Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 39/NQ-HĐND 2021 dự toán thu ngân sách nhà nước An Giang 2022

Số hiệu: 39/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Lê Văn Nưng
Ngày ban hành: 08/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/NQ-HĐND

An Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG NĂM 2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Quyết định số 2047/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Thông tư số 61/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024;

Xét Tờ trình số 708/TTr-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương tỉnh An Giang năm 2022; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2022 như sau:

1. Tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế trên địa bàn

:

6.183.000 triệu đồng.

- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

:

230.000 triệu đồng.

- Thu nội địa

:

5.953.000 triệu đồng.

2. Thu, chi ngân sách địa phương:

 

 

a) Tổng thu ngân sách địa phương

:

15.854.766 triệu đồng.

- Thu cân đối ngân sách

:

13.980.119 triệu đồng.

+ Thu từ kinh tế trên địa bàn

:

 5.434.800 triệu đồng.

+ Thu bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương

:

 8.373.219 triệu đồng.

+ Bội chi ngân sách địa phương

:

172.100 triệu đồng.

- Thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách Trung ương

:

1.874.647 triệu đồng.

b) Tổng chi ngân sách địa phương

:

15.854.766 triệu đồng.

- Chi cân đối ngân sách địa phương

:

13.980.119 triệu đồng.

+ Chi đầu tư phát triển

:

3.499.480 triệu đồng.

+ Chi thường xuyên

:

10.203.309 triệu đồng.

+ Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính

:

 1.170 triệu đồng.

+ Dự phòng ngân sách

:

276.160 triệu đồng.

- Chi từ nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu

:

1.874.647 triệu đồng.

Điều 2. Phân bổ ngân sách địa phương năm 2022 như sau:

1. Thu ngân sách địa phương theo các cấp ngân sách như sau:

a) Cấp tỉnh

:

8.563.544 triệu đồng.

- Thu cân đối ngân sách từ kinh tế trên địa bàn

:

3.898.620 triệu đồng.

- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

:

2.625.447 triệu đồng.

- Bội chi ngân sách địa phương

:

172.100 triệu đồng.

- Thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách cấp trên

:

1.867.377 triệu đồng.

b) Cấp huyện

:

6.087.664 triệu đồng.

- Thu cân đối ngân sách từ kinh tế trên địa bàn

:

1.395.130 triệu đồng.

- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

:

4.685.264 triệu đồng.

- Thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách cấp trên

:

7.270 triệu đồng.

c) Cấp xã

:

1.203.558 triệu đồng.

- Thu cân đối ngân sách từ kinh tế trên địa bàn

:

141.050 triệu đồng.

- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

:

 1.062.508 triệu đồng.

2. Chi ngân sách địa phương theo các cấp ngân sách như sau:

a) Cấp tỉnh

:

 8.563.544 triệu đồng.

- Chi cân đối ngân sách

:

6.696.167 triệu đồng.

+ Chi đầu tư phát triển

:

 2.941.740 triệu đồng.

+ Chi thường xuyên

:

3.619.919 triệu đồng.

+ Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính

:

1.170 triệu đồng.

+ Dự phòng ngân sách

:

133.338 triệu đồng.

- Chi từ nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu

:

1.867.377 triệu đồng.

b) Cấp huyện

:

 6.087.664 triệu đồng.

- Chi cân đối ngân sách

:

 6.080.394 triệu đồng.

+ Chi đầu tư phát triển

:

557.740 triệu đồng.

+ Chi thường xuyên

:

5.403.522 triệu đồng.

+ Dự phòng ngân sách

:

119.132 triệu đồng.

- Chi từ nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu

:

 7.270 triệu đồng.

c) Cấp xã

:

1.203.558 triệu đồng.

- Chi thường xuyên

:

 1.179.868 triệu đồng.

- Dự phòng ngân sách

:

23.690 triệu đồng.

 3. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương theo các biểu số 01, 02, 03 và 04 đính kèm.

4. Phân bổ ngân sách địa phương theo các biểu số 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12 và 13 đính kèm.

5. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp huyện theo biểu số 14 đính kèm.

6. Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương thống nhất theo Báo cáo số 709/BC-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước tỉnh An Giang:

a) Về thu ngân sách nhà nước:

- Bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh để triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, phân tích cụ thể các nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực, tổng hợp báo cáo kịp thời, đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tập trung vào việc rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế.

- Theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời tiếp tục tham mưu đề xuất các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế khôi phục sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, qua đó có cơ sở đánh giá đúng khả năng phát sinh nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành thu ngân sách nhà nước các cấp.

- Tập trung tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ cho người nộp thuế về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để toàn thể doanh nghiệp và người dân được tiếp cận các gói chính sách của Nhà nước, hiểu và thực hiện đúng chính sách, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người dân. Đảm bảo các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân thực sự đi vào cuộc sống, giúp người nộp thuế phục hồi nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh.

- Tổ chức thu theo Luật định, khai thác tốt các nguồn thu về đất để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị.

b) Về chi ngân sách địa phương:

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản:

+ Bố trí vốn đầu tư tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh.

+ Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện nghiêm quy định của Luật Đầu tư công và các quy định về quản lý vốn đầu tư, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Ưu tiên bố trí thanh toán nợ, tạm ứng ngân sách, nâng chất lượng công tác quản lý, giám sát thi công, tăng cường công tác thanh tra trong và sau đầu tư.

+ Chủ đầu tư các dự án thực hiện khối lượng trong phạm vi vốn được giao, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý không để phát sinh nợ đọng khối lượng.

+ Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thu tiền bán nền các cụm, tuyến dân cư vượt lũ để đảm bảo nguồn trả nợ vay đầu tư tôn nền cụm, tuyến dân cư vượt lũ cho Ngân hàng Phát triển đúng hạn.

- Chi thường xuyên:

+ Các ngành, các cấp ngân sách tổ chức phân bổ và điều hành theo dự toán được duyệt, chủ động sắp xếp những khoản chi đột xuất phát sinh sát với yêu cầu nhiệm vụ, trong phạm vi dự toán được giao; không đề xuất bổ sung dự toán khi chưa thực sự bức thiết và chưa sử dụng hết khoản kinh phí được duyệt. Thực hiện nghiêm chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết để chủ động điều hành.

+ Các cơ quan cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương từ: thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) và nguồn cải cách tiền lương lũy kế đến hết năm 2021 chuyển sang để thực hiện (bao gồm nguồn 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương năm 2021 chưa sử dụng hết (nếu có)); sử dụng một phần nguồn thu được để lại của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP .

+ Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ.

+ Các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn thực hiện phân bổ và giao dự toán theo đúng thời gian quy định, đối với dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo không được thấp hơn chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân, Quyết định Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

+ Thực hiện nghiêm việc công khai dự toán và quyết toán hàng năm của từng cấp ngân sách, từng cơ quan, đơn vị, nhằm tăng cường quyền giám sát của nhân dân, cán bộ công chức trong đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước, Thanh tra nhà nước trong việc quản lý sử dụng ngân sách, quản lý sử dụng tài sản công.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi; mức bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện và cấp xã trước ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Điều 4. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 39/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương tỉnh An Giang năm 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.902

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.77.171
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!