩn

 

2023

1

 

4

Xã Sơn Hà

Duy trì đạt chuẩn

 

Tiếp tục duy trì năm 2020

1

 

5

Xã Xuân Giao

Duy trì đạt chuẩn

 

2024

 

1

6

Xã Phong Niên

Duy trì đạt chuẩn

 

2025

1

 

7

Xã Bản Phiệt

Duy trì đạt chuẩn

 

 

1

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 247/KH-UBND ngày 11/07/2022 triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.733

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.193.5
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!