Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 219/2012/TTLT-BTC-BKHCN Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Thị Minh, Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành: 20/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 219/2012/TTLT-BTC-BKHCN

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Nghị định s 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định s 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu t chc ca Bộ Khoa học và Công nghệ;

Thực hiện Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 ca Thủ tướng Chính phvề việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dn quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Thông tư này hướng dẫn quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Chương trình) theo các nội dung, nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; áp dụng đối với các tchức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện và quản lý Chương trình.

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

1. Bộ chủ trì tổ chức thực hiện chương trình thành phần (sau đây gọi chung là Bộ chủ trì) là Bộ Khoa học và Công ngh, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn chủ trì tchức thực hiện Chương trình thành phần theo quy định tại Tiết d, Khoản 4, Phần IV, Điều 1 Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thtướng Chính phủ.

2. Tổ chức chủ trì dự án là tổ chức, doanh nghiệp được giao chủ trì thực hiện dự án phát triển công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghệ cao, dự án xây dựng và phát triển hạ tng kỹ thuật công nghệ cao, dự án phát trin nhân lực công nghệ cao của Chương trình (sau đây gọi chung là Dự án).

3. Đơn vị qun lý kinh phí là đơn vị dự toán cấp 3 có trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng dự toán ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình.

4. Tchức chủ trì nhiệm vụ là tchức, doanh nghiệp được giao chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm, nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ và các nhiệm vụ khác thuộc Dự án.

5. Giai đoạn sản xuất lô số không là hoạt dộng sn xuất thử trên hệ thng thiết bị, dây chuyền công nghệ nhằm hoàn thiện, n định công nghệ, sn phẩm trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.

Điều 3. Các nguồn tài chính thực hiện Chương trình

Các nguồn tài chính thực hiện Chương trình bao gồm:

1. Ngân sách nhà nước:

a) Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ;

b) Kinh phí đầu tư phát triển;

c) Vốn ODA và các nguồn vốn hợp tác quc tế, viện trợ của nước ngoài.

2. Vốn tín dụng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng.

3. Kinh phí từ các tchức, cá nhân, doanh nghip:

a) Vốn tự có của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp;

b) Vốn huy động khác.

4. Kinh phí từ các quỹ:

a) Quỹ đi mới công nghệ quốc gia;

b) Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia;

c) Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

d) Các quỹ khác.

5. Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Chương 2.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nguyên tắc huy động các nguồn tài chính

1. Dự án cần có phương án huy động các nguồn tài chính, trong đó nêu đầy đủ nhu cầu về kinh phí, chi tiết theo từng nguồn nêu tại Điều 3 của Thông tư này và thuyết minh rõ khnăng huy động các nguồn tài chính để thực hiện.

2. Phương án huy động các nguồn tài chính phải đảm bảo tính khả thi:

a) Các nguồn kinh phí ngoài ngân sách đthực hiện Dự án phải được các tchức tài chính, tín dụng xác nhn;

b) Các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án cn có ý kiến bằng văn bản của: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Trước khi phê duyệt Dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án phải đm bảo phương án huy động đủ các nguồn tài chính để thực hiện Dự án.

Điều 5. Nguyên tắc hỗ trợ và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước

1. Dự toán kinh phí htrợ từ nguồn ngân sách nhà nước là bộ phận thuộc các nguồn dự toán kinh phí trong Dự án đã được cp có thm quyền phê duyệt; việc cân đi ngun ngân sách nhà nước đm bảo cơ cấu theo tỷ lệ với các nguồn kinh phí huy động khác ngoài ngân sách theo Dự án được duyệt. Nhà nước đảm bo bố trí đủ kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho các Dự án đã được phê duyệt.

2. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước được lập kế hoạch chi tiết theo từng loại nguồn vốn và phân kỳ đầu tư cho cả giai đoạn thực hiện; được phân bổ và sử dụng theo tiến độ và cơ cấu trong dự toán của Dự án đã được phê duyệt.

3. Quy trình lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan.

4. Tchức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng kinh phí hỗ trtừ nguồn ngân sách nhà nước đthực hiện Dự án phải đm bảo đúng mục đích, đúng chế độ và chịu sự kiểm tra, kim soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan.

Điều 6. Nguyên tắc sử dụng kinh phí ngoài ngân sách nhà nước

1. Tchức chtrì dự án có trách nhiệm sử dụng và giải ngân kinh phí ngoài ngân sách nhà nước theo đúng phương án huy động các nguồn tài chính, đm bảo về cơ cấu theo tỷ lệ với nguồn ngân sách nhà nước theo Dự án đã được phê duyệt.

2. Đơn vị quản lý kinh phí có trách nhiệm giám sát việc huy động, giải ngân nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước theo đúng tiến độ, cơ cấu, tng mức theo Hợp đồng đã ký.

Điều 7. Nội dung và mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với Dự án

1. Đi với hoạt động nghiên cứu, làm chủ, phát triển và tạo ra công nghệ cao:

a) Htrợ tối đa đến 100% kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu, làm chủ, phát triển và tạo ra công nghệ cao bao gồm: nghiên cứu thích nghi, làm chcông nghệ nhập khu, công nghệ được chuyn giao, hoàn thiện công ngh, giải mã công nghệ, khai thác sáng chế, tạo ra công nghệ mới. Nội dung htrợ thực hiện theo các quy định hiện hành về sử dụng ngân sách nhà nước đối với đề tài nghiên cứu khoa học có sử dụng ngân sách nhà nước và các quy định ca Thông tư này.

b) Hỗ trợ tối đa đến 100% kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động tự nghiên cu và phát triển công nghệ cao có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường.

c) Ngoài ra, được sử dụng ngân sách nhà nước để htrợ các nội dung sau:

- Mua bản quyền và công cụ phn mềm; mua quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, tài liệu kỹ thuật, thông tin sở hữu trí tuệ; nhập khu công nghệ, máy móc thiết bị, sản phẩm mẫu đnghiên cứu, làm ch, phát triển và tạo ra công nghệ cao theo hợp đồng đã ký kết;

- Tìm kiếm thông tin về công nghệ, bí quyết công nghệ; thuê chuyên gia tư vn trong nước và nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công ngh và các cơ quan khác có liên quan.

d) Kinh phí được cân đối từ ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công ngh.

2. Đối với hoạt động sn xuất thử nghiệm:

Hỗ trợ tối đa đến 50% tng mức kinh phí đầu tư (không bao gồm giá trị còn lại hoặc chi phí khấu hao trang thiết bị, nhà xưng đã có vào tng mức kinh phí đầu tư) thực hiện hoạt động sản xuất thử nghiệm trong Dự án. Đối với các dự án sn xuất thnghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp trin khai trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phban hành Danh mục các tchức hành chính thuộc vùng khó khăn và các văn bản sửa đi, bsung mức htrợ tối đa đến 70%. Nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 21 tháng 02 năm 2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hưng dẫn qun lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí và các quy định của Thông tư này.

Kinh phí được cân đối từ ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ.

3. Đối với hoạt động chuyển giao công nghệ:

a) Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí cho các hoạt động chuyn giao công nghệ ca Dự án theo các đối tượng:

- Bí quyết kỹ thuật;

- Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dliệu;

- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

- Mua sắm, nhp khẩu máy móc thiết bị công nghệ cao trong nước chưa tạo ra được đthực hiện các Dự án nghiên cứu, làm chủ, phát triển và tạo ra công nghệ cao.

b) Hình thức và phương thức hoạt động chuyn giao công nghệ quy định tại Điều 12 và Điều 18 của Luật Chuyển giao công nghệ.

c) Ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ hỗ trợ tối đa đến 50% cho các hoạt động chuyển giao công nghệ của Dự án. Phần kinh phí còn lại được huy động từ các quỹ, các nguồn khác quy định tại Điều 3 của Thông tư này.

4. Đối với hoạt động đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao:

a) Htrợ tối đa đến 50% công lao động cho cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật trực tiếp thực hiện nội dung nghiên cu hoàn thiện các quy trình công nghệ, giải pháp khoa học và công nghệ, xây dựng các phần mềm máy tính; thử nghiệm, phân tích, kim tra, đánh giá chất lượng sn phm đến khi hoàn thành sn phẩm lô số không.

b) Htrợ tối đa đến 30% kinh phí mua vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, thiết bị đo kiểm, phân tích trong quá trình thnghiệm và sản xuất sản phẩm lô số không của dây chuyền công nghệ. Đối với lĩnh vực nông nghiệp triển khai trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục các tổ chức hành chính thuộc vùng khó khăn và các văn bản sửa đổi, bsung (nếu có) mức hỗ trợ tối đa đến 50%.

c) Kinh phí được cân đối từ ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ.

5. Đi với hoạt động phát triển nhân lực công nghệ cao:

a) Hỗ trợ tối đa dến 100% kinh phí từ ngân sách nhà nước cho đào tạo ngắn hạn, bồi dưng, nâng cao trình độ cho lãnh đạo chủ chốt, cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật thuộc các các cơ quan, đơn vị công lập trực tiếp tham gia dự án sn xuất sản phm và cung ứng công nghệ cao. Đối với cán bộ thuộc tổ chức ngoài công lập, doanh nghiệp mức hỗ trợ tối đa đến 50%.

Nội dung và mức chi thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 139/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưng cán bộ công chức nhà nước.

b) Htrợ tiền vé máy bay khứ hồi, lệ phí sân bay (nếu có), kinh phí đi lại, tiền ở, sinh hoạt phí trong nước cho các sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài tham gia hợp tác thực hiện nhiệm vụ của Chương trình. Nội dung chi tiền vé máy bay khứ hồi, lộ phí sân bay (nếu có) áp dụng thực hiện theo tiêu chuẩn B quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí; nội dung chi kinh phí đi lại, tiền ở, sinh hoạt phí trong nước áp dụng thực hiện theo đối tượng khách mời quốc tế khác quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 6/1/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

Kinh phí htrợ được lấy từ kinh phí cho nội dung thuê chuyên gia đã được bố trí trong dự toán nhim vụ nghiên cứu, làm chủ, phát triển và tạo ra công nghệ cao, sn xuất thử nghiệm, đầu tư sản xuất sản phm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Tchức chủ trì dự án phi hợp với Ban chủ nhiệm, Văn phòng Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao (sau đây viết tt là Văn phòng Chương trrình) để chủ động lựa chọn các sinh viên, nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu nước ngoài đtham gia thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nhu cầu công việc và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí hiệu quả.

c) Htrợ tiền vé máy bay khứ hồi, lệ phí sân bay (nếu có), kinh phí đi lại, tiền ở, sinh hoạt phí trong nước cho huy động chuyên gia tình nguyện nước ngoài, chuyên gia là người Việt Nam nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất sn phm công nghệ cao của Việt Nam. Nội dung chi tiền vé máy bay khứ hồi, lệ phí sân bay (nếu có) áp dụng thực hiện theo tiêu chun B quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn nước ngoài do ngân sách nhà nước bo đảm kinh phí; nội dung chi kinh phí đi lại, tiền ở, sinh hoạt phí trong nước áp dụng thực hiện theo đối tượng khách hạng C quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 6/1/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tchức lựa chọn chuyên gia tình nguyện nước ngoài, chuyên gia là người Việt Nam nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất sản phm công nghệ cao của Việt Nam và chịu trách nhiệm đảm bảo việc sử dụng kinh phí hiệu qu.

d) Kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ.

6. Đối với hoạt động xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao:

a) Nhà nước htrợ kinh phí đầu tư phát trin cho việc nâng cấp, xây dựng mới cơ sở nghiên cứu trong các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghcao, khu công nghệ thông tin tập trung; cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt trình độ quốc tế; cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; phòng thí nghiệm công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; cơ shỗ trợ cho phát triển các sn phẩm công nghệ cao; trung tâm chuyển giao công nghệ; mạng hạ tng thông tin hiện đại đhỗ trợ cho nghiên cứu công nghệ cao, mạng thư viện điện tử, mạng khoa học điện tử (e-science), các trung tâm dliệu điện tử, trung tâm tính toán hiệu năng cao; các tạp chí chuyên ngành có uy tín thuộc các lĩnh vực công nghệ cao; hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp ứng dụng, sn xuất và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

b) Nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ.

c) Nội dung và phương thức hỗ trợ được thực hiện theo các quy định hiện hành về việc lập, xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư phát triển.

Điều 8. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho hoạt động chung của Chương trình

1. Chi cho hoạt động của Ban chđạo:

a) Chi tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban chđạo;

b) Chi tổ chức các đoàn công tác kim tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình;

c) Chi thù lao trách nhiệm của Ban chđạo;

d) Các khoản chi khác của Ban chỉ đạo.

2. Chi cho hoạt động của Ban chủ nhiệm:

a) Chi tiền công theo tháng đối với các thành viên Ban chủ nhiệm;

b) Chi thông tin liên lạc, văn phòng phm;

c) Chi thuê phương tiện phục vụ công tác, công tác phí;

d) Chi tchức các hội đồng khoa học và công nghệ;

đ) Chi tổ chức xác định Dự án; tuyn chọn, giao trực tiếp tchức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện; kiểm tra, kim toán độc lập, giám sát, đánh giá nghiệm thu, thanh lý Dự án;

e) Chi đoàn ra, đoàn vào;

g) Chi hoạt động thông tin tuyên truyền, hội nghị, hội thảo khoa học, sơ kết và tng kết Dự án, Chương trình;

h) Các khoản chi khác liên quan của Ban chủ nhiệm.

3. Chi cho hoạt động của Văn phòng Chương trình:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản chi theo lương của cán hộ, nhân viên Văn phòng Chương trình;

b) Các khoản chi thực hiện các nhiệm vụ chung của Chương trình.

c) Chi tchức xác định Dự án; tuyn chọn, giao trực tiếp tchức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện; kiểm tra, kiểm toán độc lập, giám sát, đánh giá nghiệm thu, thanh lý Dự án;

d) Chi công tác phí, hội nghị, hội thảo khoa học, tchức các hội nghị sơ kết, tng kết Chương trình, biên soạn và in ấn sách chuyên khảo, kết quả của Chương trình;

đ) Chi thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Chương trình;

e) Chi tiền nhà, điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm cho hoạt động của Văn phòng Chương trình;

g) Chi xăng xe, thuê phương tiện;

h) Chi mua sm, sửa chữa cơ svật chất, trang thiết bị;

i) Chi đoàn ra, đoàn vào;

k) Các khoản chi khác.

Điều 9. Mức chi

1. Mức chi thù lao trách nhiệm của thành viên Ban chđạo:

a) Trưởng Ban chđạo: 500.000 đồng/người/tháng;

b) Thành viên Ban chđạo: 400.000 đồng/ngưi/tháng.

2. Mức chi tiền công theo tháng của thành viên Ban chủ nhiệm:

a) Chủ nhiệm: 5.000.000 đồng/tháng;

b) Phó chủ nhiệm, y viên thư ký: 4.500.000 đồng/tháng;

c) Ủy viên: 4.000.000 đồng/tháng.

3. Các nội dung chi còn lại quy định tại Điều 8 của Thông tư này được vận dụng theo các quy định hiện hành về chế độ chi tiêu ngân sách nhà nước.

Điều 10. Quy định chung về quản lý ngân sách nhà nước của Chương trình

Hàng năm, nhà nước bố trí kinh phí dành cho Chương trình từ nguồn chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm cho Chương trình.

Kinh phí hoạt động của Ban chđạo, Ban chnhiệm, Văn phòng Chương trình và các Dự án trong Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao được giao về Bộ Khoa học và Công nghệ. Kinh phí hoạt động của Ban chủ nhiệm và các Dự án trong Chương trình phát triển một sngành công nghiệp công nghệ cao được giao về Bộ Công Thương. Kinh phí hoạt động của Ban chủ nhiệm và các Dự án trong Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được giao về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ chủ trì chịu trách nhiệm quản lý, hưng dẫn các tổ chức và cá nhân sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả, bảo đảm quyết toán kinh phí được cấp theo các quy định hiện hành; định kỳ gửi báo cáo về Văn phòng Chương trình để tổng hợp báo cáo Ban Chđạo tình hình sử dụng kinh phí Chương trình.

Điều 11. Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình

Việc lập dự toán, phân bvà giao dự toán ngân sách nhà nước từ các nguồn kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ và các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đối với Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Thông tư này hướng dẫn cụ thmột số điểm như sau:

1. Hàng năm, vào thời đim xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, Tổ chức chủ trì dự án căn cứ vào Dự án đã được phê duyệt, xây dựng dự toán chi ngân sách trong năm kế hoạch, chi tiết đi với từng nguồn kinh phí theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này gi Đơn vị qun lý kinh phí. Đơn vị quản lý kinh phí xem xét, tổng hợp dự toán của các Tổ chức ch trì dự án và lập dự toán chi ngân sách do đơn vị mình trực tiếp sử dụng gửi Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là Bộ chủ trì) đtổng hợp gi Bộ chủ trì.

2. Bộ chủ trì căn cứ vào Dự án đã được phê duyệt, kinh phí đã được cân đối và báo cáo tng hợp của đơn vị cấp dưới trực thuộc để rà soát, tng hợp dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi quản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng thời gi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định.

3. Văn phòng Chương trình xây dựng dự toán hoạt động của Ban Chđạo, Ban chnhiệm của Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao và Văn phòng Chương trình, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để tng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đơn vị quản lý kinh phí trực thuộc Bộ Công Thương xây dựng dự toán hoạt động của Ban chnhiệm của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, gửi Bộ Công Thương để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Công Thương.

Đơn vị quản lý kinh phí trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự toán hoạt động chung của Ban chủ nhiệm của Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Căn cvào dự toán chi ngân sách ca Chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao dự toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình về Bộ chủ trì đthực hiện.

Điều 12. Giải ngân kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ đối với các Dự án

1. Đối với kinh phí của các Dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý

a) Mở tài khoản, nhận kinh phí và kim soát chi

- Bộ Khoa học và Công nghệ giao dự toán hàng năm theo tiến độ và khối lượng công việc thực hiện, phù hợp với hợp đồng ký kết giữa Văn phòng Chương trình và các Tchức chtrì dự án.

Văn phòng Chương trình mở tài khoản dự toán tại Kho bạc Nhà nước đnhận kinh phí ngân sách nhà nước và thanh toán kinh phí thực hiện Dự án của Tchức chtrì dự án, kinh phí hoạt động chung của Chương trình. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, Văn phòng Chương trình thực hiện thanh toán kinh phí cho Tchức chủ trì dự án để thực hiện Dự án theo hợp đồng đã ký kết.

Văn phòng Chương trình có trách nhiệm kiểm soát chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ, hồ sơ, chứng từ chi của Tổ chc chủ trì dự án; thực hiện thanh quyết toán với Kho bạc Nhà nước nơi Văn phòng Chương trình giao dịch theo quy định hiện hành.

- Tchức chủ trì dự án mtài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc Ngân hàng Thương mại (trường hợp Tổ chức chủ trì dự án là doanh nghiệp) để tiếp nhận kinh phí thực hiện Dự án theo hợp đồng do Văn phòng Chương trình thanh toán.

Tổ chức chủ trì dự án phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Dự án đcông khai, minh bạch và tchịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của mình; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của kinh phí thực hiện Dự án của Văn phòng Chương trình về tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Dự án.

- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đng gia Văn phòng Chương trình ký với Tchức chủ trì dự án. Kho bạc Nhà nước không kiểm soát tài khoản tiền gửi của Tổ chức chủ trì dự án mở tại Kho bạc Nhà nước; không kim soát hồ sơ chi tiết từng khoản chi của Tchức chủ trì dự án. Tchức chủ trì dự án chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của mình và thực hiện quyết toán kinh phí với Văn phòng Chương trình. Văn phòng Chương trình có trách nhiệm kim tra các khoản chi của Tổ chức chủ trì dự án theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức hiện hành.

b) Đối với các khoản chi cho các hoạt động của Văn phòng Chương trình từ tài khoản dự toán

Kho bạc Nhà nước thực hiện kim soát chi theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

c) Kiểm soát chi đối với Hợp đồng thực hiện Dự án giữa Văn phòng Chương trình và Tổ chức chủ trì dự án

Tạm ứng ln đầu: Căn cứ vào nội dung các công việc được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước trong Dự án đã được duyệt và hợp đồng được ký kết, Văn phòng Chương trình rút dự toán để tạm ứng kinh phí lần đầu cho Tổ chc chủ trì dự án bằng 100% kinh phí phân bổ theo dự toán năm đã được giao, nhưng tối đa không quá 50% tng kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ theo hợp đồng đã ký vi Tchức chủ trì dự án. Hồ sơ tạm ứng lần đầu gửi Kho bạc Nhà nước bao gồm: Dự toán năm được cấp có thm quyền giao; Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng; Quyết định đấu thầu, chỉ định thầu (nếu có); hợp đồng thực hiện Dự án giữa Văn phòng Chương trình và Tchức chủ trì dự án.

Tạm ứng các đợt tiếp theo: Việc tạm ứng kinh phí các đợt tiếp theo chỉ được thực hiện đối với Dự án đã có hồ sơ thanh toán tối thiểu 50% mức kinh phí đã tạm ứng các đợt trước đó và không vi phạm các quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện các Dự án, tổng số dư tạm ứng tối đa không quá 50% tổng dự toán kinh phí sự nghiệp hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo hợp đồng đã ký với Tổ chức chtrì dự án (trừ trường hợp mua sắm thiết bị chưa đủ thủ tục thanh toán vì lý do khách quan được Văn phòng Chương trình xác nhận trên cơ sở đề nghị của Tổ chức chtrì dự án). Hồ sơ tạm ứng các đợt tiếp theo gi Kho bạc Nhà nước bao gồm: Dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm; Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng; Bản xác nhận của Văn phòng Chương trình và Ban chủ nhiệm Chương trình về kết quthực hiện nội dung, tiến độ, khối lượng công việc và kinh phí đã sử dụng tương ứng do Tổ chức chủ trì dự án đã thực hiện.

Ví dụ: Tng kinh phí hỗ trợ Dự án từ nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ theo hợp đồng đã ký giữa Tchức chtrì dự án với Văn phòng Chương trình là 10 tỷ đồng. Văn phòng Chương trình rút dự toán để tạm ứng kinh phí lần đầu cho Tổ chức chtrì dự án là 5 tỷ đồng (bằng mức tối đa).

Tạm ứng đợt tiếp theo: Việc tạm ứng kinh phí các đợt tiếp theo chỉ được thực hiện đối với Dự án đã có hồ sơ thanh toán tối thiu 2,5 tỷ đồng (tối thiểu bằng 50% mức kinh phí đã tạm ứng các đợt trước đó). Sau khi Dự án đã thanh toán tạm ứng được 2,5 tđồng thì số kinh phí tạm ứng đợt tiếp theo tối đa là 2,5 tđồng đ đm bảo tổng số dư tạm ứng của các đợt (2,5 + 2,5 = 5 tđồng) không vượt quá 50% tng kinh phí htrợ Dự án từ nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ.

- Thanh toán tạm ứng: Khi thanh toán tạm ứng, Văn phòng Chương trình gửi hồ sơ thanh toán tạm ứng cho Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch, hồ sơ thanh toán tạm ứng bao gồm: Giy đề nghị thanh toán tạm ứng của Văn phòng Chương trình; Biên bản nghiệm thu Hợp đồng thực hiện Dự án gia Văn phòng Chương trình và Tổ chức chủ trì dự án.

Hết thời gian thực hiện Dự án, Văn phòng Chương trình phải thực hiện thanh toán tạm ứng tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp, trong thời gian 6 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian thực hiện Dự án, Văn phòng Chương trình không thực hiện thanh toán lạm ứng với Kho bạc Nhà nước thì Bộ Tài chính thực hiện thu hồi bằng cách giảm trừ vào dự toán năm sau của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Đối với kinh phí của các Dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quản lý

a) Trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương giao dự toán kinh phí cho Đơn vị quản lý kinh phí trực thuộc trực tiếp thực hiện Dự án thì thực hiện kim soát chi theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

b) Trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự toán kinh phí cho Đơn vị quản lý kinh phí trực thuộc để ký hp đồng thực hiện Dự án với các Tchức chủ trì dự án không trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương giao dự toán kinh phí cho Đơn vị quản lý kinh phí trực thuộc để ký hợp đồng thực hiện Dự án với các Tchức chủ trì dự án không trực thuộc Bộ Công Thương thì được vận dụng theo quy định tại đim a, điểm c của khoản 1, Điều 12 của Thông tư này.

3. Tchức chủ trì dự án có trách nhiệm sử dụng kinh phí đã tạm ứng đúng mục đích, đúng chế độ. Trường hợp khoản kinh phí đã tạm ứng sử dụng sai mục đích, không đúng chế độ, Đơn vị quản lý kinh phí có trách nhiệm thu hồi hoàn trả ngân sách nhà nước.

Điều 13. Đối với kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển và các nguồn vốn khác

1. Việc quản lý thanh toán kinh phí đầu tư dự án xây dựng và phát triển hạ tng kỹ thuật công nghệ cao được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vn đu tư và vốn sự nghiệp có tính cht đu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước và sửa đổi, bổ sung (nếu có).

2. Việc giải ngân, tạm ứng và thanh toán tạm ứng các nguồn kinh phí khác thực hiện theo quy định hiện hành về qun lý nguồn kinh phí đó.

Điều 14. Đối với việc mua sắm, quản lý và xử lý tài sản, vật tư, nguyên vật liệu bằng nguồn ngân sách nhà nước

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ, Tchức chtrì dự án thực hiện mua sắm, quản lý tài sn, trang thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu từ nguồn kinh phí htrợ ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành và chịu sự kim tra, kim soát của Đơn vị quản lý kinh phí.

2. Việc quản lý, sdụng và xử lý tài sản được đu tư mua sắm từ nguồn kinh phí hỗ trợ ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành.

Điều 15. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm

1. Tchức chủ trì dự án chịu sự kim tra, kim soát của Đơn vị quản lý kinh phí, Ban chủ nhiệm, Bộ chtrì, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan khác có liên quan.

2. Hàng năm, Đơn vị qun lý kinh phí phối hợp với Ban chủ nhiệm, Bộ chủ trì, các cơ quan đơn vị có liên quan và Cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tình hình thực hiện nội dung, kinh phí (bao gồm cả nguồn kinh phí ngân sách và nguồn huy động khác) đối với Dự án.

3. Trong trường hợp Tchức chủ trì dự án, Tchức chủ trì nhiệm vụ không thực hiện đúng phương án huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước theo Hợp đồng; sử dụng kinh phí sai mục đích, không đúng chế độ thì Đơn vị quản lý kinh phí xem xét dừng giải ngân kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và quyết định xử lý theo các quy định hiện hành.

Điều 16. Công tác báo cáo, quyết toán kinh phí sự nghiệp

Công tác báo cáo quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành. Thông tư này hướng dẫn cụ thmột số điểm như sau:

1. Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu, Tchức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm báo cáo Tchức chủ trì dự án về về kết quả, khối lượng công việc và s kinh phí đã thực hiện theo hợp đồng ký kết để tổng hợp báo cáo với Ban chủ nhiệm Chương trình và Đơn vị quản lý kinh phí.

2. Tổ chức ch trì dự án chịu trách nhiệm xét duyệt quyết toán đối với các nhiệm vụ thuộc Dự án. Đơn vị quản lý kinh phí chịu trách nhiệm xét duyệt quyết toán đối với Dự án.

3. Trường hợp Tổ chức chủ trì dự án ký hp đồng với Đơn vị qun lý kinh phí:

a) Đối với các nhiệm vụ thuộc Dự án đã nghiệm thu được thực hiện thẩm tra, xét duyệt, phê duyệt quyết toán.

b) Đối với các nhiệm vụ đang trong giai đoạn thực hiện, hàng năm trên cơ sở số kinh phí thực sử dụng và khối lượng công việc đã thực hiện trong năm, Tổ chức chủ trì nhiệm vụ báo cáo tình hình nhận, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

c) Sau khi toàn bộ các nhiệm vụ của Dự án đã được nghiệm thu, Tchức chủ trì dự án có trách nhiệm tng hợp quyết toán toàn bộ Dự án trình Đơn vị quản lý kinh phí xét duyệt.

d) Đơn vị quản lý kinh phí tổng hợp báo cáo quyết toán của các Tchức chủ trì dự án đã được xét duyệt gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là Bộ chủ trì) để thm định và tng hợp gửi bộ chtrì. Bộ chủ trì có trách nhiệm phê duyệt quyết toán, tổng hp vào quyết toán chung gửi Bộ Tài chính theo quy định.

4. Trường hp Tổ chức chủ trì dự án là Đơn vị quản lý kinh phí, thì các quy định về hạch toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành và các quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 16 của Thông tư này.

5. Đối với các kinh phí hoạt động chung của Chương trình, Văn phòng các Chương trình quốc gia có trách nhiệm quyết toán theo quy định hiện hành.

Điều 17. Công tác báo cáo quyết toán kinh phí đầu tư phát triển và các nguồn kinh phí khác

1. Đối với kinh phí đầu tư phát triển, việc quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quyết toán niên độ ngân sách đối với dự án có nguồn vốn ngân sách nhà nước và Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vn Nhà nước.

2. Việc hạch toán và quyết toán các ngun kinh phí khác thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý nguồn kinh phí đó.

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2013.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

Bộ Tài chính chtrì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dn và tổ chức thực hiện Thông tư này.

Đối với Dự án có hiệu quả cao, tác động lớn đến kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, mức htrợ từ ngân sách nhà nước cao hơn so với quy định tại Thông tư này do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thống nhất quyết định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi, bsung cho phù hợp.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THỨ TRƯỞNG




Chu Ngọc Anh

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh

Nơi nhận:
- Thtướng Chính ph, các Phó Thng Chính ph;
- Văn phòng Trung ương Đng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quc hội; Văn phòng Chtịch nước; Văn phòng Chính ph;
- Văn phòng BCĐ TƯ vphòng, chống tham nhũng;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Tòa án nhân dân tối cao; Vin Kim sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán
Nhà nước,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính ph:
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phthành lập;
- UBND các tnh, thành phtrực thuộc Trung ương;
- Sở KH&CN, S Tài chính các tnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục Kim tra văn bn QPPL, Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ KH&CN, Bộ Tài chính:
- Website: Bộ KH&CN, Bộ Tài chính;
- Lưu: VT Bộ KH&CN, Bộ Tài chính.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 219/2012/TTLT-BTC-BKHCN ngày 20/12/2012 quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.814

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.145.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!