HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/2011/NQ-HĐND
|
An Giang, ngày 20 tháng 07 năm 2011
|
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
VIỆC THÔNG QUA CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CHO CẤP HUYỆN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 VÀ QUY ĐỊNH
HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU TỪ VỐN ĐẦU TƯ DO TỈNH QUẢN LÝ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN
GIANG
KHÓA VIII KỲ HỌP THỨ 2
(Từ
ngày 19 đến ngày 20/7/2011)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân
dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân
sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 60/2010/NĐ-CP
ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí
và định mức phân bổ vốn đầu tư
phát triển bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
Sau khi xem xét Tờ trình số 49/TTr-UBND ngày 14
tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về các nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển cho cấp huyện
từ nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2012 - 2015 và quy định hỗ trợ có mục
tiêu từ vốn đầu tư do tỉnh
quản lý; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến
của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này các nguyên tắc, tiêu chí và
định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển cho huyện, thị xã, thành phố từ nguồn vốn
ngân sách địa phương giai đoạn 2012 - 2015 và quy định hỗ trợ có mục tiêu từ vốn
đầu tư do tỉnh quản lý.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Điều 1 Nghị quyết
này.
Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân
dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa
VIII kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2011 và có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
Nơi
nhận:
- Ủy ban Thường
vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc
hội;
- Văn phòng
Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch
và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra
văn bản - Bộ Tư pháp;
- Vụ 4 - Văn
phòng Chính phủ;
- Website
Chính phủ;
- TT TU, HĐND,
UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các vị đại
biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban
ngành, đoàn
thể cấp tỉnh;
- Văn phòng: TU,
Đoàn ĐBQH & HĐND,
UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- TT. HĐND,
UBND các huyện, thị, thành;
- Website tỉnh
AG, Báo AG, Đài PTTH AG,
Phân xã AG;
- Lưu: VT,
P.CTHĐND-LD.
|
CHỦ TỊCH
Phan Văn Sáu
|
NGUYÊN
TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO CẤP HUYỆN TỪ NGUỒN
VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 VÀ QUY ĐỊNH HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU TỪ
VỐN ĐẦU TƯ DO TỈNH QUẢN LÝ
(Kèm theo Nghị
quyết số 06/2011/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân
dân tỉnh An Giang)
I. TIÊU CHÍ TÍNH ĐIỂM
PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN NĂM 2012 - 2015:
1. Nguyên tắc chung:
a) Thực hiện đúng quy định của
Luật Ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước theo các tiêu chí và định mức
vốn đầu tư phát triển là cơ sở để bố trí, hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh
cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện)
trong giai đoạn năm 2012 -2015;
b) Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phục
vụ các mục tiêu phát triển kinh tế của cả tỉnh với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng
miền núi, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần
khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa
các vùng trong tỉnh;
c) Bảo đảm tính công khai, minh bạch,
công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển.
2. Phân bổ vốn đầu tư
phát triển từ nguồn vốn tập trung trong nước:
Do trong kế hoạch năm 2012-2015 Tỉnh cần
tập trung nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội,
trong đó ưu tiên cho đầu tư cho các tuyến đường tỉnh nên vốn đầu tư phát triển
từ nguồn vốn tập trung trong nước được phân chia: cấp tỉnh 60% và cấp huyện
40%.
Nguồn này được phân bổ theo thứ tự
ưu tiên như sau:
a) Cấp tỉnh: phân bổ 60%
để đầu tư các công trình do tỉnh quản lý, gồm những, mục tiêu sau:
- Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư;
- Bố trí vốn đối ứng các dự án ODA, vốn trái
phiếu Chính phủ, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu;
- Bố trí các công trình chuyển tiếp (kể
cả thanh toán khối lượng hoàn thành năm trước chưa có nguồn thanh toán còn tồn
chuyển sang);
- Hỗ trợ đầu tư theo chính sách của tỉnh;
- Bố trí các công trình khởi công mới có đầy đủ
thủ tục theo quy định.
b) Cấp huyện: phân bổ 40% để đầu
tư các công trình do cấp huyện quản lý cho các mục tiêu sau:
- Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư;
- Trả nợ vay và nợ kiên cố hóa kênh mương,
giao thông; nông thôn,
hạ tầng thủy sản và làng
nghề do huyện vay (nếu có);
- Đối ứng các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt,
đối với các dự án này, nếu huyện không bố trí đầy đủ theo quy định, ngân sách tỉnh
sẽ không giải ngân số vốn đầu tư đã bố trí hỗ trợ cho cấp huyện;
- Bố trí các công trình chuyển tiếp (kể cả
thanh toán khối lượng hoàn thành năm trước chưa có nguồn thanh toán còn tồn
chuyển sang);
- Bố trí các công trình khởi công mới có đầy đủ
thủ tục theo quy định.
3. Các tiêu chí phân bổ
vốn đầu tư phát triển:
Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg
ngày 30/9/2010 của Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định
mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn
2011-2015, Ủy ban nhân
dân tỉnh phân bổ vốn đầu tư phát triển cho cấp huyện theo 5 nhóm tiêu chí chủ yếu
với 15 tiêu chí cụ thể như sau:
a) Tiêu chí dân số:
- Số dân trung bình;
- Số dân tộc thiểu số;
- Số dân thuộc khu vực biên giới.
b) Tiêu chí trình độ
phát triển:
- Tỷ lệ hộ nghèo;
- Thu ngân sách (không bao gồm khoản thu sử
dụng đất);
- Tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh.
c) Tiêu chí diện tích đất
và biên giới:
- Diện tích đất tự nhiên;
- Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện
tích đất tự nhiên;
- Chiều dài đường biên giới quốc gia.
d) Tiêu chí đơn vị hành
chính cấp xã:
-Số đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
- Số đơn vị hành chính cấp xã khó khăn;
- Số đơn vị hành chính cấp xã có biên giới quốc
gia.
Đ) Tiêu chí thành phố, thị xã và đô thị
được xếp loại:
- Tiêu chí thành phố, thị xã;
- Tiêu chí đô thị loại II, loại III, loại IV và
loại V.
4. Phương pháp xác định
điểm các tiêu chí nêu trên:
a) Tiêu chí dân số: căn cứ vào số
dân cuối năm 2009
do
Cục
Thống
kê công
bố, cứ mỗi
10.000 dân của tiêu chí: số dân số trung bình, số người dân tộc thiểu số và số dân khu
vực biên giới của mỗi huyện được tính 1 (một) điểm.
b) Tiêu chí trình độ
phát triển:
- Tỷ lệ hộ nghèo: căn cứ số liệu công bố năm
2010 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, mỗi huyện được tính điểm như sau:
+ Đến 1,50% được tính 3 (ba) điểm;
+ Từ trên 1,50%, cứ 1% được tính thêm
0,50 (nữa điểm) điểm.
- Số thu cân đối ngân sách nhà nước (thu nội địa)
(không bao gồm khoản thu từ tiền sử dụng đất): căn cứ số thực thu ngân sách nhà
nước năm 2009 do Sở Tài chính cung cấp tính điểm lũy kế tuần tự như sau:
+ Số thu ngân sách nhà nước đến 30 tỷ
đồng, được tính 1 (một) điểm.
+ Số thu ngân sách nhà nước từ trên 30
tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, cứ 10 tỷ đồng được tính thêm 1,50 (một phẩy năm) điểm.
+ Số thu ngân sách nhà nước từ trên 50
tỷ đồng đến 100
tỷ đồng, cứ 10
tỷ đồng được tính
thêm 2,00 (hai) điểm.
+ Số thu ngân sách nhà nước từ trên
100 tỷ đồng, cứ 10
tỷ đồng được tính thêm 2,50 (hai phẩy năm) điểm.
- Tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh: căn cứ tỉ
lệ điều tiết năm 2009 do Sở Tài chính cung cấp, cứ điều tiết về ngân sách tỉnh
1% được tính 3 (ba) điểm.
c) Tiêu chí diện tích đất
và biên giới:
- Diện tích tự nhiên: căn cứ số liệu năm 2010
do Cục Thống kê cung cấp, tính điểm
theo diện tích của mỗi địa phương cấp huyện như sau:
+ Đến 100 km2 đầu tiên được
tính 10 (mười) điểm.
+ Từ trên 100 đến 200 km2,
cứ 100 km2 được tính thêm 6 (sáu) điểm.
+ Từ trên 200 đến 400 km2,
cứ 100 km2 được tính
thêm 4 (bốn) điểm.
+ Từ 400 km2 trở lên, cứ
100 km2 được tính
thêm 2 (hai) điểm.
- Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện
tích đất tự nhiên: căn cứ số liệu do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
cung cấp năm 2010, tính điểm như sau :
+ Đến 50% được tính 10 (mười) điểm.
+ Từ trên 50%, cứ 1% được tính
thêm 0,50 (nửa) điểm.
- Chiều dài đường biên giới quốc gia: căn cứ số
liệu do Sở Ngoại vụ cung cấp năm 2010, cứ 10 km chiều dài biên giới quốc gia được
tính 1 (một) điểm.
d) Tiêu chí đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn:
- Đơn vị hành chính cấp xã: căn cứ số liệu do Sở
Nội vụ cung cấp năm 2010, mỗi xã được tính 1 (một) điểm;
- Đơn vị hành chính cấp xã khó khăn: căn cứ số
liệu do Ban Dân tộc cung cấp năm 2010, mỗi xã được tính 0,50 (nữa) điểm;
d.3) Đơn vị hành chính cấp xã biên giới:
căn cứ số liệu do Sở Ngoại vụ cung cấp năm 2010, mỗi xã được tính 0,50 (nữa) điểm;
đ) Tiêu chí thành phố, thị xã và đô thị
được xếp loại: do thành phố,
thị xã và các đô thị được xếp loại có nhu cầu vốn đầu tư khá lớn để phát triển
đô thị và kết cấu hạ tầng nên bổ sung số điểm như sau:
- Tiêu chí thành phố, thị xã:
+ Thành phố Long Xuyên:
|
50 (năm mươi) điểm.
|
+ Thị xã Châu Đốc:
|
40 (bốn mươi) điểm.
|
+ Thị xã Tân Châu:
|
30 (ba mươi) điểm.
|
- Tiêu chí đô thị được xếp loại:
+ Đô thị loại 2: mỗi đô thị được tính
30 (ba mươi) điểm;
+ Đô thị loại 3: mỗi đô thị được tính
20 (hai mươi) điểm;
+ Đô thị loại 4: mỗi đô thị được tính
10 (mười) điểm;
+ Đô thị loại 5: mỗi đô thị được tính
5 (năm) điểm;
5. Xác định vốn đầu tư
trong cân đối ngân sách của cấp huyện:
(Xem biểu chi tiết tính điểm của từng
huyện, thị xã thành phố đính kèm)
Theo bảng tính trên, tổng số điểm của
11 huyện, thị xã, thành phố là 1.631,53 điểm; chia ra:
- Thành phố Long Xuyên:
|
482,95 điểm;
|
- Thị xã Châu Đốc:
|
140,77 điểm;
|
- Thị xã Tân Châu:
|
127,07 điểm;
|
- Huyện Châu Thành:
|
90,87 điểm;
|
- Huyện Châu Phú:
|
107,63 điểm;
|
- Huyện Phú Tân:
|
112,97 điểm;
|
- Huyện An Phú
|
100,08 điểm;
|
- Huyện Chợ Mới;
|
123,08 điểm;
|
- Huyện Thoại Sơn:
|
121,32 điểm;
|
- Huyện Tri Tôn:
|
111,47 điểm;
|
- Huyện Tịnh Biên:
|
103,33 điểm
|
Căn cứ tổng số điểm nêu
trên và số điểm của từng địa phương để tính phân bổ vốn đầu tư phát triển theo
công thức sau:
Vốn phân bổ cho 1 đơn vị địa phương được tính
theo công thức:
Vn =
(VĐT/Đ) x Đn
Trong đó:
- VĐT là tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn tập trung
trong nước giao cho cấp huyện hàng năm.
- Đ là tổng số điểm của 11 huyện, thị xã, thành
phố.
- Đn là số điểm của một đơn vị huyện,
thị xã, thành phố n.
- Vn là vốn đầu tư phát triển từ nguồn tập trung
trong nước phân bổ cho 1 đơn vị huyện, thị xã, thành phố ứng với Đn
II. QUY ĐỊNH HỖ TRỢ
CÓ MỤC TIÊU TỪ NGÂN SÁCH TỈNH:
1. Nguyên tắc chung:
a) Các dự án được hỗ trợ vốn đầu tư phải
phù hợp quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển ngành đã được Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt và có đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định hiện hành về quản
lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước, trong đó quyết định đầu tư đã được phê duyệt
không quá 1 (một) năm kể từ ngày ký;
b) Vốn hỗ trợ được bố trí cân đối trong kế
hoạch đầu tư xây dựng hằng năm của tỉnh, việc giải ngân vốn đầu tư phải thông
qua hệ thống Kho bạc nhà nước;
c) Những công trình có vốn đối ứng của cấp
huyện, cấp huyện phải bố trí đủ trong kế hoạch vốn hằng năm và giải ngân trước,
ngân sách tỉnh sẽ bố trí hỗ trợ thanh toán giá trị khối lượng; hoàn thành
cho phần vốn còn lại của công trình;
d) Các công trình thuộc các Chương trình,
Đề án, Dự án lớn đã được cấp thẩm quyền (Chính phủ, Bộ ngành Trung ương hoặc Ủy ban nhân
dân tỉnh) phê duyệt không thuộc đối tượng
hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách tỉnh theo quyết định này;
đ) Xử lý các công trình đang được hỗ
trợ có mục tiêu theo Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân tỉnh:
- Đối với các công trình đang thi công dở dang,
vốn đầu tư do ngân sách tỉnh quản lý sẽ bố trí tiếp đủ số vốn hỗ trợ để thanh
toán giá trị khối
lượng hoàn thành;
- Đối với các công trình đã có kết quả đấu thầu,
chỉ định thầu trước ngày quy định này có hiệu lực thi hành, vẫn thực hiện theo
cơ chế hỗ trợ của Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân tỉnh.
2. Quy định hỗ trợ:
a) Cụm công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp:
Mỗi huyện, thị xã, thành phố được hỗ
trợ vốn bồi thường giải tỏa mặt bằng 01 cụm với mức vốn tối đa không quá 10 (mười)
tỷ đồng và phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phù hợp quy hoạch phát triển khu, cụm công
nghiệp của tỉnh được cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Có dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp
với phương án tài chính khả thi được Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt;
- Có phương án bồi thường giải tỏa mặt bằng được cấp
thẩm quyền phê
duyệt;
- Bảo đảm có các doanh nghiệp đăng ký thuê ít
nhất 2/3 diện tích đất công nghiệp của cụm công nghiệp.
b) Các công trình giao
thông đường bộ:
- Các tuyến đường tỉnh (bao gồm cầu và đường):
ngân sách tỉnh đầu tư 100% vốn;
- Các tuyến đường đến trung tâm các xã
chưa có đường ô tô sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ:
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ phần nền và mặt
đường theo từng dự án cụ thể từ vốn đầu tư do tỉnh quản lý và chủ động tranh thủ
nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ;
+ Ngân sách cấp huyện cân đối phần bồi
thường mặt bằng.
- Hệ thống đường huyện, đường xã: Theo quyết định
số 07/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
quy định về quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh,
hệ thống đường này do Ủy ban nhân
dân cấp huyện quản lý, bảo trì, vì vậy hằng năm, ngoài phần ngân sách quản lý bảo trì thường xuyên
hằng năm do
ngân sách tỉnh (sự nghiệp giao thông) hỗ trợ, cấp huyện cần bố trí thêm phần ngân
sách do địa phương quản lý và huy động sự đóng góp của cộng đồng, các tổ chức trong
và ngoài nước để tổ chức thực hiện
(kể cả việc xây
dựng mới các tuyến thuộc hệ thống đường này).
c) Các công trình thuộc
lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề:
- Vốn đầu tư do tỉnh quản lý sẽ cân đối phân bổ
như sau:
+ Các trường: Đại học An Giang, Cao đẳng
nghề, Trung cấp Nghề, Cao
đẳng y tế;
+ Các trường Trung học phổ thông ;
+ Trung học cơ sở (trừ thành phố Long
Xuyên, thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu);
+ Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
tỉnh - cấp huyện, Trung tâm dạy nghề cấp huyện;
+ Các Chương trình, đề án, dự án được
Trung ương và Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt có quy định sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách tỉnh.
- Ngân sách huyện cân đối bố trí như sau:
+ Các trường Tiểu học (kể cả vốn đối ứng
các chương trình, đề
án, dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt);
+ Các trường Mầm non (mẫu giáo, nhà
trẻ).
d) Các công trình y tế:
- Các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh,
Bệnh viện đa khoa tuyến
huyện sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Tỉnh sẽ bố trí vốn đầu tư đối ứng
phần còn lại;
- Các cơ sở y tế tuyến tỉnh (ngoài Bệnh viện đa
khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ), các Trung
tâm y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, Phòng Khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã Tỉnh
sẽ cân đối từ vốn đầu tư xây dựng do tỉnh quản lý;
đ) Các công trình văn hóa - thể thao
và xã hội:
- Công trình Văn hóa - Thể thao cấp huyện: nhà
tập luyện thể thao và bể bơi: vốn đầu tư do tỉnh quản lý hỗ trợ 70% phần vốn
xây dựng (kể cả san lấp mặt bằng) để xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp đạt chuẩn
theo quy định của ngành, các phần vốn còn lại như: 30% vốn xây dựng, 100% vốn:
trang thiết bị làm việc, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác,
... và bồi hoàn mặt bằng (nếu có) do ngân sách cấp huyện cân đối.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã: hội trường
và một trong các công trình sân tập thể thao, nhà luyện tập thể thao, bể bơi hoặc
hồ bơi: vốn đầu tư do tỉnh quản lý hỗ trợ 70% phần vốn xây dựng (kể cả san lấp
mặt bằng) để xây dựng mới đạt chuẩn theo quy định của ngành, các phần vốn còn lại
như: 30% vốn xây dựng, 100% vốn: trang thiết bị làm việc, chi phí quản lý dự án,
chi phí tư vấn, chi phí khác, ... và bồi hoàn mặt bằng (nếu có)
do ngân sách cấp huyện cân đối.
- Các công trình văn hóa - thể thao còn lại do
cấp huyện quản lý được đầu tư từ ngân sách cấp huyện.
- Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ mồ
côi: Tỉnh sẽ cân đối từ vốn đầu tư xây dựng do tỉnh quản lý.
- Nhà bia liệt sĩ các xã Anh hùng: vốn đầu tư
do tỉnh quản lý hỗ trợ 70% phần vốn xây dựng (kể cả san lấp mặt bằng) để xây dựng
mới, các phần vốn còn lại như: 30% vốn xây dựng, 100% vốn: chi phí quản
lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí
khác, ...và bồi hoàn mặt bằng (nếu có) do ngân sách cấp huyện cân đối.
e) Trụ sở làm việc của
Khối Đảng, Đoàn thể, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các
phòng ban thuộc cấp huyện:
- Trụ sở làm việc của Khối Đảng, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân
dân các huyện (trừ thành phố và thị xã cân đối từ ngân sách của thành phố, thị
xã hằng năm) khi đầu
tư xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo nâng cấp để có đủ diện tích làm việc theo
quy định hiện hành, sẽ được Tỉnh hỗ trợ 70% phần vốn xây dựng (kể cả
san lấp mặt bằng), các phần còn lại như: 30% vốn xây dựng, 100% vốn: trang thiết
bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác, ... và bồi hoàn mặt bằng (nếu có) do ngân
sách huyện cân đối.
- Trụ sở làm việc của các Phòng ban, Đoàn thể
thuộc các huyện (kể cả thành phố và thị xã): đầu tư xây dựng mới, mở rộng hoặc
cải tạo nâng cấp do ngân sách cấp huyện cân đối đầu tư.
g) Trụ sở làm việc của
Đảng ủy, Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn thuộc các huyện:
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% phần vốn xây
dựng (kể cả san lấp mặt bằng) để xây dựng mới hoặc mở rộng trụ sở làm việc (trừ
thành phố, thị xã cân đối từ ngân sách của thành phố, thị xã hằng năm) để có
đủ diện tích làm việc theo quy định hiện hành, các phần vốn còn lại như: 30% vốn
xây dựng, 100% vốn: trang thiết bị văn phòng, chi phí quản lý dự án, chi
phí tư vấn, chi phí khác,... và bồi hoàn mặt bằng (nếu có) do ngân sách cấp huyện
cân đối.
h) Trụ sở làm việc của
công an, quân sự cấp xã, văn phòng khóm, ấp do ngân sách cấp
huyện cân đối trong kế hoạch đầu tư xây dựng hằng năm.
k) Các hỗ trợ khác:
Đối với các quy định trên thuộc phạm
vi cân đối của ngân sách cấp huyện nhưng có chủ trương hỗ trợ vốn đầu
tư bằng văn bản của lãnh đạo Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh để đầu tư xây dựng mới, mở
rộng hoặc cải tạo nâng cấp dự án, công trình cụ thể nào đó sẽ thực hiện hỗ trợ
vốn đầu tư xây dựng theo văn bản chủ trương đó./.