VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 23/HD-VKSTC
|
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2020
|
HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021
Căn cứ Luật Ngân sách
nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Để có cơ sở chủ động
xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 của toàn ngành,
VKSND tối cao hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán ngân sách năm 2021 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020
1. Đánh giá tình hình
thực hiện nhiệm vụ chính trị trong 6 tháng đầu năm, dự kiến nhiệm vụ công tác của
đơn vị 6 tháng cuối năm 2020
- Căn cứ vào Chỉ thị
số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của
ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020, dự toán ngân sách nhà nước được giao năm
2020, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, các nhiệm vụ quan trọng, các đơn vị
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng đầu năm, những khó
khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý. Dự kiến những nhiệm vụ trọng tâm 6
tháng cuối năm.
- Đánh giá từng nội
dung nhiệm vụ có tác động tới việc bảo đảm kinh phí; việc triển khai thực hiện
các nhiệm vụ tăng thêm theo quy định mới của pháp luật;
- Đánh giá sự ảnh hưởng
của các yếu tố đặc thù đến việc bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư
trang thiết bị, phương tiện làm việc: Diện tích, vị trí địa lý, vùng miền…; số
lượng án năm 2021 về hình sự, dân sự…; đặc thù khác (nếu có).
2. Đánh giá tình hình
thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020
2.1. Đánh giá tình
hình thực hiện dự toán thu
Các đơn vị sự nghiệp
có thu, các đơn vị có khoản thu khác ngoài ngân sách và Văn phòng VKSND tối cao
căn cứ kết quả thực hiện dự toán thu 6 tháng đầu năm, dự kiến tình hình thực hiện
dự toán thu cả năm 2020.
2.2. Đánh giá tình
hình thực hiện dự toán chi thường xuyên
a) Đánh giá tình hình
thực hiện khâu phân bổ, giao dự toán, thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm và
dự kiến cả năm 2020 theo từng chỉ tiêu nhiệm vụ được giao:
(1) Việc bảo đảm quỹ
tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản đóng góp năm 2020 của đơn vị:
- Tổng Quỹ tiền lương
được giao và bổ sung trong năm: ….. triệu đồng;
- Quỹ tiền lương đã sử
dụng đến hết 30/6/2020 ..… triệu đồng;
- Dự kiến Quỹ tiền
lương còn phải chi 6 tháng cuối năm tính theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng
(trong đó đã dự kiến quỹ tiền lương cho cán bộ được nâng bậc, nâng ngạch, bổ
nhiệm trong năm 2020…) ….. triệu đồng;
- Đánh giá việc thực
hiện quỹ tiền lương thừa hoặc thiếu, lý do.
- Quỹ tiền lương đề
nghị cấp bổ sung trong trường hợp thiếu (Tổng Quỹ tiền lương được giao -
Quỹ tiền lương đã sử dụng đến hết 30/6/2020 - Quỹ tiền lương còn phải chi 6
tháng cuối năm tính theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng).
(2) Đánh giá thực hiện
kinh phí chi thường xuyên theo định mức được cấp, (chi tiết theo từng khoản
kinh phí);
(3) Kinh phí chi đặc
thù ngoài định mức chi thường xuyên như: Thuê luật sư, trợ cấp nhân chứng; chi
bồi dưỡng phiên tòa; chi hỗ trợ công tác kiểm sát trại giam, trại tạm giam…
(4) Kinh phí bảo đảm
thực hiện nhiệm vụ tăng thêm năm 2020: Đơn vị đánh giá chi tiết việc thực hiện,
bảo đảm cho các nhiệm vụ cụ thể (số tiền); đã đáp ứng được thực hiện nhiệm vụ
tăng thêm hay chưa, có nhiệm vụ nào chưa triển khai thực hiện cho chưa được cấp
kinh phí hoặc đã được cấp nhưng không đủ.
(5) Kinh phí đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ đã thực hiện 06 tháng đầu năm 2020, dự kiến thực hiện cả năm.
(6) Báo cáo đánh giá
tình hình thực hiện kinh phí trang phục năm 2019, 2020.
b) Đánh giá kết quả
thực hiện và những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự
toán ngân sách.
c) Đánh giá tình
hình, kết quả triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế và kinh phí, cụ thể:
- Đối với các đơn vị
hành chính: Đánh giá kết quả triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP
ngày 07/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
130/2005/NĐ-CP: Việc triển khai xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ;
thực hiện các biện pháp tiết kiệm; dự kiến số kinh phí tiết kiệm được trong năm
(phân tích các chỉ tiêu tiết kiệm được: Công tác phí, điện nước, xăng xe, văn
phòng phẩm ...).
- Đối với các đơn vị
sự nghiệp: Đánh giá tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ; đánh giá việc giao kinh phí tự chủ
chi sự nghiệp giai đoạn 2018-2020; việc triển khai xây dựng và thực hiện quy chế
chi tiêu nội bộ; thực hiện các biện pháp tiết kiệm; dự kiến số kinh phí tiết kiệm
được trong năm, (phân tích các chỉ tiêu tiết kiệm được: Công tác phí, điện nước,
xăng xe, văn phòng phẩm…).
Riêng Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội đánh giá thêm kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm học phí
và hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên theo quy định.
d) Đánh giá tình hình
triển khai xây dựng và thực hiện Chương trình số 05/CTr-VKSTC ngày 14/5/2020 của
VKSND tối cao về thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại đơn vị và việc triển khai
đến các đơn vị trực thuộc (ngắn gọn).
e) Tình hình, kết quả
thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Kết luận số 17-KL/TW ngày
11/9/2017 của Bộ Chính trị; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số
01/2015/TTLT-BNV-BTC .
f) Văn phòng VKSND tối
cao đánh giá tình hình thực hiện kinh phí chi bảo đảm xã hội (các dự án); kinh
phí chi sự nghiệp khoa học.
2.3. Đánh giá tình
hình thực hiện bảo trì, sửa chữa trụ sở, mua sắm trang thiết bị và mua sắm tài
sản khác
- Các đơn vị đánh giá
tiến độ và việc thực hiện dự toán về bảo trì, sửa chữa trụ sở được cấp năm 2020
(chi tiết từng công trình), khó khăn vướng mắc, biện pháp tháo gỡ.
- Việc mua sắm trang
thiết bị, tài sản cấp bách phục vụ nhiệm vụ tăng thêm năm 2020 bao gồm: Loại
tài sản, số lượng, chủng loại, đơn vị được trang bị; đã đáp ứng nhiệm vụ hay
chưa; có nhiệm vụ nào phát sinh chưa được cấp kinh phí trang bị tài sản.
Đơn vị đánh giá khó
khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ
trên.
2.4. Đánh giá tình
hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển đối với các chủ đầu tư
- Đánh giá tổng quát
tình hình thực hiện kế hoạch vốn được giao năm 2020 (gồm NS Trung ương và NS địa
phương hỗ trợ): Giá trị khối lượng thực hiện, vốn thanh toán đến hết Quý
II/2020 (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán tạm ứng vốn đầu
tư), dự kiến khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến ngày 31 tháng 12 năm
2020 (có biểu phụ lục chi tiết từng dự án, số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt,
vốn thanh toán lũy kế đến hết năm 2020, thanh toán và dự kiến thanh toán kế hoạch
vốn năm 2020 kèm theo thuyết minh). Nêu rõ thuận lợi, khó khăn vướng mắc về đề
xuất kiến nghị biện pháp xử lý. Trường hợp đơn vị không thể giải ngân hết kế hoạch
vốn được giao năm 2020, thì báo cáo để VKSND tối cao sớm điều chỉnh cho dự án
khác.
Đối với các dự án được
cấp vốn để quyết toán và dự án chuyển tiếp đã hoàn thành nhưng chưa được phê
duyệt quyết toán, đề nghị các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục hồ sơ
quyết toán và kiểm toán, cân đối số vốn đủ điều kiện thanh toán và số vốn dư
không thanh toán hết, báo cáo về VKSND tối cao trước ngày 30/7/2020 để có
phương án điều chuyển vốn cho dự án khác.
Đối với các dự án được
cấp vốn chuẩn bị đầu tư năm 2020, đến nay các đơn vị chưa báo cáo mã số dự án
và mã kho bạc nhà nước nơi giao dịch, đề nghị gửi ngay về VKSND tối cao để thực
hiện phân bổ kế hoạch vốn qua hệ thống Tabmis.
- Đánh giá tình hình
quyết toán dự đầu tư hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã hoàn thành nhưng
chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6/2020 và dự kiến đến hết năm 2020;
nguyên nhân và giải pháp xử lý.
- Yêu cầu Chủ đầu tư
thực hiện đối chiếu kế hoạch vốn được cấp năm 2020; số vốn đã thanh toán; số vốn
chưa thanh toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để đảm bảo chính xác số liệu
cấp, thanh toán, tránh xảy ra sai sót.
II. XÂY DỰNG DỰ TOÁN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021
1. Yêu cầu về xây dựng
dự toán ngân sách nhà nước năm 2021
Dự toán NSNN năm 2021
được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn
thực hiện về quy trình, thời hạn, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán; đảm
bảo phù hợp với hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.
Việc xây dựng dự toán
thu, chi NSNN năm 2021 phải theo đúng các quy định của pháp luật về thu, chi và
quản lý thu, chi ngân sách; trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự
toán NSNN. Quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ
khâu lập dự toán.
Căn cứ việc thực hiện
dự toán năm 2020, đơn vị dự kiến đầy đủ và phân tích làm rõ nhu cầu kinh phí
cho các nhiệm vụ đặc thù tăng thêm trong năm 2021 và các nhiệm vụ phát sinh đã
được cấp có thẩm quyền quyết định, đòi hỏi phải có kinh phí để thực hiện. Trong
đó, chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, khả
năng triển khai các nhiệm vụ, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ
sở nguồn NSNN được phân bổ, các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.
2. Xây dựng dự toán
ngân sách nhà nước năm 2021
2.1. Đối với kinh phí
quản lý hành chính
- Số biên chế năm
2020 (số biên chế được giao tại Quyết định số 193/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2020 của
Viện trưởng VKSND tối cao); số người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định
thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính
phủ.
- Chi thường xuyên
theo định mức: Xây dựng dự toán trên cơ sở định mức phân bổ kinh phí năm 2020 của
VKSND tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 159/QĐ-VKSTC ngày 30/12/2019 của
Viện trưởng VKSND tối cao áp dụng trong toàn ngành Kiểm sát.
- Xác định Quỹ tiền
lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo chế độ quy định mức lương cơ sở 1,49
triệu đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo, bao gồm:
(1) Quỹ tiền lương,
phụ cấp và các khoản đóng góp của số biên chế thực có mặt tính đến thời điểm lập
dự toán: Bảng lương tại thời điểm tháng 7/2020 đã cập nhật các quyết định nâng
lương đợt 1/2020 (gửi kèm quyết định) và danh sách dự kiến nâng lương thường
xuyên đợt 2/2020 (danh sách kèm theo), được xác định trên cơ sở mức lương theo
ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm
xã hội (17,5%), bảo hiểm y tế (3%), kinh phí công đoàn (2%)). Riêng đối với
công chức làm công tác cơ yếu mức đóng góp bảo hiểm y tế là 4,5% (Biểu mẫu
1a, 1b).
(2) Quỹ tiền lương,
phụ cấp công vụ và các khoản đóng góp của số biên chế được giao nhưng chưa tuyển
(nếu có), được dự kiến trên cơ sở mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, hệ số
lương 2,34/biên chế và các khoản đóng góp theo chế độ quy định.
(3) Quỹ tiền lương,
phụ cấp của số hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (số HĐLĐ thực
có mặt) được xác định tương tự như cách xác định quỹ tiền lương đối với số biên
chế thực có mặt, các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội (17,5%), bảo
hiểm y tế (3%), kinh phí công đoàn (2%), bảo hiểm thất nghiệp (1%). (Biểu
mẫu 2a, 2b).
- Quỹ tiền lương tăng
thêm của số biên chế, hợp đồng lao động do nâng ngạch, nâng bậc, bổ nhiệm trong
năm 2021, tính chi tiết theo số tháng được tăng lương (Biểu mẫu số 03 đính kèm).
- Quỹ lương giảm của
số biên chế nghỉ hưu trong năm 2021, số biên chế phải tinh giản năm 2021 (nếu
có).
Lưu ý:
- Đối với việc tăng mức
lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng từ ngày 01/07/2020 theo Nghị
quyết số 86/2019/QH14 của Quốc hội, VKSND tối cao sẽ có hướng dẫn cụ thể sau
khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Thủ trưởng các đơn
vị dự toán phải chịu trách nhiệm về việc lập dự toán quỹ tiền lương của đơn vị
mình đảm bảo đúng quy định, không lập dự toán thừa hoặc thiếu quỹ tiền lương.
Đối với các biểu mẫu
về tiền lương, đề nghị đơn vị lập dự toán theo đúng mẫu biểu gửi kèm (xác nhận
của phòng Tổ chức cán bộ) để đảm bảo việc lập dự toán theo quy định.
- Kinh phí đặc thù
thuê luật sư, trợ cấp nhân chứng, bồi dưỡng phiên tòa, kiểm sát trại giam… các
đơn vị thuyết minh cơ sở tính toán (số lượng án, số lượng và loại trại giam, số
tiền) trên cơ sở số thực hiện năm 2020 và dự kiến tăng năm 2021 (nếu có).
- Kinh phí bảo trì, sửa
chữa trụ sở làm việc, thuê trụ sở, mua sắm tài sản cấp bách phục vụ nhiệm vụ
tăng thêm, kinh phí thuê nhà ở công vụ (nếu có) và kinh phí khác đơn vị lập dự
toán các nhiệm vụ không được bố trí kinh phí trong định mức chi thường xuyên,
kèm theo thuyết minh chi tiết về cơ sở lập dự toán. Cụ thể:
+ Kinh phí bảo trì, sửa
chữa: Đơn vị rà soát kỹ nhu cầu bảo trì, sửa chữa trụ sở năm 2021, sắp xếp các
dự án sửa chữa, bảo trì theo thứ tự ưu tiên về tính cấp bách, kèm theo thuyết
minh chi tiết các nội dung: Tên công trình, năm đưa vào sử dụng, hiện trạng, lý
do (sự cần thiết) phải sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng và dự toán kinh phí
thực hiện từng hạng mục, công trình.
+ Kinh phí mua sắm
tài sản phục vụ nhiệm vụ tăng thêm: Đánh giá thực trạng hiện có, thuyết minh cụ
thể và dự toán chi tiết đề xuất mua sắm tài sản phục vụ nhiệm vụ tăng thêm theo
quy định mới của pháp luật (loại tài sản, số lượng, đơn vị đề nghị được trang bị).
- Kinh phí trang phục:
Lập dự toán chi tiết theo hướng dẫn riêng của VKSND tối cao và tổng hợp chung
vào báo cáo dự toán chi NSNN năm 2021.
2.2. Các đơn vị sự
nghiệp
Các đơn vị sự nghiệp
thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của
Chính phủ lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 theo quy định:
(1) Kinh phí chi đảm
bảo hoạt động thường xuyên: Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ và dự toán năm
2020; kế hoạch, nhiệm vụ được giao năm 2021, các đơn vị xây dựng dự toán trên
cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi của đơn vị trong năm 2021 kèm theo thuyết minh
chi tiết về cơ sở xây dựng dự toán.
(2) Kinh phí không
thường xuyên: Đơn vị dự toán kinh phí cho nhiệm vụ không thường xuyên và nhiệm
vụ được Viện trưởng VKSND tối cao giao năm 2021 để lập dự toán kinh phí thực hiện.
Đồng thời các đơn vị
xây dựng phương án tự chủ tài chính 03 năm (giai đoạn 2021-2023) theo quy định
để trình Bộ Tài chính thẩm định.
Đối với Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội cần thuyết minh thêm chi tiết cơ sở xây dựng dự toán chi thực
hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập của sinh viên.
2.3. Xây dựng dự toán
kinh phí nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, kinh phí chi
bảo đảm xã hội thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
- Văn phòng VKSND tối
cao chủ trì phối hợp với vụ 14 và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và dự
toán kinh phí nghiên cứu khoa học năm 2021 để tổng hợp chung vào dự toán ngân
sách của VKSND tối cao.
- Dự toán kinh phí thực
hiện Chương trình mục tiêu, vốn ODA (nếu có); dự toán chi bảo đảm xã hội năm
2021.
- Chi đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức: Các đơn vị căn cứ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức năm 2021 để lập dự toán theo quy định (số lớp, số ngày, số công chức được
cử đi đào tạo, mức chi).
2.4. Dự toán chi đầu
tư phát triển
Dự toán chi đầu tư
phát triển nguồn NSNN được xây dựng trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn 5
năm 2021-2025. Đơn vị báo cáo thuyết minh và lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ
bản năm 2021 chi tiết phải đảm bảo các nội dung cụ thể dự kiến cho từng dự án:
- Quyết toán dự án đã
được VKSND tối cao phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành: Tổng mức được phê duyệt
quyết toán; số vốn đã được cấp; số vốn đề nghị giao dự toán năm 2021.
- Đối với các dự án
chuyển tiếp: Tổng mức đầu tư được phê duyệt; số vốn đã cấp đến hết năm 2020; số
vốn đề nghị cấp năm 2021.
- Đối với các dự án dự
kiến khởi công năm 2021: Thuyết minh rõ lý do, sự cần thiết phải đầu tư, sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên. VKSND tối cao ưu tiên những dự án có vốn hỗ trợ của địa
phương đưa vào kế hoạch khởi công sớm trong năm 2021. Báo cáo tiến độ và dự kiến
tiến độ làm thủ tục phê duyệt dự án để kịp khởi công dự án vào năm 2021 và số vốn
đề nghị.
- Đối với các dự án
thuộc Đề án chống xuống cấp theo Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 17/4/2006 và các
dự án được cấp ứng theo Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 01/7/2009, dự kiến năm
2021 VKSND tối cao sẽ hoàn thành và trả nợ hết số vốn ứng trước. Do vậy đơn vụ
nào còn số vốn ứng trước chưa hoàn trả (cấp tỉnh và cấp huyện) thì tổng hợp báo
cáo đồng thời ghi rõ mã dự án và mã Kho bạc nơi dự án ứng vốn để VKSND tối cấp
vốn trên hệ thống Tabmis đúng dự án.
3. Biểu mẫu dự toán
Các đơn vị lập dự
toán thu, chi ngân sách theo Mẫu biểu số
05, 06, 14, 23, 27 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông
tư 342/2016/TT-BTC và các biểu mẫu đính kèm Hướng dẫn này. Đối với các đơn vụ sự
nghiệp lập thêm Mẫu biểu số 07, 12.1, 12.2, 12.3, 12.4, 12.5 theo quy định; Mẫu biểu số 13 và 20 theo Thông tư 03/2017/BKHĐT-TT ngày 25/4/2017
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Để đảm bảo công tác tổng
hợp và lập dự toán ngân sách toàn ngành đạt chất lượng, phản ánh đầy đủ nhiệm vụ
phát sinh và công tác thảo luật dự toán hiệu quả, yêu cầu các đơn vị thực hiện
báo cáo đầy đủ nội dung và biểu mẫu theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị dự toán
cấp II có trách nhiệm hướng dẫn; tổng hợp, lập dự toán của đơn vị mình và các
đơn vị dự toán trực thuộc gửi về VKSND tối cao theo quy định (chi tiết theo từng
đơn vị sử dụng ngân sách).
2. Văn phòng VKSND tối
cao chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp, lập dự toán ngân sách năm 2021 đối với
đơn vị dự toán trực thuộc, đặc biệt là dự kiến các khoản chi nhiệm vụ phát sinh
năm 2021 theo chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao.
3. Thời hạn gửi báo
cáo dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 về VKSND tối cao (Cục Kế hoạch - Tài
chính) trước ngày 05/7/2020, đồng thời gửi file báo cáo về địa chỉ hộp
thư điện tử: tonghopkehoachvu11@gmail.com.
Trên đây là hướng dẫn
một số nội dung xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Yêu cầu
các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc và gửi báo cáo về VKSND tối cao đúng
thời gian quy định. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ảnh về
VKSND tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để được giải đáp./.
Nơi nhận:
-
Đ/c Lê Minh Trí, Viện trưởng (để b/c);
- Đ/c Nguyễn Duy Giảng, PVT (để b/c);
- Các đơn vị dự toán trực thuộc VKSNDTC;
- Lưu: VP, Cục 3 (Vth, LĐ Cục, các phòng);
Ch.110b.
|
TL. VIỆN TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH
Lương Văn Thành
|