Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 105/2008/TT-BTC đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công ngân sách nhà nước

Số hiệu: 105/2008/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Sỹ Danh
Ngày ban hành: 13/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 105/2008/TT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2008

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 39/2008/QĐ-TTg NGÀY 14/3/2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẤU THẦU, ĐẶT HÀNG, GIAO NHIỆM VỤ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.
Căn cứ Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 2 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg) gồm:

a) Các cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan được giao dự toán kinh phí để thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công, các cơ quan được giao nhiệm vụ hoặc uỷ quyền tổ chức đấu thầu (hoặc đặt hàng) cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không thuộc diện điều chỉnh của thông tư này.

b) Các tổ chức trong nước và nước ngoài thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt loại hình công lập hay ngoài công lập, có tư cách pháp nhân; cá nhân hành nghề độc lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có đủ điều kiện và chức năng cung ứng các dịch vụ phù hợp với yêu cầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của nhà nước (dưới đây gọi tắt là nhà cung cấp).

2. Quy định về xác định dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ:

a) Dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đấu thầu cung cấp dịch vụ khi đảm bảo các điều kiện sau:

- Có kế hoạch đấu thầu và được phân bổ dự toán kinh phí cho dịch vụ sự nghiệp công phải đấu thầu;

- Xác định được đối tượng sử dụng dịch vụ sự nghiệp công;

- Xác định được tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công;

- Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước có tổng trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

- Được Thủ trưởng cơ quan ở trung ương quyết định thực hiện hình thức đấu thầu (đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức đấu thầu (đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương);

Các dịch vụ sự nghiệp công có đủ điều kiện nêu trên phải tổ chức đấu thầu, trường hợp không đủ điều kiện mới được áp dụng các hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ.

Đối với dịch vụ đo đạc đất đai để phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định hình thức đấu thầu, hoặc đặt hàng, giao nhiệm vụ.

Đối với dịch vụ sự nghiệp công có tổng trị giá dưới 500 triệu đồng nhưng đủ điều kiện để đấu thầu thì Thủ trưởng cơ quan ở trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tuỳ tình hình cụ thể để quyết định hình thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.

b) Ngoài danh mục dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đấu thầu (hoặc đặt hàng) được quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg , Thủ trưởng cơ quan ở trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ vào tình hình thực tế quyết định bổ sung các loại hình dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện đấu thầu (hoặc đặt hàng), đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để theo dõi, quản lý.

c) Dịch vụ sự nghiệp công do nhà nước đảm bảo kinh phí được quy định trong phụ lục đính kèm Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Đấu thầu;

- Đặt hàng;

- Giao nhiệm vụ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây goi tắt là Thủ trưởng cơ quan ở trung ương); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào danh mục dịch vụ sự nghiệp công quy định trong phụ lục kèm theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg để quyết định phương thức thực hiện cho phù hợp.

3. Xây dựng kế hoạch và ban hành tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Điều 6 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

a) Căn cứ xây dựng kế hoạch đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công.

- Dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục đấu thầu theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ;

- Dịch vụ sự nghiệp công được cơ quan có thẩm quyền quyết định đấu thầu (ngoài danh mục đấu thầu theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg) theo quy định tại điểm b, mục 2 thông tư này;

- Căn cứ dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện dịch vụ sự nghiệp công;

- Các tài liệu và văn bản pháp lý có liên quan đến đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

b) Nội dung kế hoạch đấu thầu.

Tùy theo tính chất và trình tự thực hiện, có thể chia dịch vụ sự nghiệp công thành các gói thầu. Việc phân chia thành các gói thầu phải bảo đảm tính đồng bộ của dịch vụ. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu bao gồm:

- Tên gói thầu: tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dịch vụ;

- Tiêu chuẩn và mục tiêu của gói thầu;

- Giá gói thầu: giá gói thầu do cơ quan tổ chức đấu thầu xây dựng dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí hiện hành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Hình thức lựa chọn nhà cung cấp; phương thức đấu thầu;

- Hình thức hợp đồng;

- Nguồn vốn: đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn và phương thức thanh toán cho nhà cung cấp;

- Thời gian lựa chọn nhà cung cấp: thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà cung cấp thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu theo đúng quy định của Luật đấu thầu;

- Thời gian thực hiện hợp đồng: thời gian thực hiện hợp đồng phải bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dịch vụ sự nghiệp công.

c) Ban hành tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu dịch vụ sự nghiệp công (bao gồm tiêu chuẩn đối với nhà cung cấp và tiêu chuẩn đối với dịch vụ sự nghiệp công).

- Căn cứ vào danh mục dịch vụ sự nghiệp công được quy định trong danh mục (kèm theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg), Bộ trưởng quản lý ngành có trách nhiệm xây dựng, ban hành tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu cho từng loại dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để làm căn cứ đánh giá hồ sơ dự thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

Đối với các dịch vụ sự nghiệp công được Thủ trưởng cơ quan ở trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ sung ngoài danh mục kèm theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thì Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và ban hành tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Tiêu chuẩn đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công bao gồm:

+ Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính, kinh nghịêm của nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công;

+ Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực quản lý và lực lượng lao động tham gia vào cung cấp dịch vụ sự nghiệp công;

+ Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;

+ Thời gian cung cấp dịch vụ sự nghiệp công;

- Tiêu chuẩn đối với dịch vụ sự nghiệp công bao gồm:

+ Tiêu chuẩn đánh giá về quy trình xác định công nghệ hình thành dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Tiêu chuẩn về giá (hoặc đơn giá) dịch vụ sự nghiệp công;

+ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực hiện thông qua kết quả, hoặc sản phẩm của dịch vụ sự nghiệp công;

+ Quy trình, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật đối với dịch vụ sự nghiệp công.

- Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có dịch vụ sự nghiệp công phải đấu thầu có trách nhiệm:

+ Ban hành tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của riêng Bộ, ngành, đơn vị, địa phương mình;

+ Ban hành hồ sơ mẫu đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công trong từng lĩnh vực;

+ Cụ thể hoá các tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành ban hành để thực hiện đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của Bộ, ngành, địa phương mình.

4. Trình duyệt, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà cung cấp quy định trong Điều 7 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

a) Trình duyệt kế hoạch đấu thầu:

Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định đấu thầu. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu bao gồm:

+ Văn bản trình duyệt:

* Dự toán kinh phí được duyệt cho dịch vụ sự nghiệp công cần đấu thầu;

* Báo cáo về phần công việc đã thực hiện liên quan đến chuẩn bị đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, các căn cứ pháp lý để thực hiện;

* Nội dung kế hoạch đấu thầu theo quy định tại điểm b mục 3 Thông tư này;

* Báo cáo phần kế hoạch đấu thầu bao gồm những công việc đã hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại mục 5 Thông tư này;

* Báo cáo về phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại mục 7 Thông tư này.

+ Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt: Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu.

b) Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu:

- Thủ trưởng cơ quan ở trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của Bộ, cơ quan trung ương theo quy định;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của địa phương theo quy định.

Thời gian phê duyệt kế hoạch đấu thầu không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định và ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có).

c) Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà cung cấp:

- Thủ trưởng cơ quan ở trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt, hoặc uỷ quyền cho thủ trưởng đơn vị cấp dưới trực thuộc phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trên cơ sở báo cáo của cơ quan thẩm định;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt hoặc phân cấp cho thủ trưởng đơn vị, cơ quan chuyên môn trực thuộc phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương trên cơ sở báo cáo của cơ quan thẩm định.

Thời gian phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà cung cấp tối đa là 20 (hai mươi) ngày cho mỗi nội dung, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Thẩm định trong đấu thầu quy định tại Điều 8 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

Thẩm định trong đấu thầu bao gồm thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

a) Cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định:

- Đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương thì cơ quan giúp việc về tài chính cho Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch đấu thầu; cơ quan giúp việc về chuyên ngành chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan làm nhiệm vụ thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà cung cấp;

- Đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tài chính chủ trì phối hợp với sở chuyên ngành thẩm định kế hoạch đấu thầu; Sở chuyên ngành chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà cung cấp.

b) Yêu cầu thẩm định:

- Cơ quan, tổ chức, bộ phận được giao nhiệm vụ thẩm định kế hoạch đấu thầu tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại điểm a và b mục 3 Thông tư này; lập báo cáo kết quả thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm a mục 4 Thông tư này;

- Cơ quan, tổ chức, bộ phận được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ mời thầu tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 23 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Cơ quan, tổ chức, bộ phận được giao nhiệm vụ thẩm định kết quả lựa chọn nhà cung cấp tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 72 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Thời gian thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 20 (hai mươi) ngày cho mỗi nội dung công việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Chi phí trong đấu thầu quy định trong Điều 9 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

a) Cơ quan tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước được thu các khoản sau:

- Thu từ việc bán hồ sơ mời thầu: Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu (bao gồm cả thuế) với mức giá bán do thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức đấu thầu quyết định căn cứ quy mô, tính chất của dịch vụ, nhưng tối đa là 1.000.000 đồng/bộ (một triệu đồng) đối với gói thầu trong nước. Đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ quốc tế;

- Thu phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng) và tối đa là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).

- Trường hợp nhà cung cấp có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì cơ quan, đơn vị mời thầu được phép thu của nhà thầu để bảo đảm chi phí cho việc xem xét giải quyết xử lý kiến nghị đó. Mức thu bằng 0,01% giá dự thầu của nhà cung cấp có kiến nghị nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng/nhà cung cấp (hai triệu đồng) và tối đa là 30.000.000 đồng/nhà cung cấp (ba mươi triệu đồng). Trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thực hiện bồi thường theo khoản 5, Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức; đối với tổ chức sử dụng kinh phí của đơn vị để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

b) Bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng:

- Để nâng cao trách nhiệm, các nhà cung cấp khi tham gia dự thầu phải nộp một khoản tiền bảo đảm dự thầu. Thu về bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu và xác định tối đa bằng 3% giá gói thầu được duyệt. Bảo đảm dự thầu được trả lại cho các nhà cung cấp không trúng thầu trong thời gian không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu (trừ trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6, Điều 27 của Luật đấu thầu)

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, tối đa bằng 10% giá hợp đồng. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng được kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có). Nhà cung cấp không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực;

- Đối với gói thầu quy mô nhỏ dưới 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng), thu về giá trị bảo đảm dự thầu là 1% giá gói thầu và giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% giá hợp đồng.

c) Nội dung chi phí trong đấu thầu:

- Chi lập hồ sơ mời thầu;

- Chi đăng tin mời thầu (nếu có);

- Chi thuê thẩm định (nếu có);

- Chi cho hoạt động của tổ chuyên gia;

- Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà cung cấp (nếu có);

- Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà cung cấp;

- Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động đấu thầu.

Trường hợp phải thuê tư vấn trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu (tư vấn lựa chọn công nghệ; tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu...), nếu chi phí tư vấn dưới 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) thì cơ quan, đơn vị được thực hiện theo phương thức chỉ định thầu; Nếu chi phí tư vấn từ 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên thì phải thực hiện đấu thầu theo quy định.

d) Mức chi:

- Chi thuê thẩm định, chi đăng tin mời thầu: Theo hợp đồng thực tế phát sinh;

- Chi họp tổ chuyên gia, chi họp thẩm định kế hoạch đấu thầu, họp thẩm định hồ sơ mời thầu, họp Hội đồng tư vấn và các khoản chi khác: Thực hiện theo tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Đối với các nội dung chi chưa có mức chi cụ thể (chưa có chế độ quy định) thì cơ quan tổ chức đấu thầu được phép chi theo thực tế phát sinh, bảo đảm có chứng từ hợp lý, hợp lệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chi tiêu;

- Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà cung cấp (kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà cung cấp) được tính bằng 0,01% giá gói thầu, nhưng mức tối thiểu là 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng) và mức tối đa là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng);

- Chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà cung cấp được tính bằng 0,01% giá dự thầu của nhà cung cấp có kiến nghị, nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) và tối đa là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).

đ) Nguồn kinh phí bảo đảm cho quá trình đấu thầu:

Cơ quan tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại điểm a, mục 6 Thông tư này để chi phí cho quá trình đấu thầu, giải quyết các kiến nghị của nhà cung cấp.

Trường hợp nguồn kinh phí quy định tại điểm a mục 6 nêu trên không đảm bảo để chi cho quá trình đấu thầu thì cơ quan tổ chức đấu thầu được phép sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan mình để bù đắp. Trường hợp còn dư, được bổ sung kinh phí hoạt động của cơ quan mình.

7. Hình thức và yêu cầu khi lựa chọn nhà cung cấp, quy định trong Điều 10 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

a) Đấu thầu rộng rãi: Các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc danh mục bắt buộc đấu thầu phải tổ chức đấu thầu rộng rãi. (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, c mục này)

Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo về thông tin mời thầu theo những nội dung dưới đây để các nhà cung cấp biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà cung cấp hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà cung cấp gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Thông tin về đấu thầu gồm:

- Kế hoạch đấu thầu;

- Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển;

- Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;

- Danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu;

- Kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

- Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành;

- Các thông tin liên quan khác.

Các thông tin nêu trên phải được đăng tải trên báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời có thể đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo thuận tiện trong việc tiếp cận của các tổ chức và cá nhân có quan tâm.

Trường hợp tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 3 (ba) nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị, bộ phận được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định cho phép kéo dài thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm hồ sơ dự thầu hoặc cho phép mở thầu để tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đã nộp.

b) Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Dịch vụ có yêu cầu cao về kỹ thuật, hoặc kỹ thuật có tính đặc thù, dịch vụ có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà cung cấp có khả năng đáp ứng yêu cầu của dịch vụ.

Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu 5 (năm) nhà cung cấp được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà cung cấp, cơ quan tổ chức mời thầu phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đấu thầu xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.

c) Chỉ định thầu: Áp dụng trong trường hợp tổng giá trị của dịch vụ sự nghiệp công từ nguồn ngân sách nhà nước dưới 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) và kế hoạch đấu thầu, dự toán gói thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trường hợp thấy cần thiết thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định tổ chức đấu thầu đối với dịch vụ có tổng trị giá dưới 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng).

Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà cung cấp được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu.

8. Đánh giá hồ sơ dự thầu quy định tại Điều 14 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

Cơ quan tổ chức đấu thầu chịu trách nhiệm đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà cung cấp có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu theo các bước đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết và đàm phán hợp đồng thực hiện theo Điều 18 và Điều 19 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

a) Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu:

Việc đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu căn cứ vào:

- Tính hợp lệ của đơn dự thầu;

- Tư cách hợp lệ của nhà cung cấp;

- Tính hợp lệ của dịch vụ cung cấp;

- Số lượng bản gốc và các bản sao hồ sơ dự thầu;

- Bảo đảm dự thầu;

- Biểu chào hàng;

- Năng lực, kinh nghiệm của nhà cung cấp trong 03 năm liên tiếp;

- Các yêu cầu khác được quy định trong hồ sơ mời thầu.

Trường hợp nhà cung cấp không đáp ứng được một trong những yêu cầu đã nêu trong hồ sơ mời thầu thì bị loại không được xem xét tiếp.

b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu:

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu cần đi sâu vào các nội dung:

- Kinh nghiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ như thời gian cung cấp dịch vụ, số năm hoạt động cung cấp dịch vụ...;

- Năng lực cụ thể như cơ sở vật chất kỹ thuật, số lượng lao động, cán bộ chuyên môn...;

- Năng lực về tài chính bao gồm tổng giá trị tài sản, giá trị tài sản tham gia vào cung ứng dịch vụ, doanh thu hàng năm, lợi nhuận trước thuế và sau thuế, giá trị các hợp đồng đang thực hiện cung ứng, khả năng tín dụng...

b1) Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu: Sử dụng phương pháp thang điểm để đánh giá, xếp hạng hồ sơ dự thầu.

b2) Cách đánh giá:

- Đánh giá về kỹ thuật, nghiệp vụ: Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật sử dụng thang điểm 100 để đánh giá, bao gồm các nội dung:

+ Kinh nghiệm và năng lực của nhà cung cấp. Thang điểm đối với nội dung này từ 10 đến 20 điểm;

+ Công nghệ sử dụng để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. thang điểm đối với nội dung này quy định từ 30 đến 40 điểm;

+ Nhân sự của nhà cung cấp để thực hiện gói thầu ; thang điểm đối với nội dung này quy định từ 60 đến 40 điểm.

Điểm kỹ thuật, nghiệp vụ được xác định bằng tổng số điểm của 03 nội dung trên. Mức điểm tối thiểu về kỹ thuật, nghiệp vụ do cơ quan mời thầu quyết định nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm. Hồ sơ dự thầu không đạt điểm tối thiểu về mặt kỹ thuật thì bị loại vì không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.

- Đánh giá về mặt tài chính: Sử dụng thang điểm 100 để đánh giá. Trước khi xác định điểm về mặt tài chính, giá của hồ sơ dự thầu phải được sửa lỗi và hiệu chỉnh;

Điểm tài chính đối với từng hồ sơ dự thầu được xác định như sau:

Điểm tài chính
(của hồ sơ dự thầu đang xét)

=

Giá thấp nhất trong số các nhà thầu
(đã vượt qua đánh giá về kỹ thuật)

x 100

Giá dự thầu (của hồ sơ dự thầu đang xét)

- Đánh giá về thời gian cung ứng dịch vụ sự nghiệp công: Sử dụng thang điểm 100 để đánh giá. Tỷ trọng điểm về mặt thời gian quy định từ 1% - 2% tổng số điểm;

- Đánh giá tổng hợp: Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, đánh giá về mặt tài chính và đánh giá về thời gian cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không được quy định cao hơn 30% tổng số điểm; Tỷ trọng điểm về mặt thời gian quy định từ 1% - 2% tổng số điểm; Nhà cung cấp có điểm tổng hợp cao nhất được cơ quan tổ chức đấu thầu xếp thứ nhất khi trình cơ quan thẩm định kết quả lựa chon nhà cung cấp.

Điểm tổng hợp đối với một hồ sơ dự thầu được xác định theo công thức sau:

Điểm tổng hợp = Điểm kỹ thuật x (K) + Điểm tài chính x (C) + Điểm thời gian x (T)

Trong đó:

K: Là tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật (quy định trong thang điểm tổng hợp).

C: Là tỷ trọng điểm về mặt tài chính (quy định trong thang điểm tổng hợp).

T: Là tỷ trọng điểm về mặt thời gian (quy định trong thang điểm tổng hợp).

Và thoả mãn các điều kiện:

K + C + T = 100 %

K ≥ 70%

C ≤ 30 %

1% ≤ T ≤ 2%

Điểm kỹ thuật: Là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt kỹ thuật theo quy định nêu trên.

Điểm tài chính: Là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt tài chính theo quy định tại điểm b khoản này.

Điểm thời gian: là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định cho thời gian thực hiện dịch vụ sự nghiệp công (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc).

Những vấn đề về thông tin trong đấu thầu, xử lý đấu thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu.

9. Hợp đồng giao nhận cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; điều chỉnh hợp đồng quy định tại Điều 16 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

a) Sau khi kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tổ chức đấu thầu gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu cho các nhà cung cấp tham gia dự thầu (bao gồm cả nhà cung cấp trúng thầu và không trúng thầu). Trong thông báo kết quả đấu thầu, bên mời thầu không cần giải thích lý do đối với nhà cung cấp không trúng thầu.

Bên mời thầu gửi thông báo trúng thầu tới nhà cung cấp trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng và cùng nhà cung cấp dịch vụ tiến hành ký hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.

Thông báo trúng thầu và hợp đồng giao nhận cung cấp dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện đối với cả ba hình thức lựa chọn nhà cung cấp như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu.

b) Nội dung hợp đồng phù hợp với các nội dung đã quy định tại hồ sơ mời thầu và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình thương thảo, hoàn thiện và ký hợp đồng thực hiện phải căn cứ vào kết quả đấu thầu được duyệt và các yêu cầu đã nêu trong hồ sơ mời thầu, giải thích và làm rõ thêm hồ sơ dự thầu của nhà cung cấp (nếu thấy cần thiết).

Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận bổ sung một số nội dung khác trong hợp đồng nhưng không trái với các quy định của pháp luật.

Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà cung cấp phải gửi thư chấp thuận và thương thảo hợp đồng với bên mời thầu theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu. Nếu quá thời hạn quy định tại thông báo trúng thầu mà nhà cung cấp từ chối thương thảo, hoặc không chấp thuận thì cơ quan tổ chức đấu thầu báo cáo người có thẩm quyền quyết định huỷ kết quả đấu thầu trước đó, xem xét quyết định chọn nhà cung cấp xếp hạng kế tiếp để mời thương thảo, hoàn thiện hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Nhà cung cấp từ chối thương thảo hợp đồng không được nhận lại tiền đảm bảo dự thầu đã đóng trước đó.

c) Trong quá trình thực hiện hợp đồng có phát sinh tình huống, khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng thì bên mời thầu, nhà cung cấp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Việc giải quyết kiến nghị trong đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

10. Đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Điều 18 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

a) Dịch vụ sự nghiệp công không đủ điều kiện đấu thầu được thực hiện theo phương thức đặt hàng. Thẩm quyền quyết định đặt hàng như sau:

- Thủ trưởng cơ quan ở trung ương quyết định đặt hàng đối với dịch vụ sự nghiệp công không đủ điều kiện để đấu thầu, các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được bố trí từ ngân sách trung ương; ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện đặt hàng cung cấp dịch vụ đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương ;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đặt hàng đối với dịch vụ sự nghiệp công không đủ điều kiện đấu thầu, các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được bố trí từ ngân sách địa phương; ủy quyền cho Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện đặt hàng cung cấp dịch vụ đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

b) Nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công phải có đủ năng lực về vốn, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng đặt hàng.

c) Căn cứ đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công:

- Căn cứ vào Quyết định của người có thẩm quyền quyết định đặt hàng đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

- Đơn giá, hoặc giá của dịch vụ công cung cấp theo phương thức đặt hàng được xác định trên cơ sở áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục nhà nước phải thẩm định giá thì đơn giá đặt hàng là thông báo thẩm định giá của cơ quan quản lý giá theo quy định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và quy định của pháp luật có liên quan.

Trên cơ sở dự toán được giao và đơn giá hoặc giá dịch vụ sự nghiệp công được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan đặt hàng xác định số lượng, khối lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công để ký hợp đồng đặt hàng.

d) Nội dung hợp đồng đặt hàng, điều chỉnh giá trị hợp đồng đặt hàng thực hiện theo quy định tại Điều 20, 21 của Quy chế kèm theo Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

- Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được người có thẩm quyền quyết định đặt hàng xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá dịch vụ trong kế hoạch đặt hàng đã được duyệt và phải được người có thẩm quyền quyết định đặt hàng cho phép;

- Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi đặt hàng thì người ký hợp đồng đặt hàng thoả thuận với nhà cung cấp đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền quyết định đặt hàng xem xét, quyết định.

đ) Thanh toán đối với dịch vụ sự nghiệp công thực hiện theo phương thức đặt hàng căn cứ vào:

- Hợp đồng đặt hàng đã được ký kết giữa cơ quan đặt hàng với nhà cung cấp;

- Biên bản nghiệm thu số lượng, khối lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công hoàn thành giữa cơ quan đặt hàng với nhà cung cấp;

- Giá, đơn giá thanh toán do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định;

- Các tài liệu khác có liên quan.

Trình tự và thủ tục thanh toán, quyết toán sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công thực hiện theo Quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

11. Giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại Điều 24 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước chưa đủ điều kiện để thực hiện đấu thầu (quy định tại Điều 5Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg và mục 2 thông tư này); hoặc đặt hàng (quy định tại Điều 18 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg và mục 10 thông tư này) thì Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện theo quy định hiện hành. Việc phân bổ dự toán ngân sách, thanh toán, quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ, thực hiện theo Quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Nghị định.

12. Lập và chấp hành, quyết toán vốn ngân sách nhà nước khi thực hiện đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Điều 22 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

a) Lập dự toán: Căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung dịch vụ sự nghiệp công cần phải đấu thầu, đặt hàng; các đơn vị được giao thực hiện đấu thầu, đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công lập dự toán ngân sách đối với dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đấu thầu, đặt hàng gửi cơ quan chủ quản cấp trên để tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước hiện hành.

b) Phân bổ và giao dự toán ngân sách về đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công: Trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định, dự toán giao cho các đơn vị trực thuộc phải phân định rõ dự toán để thực hiện nhiệm vụ đấu thầu, đặt hàng đối với các dịch vụ sự nghiệp công.

Các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động được phép lập dự toán chi phí trong đấu thầu và tổng hợp chung trong dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thầm quyền phê duyệt.

c) Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị được phân cấp thực hiện tổ chức đấu thầu (đặt hàng) cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.

d) Nhà cung cấp là đơn vị sự nghiệp khi trúng thầu hoặc được nhận đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công phải theo dõi, hạch toán riêng phần kinh phí được nhận do đấu thầu hoặc đặt hàng đem lại, và phải thực hiện các nghĩa vụ về tài chính (nếu có).

đ) Đối với các dịch vụ sự nghiệp công được phép thu phí từ đối tượng sử dụng dịch vụ sự nghiệp công (như đào tạo, dạy nghề, y tế…) có quy định về thu phí, học phí thì phần thu phí, học phí để lại theo chế độ quy định sẽ được tính vào giá gói thầu, giá dự thầu, giá trúng thầu, giá hợp đồng. Các loại giá trên sẽ bao gồm hai phần: Kinh phí nhà nước bảo đảm và kinh phí thu từ đối tượng sử dụng.

Nhà cung cấp dịch vụ được phép thu phần học phí, viện phí từ đối tượng sử dụng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật để bù đắp một phần chi phí và quyết toán cùng với khoản chi do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành.

e) Chênh lệch thu lớn hơn chi từ hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện như sau:

- Đối với nhà cung cấp là đơn vị sự nghiệp công lập, sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (nộp các loại thuế theo quy định), phần còn lại được sử dụng theo khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

- Đối với nhà cung cấp là doanh nghiệp, thực hiện hạch toán theo quy định của Luật doanh nghiệp;

- Đối với nhà cung cấp là cá nhân, đơn vị ngoài công lập tự quyết định sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nước ;

f) Nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thực hiện quyết toán vốn và quyết toán hồ sơ theo quy định hiện hành của pháp luật.

13. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy định tại Điều 25 Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thực hiện như sau:

a) Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

- Thủ trưởng cơ quan ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức kiểm tra, theo dõi và giám sát việc thực hiện đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức kiểm tra theo dõi và giám sát việc thực hiện đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công do nhà nước đặt hàng đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

b) Đối với cơ quan tài chính: Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan tài chính chuyên ngành thực hiện quản lý nhà nước về tài chính trong hoạt động đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

- Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không phù hợp với nội dung trong dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, thì yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại;

c) Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:

- Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao của bên mời thầu và hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đã ký giữa bên mời thầu và nhà cung cấp, Kho bạc Nhà nước tạm ứng tối thiểu 30% giá trị hợp đồng cho nhà cung cấp để triển khai thực hiện công việc;

- Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện chi trả, thanh toán kịp thời các khoản chi từ ngân sách nhà nước theo tiến độ thực hiện hợp đồng; tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách nhà nước; xác nhận số thực chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước của các nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

14. Hiệu lực thi hành

a) Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

b) Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phản ảnh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh ,thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng;
-Văn phòng Quốc Hội;
-Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án NDTC; Kiểm toán NN;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính, Kho bạc NN các tỉnh,TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Công báo ,Website CP, Website BTC;
- Các Vụ: CST, NSNN, Cục QLCS;
- Lưu VT, Vụ HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Sỹ Danh

THE MINISTRY OF FINANCE

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 105/2008/TT-BTC

Hanoi, November 13, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE PRIME MINISTERS DECISION NO. 39/2008/QD-TTG OF MARCH 14, 2008, ON BIDDING, PLACEMENT OF ORDERS FOR, AND ASSIGNMENT OF THE PROVISION OF, PUBLIC NON-BUSINESS SERVICES FUNDED WITH THE STATE BUDGET

Pursuant to the Governments Decree No. 58/2008/ND-CP of May 5, 2008, guiding the implementation of the Bidding Law and the selection of construction contractors under the Construction Law;
Pursuant to the Prime Ministers Decision No. 39/2008/QD-TTg of March 14, 2008, promulgating the Regulation on bidding, placement of orders for, and assignment of the provision of public non-business services funded with the state budget;
The Ministry of Finance guides a number of articles of the Regulation on bidding, placement of orders for, and assignment of the provision of, public non-business services funded with the state budget, promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 39/2008/QD-TTg of March 14, 2008, as follows:

1. Subjects of application under Article 2 of Decision No. 39/2008/QD-TTg of March 14, 2008 (below referred to as Decision No. 39/2008/QD-TTg) include:

a/ State management agencies, agencies allocated with funds for providing public non-business services and agencies tasked to provide, or authorized to organize bidding (or place orders) for the provision of, public non-business services funded with the state budget, including ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies: Peoples Committees of provinces or centrally run cities, administrative agencies and non-business units assigned to provide public non-business services.

Overseas Vietnamese representative agencies are not governed by this Circular.

b/ Domestic and foreign organizations of different economic sectors, regardless of whether they are public or non-public, which have the legal person status; independent professional practitioners lawfully operating in Vietnam and having sufficient conditions for and the function of providing services meeting the States requirements on the provision of public non-business services (below referred to as providers).

2. Provisions on the identification of public non-business services subject to bidding, placement of orders or assignment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Having a bidding plan and allocated funds for public non-business services put up for bidding.

- Having specified service users;

- Having specified service standards and quality;

- Using state budget funds of VND 500 million or more;

- Having a bidding decision of the head of a central agency (for public non-business services determined as spending tasks of the central budget) or the president of a provincial-level Peoples Committee (for public non-business services determined as spending tasks of the local budget);

Public non-business services which fully meet the above conditions must be put up for bidding. Only those that do not meet these conditions may apply the form of placement of orders or assignment.

For land measurement services for the grant of land use rights certificates, the president of a provincial-level Peoples Committee shall, based on practical conditions, decide on bidding for, placement of orders or assignment of these services.

For public non-business services valued at under VND 500 million while fully meeting the other conditions for bidding, the head of a central agency or the president of a provincial-level Peoples Committee shall, depending on specific conditions, decide on bidding for, placement of orders or assignment of these services.

b/ Apart from public non-business services subject to bidding (or placement of orders) listed in the Appendix to Decision No. 39/2008/QD-TTg, the head of a central agency or the president of a provincial-level Peoples Committee may, based on practical conditions, decide on other state budget-funded public non-business services subject to bidding (or placement of orders) and they shall report thereon to the Ministry of Finance for monitoring and management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Bidding;

- Placement of orders;

- Assignment of tasks.

Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies (below referred to as heads of central agencies) or presidents of Peoples Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as presidents of provincial-level Peoples Committees) shall, based on the list of public non-business services specified in the Appendix to Decision No. 39/2008/QD-TTg, decide on the mode of service provision as appropriate.

3. Planning and issuance of criteria for the evaluation of bids for public non-business services under Article 6 of Decision No. 39/2008/QD-TTg are specified as follows:

a/ Bases for making a plan on bidding for a public non-business service

- The public non-business service is on the list of services subject to bidding, which is attached to Decision No. 39/2008/QD-TTg;

- Bidding for the public non-business service (outside the list of services subject to bidding, which is attached to Decision No. 39/2008/QD-TTg) has been decided by a competent agency under Point b, Section 2 of this Circular;

- The budget estimate allocated by a competent authority for the provision of the public non-business service;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Details of a bidding plan

Depending on its nature and process of provision, a public non-business service may be divided into bidding packages. Such division must ensure the entirety of the service. The details of each bidding package in a bidding plan include:

- Name of the bidding package: The name of the bidding package must express the characteristics, details and scope of work of the bidding package, matching the described details of the service;

- Standards and objectives of the bidding package;

- Price of the bidding package: The price of the bidding package shall be set by the bidding organizer using econo-technical norms and expense limits issued by competent state management agencies;

- Form of selection of a provider; bidding method;

- Form of contract;

- Funding sources: For a single bidding package, funding sources and mode of payment to the provider must be clearly stated;

- Time of selection of a provider: The time of organizing the selection of a provider for a bidding package to ensure the implementation schedule of the bidding package complies with the Bidding Law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Promulgation of criteria for evaluation of bids for public non-business services (including criteria for providers and for public non-business services)

- Based on the list of public non-business services (attached to Decision No. 39/2008/QD-TTg), ministers shall formulate and promulgate criteria for evaluating bids for each type of public non-business service under their management as a basis for evaluation of bids for the provision of public non-business services.

For public non-business services newly added to the list attached to Decision No. 39/2008/QD-TTg under decisions of heads of central agencies or presidents of provincial-level Peoples Committees, heads of central agencies or presidents of provincial-level Peoples Committees shall formulate and promulgate criteria for evaluation of bids.

- Criteria for a provider of a public non-business service include:

+ Criteria for evaluation of the providers financial capability and experience;

+ Criteria for evaluation of the managerial capability and labor force participating in the provision of the public non-business service;

+ Criteria for technical evaluation.

+ Time of provision of the public non-business service;

- Criteria for a public non-business service include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Criterion of the price (or unit price) of the public non-business service;

+ Criteria for quality evaluation based on results or products of the public non-business service;

+ Process and criteria for technical evaluation of the public non-business service.

- Heads of central agencies or presidents of provincial-level Peoples Committees having public non-business services subject to bidding shall:

+ Promulgate criteria for the selection of providers of public non-business services determined as spending tasks of their ministries, branches, units or localities;

+ Promulgate a model dossier of bidding for public non-business services in each domain;

+ Specify criteria promulgated by line ministries for bidding for public non-business services determined as spending tasks of their ministries, branches or localities.

4. Submission and approval of bidding plans, bidding dossiers and results of selection of providers under Article 7 of Decision No. 39/2008/QD-TTg are specified as follows:

a/ Submission of bidding plans for approval:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Documents to be submitted for approval:

* The approved estimated fund for the public non-business service subject to bidding;

* A report on performed jobs in preparation for the bidding for the provision of the public non-business service and legal grounds for performance;

* Contents of the bidding plan under Point b, Section 3 of this Circular;

* A report on the bidding plan, covering jobs having formed bidding packages to be performed in one of the forms of contractor selection specified in Section 5 of this Circular;

* A report on jobs to which none of the forms of contractor selection specified in Section 7 of this Circular can be applied.

+ Materials enclosed with documents to be submitted for approval: A bidding plan submitted for approval must be enclosed with copies of materials used as a basis for making the bidding plan.

b/ Competence to approve bidding plans:

- Heads of central agencies shall approve bidding plans for the provision of public non-business services determined as spending tasks of ministries or central agencies under regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The time limit for approving a bidding plan is 20 days from the date of receiving a report from the unit assigned to organize bidding for the provision of a public non-business service, an appraisal report of the appraisal agency or organization, and opinions of concerned agencies (if any).

c/ Competence to approve bidding dossiers and results of selection of providers:

- Heads of central agencies shall approve, or authorize heads of their subordinate units to approve, bidding dossiers and results of selection of providers of public non-business services determined as spending tasks of the central budget on the basis of reports of appraisal agencies;

- Presidents of provincial-level Peoples Committees shall approve, or assign heads of their subordinate professional units or agencies to approve, bidding dossiers and results of selection of providers of public non-business services determined as spending tasks of local budget on the basis of reports of appraisal agencies.

The time limit for approving a bidding dossier or results of selection of a provider is 20 (twenty) days from the date of receiving a complete and valid dossier.

5. Appraisal in bidding under Article 8 of Decision No. 39/2008/QD-TTg is specified as follows:

Appraisal in bidding covers appraisal of bidding plans, appraisal of bidding dossiers and appraisal of results of selection of contractors.

a/ Appraisal agencies, organizations or sections:

- For public non-business services falling within the approval competence of heads of central agencies, financial agencies assisting those heads shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, appraising bidding plans; other assisting specialized agencies shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, appraising bidding dossiers and results of selection of providers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Appraisal requirements:

- Agencies, organizations or sections assigned to appraise bidding plans shall examine and evaluate contents specified at Points a and b, Section 3 of this Circular; make and submit reports on appraisal results to authorities competent to approve bidding plans for the provision of state budget-funded public non-business services under Point a, Section 4 of this Circular;

- Agencies, organizations or sections assigned to appraise bidding dossiers shall examine and evaluate contents specified in Clause 2, Article 15 and Clause 2, Article 23 of the Governments Decree No. 58/2008/ND-CP of May 5, 2008, guiding the implementation of the Bidding Law and the selection of construction contractors under the Construction Law, and submit these dossiers to competent authorities for approval.

- Agencies, organizations or sections assigned to appraise results of selection of providers shall examine and evaluate contents specified in Article 72 of the Governments Decree No. 58/2008/ND-CP of May 5, 2008, guiding the implementation of the Bidding Law and the selection of construction contractors under the Construction Law, and submit these results to competent authorities for approval.

c/ The time limit for appraising a bidding plan, a bidding dossier or results of selection of a contractor is 20 (twenty) days from the date of receiving a complete and valid dossier for each job.

6. Expenses in bidding under Article 9 of Decision No. 39/2008/QD-TTg are specified as follows:

a/ Organizers of bidding for the provision of state budget-funded public non-business services may collect:

- Proceeds from the sale of bidding dossiers:

The bid solicitor shall sell a bidding dossier at the price (inclusive of taxes) which shall be decided by the head of the bidding organizer based on the size and nature of the service but must not exceed VND 1,000,000 (one million)/dossier set for domestic bidding packages. For international bidding, the selling price complies with international practice;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case the provider files a petition about the results of contractor selection, the bid solicitor may collect a fee from the contractor to cover expenses for the consideration and handling of such petition. The fee level is equal to 0.01% of the bid of the petitioning provider but must be between VND 2,000,000 (two million)/provider and VND 30,000,000 (thirty million)/provider. In case the contractors petition is concluded as proper, the organization or individual at fault shall refund the fee already paid by the contractor. Individuals committing violations of law while performing their duties, causing damage to others, shall pay compensations under Clause 5, Article 39 of the Ordinance on Cadres and Public Employees; violating organizations shall use their funds to pay compensations under law.

b/ Bid security and contract performance security:

- In order to raise their sense of responsibility, bidders shall pay a sum to secure their bids. The bid security sum shall be specified in the bidding dossier and must not exceed 3% of the approved price of a bidding package. Bid security sums shall be refunded to unsuccessful bidders within 30 (thirty) days after the date of notification of the bidding results (except those that violate the provisions of Clause 6, Article 27 of the Bidding Law);

- The contract performance security sum shall be specified in the bidding dossier and must not exceed 10% of the contractual price. The validity of the contract performance security may last until the time of performance of the warranty obligation (if any). The provider that refuses to perform a contract that has come into force will not be refunded the contract performance security sum;

- For bidding packages valued at under VND 500,000,000 (five hundred million), the bid security sum is equal to 1% of the price of a bidding package and the contract performance security sum is equal to 3% of the contractual price.

c/ Specific expenses in bidding:

- Expense for making a bidding dossier;

- Expense for publishing bid invitations on the mass media (if any);

- Expense for hiring appraisers (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expense for the advisory council to deal with petitions of providers (if any);

- Expense for appraisal of the results of selection of providers;

- Other expenses directly related to the bidding.

In case of hiring consultants to make bidding dossiers or organize bidding (selection of technologies; analysis and evaluation of bids), if the consultancy expense is under VND 500,000,000 (five hundred million), agencies or units may designate a contractor; if the consultancy expense is VND 500,000,000 (five hundred million) or higher, bidding must be organized under regulations.

d/ Expense levels:

- Expenses for hiring appraisers and publishing bid invitations on the mass media shall be paid according to actual expenses under contracts;

- Expenses for meetings of the experts team, meetings to appraise the bidding plan and bidding dossier, meetings of the advisory council, and other expenses comply with current norms and financial spending regulations. For expenses subject to no prescribed norms (no relevant regulations are available), the bidding organizer may pay expenses as actually incurred according to their reasonable and valid documents and shall be held responsible before law therefor;

- Expense for appraisal of the results of selection of providers (even when providers cannot be selected) is equal to 0.01% of the price of a bidding package but must be between VND 500,000 (five hundred thousand) and VND 30,000,000 (thirty million);

- Expense for the advisory council to deal with contractors petitions about results of selection of providers is equal to 0.01% of the bid offered by the petitioning provider but must be between VND 2,000,000 (two million) and VND 30,000,000 (thirty million);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizers of bidding for the provision of public non-business services may use funding sources specified at Point a, Section 6 of this Circular to cover bidding expenses and deal with providers petitions.

If the funding sources specified at Point a, Section 6 above are insufficient to cover bidding expenses, bidding organizers may use their regular operating funds to make up the deficit. Surplus funds, if any, may be added to the bidding organizers operating funds.

7. Forms of and requirements for selection of providers under Article 10 of Decision No. 39/2008/QD-TTg are specified as follows:

a/ Open bidding: Open bidding is mandatory for state budget-funded public non-business services which are subject to bidding (except cases specified at Points b and c of this Section).

Before issuing bidding dossiers, the bid solicitor shall supply providers with bid invitation information specified below. The bid solicitor shall sell bidding dossiers to bidders. A bidding dossier must not impose any condition to restrict the participation of providers or to create advantages for one or some providers, causing unfair competition.

Bidding information covers:

- Bidding plan;

- Prequalification participation invitation notice, prequalification results;

- Bid invitation, for open bidding;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Contractor selection results;

- Information on handling of violations of the bidding law;

- Current legal documents on bidding;

- Other relevant information.

The above information must be published on bidding newspapers and websites under the guidance of the Ministry of Planning and Investment and may also be published on other mass media so that any interested organizations and individuals can access.

If there are fewer than 3 (three) contractors submitting bids at the time of bidding closure, heads of agencies, units or sections assigned to organize bidding for the provision of public non-business services shall report to competent authorities to decide to allow the extension of the time for bid submission in order to have more bids or to allow the opening of submitted bid dossiers for evaluation.

b/ Restricted bidding: Restricted bidding is applied in the following cases:

Services subject to high or special technical requirements and those of research or experimental nature for which the number of providers capable of meeting service requirements is limited.

In case of restricted bidding, at least 5 (five) capable and experienced providers must be invited to the bidding; if such providers are fewer than five, bid solicitors shall report it to persons competent to decide on bidding who shall consider and decide to allow the organization of restricted bidding or application of other forms of selection of providers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case of designation of contractors, a capable and experienced provider meeting service requirements shall be selected according to the process of designation of contractors.

8. Evaluation of bids under Article 14 of Decision No. 39/2008/QD-TTg is specified as follows:

Bidding organizers shall evaluate bids for state budget-funded public non-business services. Such evaluation must be based on criteria for evaluation of bids and other requirements set forth in bidding dossiers to ensure that capable and experienced providers having feasible solutions are selected. The evaluation of bids according to the steps of preliminary evaluation, detailed evaluation and contract negotiation must comply with Articles 18 and 19 of the Governments Decree No. 58/2008/ND-CP of May 5, 2008, guiding the implementation of the Bidding Law and the selection of construction contractors under the Construction Law.

a/ Preliminary evaluation of bids:

The preliminary evaluation of a bid is based on:

- The validity of the bid application;

- The valid status of the provider;

- The validity of the service;

- The number of originals and copies of the bids;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The goods offer list;

- The providers capability and experience in 3 consecutive years;

- Other requirements set in the bidding dossier.

Providers that fail to meet any of the requirements set forth in the bidding dossier shall be eliminated.

b/ Detailed evaluation of bids:

The evaluation of a bid must focus on:

- The providers experience in service provision and number of years of service provision;

- Specific capacity such as material and technical foundations, number of laborers and professional staff;

- Financial capacity such as total value of assets, value of assets used in service provision, annual turnover, pre- and after-tax profits, value of service contracts being performed, credit capacity, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b2/ Way of evaluation:

- Technical and professional evaluation: A 100-point scale shall be used for technical evaluation, covering:

+ The providers experience and capability: between 10 and 20 points;

+ Technology used to provide the public non-business service: between 30 and 40 points;

+ The providers staff to perform the bidding package: between 60 and 40 points.

Technical and professional points are the total of points of the above 3 items. The minimum required number of technical and professional points shall be decided by the bid solicitor but must not be lower than 70% of the total points. A bid failing to attain the minimum number of technical points shall be eliminated for failure to meet technical requirements.

- Financial evaluation: A 100-point scale shall be used for financial evaluation. Before determining financial points, the price of a bid must be corrected and adjusted;

Financial points of each bid are determined as follows:

Financial points (of the bid under consideration)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Lowest bid offered by contractors (having passed technical evaluation)

x

100

Bid price (of the bid under consideration)

- Evaluation of the time of provision of the public non-business service: A 100-point scale shall be used for this evaluation. The time-based points should represent 1 -2% of the total points.

- General evaluation: Criteria for general evaluation shall be set based on criteria for technical evaluation, financial evaluation and evaluation of the time of provision of public non-business services, of which technical and professional points must represent at least 70% of the total points; financial points must represent 30% at most of the total points; and time-based points must account for 1-2% of the total points. The provider with the highest total of points shall be ranked first by the bidding organizer in the results of selection of providers submitted to the appraisal agency.

Total points of a bid are determined according to the following formula:

Total points = Technical points x (K) + Financial points x (C) + Time-based points x (T)

Of which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



C is the ratio of financial points (prescribed under the general marking scale),

T is the ratio of time-based points (prescribed under the general marking scale), provided that:

K + C + T = 100%

K ≥ 70%

C ≤ 30%

1% ≤ T ≤ 2%

Technical points are the bids points determined at the stage of technical evaluation according to the above regulations.

Financial points are the bids points determined at the stage of financial evaluation under Point b of this Clause.

Time-based points are the bids points determined for the time of provision of a public non-business service (from the beginning to the completion of the provision).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Delivery and receipt contracts for the provision of public non-business services and adjustment of contracts under Article 16 of Decision No. 39/2008/QD-TTg are specified as follows:

a/ After bidding results are approved by competent authorities, bidding organizers shall notify in writing bidding results to bidders (including both successful and unsuccessful bidders). In notices of bidding results, bid solicitors need not to explain reasons for unsuccessful bids.

Bid solicitors shall send notices of successful bids, enclosed with draft contracts, to successful bidders and sign contracts with them in accordance with law.

Notices of successful bids and delivery and receipt contracts for the provision of public non-business services apply to all three forms of selection of providers: open bidding, restricted bidding and designation of contractors.

b/ Contractual terms must comply with the contents specified in bidding dossiers and current laws.

The negotiation, finalization and conclusion of contracts must be based on approved bidding results and requirements set forth in bidding dossiers, explaining and clarifying providers bids (when necessary).

In addition, the parties may reach agreement on additional contractual terms which must not contravene law.

After receiving a notice of its successful bid, the provider shall send a letter of approval and negotiate a contract with the bid solicitor within the time limit prescribed in the bidding dossier. Past the time limit prescribed in such, notice, if the provider refuses to negotiate or disapproves, the bidding organizer shall report it to a competent person who shall decide to cancel the bidding results, consider and decide to select the second-ranked provider and invite him/her to negotiate and finalize a contract on the provision of a public non-business service. A provider that refuses to negotiate a contract is not allowed to receive back the bid security sum already paid.

c/ In the course of performance of a contract, if there arise any circumstances causing difficulties to contract performance, the bid solicitor and provider shall report them to competent agencies for consideration and decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Placement of orders for the provision of public non-business services under Article 18 of Decision No. 39/2008/QD-TTg is specified as follows:

a/ Placement of orders is applied to public non-business services that fail to fully meet the conditions for bidding: The competence to decide on placement of orders is specified as follows:

- Heads of central agencies may decide on placement of orders for public non-business services that fail to fully meet the conditions for bidding, scientific research schemes and projects funded with central budget allocations; and authorize heads of their specialized agencies to place orders for the provision of public non-business services determined as spending tasks of the central budget;

- Presidents of provincial-level Peoples Committees shall decide on placement of orders for public non-business services that fail to fully meet the conditions for bidding, scientific research schemes and projects funded with local budgets; and authorize heads of their specialized agencies to place orders for the provision of public non-business services determined as spending tasks of local budget.

b/ Public non-business service providers must be capable in terms of capital, technical level, production technology, management ability and technical skills of workforce to meet the requirements of order placement contracts.

c/ Bases for placement of orders for public non-business services:

- A decision of the person competent to decide on placement of orders for the state budget-funded public non-business service.

- Unit price or price of the public non-business service provided by placement of orders, determined on the basis of current econo-technical norms and expense limits promulgated by competent agencies. For public non-business services subject to the States price appraisal, their unit prices for placement of orders shall be indicated in price appraisal notices of price management agencies under the Governments regulations detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Prices and relevant laws.

Based on allocated funds and unit prices or charges of public non-business services decided by competent state management agencies, order-placing agencies shall determine the quantity, volume and quality of public non-business services in order to sign order placement contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A contract may be adjusted only during the period of contract performance under the signed contract and must be considered and decided by a person competent to decide on placement of orders. The adjusted contractual price must not exceed the fund estimate, total fund estimate or service charge under the approved plan on placement of orders and must be permitted by a person competent to decide on placement of orders;

- If there arise reasonable jobs outside the scope of the placed order, the person signing the order placement contract shall reach agreement with the provider that has signed the contract on making additional calculations for these jobs and report them to the person competent to decide on placement of orders for consideration and decision.

dd/ Payment for public non-business services provided by placement of orders is based on:

- The order placement contract signed between the order-placing agency and the provider;

- A record of take-over test of the quantity, volume and quality of the completed public non-business service between the order-placing agency and the provider;

- Price or unit price for payment as decided by a competent state management agency;

- Other relevant documents.

The order of and procedures for payment and settlement of public non-business products and services comply with the Governments Decree No. 60/2003/ND-CP of June 6, 2003, detailing and guiding the implementation of the State Budget Law, and guiding documents.

11. Assignment of the provision of state budget-funded public non-business services under Article 24 of Decision No. 39/2008/QD-TTg is specified as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12. Elaboration, implementation and settlement of state budget funds for bidding for the provision of public non-business services under Article 22 of Decision No. 39/2008/QD-TTg are specified as follows:

a/ Elaboration of budget fund estimates: Based on the tasks and contents of public non-business services subject to bidding or placement of orders, units assigned to organize bidding or place orders for these services shall make fund estimates for public non-business services put up for bidding or placement of orders and send them to their superior agencies in order to synthesize and send them to finance agencies of the same level for synthesis and submission to competent authorities for approval under the State Budget Law currently in force.

b/ Distribution and allocation of budget fund estimates for bidding for the provision of public non-business services: On the basis of fund estimates decided by competent authorities, fund estimates allocated to attached units must clearly indicate funds to be used for bidding or placement of orders for these services.

Public non-business units that cover some of their regular operating expenses or have all their operating expenses covered by the state budget may make estimates of expenses for bidding and include them in annual budget estimates for submission to competent authorities for approval.

c/ Based on fund estimates allocated by competent authorities, assigned units shall organize bidding (placement of orders) for the provision of public non-business services within the limits of these fund estimates.

d/ Providers that are non-business units, after having successfully bid or received orders for the provision of public non-business services, shall monitor and separately account funds received for such bids or orders, and fulfill financial obligations (if any).

dd/ For public non-business services for which charges are allowed to be collected from service users (such as training, job-training, healthcare) liable to pay charges or tuition fees, the amounts of charges or tuition fees retained under regulations shall be included in prices of bidding packages, bids, prices of successful bids or contractual prices. Each of the above prices is composed of a fund covered by the State and a fund collected from the user.

Providers may collect tuition fees or hospital fees from users of public non-business services under law to partially cover expenses and settle them together with expenditures covered by the state budget under current regulations.

e/ Positive difference between revenues and expenditures arising from a contract on the provision of a public non-business service is handled as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Providers that are enterprises shall account this difference under the Enterprise Law;

- Providers that are individuals or non-public units may decide how to use this difference after fulfilling financial obligations towards the State;

f/ Public non-business service providers shall settle allocated funds and finalize dossiers under current law.

13. Organization of implementation examination and supervision under Article 25 of Decision No. 39/2008/QD-TTg is specified as follows:

a/ For state management agencies:

- Heads of central agencies shall direct the examination, monitoring and supervision of the bidding or placement of orders for the provision of public non-business services determined as spending tasks of the central budget.

- Presidents of provincial-level Peoples Committees shall direct the examination, monitoring and supervision of the bidding or placement of orders for the provision of public non-business services ordered by the State which are determined as spending tasks of local budgets.

b/ For finance agencies: The Ministry of Finance, provincial-level Finance Services and specialized finance agencies shall perform the financial state management of bidding, placement of orders for, and assignment of the provision of, state budget-funded public non-business services;

- To verify the allocation of state budget estimates for state budget-funded public non-business services. If detecting that the allocation of such estimates is incompliant with the estimates allocated by competent state agencies or against policies, regulations, norms or quotas, to request budget-allocating agencies to adjust the estimates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Based on budget estimates allocated to bid solicitors and contracts on the provision of public non-business services signed between bid solicitors and providers, to advance at least 30% of the contractual value to the providers for performance;

- To control spending dossiers and documents and promptly pay state budget expenditures according to the progress of contract performance: to join finance agencies and competent state management agencies in examining the use of state budget funds; to certify actual state budget expenditures made via state treasuries by providers of state budget-funded public non-business services.

14. Effect

a/ This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

b/ Ministries, branches and provincial-level Peoples Committees should report any problems arising in the course of implementation to the Ministry of Finance for timely settlement.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER





Pham Sy Danh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 105/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 hướng dẫn Quyết định 39/2008/QĐ-TTg về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.095

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.49.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!