ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2363/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIAO QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ
CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ GIAI ĐOẠN
2017 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
02/2008/TTLT/BYT-BNV ngày 23/2/2008 của Bộ Y tế - Bộ
Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại
Tờ trình số 455/TTr-SYT ngày 21/02/2017 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số
713/TTr-SNV ngày 30/3/2017 về việc giao quyền tự chủ
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự đối với Bệnh viện Tim Hà Nội
trực thuộc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với Bệnh
viện Tim Hà Nội trực thuộc Sở Y tế giai đoạn 2017 - 2020, cụ thể như sau:
1. Về thực hiện
nhiệm vụ
Bệnh viện thực hiện quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt
động, gồm:
a. Nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
b. Các nhiệm vụ tự xác định khác
ngoài nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, năng lực và điều kiện thực hiện của đơn vị; Tổ chức hoạt động dịch vụ
phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của
pháp luật. Hàng năm, căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động, vào chức năng,
nhiệm vụ và tình hình thực tế, đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, gồm
các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn thuộc chức năng nhiệm vụ được giao và các chỉ
tiêu, hoạt động dịch vụ, báo cáo Sở Y tế để đăng ký, làm cơ sở theo dõi, kiểm
tra và giám sát việc thực hiện.
c. Hợp đồng với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ, phòng chống
dịch bệnh, khám chữa bệnh và các hợp đồng kinh tế khác, phù hợp với
khả năng, lĩnh vực chuyên môn của đơn vị và quy định của pháp luật;
d. Các hoạt động liên doanh liên kết
với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Trường
hợp thành lập cơ sở hạch toán độc lập trong khuôn viên hiện có của bệnh viện, bệnh
viện xây dựng đề án báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt; cơ sở hạch toán
độc lập phải là đơn vị kế toán cấp dưới của Bệnh viện, do bệnh viện trực tiếp
quản lý, điều hành, hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt
động thường xuyên và kinh phí đầu tư và được giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
theo quy định hiện hành.
đ. Quyết định mua sắm tài sản, đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động,
theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
e. Tham dự đấu thầu các hoạt động dịch
vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị;
g. Sử dụng tài sản để liên doanh,
liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để
đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Về tổ chức bộ
máy
a. Bệnh viện được quyết định thành lập
hoặc giải thể, tổ chức lại các khoa, phòng và tổ chức khác trực thuộc trên cơ sở
quy hoạch hoặc phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Bệnh viện được thành lập, sắp xếp
lại, giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc tự đảm bảo kinh phí hoạt động để
hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phương án tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của đơn vị.
c. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quy
chế hoạt động của các tổ chức trực thuộc do Giám đốc Bệnh viện quy định.
3. Về biên chế,
lao động hợp đồng
a. Lập kế hoạch biên chế, lao động hợp
đồng: Căn cứ theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
nhu cầu và khả năng thực tế, Giám đốc Bệnh viện xây dựng kế hoạch biên chế, lao
động hợp đồng hàng năm, trong đó ghi rõ số lượng nhân lực cần thiết của từng tổ
chức trực thuộc, yêu cầu về chất lượng, cơ cấu viên chức, thời gian sử dụng.
b. Thẩm quyền quyết định và phê duyệt
biên chế, lao động hợp đồng:
- Giám đốc Bệnh viện được quyền quyết
định kế hoạch biên chế và có trách nhiệm báo cáo kế hoạch biên chế để Sở Y tế tổng
hợp, theo dõi, kiểm tra, giám sát;
- Giám đốc Bệnh viện được tự quyết định
kế hoạch sử dụng lao động hợp đồng làm việc tại đơn vị.
c. Giám đốc Bệnh viện được quyết định
ký hợp đồng lao động, hợp đồng thuê, khoán công việc trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ, nhu cầu thực tế của đơn vị (đối với những công việc không cần thiết bố
trí biên chế thường xuyên); ký hợp đồng và các hình thức hợp tác
khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuyên
môn của đơn vị theo quy định của pháp luật.
4. Về quản lý và
sử dụng cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng
a. Tuyển dụng và tiếp nhận viên chức,
lao động hợp đồng:
- Tuyển dụng viên chức:
+ Hàng năm, Bệnh viện xây dựng kế hoạch
tuyển dụng viên chức, trong đó xác định rõ số lượng cần tuyển của từng ngạch,
điều kiện, tiêu chuẩn, hình thức, thời gian tuyển dụng. Giám đốc Bệnh viện quyết
định kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để làm cơ sở kiểm tra,
giám sát.
+ Giám đốc Bệnh viện được quyết định
tuyển dụng viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển phù hợp với đặc điểm
chuyên môn của từng lĩnh vực cần tuyển và điều kiện cụ thể của đơn vị; tổ chức
thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận viên chức: Giám đốc Bệnh
viện được quyền quyết định tiếp nhận viên chức có chức danh nghề nghiệp bác sỹ
chính và tương đương trở xuống.
- Quyết định bổ nhiệm vào chức danh
nghề nghiệp viên chức (đối với chức danh tương đương bác sỹ chính trở xuống),
ký hợp đồng làm việc với những người đã được tuyển dụng, trên cơ sở bảo đảm đủ
tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp cần tuyển và phù hợp với cơ cấu chức danh
nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
- Sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ,
viên chức phải phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với chức danh nghề nghiệp viên
chức và quy định của nhà nước về trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, công vụ.
- Quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận
lao động hợp đồng theo quy định.
b. Về đào tạo, bồi dưỡng:
- Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch biên chế và nhu cầu đào tạo, Giám đốc Bệnh viện xây dựng và tổ chức
triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức của đơn vị.
- Giám đốc Bệnh viện quyết định việc
cử viên chức, lao động hợp đồng từ cấp trưởng khoa phòng và tương đương trở xuống
đi học tập, đào tạo trong nước;
- Giám đốc Bệnh viện đề nghị cấp có
thẩm quyền quyết định việc cử đi học tập, đào tạo trong nước
đối với cấp phó giám đốc bệnh viện; cử đi học tập, đào tạo tại nước ngoài đối với
công chức, viên chức theo quy định của Thành phố.
c. Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, cách chức và cho từ chức các chức danh lãnh đạo quản lý:
- Giám đốc Bệnh viện trình Sở Y tế quyết
định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức và cho từ chức
đối với cấp phó giám đốc bệnh viện.
- Giám đốc Bệnh viện quyết định bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức và cho từ chức các chức danh lãnh đạo,
quản lý của các tổ chức trực thuộc đơn vị theo quy định của pháp luật và chịu
trách nhiệm về các quyết định đó.
d. Về bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp,
thăng hạng, chuyển loại viên chức:
- Giám đốc Bệnh viện trình cơ quan có
thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, chuyển loại chức danh nghề
nghiệp viên chức đối với các ngạch Bác sỹ cao cấp và tương đương.
- Giám đốc Bệnh viện quyết định bổ
nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức đối với những người được tuyển dụng lần đầu;
quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp; chuyển loại viên chức sau đào tạo hoặc
sau khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức thuộc thẩm quyền quản
lý của đơn vị từ chức danh nghề nghiệp tương đương Bác sỹ chính trở xuống.
đ. Về bố trí, phân công công tác, điều
động, biệt phái, luân chuyển, chấm dứt hợp đồng làm việc:
- Giám đốc Bệnh viện có trách nhiệm bố
trí, phân công công tác, giao nhiệm vụ cho viên chức phù hợp với trình độ đào tạo
và chức danh nghề nghiệp của viên chức, bảo đảm các chế độ, chính sách và điều
kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ;
- Giám đốc Bệnh viện quyết định việc
điều động, biệt phái, luân chuyển, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với lao động
hợp đồng và cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ chức danh
nghề nghiệp tương đương Bác sỹ chính trở xuống theo quy định của pháp luật.
e. Về việc nâng lương:
- Giám đốc Bệnh viện quyết định nâng
bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời
hạn, nâng lương trở lại sau thời gian bị kéo dài đối với cán bộ viên chức (bao
gồm cả kế toán trưởng) và lao động hợp đồng của đơn vị.
- Giám đốc Bệnh viện đề nghị cấp có
thẩm quyền quyết định việc nâng lương đối với cấp phó giám đốc bệnh viện và các
cán bộ, viên chức có chức danh nghề nghiệp bác sỹ cao cấp và tương đương.
g. Về chế độ hưu trí, thôi việc, kéo
dài thời gian công tác:
- Giám đốc Bệnh viện có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu cho cán bộ, viên chức, lao động hợp
đồng của đơn vị trước 06 tháng tính đến ngày cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng
đủ tuổi nghỉ hưu.
- Giám đốc Bệnh viện ra quyết định
nghỉ hưu đối với cán bộ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ chức
danh nghề nghiệp bác sỹ chính và tương đương trở xuống theo quy định của pháp
luật.
- Đối với cán bộ, viên chức có chức
danh nghề nghiệp bác sỹ cao cấp và tương đương, cấp phó giám đốc bệnh viện:
Giám đốc Bệnh viện báo cáo cơ quan có thẩm quyền ban hành thông báo và quyết định
nghỉ hưu, thôi việc, kéo dài thời gian công tác theo quy định.
- Giám đốc Bệnh viện được quyết định
việc kéo dài thời gian công tác, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với
cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ chức
danh nghề nghiệp bác sỹ chính và tương đương trở xuống theo quy định của pháp
luật.
h. Nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ
luật:
- Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện do
Sở Y tế nhận xét, đánh giá theo quy định.
- Giám đốc Bệnh viện có trách nhiệm
nhận xét, đánh giá tất cả cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng trong đơn vị, thực
hiện chế độ thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Giám đốc Bệnh viện được quyết định
kỷ luật cán bộ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ chức danh nghề
nghiệp bác sỹ chính và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Bệnh
viện Tim Hà Nội và các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai Quyết định
và theo dõi trong quá trình thực hiện bảo đảm theo đúng quy định hiện hành của
Nhà nước.
2. Giám đốc Sở Y tế:
- Chỉ đạo tổ chức, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế đối với Bệnh viện Tim Hà Nội theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá về
tình hình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Bệnh viện
Tim Hà Nội báo cáo UBND Thành phố.
3. Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội:
- Có trách nhiệm triển khai thực hiện
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế của đơn vị giai đoạn 2017 - 2020 theo đúng Quyết định, đảm bảo chất lượng
và hiệu quả hoạt động.
- Chịu trách nhiệm
trước Sở Y tế và trước pháp luật đối với các quyết định thực hiện quyền tự chủ
về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự của đơn vị.
- Trường hợp nguồn thu, nhiệm vụ của
đơn vị có biến động làm thay đổi khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế, đơn vị báo cáo Sở Y tế trình UBND Thành phố để xem xét điều
chỉnh mức độ tự chủ trước thời hạn.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy
chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế
công khai tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định.
- Tổ chức, thực hiện quản lý, sử dụng
viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức.
- Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn,
tài sản của Nhà nước giao, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê, thông
tin, báo cáo hoạt động, kiểm toán theo quy định.
- Thực hiện quy định công khai, trách
nhiệm giải trình hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám
đốc các Sở: Nội vụ, Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Giám đốc
Bệnh viện Tim Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Y tế;
- Bộ Tài chính;
- TTTU, TTHĐND
Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- VP UBNDTP: PCVP N.N.Kỳ,
P.C.Công; KGVX, TKBT, NC, TH;
- Lưu: VT, SNV (5 bản).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý
|