ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1425/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày 23
tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỨC CHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRỢ GIÚP TRẺ
EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (DỰ ÁN 4) THUỘC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ
TRẺ EM TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003;
Căn cứ Quyết định 267/QĐ-TTg
ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia
bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Thông tư số
181/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/12/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội hướng dẫn quản lý sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc
gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015;
Căn cứ Quyết định số
1563/QĐ-UBND ngày 30/9/2011 của UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt Chương trình bảo vệ
trẻ em tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011- 2015;
Căn cứ công văn số
292/BVCSTE-BVTE ngày 29/6/2012 của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình thuộc
Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tại tờ trình số: 960/TTr-SLĐTBXH ngày 30/7/2013 và ý kiến
thống nhất của Sở Tài chính (tại công văn số: 1591/STC-HCSN ngày 16/7/2013),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định Nội
dung và mức chi thực hiện Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ
giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng (Dự án 4) thuộc Chương
trình bảo vệ trẻ em tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015”.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan
và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này kể từ ngày ký./.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Quang Nhất
|
QUY ĐỊNH
NỘI DUNG VÀ MỨC CHI THỰC HIỆN
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH TRỢ GIÚP TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG (DỰ ÁN 4) THUỘC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN
2011 - 2015.
(Ban hành kèm theo Quyết định số:1425/QĐ-UBND ngày 23/8/ 2013 của UBND tỉnh Phú
Yên)
I. Nội dung và mức
chi cụ thể.
1. Hỗ trợ tiền tàu xe.
- Hỗ trợ tiền tàu xe cho cán bộ trẻ
em đưa trẻ em chuyển tuyến trong trường hợp khẩn cấp đến điểm tạm lánh hoặc
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh để chăm sóc tạm thời chờ giải quyết; hoặc đến cơ
sở y tế gần nhất (cấp cứu). Mức chi theo giá cước phương tiện công cộng, xe cấp
cứu (của cơ sở y tế) hoặc chi phí xăng xe thực tế (nếu đơn vị bố trí xe vận
chuyển).
- Hỗ trợ tiền tàu xe cho các em có
hoàn cảnh đặc biệt trở về gia đình, nơi cư trú: Mức hỗ trợ theo giá cước phương
tiện công cộng.
- Chi chế độ công tác phí cho cán bộ
đi kèm trẻ em: Theo quy định tại Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND ngày 14 tháng 9
năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên về việc sửa đổi một số quy định về
quy định mức chi công tác phí, mức chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ
quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được ban hành kèm theo Nghị quyết số
160/2010/NQ - HĐND ngày 18/10/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên.
2. Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ lang
thang, lao động xa gia đình, trẻ bị bạo lực, ngược đãi, xâm hại, trẻ bị bắt
cóc, buôn bán, mại dâm, người chưa thành niên vi phạm pháp luật, … trở về gia
đình hoặc nơi cư trú.
- Tiền ăn cho trẻ trên đường trở về
gia đình hoặc nơi cư trú: Mức hỗ trợ 40.000 (Bốn mươi nghìn) đồng/em/ngày, tối
đa không quá 3 ngày.
- Tiền ăn cho trẻ trong thời gian lưu
trú tại cơ sở: Trẻ cần sự bảo vệ khẩn cấp trong thời gian lưu trú tại cơ sở chờ
giải quyết được trợ cấp tiền ăn mức 40.000 (Bốn mươi nghìn) đồng/em/ngày, thời
gian tối đa không quá 30 ngày. Nếu trường hợp đặc biệt, cần kéo dài thời gian
lưu trú tại cơ sở phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền và được áp dụng
mức hỗ trợ tiền ăn bằng với mức của đối tượng được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội là 480.000 (Bốn trăm tám mươi nghìn) đồng/người/tháng theo Quyết định
số 2220/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Phú Yên.
- Hỗ trợ chi phí mua sắm vật dụng
sinh hoạt cá nhân cần thiết cho trẻ em trong thời gian lưu trú tại cơ sở (quần
áo, khăn mặt, dép nhựa, bàn chải, thuốc đánh răng, xà phòng…): Mức chi tối đa
không quá 300.000 (Ba trăm nghìn) đồng/em.
- Hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh thông
thường cho trẻ trong thời gian lưu trú tại cơ sở bị bệnh. Mức chi theo thực tế
phát sinh nhưng không quá 50.000 (Năm mươi nghìn) đồng/em/ ngày.
- Hỗ trợ giải quyết khó khăn đời sống
trước mắt cho các em thuộc hộ nghèo (theo quy định về chuẩn nghèo do Thủ tướng
Chính phủ quyết định): Mức hỗ trợ tối thiểu 240.000 (Hai trăm bốn mươi nghìn) đồng/em/tháng,
thời gian tối đa không quá 3 tháng. (Áp dụng theo Thông tư
86/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 06/10/2008 của liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội).
3. Hỗ trợ chi phí điều trị bệnh, bồi
dưỡng phục hồi sức khỏe cho trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực.
Hỗ trợ 1 lần, không quá 2.000.000
(Hai triệu) đồng/em (kể cả trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực dẫn
đến tử vong). Quyết toán thực tế theo chứng từ của cơ sở y tế công lập. Trong
đó, kể cả chi phí bồi dưỡng cho chuyên gia tâm lý tư vấn điều trị phục hồi các
tổn thương về tâm lý đối với trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực 50.000đồng/buổi,
tối đa không quá 10 buổi (nếu có).
4. Hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc
làm.
a) Đối tượng: Trẻ em từ 15 tuổi trở
lên là đối tượng của dự án (trẻ em từ trường giáo dưỡng về, trẻ mồ côi, trẻ
khuyết tật, trẻ bị xâm hại tình dục, lao động trẻ em,…) có trình độ học vấn, sức
khoẻ phù hợp với nghề cần học và có nhu cầu học nghề được cơ quan Lao động -
Thương binh và Xã hội cấp huyện giới thiệu đến các Trung tâm, Trường dạy nghề tại
địa phương để học nghề ngắn hạn. Trẻ được hỗ trợ kinh phí học nghề một lần. Thời
gian hỗ trợ theo số tháng thực tế đào tạo của từng nghề.
b) Mức hỗ trợ: Thực hiện theo Quyết định
số 845/QĐ-UBND ngày 01/62011 của UBND tỉnh Phú Yên về việc ban hành Danh mục, chương
trình khung và mức chi đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng tại
các cơ sở dạy nghề về mức hỗ trợ kèm nghề, truyền nghề tại các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất kinh doanh để đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Riêng đối với các nghề chưa có trong
danh mục đào tạo hiện hành thì áp dụng mức hỗ trợ tối đa của nhóm ngành đào tạo
ứng.
c) Giới thiệu việc làm: Liên hệ và giới
thiệu miễn phí đến các tổ chức, đơn vị và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động
vào làm việc với những ngành nghề theo qui định.
5. Hỗ trợ học tập.
Được miễn, giảm học phí, hỗ trợ
chi phí học tập thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ - CP của Chính phủ quy định
về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối
với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến
năm 2014 - 2015.
Ngoài ra, được hỗ trợ quần áo, đồ
dùng học tập hoặc tiền mặt cho trẻ bị bạo lực và bị xâm hại tình dục, nhóm có
nguy cơ cao vào đầu năm học mới có nguy cơ bỏ học hoặc trong trường hợp các em
đã nghỉ học nay tiếp tục đi học trở lại ở các trường phổ thông, trung tâm giáo
dục thường xuyên hoặc học bổ túc văn hoá tại địa phương. Mức chi không quá
300.000 (Ba trăm nghìn) đồng/em/1 lần (Áp dụng theo Thông tư số 86/2008/
TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 06/10/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số
19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm
tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm
giai đoạn 2004 - 2010).
6. Hỗ trợ chi phí đi lại cho trẻ
khuyết tật khám lọc bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng.
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số
48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 của liên Bộ: Tài chính - Lao động,
Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ
giúp người khuyết tật giai đoạn 2012- 2020.
7. Hỗ trợ vốn sản xuất.
Hỗ trợ vốn sản xuất cho gia đình có
trẻ lang thang, trẻ lao động xa nhà, hồi gia, trẻ em ra khỏi lao động nặng nhọc
độc hại nguy hiểm, trẻ bị ảnh hưởng hoặc nhiễm HIV/AIDS, trẻ em làm trái pháp
luật từ trường giáo dưỡng về, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật không được hưởng trợ
cấp theo Nghị định 67/2007NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng
bảo trợ xã hội,…bị bạo lực, xâm hại thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 1 lần
không quá 2.000.000 (Hai triệu) đồng/em. Có Giấy biên nhận của gia đình hoặc chứng
từ hợp lệ, có xác nhận của UBND cấp xã.
8. Phụ cấp cho cộng tác viên kiêm
nhiệm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, buôn, khu phố (đối với các xã thực
hiện mô hình; mỗi thôn, buôn, khu phố 1 cộng tác viên).
Số lượng: Mỗi thôn 01 người.
Mức hỗ trợ: 80.000 (Tám mươi nghìn) đồng/người/
tháng (Thực hiện theo Quyết định số 1563/QĐ- UBND ngày 30/9/2013 của UBND tỉnh
Phú Yên).
9. Chi lập hồ sơ.
Hỗ trợ lập hồ sơ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, trẻ em có nguy cơ cao
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt để tổ chức các hoạt động cung cấp và kết nối dịch vụ
bảo vệ trẻ em ở Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh, Văn phòng tư vấn cấp
huyện, Điểm tư vấn ở cộng đồng, Trường học và một số điểm bảo vệ trẻ em hợp
pháp khác. Mức chi 30.000 (Ba mươi nghìn) đồng/hồ sơ (bao gồm cả ảnh).
10. Hoạt động của Ban chỉ đạo và tổ
chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Ban chỉ đạo cấp tỉnh và tổ
chuyên viên giúp việc cấp tỉnh: 150.000 (Một trăm năm mươi nghìn) đồng/người/tháng;
+ Ban điều hành cấp huyện, thị xã,
thành phố: 100.000 (Một trăm nghìn) đồng/người/tháng.
(Bằng mức hỗ trợ hoạt động cho
Ban chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2016 tỉnh Phú
Yên, theo Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND ngày 21/9/2011 của Hội đồng nhân dân Tỉnh).
- Hỗ trợ họp, công tác phí chi theo
quy định tại Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Phú Yên về việc sửa đổi một số quy định về quy định mức chi công
tác phí, mức chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập được ban hành kèm theo Nghị quyết số 160/2010/NQ - HĐND
ngày 18/10/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên.
Các hoạt động khác thực hiện Chương
trình Bảo vệ trẻ em thực hiện theo Thông tư 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày
15/12/ 2011 của liên Bộ: Tài chính, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và các định
mức chi khác theo quy định tài chính hiện hành.
II. Quản lý, cấp
phát, quyết toán kinh phí và báo cáo.
Việc quản lý, cấp phát và quyết toán
kinh phí thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em được thực hiện theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản của Nhà nước có liên quan và văn bản sửa đổi,
bổ sung nếu có.
Các đơn vị sử dụng kinh phí của
Chương trình bảo vệ trẻ em phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và
quyết toán nguồn kinh phí của chương trình cấp cho đơn vị theo quy định của chế
độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện nội dung của Quy định này; chủ trì
và phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố có triển khai thực hiện thí điểm xây dựng dự án cung cấp dịch vụ các mô
hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng đã được Uỷ ban
nhân dân tỉnh phê duyệt; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về UBND Tỉnh
và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của quy định, đề nghị UBND các
huyện, thị xã, thành phố có triển khai thực hiện thí điểm xây dựng các mô hình
mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng phản ánh kịp thời
về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phù hợp./.
MÔ HÌNH BẢO VỆ TRẺ EM DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm
theo Quyết định số: /UBND-VX ngày
/8/2013 của UBND Tỉnh)
STT
|
Đơn vị
|
Tên mô hình
|
Ghi chú
|
1
|
Xã Hòa Hiệp Trung
- huyện Đông Hòa
|
Mô hình trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi,
trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng.
|
|
2
|
Xã Hòa Hiệp Nam -
huyện Đông Hòa
|
Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải
làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng.
|
|
3
|
Xã An Ninh Tây -
huyện Tuy An
|
Trợ giúp trẻ em bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng.
|
|
4
|
Xã An Nghiệp - huyện
Tuy An
|
Trợ giúp trẻ em bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng.
|
|
5
|
Xã E Chà Rang -
huyện Sơn Hòa
|
Trợ giúp trẻ em bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng.
|
|
6
|
Xã KRông Pa - huyện
Sơn Hòa
|
Trợ giúp trẻ em bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng.
|
|
7
|
Thị trấn Hai Riêng
- huyện Sông Hinh
|
Mô hình phòng ngừa trợ giúp trẻ em, người chưa
thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng.
|
|
8
|
Xã Đức Bình Đông -
huyện Sông Hinh
|
Trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không
nơi nương tựa, chăm sóc trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng.
|
|
9
|
Xã Hòa Đồng - huyện
Tây Hòa
|
Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải
làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng.
|
|
10
|
Xã Hòa Thịnh - huyện
Tây Hòa
|
Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải
làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng.
|
|
11
|
Phường 1 - thành
phố Tuy Hòa
|
Trợ giúp trẻ em bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng.
|
|
12
|
Phường 2 - Thành
phố Tuy Hòa
|
Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải
làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, bị xâm hại tình dục và trẻ em bị bạo lực gia
đình dựa vào cộng đồng.
|
|
Tổng cộng: 12 xã (12 mô hình)
|