ỦY BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 183/KH-UBDT
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 03 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN
NĂM 2020
Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết số
21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Phòng, chống
tham nhũng đến năm 2020; Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về
Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2012-2016; Kết luận số
10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tham nhũng.
Căn cứ Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của
Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến
năm 2020.
Ủy ban Dân tộc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương
trình hành động của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020,
với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống
tham nhũng; các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày
19/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công
tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
- Gắn công tác phòng, chống tham nhũng và thực
hành, tiết kiệm, chống lãng phí với triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương
4 (Khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2. Yêu cầu
- Xác định phòng, chống tham nhũng là một trong các
nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của mọi cán bộ,
công chức, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao; gắn trách nhiệm của
người đứng đầu để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham
nhũng.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát
hiện, xử lý các hành vi vi phạm, tham nhũng một cách có hiệu quả, phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của từng vụ, đơn vị theo quy định của
pháp luật. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy Quy chế dân chủ cơ sở trong từng
hoạt động của cơ quan, minh bạch hóa các hoạt động quản lý theo đúng quy định;
nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham
nhũng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kịp thời phát
hiện các hành vi tham nhũng, lãng phí, xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống
tham nhũng, đặc biệt là Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 19/11/2017 của Chính phủ về
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng
đến năm 2020.
2. Tập trung thực hiện nghiêm túc 8 nhóm nhiệm vụ
chủ yếu theo Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 19/11/2017 của Chính phủ về Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến
năm 2020.
3. Phát huy vai trò gắn trách nhiệm của người đứng
đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng. Thực hiện phân công, phân cấp rõ
ràng, quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức,
cá nhân khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý; xây
dựng quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong chức trách, nhiệm vụ
được giao, trong đó có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham
nhũng; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, kỷ
cương, liêm chính đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ; tạo điều kiện để từng
cán bộ, công chức, công dân và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát
việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.
4. Quản lý chặt chẽ kinh phí hằng năm của Ủy ban
Dân tộc; vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, các chương
trình, đề tài, dự án do Ủy ban Dân tộc quản lý. Xây dựng phương án tiết kiệm,
chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí hằng năm, trong mua sắm tài sản
công; nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác.
5. Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ cơ sở trong
mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị để minh bạch hóa các hoạt động quản lý theo
quy định; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác kiểm
soát thủ tục hành chính; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản đã
ban hành về cơ chế, chế độ, chính sách, nội quy cơ quan.
6. Tiếp tục thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham
nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày
03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê
khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày
17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số
08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ, tăng cường kiểm tra việc
thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập tại các cơ quan, đơn vị.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở
giáo dục đào tạo.
7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Kiên
quyết xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí được phát hiện qua thanh
tra, kiểm tra, giám sát; nghiêm túc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu
khi không thực hiện đầy đủ chức trách trong công tác phòng, chống tham nhũng hoặc
thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong phạm vi quản
lý.
8. Tăng cường phối hợp với Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra
Đảng ủy kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng và xử lý kịp thời nghiêm minh đối với đảng viên, tổ chức đảng vi phạm các
quy định về phòng, chống tham nhũng.
9. Đề cao và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội
trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đặc biệt là vai trò giám sát của Ban
Thanh tra nhân dân, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh, Hội Cựu
chiến binh cơ quan Ủy ban Dân tộc; Phát huy vai trò của các cơ quan truyền
thông, báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng; bảo đảm việc cung cấp
thông tin kịp thời, chính xác cho các cơ quan báo chí về chủ trương, chính
sách, pháp luật, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, thông tin về các vụ
việc tham nhũng, lãng phí (nếu có).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ trưởng, thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Ủy
ban Dân tộc triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này; căn cứ chức năng, nhiệm
vụ và đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị xây dựng kế hoạch công tác phòng,
chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình để triển khai thực hiện một cách hiệu
quả; báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch này trong báo cáo định kỳ kết quả
phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Văn bản số 47/UBDT-TTr ngày
18/01/2016 của Ủy ban Dân tộc về thực hiện chế độ báo cáo công tác phòng, chống
tham nhũng (qua Thanh tra Ủy ban).
2. Báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc, Trung
tâm Thông tin tiếp tục đẩy mạnh và duy trì thường xuyên việc tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về PCTN.
3. Vụ Pháp chế tăng cường phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng, chống tham nhũng; tham mưu, rà soát và công bố các văn bản quy
phạm pháp luật hết hiệu lực.
4. Văn phòng Ủy ban Dân tộc tăng cường công tác quản
trị nội bộ, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 ;
các nguồn kinh phí được giao; duy trì nghiêm Nội quy, Quy chế làm việc của Ủy
ban.
5. Vụ Tổ chức cán bộ tăng cường công tác quản lý
cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ; kiểm tra, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công
chức trong cơ quan. Tham mưu giúp lãnh đạo Ủy ban xây dựng quy định về trách
nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
cơ quan, đơn vị. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính;
Quy chế dân chủ; Kê khai tài sản, thu nhập theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày
17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số
08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ; chuyển đổi vị trí công
tác theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và Nghị định số
150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ;
6. Vụ Kế hoạch Tài chính tăng cường công tác quản
lý nhà nước về tài chính đối với các nguồn kinh phí hàng năm của Ủy ban Dân tộc;
vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, các chương trình, đề
tài, dự án do Ủy ban Dân tộc quản lý. Tăng cường công tác tham mưu, kiểm tra việc
thực hiện Luật Thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng phương án tiết kiệm,
chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí hằng năm, trong mua sắm tài sản
công...
Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và triển khai thực
hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Ủy ban Dân tộc.
7. Học viện Dân tộc và các cơ quan, đơn vị liên
quan triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở
giáo dục đào tạo và văn bản số 1195/UBDT-TTr ngày 21/11/2013 của Ủy ban dân tộc
về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
8. Thanh tra Ủy ban
- Thực hiện tốt kế hoạch thanh tra đã được Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt và các nhiệm vụ chính trị khác được giao;
đôn đốc, kiểm tra các vụ, đơn vị thực hiện kế hoạch này, định kỳ tổng hợp, báo
cáo kết quả thực hiện theo quy định,
- Thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực giúp Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trong công tác phòng, chống tham nhũng; chủ động đề xuất
việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng các vụ, đơn vị trong việc thực
hiện các quy định của pháp luật về PCTN (nếu có dấu hiệu vi phạm).
9. Đề nghị Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy kiểm tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN và xử lý kịp thời nghiêm minh
đối với Đảng viên, tổ chức Đảng vi phạm các quy định về PCTN.
10. Đề nghị các tổ chức chính trị xã hội thuộc Ủy
ban Dân tộc (Công đoàn Ủy ban, Ban Thanh tra nhân dân, Đoàn Thanh niên, Hội cựu
chiến binh) tăng cường công tác giám sát đối với các hoạt động của chính quyền
và thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc trong việc thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống tham nhũng.
11. Căn cứ nội dung kế hoạch này, yêu cầu các vụ,
đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc; quá trình
thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, kịp thời tổng hợp, báo cáo Ủy ban Dân tộc
(qua Thanh tra Ủy ban) để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (để b/c);
- Các thứ trưởng, Phó CNUBDT;
- Các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT;
- Văn phòng ĐU;
- Công đoàn Ủy ban;
- Đoàn Thanh niên UBDT;
- Hội Cựu chiến binh UBDT;
- Cổng TTĐT của UBDT;
- Lưu: VT, TTr (02b). 7
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ
NHIỆM
Đỗ Văn Chiến
|