|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Chỉ thị 18/CT-TTg 2019 tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA
Số hiệu:
|
18/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Xuân Phúc
|
Ngày ban hành:
|
29/06/2019
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/CT-TTg
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2019
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY ODA, VAY
ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI TRONG TÌNH HÌNH MỚI CHO CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN, KHÔNG VAY CHO
CHI THƯỜNG XUYÊN
Trong thời gian qua, việc huy động,
quản lý và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài đều tập trung cho đầu tư
các dự án, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đã có những đóng góp tích cực
cho đầu tư phát triển của đất nước, nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông, sản xuất điện, xử lý nước thải, phát triển nông nghiệp, nông thôn,
thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng một số trường học, bệnh viện tuyến
Trung ương và tuyến cuối. Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án sử
dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài cũng góp phần hoàn thiện thể chế
chính sách, ứng dụng công nghệ hiện đại, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực. Cơ chế chính sách và quy định pháp luật về huy động, quản lý và sử dụng vốn
vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài ngày càng hoàn thiện.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được,
việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài còn có
những hạn chế, bất cập như: một số dự án được đàm phán, ký kết xong nhưng chưa
được các bộ, ngành tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền đưa vào Kế hoạch đầu
tư công trung hạn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân đã cam kết với
nhà tài trợ; chất lượng chuẩn bị dự án chưa đạt yêu cầu, quá trình thực hiện dự án chậm tiến độ làm tăng tổng mức đầu tư và chi phí
cho công tác giải phóng mặt bằng; bố trí vốn đối ứng không đầy đủ và kịp thời;
một số dự án vay về cho vay lại gặp khó khăn trong việc trả nợ, phải tái cơ cấu
hoặc Chính phủ phải tạm ứng nguồn vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ thay; một
số chương trình, dự án không được bố trí đủ dự toán, giải ngân vốn còn chậm...
Những hạn chế, bất cập trên là do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là: việc huy động và phân
bổ vốn còn phụ thuộc vào chính sách, điều kiện của các nhà tài trợ, theo đó mỗi
nhà tài trợ quan tâm đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực cụ thể, trong khi đó,
trình tự thủ tục giải ngân rút vốn của các nhà tài trợ cũng có sự khác biệt nhất
định; công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư, xây dựng văn kiện dự án, tổ chức thực
hiện ở một số bộ, ngành, địa phương làm chưa tốt; các chủ đầu tư được ngân sách
nhà nước cấp phát nên chưa thực sự quan tâm đến việc trả nợ,
chưa quyết liệt giải quyết hoặc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
hiện, triển khai dự án kéo dài, phải trả chi phí lãi suất, phí cam kết; các
chương trình, dự án Ô chưa có quy định rõ ràng về cơ chế quản lý và phân bổ vốn...
Để sớm khắc phục những hạn chế, bất cập
trên đây và phát huy hơn nữa vai trò của các nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài
cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước có
thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA ngày càng hạn hẹp, nguồn vốn vay nước ngoài
của Chính phủ hiện nay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất gần với lãi suất thị
trường, việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ODA và
vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới là hết sức cần thiết. Thực hiện Nghị
quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải
pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo
đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Luật Quản lý nợ công năm 2017,
Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH14 ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách
pháp luật về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị
các bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án và các tổ chức, cá nhân liên quan thực
hiện tốt các chủ trương, biện pháp sau đây:
I. CÁC CHỦ TRƯƠNG,
CHÍNH SÁCH LỚN TRONG VIỆC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY ODA VÀ VAY ƯU
ĐÃI NƯỚC NGOÀI, TẬP TRUNG CHO CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN, KHÔNG SỬ DỤNG CHO CHI THƯỜNG
XUYÊN
1. Việc huy động, quản lý và sử dụng
vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài phải gắn với việc cơ cấu lại đầu tư công
và định hướng huy động, sử dụng nguồn vốn này trong từng
thời kỳ, nhất là việc thực hiện Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 -
2020 và định hướng đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày
12 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Các chương trình, dự án sử dụng vốn
vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài phải được đồng bộ với kế
hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch vay trả nợ công 5 năm để trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Các bộ, ngành, địa phương khi trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề xuất chương trình, dự án phải xác định rõ cơ chế tài chính đối với
chương trình, dự án (cấp phát hoặc cho vay lại hoặc hỗn hợp), làm rõ sự cần thiết
đầu tư dự án, quy mô đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội và trách nhiệm hoàn trả
nợ; kiên quyết loại bỏ các chương trình, dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp
hoặc không rõ ràng.
2. Việc đàm phán, ký kết các Hiệp định,
Thỏa thuận vay phải phù hợp với điều kiện, tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội
và khả năng trả nợ, không vay vốn đối với các dự án có những điều kiện, quy định
gây bất lợi cho Việt Nam hoặc hiệu quả kém so với vay trong nước.
3. Vốn vay ODA và vay ưu đãi nước
ngoài chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường
xuyên. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản, người ra quyết định đầu tư,
chủ dự án, người sử dụng vốn. Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm rà soát
các chương trình, dự án đã ký kết và có hiệu lực, đang triển khai thực hiện, cắt
giảm các khoản chi mang tính chất quản lý hành chính như mua sắm xe ô tô, thiết
bị văn phòng, khảo sát nước ngoài, nâng cao năng lực, quản lý dự án, đảm bảo hiệu
quả, tiết kiệm trên cơ sở thống nhất với nhà tài trợ. Không gia hạn thời gian
thực hiện đối với cấu phần chi thường xuyên của các chương trình, dự án ODA
đang triển khai thực hiện.
Đối với những Điều ước quốc tế, thỏa
thuận về vốn vay ODA, vay ưu đãi đã ký và có hiệu lực thì
thực hiện theo những Điều ước quốc tế và thỏa thuận đó theo quy định tại Nghị
quyết số 49/2017/QH14 của Quốc hội ngày 13 tháng 11
năm 2017 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Căn cứ quy định
của pháp luật về chi phí dự án đầu tư, các bộ, ngành, địa phương chủ động rà
soát, xác định đúng tính chất của dự án và báo cáo cấp có thẩm quyền để làm thủ
tục điều chỉnh quyết định dự án đầu tư (nếu cần thiết) làm
cơ sở bố trí vốn để triển khai thực hiện dự án.
Đối với các dự án vay mới, các dự án
đang trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán ký kết Hiệp định vay, các bộ, ngành, địa
phương không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên, chỉ đề xuất sử dụng vốn vay
theo các tiêu chí: (i) ưu tiên sử dụng vốn vay cho khoản chi bằng ngoại tệ (chi
nhập khẩu/mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tư vấn nước ngoài); (ii) khoản chi cho cấu
phần xây lắp trong tổng mức đầu tư; (iii) khoản chi có liên quan đến chuyển
giao công nghệ; giải trình rõ sự cần thiết vay vốn có yêu cầu ràng buộc của nhà
tài trợ về xuất xứ hàng hóa, nhà thầu. Không sử dụng vốn vay để mua sắm ô tô,
thiết bị văn phòng, vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự
án hoàn thành, chi đào tạo, hội thảo, vốn đối ứng được sử dụng để chi chuẩn bị
dự án đầu tư, nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay, chi phí giải phóng
mặt bằng, chi phí quản lý dự án theo quy định.
4. Việc quản lý sử dụng vốn được thực
hiện dưới hai hình thức: ngân sách trung ương cấp phát cho chương trình, dự án
thuộc nội dung chi của ngân sách trung ương hoặc cho vay lại đối với chương
trình, dự án có khả năng thu hồi vốn. Từng bước giảm tỷ trọng cấp phát, tăng tỷ
trọng vay về cho vay lại đối với các chương trình, dự án của địa phương thực hiện
cơ chế ngân sách nhà nước cấp phát một phần, ngân sách địa phương vay lại một
phần theo tỷ lệ do Chính phủ quy định. Các địa phương cần đảm bảo khoản vay lại
vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài trong phạm vi hạn mức dư nợ được phép theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước và mức vay/trả nợ trong năm được Quốc hội
phê duyệt.
Việc vay vốn để bù đắp bội chi ngân
sách là ưu tiên hàng đầu; việc vay về cho vay lại phải được đánh giá, thẩm định
đảm bảo hiệu quả và chỉ thực hiện khi còn dư địa nợ công. Các ngành, lĩnh vực
đã tiếp cận được các nguồn vốn vay thương mại thì cần định hướng áp dụng phương thức tự vay, tự trả, Chính phủ không vay về
để cho vay lại.
5. Đối với các chương trình, dự án
sau khi ký kết Hiệp định/Thỏa thuận vay phải được tổng hợp báo cáo cấp có thẩm
quyền đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn, bố trí dự toán ngân sách hàng năm
để có thể giải ngân vốn theo tiến độ đã cam kết. Cơ quan kiểm soát chi thực hiện
kiểm soát chi, đảm bảo giải ngân trong phạm vi dự toán.
6. Các bộ, ngành, địa phương, chủ dự
án phải được ưu tiên bố trí đầy đủ vốn đối ứng để triển khai thực hiện dự án.
Chuẩn bị tốt công tác giải phóng mặt bằng và phối hợp với nhà tài trợ giải quyết
các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, trường hợp vượt thẩm quyền
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
7. Các bộ, ngành, địa phương cần có
đánh giá chi phí khoản vay, theo đó ưu tiên sử dụng các khoản vay ODA, vay ưu
đãi với chi phí thấp cho cấp phát ngân sách nhà nước; đối với khoản vay ưu đãi
sát với lãi suất thị trường chỉ xem xét cho nhu cầu vay về cho vay lại đối với
các dự án có hiệu quả, có đủ khả năng hoàn trả vốn vay. Hạn chế sử dụng nguồn vốn
vay ưu đãi cho nhu cầu chi từ ngân sách trung ương trên nguyên tắc chỉ áp dụng
đối với dự án thực sự cấp bách đã nằm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Các cơ quan được ủy quyền cho vay
lại tổ chức thẩm định chương trình, dự án cho vay lại chặt chẽ và chịu trách
nhiệm về kết quả thẩm định. Trường hợp dự án không có hiệu quả tài chính và
không có khả năng trả nợ, yêu cầu bố trí nguồn vốn khác để thực hiện, không sử
dụng vốn vay nước ngoài để cho vay lại.
9. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường
công tác quản lý, giám sát, thực hiện chế độ báo cáo đánh giá định kỳ về mọi hoạt
động quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, báo cáo cấp có thẩm
quyền, Thủ tướng Chính phủ và công khai nợ công, nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa
phương theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của
các cơ quan thanh tra, kiểm toán.
10. Đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống
thông tin về công tác quản lý vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài thông qua việc
nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, bảo đảm thường xuyên, kịp thời cập nhật
việc đàm phán, ký kết, triển khai thực hiện, tình hình giải ngân...; sớm phát
hiện những bất cập phát sinh để có giải pháp xử lý kịp thời.
II. VỀ PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Tài chính
a) Tổ chức phổ biến và triển khai Luật
Quản lý nợ công và các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công.
b) Công khai các thông tin về khung
điều kiện vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ chủ yếu để các bộ, ngành, địa
phương, chủ dự án, các tổ chức, cơ quan, các doanh nghiệp làm cơ sở tính toán
khi quyết định đăng ký đề xuất dự án dự kiến sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước
ngoài theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
c) Xây dựng Kế hoạch vay, trả nợ công
5 năm, chương trình quản lý nợ công trung hạn 3 năm và kế hoạch vay, trả nợ
công hàng năm, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức giám sát thực hiện.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền khung định
hướng huy động hoặc hiệp định khung vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi với các nhà tài
trợ nước ngoài trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện, tình hình mới, đảm
bảo các cam kết phù hợp với luật pháp Việt Nam; từng bước giảm tỷ trọng và nâng
cao hiệu quả các khoản vay ưu đãi nước ngoài trong nợ công, tập trung vay vốn
ODA, vốn vay ưu đãi cho các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, hạn chế tình trạng phân bổ vốn dàn trải cho quá nhiều dự
án, nhiều lĩnh vực sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi.
đ) Chủ trì đánh giá thành tố ưu đãi,
xác định cơ chế tài chính trong nước và đánh giá tác động
nợ công đối với đề xuất khoản vay.
e) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trong việc tổng hợp chương trình đầu tư công trung hạn và dự toán ngân sách nhà
nước hàng năm.
g) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
phân bổ vốn nước ngoài cho các chương trình, dự án trên cơ sở đảm bảo theo cơ
chế tài chính trong nước của từng chương trình, dự án (phân bổ đủ vốn ngân sách
trung ương cấp phát và hạn mức vay lại); tạo điều kiện cho các cơ quan chủ quản
và chủ dự án thực hiện giải ngân thuận lợi, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và cam kết với nhà tài trợ nước ngoài.
h) Ban hành hướng dẫn phương thức xác
định khoản mục chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước trong các chương
trình, dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
i) Thực hiện giải ngân, rút vốn, kiểm
soát chi bảo đảm trong dự toán được duyệt. Trao đổi, thống nhất với nhà tài trợ
về cơ chế áp dụng tỷ giá thanh toán bằng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước
ngoài.
k) Phối hợp với bộ, ngành, địa
phương, các cơ quan được ủy quyền cho vay lại thẩm định, giải ngân, rút vốn,
thu hồi số gốc, lãi để hoàn trả vốn vay nước ngoài.
l) Định kỳ báo cáo, đánh giá tình
hình huy động, quản lý và giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
trong nợ công, kiến nghị và triển khai các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
vay.
m) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu
về vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong nợ công để phục vụ công tác quản lý
trong tình hình mới.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu
tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định
thay thế Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về
quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của
các nhà tài trợ nước ngoài và Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm
2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
16/2016/NĐ-CP để phù hợp với Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
và các bộ, ngành, địa phương lựa chọn chương trình, dự án phù hợp với nguyên tắc,
định hướng thu hút vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm
nhìn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1489/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2018 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề
xuất chương trình, dự án.
c) Xây dựng danh mục dự án có mục
tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm thứ tự ưu tiên, làm cơ sở
cho việc lựa chọn dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Thẩm định dự
án chặt chẽ, kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các mục
đích, dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không rõ ràng.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm; kịp thời
tổng hợp các chương trình, dự án được
phê duyệt chủ trương đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, báo cáo
cấp có thẩm quyền đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của Luật
Đầu tư công; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số
40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 theo hướng phải tổng hợp đầy đủ, báo
cáo cấp có thẩm quyền đưa các chương trình, dự án được phê duyệt chủ trương đầu
tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài vào cân đối trong Kế hoạch đầu tư
công trung hạn theo đúng tiến độ cam kết với nhà tài trợ.
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính, bộ, ngành, địa phương phân bổ chi đầu tư phát triển, trong đó có dự án
vay vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, đảm bảo cân đối kế hoạch phù hợp với tiến
độ giải ngân đã cam kết và trong hạn mức vay nợ nước ngoài được phê duyệt.
e) Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành trong việc bố trí đủ vốn đối ứng trong phạm vi ngân sách trung ương.
g) Phối hợp với Bộ Tài chính giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình giải
ngân, rút vốn các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước
ngoài.
h) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng
và các cơ quan liên quan rà soát các quy định hiện hành về dự án đầu tư phát
triển, làm rõ các hạng mục chi phí đầu tư phát triển thuộc dự án có cấu phần đầu tư xây dựng và dự án không có cấu phần đầu tư xây dựng, báo cáo cấp
có thẩm quyền để ban hành hướng dẫn. Đối với một số các khoản mục chi đặc thù
trong dự án đầu tư phát triển (chi phí tư vấn quốc tế, tư vấn trong nước, chi
phí quản lý dự án, chi khảo sát nước ngoài, chi đào tạo trong lĩnh vực y tế,
giáo dục, các chi phí gián tiếp trong dự án xây dựng), cần có quy định về định
mức hoặc tỷ lệ khống chế mức chi trong tổng mức đầu tư, đảm bảo tiết kiệm, hiệu
quả.
i) Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện
và hiệu quả các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài theo phân công tại Chỉ thị số
03/CT-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai
thực hiện Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội. Nghiên cứu, xây dựng và báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống
tiêu chí đánh giá dự án, chương trình đầu tư theo mức độ ưu tiên, tính cần thiết,
cấp bách, hiệu quả, rủi ro của từng loại dự án phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài nói riêng để làm cơ sở
lựa chọn các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài hiệu quả nhất.
Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về tiêu chí đánh giá hiệu
quả sau đầu tư của các chương trình, dự án, trong đó có dự án sử dụng vốn vay
ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
3. Các bộ, ngành, địa
phương
a) Xây dựng danh mục dự án đầu tư
phát triển ưu tiên, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó cân nhắc kỹ
về hiệu quả, quy mô dự án khi đề xuất sử dụng vốn vay ưu đãi. Chỉ
vay theo phương thức chỉ định nhà cung cấp, nhà thầu của nhà tài trợ nước ngoài
trong trường hợp chứng minh hàng hóa, thiết bị của nhà tài trợ nước ngoài có ưu
thế vượt trội về công nghệ. Rà soát các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA,
vay ưu đãi nước ngoài, đánh giá khả năng bố trí nguồn vốn trả nợ và bố trí vốn
đối ứng, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, khả năng trả nợ của địa phương,
chủ dự án, trường hợp các dự án thẩm định không hiệu quả thì không đề xuất triển
khai; ưu tiên tập trung nguồn vốn vay ODA cho các công trình, dự án trọng điểm
có sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển của quốc gia, vùng và
liên vùng.
Không sử dụng vốn vay nước ngoài để nộp
thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay; không sử dụng vốn vay để mua sắm ô
tô, vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự án hoàn thành.
Chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, các khoản thuế, chi phí lãi
suất, các khoản phí nước ngoài thu trong thời gian xây dựng phải được bố trí từ
vốn đối ứng theo quy định, không sử dụng vốn vay.
Đối với các chương trình, dự án đang
thực hiện, rà soát và đề xuất cắt giảm những nội dung chưa thực sự cấp bách, khẩn
trương có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm thủ tục điều
chỉnh dự án, giảm vốn vay với nhà tài trợ.
Tiếp tục thực hiện rà soát hoạt động
chi có tính chi thường xuyên đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay
ODA, vay ưu đãi nước ngoài và khẩn trương đề xuất điều chuyển sang vốn đầu tư
phát triển hoặc cắt giảm vốn vay nước ngoài (nếu có), gửi
Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trong việc bố trí đủ vốn cho các chương trình, dự án nguồn vốn ODA, vay ưu đãi
nước ngoài trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự toán ngân sách hàng năm.
c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trong việc bố trí đủ vốn đối ứng trong nước cho các chương trình, dự án vốn
ODA, vay ưu đãi nước ngoài (gồm cả vốn đối ứng từ nguồn
ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu; nguồn cân đối ngân sách địa phương và
các nguồn vốn hợp pháp khác).
d) Chỉ đạo thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng, chỉ đạo chủ dự án triển khai các chương trình, dự án đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
đ) Về nội dung
các khoản chi sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài thuộc chương trình, dự
án đã đàm phán, ký kết, các cơ quan chủ quản khẩn trương phân loại, đánh giá
các nội dung chi của chương trình, dự án, trao đổi thống nhất với nhà tài trợ
phương án cắt giảm và báo cáo Bộ Tài chính kèm đánh giá tác động của việc cắt
giảm theo nguyên tắc:
- Đối với hoạt động mua sắm trang thiết
bị: rà soát trên nguyên tắc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không sử dụng vốn vay
để mua xe ô tô, trang thiết bị văn phòng.
- Đối với hoạt động đào tạo theo các
Chương trình, Đề án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được tiếp
tục thực hiện cho đến khi kết thúc dự án. Cơ quan chủ quản dự án cần thực hiện
rà soát lại chương trình đào tạo, cắt giảm các nội dung không thực sự cần thiết.
- Đối với hoạt động chi nghiên cứu,
khảo sát, xây dựng chế độ, chính sách, tăng cường năng lực, chi hoạt động của
Ban quản lý dự án: các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, cắt giảm; tính
toán các hoạt động thiết yếu còn lại để vận hành dự án bố trí trong kinh phí
thường xuyên từ ngân sách nhà nước, không sử dụng vốn vay cho các hoạt động
này.
e) Định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả
triển khai các chủ trương, giải pháp và nhiệm vụ được giao theo Chỉ thị này,
báo cáo theo quy định về chế độ báo cáo thông tin về nợ công tại Nghị định số
94/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ
công gửi Bộ Tài chính.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành. Bộ Tài chính có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ định kỳ hoặc đột xuất về việc thực hiện Chỉ thị này và kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ các giải pháp đối với vấn đề vướng mắc phát sinh./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT, QHQT (2)
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
Directive No. 18/CT-TTg dated June 29, 2019 regarding improvement in management and use of official development assistance and foreign concessional loans for development instead of regular expenses
THE
PRIME MINISTER
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.
18/CT-TTg
|
Hanoi, June 29, 2019
|
DIRECTIVE REGARDING
IMPROVEMENT IN MANAGEMENT AND USE OF OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE AND FOREIGN
CONCESSIONAL LOANS FOR DEVELOPMENT INSTEAD OF REGULAR EXPENSES In recent times, the mobilization, management and
use of ODA and foreign concessional loans are primarily used for investment in socio-economic
projects and infrastructure, contributing positively to the country's
development. This contribution is most notable in the development of traffic
infrastructure, electricity generation, wastewater treatment, agriculture,
rural areas, climate change adaptation and in the construction of a number of
schools, central and tertiary hospitals. In addition, the implementation of
programs and projects funded by ODA and foreign concessional loans helps with
policy formulation, modern technology application and human resources training.
Policies and legal provisions regarding the mobilization, management and use of
ODA and foreign concessional loans are being improved. Beside the accomplishments, there are also
limitations and issues. A number of negotiated and contracted projects have yet
to be proposed by ministries and thus yet to be added to the medium-term public
investment plans by competent authorities. This affects the implementation and
disbursement schedule agreed with the sponsors. Project preparation quality
fails to meet standards, and slow implementation increases the total amount of
investment and expenditure for land clearance. Reciprocal capital provision is
neither sufficient nor timely. A number of on-lending projects have difficulties
in repayment, resulting in debt restructuring or borrowing provisional imprest
fund from the Government’s Accumulated Fund for repayment. Some programs and
projects do not receive sufficient funding, disbursement is slow, etc. Vietnam has become a middle-income country, the
sources of ODA loans are diminishing, and the Government's current sources of
foreign loans are mostly concessional loans with interest rate close to that of
the market. With this background, improvement in the management and use of ODA
and foreign concessional loans are of utmost necessity in order to overcome the
aforementioned limitations and issues and to further utilize foreign
concessional loans for socio-economic development. Implementing Resolution No.
07-NQ/TW dated November 18, 2016 issued by the Political Bureau on policies,
resolutions regarding state budget restructuring, public debt management to
ensure safe and stable national finance, Law on Public debt management in 2017,
Resolution No. 582/NQ-UBTVQH14 dated October 5, 2018 issued by the Standing
Committee of the National Assembly on missions, resolutions to further
implement policies regarding management and use of foreign loans, the Prime
Minister directs that ministries, regulatory bodies, local governments, project
owners and relevant organizations, individuals carry out the policies and
resolutions as follows: I. MAIN POLICIES REGARDING
MOBILIZATION, MANAGEMENT AND USE OF ODA AND FOREIGN CONCESSIONAL LOANS,
FOCUSING ON DEVELOPMENT INSTEAD OF REGULAR EXPENSES 1. The mobilization, management and use of ODA and
foreign concessional loans must be connected with public investment
restructuring and the orientation for mobilization and use of these loans in
each period of time, especially the implementation of the public investment
restructuring in 2017 - 2020 and towards 2025 project approved in the Prime
Minister’s Decision No. 63/QD-TTg dated January 12, 2018. Programs/projects funded by ODA and foreign
concessional loans must synchronize with the medium-term public investment
plans and the 5-year borrowing and public debt repayment plan in order to be
approved by a competent authority. When seeking approval for a program/project
from the Prime Minister, ministries, regulatory bodies, local governments need
to identify the financing mechanism of each program, project (allocation,
on-lending or combination of both), clarify the necessity of the project, total
investment, socio-economic efficiency and repayment responsibility; eliminate
programs/projects with low or unclear socio-economic efficiency. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. ODA and foreign concessional loans can only be
used for development, not for regular expenses. The responsibility of
management agencies, investors, project owners, fund users shall be increased.
Based on the agreement with the sponsor, the responsibilities of ministries,
regulatory bodies, local governments shall be as follows: review
programs/projects that are concluded and effective, and/or being implemented;
reduce administrative expenses such as purchase of automobiles, office
equipment, overseas business trips, refresher training, project management;
ensure effectiveness and prevent wastage. The time limit of the regular expense
section in on-going ODA-funded programs/projects shall not be extended. The agreements and international treaties related
to ODA and concessional loans that are concluded and effective shall be
followed in accordance with the provisions in the National Assembly’s
Resolution No. 49/2017/QH14 dated November 13, 2017 on the 2018 state budget
estimate. Pursuant to the provisions on investment cost, ministries, regulatory
bodies, local governments shall proactively assess, identify the project's
nature and propose necessary revisions to the investment decision (if any),
which serves as the basis for the project’s fund allocation. For new borrowing projects, projects preparing to
enter loan agreement negotiation, ministries, regulatory bodies, local
governments shall not use the loans for regular expenses and only propose the
use of the loans for the following purposes: (i) cover expenses in foreign
currencies (importing/purchasing foreign goods, services, consultancy); (ii)
construction expenses included in the total investment amount; (iii) expenses
related to technology transfer; explain in detail the need for loans from
sponsors with conditions related to the origin of goods, contractors. The loans
shall not be spent on automobiles, office equipment, spare equipment and
materials for operation after project completion, training, seminars. The
reciprocal capital shall be used for project preparation, tax payment, payment
for loan interest, fees, land clearance expenses, project management expenses
in accordance with the law. 4. The fund is managed and used in two ways:
allocation from the central state budget for programs/projects that are
included in the central state budget plan or on-lending for programs/projects
with possible recoupment. For local programs/projects whose budgets are
partially state-funded and partially on-lent based on a Government-regulated
ratio, gradually decrease the ratio of state-funded proportion to on-lent
proportion. Local governments need to ensure that the on-lending amount of the
ODA and concessional loans is within the total debt limit allowed in the Law on
Annual state budget and the ratio of borrowing to repayment approved by the
National Assembly. It is the foremost priority that loans be taken to
make up for budget deficit; on-lending must be evaluated and appraised to
ensure efficiency and should only be done if there is unused borrowing
capacity. The Government shall not on-lend the foreign loans to industries and
fields that have access to commercial loans, which are backed by the
Government. 5. After the loan agreement conclusion,
programs/projects must be reported to a competent authority for inclusion in
the medium-term public investment plans and the annual budget allocation plan,
which allows timely fund disbursement. The expense management agency shall
manage expenses and ensure that disbursement is within the estimated amount. 6. Ministries, regulatory bodies, local
governments, project owners must receive adequate reciprocal capital for
project implementation. Land clearance shall be well prepared. Difficulties and
problems during implementation shall be resolved in cooperation with the
sponsor. The cases that exceed their competence shall be reported to the Prime
Minister for further consideration and decision. 7. Ministries, regulatory bodies, local governments
need to evaluate the loan cost, thus prioritizing using ODA and concessional
loans with low cost for the state budget. Only on-lend concessional loans whose
interest rate is close to that of the market to projects that are highly
efficient and solvent. Limit the use of the concessional loans for expenses
covered by central government budget, with the exception of highly urgent
projects that are listed in the medium-term public investment plan approved by
the authority. 8. Agencies authorized to on-lend these loans shall
strictly appraise the on-lent programs/projects and be responsible for the
appraisal results. In the case that a project is not efficient or solvent,
another funding source shall be allocated instead of on-lending a foreign loan.
... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 10. Increase the modernization of the information
system regarding ODA and foreign concessional loan management via upgrading the
information technological system, ensuring regular, timely updates on
negotiation, conclusion, implementation, disbursement, etc.; identify issues
early on in order to produce timely solutions. II. APPOINTMENT OF
IMPLEMENTATION ORGANIZATIONS 1. The Ministry of Finance shall: a) Disseminate and organize the implementation of
the Law on Public debt management and the Decrees elaborating the Law on Public
debt management. b) Publish information regarding the condition
framework for ODA, concessional loans from main sponsors. This information
provides a basis for ministries, regulatory bodies, local governments, project
owners, organizations, agencies, enterprises to calculate before deciding to
propose projects funded by ODA and/or foreign concessional loans in accordance
with the Law on Public debt management. c) Formulate the 5-year borrowing and public debt
repayment plan, the 3-year medium-term public debt management program and the
annual borrowing and public debt repaying plan, seek approval from a competent
authority and supervise the implementation. d) Take charge, cooperate with the Ministry of
Planning and Investment and relevant agencies in developing and proposing a
fund-raising framework or an agreement on the framework for ODA, concessional
loans with foreign sponsors in each period of time, suitable with the new
conditions, circumstances, ensuring that the commitments are conformable with
Vietnamese law; gradually reducing the ratio of foreign concessional loans to
total public debt and improving the efficiency of foreign concessional loans,
focusing ODA loans, concessional loans on major, wide-scale projects that
stimulate socio-economic development, avoiding allocating ODA, concessional
loans across too many projects and/or fields. dd) Take charge in evaluating the grant element,
identifying the domestic financial mechanism and evaluating the impact that
public debt has on the loan proposal. e) Cooperate with the Ministry of Planning and
Investment in consolidating the medium-term public investment program and the
annual state budget estimate. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 h) Promulgate the guideline on the determination of
development expenses covered by the state budget in programs/projects funded by
ODA, concessional loans. i) Disburse, ensure that the expenses do not exceed
the approved estimate. Reach an agreement with the sponsor on the mechanism for
application of exchange rate to ODA/foreign concessional loans. k) Cooperate with ministries, regulatory bodies,
local governments, authorized on-lending agencies in appraisal, disbursement
and recovery of the principal and interest to repay foreign loans. l) Periodically report, evaluate the mobilization,
management and disbursement of ODA/foreign concessional loans in public debt,
request and implement solutions for difficulties, problems, accelerate
implementation, disbursement processes and improve fund efficiency. m) Develop and complete the database about
ODA/foreign concessional loans in public debt to support the management process
under the new circumstances. 2. The Ministry of Planning and
Investment shall: a) Take charge, cooperate with the Ministry of
Finance and relevant agencies in drafting a Decree to replace Government’s
Decree No. 16/2016/ND-CP and Government’s Decree No. 132/2018/ND-CP to better
suit the Law on Public investment (amended) approved by the National Assembly
and submit it to the Government for promulgation. b) Take charge, cooperate with the Ministry of
Finance and ministries, regulatory bodies, local governments in choosing
programs/projects suitable with the principles, orientations of attraction of
ODA and concessional loans in the 2018 – 2020 period and the 2021 - 2025 vision
approved by the Prime Minister in Decision No. 1489/QD-TTg dated November 6,
2018. The chosen programs/projects shall be proposed to the Prime Minister for
approval. c) Compile a list of projects whose aim is to
promote socio-economic development sorted in order of priority. This list
serves as the basis for selecting projects to be funded by ODA/foreign
concessional loans. Appraise projects strictly. Do not use the loans for
investment objectives and/or projects with low or obscure socio-economic
efficiency. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 dd) Take charge, cooperate with the Ministry of
Finance, ministries, regulatory bodies, local governments in distributing
development expenses, among which are expenses for projects funded by ODA and
foreign concessional loans, ensuring that the plan is balanced out to suit the
committed disbursement process and be within the approved foreign loan limit. e) Take charge, cooperate with ministries,
regulatory bodies in adequately providing reciprocal capital within the state
budget. g) Cooperate with the Ministry of Finance in
resolving difficulties during the disbursement process of programs/projects
funded by ODA and foreign concessional loans. h) Take charge, cooperate with the Ministry of
Construction and relevant agencies in reviewing current provisions on
development projects, clarifying categories of development expenses of
construction projects and of non-construction projects, proposing to a
competent authority to issue guidelines. Regarding some specific expenses of
development projects (expenses for international consultancy, domestic
consultancy, project management, foreign investment survey, medical and
educational training, indirect expenses of construction projects), there shall
be provisions on limits or expense limit rate in the total investment amount,
ensuring thriftiness, efficiency. i) Evaluate the implementation and efficiency of
foreign-funded projects following the assignment stated in the Prime Minister’s
Directive No. 03/CT-TTg dated January 30, 2019 elaborating the Standing
Committee of the National Assembly’s Resolution No. 582/NQ-UBTVQH14. Research
and submit a consolidated report to a competent authority to promulgate the
assessment criteria for projects/programs based on priority level, necessity,
urgency, efficiency, risk of each type of socio-economic projects and
foreign-funded programs/projects. These criteria are the basis for selecting
projects to be funded by ODA/foreign concessional loans in the most effective
manner. Submit a research to a competent authority to promulgate provisions on
assessment criteria for post-investment efficiency of projects/programs, among
which are projects funded by ODA/foreign concessional loans. 3. Other ministries, regulatory
bodies, local governments shall: a) Compile a list of prioritized development
projects, focus on infrastructure investment, among which, project efficiency
and investment shall be considered thoroughly when proposing use of
concessional loans. Grant loans on conditions that suppliers, contractors
appointed by foreign sponsors are only allowed when the foreign sponsor’s
goods, equipment are more technologically advanced. Review programs/projects
funded by ODA/foreign concessional loans, evaluate the capacity of principle
payment and reciprocal capital provision, project’s socio-economic efficiency,
solvency of province and project owner. If any project is considered
ineffective, it will not be proposed for implementation. Prioritize the ODA
loans for major, wide-scale constructions and/or projects that solve national,
regional and interregional development problems. <0} Foreign loans shall not be used for tax, fee or
loan interest payment; loans shall not be used for purchase of automobiles,
spare materials and equipment for operation after project completion. Land
clearance fee, project management fee, taxes, interest expenses, fees collected
by the foreign party during the construction period must be covered by the
reciprocal capital in accordance with the law instead of the loans. For on-going programs/projects, review and send an
offical dispatch detailing items that are not yet urgent or imperative to the
Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment in order to proceed
with project adjustment and fund cutback from the sponsor. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) Cooperate with the Ministry of Planning and
Investment in allocating adequate fund for programs/projects funded by
ODA/foreign concessional loans in the medium-term public investment plan and
the annual state budget estimate. c) Cooperate with the Ministry of Planning and
Investment in providing adequate reciprocal capital for programs/projects
funded by ODA/foreign concessional loans (including reciprocal capital from
state budget for targeted assistance; fund to balance local budget and other
legal fund sources). d) Direct the land clearance process, direct
project owners to implement their programs/projects in a timely manner,
ensuring quality, efficiency. dd) Governing agencies shall urgently classify,
evaluate the detailed expenses of programs/projects, and reach a consensus with
the sponsor on cutting expenses covered by ODA/foreign concessional loans,
submit a report and an assessment regarding the cutback’s impact to the
Ministry of Finance with the principles as follows: - Review the purchases of equipment to ensure
thriftiness and efficiency, the loans shall not be used for purchase of
automobiles, office equipment. - Training following Programs and Projects approved
by the Government and the Prime Minister may continue until their completion.
Project owners need to review the curriculum and remove unnecessary content. - Ministries, regulatory bodies, local governments
shall proactively review, reduce expenses for research, survey, policy
formulation, refresher training, operation of project management board;
calculate the cost of the remaining activities necessary for project operation
and allocate the fund using regular expenses from the state budget. The loans
shall not be used for these activities. e) Annually, submit a consolidated report on
implementation of the policies and duties assigned in this Directive to the
Ministry of Finance in accordance with Government’s Decree No. 94/2018/ND-CP
dated June 30, 2018 on public debt management. III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 THE PRIME
MINISTER
Nguyen Xuan Phuc
Directive No. 18/CT-TTg dated June 29, 2019 regarding improvement in management and use of official development assistance and foreign concessional loans for development instead of regular expenses
3.309
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|