CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------
|
Số: 14/2015/NĐ-CP
|
Hà Nội,
ngày 13 tháng 02 năm 2015
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25
tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6
năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt về kết cấu hạ tầng đường sắt; kinh
doanh đường sắt; phương tiện giao thông đường sắt; danh mục hàng nguy hiểm và vận
tải hàng nguy hiểm trên đường sắt; đường sắt đô thị; trách nhiệm của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến đường
sắt trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương II
KẾT
CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 3. Đất dành cho
đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ
tầng đường sắt chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và bảo vệ đất dành cho
đường sắt; bảo đảm sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt và thực hiện đúng
các quy định của pháp luật về đất đai. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình
đường sắt chịu trách nhiệm bảo vệ đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
và hành lang an toàn giao thông đường sắt; phát hiện và xử phạt vi phạm phạm vi
bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Đất dành cho đường sắt phải được cắm
mốc chỉ giới. Việc cắm mốc chỉ giới được quy định như sau:
a) Đối với đất quy hoạch dành cho đường
sắt:
Việc cắm mốc chỉ giới do Bộ Giao thông
vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có quy hoạch đường sắt
thực hiện.
b) Đối với đất dành cho đường sắt khi
thực hiện nâng cấp, cải tạo từ đường sắt đang khai thác hoặc xây dựng mới từ
sau ngày Luật Đường sắt có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2006), chủ đầu tư dự
án có trách nhiệm sau đây:
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân
cấp huyện nơi có công trình đường sắt xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định
phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường
sắt, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt.
Trong thời hạn không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới, chủ đầu tư dự án phải chủ trì, phối hợp
cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường
sắt công bố công khai mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt hành
lang an toàn giao thông đường sắt và tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa,
bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt quản
lý, bảo vệ.
c) Đối với đất dành cho đường sắt đang
khai thác và có từ trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm
2006), doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau
đây:
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân
cấp huyện nơi có công trình đường sắt xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định
phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt. Trong thời
hạn không quá 03 (ba) tháng, kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có
công trình đường sắt phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới, doanh nghiệp kinh
doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt công bố công khai mốc
chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường
sắt và tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa, bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt quản lý, bảo vệ.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
nơi có công trình đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm sau đây:
a) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp
thời những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt; buộc
người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu để bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông đường sắt theo quy định.
Trường hợp để xảy ra hiện tượng lấn,
chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt tại địa phương thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các cấp phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước
về đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn công trình đường sắt, trật
tự, an toàn giao thông đường sắt; công bố mốc, cắm mốc, giao nhận mốc chỉ giới
phạm vi đất dành cho đường sắt.
Điều 4. Xây dựng công
trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ
công trình đường sắt
1. Khoảng cách an toàn tối thiểu của một
số công trình ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được quy định
như sau:
a) Nhà làm bằng vật liệu dễ cháy phải
cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất 05 (năm) mét;
b) Lò vôi, lò gốm, lò gạch, lò nấu
gang, thép, xi măng, thủy tinh phải đặt cách chỉ giới hành lang an toàn giao
thông đường sắt ít nhất 10 (mười) mét;
c) Các kho chứa chất độc, chất nổ, chất
dễ cháy, chất dễ nổ phải làm cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt
theo quy định của pháp luật có liên quan;
d) Đường dây tải điện phía trên đường
sắt, ngoài việc bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật về điện
lực còn phải có biện pháp bảo đảm không gây nhiễu hệ thống thông tin, tín hiệu
đường sắt và bảo đảm an toàn khi dây tải điện bị đứt;
đ) Tại điểm giao cắt đồng mức giữa đường
sắt và đường bộ không bố trí người gác không được xây dựng công trình trong phạm
vi góc cắt tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và đường
sắt.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
cụ thể phạm vi góc cắt tầm nhìn của từng loại điểm giao cắt đồng mức giữa đường
sắt và đường bộ.
2. Trường hợp việc xây dựng, khai thác
tài nguyên hoặc tiến hành hoạt động khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của
công trình đường sắt hoặc an toàn giao thông đường sắt thì chủ đầu tư công trình,
tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hoặc tiến hành hoạt động khác phải báo
ngay cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt biết và có biện pháp
cần thiết để bảo đảm an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt.
Chương III
KINH
DOANH ĐƯỜNG SẮT
Điều 5. Nguyên tắc tổ
chức hoạt động kinh doanh đường sắt
1. Đối với đường sắt quốc gia do Nhà
nước đầu tư, việc kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải được phân định
như sau:
a) Về kinh doanh kết cấu hạ tầng đường
sắt:
Kết cấu hạ tầng đường sắt là tài sản
thuộc sở hữu nhà nước. Việc quản lý, khai thác tài sản này được giao cho doanh
nghiệp nhà nước thực hiện.
b) Về kinh doanh vận tải đường sắt, dịch
vụ hỗ trợ vận tải đường sắt:
Doanh nghiệp có đủ các điều kiện theo
quy định của pháp luật đều được tham gia kinh doanh vận tải đường sắt, kinh
doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt.
Không phân biệt đối xử đối với doanh
nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt
thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước khi thuê sử dụng kết cấu hạ tầng
đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
2. Đối với hệ thống đường sắt đô thị,
đường sắt chuyên dùng không nhất thiết phải phân định giữa kinh doanh kết cấu hạ
tầng và kinh doanh vận tải theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Các công trình, tuyến đường sắt được
đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng
BOT), hình thức đối tác công tư (PPP) và các hình thức khác, việc quản lý, khai
thác thực hiện theo quy định của hợp đồng.
Điều 6. Cho thuê kết
cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư
1. Cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt
để trực tiếp phục vụ chạy tàu:
Tổ chức, cá nhân khi sử dụng kết cấu hạ
tầng đường sắt để chạy tàu phải trả phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt. Mức
phí phụ thuộc vào chiều dài hành trình, mác tàu, tuyến khai thác.
2. Cho thuê công trình đường sắt không
trực tiếp liên quan đến việc chạy tàu trên đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu
tư:
a) Công trình đường sắt như nhà ga, quảng
trường ga, nhà kho, bãi hàng, đường cáp thông tin... được cho thuê không trực
tiếp liên quan đến việc chạy tàu;
b) Doanh nghiệp được giao quản lý,
khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng giá cho thuê trình Bộ Giao thông vận
tải xem xét, thẩm định và đề nghị Bộ Tài chính quyết định mức giá tối thiểu.
Doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt ban hành mức
giá cụ thể áp dụng đối với từng loại dịch vụ.
3. Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản
lý, sử dụng nguồn thu từ cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt trên cơ sở đề nghị
của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 7. Kiểm tra,
giám sát việc cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư
1. Bộ Giao thông vận tải thực hiện kiểm
tra, giám sát việc cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt bảo đảm minh bạch,
hiệu quả; các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế không bị phân biệt
đối xử trong việc thuê kết cấu hạ tầng đường sắt để chạy tàu, kinh doanh dịch vụ
hỗ trợ vận tải hoặc sử dụng cho mục đích phù hợp khác.
2. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:
a) Việc xây dựng và
công bố biểu đồ chạy tàu;
b) Công tác điều độ chạy tàu;
c) Hoạt động kinh doanh, cho thuê kết
cấu hạ tầng đường sắt.
Điều 8. Loại hình và điều
kiện chung về kinh doanh đường sắt
1. Kinh doanh đường sắt bao gồm các loại
hình sau đây:
a) Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Kinh doanh vận tải đường sắt;
c) Kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga,
bãi hàng có đường sắt;
d) Kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng
hóa tại ga đường sắt;
đ) Kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán
cải, phục hồi phương tiện giao thông đường sắt;
e) Kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải
đường sắt;
g) Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa.
2. Kinh doanh đường sắt là kinh doanh
có điều kiện. Doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) kinh
doanh đường sắt phải có đủ các điều kiện chung sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo
pháp luật Việt Nam;
b) Có đăng ký kinh doanh phù hợp với
ngành nghề kinh doanh;
c) Có trang thiết bị, cơ sở vật chất
phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
Điều 9. Điều kiện
kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng
đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều
8 Nghị định này.
2. Có chứng chỉ an toàn theo quy định
tại Điều 75 của Luật Đường sắt.
3. Người được giao chịu trách nhiệm
chính về quản lý kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trình độ đại học và
có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm về khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.
Điều 10. Điều kiện
kinh doanh vận tải đường sắt
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường
sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều
8 Nghị định này.
2. Có chứng chỉ an toàn theo quy định
tại Điều 75 của Luật Đường sắt.
3. Phương tiện giao thông đường sắt phải
có đủ Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng,
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có hiệu lực.
4. Có hợp đồng cung cấp dịch vụ điều
hành giao thông vận tải đường sắt với tổ chức điều hành giao thông vận tải đường
sắt.
5. Người được giao chịu trách nhiệm
chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít
nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm về khai thác vận tải đường sắt.
6. Đối với kinh doanh vận tải hành
khách và kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt, ngoài điều kiện quy
định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, doanh nghiệp còn phải có hợp đồng
bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
7. Đối với kinh doanh vận tải đường sắt
đô thị, ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này,
doanh nghiệp còn phải có phương án tổ chức chạy tàu bảo đảm chạy tàu an toàn, đều
đặn, đúng giờ theo biểu đồ chạy tàu đã được công bố.
Điều 11. Điều kiện
kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga, bãi hàng có đường sắt
Doanh nghiệp kinh doanh xếp, dỡ hàng
hóa tại ga, bãi hàng có đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều
8 Nghị định này.
2. Địa điểm xếp, dỡ hàng hóa bảo đảm đủ
điều kiện an toàn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Các thiết bị xếp, dỡ hàng hóa đưa
vào khai thác bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.
4. Người điều khiển thiết bị xếp, dỡ
hàng hóa có giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Điều kiện
kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa tại ga đường sắt
Doanh nghiệp kinh doanh lưu kho, bảo
quản hàng hóa tại ga đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều
8 Nghị định này.
2. Kho, bãi đủ tiêu chuẩn theo quy định.
3. Bảo đảm quy định về phòng, chống
cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Điều 13. Điều kiện
kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông đường sắt
Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, lắp
ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông đường sắt phải có đủ các điều kiện
sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều
8 Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất
lượng.
3. Có phương án phòng cháy, chữa cháy
và phòng ngừa ô nhiễm môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp
giấy chứng nhận.
4. Có ít nhất 01 (một) cán bộ kỹ thuật
có trình độ đại học chuyên ngành cơ khí về phương tiện giao thông đường sắt.
Điều 14. Nội dung,
trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đường sắt
Nội dung, trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi,
bổ sung, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt thực hiện theo
quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Điều 15. Quy định chi
tiết về vận tải trên đường sắt
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
chi tiết và hướng dẫn thực hiện về vận tải hàng hóa, hành khách, hành lý, bao gửi
trên đường sắt.
Điều 16. Xây dựng,
công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu
1. Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải hướng dẫn thực hiện việc xây dựng, ban hành, công bố công lệnh tải
trọng, công lệnh tốc độ và biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt
đô thị.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác
đường sắt chuyên dùng tự tổ chức xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh
tốc độ, biểu đồ chạy tàu và chịu trách nhiệm đối với sự cố, tai nạn xảy ra theo
quy định của pháp luật.
Điều 17. Hỗ trợ duy
trì chạy tàu trong trường hợp đặc biệt
Việc duy trì chạy tàu phục vụ yêu cầu
kinh tế - xã hội, yêu cầu quốc phòng, an ninh mà không bù đắp đủ chi phí thì Thủ
tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 18. Miễn, giảm
giá vé cho đối tượng chính sách xã hội
1. Các đối tượng chính sách xã hội sau
đây được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé đi tàu:
a) Người hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày
01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
c) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
d) Thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh;
đ) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học;
e) Người khuyết tật đặc biệt nặng, người
khuyết tật nặng;
g) Trẻ em dưới 6 tuổi.
2. Miễn vé áp dụng cho trẻ em dưới 6
tuổi đi cùng người lớn. Trẻ em được miễn vé phải sử dụng chung chỗ của người lớn
đi cùng. Mỗi người lớn được kèm không quá 02 (hai) đối tượng miễn vé đi cùng.
3. Giảm giá vé áp dụng cho các đối tượng
sau đây:
a) Mức giảm 90% giá vé áp dụng cho người
hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng
từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; bà
mẹ Việt Nam anh hùng;
b) Mức giảm 30% giá vé áp dụng cho các
đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất
độc màu da cam; người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng.
4. Việc giảm giá vé quy định tại Khoản
3 Điều này được áp dụng theo giá vé bán thực tế của loại chỗ, loại tàu mà hành
khách sử dụng.
5. Căn cứ điều kiện và thời gian cụ thể,
doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng đường sắt có thể mở rộng đối tượng
được miễn, giảm giá vé và điều chỉnh mức giảm giá vé cho các đối tượng chính
sách xã hội cho phù hợp nhưng bảo đảm không thấp hơn mức quy định tại Khoản 3 Điều
này.
6. Trường hợp đối tượng chính sách xã
hội đi tàu được hưởng từ 02 (hai) chế độ giảm giá vé trở lên thì chỉ được hưởng
một chế độ giảm giá vé cao nhất.
7. Người được miễn, giảm giá vé tàu phải
xuất trình giấy chứng nhận thuộc đối tượng quy định cùng giấy tờ tùy thân khi
mua vé và khi đi tàu.
Điều 19. Quản lý, sử
dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước
đầu tư
1. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo
trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được sử dụng vào những công việc
sau đây:
a) Quản lý tài sản thuộc kết cấu hạ tầng
đường sắt do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng
đường sắt do Nhà nước đầu tư;
c) Tổ chức phòng, chống và khắc phục kịp
thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt.
2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ
tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư trong phạm vi quản lý của mình, xây
dựng kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu
tư.
3. Việc quản lý, cấp phát, thanh quyết
toán tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng
đường sắt do Nhà nước đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách
nhà nước.
Chương IV
PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 20. Phương tiện
động lực chuyên dùng đường sắt
Phương tiện động lực chuyên dùng đường
sắt bao gồm:
1. Các phương tiện động lực chuyên
dùng di chuyển trên đường sắt dùng để vận chuyển người và vật tư, thiết bị phục
vụ công tác chuyên ngành của ngành đường sắt.
2. Các phương tiện động lực chuyên
dùng di chuyển trên đường sắt dùng để cứu viện, cứu hộ tai nạn giao thông đường
sắt; để kiểm tra, thi công, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt và phục vụ
quốc phòng, an ninh.
Điều 21. Trang thiết
bị trên phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt
1. Các phương tiện động lực chuyên
dùng di chuyển trên đường sắt dùng để vận chuyển người và vật tư, thiết bị phục
vụ công tác chuyên ngành của ngành đường sắt khi khai thác, vận dụng trên đường
sắt phải tuân theo các quy định tại Điều 43 Luật Đường sắt.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy
định cụ thể danh mục và các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các loại phương
tiện động lực chuyên dùng để cứu viện, cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt; để
kiểm tra, thi công, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt, phục vụ an ninh,
quốc phòng khi khai thác, vận dụng trên đường sắt không bắt buộc phải có thiết
bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen).
Chương V
DANH
MỤC HÀNG NGUY HIỂM VÀ VẬN TẢI HÀNG NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG SẮT
Mục 1. HÀNG NGUY HIỂM
Điều 22. Phân loại
hàng nguy hiểm
1. Căn cứ tính chất hóa, lý, hàng nguy
hiểm được phân thành 09 loại (các loại 1, 2, 4, 5 và 6 được chia thành các
nhóm) sau đây:
Loại 1: Chất nổ.
Nhóm 1.1: Chất nổ.
Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.
Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại.
Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng
khử nhậy.
Loại 4: Chất rắn dễ cháy.
Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản
ứng và chất nổ đặc khử nhậy.
Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí
dễ cháy.
Loại 5: Chất ô xy hóa.
Nhóm 5.1: Chất ô xy hóa.
Nhóm 5.2: Hợp chất ô xit hữu cơ.
Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm.
Nhóm 6.1: Chất độc hại.
Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và hàng nguy hiểm khác.
2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm
chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi đã lấy hết hàng nguy hiểm
cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng.
Điều 23. Danh mục
hàng nguy hiểm
1. Danh mục hàng nguy hiểm được phân
theo loại, nhóm kèm theo mã số và số hiệu nguy hiểm do Liên hợp quốc quy định tại
Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
2. Mức độ nguy hiểm của mỗi chất trong
danh mục hàng nguy hiểm được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm có từ
hai đến ba chữ số quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
3. Danh mục hàng nguy hiểm do Chính phủ
ban hành, Chính phủ điều chỉnh danh mục hàng nguy hiểm trong từng thời kỳ cho phù
hợp với tình hình thực tế trên cơ sở đề nghị của các cơ quan quy định tại Điều
25 Nghị định này.
Điều 24. Đóng gói,
bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
1. Hàng nguy hiểm thuộc loại bắt buộc
đóng gói phải được đóng gói trước khi vận chuyển trên đường sắt. Việc đóng gói
hàng nguy hiểm phải thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam và quy định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm
phải đúng tiêu chuẩn và phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Kích thước, ký
hiệu, màu sắc biểu trưng hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Điểm 1 Phụ
lục III kèm theo Nghị định này.
3. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm thực
hiện theo quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
4. Trên hai bên thành phương tiện vận
tải hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện
có nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau thì phải dán đủ các biểu trưng của các
loại hàng nguy hiểm đó. Trường hợp trên phương tiện có chở container hoặc
xi-téc có chứa hàng nguy hiểm thì biểu trưng hàng nguy hiểm còn phải được dán
trực tiếp lên container hoặc xi-téc đó.
5. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật
màu vàng cam, ở giữa có ghi mã số của Liên hợp quốc (mã số UN). Kích thước báo
hiệu nguy hiểm quy định tại Điểm 2 Phụ lục III kèm theo Nghị định này. Vị trí
dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng hàng nguy hiểm.
6. Việc đóng gói, bao bì, thùng chứa,
nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm đối với việc vận
chuyển chất phóng xạ còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn
và kiểm soát bức xạ.
Điều 25. Trách nhiệm
xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định về hóa chất, hàng nguy hiểm
Trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, bổ sung
trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định về
danh mục hàng nguy hiểm, tiêu chuẩn đóng gói, bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm
và những lưu ý cần thiết khi xếp, dỡ, vận tải hàng nguy hiểm được quy định như
sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chịu trách nhiệm về các loại thuốc bảo vệ thực vật.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm về hóa chất,
chế phẩm diệt côn trùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
3. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về
các loại xăng dầu, khí đốt, hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách
nhiệm về chất phóng xạ.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu
trách nhiệm về các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng
nguy hiểm.
Mục 2. VẬN TẢI HÀNG
NGUY HIỂM
Điều 26. Quy định
chung
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức,
cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm trên đường
sắt phải tuân theo quy định của Luật Đường sắt và Nghị định này.
2. Hoạt động vận tải, xếp, dỡ, bảo quản
các chất phóng xạ, vật liệu nổ công nghiệp trên đường sắt, ngoài việc thực hiện
các quy định của Luật Đường sắt và Nghị định này còn phải thực hiện các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc chạy tàu, lập tàu, dồn tàu
trong quá trình vận tải hàng nguy hiểm phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khai thác đường sắt.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì,
phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường
sắt phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều 27. Vận tải hàng
nguy hiểm trong trường hợp đặc biệt
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc vận
tải hàng nguy hiểm trên đường sắt trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng phục vụ yêu cầu cấp bách
phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa.
2. Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức
quốc tế mà Việt Nam không là thành viên của Điều ước quốc tế với các nước, tổ
chức quốc tế đó.
Điều 28. Điều kiện của
người tham gia vận tải hàng nguy hiểm
1. Nhân viên điều độ chạy tàu, trực
ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn (trưởng dồn; nhân viên ghép nối đầu
máy, toa xe; gác ghi), nhân viên hóa vận ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận
tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại các ga, bãi hàng
phải được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
2. Người đi áp tải hàng nguy hiểm, thủ
kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại kho của chủ hàng phải được tập huấn theo
quy định của các cơ quan quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Điều 29. Xếp, dỡ, lưu
kho hàng nguy hiểm
1. Người xếp, dỡ, lưu kho hàng nguy hiểm
phải thực hiện việc xếp, dỡ, lưu kho hàng nguy hiểm theo quy định của Bộ Giao
thông vận tải và các cơ quan quy định tại Điều 25 Nghị định này.
2. Căn cứ quy định của Bộ Giao thông vận
tải, các cơ quan quy định tại Điều 25 Nghị định này và chỉ dẫn của người thuê vận
tải, người chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận và tổ chức vận tải hàng
nguy hiểm quyết định phương án xếp, gia cố hàng nguy hiểm và chỉ đạo các chức
danh liên quan thực hiện việc xếp, dỡ hàng đúng quy định.
Việc xếp, gia cố hàng nguy hiểm trên
phương tiện giao thông đường sắt phải theo đúng phương án xếp hàng. Không xếp
chung các loại hàng nguy hiểm có tính chất tăng cường hoặc tạo ra sự nguy hiểm
cao hơn khi được xếp chung với nhau trong cùng một toa xe.
Việc lập tàu vận chuyển hàng nguy hiểm
phải thực hiện theo đúng quy định về vận tải loại, nhóm hàng đó.
3. Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trong
kho, bãi của ga, cảng cạn phải theo hướng dẫn của thủ kho. Căn cứ quy định của
Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan quy định tại Điều 25 Nghị định này và chỉ dẫn
của người thuê vận tải, thủ kho hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm
trong kho, bãi và chịu trách nhiệm trong thời gian hàng nguy hiểm lưu tại kho,
bãi.
4. Đối với loại, nhóm hàng nguy hiểm
theo quy định phải xếp, dỡ, lưu kho ở nơi riêng biệt thì phải được xếp, dỡ, lưu
kho ở khu vực riêng để bảo đảm an toàn theo đặc trưng của hàng đó.
5. Sau khi đưa hết hàng nguy hiểm ra
khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng
tới hàng hóa khác.
Điều 30. Điều kiện đối
với phương tiện vận tải hàng nguy hiểm
Ngoài việc có đủ điều kiện quy định của
Luật Đường sắt, phương tiện vận tải hàng nguy hiểm còn phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:
1. Phù hợp với loại hàng vận tải theo
quy định.
2. Phương tiện vận tải hàng nguy hiểm
sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng đó thì người
nhận hàng có trách nhiệm tổ chức làm sạch theo đúng quy trình tại nơi quy định,
không gây ảnh hưởng tới đường sắt và vệ sinh môi trường.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp
với các cơ quan quy định tại Điều 25 Nghị định này hướng dẫn quy trình và nơi
làm sạch phương tiện giao thông đường sắt sau khi vận tải hàng nguy hiểm.
Điều 31. Trách nhiệm
của người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm
1. Người trực tiếp liên quan đến vận tải
hàng nguy hiểm bao gồm nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng
tàu, nhân viên tổ dồn, nhân viên hóa vận ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận
tải hàng nguy hiểm.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định của
Luật Đường sắt và các quy định có liên quan trong Nghị định này, căn cứ chức
năng, nhiệm vụ của mình, người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm
còn có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành quy định ghi trong giấy
phép đối với hàng nguy hiểm về loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm quy định phải có
giấy phép;
b) Thực hiện các chỉ dẫn ghi trong
thông báo của người thuê vận tải hàng nguy hiểm;
c) Lập hồ sơ hàng nguy hiểm gồm giấy vận
chuyển, sơ đồ xếp hàng và các giấy tờ có liên quan khác;
d) Thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc
xếp, dỡ hàng trên phương tiện, bảo quản hàng nguy hiểm trong quá trình vận tải
khi không có người áp tải hàng;
đ) Khi phát hiện hàng nguy hiểm có sự
cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác
trong quá trình vận tải, khẩn trương thực hiện các biện pháp hạn chế hoặc loại
trừ khả năng gây hại của hàng nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân
địa phương nơi gần nhất và các cơ quan liên quan xử lý. Trường hợp vượt quá khả
năng xử lý, phải báo cáo cấp trên và người thuê vận tải hàng nguy hiểm để giải
quyết kịp thời.
Điều 32. Trách nhiệm
của người thuê vận tải hàng nguy hiểm
Ngoài việc thực hiện các quy định của
Luật Đường sắt và các quy định liên quan trong Nghị định này, người thuê vận tải
hàng nguy hiểm còn có trách nhiệm sau đây:
1. Có giấy phép đối với hàng nguy hiểm
do cơ quan có thẩm quyền cấp cho loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm quy định phải
có giấy phép đối với hàng nguy hiểm.
2. Lập tờ khai gửi hàng nguy hiểm theo
quy định và giao cho người vận tải trước khi xếp hàng lên phương tiện, trong đó
ghi rõ: tên hàng nguy hiểm; mã số; loại, nhóm hàng nguy hiểm; khối lượng tổng cộng;
loại bao bì; số lượng bao, gói; ngày, nơi sản xuất; họ và tên, địa chỉ người
thuê vận tải hàng nguy hiểm; họ và tên, địa chỉ người nhận hàng nguy hiểm.
3. Thông báo bằng văn bản cho doanh
nghiệp vận tải hàng nguy hiểm về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận
tải; hướng dẫn xử lý trong trường hợp có sự cố do hàng nguy hiểm gây ra, kể cả
trong trường hợp có người áp tải. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do
cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác hoặc không hợp lệ các thông tin, tài liệu và
chỉ dẫn.
4. Tổ chức áp tải hàng đối với loại,
nhóm hàng nguy hiểm mà các cơ quan quy định tại Điều 25 Nghị định này quy định
phải có người áp tải. Người áp tải hàng nguy hiểm có trách nhiệm thường xuyên
hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện; cùng trưởng
tàu và những người liên quan bảo quản hàng và kịp thời xử lý khi có sự cố xảy
ra trong quá trình vận tải.
Điều 33. Trách nhiệm
của doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm
Ngoài việc thực hiện quy định của Luật
Đường sắt và các quy định liên quan trong Nghị định này, doanh nghiệp vận tải
hàng nguy hiểm còn có trách nhiệm sau đây:
1. Chỉ tiến hành vận tải khi có giấy
phép đối với hàng nguy hiểm và hàng nguy hiểm có đủ giấy tờ, được đóng gói, dán
nhãn theo đúng quy định.
2. Kiểm tra hàng nguy hiểm, bảo đảm an
toàn vận tải theo quy định.
3. Thực hiện các chỉ dẫn ghi trong
thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong giấy phép đối với
hàng nguy hiểm.
4. Chỉ đạo những người trực tiếp liên
quan đến vận tải hàng nguy hiểm thực hiện quy định về vận tải hàng nguy hiểm
trên đường sắt.
5. Mua bảo hiểm theo quy định của pháp
luật.
Điều 34. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân địa phương khi xảy ra sự cố trong quá trình vận tải hàng
nguy hiểm
Khi nhận được thông báo có sự cố xảy
ra trong quá trình vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt thì Ủy ban nhân dân
nơi gần nhất có trách nhiệm huy động lực lượng để khẩn trương thực hiện các
công việc sau đây:
1. Cứu người, phương tiện, hàng nguy
hiểm.
2. Đưa nạn nhân (nếu có) ra khỏi khu vực
xảy ra sự cố và tổ chức cấp cứu nạn nhân.
3. Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi
khu vực ô nhiễm, độc hại đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên huy động
các lực lượng phòng hỏa, phòng hóa, phòng dịch, bảo vệ môi trường, kịp thời xử
lý sự cố, khắc phục hậu quả.
4. Tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ hiện
trường, bảo vệ hàng nguy hiểm, phương tiện để tiếp tục vận tải và phục vụ công
tác điều tra, giải quyết hậu quả.
Điều 35. Thẩm quyền cấp
Giấy phép đối với hàng nguy hiểm
1. Căn cứ mức độ nguy hiểm của loại,
nhóm, tên hàng trong danh mục hàng nguy hiểm quy định tại Phụ lục I kèm theo
Nghị định này, các cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này có trách nhiệm quy định
loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm bắt buộc người thuê vận tải hàng nguy hiểm phải
có Giấy phép đối với hàng nguy hiểm khi vận tải trên đường sắt.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép đối với
hàng nguy hiểm khi vận tải trên đường sắt được quy định như sau:
a) Bộ Công an quy định việc cấp giấy
phép đối với hàng nguy hiểm thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại Khoản 1
Điều 22 Nghị định này;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ quy định
việc cấp giấy phép đối với hàng nguy hiểm thuộc các loại 5, 7 và 8 quy định tại
Khoản 1 Điều 22 Nghị định này;
c) Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép
đối với hàng nguy hiểm cho hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt
côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định việc cấp giấy phép đối với hàng nguy hiểm cho các loại thuốc bảo
vệ thực vật;
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
việc cấp giấy phép đối với hàng nguy hiểm thuộc các loại 6, 9 quy định tại Khoản
1 Điều 22 Nghị định này.
Điều 36. Giấy phép đối
với hàng nguy hiểm
1. Giấy phép đối với hàng nguy hiểm do
các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 35 Nghị định này cấp cho
người thuê vận tải hàng nguy hiểm.
2. Nội dung chủ yếu của giấy phép đối
với hàng nguy hiểm bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của người thuê vận tải
hàng nguy hiểm;
b) Tên, nhóm, loại, khối lượng hàng
nguy hiểm;
c) Tên ga xếp, ga dỡ hàng nguy hiểm;
d) Lịch trình, thời gian vận chuyển
hàng nguy hiểm;
đ) Lưu ý về tính chất nguy hiểm đặc biệt
của hàng nguy hiểm (nếu có).
3. Các cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều
35 Nghị định này quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn cấp và việc quản
lý, phát hành giấy phép đối với hàng nguy hiểm. Mẫu giấy phép đối với hàng nguy
hiểm phải có đủ nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Giấy phép đối với hàng nguy hiểm được
cấp theo từng lô hàng.
Điều 37. Đăng ký toa
xe vận chuyển hàng nguy hiểm và ga xếp, ga dỡ hàng nguy hiểm
Doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng
nguy hiểm trên đường sắt phải đăng ký các loại xe đủ tiêu chuẩn vận chuyển hàng
nguy hiểm, ga xếp, ga dỡ hàng nguy hiểm với các cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều
35 Nghị định này và thực hiện đúng việc đăng ký đó.
Chương VI
ĐƯỜNG
SẮT ĐÔ THỊ
Điều 38. Tiêu chuẩn
đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị
Đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt
đô thị phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đô thị có chức năng là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội của một vùng lãnh thổ, liên tỉnh hoặc cả nước.
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
trong tổng số lao động chiếm từ 85% trở lên.
3. Quy mô dân số từ một triệu người trở
lên.
4. Mật độ dân số bình quân từ 12.000
người/km2 trở lên.
Điều 39. Nhân viên trực
tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị
1. Nhân viên trực tiếp phục vụ chạy
tàu đường sắt đô thị bao gồm: nhân viên điều độ chạy tàu; lái tàu; nhân viên phục
vụ chạy tàu tại ga; nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.
2. Lái tàu đường sắt đô thị:
Ngoài các quy định tại Khoản
1, Khoản 2 Điều 47 Luật Đường sắt, đối với đường sắt đô thị người lái tàu
phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có bằng, chứng chỉ đào tạo lái tàu
đường sắt đô thị;
b) Có độ tuổi không quá 55 tuổi đối với
nam và không quá 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe
theo quy định của Bộ Y tế;
c) Đạt yêu cầu sát hạch lái tàu đường
sắt đô thị.
3. Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định tiêu chuẩn các nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường
sắt đô thị quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 40. Chứng nhận
an toàn hệ thống đường sắt đô thị
1. Đường sắt đô thị khi đưa vào khai
thác phải có giấy chứng nhận an toàn hệ thống.
2. Bộ Giao thông vận
tải ban hành quy định về an toàn hệ thống đường sắt đô thị và điều kiện, trình
tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.
Chương VII
TRÁCH
NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 41. Trách nhiệm
của Bộ Giao thông vận tải
1. Xây dựng tiêu chuẩn,
quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đường sắt để
ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
2. Quy định tiêu chuẩn của các cơ sở
thiết kế, đóng mới, sửa chữa, đăng kiểm thiết bị và phương tiện giao thông đường
sắt; quy định và tổ chức việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt.
3. Quy định nội dung,
chương trình đào tạo và điều kiện đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên
đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; tổ chức quản lý việc đào tạo, cấp giấy
phép lái tàu.
4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật trong hoạt động đường sắt theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với Ủy ban
nhân dân địa phương và các bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn
pháp luật về đường sắt và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; giải
quyết, khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
6. Phối hợp với Bộ Công an theo dõi,
phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng, đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tai nạn giao thông đường sắt.
Điều 42. Trách nhiệm
của Bộ Công an
1. Tổ chức chỉ đạo công tác bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
2. Kiểm tra và xử phạt các hành vi vi
phạm về an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
3. Chủ trì điều tra, xử phạt các vụ tai
nạn giao thông đường sắt; thống kê, theo dõi, phân tích và kết luận nguyên nhân
các vụ tai nạn giao thông đường sắt; cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường
sắt.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông
vận tải quy định và kiến nghị với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những nguyên nhân gây ra tai nạn giao
thông đường sắt.
5. Chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông đường
bộ - đường sắt, công an các địa phương trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông đường sắt cho các đoàn tàu chở lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các
đoàn khách quốc tế, tàu chở hàng đặc biệt.
Điều 43. Trách nhiệm
của Bộ Tài chính
1. Bảo đảm kinh phí
cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
2. Bảo đảm kinh phí cho công tác bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông đường sắt theo mức Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an.
Điều 44. Trách nhiệm
của Bộ Quốc phòng
Chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp phối hợp
với ngành đường sắt, lực lượng công an để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
đường sắt; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự, an toàn giao thông
đường sắt trong việc vận tải quân, phương tiện, khí tài trên đường sắt.
Điều 45. Trách nhiệm
của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về đường sắt thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
2. Chỉ đạo các cơ quan báo chí Trung
ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường sắt,
động viên nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về trật tự, an toàn giao
thông đường sắt.
3. Hướng dẫn việc cấp giấy phép quảng
cáo không làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
Điều 46. Trách nhiệm
của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải, Bộ Công an tổ chức chọn lọc những nội dung cần thiết về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông vận tải đường sắt để phổ biến, giáo dục cho học sinh, sinh
viên phù hợp với ngành học, cấp học.
Điều 47. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt; tiến hành
mọi biện pháp cần thiết để thiết lập kỷ cương trật tự, an toàn giao thông đường
sắt; giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công
trình đường sắt chịu trách nhiệm bảo vệ các công trình đường sắt tại địa
phương.
2. Có kế hoạch và tổ chức chỉ đạo việc
giải tỏa công trình xây dựng trái phép trên phạm vi đất dành cho đường sắt.
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới
nơi có đường sắt bị hư hỏng do tai nạn giao thông hoặc thiên tai phối hợp với
ngành đường sắt kịp thời giải quyết hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt.
Điều 48. Trách nhiệm
của các cơ quan thông tin đại chúng
Cơ quan thông tin đại chúng ở Trung
ương và địa phương có kế hoạch, chương trình, chuyên mục tuyên truyền phổ biến pháp
luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
Điều 49. Lập quy hoạch
xây dựng mới hoặc cải tạo công trình có ảnh hưởng đến an toàn của các công
trình đường sắt
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo
công trình có ảnh hưởng đến an toàn công trình đường sắt phải được sự thống nhất
bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
Chương VIII
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 50. Xác định mốc
thời gian và nguyên tắc giải quyết công trình tồn tại trong phạm vi đất dành
cho đường sắt
1. Xác định mốc thời gian:
a) Công trình tồn tại trong phạm vi đất
dành cho đường sắt trước ngày 01 tháng 9 năm 1996, giải quyết theo quy định của
Nghị định số 120/CP ngày 12 tháng 8 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều
lệ quy định phạm vi, giới hạn đường sắt và trật tự, an toàn giao thông vận tải
đường sắt;
b) Công trình tồn tại trong phạm vi đất
dành cho đường sắt từ ngày 01 tháng 9 năm 1996 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005,
giải quyết theo quy định của Nghị định số 39/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 của
Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
a) Công trình tồn tại trong phạm vi đất
dành cho đường sắt từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 trở đi, giải quyết theo quy định
của Luật Đường sắt.
2. Nguyên tắc giải quyết:
a) Dỡ bỏ ngay các công trình gây nguy
hại đến an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt;
b) Những công trình xét thấy chưa ảnh
hưởng trực tiếp đến an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt
thì tạm thời cho phép giữ nguyên hiện trạng nhưng chủ công trình phải có cam kết
với chính quyền địa phương và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
là không cơi nới, không phát triển và thực hiện dỡ bỏ công trình ngay khi có
yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Việc bồi thường, hỗ trợ cho chủ
công trình bị dỡ bỏ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 51. Hiệu lực thi
hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 15 tháng 4 năm 2015; thay thế Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng
9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đường sắt và Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đường sắt.
Điều 52. Trách nhiệm
thi hành
1. Bộ Giao thông vận tải trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
-
Ban
Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
TM. CHÍNH
PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC
I
DANH
MỤC HÀNG NGUY HIỂM
(Ban
hành kèm theo Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
Số thứ tự
|
Tên hàng
|
Số UN (mã số
Liên Hợp quốc)
|
Loại, nhóm
hàng
|
Số hiệu nguy hiểm
|
1
|
Acetylene, dạng phân rã
|
1001
|
3
|
239
|
2
|
Không khí dạng nén
|
1002
|
2
|
20
|
3
|
Không khí, dạng lỏng được làm lạnh
|
1003
|
2+5
|
225
|
4
|
Ammonia, thể khan
|
1005
|
6.1+8
|
268
|
5
|
Argon, dạng nén
|
1006
|
2
|
20
|
6
|
Boron trifluoride
|
1008
|
6.1+8
|
268
|
7
|
Bromotrifluoromethane
(R 13B1 khí làm lạnh)
|
1009
|
2
|
20
|
8
|
1,2 - Butadiene dạng ổn
định
|
1010
|
3
|
239
|
9
|
1,3 - Butadiene dạng ổn định
|
1010
|
3
|
239
|
10
|
Hỗn hợp của 1,3 - butadiene và
hydrocarbon dạng ổn định
|
1010
|
3
|
239
|
11
|
Butane
|
1011
|
3
|
23
|
12
|
1-Butylene
|
1012
|
3
|
23
|
13
|
Butylenes hỗn hợp
|
1012
|
3
|
23
|
14
|
Trans - 2 - Butylene
|
1012
|
3
|
23
|
15
|
Carbon dioxide
|
1013
|
3
|
20
|
16
|
Oxygen và carbon dioxide, hỗn hợp, dạng
nén (max. 30% CO2)
|
1014
|
2+5
|
25
|
17
|
Carbon dioxide và nitrous
oxide, hỗn hợp
|
1015
|
2
|
20
|
18
|
Carbon monoxide, dạng nén
|
1016
|
6.1+3
|
263
|
19
|
Chlorine
|
1017
|
6.1+8
|
268
|
20
|
Chlorodiflouromethane (R22 khí làm lạnh)
|
1018
|
2
|
20
|
21
|
Chloropentaflouroethane (R115 khí
làm lạnh)
|
1020
|
2
|
20
|
22
|
1- Chloro - 1,2,2,2 - tetrafluoroethane
(R124 khí làm lạnh)
|
1021
|
2
|
20
|
23
|
ChIorotrifluoromethane (R13 khí làm
lạnh)
|
1022
|
2
|
20
|
24
|
Khí than, dạng nén
|
1023
|
6.1+3
|
263
|
25
|
Cyanogen
|
1026
|
6.1+3
|
23
|
26
|
Cyclopropane
|
1027
|
3
|
20
|
27
|
Dichlorodifluoromethane
(R12 khí làm lạnh)
|
1028
|
2
|
20
|
28
|
Dichlorodifluoromethane
(R21 khí làm lạnh)
|
1029
|
2
|
23
|
29
|
1,1- Difluoroethane
(R 152a khí làm lạnh)
|
1030
|
3
|
23
|
30
|
Dimethylamine, dạng khan
|
1032
|
3
|
23
|
31
|
Dimethyl ether
|
1033
|
3
|
23
|
32
|
Etan
|
1035
|
3
|
23
|
33
|
Etylamin
|
1036
|
3
|
23
|
34
|
Clorua etylic
|
1037
|
3
|
23
|
35
|
Ethylene, dạng lỏng được làm lạnh
|
1038
|
3
|
223
|
36
|
Etylic metyla ête
|
1039
|
3
|
23
|
37
|
Ethylene oxide và nitơ
|
1040
|
6.1+3
|
263
|
38
|
Hỗn hợp etylen oxit và cabon đioxit
có etylen oxit từ 9 đến 87%
|
1041
|
3
|
239
|
39
|
Khí heli nén
|
1046
|
2
|
20
|
40
|
Hydro bromua, thể khan
|
1048
|
6.1+8
|
268
|
41
|
Hydro ở thể nén
|
1049
|
3
|
23
|
42
|
Hyđro clorua, thể khan
|
1050
|
6.1+8
|
268
|
43
|
Hyđro florua, thể khan
|
1052
|
8+6.1
|
886
|
44
|
Hyđro sunfua
|
1053
|
6.1+3
|
263
|
45
|
Butila đẳng áp
|
1055
|
3
|
23
|
46
|
Kryton, thể nén
|
1056
|
2
|
20
|
47
|
Các khí hóa lỏng, không cháy, có nạp
khí nitơ, cacbon dioxide hoặc không khí
|
1058
|
2
|
20
|
48
|
Hỗn hợp methylacetylene và propadiene,
cân bằng (như hỗn hợp P1 hoặc hỗn hợp P2)
|
1060
|
3
|
239
|
49
|
Hỗn hợp methylacetylene và
propadiene, cân bằng
|
1060
|
3
|
239
|
50
|
Methylamine, thể khan
|
1061
|
3
|
23
|
51
|
Methyl bromide có không quá 2%
chloropicrin
|
1062
|
61
|
26
|
52
|
Methyl chloride (R 40 khí làm lạnh)
|
1063
|
3
|
23
|
53
|
Methyl mercaptan
|
1064
|
6.1+3
|
263
|
54
|
Neon, dạng nén
|
1065
|
2
|
20
|
55
|
Nitrogen, dạng nén
|
1066
|
2
|
20
|
56
|
Dinitrogen tetroxide
(nitrogen dioxide)
|
1067
|
6.1+5+8
|
265
|
57
|
Nitrous oxide
|
1070
|
2+5
|
25
|
58
|
Khí dầu mỏ dạng nén
|
1071
|
6.1+3
|
263
|
59
|
Ôxy dạng nén
|
1072
|
2+5
|
25
|
60
|
Ôxy, dạng lỏng được làm lạnh
|
1073
|
2+5
|
225
|
61
|
Khí dầu mỏ dạng lỏng
|
1075
|
3
|
23
|
62
|
Phosgene
|
1076
|
6.1+8
|
268
|
63
|
Propylene
|
1077
|
3
|
23
|
64
|
Khí làm Iạnh, nếu không có mô tả
khác, như hỗn hợp khí F1, F2 hoặc F3
|
1078
|
2
|
20
|
65
|
Khí làm lạnh dạng lỏng
|
1078
|
2
|
20
|
66
|
Sulphur dioxide
|
1079
|
6.1+8
|
268
|
67
|
Sulphur hexafluoride
|
1080
|
2
|
20
|
68
|
Trifluorochloroethylene
dạng ổn định
|
1082
|
6.1+3
|
263
|
69
|
Trimethylamine thể khan
|
1083
|
3
|
23
|
70
|
Vinyl bromide dạng ổn định
|
1085
|
3
|
239
|
71
|
Vinyl chloride dạng ổn định
|
1086
|
3
|
239
|
72
|
Vinyl methyl ether dạng ổn
định
|
1087
|
3
|
239
|
73
|
Acetal
|
1088
|
3
|
33
|
74
|
Acetaldehyde
|
1089
|
3
|
33
|
75
|
Acetone
|
1090
|
3
|
33
|
76
|
Dầu Acetone
|
1091
|
3
|
33
|
77
|
Acrolein dạng ổn định
|
1092
|
6.1+3
|
663
|
78
|
Acrylonitrile dạng ổn định
|
1093
|
3+6.1
|
336
|
79
|
Cồn Allyl
|
1098
|
6.1+3
|
663
|
80
|
Allyl bromide
|
1099
|
3+6.1
|
336
|
81
|
Allyl chloride
|
1100
|
3+6
|
336
|
82
|
Amyl axetates
|
1104
|
3
|
30
|
83
|
Pentanols
|
1105
|
3
|
30
|
84
|
Pentanols
|
1105
|
3
|
33
|
85
|
Amylamine (n-amylamine,
tert-amylamine)
|
1106
|
3+8
|
339
|
86
|
Amylamine (sec-amyamine)
|
1106
|
3+8
|
38
|
87
|
Amyl chloride
|
1107
|
3
|
33
|
88
|
1-Pentene (n-Amylene)
|
1108
|
3
|
33
|
89
|
Amyl formates
|
1109
|
3
|
30
|
90
|
n-Amyl methyl ketone
|
1110
|
3
|
30
|
91
|
Amyl mercaptan
|
1111
|
3
|
33
|
92
|
Amyl nitrate
|
1112
|
3
|
30
|
93
|
Amyl nitrite
|
1113
|
3
|
33
|
94
|
Benzen
|
1114
|
3
|
33
|
95
|
Butanols
|
1120
|
3
|
30
|
96
|
Butanols
|
1120
|
3
|
33
|
97
|
Butyl axetat
|
1123
|
3
|
30
|
98
|
Butyl axetat
|
1123
|
3
|
33
|
99
|
n-Butylamine
|
1125
|
3+8
|
338
|
100
|
1-Bromobutane
|
1126
|
3
|
33
|
101
|
n-Butyl bromide
|
1126
|
3
|
33
|
102
|
Chloro butanes
|
1127
|
3
|
33
|
103
|
n-Butyl formate
|
1128
|
3
|
33
|
104
|
Butyraldehyde
|
1129
|
3
|
33
|
105
|
Dầu long não
|
1130
|
3
|
30
|
106
|
Cacbon disulphide
|
1131
|
3+6.1
|
336
|
107
|
Cacbon sulphide
|
1131
|
3+6.1
|
336
|
108
|
Các chất kết dính chứa dung môi dễ
cháy
|
1133
|
3
|
30
|
109
|
Các chất kết dính chứa dung môi dễ
cháy
|
1133
|
3
|
33
|
110
|
Chlorobenzene
|
1134
|
3
|
30
|
111
|
Ethylene chlorohydrin.
|
1135
|
6.1+3
|
663
|
112
|
Các chất chưng cất từ nhựa than đá,
dạng dễ cháy
|
1136
|
3
|
30
|
113
|
Các chất chưng cất từ nhựa than đá,
dạng dễ cháy
|
1136
|
3
|
33
|
114
|
Dung dịch phủ
|
1139
|
3
|
30
|
115
|
Dung dịch phủ
|
1139
|
3
|
33
|
116
|
Crotonaldehyde dạng ổn định
|
1143
|
6.1+3
|
663
|
117
|
Thuốc nhuộm, rắn, độc
|
1143
|
6.1
|
66
|
118
|
Crotonylene (2-Butyne)
|
1144
|
3
|
339
|
119
|
Cyclohexane
|
1145
|
3
|
33
|
120
|
Cyclopentane
|
1146
|
3
|
33
|
121
|
Decahydronaphthalene
|
1147
|
3
|
30
|
122
|
Rượu cồn diacetone, làm tinh bằng
hóa học
|
1148
|
3
|
30
|
123
|
Rượu cồn diacetone, làm tinh bằng kỹ
thuật
|
1148
|
3
|
33
|
124
|
Dibutyl ether
|
1149
|
3
|
30
|
125
|
1,2-Dichloroethylene
|
1150
|
3
|
33
|
126
|
Dichloropentanes
|
1152
|
3
|
30
|
127
|
Ethylene glycol diethyl
ether
|
1153
|
3
|
30
|
128
|
Diethylamine
|
1154
|
3.8
|
338
|
129
|
Diethyl ether (ethyl ether)
|
1155
|
3
|
33
|
130
|
Diethyl ketone
|
1156
|
3
|
33
|
131
|
Diisobutyl ketone
|
1157
|
3
|
30
|
132
|
Diisopropylamine
|
1158
|
3+8
|
338
|
133
|
Diisopropy ether
|
1159
|
3
|
33
|
134
|
Dung dịch dimethylamine
|
1160
|
3+8
|
338
|
135
|
Dimethyl carbonate
|
1161
|
3
|
33
|
136
|
Dimethyldichlorosilane
|
1162
|
3+8
|
X338
|
137
|
Dimethylhydrazine, không đối xứng
|
1163
|
6.1+3+9
|
663
|
138
|
Dimethyl sulphide
|
1164
|
3
|
33
|
139
|
Dioxane
|
1165
|
3
|
33
|
140
|
Dioxolane
|
1166
|
3
|
33
|
141
|
Divinyl ether dạng ổn định
|
1167
|
3
|
339
|
142
|
Các chiết xuất hợp chất thơm dạng lỏng
|
1166
|
3
|
33
|
143
|
Các chiết xuất hợp chất thơm dạng lỏng
|
1169
|
3
|
30
|
144
|
Ethanol (Rượu Ethyl) hoặc dung dịch
Ethanol (Rượu Ethyl)
|
1170
|
3
|
33
|
145
|
Dung dịch Ethanol (Rượu Ethyl) chứa
trên 24% và dưới 70% lượng cồn
|
1170
|
3
|
30
|
146
|
Ethylene glycol monoethyl ether
|
1171
|
3
|
30
|
147
|
Ethylene glycol monoethyl ether
axetat
|
1172
|
3
|
30
|
148
|
Ethyl axetat
|
1173
|
3
|
33
|
149
|
Ethybezene
|
1175
|
3
|
33
|
150
|
Ethyl borate
|
1176
|
3
|
33
|
151
|
Ethyl butyl axetat
|
1177
|
3
|
30
|
152
|
2-Ethyl butyraldehyde
|
1178
|
3
|
33
|
153
|
Ethyl butyl ether
|
1179
|
3
|
33
|
154
|
Ethyl butyrate
|
1180
|
3
|
30
|
155
|
Ethyl chloroacetate
|
1181
|
6.1+3
|
63
|
156
|
Ethyl chloroformate
|
1182
|
6.1+3+8
|
663
|
157
|
Ethyl dichlorosilance
|
1183
|
4.3+3+8
|
X338
|
158
|
1,2-Dicloroethene (Ethylene dichlocide)
|
1184
|
3+6.1
|
336
|
159
|
Ethyleneimine dạng ổn định
|
1185
|
6.1+3
|
663
|
160
|
Ethylene glycol monomethyl ether
|
1188
|
3
|
30
|
161
|
Ethylene glycol monomethyl ether
axetat
|
1189
|
3
|
30
|
162
|
Ethyl formate
|
1190
|
3
|
33
|
163
|
Ocryl aldehydes (ethyl hexadehydes)
|
1191
|
3
|
30
|
164
|
Ethyl lactate
|
1192
|
3
|
30
|
165
|
Ethyl methyl ketone (methyl ethyl
ketone)
|
1193
|
3
|
33
|
166
|
Dung dịch Ethyl nitrite
|
1194
|
3+6.1
|
336
|
167
|
Ethyl propionate
|
1195
|
3
|
33
|
168
|
Ethyl trichlorosilane
|
1196
|
3+8
|
X338
|
169
|
Chất chiết suất, hương liệu, dạng lỏng
|
1197
|
3
|
30
|
170
|
Chất chiết suất, hương liệu, dạng lỏng
|
1197
|
3
|
33
|
171
|
Dung dịch Formaldehyde dạng dễ cháy
|
1198
|
3+8
|
38
|
172
|
Furaldehydes
|
1199
|
6.1+3
|
63
|
173
|
Dầu rượu tạp
|
1201
|
3
|
30
|
174
|
Dầu rượu tạp
|
1201
|
3
|
33
|
175
|
Dầu Diesel
|
1202
|
3
|
30
|
176
|
Nhiên liệu diesel
|
1202
|
3
|
30
|
177
|
Dầu dùng để sưởi/ làm nóng, thể nhẹ
|
1202
|
3
|
30
|
178
|
Xăng
|
1203
|
3
|
33
|
179
|
Heptanes
|
1206
|
3
|
33
|
180
|
Hexaldehyde
|
1207
|
3
|
30
|
181
|
Hexanes
|
1208
|
3
|
33
|
182
|
Mực in hoặc nguyên liệu chế biến mực
in (bao gồm bột mực in hoặc hợp chất nén), loại dễ cháy
|
1210
|
3
|
30
|
183
|
Mực in hoặc nguyên liệu chế biến mực
in (bao gồm bột mực in hoặc hợp chất nén), loại dễ cháy
|
1210
|
3
|
33
|
184
|
Isobutanol
|
1212
|
3
|
30
|
185
|
Isobutyl axetat
|
1213
|
3
|
|
186
|
Isobutylamine
|
1214
|
3+8
|
338
|
187
|
Isooctenes
|
1216
|
3
|
33
|
188
|
Isoprene dạng ổn định
|
1218
|
3
|
339
|
189
|
Isopropanol (Isopropyl Rượu cồn)
|
1219
|
3
|
33
|
190
|
Isopropyl axetat
|
1220
|
3
|
33
|
191
|
Isopropylamine
|
1221
|
3+8
|
338
|
192
|
Dầu hỏa
|
1223
|
3
|
30
|
193
|
Keton, dạng lỏng, nếu không có mô tả
khác (áp suất bốc hơi tại 50°C cao hơn 110kPa)
|
1224
|
3
|
30
|
194
|
Keton, dạng lỏng, nếu không có mô tả
khác (áp suất bốc hơi tại 50°C không cao hơn 110kPa)
|
1224
|
3
|
33
|
195
|
Hỗn hợp mercaptans hoặc hỗn hợp
mercaptan, lỏng, dễ cháy, độc hại
|
1228
|
3+6.1
|
336
|
196
|
Hỗn hợp mercaptan hoặc hỗn hợp
mercaptan, lỏng, dễ cháy, độc hại
|
1228
|
3+6.1
|
36
|
197
|
Mesitil oxide
|
1229
|
3
|
30
|
198
|
Methanol
|
1230
|
3+6.1
|
336
|
199
|
Methyl axetate
|
1231
|
3
|
33
|
200
|
Methylamy axetate
|
1233
|
3
|
30
|
201
|
Methylal
|
1234
|
3
|
33
|
202
|
Dung dịch nước methylamine
|
1235
|
3+8
|
338
|
203
|
Methyl butyrate
|
1237
|
3
|
33
|
204
|
Methyl chloroformate
|
1238
|
6.1+3+8
|
663
|
205
|
Methyl chloromethyl ether
|
1239
|
6.1+3
|
663
|
206
|
Methyldichlorosilane
|
1242
|
4.3+3+8
|
X338
|
207
|
Methyl formate
|
1243
|
3
|
33
|
208
|
Methylhydrazine
|
1244
|
6.1+3+8
|
663
|
209
|
Methyl isobutyl ketone
|
1245
|
3
|
33
|
210
|
Methyl isopropenyl ketone dạng ổn định
|
1246
|
3
|
339
|
211
|
Methyl methacrylate monomer dạng ổn định
|
1247
|
3
|
339
|
212
|
Methyl propionate
|
1248
|
3
|
33
|
213
|
Methyl propyl ketone
|
1249
|
3
|
33
|
214
|
Methyl trichlorosilane
|
1250
|
3+8
|
X338
|
215
|
Methyl vinyl ketone dạng ổn định
|
1251
|
6.1+3+9
|
639
|
216
|
Nickel carbonyl
|
1259
|
6.1+3
|
663
|
217
|
Octanes
|
1262
|
3
|
33
|
218
|
Sơn
|
1263
|
3
|
30
|
219
|
Sơn
|
1263
|
3
|
33
|
220
|
Vật liệu làm sơn
|
1263
|
3
|
30
|
221
|
Vật liệu làm sơn
|
1263
|
3
|
33
|
222
|
Paraldehyde
|
1264
|
3
|
30
|
223
|
Pentanes, dạng lỏng
|
1265
|
3
|
33
|
224
|
Pentanes, dạng lỏng
|
1265
|
3
|
33
|
225
|
Các sản phẩm có mùi thơm với chất
hòa tan dễ cháy
|
1266
|
3
|
30
|
226
|
Các sản phẩm có mùi thơm với chất
hòa tan dễ cháy
|
1266
|
3
|
33
|
227
|
Dầu thô petrol
|
1267
|
3
|
33
|
228
|
Sản phẩm dầu mỏ, nếu không có mô tả
khác
|
1268
|
3
|
33
|
229
|
Sản phẩm dầu mỏ, nếu không có mô tả
khác
|
1268
|
3
|
30
|
230
|
Dầu gỗ thông
|
1272
|
3
|
30
|
231
|
n-Propanol
|
1274
|
3
|
30
|
232
|
n-Propanol
|
1274
|
3
|
33
|
233
|
Propionaldehyde
|
1275
|
3
|
33
|
234
|
n-Propyl axetat
|
1276
|
3
|
33
|
235
|
Propylamine
|
1277
|
3+8
|
338
|
236
|
1-Chloropropane (Propyl chloride)
|
1278
|
3
|
33
|
237
|
1,2-Dichloropropane
|
1279
|
3
|
33
|
238
|
Propylene oxide
|
1280
|
3
|
33
|
239
|
Propyl formates
|
1281
|
3
|
33
|
240
|
Pyridine
|
1282
|
3
|
33
|
241
|
Dầu thông
|
1286
|
3
|
30
|
242
|
Dầu thông
|
1286
|
3
|
33
|
243
|
Dung dịch cao su
|
1287
|
3
|
30
|
244
|
Dung dịch cao su
|
1287
|
3
|
33
|
245
|
Dầu đá phiến sét
|
1288
|
3
|
30
|
246
|
Dầu đá phiến sét
|
1288
|
3
|
33
|
247
|
Dung dịch rượu Natri methylate
|
1289
|
3+8
|
338
|
248
|
Dung dịch rượu Natri methylate
|
1289
|
3+8
|
38
|
249
|
Tetraethyl silicate
|
1292
|
3
|
30
|
250
|
Cồn thuốc, dạng thuốc y tế
|
1293
|
3
|
30
|
251
|
Cồn thuốc, dạng thuốc y tế
|
1293
|
3
|
33
|
252
|
Toluene
|
1294
|
3
|
33
|
253
|
Trichlorosilane
|
1295
|
4.3+3+8
|
X338
|
254
|
Triethylamine
|
1296
|
3+8
|
338
|
255
|
Trimethylamine, dung dịch nước
|
1297
|
3+8
|
338
|
256
|
Trimethylamine, dung dịch nước
|
1297
|
3+8
|
38
|
257
|
Trimethylchlorosilane
|
1298
|
3+8
|
X338
|
258
|
Dầu thông
|
1299
|
3
|
30
|
259
|
Sản phẩm thay thế dầu thông
|
1300
|
3
|
30
|
260
|
Sản phẩm thay thế dầu thông
|
1300
|
3
|
33
|
261
|
Vinyl axetat dạng ổn định
|
1301
|
3
|
339
|
262
|
Vinyl ethyl ether dạng ổn định
|
1302
|
3
|
339
|
263
|
Vinylidene chloride dạng ổn định
|
1303
|
3
|
339
|
264
|
Vinyl isobutyl ether dạng ổn định
|
1304
|
3
|
339
|
265
|
Vinyitrichlorosilane dạng ổn định
|
1305
|
3+8
|
X338
|
266
|
Chất bảo quản gỗ, dạng lỏng
|
1306
|
3
|
30
|
267
|
Chất bảo quản gỗ, dạng lỏng
|
1306
|
3
|
33
|
268
|
Xylenes
|
1307
|
3
|
30
|
269
|
Xylenes
|
1307
|
3
|
33
|
270
|
Zirconium dạng huyền phù trong chất
lỏng dễ cháy
|
1308
|
3
|
33
|
271
|
Zirconium dạng huyền phù trong chất
lỏng dễ cháy
|
1308
|
3
|
30
|
272
|
Bột nhôm, đã được đóng gói
|
1309
|
4.1
|
40
|
273
|
Borneol
|
1312
|
4.1
|
40
|
274
|
Calcium resinate
|
1313
|
4.1
|
40
|
275
|
Calcium resinate, được hợp nhất
|
1314
|
4.1
|
40
|
276
|
Cobalt resinate, dạng kết tủa
|
1318
|
4.1
|
40
|
277
|
Ferrocerium
|
1323
|
4.1
|
40
|
278
|
Chất rắn dễ cháy, dạng hữu cơ
|
1325
|
4.1
|
40
|
279
|
Bột Hafnium, trạng thái ướt
|
1326
|
4.1
|
40
|
280
|
Hexamethylenetetramine
|
1328
|
4.1
|
40
|
281
|
Manganese resinate
|
1330
|
4.1
|
40
|
282
|
Metaldehyde
|
1332
|
4.1
|
40
|
283
|
Naphthalene thô hoặc tinh chế
|
1334
|
4.1
|
40
|
284
|
Phosphorus không định hình
|
1338
|
4.1
|
40
|
285
|
Phosphorus heptasulphide
|
1339
|
4.1
|
40
|
286
|
Phosphorus pentasulphide
|
1340
|
4.3
|
423
|
287
|
Phosphorus sesquisulphide
|
1341
|
4.1
|
40
|
288
|
Phosphorus trisulphide
|
1343
|
4.1
|
40
|
289
|
Cao su rời hoặc thứ phẩm, dạng bột
hoặc hạt
|
1345
|
4.1
|
40
|
290
|
Silicon dạng bột, không định hình
|
1346
|
4.1
|
40
|
291
|
Sulphur
|
1350
|
4.1
|
40
|
292
|
Titanium dạng bột, trạng thái ướt
|
1352
|
4.1
|
40
|
293
|
Zirconium dạng bột, trạng thái ướt
|
1358
|
4.1
|
40
|
294
|
Than, có nguồn gốc từ động vật hoặc
thực vật
|
1361
|
4.2
|
40
|
295
|
Than, có nguồn gốc từ động vật hoặc
thực vật
|
1361
|
4.2
|
40
|
296
|
Than hoạt tính
|
1362
|
4.2
|
40
|
297
|
Cùi dừa khô
|
1363
|
4.2
|
40
|
298
|
Bông phế liệu, có dầu
|
1364
|
4.2
|
40
|
299
|
Bông ướt
|
1365
|
4.2
|
40
|
300
|
Diethyl kẽm
|
1366
|
4.2+4.3
|
X333
|
301
|
p-Nitrosodimethylaniline
|
1369
|
4.2
|
40
|
302
|
Dimethyl kẽm
|
1370
|
4.2+4.3
|
X333
|
303
|
Sợi hoặc vải, có nguồn gốc từ động vật
hoặc thực vật hoặc tổng hợp, nếu không có mô tả khác, có lẫn dầu mỡ.
|
1373
|
4.2
|
40
|
304
|
Ô xít sắt hoặc xỉ sắt đã qua sử dụng
lấy được từ quá trình làm sạch khí than đá
|
1376
|
4.2
|
40
|
305
|
Chất xúc tác kim loại, ướt
|
1378
|
4.2
|
40
|
306
|
Giấy được xử lý bằng dầu không bão
hòa, chưa được làm khô hoàn toàn
|
1379
|
4.2
|
40
|
307
|
Pentaborane
|
1380
|
4.2+6.1
|
333
|
308
|
Phosphorus màu trắng hoặc màu vàng,
khô
|
1381
|
4.2+6.1
|
46
|
309
|
Potassium sulphide, thể khan
|
1382
|
4.2
|
40
|
310
|
Potassium sulphide, có dưới 30% nước
của tinh thể
|
1382
|
4.2
|
40
|
311
|
Natri dithionite (Natri
hydrosulphite)
|
1384
|
4.2
|
40
|
312
|
Natri sulphide, thể khan
|
1385
|
4.2
|
40
|
313
|
Natri sulphide, có dưới 30% nước của
tinh thể
|
1385
|
4.2
|
40
|
314
|
Bánh hạt với trên 1,5% dầu và độ ẩm
dưới 11%
|
1386
|
4.2
|
40
|
315
|
Hợp kim của thủy ngân và kim loại ở trạng
thái lỏng
|
1389
|
4.3
|
X423
|
316
|
Amides kim loại kiềm
|
1390
|
4.3
|
423
|
317
|
Kim loại kiềm phân tán hoặc kim loại
kiềm thổ phân tán có điểm bắt lửa không quá 60°C
|
1391
|
4.3
|
X423
|
318
|
Kim loại kiềm phân tán hoặc kim loại
kiềm thổ phân tán có điểm bắt lửa không quá 60°C
|
1391
|
4.3+3
|
X423
|
319
|
Hợp kim của kim loại kiềm thổ, dạng
lỏng
|
1392
|
4.3
|
X423
|
320
|
Hợp kim của kim loại kiềm thổ, nếu
không có mô tả khác
|
1393
|
4.3
|
423
|
321
|
Các bua nhôm
|
1394
|
4.3
|
423
|
322
|
Ferrosilicon nhôm dạng bột
|
1395
|
4.3+6.1
|
462
|
323
|
Nhôm dạng bột, không bọc
|
1396
|
4.3
|
423
|
324
|
Nhôm silic dạng bột, không bọc
|
1398
|
4.3
|
423
|
325
|
Barium
|
1400
|
4.3
|
423
|
326
|
Calcium
|
1401
|
4.3
|
423
|
327
|
Calcium carbide
|
1402
|
4.3
|
423
|
328
|
Calcium cyanamide
|
1403
|
4.3
|
423
|
329
|
Calcium silicide
|
1405
|
4.3
|
423
|
330
|
Caesium
|
1407
|
4.3
|
X423
|
331
|
Ferrosilicon
|
1408
|
4.3+6.1
|
462
|
332
|
Hydrides kim loại, có khả năng kết hợp
với nước
|
1409
|
4.3
|
423
|
333
|
Lithium
|
1415
|
4.3
|
X423
|
334
|
Lithium silicon
|
1417
|
4.3
|
423
|
335
|
Magnesium dạng bột
|
1418
|
4.3+4.2
|
423
|
336
|
Hợp kim kim loại potassium, dạng lỏng
|
1420
|
4.3
|
X423
|
337
|
Hợp kim kim loại alkali, dạng lỏng
|
1421
|
4.3
|
X423
|
338
|
Hợp kim Potassium Natri, dạng lỏng
|
1422
|
4.3
|
X423
|
339
|
Rubidium
|
1423
|
4.3
|
X423
|
340
|
Natri
|
1428
|
4.3
|
X423
|
341
|
Methylate natri
|
1431
|
4.2+8
|
49
|
342
|
Tro kẽm (bột ô xít kẽm)
|
1435
|
4.3
|
423
|
343
|
Kẽm dạng bụi hoặc kẽm dạng bột
|
1436
|
4.3+4.2
|
423
|
344
|
Zirconium hydride
|
1437
|
4.1
|
40
|
345
|
Nitơrát nhôm
|
1438
|
5.1
|
50
|
346
|
Ammonium dichromate
|
1439
|
5.1
|
50
|
347
|
Ammonium perchlorate
|
1442
|
5.1
|
50
|
348
|
Ammonium persulphate
|
1444
|
5.1
|
50
|
349
|
Barium chlorate, dạng rắn
|
1445
|
5.1+6.1
|
56
|
350
|
Barium nitrate
|
1446
|
5.1+6.1
|
56
|
351
|
Barium perchlorate, dạng rắn
|
1447
|
5.1+6.1
|
56
|
352
|
Barium permanganate
|
1448
|
5.1+6.1
|
56
|
353
|
Barium peroxide
|
1449
|
5.1+6.1
|
56
|
354
|
Bromates, chất vô cơ (nếu không có
mô tả khác)
|
1450
|
5.1
|
50
|
355
|
Caesium nitrate
|
1451
|
5.1
|
50
|
356
|
Calcium chlorate
|
1452
|
5.1
|
50
|
357
|
Calcium chlorite
|
1453
|
5.1
|
50
|
358
|
Calcium nitrate
|
1454
|
5.1
|
50
|
359
|
Calcium perchlorate
|
1455
|
5.1
|
50
|
360
|
Calcium permanganate
|
1456
|
5.1
|
50
|
361
|
Calcium peroxide
|
1457
|
5.1
|
50
|
362
|
Hỗn hợp Chlorate và borate
|
1458
|
5.1
|
50
|
363
|
Hỗn hợp chlorate và magnesium
chloride, thể rắn
|
1459
|
5.1
|
50
|
364
|
Chlorates, chất vô cơ, nếu không có
mô tả khác
|
1461
|
5.1
|
50
|
365
|
Chlorites, chất vô cơ, nếu không có
mô tả khác
|
1462
|
5.1
|
50
|
366
|
Chriomium trioxide, thể khan
|
1463
|
5.1+a
|
58
|
367
|
Didymium nitrate
|
1465
|
5.1
|
50
|
368
|
Ferric nitrate
|
1466
|
5.1
|
50
|
369
|
Guanidine nitrate
|
1467
|
5.1
|
50
|
370
|
Nitơrát chì
|
1469
|
5.1+6.1
|
56
|
371
|
Perchlorate chì, thể rắn
|
1470
|
5.1+6.1
|
56
|
372
|
Lithium hypochlorite khô hoặc hỗn hợp
|
1471
|
5.1
|
50
|
373
|
Lithium peroxide
|
1472
|
5.1
|
50
|
374
|
Magnesium bromate
|
1473
|
5.1
|
50
|
375
|
Magnesium nitrate
|
1474
|
5.1
|
50
|
376
|
Magnesium perchlorate
|
1475
|
5.1
|
50
|
377
|
Magnesium peroxide
|
1476
|
5.1
|
50
|
378
|
Nitrates, chất vô cơ, nếu không có
mô tả khác
|
1477
|
5.1
|
50
|
379
|
Chất rắn ô xy hóa, nếu không có mô tả
khác
|
1479
|
5.1
|
50
|
380
|
Perchlorates, chất vô cơ, nếu không
có mô tả khác
|
1481
|
5.1
|
50
|
381
|
Permanganates, chất vô cơ, nếu không
có mô tả khác
|
1482
|
5.1
|
50
|
382
|
Peroxides, chất vô cơ, nếu không có
mô tả khác
|
1483
|
5.1
|
50
|
383
|
Potassium bromate
|
1484
|
5.1
|
50
|
384
|
Potassium chlorate
|
1485
|
5.1
|
50
|
385
|
Potassium nitrate
|
1486
|
5.1
|
50
|
386
|
Potassium nitrate và hỗn hợp natri
nitrite
|
1487
|
5.1
|
50
|
387
|
Potassium nitrite
|
1488
|
5.1
|
50
|
388
|
Potassium perchlorate
|
1489
|
5.1
|
50
|
389
|
Potassium permanganate
|
1490
|
5.1
|
50
|
390
|
Potassium pefsulphate
|
1492
|
5.1
|
50
|
391
|
Nitrate bạc
|
1493
|
5.1
|
50
|
392
|
Bromate Natri
|
1494
|
5.1
|
56
|
393
|
Natri chlorate
|
1495
|
5.1
|
50
|
394
|
Natri chlorite
|
1496
|
5.1
|
50
|
395
|
Natri nitrate
|
1498
|
5.1
|
50
|
396
|
Natri nitrate và hỗn hợp potassium
nitrate
|
1499
|
5.1
|
50
|
397
|
Nitrite natri
|
1500
|
5.1+6.1
|
56
|
398
|
Perchlorate natri
|
1502
|
5.1
|
50
|
399
|
Permanganate natri
|
1503
|
5.1
|
50
|
400
|
Persulphate natri
|
1505
|
5.1
|
50
|
401
|
Strontium chlorate
|
1506
|
5.1
|
50
|
402
|
Strontium nitrate
|
1507
|
5.1
|
50
|
403
|
Strontium perchlorate
|
1508
|
5.1
|
50
|
404
|
Strontium peroxide
|
1509
|
5.1
|
50
|
405
|
Tetranitromethane
|
1510
|
5.1+6.1
|
559
|
406
|
Urea hydrogen peroxide
|
1511
|
5.1+8
|
58
|
407
|
Nitrite ammonium kẽm
|
1512
|
5.1
|
50
|
408
|
Chlorate kẽm
|
1513
|
5.1
|
50
|
409
|
Nitrate kẽm
|
1514
|
5.1
|
50
|
410
|
Permanganate kẽm
|
1515
|
5.1
|
50
|
411
|
Peroxide kẽm
|
1516
|
5.1
|
50
|
412
|
Acetone cyanohydrin, dạng ổn định
|
1541
|
6.1
|
66
|
413
|
Alkaloids hoặc muối alkaloids, chất
rắn, nếu không có mô tả khác
|
1544
|
6.1
|
60
|
414
|
Alkaloids hoặc muối alkaloids, chất
rắn, nếu không có mô tả khác
|
1544
|
6.1
|
66
|
415
|
Allyl isothiocynate, dạng ổn định
|
1545
|
6.1+3
|
639
|
416
|
Ammonium arsenate
|
1546
|
6.1
|
60
|
417
|
Aniline
|
1547
|
6.1
|
60
|
418
|
Aniline hydrochloride
|
1548
|
6.1
|
60
|
419
|
Hợp chất Antimony, chất vô cơ, chất
rắn, nếu không có mô tả khác
|
1549
|
6.1
|
60
|
420
|
Antimony lactate
|
1550
|
6.1
|
60
|
421
|
Antimony potassium tartrate
|
1551
|
6.1
|
60
|
422
|
Arsenic acid, dạng lỏng
|
1553
|
6.1
|
66
|
423
|
Arsenic acid, dạng rắn
|
1554
|
6.1
|
60
|
424
|
Arsenic bromide
|
1555
|
6.1
|
60
|
425
|
Hợp chất arsenic, dạng lỏng, chất vô
cơ, nếu không có mô tả khác (bao gồm arsenates, arenites và arsenic sulphide)
|
1556
|
6.1
|
60
|
426
|
Hợp chất arsenic, dạng lỏng, chất vô
cơ, nếu không có mô tả khác (bao gồm arsenates, arsenites và arsenic
sulphide)
|
1556
|
6.1
|
66
|
427
|
Hợp chất arsenic, dạng rắn, chất vô
cơ, nếu không có mô tả khác (bao gồm arsenates, arsenites và arsenic
sulphides)
|
1557
|
6.1
|
60
|
428
|
Hợp chất arsenic, dạng rắn, chất vô
cơ, nếu không có mô tả khác (bao gồm arsenates, asenites và arsenic
sulphides)
|
1557
|
6.1
|
66
|
429
|
Arsenic
|
1558
|
6.1
|
60
|
430
|
Arsenic pentoxide
|
1559
|
6.1
|
60
|
431
|
Arsenic trichloride
|
1560
|
6.1
|
66
|
432
|
Arsenic trioxide
|
1561
|
6.1
|
60
|
433
|
Bụi arsenic
|
1562
|
6.1
|
60
|
434
|
Barium hợp chất, nếu không có mô tả
khác
|
1564
|
6.1
|
60
|
435
|
Barium cyanide
|
1565
|
6.1
|
66
|
436
|
Beryllium hợp chất, nếu không có mô
tả khác
|
1566
|
6.1
|
60
|
437
|
Beryllium dạng bột
|
1567
|
6.1+4.1
|
64
|
438
|
Bromoacetone
|
1569
|
6.1+3
|
63
|
439
|
Brucine
|
1570
|
6.1
|
66
|
440
|
Cacodylic acid
|
1572
|
6.1
|
60
|
441
|
Calcium arsenate
|
1573
|
6.1
|
60
|
442
|
Calcium arsenate và calcium arsenite
hỗn hợp, chất rắn
|
1574
|
6.1
|
60
|
443
|
Calcium cyanide
|
1575
|
6.1
|
66
|
444
|
Chlorodinitrobenzenes
|
1577
|
6.1
|
60
|
445
|
Chloronitrobenzenes
|
1578
|
6.1
|
60
|
446
|
4-ChIoro-o-toluidine
hydrochloride
|
1579
|
6.1
|
60
|
447
|
Chloropicrin
|
1580
|
6.1
|
66
|
448
|
Chloropicrin và methyl bromide hỗn hợp,
có hơn 2% chloropicrin
|
1581
|
6.1
|
26
|
449
|
Chloropicrin và methyl chloride hỗn
hợp
|
1582
|
6.1
|
26
|
450
|
Chloropicrin hỗn hợp
|
1583
|
6.1
|
66
|
451
|
Chloropicrin hỗn hợp
|
1583
|
6.1
|
60
|
452
|
Acetoarsenite đồng
|
1585
|
6.1
|
60
|
453
|
Arsenite đồng
|
1586
|
6.1
|
60
|
454
|
Cyanide đồng
|
1587
|
6.1
|
60
|
455
|
Cyanides, chất vô cơ, rắn
|
1588
|
6.1
|
66
|
456
|
Cyanides, chất vô cơ, rắn
|
1588
|
6.1
|
60
|
457
|
Dichloroanilines
|
1590
|
6.1
|
60
|
458
|
o-DichIorobenzene
|
1591
|
6.1
|
60
|
459
|
Dichloromethane
|
1593
|
6.1
|
60
|
460
|
Diethyl sulphate
|
1594
|
6.1
|
60
|
461
|
Dimethyl sulphate
|
1595
|
6.1+8
|
669
|
462
|
Dinitroanilines
|
1596
|
6.1
|
60
|
463
|
Dinitrobenzenes
|
1597
|
6.1
|
60
|
464
|
Dinitro-o-cresol
|
1598
|
6.1
|
60
|
465
|
Dinitrophenol dung dịch
|
1599
|
6.1
|
60
|
466
|
Dinitrotoluenes, nung chảy
|
1600
|
6.1
|
60
|
467
|
Chất sát trùng, chất rắn, độc
|
1601
|
6.1
|
60
|
468
|
Chất sát trùng, chất rắn, độc
|
1601
|
6.1
|
66
|
469
|
Thuốc nhuộm, dạng lỏng, độc, nếu
không có mô tả khác, hoặc thuốc nhuộm trung tính, dạng lỏng, độc, nếu không
có mô tả khác
|
1602
|
6.1
|
60
|
470
|
Thuốc nhuộm, dạng lỏng, độc, nếu
không có mô tả khác, hoặc thuốc nhuộm trung tính, dạng lỏng, độc, nếu không
có mô tả khác
|
1602
|
6.1
|
66
|
471
|
Thuốc nhuộm, dạng lỏng, độc, nếu
không có mô tả khác, hoặc thuốc nhuộm trung tính, dạng lỏng, độc, nếu không
có mô tả khác
|
1602
|
6.1
|
66
|
472
|
Thuốc nhuộm, dạng lỏng, độc, nếu
không có mô tả khác, hoặc thuốc nhuộm trung tính, dạng lỏng, độc, nếu không
có mô tả khác
|
1602
|
6.1
|
60
|
473
|
Ethyl bromoaxetat
|
1603
|
6.1+3
|
63
|
474
|
Ethylenediamine
|
1604
|
8+3
|
83
|
475
|
Ethylene dibromide
|
1605
|
6.1
|
66
|
476
|
Arsenate sắt
|
1606
|
6.1
|
60
|
477
|
Arsenite sắt
|
1607
|
6.1
|
60
|
478
|
Arsenate sắt
|
1608
|
6.1
|
60
|
479
|
Hexaethyl tetraphosphate
|
1611
|
6.1
|
60
|
480
|
Hexaethyl tetraphosphate và hỗn hợp
khí nén
|
1612
|
6.1
|
26
|
481
|
Hydrogen cyanide, dung dịch nước
(Hydrocyanic acid)
|
1613
|
6.1+3
|
663
|
482
|
Axetat chì
|
1616
|
6.1
|
60
|
483
|
Arsenates chì
|
1617
|
6.1
|
60
|
484
|
Arsenites chì
|
1618
|
6.1
|
60
|
485
|
Cyanide chì
|
1620
|
6.1
|
60
|
486
|
London purple
|
1621
|
6.1
|
60
|
487
|
Arsenate ma giê
|
1622
|
6.1
|
60
|
488
|
Arsenate thủy ngân
|
1623
|
6.1
|
60
|
489
|
Chloride thủy ngân
|
1624
|
6.1
|
60
|
490
|
Nitrate thủy ngân
|
1625
|
6.1
|
60
|
491
|
Potassium xi-a-nua thủy ngân
|
1626
|
6.1
|
66
|
492
|
Nitrate thủy ngân
|
1627
|
6.1
|
60
|
493
|
Thủy ngân acetate
|
1629
|
6.1
|
60
|
494
|
Chloride ammonium thủy ngân
|
1630
|
6.1
|
60
|
495
|
Benzoate thủy ngân
|
1631
|
6.1
|
60
|
496
|
Bromide thủy ngân
|
1634
|
6.1
|
60
|
497
|
Xi-a-nic thủy ngân
|
1636
|
6.1
|
60
|
498
|
Gluconate thủy ngân
|
1637
|
6.1
|
60
|
499
|
I ốt thủy ngân
|
1638
|
6.1
|
60
|
500
|
Nucleate thủy ngân
|
1639
|
6.1
|
60
|
501
|
Oleate thủy ngân
|
1640
|
6.1
|
60
|
502
|
Ô xít thủy ngân
|
1641
|
6.1
|
60
|
503
|
Oxycyanide thủy ngân, chất gây tê
|
1642
|
6.1
|
60
|
504
|
Mercury potassiumiodide
|
1643
|
6.1
|
60
|
505
|
Salicylate thủy ngân
|
1644
|
6.1
|
60
|
506
|
Sulphate thủy ngân
|
1645
|
6.1
|
60
|
507
|
Thiocyanate thủy ngân
|
1646
|
6.1
|
60
|
508
|
Hỗn hợp methyl bromide và ethylene
dibromide, dạng lỏng
|
1647
|
6.1
|
66
|
509
|
Acetonitrile
|
1648
|
3
|
33
|
510
|
Hỗn hợp phụ gia chống kích nổ cho
nhiên liệu động cơ
|
1649
|
6.1
|
66
|
511
|
Beta-Naphthylamine, dạng
rắn
|
1650
|
6.1
|
60
|
512
|
Naphthylthiourea
|
1651
|
6.1
|
60
|
513
|
Naphthylurea
|
1652
|
6.1
|
60
|
514
|
Nickel cyanide
|
1653
|
6.1
|
60
|
515
|
Nicotine
|
1654
|
6.1
|
60
|
516
|
Hợp chất Nicotine hoặc chất điều chế
nicotine dạng rắn, nếu không có mô tả khác
|
1655
|
6.1
|
66
|
517
|
Hợp chất Nicotine hoặc chất điều chế
nicotine dạng rắn, nếu không có mô tả khác
|
1655
|
6.1
|
60
|
518
|
Nicotine hydrochloride, dạng lỏng hoặc dung dịch
|
1656
|
6.1
|
60
|
519
|
Nicotine salicylate
|
1657
|
6.1
|
60
|
520
|
Hỗn hợp nicotine sulphate
|
1658
|
6.1
|
60
|
521
|
Hỗn hợp nicotine suphate
|
1658
|
6.1
|
60
|
522
|
Nicotine tartrate
|
1659
|
6.1
|
60
|
523
|
Nitroaniline (o-, m-, p-)
|
1661
|
6.1
|
60
|
524
|
Nitrobenzene
|
1662
|
6.1
|
60
|
525
|
Nitrophenols
|
1663
|
6.1
|
60
|
526
|
Nitrotoluenes, dạng lỏng
|
1664
|
6.1
|
60
|
527
|
Nitroxylenes, dạng lỏng
|
1665
|
6.1
|
60
|
528
|
Pentachloroethane
|
1669
|
6.1
|
60
|
529
|
Perchloromethyl mercaptan
|
1670
|
6.1
|
66
|
530
|
Phenol, rắn
|
1671
|
6.1
|
60
|
531
|
Phenylcarbylamine chloride
|
1672
|
6.1
|
66
|
532
|
Phenylenediamines (o-, m-, p-)
|
1673
|
6.1
|
60
|
533
|
Phenylmercuric axetat
|
1674
|
6.1
|
60
|
534
|
Potassium arsenate
|
1677
|
6.1
|
60
|
535
|
Potassium arsenite
|
|