BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số:
106/2006/TTLT-BTC-UBTDTT
|
Hà Nội, ngày 17
tháng 11 năm 2006
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TÀI CHÍNH CHO CÁC GIẢI THI ĐẤU THỂ
THAO
Căn cứ Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật
Ngân sách nhà nước.
Liên tịch Bộ Tài chính - Uỷ ban Thể dục thể thao quy định chế độ chi tiêu tài
chính cho các giải thi đấu thể thao tổ chức tại Việt Nam như sau:
I - QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng:
Thông tư này quy định chế độ chi
tiêu tài chính áp dụng cho các giải thi đấu thể thao trong nước và các giải thi
đấu thể thao quốc tế chính thức tổ chức tại Việt Nam được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền của ngành thể dục thể thao quyết định (trừ các giải thi đấu
bóng đá thuộc hệ thống giải thi đấu của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam), sau đây gọi
tắt là giải thi đấu thể thao bao gồm:
1.1- Các giải thi đấu thể thao cấp
quốc gia:
- Đại hội thể dục thể thao
toàn quốc,
- Giải thi đấu thể thao cấp quốc
gia của từng môn thể thao;
- Giải thi đấu thể thao dành cho
người khuyết tật toàn quốc;
1.2- Các giải thi đấu cấp khu vực,
tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương:
- Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh;
- Giải thi đấu thể thao cấp tỉnh
của từng môn thể thao;
- Hội thi thể thao quần chúng
khu vực, cấp tỉnh.
- Giải thi đấu thể thao dành cho
người khuyết tật.
1.3- Giải thi đấu thể thao
quốc tế chính thức tổ chức tại Việt Nam (trừ các Đại hội thể thao khu vực, châu
lục và thế giới).
Ngoài các giải thi đấu thể thao
trên, những giải thể thao khác do Bộ, ngành, địa phương tổ chức sẽ căn cứ vào
Thông tư này để quy định mức chi cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của Bộ,
ngành, địa phương.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ
chức Đại hội thể dục thể thao, hội thi thể thao;
b) Thành viên Ban tổ chức và các
tiểu ban chuyên môn từng giải thi đấu;
c) Trọng tài, giám sát điều hành
các giải thi đấu;
d) Vận động viên, huấn luyện
viên;
e) Công an, y tế, bảo vệ, nhân
viên phục vụ tại các điểm thi đấu.
II - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội dung chi:
- Chi ăn, chi tiền thưởng đối
với vận động viên, huấn luyện viên;
- Chi tiền tầu xe đi về, tiền
thuê chỗ ở cho các đối tượng quy định tại điểm 2 phần I "Quy định
chung" của Thông tư này.
- Chi tiền ăn, chi bồi dưỡng
làm nhiệm vụ cho thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, các tiểu ban chuyên môn,
trọng tài và giám sát;
- Chi bồi dưỡng cho cán bộ,
nhân viên y tế, công an, lực lượng làm nhiệm vụ trật tự, bảo vệ và nhân viên phục
vụ khác;
- Chi thuê địa điểm, tiền
điện, nước tại địa điểm thi đấu;
- Chi đi lại, thuê phương
tiện vận chuyển, máy móc thiết bị phục vụ công tác tổ chức giải;
- Chi tổ chức lễ khai mạc,
trang trí, tuyên truyền, bế mạc, họp Ban tổ chức, tập huấn trọng tài, họp báo;
- Chi in vé, giấy mời, biên
bản, báo cáo kết quả thi đấu;
- Chi làm huy chương, cờ,
cúp;
- Các khoản chi khác có
liên quan đến việc tổ chức giải.
2. Mức
chi:
2.1 Đối
với các giải thi đấu thể thao trong nước:
2.1.1 Chi tiền ăn:
a/ Tiền ăn trong quá trình tổ
chức giải cho các đối tượng được quy định tại điểm a, b, c mục 2 phần I
"Quy định chung" của Thông tư này: (bao gồm cả thời gian tối đa 2 ngày
trước làm công tác chuẩn bị tập huấn trọng tài và 1 ngày sau thi đấu) như sau:
- Đối với các giải thi đấu cấp
quốc gia (kể cả chính thức và mở rộng): Không quá 45.000đồng/người/ngày.
- Đối với các giải thi đấu
cấp khu vực và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Từ 20.000đồng/người/ngày
- 40.000 đồng/người/ngày.
Đối với các đối tượng thuộc
diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được đảm bảo chế độ chi tiền ăn trong
thời gian tham dự giải thi đấu thể thao sẽ không được thanh toán phụ cấp tiền
ăn theo quy định tại chế độ công tác phí trong thời gian tham dự giải thi đấu
thể thao.
b/ Tiền ăn của vận động viên, huấn
luyện viên thực hiện theo Thông tư liên tịch số 103/2004/TTLT/BTC-UBTDTT ngày
05/11/2004 của Liên Bộ Tài chính-Uỷ ban Thể dục Thể thao hướng dẫn thực hiện chế
độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao và các văn bản sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
2.1.2 Tiền bồi dưỡng làm nhiệm
vụ thực tế từng ngày, buổi (hoặc trận đối với các môn Bóng chuyền, Bóng ném,
Bóng rổ, Bóng nước, Cầu mây, Quần vợt):
Tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ
thực tế được tính theo ngày làm việc, hoặc theo buổi thi đấu, trận đấu. Đối với
các đối tượng mà tiền bồi dưỡng không tính được theo ngày làm việc mà tính theo
buổi thi đấu, hoặc trận đấu, thì mức thanh toán tiền bồi dưỡng được tính theo
thực tế, nhưng tối đa không được vượt quá 2 buổi hoặc 2 trận đấu/người/ngày
(trường hợp đặc biệt nếu vượt quá mức trên, Ban Tổ chức giải phải trình cấp có
thẩm quyền quyết định trong phạm vi dự toán đã được phê duyệt).
a/ Đối với các giải thi đấu
cấp quốc gia (kể cả chính thức và mở rộng):
- Trưởng, phó Ban chỉ đạo,
Ban tổ chức; Trưởng, phó các tiểu ban chuyên môn; thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ
chức: 80.000 đồng/người/ngày.
- Thành viên các tiểu ban
chuyên môn: 60.000 đồng/người/ngày.
- Giám sát, trọng tài chính:
50.000 đồng/người/buổi.
- Thư ký, trọng tài khác:
40.000 đồng/người/buổi.
- Bộ phận y tế: 30.000 đồng/người/buổi.
- Lực lượng cảnh sát giao
thông làm nhiệm vụ dẫn đường theo yêu cầu riêng của một giải thi đấu thể thao
(nếu có); Lực lượng làm nhiệm vụ trật tự, bảo vệ, nhân viên, phục vụ: 25.000 đồng/người/buổi.
b/ Đối với các giải thi đấu
cấp khu vực và tỉnh, thành phố trực thuộc TW:
- Trưởng, phó Ban chỉ đạo,
Ban tổ chức; Trưởng, phó các tiểu ban chuyên môn; thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ
chức: 25.000 - 50.000 đồng/người/ngày.
-Thành viên các tiểu ban
chuyên môn: 20.000 - 40.000 đồng/người/ngày.
- Giám sát, trọng tài chính:
25.000 - 40.000 đồng/người/buổi.
- Thư ký, trọng tài khác:
20.000 - 30.000 đồng/người/buổi.
- Bộ phận y tế: 15.000 -
25.000 đồng/người/buổi.
- Lực lượng làm nhiệm vụ trật
tự, bảo vệ, nhân viên phục vụ: 10.000 – 20.000 đồng/người/buổi.
2.1.3. Mức chi tổ chức đồng diễn,
diễu hành đối với các Đại hội thể dục thể thao toàn quốc và cấp tỉnh như sau:
a/ Chi sáng tác, dàn dựng, đạo
diễn các màn đồng diễn: thanh toán theo hợp đồng kinh tế giữa Ban tổ chức với
các tổ chức hoặc cá nhân, mức chi căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày
11/6/2002 của Chính phủ về việc quy định chế độ nhuận bút và Thông tư liên tịch
số 21/2003/TTLT-VHTT-BTC ngày 01/7/2003 giữa Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận
bút cho một số tác phẩm được quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày
11/6/2002 của Chính phủ.
b/ Bồi dưỡng đối tượng tham gia
đồng diễn, diễu hành, xếp hình, xếp chữ:
- Người tập:
+ Tập luyện: 10.000 - 15.000 đồng/người/buổi.
+ Tổng duyệt (tối đa 2 buổi):
15.000 - 25.000 đồng/người/buổi.
+ Chính thức: 30.000 - 50.000 đồng/
người/buổi.
- Giáo viên quản lý, hướng dẫn:
20.000 - 40.000 đồng/người/buổi.
2.2. Đối
với các giải thi đấu thể thao quốc tế chính thức được tổ chức tại Việt Nam:
a/ Tiền ăn trong quá trình tổ
chức giải: (bao gồm cả thời gian tối đa 2 ngày trước làm công tác chuẩn bị tập
huấn trọng tài và 1 ngày sau thi đấu) như sau:
- Đối với thành viên Ban chỉ
đạo, Ban tổ chức, các tiểu ban chuyên môn, trọng tài và giám sát người Việt
Nam: Thực hiện theo chế độ tổ chức các giải thi đấu thể thao trong nước cấp quốc
gia.
- Đối với các quan chức, trọng
tài, giám sát người nước ngoài: Thực hiện theo thực tế nhưng không được vượt
quá chế độ tiếp khách nước ngoài của Nhà nước quy định tại Thông tư số
100/2000/TT-BTC ngày 16/10/2000 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu tiếp
khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội
thảo quốc tế tại Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu
có).
b/ Tiền bồi dưỡng làm nhiệm
vụ thực tế từng ngày, buổi (hoặc trận của các môn Bóng chuyền, Bóng ném, Bóng rổ,
Bóng nước, Cầu mây, Quần vợt):
- Đối với các quan chức,
giám sát, trọng tài người nước ngoài: được hưởng chế độ theo quy định của các
Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc tế.
- Trưởng, phó Ban chỉ đạo,
Ban tổ chức (người Việt Nam): 120.000 đồng/người/ngày.
- Giám sát, trọng tài chính
(người Việt Nam): 75.000 đồng/người/ngày.
- Các đối tượng khác (người
Việt Nam) được hưởng theo chế độ tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc
gia.
c/ Tiền thuê phiên dịch cho
người nước ngoài (nếu có): không quá 200.000 đồng/người/ngày.
d/ Tiều tàu xe, chỗ ở cho
các quan chức, trọng tài, giám sát người nước ngoài: Thực hiện theo thực tế
nhưng không được vượt quá chế độ tiếp khách nước ngoài của Nhà nước quy định tại
Thông tư số 100/2000/TT-BTC ngày 16/10/2000 của Bộ Tài chính quy định chế độ
chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức
các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế (nếu có).
2.3 Đối với
các giải thi đấu thể thao do các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao tổ chức tại Việt
Nam:
- Về nguyên tắc, các Liên
đoàn, Hiệp hội thể thao tự cân đối kinh phí tổ chức giải.
- Về chế độ chi tiêu
tài chính cho các giải thi đấu thể thao này: được vận dụng theo chế độ chi tiêu
tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia.
- Việc hỗ trợ kinh phí từ
ngân sách nhà nước đối với các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao (nếu có) được thực
hiện theo các quy định tại Thông tư số 123/2003/TT-BTC ngày 16/12/2003 của Bộ
Tài chính hướng dẫn Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những
hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước.
3. Các khoản
chi khác:
- Tiền tàu xe đi về, tiền
thuê chỗ ở cho các đối tượng nêu tại điểm 2 phần I "Quy định chung" của
Thông tư này thực hiện theo Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan
hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước và các văn bản sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế (nếu có).
- Tiền thưởng vận động
viên, huấn luyện viên thực hiện theo Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg ngày
18/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số chế độ đối với huấn luyện
viên, vận động viên thể thao.
- Các khoản chi cho in ấn, huy chương,
cờ, cúp, trang phục, đạo cụ, khai mạc, bế mạc: tuỳ theo quy mô, tính chất giải
để chi phù hợp với nguồn thu và nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước cấp. Đồng
thời, căn cứ theo chế độ hiện hành, hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được
cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
- Trường hợp một người
được phân công nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quá trình điều hành tổ chức giải
chỉ được hưởng một mức bồi dưỡng cao nhất.
- Các khoản chi khác không
quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo các quy định chi tiêu tài chính hiện
hành.
4. Nguồn kinh
phí:
4.1. Kinh phí chi trả cho các chế
độ quy định tại Thông tư này được đảm bảo từ các nguồn:
- Nguồn thu bán vé xem thi đấu.
- Nguồn thu tài trợ, quảng cáo,
bán bản quyền phát thanh, truyền hình.
- Nguồn ngân sách nhà nước.
- Nguồn thu khác
4.2. Kinh phí chi trả cho các chế
độ quy định tại Thông tư này từ các nguồn thu huy động được và nguồn ngân sách nhà
nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, theo nguyên tắc:
- Cơ quan chủ trì tổ chức giải
thi đấu thể thao chịu trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác tổ
chức giải, gồm: Chi phí thuê sân bãi, thông tin, tuyên truyền, trọng tài, làm
huy chương, cờ, cúp, công an, bảo vệ, y tế, duy trì hoạt động của Ban tổ chức
(chi phí đi lại, thuê chỗ nghỉ, chi tiền ăn, tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ theo
chế độ quy định) trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu huy
động được, Ngân sách trung ương không chi hỗ trợ cho việc tổ chức giải.
- Cơ quan cử vận động viên tham
gia thi đấu chịu trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí cho việc đi lại, ăn, thuê
chỗ nghỉ, bảo hiểm tai nạn, chăm sóc, khám, chữa bệnh, khắc phục tai nạn,.. cho
vận động viên, huấn luyện viên và các cán bộ trực thuộc đoàn thể thao được cử
tham gia thi đấu.
5. Công tác lập
dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí:
5.1. Hàng năm, căn cứ vào chương
trình, kế hoạch tổ chức các giải thi đấu thể thao, nguồn thu dự kiến từ bán vé
xem thi đấu, tài trợ, quảng cáo, bán bản quyền phát thanh, truyền hình,… (nếu
có), cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao ở các cấp lập dự toán chi
ngân sách cho các giải thi đấu thể thao do cấp mình tổ chức trình cấp có thẩm
quyền theo quy định hiện hành.
5.2. Căn cứ vào dự toán chi
NSNN đã được cấp có thẩm quyền giao, Uỷ ban Thể dục Thể thao và các địa phương
phân bổ và giao dự toán chi tổ chức các giải thi đấu thể thao cho các đơn vị thực
hiện theo quy định.
5.3. Trước khi tổ chức các giải
thi đấu thể thao, Ban tổ chức các giải thi đấu thể thao lập dự toán chi tiết gửi
cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức chi tiêu trong phạm vi dự toán
được duyệt.
5.4. Khoản chi tiêu cho các giải
thi đấu thể thao được hạch toán vào các mục tương ứng theo chương, loại, khoản
quy định của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
5.5. Sau khi kết thúc giải 15
ngày, Ban tổ chức giải thi đấu thể thao có trách nhiệm tập hợp chứng từ thu chi
và quyết toán kinh phí theo đúng các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện
hành.
III - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Những quy định về chế độ chi
tiêu tài chính cho các giải thi đấu thể thao trước đây trái với Thông tư này đều
bãi bỏ.
2. Trong quá trình thực hiện nếu
có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ Tài chính - Uỷ ban Thể dục
Thể thao để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
ỦY BAN THỂ DỤC THỂ
THAO
Huỳnh Vĩnh Ái
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
Nơi nhận:
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án NDTC;
- Viện KSND tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tổng Liên đoàn LĐVN;
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở TDTT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Website của CP, Công báo;
- Lưu: VT Uỷ ban TDTT, Bộ Tài chính.