BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
- BỘ TÀI CHÍNH
----------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
10/2016/TTLT-BGTVT-BTC
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 5 năm 2016
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG
DẪN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ ĐỂ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT QUỐC
GIA DO NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14
tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11
ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng
02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết
và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng
6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách
nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng
5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng
10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng
12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng
12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng nguồn
kinh phí sự nghiệp kinh tế để thực hiện nhiệm vụ công ích trong lĩnh vực quản
lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng
nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế để thực hiện nhiệm vụ công ích trong lĩnh vực
quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có
liên quan đến công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế để
thực hiện nhiệm vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường
sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
Điều 3. Tài sản được Nhà nước cấp
kinh phí
1. Tài sản thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt
quốc gia do Nhà nước đầu tư (sau đây gọi là kết cấu hạ tầng đường sắt) được Nhà
nước cấp kinh phí quản lý, bảo trì hàng năm gồm:
a) Công trình kiến trúc tầng trên, nền đường và các
công trình phòng hộ của đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh có nối với
chính tuyến; hệ thống thoát nước, cọc
tiêu, biển báo.
b) Công trình cầu, cống, hầm, kè, tường chắn.
c) Công trình đường ngang.
d) Công trình thông tin, tín hiệu: tín hiệu ra vào
ga, đường truyền tải, trạm tổng đài, thiết bị khống chế, cáp tín hiệu, thiết bị
nguồn điện.
đ) Công trình kiến trúc: nhà ga, nhà Điều hành giao
thông vận tải đường sắt, kho ga, chòi gác, ke ga, hệ thống cấp, thoát nước.
e) Trạm biến áp, đường dây cấp điện cho ga.
g) Công trình phụ trợ phục vụ vận tải đường sắt:
bãi hàng, đường bộ chuyên dùng vào ga và bãi hàng, quảng trường ga, tường rào.
h) Công trình phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi
trường.
i) Thiết bị và các công trình phụ trợ khác liên
quan đến công trình nêu tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h nêu trên.
Những tài sản nêu trên không thực hiện trích khấu
hao cơ bản mà được theo dõi mức hao mòn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
2. Trường hợp kết cấu hạ tầng đường sắt được chuyển
nhượng có thời hạn thì Nhà nước không cấp kinh phí quản lý bảo trì cho tài sản
được chuyển nhượng mà thực hiện việc quản lý, bảo trì theo hợp đồng ký kết.
Điều 4. Nội dung chi nguồn kinh
phí sự nghiệp kinh tế đường sắt
Nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế đường sắt do Nhà
nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Sửa chữa định kỳ và đột xuất kết cấu hạ tầng đường
sắt.
3. Khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt do hậu
quả bão lụt, sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt gây ra.
4. Chi phí quản lý dự án cho các công việc nêu tại Khoản
1, 2, 3 Điều này;
5. Các nhiệm vụ khác
a) Kiểm tra, quan trắc, kiểm định, thẩm tra, thẩm định,
tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và tư vấn khác trong trường
hợp công trình thực hiện có yêu cầu hoặc cần thiết; kiểm toán, quyết toán.
b) Chi phí lập hoặc Điều chỉnh quy trình bảo trì đối
với công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng hoặc cần phải Điều chỉnh quy trình
bảo trì; chi phí xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật đối với trường hợp chưa có
định mức hoặc cần phải Điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật (trừ trường hợp do
cơ quan quản lý nhà nước thực hiện).
c) Chi phí bảo quản vật tư thu hồi giữ lại để sử dụng
lại (chưa xuất dùng vào công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt theo Khoản 3 Điều 12 Thông tư này).
Chương II
HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨC
THỰC HIỆN QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 5. Hình thức, phương thức
thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên; công
tác kiểm tra, quan trắc kiểm định kết cấu hạ tầng đường sắt; quản lý dự án thực
hiện theo phương thức đặt hàng.
2. Đối với sản phẩm, dịch vụ có tính chất xây lắp
và sản phẩm, dịch vụ mua sắm tài sản có giá trị trên 01 tỷ đồng thực hiện theo
phương thức đấu thầu; từ 01 tỷ đồng trở xuống nếu không đáp ứng đủ các Điều kiện
đấu thầu thì thực hiện theo phương thức đặt hàng.
3. Đối với sản phẩm, dịch vụ có tính chất tư vấn có
giá trị trên 500 triệu đồng thực hiện theo phương thức đấu thầu; từ 500 triệu đồng
trở xuống nếu không đáp ứng đủ các Điều kiện đấu thầu thì thực hiện theo phương
thức đặt hàng
4. Đối với công tác khắc phục hậu quả do sự cố,
thiên tai, tai nạn giao thông bước 1 thực hiện theo phương thức đặt hàng và phù
hợp với quy định của Thông tư số
01/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt
bão, ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt.
Điều 6. Đấu thầu lựa chọn nhà
thầu
1. Tổng công ty đường sắt Việt Nam tổ chức đấu thầu
lựa chọn nhà thầu thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Việc thực hiện giám sát, nghiệm thu, thanh toán
hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Đặt hàng thực hiện quản
lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Nhà thầu được nhận đặt hàng bảo trì kết cấu hạ tầng
đường sắt phải thỏa mãn Điều kiện quy định
tại Điều 21, Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10
năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (Nghị
định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ) và Khoản 2 Điều 9 của Nghị
định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều
của Luật Đường sắt.
2. Tổng công ty đường sắt Việt Nam xây dựng giá,
đơn giá sản phẩm bảo dưỡng thường xuyên công trình đường sắt theo quy định hiện hành trình Bộ Giao thông vận tải
phê duyệt. Trên cơ sở đó, Tổng công ty thực hiện ký hợp đồng đặt hàng với nhà
thầu theo quy định.
3. Việc thực hiện hợp đồng, giám sát, nghiệm thu,
thanh toán hợp đồng theo quy định của
pháp luật.
4. Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công ích đường sắt bao gồm các chỉ tiêu quy
định tại Khoản 2, Điều 22, Nghị định số 130/2013/NĐ-CP
của Chính phủ. Hợp đồng đặt hàng được Điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại Điều 23, Nghị định
số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Chương III
KẾ HOẠCH, DỰ TOÁN VÀ
THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ,
BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 8. Lập, giao kế hoạch quản
lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
Việc lập, giao kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ
tầng đường sắt được thực hiện theo quy định
hiện hành của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 9. Lập, phân bổ và giao dự
toán chi ngân sách Nhà nước nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế đường sắt
1. Tổng công ty đường sắt Việt Nam lập dự toán chi
ngân sách Nhà nước nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế đường sắt theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này trình Bộ Giao
thông vận tải trước 15 tháng 7 hàng năm. Bộ Giao thông vận tải xem xét và tổng
hợp vào dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm sau của Bộ Giao thông vận tải gửi
Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hàng năm để tổng hợp trình các cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước của
Bộ Tài chính giao và kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đã được
Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Điều 8 Thông tư này, Bộ
Giao thông vận tải lập phương án phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho từng
nhiệm vụ theo mẫu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông
tư này, gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định. Bộ Giao thông vận tải được để
lại phân bổ từ 1% đến 2% trên tổng số kinh phí được giao để dự phòng khắc phục
bão lũ, thời hạn phân bổ chậm nhất đến 31 tháng 10 hàng năm.
3. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ
Giao thông vận tải giao dự toán chi ngân sách Nhà nước theo từng nhiệm vụ theo
mẫu tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này cho Tổng
công ty đường sắt Việt Nam để tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực
hiện dự toán chi Ngân sách Nhà nước được giao, trường hợp Điều chuyển kinh phí
giữa các nhiệm vụ chi quy định tại Điều 4 Thông tư này, Bộ Giao thông vận tải quyết định sau khi
có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính. Trường hợp hết năm không sử
dụng hết, số kinh phí còn lại được xử lý theo quy định của Luật ngân sách Nhà
nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 10. Tạm ứng, thanh toán
nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế đường sắt
1. Tạm ứng, thanh toán nguồn kinh phí sự nghiệp
kinh tế đường sắt theo phương thức đấu thầu thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2. Tạm ứng, thanh toán nguồn kinh phí sự nghiệp
kinh tế đường sắt theo phương thức đặt hàng
a) Hồ sơ gửi Kho bạc Nhà nước lần đầu bao gồm: Quyết
định giao dự toán chi của Bộ giao thông vận tải; hợp đồng đặt hàng giữa Tổng
công ty đường sắt Việt Nam và nhà thầu thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng
đường sắt.
b) Tạm ứng kinh phí: Hồ sơ gửi từng lần tạm ứng bao
gồm: Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng) của Tổng công ty đường sắt
Việt Nam, trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc Nhà nước có căn cứ kiểm
soát và theo dõi khi thanh toán.
c) Thanh toán: Khi có khối lượng hoàn thành được
nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán của hợp đồng, Tổng công ty đường sắt Việt
Nam lập hồ sơ đề nghị thanh toán và gửi Kho bạc Nhà nước, gồm:
- Bản xác định giá trị khối lượng công việc quản
lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh
toán, có xác nhận giữa Tổng công ty đường sắt Việt Nam và nhà thầu;
- Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng hoàn
thành giữa Tổng công ty đường sắt Việt Nam và nhà thầu;
- Biên bản thu hồi vật tư (nếu có);
- Giá, đơn giá do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
mức trợ giá do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định;
- Giấy đề nghị thanh toán hoặc thu hồi tạm ứng của
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của Tổng công
ty Đường sắt Việt Nam;
- Tài liệu chứng từ hợp pháp khác theo quy định.
Định kỳ hàng tháng, Tổng công ty đường sắt Việt Nam
thực hiện nghiệm thu và hoàn thành các thủ tục để thanh toán kinh phí quản lý,
bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt hoàn thành cho các nhà thầu.
d) Trình tự, thủ tục, hồ sơ tạm ứng, thanh toán thực
hiện theo quy định tại Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ và các quy định, hướng dẫn khác có liên quan.
3. Mức tạm ứng và thời gian thu hồi tạm ứng
a) Mức tạm ứng
- Đối với những Khoản chi có giá trị hợp đồng từ 20
triệu đồng trở lên, mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của Tổng
công ty đường sắt Việt Nam và nhà thầu nhưng tối đa không vượt quá 50% giá trị
hợp đồng tại thời Điểm ký kết và không vượt quá dự toán năm được phê duyệt cho Khoản
chi đó.
- Đối với những Khoản chi không có hợp đồng và
nhưng Khoản chi có giá trị hợp đồng dưới 20 triệu đồng, mức tạm ứng theo tiến độ
thực hiện.
b) Thời gian thu hồi tạm ứng
Việc thu hồi tiền tạm ứng bắt đầu từ lần thanh toán
đầu tiên và thu hồi hết số tiền tạm ứng khi thanh toán lần cuối cùng của năm kế
hoạch.
Điều 11. Tạm ứng, thanh toán
các nội dung chi khác
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách Nhà nước do Bộ
Giao thông vận tải giao, định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ tài chính, giá và
đơn giá công việc được duyệt, Tổng công ty đường sắt Việt Nam thực hiện tạm ứng,
thanh toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đường sắt cho các đơn vị thực hiện các
nhiệm vụ chi khác (ngoài nhiệm vụ chi đã được quy
định về tạm ứng, thanh toán tại Điều 10 Thông tư này)
theo quy định tại Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ và các hướng dẫn khác có
liên quan. Mức tạm ứng và thời gian thu hồi tạm ứng theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
Điều 12. Quản lý, sử dụng và
thanh lý vật tư thu hồi
1. Toàn bộ vật tư thay ra trong quá trình quản lý,
bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt Tổng công ty đường sắt Việt Nam có trách nhiệm
thu hồi, thành lập Hội đồng để phân loại vật tư có khả năng sử dụng lại và vật
tư không sử dụng lại được; Bảo quản, theo dõi cả về số lượng và phản ánh giá trị
của vật tư thu hồi trên sổ sách kế toán. Chậm nhất 01 tháng từ khi thu hồi, Tổng
công ty phải lập phương án sử dụng trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
2. Đối với vật tư thu hồi không sử dụng lại được,
trong thời gian 01 tháng kể từ khi Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án xử
lý, Tổng công ty đường sắt Việt Nam tổ chức thanh lý, nhượng bán theo quy định. Trường hợp để vật tư thu hồi tồn đọng
quá thời gian nêu trên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm chi trả
tiền bảo quản.
3. Đối với vật tư giữ lại để sử dụng lại, Tổng công
ty đường sắt Việt Nam có trách nhiệm quản lý, bảo quản. Khi xuất dùng vào công
tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, Tổng công ty báo cáo Bộ Giao thông vận tải
để đề nghị Bộ Tài chính thực hiện ghi thu, ghi chi theo quy định.
4. Tổng công ty đường sắt Việt Nam lập dự toán chi
phí thu hồi, bảo quản, thanh lý vật tư thu hồi (không sử dụng lại và giữ lại để
sử dụng lại) thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt trình Bộ Giao thông vận tải phê
duyệt.
5. Tiền thu được từ nhượng bán, thanh lý vật tư thu
hồi thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt sau khi trừ đi chi phí thu hồi, bảo quản,
thanh lý, nhượng bán Tổng công ty đường sắt Việt Nam có trách nhiệm nộp vào
ngân sách trung ương trong thời gian 01 tháng kể từ thời Điểm hoàn thành nhượng
bán; trường hợp chậm nộp thì phải chịu thêm lãi suất chậm nộp tính theo lãi suất
cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời Điểm gần nhất cho số tiền và thời
gian chậm nộp. Số tiền nộp ngân sách Nhà nước được cân đối 100% cho công tác quản
lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
Điều 13. Trách nhiệm lập, kiểm
tra, thẩm định, phê duyệt quyết toán
1. Tổng công ty đường sắt Việt Nam:
a) Hàng năm lập báo cáo quyết toán nguồn kinh phí sự
nghiệp kinh tế đường sắt nộp Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính theo quy định.
b) Lập báo cáo quyết toán dự án, công trình hoàn
thành trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
2. Bộ Giao thông vận tải:
a) Thông báo kế hoạch kiểm tra quyết toán nguồn
kinh phí sự nghiệp kinh tế đường sắt cho Tổng công ty đường sắt Việt Nam và gửi
Bộ Tài chính để phối hợp thực hiện.
h) Chủ trì phối hợp Bộ Tài chính kiểm tra quyết
toán nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế đường sắt của Tổng công ty đường sắt Việt
Nam. Trên cơ sở kết quả kiểm tra quyết toán nêu trên, thực hiện xét duyệt quyết
toán nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế đường sắt của Tổng công ty đường sắt Việt
Nam theo quy định.
c) Phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn
thành theo quy định của pháp luật về đầu
tư xây dựng. Trường hợp có sự chênh lệch so với số liệu quyết toán kinh phí bảo
trì hàng năm của cơ quan có thẩm quyền, phải Điều chỉnh số liệu quyết toán hàng
năm theo quyết toán dự án hoàn thành.
3. Căn cứ kết quả xét duyệt quyết toán nguồn kinh
phí sự nghiệp kinh tế đường sắt của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính thẩm định
và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm cho Bộ Giao thông vận tải theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
Điều 14. Xử lý vi phạm
1. Khi kiểm tra, thẩm định quyết toán, cơ quan kiểm
tra, thẩm tra quyết toán được quyền xuất toán các Khoản chi sai quy định, chi không đúng chế độ và chi không nằm
trong dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; đồng thời người nào ra
lệnh chi sai người đó phải bồi hoàn cho công quỹ và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Số tiền xuất toán được
xử lý theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
2. Tổng công ty đường sắt Việt Nam và các Nhà thầu
thực hiện quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm trước Nhà
nước và pháp luật về tính chính xác, trung thực, hợp lệ, hợp pháp của số liệu
báo cáo quyết toán.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2016; áp dụng từ năm tài chính 2016 và thay thế Thông tư số
167/2011/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác
quản lý tài chính, giao kế hoạch, thanh toán vốn sự nghiệp kinh tế đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện nhiệm vụ công ích trong lĩnh vực
quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề
nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với
Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Hiếu
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Đông
|
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP Ban chỉ đạo PCTN TW;
- Viện KSNDTC;
- Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ GTVT, Tài Chính;
- Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (Vụ PC, NSNN, QLG, KBNN);
- Các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải (Vụ PC, KCHTGT, QLDN, Cục ĐSVN, TCT
ĐSVN);
- Website Bộ TC, Bộ GTVT;
- Lưu: VT, Cục TCDN (Bộ Tài chính);
- Lưu: VP, Vụ TC (Bộ GTVT).
PHỤ LỤC SỐ 01
(Ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 10/2016/TTLT-BGTVT-BTC ngày 10 tháng 5 năm 2016 của
Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính)
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGUỒN KINH PHÍ SỰ
NGHIỆP KINH TẾ ĐƯỜNG SẮT
Số TT
|
Nhiệm vụ
|
Đơn vị tính
|
Số lượng, khối
lượng
|
Dự toán chi
ngân sách nhà nước
|
I
1
2
n
|
Bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt
Sản phẩm thứ nhất
Sản phẩm thứ hai
Sản phẩm thứ n
|
|
|
|
II
1
2
n
|
Sửa chữa định kỳ và đột xuất kết cấu hạ tầng
đường sắt
Sản phẩm thứ nhất
Sản phẩm thứ hai
Sản phẩm thứ n
|
|
|
|
III
1
2
n
|
Khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt do
hậu quả sự cố, thiên tai và tai nạn bước 1
Khắc phục sự cố công trình 1
Khắc phục sự cố công trình 2...
Khắc phục sự cố thứ n
|
|
|
|
IV
|
Chi phí quản lý dự án
|
|
|
|
V
1
2
n
|
Nhiệm vụ khác
Kiểm tra quan trắc công trình đường sắt
Kiểm định công trình đường sắt
…..
|
|
|
|
PHỤ LỤC SỐ 02
(Ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 10/2016/TTLT-BGTVT-BTC ngày 10 tháng 5 năm 2016 của
Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính)
PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGUỒN
KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ ĐƯỜNG SẮT
Số TT
|
Nhiệm vụ
|
Đơn vị tính
|
Số lượng, khối
lượng
|
Dự toán chi
ngân sách nhà nước
|
I
1
2
n
|
Bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt
Sản phẩm thứ nhất
Sản phẩm thứ hai
Sản phẩm thứ n
|
|
|
|
II
1
2
n
|
Sửa chữa định kỳ và đột xuất kết cấu hạ tầng
đường sắt
Sản phẩm thứ nhất
Sản phẩm thứ hai
Sản phẩm thứ n
|
|
|
|
III
1
2
n
|
Khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt do
hậu quả sự cố, thiên tai và tai nạn bước 1
Khắc phục sự cố công trình 1
Khắc phục sự cố công trình 2...
Khắc phục sự cố thứ n
|
|
|
|
IV
|
Chi phí quản lý dự án
|
|
|
|
V
1
2
n
|
Nhiệm vụ khác
Kiểm tra quan trắc công trình đường sắt
Kiểm định công trình đường sắt
……..
|
|
|
|
PHỤ LỤC SỐ 03
(Ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 10/2016/TTLT-BGTVT-BTC ngày 10 tháng 5 năm 2016 của
Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính)
GIAO DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGUỒN KINH
PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ ĐƯỜNG SẮT
Đơn vị giao dự toán NSNN: Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam
Mã số ngân sách:
Kho bạc:
Mã số:
Nguồn: Sự nghiệp kinh tế đường sắt. Loại:
Khoản:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số TT
|
Nhiệm vụ
|
Dự toán chi
ngân sách nhà nước
|
I
1
2
n
|
Bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt
Sản phẩm thứ nhất
Sản phẩm thứ hai
Sản phẩm thứ n
|
|
II
1
2
n
|
Sửa chữa định kỳ và đột xuất kết cấu hạ tầng
đường sắt
Sản phẩm thứ nhất
Sản phẩm thứ hai
Sản phẩm thử n
|
|
III
1
2
n
|
Khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt do
hậu quả sự cố, thiên tai và tai nạn bước 1
Khắc phục sự cố công trình 1
Khắc phục sự cố công trình 2...
Khắc phục sự cố thứ n
|
|
IV
|
Chi phí quản lý dự án
|
|
V
1
2
n
|
Nhiệm vụ khác
Kiểm tra quan trắc công trình đường sắt
Kiểm định công trình đường sắt
……
|
|