UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
19/2001/QĐ-UB
|
Tam
Kỳ, ngày 13 tháng 04 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI
VỚI KIÊN CỐ HOÁ KÊNH MƯƠNG VÀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật
tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật
ngân sách Nhà nước ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị
định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ
chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để
xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Quyết
định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 của Chính phủ về một số chính sách và cơ
chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương;
Căn cứ Nghị
quyết số 15/2001/NQ/HĐND ngày 22/2/2001 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam
thông qua tại kỳ họp lần thứ 4, khoá VI về dự toán ngân sách và đầu tư xây dựng
cơ bản năm 2001,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy chế về quản lý tài chính đối với kiên cố hoá
kênh mương và giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Sở Tài
chính - Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở
Giao thông Vận tải và Sở Kế hoạch - Đầu tư có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển
khai thực hiện Quyết định này.
Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2001.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận
- Như điều 3
- TVTU, TTHĐND, UBND
- Lưu VT, KTTH, KTN, KT
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Phúc
|
QUY CHẾ
VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KIÊN CỐ HOÁ
KÊNH MƯƠNG VÀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo QĐ số 19/2001/QĐ-UB ngày 13/04/2001 của UBND tỉnh Quảng
Nam)
I/ QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Đối tượng quản
lý tài chính theo quy chế này là các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư trong nông nghiệp và phát triển nông
thôn có các dự án đầu tư kiên cố hoá kênh mương liên thôn, kênh mương nội đồng
và giao thông nông thôn, theo phương thức ''Dân làm, Nhà nước hỗ trợ''.
2. Khuyến khích
các địa phương, đơn vị huy động mọi nguồn lực tập trung đẩy nhanh tiến độ thực
hiện kiên cố hoá kênh mương loại III và kiên cố hoá giao thông nông thôn, nhằm
đẩy nhanh sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn theo chủ trương của Đảng
và Nhà nước.
3. Tăng cường
hiệu lực quản lý Nhà nước và tạo điều kiện cho các địa phương áp dụng rộng rãi
cơ chế quản lý đầu tư theo ''Hồ sơ mẫu'' và theo nguyên tắc nhân dân đóng góp
tiền, vật tư và công lao động, tự tổ chức xây dựng, quản lý và thanh quyết toán
theo cơ chế dân tự làm, tự kiểm tra, giám sát, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh
phí.
4. Mức huy động
đóng góp, mức miễn, giảm cho các đối tượng xã hội, người nghèo, quy đổi vật tư,
ngày công ra giá trị góp do nhân dân bàn bạc và quyết định trên cơ sở thu nhập
bình quân, khả năng đóng góp và mức giá cả trên địa bàn.
II/ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC HỖ TRỢ:
1. Nguồn vốn đầu
tư :
- Nguồn tự có
và coi như tự có :
+ Huy động đóng
góp của nhân dân.
+ Huy động của
các tổ chức, cá nhân.
+ Ngân sách xã,
thị trấn đầu tư.
+ Đóng góp của
hợp tác xã và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Nguồn hỗ trợ
của ngân sách cấp trên (NS tỉnh; NS huyện, thị).
2. Đối tượng hỗ trợ :
- Công trình
thuộc chương trình kiên cố hoá kênh mương : hệ thống kênh mương liên thôn, kênh
mương nội đồng (kênh mương loại III).
- Công trình
thuộc chương trình kiên cố hoá giao thông nông thôn : đường xã (theo phân loại
đường gọi là : ĐX), hệ thống đường liên thôn.
3. Mức hỗ trợ :
Chỉ quy định mức
hỗ trợ của ngân sách tỉnh, mức hỗ trợ của ngân sách các huyện, thị do UBND huyện,
thị quyết định tuỳ theo khả năng ngân sách, nhưng mức tối thiểu phải bằng 20%
giá trị công trình.
3.1 Chương trình kiên cố hoá kênh mương loại III :
Trong năm 2001,
ngân sách tỉnh hỗ trợ 40% giá trị định suất đầu tư (tính theo mét dài với thiết
kế mẫu được duyệt) được duyệt đối với đồng bằng; 70% giá trị định suất đầu tư
được duyệt đối với các xã miền núi đã được Chính phủ công nhận, các năm tiếp
theo UBND tỉnh sẽ quy định cụ thể.
3.2 Chương trình kiên cóo hoá giao thông nông thôn :
- Mức hỗ trợ đường
giao thông theo tiêu chuẩn :
+ Mặt đường bê
tông xi măng rộng 1,5m, dày 12 cm, mác bê tông 250, sỏi 1 x 2; nền cát tự nhiên
đầm chặt, lớp móng cát gia cố 6% XM dày 10cm, hoặc nền đường đất đồi cấp phối tự
nhiên. Mức hỗ trợ 15% (mười lăm phần trăm) trên tổng giá trị khối lượng công
trình hoàn thành.
+ Mặt dường bê
tông xi măng rộng 2,0m, dày 12 - 16 em, mác bê tông 250, sỏi 1x 2; nền cát tự
nhiên đầm chặt, lớp móng cát gia cố 6% XM dày 10cm, hoặc nền đường đất đồi cấp
phối tự nhiên. Mức hỗ trợ 20% (hai mươi phần trăm) trên tổng giá trị khối lượng
công trình hoàn thành.
+ Mặt đường bê
tông xi măng rộng 2,5m, dày 16cm, mác bê tông 250, sỏi 1 x 2; nền cát tự nhiên
đầm chặt, lớp móng cát gia cố 6% XM dày 10 cm, hoặc nền đường đất đồi cấp phối
tự nhiên. Mức hỗ trợ 25% (hai mươi lăm phần trăm) trên tổng giá trị khối lượng
công trình hoàn thành.
+ Mặt đường bê
tông xi măng rộng 3,0m, dày 16cm, mác bê tông 250, sỏi 1 x2; nền cát tự nhiên đầm
chặt, lớp móng cát gia cố 6% XM dày 10cm, hoặc nền đường đất đồi cấp phối tự
nhiên. Mức hỗ trợ 30% (ba mươi phần trăm) trên tổng giá trị khối lượng công
trình hoàn thành.
- Mức hỗ trợ bổ
sung :
Ngoài mức hỗ trợ
theo tiêu chuẩn đường như trên, ngân sách tỉnh còn hỗ trợ thêm cho các vùng
trung du, miền núi, vùng đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, vùng dân cư có
nhiều đối tượng thuộc chính sách miễn, giảm các khoản đóng góp và tuyến đường
giao thông đạt tiêu chuẩn có chiều trên dài đạt 3km trở lên, trên một địa bàn
xã có ít nhất 3 tuyến đường đạt tiêu chuẩn có chiều dài từ 1km đến dưới 3km,
nhưng tổng mức hỗ trợ thêm đối đa không quá 10% giá trị công trình hoàn thành.
Cụ thể :
Hỗ trợ thêm 4%
(Bốn phần trăm) cho các xã có một trong các điều kiện :
+ Thuộc xã miền
núi, núi cao, hải đảo đã được Chính phủ công nhận.
+ Vùng đời sống
dân cư khó khăn có trên 30% hộ đói nghèo.
(Chuẩn hộ đói
nghèo theo Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động-
TBXH).
Hỗ trợ thêm 3%
(Ba phần trăm) cho các xã, các tuyến đường có một trong các điều kiện :
+ Các xã trung
du đã được Chính phủ công nhận.
+ Các tuyến đường
đường đạt tiêu chuẩn có chiều dài đạt 3km trở lên.
+ Trên một địa
bàn xã có ít nhất 3 tuyến đường đạt tiêu chuẩn có chiều dài từ 1km đến dưới
3km.
- Hỗ trợ các
công trình cầu, cống qua đường :
Đối với các
công trình cầu, cống qua đường của các tuyến đường thuộc đối tượng hỗ trợ thì
ngân sách tỉnh, huyện thị hỗ trợ 100% trên cơ sở thiết kế, dự toán được UBND
huyện, thị phê duyệt (ngân sách tỉnh 50%; ngân sách huyện, thị 50%).
4. Điều kiện thực hiện hỗ trợ :
1. Có văn bản đề
nghị và cam kết của UBND xã (hoặc Ban phát triển xã) về triển khai thực hiện
kiên cố hoá kênh mương loại III và giao thông nông thông (kèm theo biên bản họp
của đại diện nhân dân ở các thôn có xác nhận của các đoàn thể ở xã).
2. Quy mô, khối
lượng và chất lượng công việc thực hiện đảm bảo các quy định về dự toán và thiết
kế mẫu đã ban hành (có phụ lục kèm theo) đã được UbND huyện, thị thẩm định về
phê duyệt. Đối với các công trình cầu, cống qua đường phải có đầy đủ hồ sơ thiết
kế, dự toán, hồ sơ nghiệm thu quyết toán được UBND huyện, thị phê duyệt.
3. Danh mục các
công trình đề nghị hỗ trợ trong năm kế hoạch bố trí của huyện, thị đã được HĐND
thông qua (hoặc UBND huyện, thị phê chuẩn).
4. Tuyến đường
giao thông nông thôn, tuyến kênh mương loại III phải có chiều dài đạt tối thiểu
: 100m.
III/ QUY TRÌNH BỐ TRÍ, CẤP PHÁT VỐN HỖ TRỢ:
1. Quy trình bố trí :
- Hằng năm, trước
ngày 31/10 trên cơ sở dự án được duyệt, UBND các huyện, thị có trách nhiệm tổng
hợp các dự án kiên cố hoá kênh mương loại III và giao thông nông thôn trên địa
bàn được tổ chức thực hiện trong năm sau đã được nhân dân địa phương họp cam kết,
đăng ký với Sở Tài chính - Vật giá để tổng hợp và cân đối nguồn trình UBND tỉnh.
- Căn cứ vào kế
hoạch đăng ký, khả năng cân đối vốn, Sở Tài chính - Vật giá tham mưu cho UBND tỉnh
thông báo tổng mức vốn hỗ trợ kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn
sau năm cho từng huyện, thị trước ngày 31 tháng 12 hàng năm để các địa phương,
đơn vị chủ động tổ chức huy động các nguồn vốn theo quy định và tiến hành các
thủ tục cần thiết cho công tác thi công năm sau.
- Căn cứ thông
báo hỗ trợ vốn của UBND tỉnh và tình hình đăng ký của các xã và HTX (đối với phần
kiên cố hoá kênh mương loại III), UBND các huyện, thị thông báo mức vốn hỗ trợ
của ngân sách cấp mình và ngân sách tỉnh cho các xã, HTX trước ngày 31/01 hàng
năm.
- Riêng năm
2001, để triển khai được thuận lợi, UBND các huyện, thị căn cứ vào kế hoạch
kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn của địa phương mình đăng ký với
Sở Tài chính - Vật giá trước ngày 30 tháng 4 năm 2001 để Sở cân đối nguồn và tham
mưu UBND tỉnh Quyết định hỗ trợ vốn cho các địa phương.
2. Quy trình cấp
phát vốn hỗ trợ :
- Căn cứ vào
tình hình cân đối vốn và công tác tổ chức triển khai kiên cố hoá kênh mương và
nâng cấp giao thông nông thôn ở các huyện, thị; Sở Tài chính - Vật giá tham mưu
cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hỗ trợ vào dự toán ngân sách hàng năm trình
HĐND tỉnh phê duyệt.
- Trên cơ sở dự
toán hàng năm được HĐND tỉnh phê duyệ và văn bản đề nghị cấp vốn của UBND huyện,
thị, Sở Tài chính - Vật giá lập thủ tục tạm cấp 70% kinh phí hỗ trợ cho ngân
sách cấp huyện, thị theo hình thức trợ cấp có mục tiêu, 30% còn lại sẽ được cấp
tiếp khi có đầy đủ các điều kiện về nguồn vốn huy động đóng góp tương ứng theo
tiến độ thực hiện và hồ sơ thanh quyết toán. Trong trường hợp các huyện, thị sử
dụng không hết hoặc không đúng mục đích, ngân sách tỉnh sẽ thu hồi hoặc khấu trừ
vào phần trợ cấp cân đối thường xuyên của ngân sách tỉnh cho ngân sách các huyện,
thị.
- Căn cứ tình
hình thực tế tổ chức huy động và thi công của từng xã và HTX, Phòng Tài chính
các huyện, thị kịp thời lập thủ tục chuyển tiền hỗ trợ cho các xã, thị trấn
theo hình thức trợ cấp có mục tiêu (lệch chi tiền). Hoặc chuyển tiền cho Ban
phát triển giao thông nông thôn huyện, thị để mua vật tư cấp trực tiếp cho từng
công trình thông qua ngân sách xã (theo yêu cầu của xã).
IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ VÀ QUYẾT TOÁN VỐN:
1. Tổ chức thực hiện :
- Trên cơ sở dự
án kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn của huyện, thị đã được UBND tỉnh
phê duyệt và hồ sơ mẫu, UBND xã, thị trấn (hoặc HTX đang trực tiếp quản lý hệ
thống kênh mương) lập phương án, dự toán từng tuyến giao thông nông thôn và từng
tuyến kênh mương kiên cố hoá, trình UBND huyện, thị phê duyệt.
- Khi dự án đầu
tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND xã (hoặc HTX) tổ chức họp nhân dân
trên địa bàn để thống nhất chủ truơng kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông
thôn, lựa chọn và dự kiến giá trị từng công trình, mức và hình thức đóng góp của
nhân dân và quyết định thành lập Ban quản lý công trình và Ban giám sát nhân dân.
+ Ban quản lý
công trình có trách nhiệm trực tiếp giúp UBND xã (HTX) thực hiện các nhiệm vụ :
Tổ chức theo dõi thi công công trình đảm bảo đúng quy định đúng dự toán, thiết
kế theo hồ sơ mẫu; tiếp nhận, quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công
trình; mở sổ sách theo dõi chi tiết nguồn vốn và chi phí công trình; ghi nhật
ký công trình và thanh quyết toán công trình đảm bảo thời gian, đúng quy định.
+ Ban giám sát
nhân dân có trách nhiệm giám sát quá trình huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn
đầu tư cũng như chất lượng công trình, nghiệm thu, bàn giao và quyết toán vốn đầu
tư và công khai tài chính.
- Khuyến khích
UBND xã, thị trấn, HTX tổ chức thi công theo phương thức tự làm, sử dụng vật
tư, nhân công tại chỗ. Đối với những công việc tính chất thi công phức tạp, đòi
hỏi kỹ thuật cao (như các loại cầu, cống qua đường) mà lực lượng thi công tại
chỗ không thể đảm nhận được thì tổ chức đấu thầu hoặc giao thầu theo quy định.
Quá trình tổ chức thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán phải có sự giám sát
của Ban giám sát do nhân dân cử ra và được công khai trước hội nghị nhân dân. Kịp
thời tổng hợp tình hình báo cáo Phòng Tài chính và UBND huyện, thị.
- UBND các huyện,
thị có trách nhiệm xây dựng phương án cụ thể cho quá trình thực hiện kiên cố
hoá kênh mương nội đồng và giao thông nông thôn trên địa bàn; thành lập Ban
phát triển nông nghiệp và nông thôn để tham mưu cho UBND huyện, thị chỉ đạo, thẩm
tra xét duyệt quyết toán và giúp xã triển khai thực hiện kiên cố hoá kênh mương
nội đồng và giao thông nông thôn; định kỳ quý, 6tháng, một năm tổng hợp tình
hình gửi Sở Tài chính - Vật giá để theo dõi, cân đối vốn hỗ trợ và báo cáo UBND
tỉnh.
- Trong quá
trình thực hiện kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn, UBND xã, thị trấn,
Hợp tác xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số
24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy
động, quản lý và sủ dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng
cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn, Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của
Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Quy chế về tổ chức
huy động quản lý và sử dụng vốn phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh
của UBND tỉnh Quảng Nam quy định tại Quyết định số 35/1999/QĐ-UB ngày 15/6/1999
nhằm quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư, chống thất thoát, tham ô lãng phí.
2. Quản lý, quyết
toán và công khai tài chính :
Nguồn vốn thực
hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương loại III và giao thông nông thôn được
quản lý, sử dụng, quyết toán và công khai tài chính như nguồn vốn đầu tư của
Nhà nước và được quyết toán vào thu, chi ngân sách hàng năm của ngân sách xã
(ghi thu, ghi chi vào ngân sách một lần trong niên độ mà công trình được quyết
toán bàn giao đưa vào sử dụng).
V/ KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM:
- Hằng năm UBND
tỉnh thực hiện khen thưởng đối với các địa phương, đơn vị thực hiện tốt chương
trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn.
- Các địa
phương, đơn vị vi phạm quy chế quản lý tài chính đối với kiên cố hoá kênh mương
và giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam sẽ bị xử lý theo quy định
hiện hành./.