Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 94/2018/NĐ-CP nghiệp vụ quản lý nợ công

Số hiệu: 94/2018/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 30/06/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công

Ngày 30/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công. Theo đó,

- Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:

+ Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;

+ Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;

+ Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;

+ Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;

+ Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:

+ Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công;

+ Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát.

Nghị định 94/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH

VỀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NỢ CÔNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 26 tháng 5 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công, bao gồm: Các chỉ tiêu an toàn nợ công; xây dựng và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm; quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công; báo cáo và công bố thông tin về nợ công.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nợ công.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Ngoài giải thích từ ngữ nêu tại Điều 3 Luật Quản lý nợ công, các từ ngữ được sử dụng trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. Công bố thông tin về nợ công là việc cung cấp rộng rãi ra công chúng các thông tin, dữ liệu về nợ công theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan chủ quản là cơ quan cấp bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Công cụ quản lý nợ công bao gồm chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; chương trình quản lý nợ công 03 năm; kế hoạch vay trả nợ công hằng năm.

4. Rủi ro danh mục nợ công là các rủi ro có thể xảy ra đối với danh mục nợ công khi có những biến động về thị trường, tín dụng, thanh khoản, tỷ giá hối đoái, lãi suất và rủi ro trong quá trình huy động, sử dụng và trả nợ của Chính phủ.

5. Hạn mức vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài về cho vay lại là mức tối đa Chính phủ vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài về để cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong 01 năm hoặc 05 năm, được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc.

6. Hạn mức vay nước ngoài trung, dài hạn theo phương thức tự vay tự trả là mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ đi số trả nợ gốc trong kỳ tính hạn mức.

7. Gia hạn nợ là việc cho phép kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết và trong thời gian gia hạn nợ, người vay/người vay lại vẫn phải trả lãi tiền vay.

8. Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.

9. Hoán đổi nợ là việc cùng mua, cùng bán 02 hoặc nhiều hơn các khoản nợ khác nhau của cùng một chủ thể phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ.

10. Mua lại nợ là việc thực hiện mua lại toàn bộ hoặc một phần số nợ của chủ thể đi vay hoặc chủ thể phát hành công cụ nợ.

Chương II

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU AN TOÀN NỢ CÔNG

Điều 4. Chỉ tiêu an toàn nợ công

1. Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:

a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;

b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;

c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;

d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;

đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

2. Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:

a) Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát các chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quyết định.

Điều 5. Căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công

1. Định hướng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm.

2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công giai đoạn 05 năm trước.

3. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế.

4. Các cân đối về thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước, cân đối giữa nhu cầu huy động vốn vay và khả năng trả nợ; cân đối ngoại tệ; nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và các cân đối kinh tế vĩ mô khác.

5. Tình hình, khả năng huy động vốn trong nước, nước ngoài.

6. Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công.

Điều 6. Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định mức trần và ngưỡng cảnh báo đối với chỉ tiêu an toàn nợ công, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét quyết định trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Điều 7. Giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công báo cáo Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm để báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước hằng năm.

2. Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hoặc báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt trần nợ công được Quốc hội quyết định, bao gồm:

a) Giảm mức vay về cho vay lại đối với ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ;

b) Giảm hạn mức bảo lãnh Chính phủ;

c) Giảm mức vay của chính quyền địa phương;

d) Giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm mức vay nợ của Chính phủ.

3. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp tại khoản 2 Điều này mà chỉ tiêu an toàn nợ công vượt giới hạn trần đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định các biện pháp và lộ trình điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm hoặc điều chỉnh mức trần chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Chương III

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ CÔNG

Mục 1. KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ CÔNG 05 NĂM

Điều 8. Căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm

1. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính quốc gia 05 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn trước.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công và các cân đối kinh tế vĩ mô theo các Nghị quyết của Quốc hội.

3. Quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, nợ công, đầu tư công, tiền tệ và tín dụng.

4. Quan điểm chỉ đạo định hướng của Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch đầu tư công trung hạn.

5. Tình hình thực hiện các thỏa thuận vay, công cụ nợ hiện hành; nhu cầu sử dụng vốn vay và dự báo tình hình trong nước, nước ngoài có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn theo các thỏa thuận vay, phát hành công cụ nợ trong thời gian 05 năm kế hoạch.

Điều 9. Trình tự lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa phương để tổng hợp vào kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan chủ quản thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nợ công đánh giá tình hình quản lý sử dụng nợ công của bộ, cơ quan ngang bộ trong giai đoạn 05 năm trước và dự kiến nhu cầu sử dụng nợ công trong giai đoạn 05 năm sau, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn sau trình Thủ tướng Chính phủ cùng với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

4. Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn sau để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cùng với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

5. Căn cứ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn sau báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội cùng với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

Điều 10. Thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, đảm bảo:

a) Tổng mức vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương trong phạm vi kế hoạch được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b) Bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

2. Bộ Tài chính chủ trì theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện vay, trả nợ công 05 năm:

a) Tổng số vay, trả nợ 05 năm trong phạm vi kế hoạch được Quốc hội quyết định;

b) Báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các giải pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;

c) Báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm (nếu cần thiết).

3. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.

Mục 2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NỢ CÔNG 03 NĂM

Điều 11. Căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm

1. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch vay, trả nợ công năm hiện hành.

2. Kế hoạch vay trả nợ công 05 năm (trường hợp thời gian 03 năm chương trình trong kế hoạch 05 năm), hoặc mục tiêu, định hướng quản lý nợ công giai đoạn 05 năm sau (trường hợp thời gian 03 năm chương trình có năm nằm giữa hai kỳ kế hoạch 05 năm).

3. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và đầu tư công trong thời gian 03 năm kế hoạch; tình hình thị trường vốn trong nước và quốc tế liên quan đến dự báo trong quá trình lập chương trình quản lý nợ công 03 năm quốc gia năm trước.

Điều 12. Trình tự lập chương trình quản lý nợ công 03 năm

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa phương để tổng hợp vào chương trình quản lý nợ công 03 năm.

2. Bộ Tài chính lập chương trình quản lý nợ công 03 năm, trình Thủ tướng Chính phủ cùng với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Các bộ, ngành và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc cung cấp thông tin, báo cáo phục vụ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm.

4. Căn cứ kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo Quốc hội và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì hoàn thiện chương trình quản lý nợ công 03 năm, bao gồm hạn mức bảo lãnh Chính phủ, hạn mức vay về cho vay lại năm kế hoạch, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định cùng với kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm.

Điều 13. Thực hiện chương trình quản lý nợ công 03 năm

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương, bao gồm:

a) Xây dựng chương trình quản lý nợ 03 năm sát với tình hình thực tiễn; đánh giá thực hiện năm hiện hành, dự báo cho 02 năm tiếp theo;

b) Ưu tiên giải ngân đối với các khoản ODA và vay ưu đãi nước ngoài vay về cho vay lại; hạn chế vay theo hình thức phát hành trái phiếu (vay thương mại).

2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện chương trình quản lý nợ công 03 năm, bảo đảm:

a) Việc vay, trả nợ trong phạm vi kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm được Quốc hội quyết định;

b) Đánh giá cơ cấu nợ công phù hợp với chỉ tiêu an toàn nợ, bao gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ được chính phủ bảo lãnh;

c) Đánh giá thực hiện và đưa ra kiến nghị phù hợp để các chỉ tiêu an toàn nợ công trong phạm vi trần và ngưỡng cảnh báo.

Mục 3. KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ CÔNG HẰNG NĂM

Điều 14. Nội dung kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm

1. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ:

a) Kế hoạch huy động vốn vay gồm phát hành công cụ nợ trên thị trường vốn trong nước, vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế và huy động từ các nguồn vốn vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Kế hoạch sử dụng vốn vay gồm bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ, cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;

c) Kế hoạch trả nợ gồm gốc, lãi, phí và chi phí liên quan đến khoản vay, công cụ nợ phát hành, trong đó bao gồm kế hoạch trả nợ trực tiếp của Chính phủ và trả nợ vay về cho vay lại.

2. Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương:

a) Kế hoạch huy động vốn vay gồm vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các ngân hàng chính sách của Nhà nước, vay ngân quỹ Nhà nước, vay từ các tổ chức tín dụng và vay trong nước khác theo quy định của Luật Quản lý nợ công và pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Kế hoạch sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương gồm: Bù đắp bội chi ngân sách địa phương, trả nợ gốc đến hạn;

c) Kế hoạch trả nợ của chính quyền địa phương bao gồm trả nợ gốc, lãi, phí và các chi phí liên quan theo từng nguồn vốn vay; xác định nguồn để trả nợ.

3. Hạn mức vay ODA, vay ưu đãi về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ bao gồm:

a) Hạn mức vay về cho vay lại bao gồm cho vay lại chính quyền địa phương và cho vay lại đối với đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp;

b) Hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm bao gồm bảo lãnh phát hành trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội; bảo lãnh vay trong nước, nước ngoài của doanh nghiệp.

Điều 15. Căn cứ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm

1. Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; chương trình quản lý nợ công 03 năm.

2. Nhiệm vụ huy động vốn để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, vay mới để trả nợ gốc theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.

3. Tình hình thị trường vốn trong nước, nước ngoài; dự kiến lãi suất, tỷ giá, nhu cầu cơ cấu lại các khoản nợ Chính phủ năm kế hoạch.

4. Hạn mức dư nợ, bội chi ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5. Tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công năm hiện hành và nhu cầu sử dụng vốn vay cho các chương trình, dự án của các bộ, ngành, địa phương, đối tượng được vay lại và đối tượng được bảo lãnh Chính phủ.

Điều 16. Trình tự lập, quyết định kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm

1. Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ là cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ dự án trực thuộc lập kế hoạch giải ngân, sử dụng vốn theo từng chương trình, dự án trình cơ quan chủ quản để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa phương.

3. Đối tượng vay lại, đối tượng được bảo lãnh lập kế hoạch vay, trả nợ đối với các khoản vay lại và bảo lãnh Chính phủ, gửi Bộ Tài chính để xác định hạn mức vay ODA, vay ưu đãi về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ theo quy định của Nghị định của Chính phủ về quản lý cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ và Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, trình Chính phủ quyết định.

4. Bộ Tài chính xây dựng tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương và tổng hợp mức vay, trả nợ của ngân sách địa phương vào dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

5. Căn cứ tổng mức vay, trả nợ của ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định, hạn mức vay ODA, hạn mức vay ưu đãi nước ngoài về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ đã được Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

6. Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, bảo đảm trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được phê duyệt.

Điều 17. Xây dựng, điều hành chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp nhu cầu vay, trả nợ nước ngoài ngắn, trung, dài hạn theo phương thức tự vay, tự trả, đề xuất tốc độ tăng dư nợ vay ngắn hạn tối đa và hạn mức vay nước ngoài trung, dài hạn theo phương thức tự vay, tự trả, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trong kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức quản lý và giám sát chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia, trong đó:

a) Bộ Tài chính quản lý, giám sát nợ nước ngoài của Chính phủ, các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh bảo đảm các hạn mức được phê duyệt;

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý, giám sát nợ tự vay tự trả nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh và đảm bảo trong hạn mức được phê duyệt.

3. Trong khoảng thời gian chưa có phê duyệt hạn mức vay của năm kế hoạch, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế, xác định khoản vay nằm trong hạn mức vay hằng năm với điều kiện số lũy kế vay ròng đến thời điểm xác nhận không vượt quá 50% hạn mức vay của năm liền trước.

Điều 18. Thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương, đảm bảo:

a) Trong phạm vi kế hoạch vay, trả nợ hằng năm được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b) Đảm bảo dư nợ trong năm không vượt quá hạn mức theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan;

c) Bố trí nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

2. Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm, đảm bảo:

a) Tổng mức vay, trả nợ của Chính phủ cho cân đối ngân sách nhà nước theo dự toán được Quốc hội phê duyệt;

b) Giải ngân vốn đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài theo dự toán ngân sách nhà nước;

c) Tuân thủ hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm được Chính phủ phê duyệt.

Chương IV

QUẢN LÝ VIỆC HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VỐN VAY VÀ TRẢ NỢ

Điều 19. Quản lý việc huy động vốn vay

1. Việc phát hành công cụ nợ trên thị trường trong nước phải đảm bảo:

a) Trong kế hoạch phát hành được cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ phát hành công cụ nợ của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước phát hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

c) Tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ trên thị trường chứng khoán.

2. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế phải đảm bảo:

a) Có đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế được Chính phủ phê duyệt;

b) Phù hợp với luật pháp tại thị trường phát hành;

c) Chỉ phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ. Không phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để cho vay lại.

3. Việc vay vốn nước ngoài dưới hình thức thỏa thuận vay, hiệp định vay phải đảm bảo:

a) Chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên;

b) Các khoản vay mới phải được đánh giá về thành tố ưu đãi, tác động đến hạn mức vay nợ và chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công;

c) Đề xuất dự án phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó xác định rõ cơ chế tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn vay (cấp phát, cho vay lại);

d) Việc đàm phán, ký kết hiệp định vay, thỏa thuận vay phải đảm bảo chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Trường hợp thỏa thuận vay, hiệp định vay là điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trình Chủ tịch nước việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn; trường hợp thỏa thuận vay, hiệp định vay nhân danh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo việc tổ chức đàm phán, ký kết.

4. Đối với các khoản vay từ nguồn tài chính khác phải bảo đảm:

a) Được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Quản lý nợ công;

b) Hình thức vay theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc thỏa thuận vay;

c) Xác định rõ mức tiền vay, kỳ hạn, lãi suất, các khoản phí có liên quan đến khoản vay, phương thức trả nợ, thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và phạt chậm trả (nếu có), quyền và trách nhiệm của các bên liên quan và các điều kiện, điều khoản khác có liên quan đến việc vay nợ.

Điều 20. Quản lý việc sử dụng vốn vay

1. Vốn vay trong nước được sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Bù đắp bội chi ngân sách trung ương, ngân sách địa phương;

b) Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và đảm bảo thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ;

c) Chi trả nợ gốc đến hạn của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ.

2. Vốn vay nước ngoài của Chính phủ được sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Bù đắp bội chi ngân sách trung ương, cụ thể:

- Cấp phát đối với chương trình, dự án đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.

- Các khoản vay nước ngoài bằng tiền được hòa đồng vào ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển.

b) Cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

3. Xây dựng dự toán:

a) Các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán sử dụng vốn vay cùng với việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp;

b) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

4. Bố trí vốn đối ứng:

a) Các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải được lập kế hoạch tài chính hằng năm. Nội dung của kế hoạch tài chính bao gồm kế hoạch vốn vay nước ngoài (phân theo từng nước hoặc tổ chức tài trợ) và kế hoạch vốn đối ứng trong nước;

b) Đối với chương trình, dự án vay nước ngoài được áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn đối ứng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan chủ quản theo phân cấp quản lý ngân sách và từ các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật;

c) Đối với chương trình, dự án được áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ hoặc vay lại một phần vốn vay nước ngoài của Chính phủ, chủ dự án bố trí từ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn hợp pháp khác của chủ dự án.

5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chế độ quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Điều 21. Tổ chức công tác trả nợ

1. Đối với nợ Chính phủ:

a) Bộ Tài chính bố trí nguồn ngân sách trung ương để trả nợ;

b) Bộ Tài chính thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn;

c) Đối với các khoản vay về cho vay lại, Bộ Tài chính và cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại có trách nhiệm thu hồi toàn bộ gốc, lãi, phí và các chi phí có liên quan.

2. Đối với nợ chính quyền địa phương:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn ngân sách địa phương để trả nợ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn.

3. Đối với nợ được Chính phủ bảo lãnh:

a) Đối tượng được Chính phủ bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo quy định của thỏa thuận vay với bên cho vay và thỏa thuận bảo lãnh của Chính phủ.

b) Nghĩa vụ của người bảo lãnh và trách nhiệm của đối tượng được bảo lãnh trong việc trả nợ thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ.

Chương V

QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI NỢ CÔNG

Điều 22. Mục tiêu quản lý rủi ro

1. Đảm bảo cơ cấu nợ công hợp lý, phù hợp với mục tiêu, định hướng đặt ra trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm đã được Quốc hội quyết định

2. Đảm bảo khả năng trả nợ trong trung hạn và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ công.

3. Giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong tình huống xấu nhất với chi phí phát sinh hợp lý.

Điều 23. Nguyên tắc xử lý rủi ro

1. Việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể căn cứ vào mức độ tổn thất có thể xảy ra và nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

2. Việc phòng ngừa và xử lý rủi ro phải căn cứ vào thỏa thuận vay hoặc công cụ nợ gốc trong danh mục nợ công hiện hành, nguyên nhân phát sinh rủi ro, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

3. Việc phòng ngừa rủi ro đối với danh mục nợ công phải thực hiện phù hợp với kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm và kế hoạch vay, trả nợ hằng năm.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng vốn vay sai mục đích, cố ý làm trái quy định làm phát sinh rủi ro nợ công phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Nhận diện rủi ro

1. Rủi ro đối với nợ công bao gồm:

a) Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ do biến động trên thị trường tài chính;

b) Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

c) Rủi ro do biến động thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn dẫn đến phải đảo nợ với chi phí cao hoặc mất khả năng đảo nợ;

d) Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn;

đ) Các loại rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến an toàn nợ công.

2. Việc quản lý rủi ro tín dụng của đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh Chính phủ thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

Điều 25. Đánh giá rủi ro

1. Nội dung chủ yếu của việc đánh giá rủi ro gồm:

a) Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô, tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất và biến động của thị trường vốn trong nước và quốc tế có tác động đến nợ công.

b) Phân tích, đánh giá diễn biến về cơ cấu đồng tiền, lãi suất, kỳ hạn, quy mô, nghĩa vụ trả nợ công, hiện tại và xu hướng tương lai nhằm nhận diện mức độ rủi ro để có biện pháp xử lý rủi ro phù hợp.

c) Tính toán mức độ rủi ro, dự kiến chi phí phòng ngừa và xử lý rủi ro trong trường hợp rủi ro xảy ra.

2. Việc thực hiện đánh giá rủi ro được quy định như sau:

a) Bộ Tài chính đánh giá rủi ro đối với nợ công, bao gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ được Chính phủ bảo lãnh.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá rủi ro đối với nợ của chính quyền địa phương, bao gồm vay lại vốn vay ODA và vay ưu đãi của Chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương và các khoản nợ khác của chính quyền địa phương.

3. Việc đánh giá rủi ro được thực hiện định kỳ gắn với kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm.

4. Trên cơ sở đánh giá rủi ro, Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp để phòng ngừa rủi ro đối với nợ công; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất các giải pháp để phòng ngừa rủi ro đối với nợ của chính quyền địa phương.

Điều 26. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro

1. Đối với phòng ngừa và xử lý rủi ro về lãi suất và tỷ giá ngoại, sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất và đồng tiền.

2. Đối với việc phòng ngừa và xử lý rủi ro thanh khoản gồm: bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý nợ công; phát hành công cụ nợ để đảm bảo thanh khoản; cơ cấu lại kỳ hạn của các khoản nợ, mua lại nợ, hoán đổi khoản nợ hoặc đàm phán gia hạn nợ.

3. Đối với phòng ngừa và xử lý rủi ro do biến động thị trường tài chính gồm: phát triển thị trường vốn trong nước; nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia để tiếp cận thị trường vốn quốc tế.

4. Căn cứ vào đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với từng khoản nợ hoặc với danh mục nợ, Bộ Tài chính xây dựng đề án cơ cấu lại nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phương án cơ cấu lại nợ của chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện.

Chương VI

BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG

Điều 27. Báo cáo thông tin về nợ công

1. Nguyên tắc lập báo cáo thông tin về nợ công:

a) Bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời;

b) Đối với những thông tin không thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thể cung cấp cho Bộ Tài chính bằng văn bản, fax hoặc dữ liệu điện tử trên vật mang tin truyền qua mạng máy tính;

c) Đối với những thông tin thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước, các tổ chức cung cấp cho Bộ Tài chính theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

2. Trách nhiệm báo cáo thông tin về nợ công:

a) Hằng năm hoặc theo yêu cầu, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thông tin về nợ công theo quy định tại Điều 60 của Luật Quản lý nợ công;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền thông tin về nợ chính quyền địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật Quản lý nợ công;

c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm báo cáo về các khoản tự vay tự trả nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo về tình hình nợ nước ngoài của quốc gia;

d) Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng vốn vay của các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ;

đ) Cơ quan cho vay lại, đối tượng vay lại báo cáo theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;

e) Đối tượng được bảo lãnh Chính phủ báo cáo theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về mẫu biểu báo cáo thông tin về nợ công.

Điều 28. Công bố thông tin về nợ công

1. Việc công bố thông tin về nợ công phải đảm bảo yêu cầu cập nhập, theo quy định tại Điều 61 Luật Quản lý nợ công.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công tác theo dõi tình hình nợ của chính quyền địa phương, lựa chọn hình thức thích hợp để thực hiện việc công bố thông tin nợ của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu nợ công và các số liệu có liên quan giữa các bộ, ngành, địa phương; quy định mẫu biểu cung cấp thông tin để áp dụng thống nhất, đảm bảo cập nhập đầy đủ, chính xác thông tin phục vụ cho việc phát hành Bản tin nợ công đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

2. Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công; Quyết định số 56/2012/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Chế độ báo cáo và công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 126/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ Tài chính cho đến khi có quy định mới.

Điều 30. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).PC

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------------

No. 94/2018/ND-CP

Hanoi, June 30, 2018

 

DECREE

ON PUBLIC DEBT MANAGEMENT

Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on State Budget dated May 26, 2015;

Pursuant to the Law on Public Debt Management dated November 23, 2017;

At the request of the Minister of Finance;

The Government promulgates a Decree on public debt management.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Decree provides for public debt management, including indicators of public debts, preparation and implementation of 5-year public borrowing and repayment plans, 3-year public debt management programs, annual public borrowing and repayment plans, management of risks faced by public debt portfolios and reports and disclosure of public debt information.

Article 2. Regulated entities

This Decree applies to the Ministry of Finance, ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces, organizations and individuals relating to public debt management.

Article 3. Definition

Apart from the definition provided in Article 3 in the Law on Public Debt Management, terms specified herein shall be construed as follows:

1. Disclosure of public debt information means publishing information and data on public debts in accordance with the law provisions.

2. Governing body may be agency of ministry level, ministerial agency or People's Committee of province or centrally-affiliated city.

3. Public debt management instruments include indicators of public debts, 5-year public borrowing and repayment plans, 3-year public debt management programs and annual public borrowing and repayment plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Limits on ODA loans and external concessional loans to be on-lent mean the maximum sum of ODA loans and external concessional loans raised by the Government to be on-lent to People's Committees of provinces, enterprises and public service providers for 1 year or 5 years, being determined by actual sum of loans minus (-) principals.

6. Limits on midterm and long-term external loans without sovereign guarantee mean limits on midterm and long-term market loans of enterprises, financial, credit institutions, branches of foreign banks, cooperatives, cooperative alliance, being determined by actual sum of loans minus (-) principals in the limit period.

7. Debt extension means allowing the extension of debt repayment period committed in the loan contract and loan interest still accrues during such extension period.

8. Rollover means raising new loans to partially or fully repaid old debts.

9. Debt swap means concurrently buying or selling two or more different debts offered by one debtor at the same time with the aim to restructure debt portfolios.

10. Debt purchase means partially or fully buying debts of the borrower or the person issuing debt instruments.

Chapter II

DEVELOPMENT AND CONTROL OF INDICATORS OF PUBLIC DEBT SAFETY

Article 4. Indicators of public debt safety

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Public debt-to-GDP ratio;

b) Government debt-to-GDP ratio;

c) Ratio of debt service of the Government (excluding on-lent loans) to total state budget revenues;

d) External debt-to-GDP ratio;

dd) External debt service-to-export turnover ratio

2. Public debt ceiling and public debt warning threshold:

a) Public debt ceiling means the maximum percentage of indicators of public debt safety prescribed in clause 1 in this Article;

b) Public debt warning threshold (hereinafter referred to as “threshold”) means the limited public debt safety indicators nearly reaching the public debt ceiling that requires solutions for ensuring these indicators not exceeding the debt limit ratified by National Assembly.

Article 5. Bases for developing indicators of public debt safety

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Control of indicators of public debt safety for previous 5-year period

3. Growth rate and internal saving ratio of the economics

4. Balance of state budget revenues, expenditures and deficit, balance between the borrowing requirement and repayment capacity; balance of foreign currency, borrowing requirement and structure of investment capital of the society and other macroeconomic balances.

5. Capacity for raising domestic and foreign loans

6. Experiences and international practice in developing indicators of public debt safety

Article 6. Developing indicators of public debt safety

1. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with relevant agencies in determining the public debt ceiling and threshold and send them to the Government which is then submitted to the National Assembly and ratified in national 5-year financial plans.

2. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “the State Bank”) in working out external debt-to-GDP ratio and external debt service-to-export turnover ratio.

Article 7. Control of indicators of public debt safety

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. When indicators of public debt safety reach the threshold, the Ministry of Finance shall submit solutions for keeping those indicators under the public debt ceiling ratified by the National Assembly to the Government for adoption or submit these solutions to the National Assembly and Standing Committee of National Assembly, including:

a) Decreasing amounts of ODA loans to be on-lent and Government’s concessional loans;

b) Lowering the limit on sovereign guarantee;

c) Decreasing loan amounts of provinces;

d) Decreasing state budget deficit for the purpose of reducing Government's debts

3. In case indicators of public debt safety still exceed the public debt ceiling decided by the National Assembly although solutions prescribed in clause 2 in this Article have been adopted, the Ministry of Finance shall preside over and cooperate with relevant agencies in sending solutions and roadmaps for adjusting 5-year public borrowing and repayment plans or adjusting the public debt ceiling in accordance with provisions of the Law on Public Debt Management to the Government which are then submitted to the National Assembly for ratification.

Chapter III

PREPARATION AND IMPLEMENTATION OF PUBLIC BORROWING AND REPAYMENT PLANS

Section 1. 5-YEAR PUBLIC BORROWING AND REPAYMENT PLANS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Implementation of socio-economic development plans, 5-year national financial plans, midterm public investment plans and previous 5-year public borrowing and repayment plans

2. Objectives and orientation for socio-economic development, finance and state budget, public investment and macroeconomic balances according to Resolutions of the National Assembly

3. Law regulations on finance - state budget, public debts, public investment, currency and credit

4. Guidelines provided by the Government for preparing socio-economic development plans, 5-year financial plans and midterm public investment plans

5. Execution of loan contracts and use of current debt instruments; demand for use of loans and forecasts about domestic and external loans that create negative impact on the capacity for raising loans under loan contracts and issuance of debt instruments in 5 planning years.

Article 9. Procedure for preparing 5-year public borrowing and repayment plans

1. People’s Committees of provinces shall prepare 5-year borrowing and repayment plans of provinces and send them to the Ministry of Finance in accordance with the Government regulations on management of provincial debts to be included in the 5-year public borrowing and repayment plan.

2. Ministries and ministerial agencies that are in charge of public debt using programs or projects shall evaluate the management of public debt use by ministries and ministerial agencies in the previous 5 years and anticipate the need for public debt use in the next 5 years then submit a report on the above-mentioned issues to the Ministry of Finance which is then included in the 5-year public borrowing and repayment plan.

3. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with relevant ministries and provinces in preparing and submitting the next 5-year public borrowing and repayment plan associated with the 5-year national financial plan to the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Based upon opinions of the Standing Committee of National Assembly and National Assembly Committees, the Ministry of Finance shall complete the preparation of the next 5-year public borrowing and repayment plan then send it to the Prime Minister which is later submitted to the National Assembly together with the 5-year national financial plan.

Article 10. Implementation of 5-year public borrowing and repayment plans

1. People’s Committees of provinces shall instruct provincial specialized agencies to implement 5-year borrowing and repayment plans of provinces to ensure:

a) total 5-year loan and repayment amount of provinces do not exceed the limit specified in the plan ratified by the People's Council of provinces;

b) money amounts to repay debts is set aside on schedule

2. The Ministry of Finance shall preside over the supervision and evaluation of implementation of 5-year public borrowing and repayment plan, specifically as follows:

a) Ensure that total 5-year loan and repayment amount do not exceed the limit specified in the plan ratified by the National Assembly;

b) Send a report on solutions prescribed in clause 2 in Article 7 herein to the Government which is then submitted to the National Assembly and Standing Committee of National Assembly;

c) Send a report on such implementation to the Government which is then submitted to the National Assembly and Standing Committee of National Assembly for adjusting the 5-year public borrowing and repayment plan (where necessary).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. 3-YEAR PUBLIC DEBT MANAGEMENT PROGRAMS

Article 11. Bases for developing 3-year public debt management programs

1. Implementation of socio-economic plans, state budget estimates, public borrowing and repayment plans in current year

2. 5-year public borrowing and repayment plan (if the 3-year program is in the 5-year plan) or objectives and orientations for public debt management in the next 5-year period (in case the 3-year period of the program is between two 5-year plans)

3. Forecasts about target for socio-economic development, state budget and public investment in 3 planning years and domestic and international capital market relating to the forecast during the preparation of the previous 3-year public debt management program.

Article 12. Procedure for developing 3-year public debt management programs

1. People’s Committees of provinces shall develop 3-year provincial debt management programs and send them to the Ministry of Finance in accordance with the Government regulations on management of provincial debts which are then included in the 3-year public debt management plan.

2. The Ministry of Finance shall develop a 3-year public debt program and send it to the Prime Minister together with the 3-year financial plan in accordance with provisions of the Law on State Budget.

3. Relevant agencies and ministries shall be responsible for cooperating with the Ministry of Finance in providing information and sending reports for the purpose of developing the 3-year public debt management plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Implementation of 3-year public debt management programs

1. People's Committees of provinces shall instruct specialized agencies to implement 3-year provincial debt management programs, specifically as follows:

a) Develop 3-year provincial debt management programs according to the reality and evaluate the implementation of the program in current year as well as anticipate the next 2-year implementation;

b) Prioritize disbursement of ODA loans and external concessional loans to be on-lent and reduce loans by issuing bonds (market loans)

2. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with ministries and provinces in implementing the 3-year public debt management program, specifically as follows:

a) Ensure that loan and repayment amounts do not exceed the limit specified in the 5-year public borrowing and repayment plan ratified by the National Assembly;

b) Evaluate public debt structure in consistent with indicators of public debt safety, including Government debts, provincial debts and sovereign-guaranteed debts;

c) Evaluate the implementation and make appropriate proposals for keeping indicators of public debt safety under the public debt ceiling and threshold

Section 3. ANNUAL PUBLIC BORROWING AND REPAYMENT PLANS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Borrowing and repayment plans of the Government:

a) Loan raising plans including issuance of debt instruments in the domestic market, ODA loans, external concessional loans, Government bonds issued in the international market and loans from other sources in accordance with provisions of the Law on State Budget;

b) Loan use plan including making up central government budget deficit, repaying due principals, restructuring Government debts arising from ODA loans and external concessional loans on-lent to People's Committees of provinces, public service providers and enterprises;

c) Principal repayment plans including paying off principals, interests, fees and charges relating to loans and issued debt instruments which consist of plans for repaying Government debts arising from direct loans and loans to be on-lent

2. Borrowing and repayment plans of provinces:

a) Loan raising plans including Government's external loans to be on-lent, issuance of provincial bonds, loans from banks for social policies, state funds, credit institutions and other domestic loans in accordance with provisions of the Law on Public Debt Management and the Law on State Budget;

b) Loan use plans including making up central government budget deficit and repaying due principals;

c) Repayment plans including paying off principals, interests, fees and charges relating to each loan and determining repayment sources

3. Limits on ODA loans and concessional loans to be on-lent and limit on sovereign guarantee shall consist of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) annual limit on sovereign guarantee including underwriting for issuance of bonds by Development Bank of Vietnam and banks for social policies and domestic and external loans of enterprises guaranteed by the Government.

Article 15. Bases for preparing annual public borrowing and repayment plans

1. The 5-year public borrowing and repayment plan and 3-year public debt management program

2. Loan raising tasks for financing state budget deficit, new loans for repaying principals according to state budget estimates ratified by the National Assembly

3. Domestic and foreign capital market, forecasts for interests, exchange rate and demand for restructuring Government debts in the planning year

4. Limit on outstanding loan and local government budget deficit as prescribed in the Law on State Budget

5. Implementation of public borrowing and repayment plan in the current year and demand for use of loans for financing programs and projects run by ministries, provinces, end-borrowers and sovereign-guaranteed borrowers

Article 16. Procedure for preparing and ratifying annual public borrowing and repayment plans

1. The governing bodies which are ministries, ministerial agencies and agencies affiliated to the Government shall instruct owners of affiliated projects to prepare annual plans for disbursement and use of loans provided for each program and project by the time of making annual state budget estimates which are then consolidated and submitted to the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. End-borrowers and guaranteed borrowers shall prepare borrowing and repayment plans for loans to be on-lent and sovereign-guaranteed loans and send them to the Ministry of Finance for the purpose of determining limits on ODA loans and concessional loans to be on-lent and limit on sovereign guarantee in accordance with regulations in the Government Decree on management of ODA loans to be on-lent, external concessional loans of the Government and Decree on provision and management of sovereign guarantee which are then submitted to the Government for ratification.

4. The Ministry of Finance shall prepare total borrowing and repayment amounts of central government budget and include total borrowing and repayment amounts of local government budget in state budget estimates then send them to the Government which are later submitted to the National Assembly for ratification.

5. According to annual total borrowing and repayment amounts of state budget ratified by the National Assembly, limits on ODA loans and external concessional loans to be on-lent and limit on sovereign guarantee ratified by the Government, the Ministry of Finance shall prepare an annual public borrowing and repayment plan and submit it to the Prime Minister for ratification.

6. According to the annual borrowing and repayment plan ratified by the Prime Ministers, ministries and provinces shall implement such plan within its scope and approved limits.

Article 17. Developing and controlling indicators of external debts

1. The State Bank shall make a consolidated report on demand for midterm, short-term and long-term external loans and repayment thereof without sovereign guarantee and suggest the maximum growth rate of outstanding debts of short-term loans and limits on midterm, short-term and long-term external loans without sovereign guarantee and send them to the Ministry of Finance which are then included in the annual public borrowing and repayment plan and submitted to the Prime Minister for approval.

2. According to decision of the Prime Minister, the Ministry of Finance and State Bank shall supervise and control indicators of external debts, specifically as follows:

a) The Ministry of Finance shall manage and supervise Government’s external debts and external loans guaranteed by the Government under the approved limits;

b) The State Bank shall manage and supervise debts arising from external loans without sovereign guarantee in accordance with provisions of the Law on Management of external borrowing and repayment thereof by enterprises without sovereign guarantee and ensure the borrowing amounts do not exceed the approved limits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Implementation of annual borrowing and repayment plans

1. People’s Committees of provinces shall instruct specialized agencies to implement annual borrowing and repayment plans of provinces to ensure:

a) those plans are carried out within the scope of annual borrowing and repayment plans ratified by National Assembly and People's Council of provinces;

b) outstanding loan in the year shall not exceed the limit prescribed in clause 6 in Article 7 of the Law on State Budget and relevant guiding documents;

c) sum of money for repayment is set aside on schedule.

2. The Ministry of Finance shall cooperate with ministries and provinces in implementing the annual borrowing and repayment plan to ensure:

a) total loan and repayment amounts of the Government could balance state budget according to the estimates approved by National Assembly;

b) investment capital from external loans may be disbursed according to state budget estimates;

c) loan and repayment amounts shall not exceed limits on loans to be on-lent and limit on annual sovereign guarantee approved by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



MANAGEMENT OF LOANS AND REPAYMENT THEREOF

Article 19. Management of loans

1. Issuance of debt instruments in domestic market must ensure:

a) those debt instruments are included in the issuance plan approved by competent authorities;

b) the Ministry of Finance, on behalf of the Government, shall issue Government’s debt instruments or authorize State Treasury to issue those debt instruments or People's Committees of provinces to issue provincial bonds;

c) those debt instruments are issued in accordance with provisions of the Law on Issuance, registration, depository, listing and trading of debt instruments on the stock market.

2. Issuance of Government bonds in international market must:

a) be approved in the project for issuing Government bonds in international market by the Government;

b) conform to law provisions applied to the market where those bonds are issued;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. External loans under loan contract or agreements must ensure:

a) those loans are only used for investment and development but not for recurrent expenditures;

b) new loans must be evaluated in terms of grant element, impact on loan limits and indicators of public debt safety in accordance with provisions of the Law on Public Debt Management;

c) those loans are included in the loan project approved by the Prime Minister which specifies operated financial mechanism of programs and projects funded by loans provided or on-lent;

d) negotiation and sign of loan contracts are made for programs or projects funded by external loans approved by competent authorities In case the loan contract is considered international agreement on behalf of the State, the Government shall submit a report on negotiation, sign or ratification of such contract to the President and for loan contract on behalf of the Government, the Prime Minister shall make decision and provide guidelines for negotiation and sign of such contract.

4. Loans from other financial sources must:

a) be ratified by competent authorities in accordance with provisions of the Law on Public debt management;

b) be raised under loan contracts or as ratified by competent authorities;

c) ensure that loan amounts, loan period, loan interests, expenses relating to the loans, repayment methods, repayment period, debt extension, penalties for late repayment (if any), rights and responsibilities of relevant parties and other conditions or provisions regarding the loans are clearly specified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Domestic loans may be used to:

a) finance the deficit of central government budget and local government budget;

b) finance temporary central government budget and ensure liquidity of Government bond market;

c) repay due principals of central and local government budget and restructure Government debts

2. External loans of the Government may be used to:

a) finance central government budget deficit, to be specific:

- Finance investment and development programs and projects subject to obligatory expenditure of central government budget

- Include external loans in cash in state budget for investment and development

b) to be on-lent to People's Committees of provinces, enterprises and public service providers in accordance with regulations in the Government Decree on ODA loans to be on-lent and external concessional loans

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Ministries and provinces shall make estimates of loan use in conjunction with state budget estimates in compliance with provisions of the Law on State Budget which are then submitted to the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment to be consolidated;

b) The Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment shall make a consolidated report on the above-mentioned estimates and send it to competent authorities for approval in accordance with provisions of the Law on State Budget.

4. Reciprocal capital raising:

a) Annual financial plans must be made for programs and projects funded by external loans of the Government. Such plan shall contain external loan plans (according to each country or the sponsor) and domestic reciprocal capital plans;

b) For programs and project fully funded by external loans of the Government, reciprocal capitals may be generated from annual state budget estimates made by the governing body according to budget management decentralization and from other financial sources in accordance with the law provisions;

c) For programs and project partially or fully funded by the Government's external loans to be on-lent, reciprocal capital may be generated from equity capital or other legal capital sources of the project owner.

5. The Ministry of Finance shall provide specific guidelines for financial management regime applied to programs and projects funded by external loans of the Government.

Article 21. Organization of repayment

1. With regard to Government debts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Ministry of Finance shall fully pay off principals, interests and charges on schedule;

c) For loans to be on-lent, the Ministry of Finance and intermediary borrowers authorized by the Ministry of Finance shall be responsible for recovering all principals, interests, charges and relevant fees.

2. With regard to provincial debts:

a) People’s Committees of provinces shall set aside an amount in local government budget to repay debts;

b) People's Committees of provinces shall fully pay off principals, interests and charges on schedule.

3. With regard to sovereign-guaranteed debts:

a) Sovereign-guaranteed borrowers shall meet debt service as agreed in the loan contracts signed with their creditors and contracts for sovereign guarantee.

b) Guarantees and guaranteed-borrowers must fulfill their repayment obligation in accordance with regulations in the Government Decree on provision and management of sovereign guarantee.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 22. Objectives of risk management

1. To ensure logical structure of public debts that conforms to objectives and orientations for the 5-year public borrowing and repayment plan ratified by the National Assembly

2. To ensure public debts may be repaid on schedule and improve quality of public debt management

3. To minimize losses that could incur in the worst situation and ensure expenses incurred may be fully covered.

Article 23. Principles for handling risks

1. Risks may be handled on a case-by-case basis according to the potential loss level and causes for risks.

2. Risks must be prevented and handled according to the loan contracts or principal instruments in the current public debt portfolios and causes for risks adherence to regulations of Vietnam law and international practice.

3. Risks faced by public debt portfolios must be prevented and handled in consistent with the 5-year public borrowing and repayment plan, 3-year public debt management program and annual public borrowing and repayment plan.

4. Organizations and individuals that use loans for improper purposes or intend to violate the law provisions, resulting in public debt risks must take responsibility to handle those risks and pay compensation in accordance with the law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Public debt risks include:

a) Risks of interest rate and foreign exchange rate due to fluctuation of the financial market;

b) Liquidity risks due to lack of financial assets to be easily changed into cash to meet due debt obligation as committed, including capacity to repay public debts of central government budget and local government budget;

c) Risks from fluctuations of the financial market that affect loan raising resulting in rollover with high costs or incapacity for rollover;

d) Credit losses caused by end-borrowers or guaranteed-borrowers that fail to fully repay their debts on schedule;

dd) other risks likely to affect the public debt safety

2. Credit losses caused by end-borrowers and sovereign-guaranteed borrowers shall be managed in accordance with regulations in the Government Decree on ODA loans to be on-lent and Government’s external loans and Decree on provision and management of sovereign guarantee.

Article 25. Risk assessment

1. Risk assessment shall at least contain:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) analysis and assessment of currency structure, interest, loan period, scale, public debt service, reality and future view for the purpose of indentifying risks to work out appropriate risk handling methods

c) determination of risk level and expectation of costs for preventing and handling risks if any incurs

2. Risk assessment shall be carried out as follows:

a) The Ministry of Finance shall assess public debt risks, including Government debts, provincial debts and sovereign-guaranteed debts.

b) People’s Committees of provinces shall assess risks associated to provincial debts, including ODA loans to be on-lent and Government concessional loans, provincial bonds and other provincial debts.

3. Risk assessment must be periodically carried out in conjunction with the 5-year public borrowing and repayment plan, 3-year public debt management program and annual public borrowing and repayment plan.

4. According to risk assessment, the Ministry of Finance shall suggest solutions for preventing public debt risks while People's Committees of provinces shall suggest solutions for preventing risks associated to provincial debts.

Article 26. Methods for preventing and handling risks

1. Risks of interest rate and foreign exchange rate shall be prevented by using interest rate and currency derivatives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Risks from fluctuations of financial market shall be prevented by developing domestic capital market and improving the sovereign credit rating in pursuit of reaching out for international capital market.

4. According to risk assessment and extent of negative impacts of risks on each debt or debt portfolios, the Ministry of Finance shall prepare a debt restructuring plan and submit it to the Prime Minister for ratification the implement such plan while People's Committees of provinces shall send a plan for restructuring provincial debts to People's Council of provinces for ratification then implement such plan.

Chapter VI

REPORTS AND DISCLOSURE OF INFORMATION ON PUBLIC DEBTS

Article 27. Reports on public debts

1. Principles for making public debt reports:

a) The reports must be made honestly, objectively, accurately, fully and timely;

b) Information not in the list of State secrets shall be provided for the Ministry of Finance in the written form, through fax or in electronic data form through the internet

c) Information in the list of State secrets shall be given to the Ministry of Finance in accordance with provisions of the Law on State secret guarding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with relevant agencies in making annual reports or required reports on public debts and send them to the Government which are then submitted to the National Assembly, Standing Committee of National Assembly and the President in accordance with regulations in Article 60 of the Law on Public Deb Management;

b) People's Committees of provinces shall send provincial debt reports to People's Councils of provinces, the Ministry of Finance and competent authorities as prescribed in clause 3 in Article 60 of the Law on Public Debt Management;

c) The State Bank shall take responsibility to submit a report on external loans of enterprises and credit institutions without sovereign guarantee to the Ministry of Finance which is then consolidated for making reports on external debts of the country;

d) Ministries and ministerial agencies shall take responsibility to make reports on management and use of loans of programs and projects under their management;

dd) Intermediary borrowers and end-borrowers shall make reports in accordance with regulations in the Government Decree on ODA loans to be on-lent and Government's external concessional loans;

e) Sovereign-guaranteed borrowers shall make reports in accordance with regulations in the Government Decree on provision and management of sovereign guarantee.

3. The Minister of Finance shall specify detailed form for public debt report.

Article 28. Public debt information disclosure

1. Public debt information must be published in accordance with regulations in Article 61 of the Law on Public Debt Management and information published must be regularly updated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Minister of Finance shall provide guidelines for comparison and verification of public debt data and relevant data among ministries and provinces; specify the form for information provision to be used uniformly and ensure accurate and sufficient information update for the purpose of issuing public debt news on schedule as regulated by laws.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29. Effect

1. This Decree comes into force from July 01, 2018.

2. Decree No.79/2010/ND-CP dated July 14, 2010 of the Government on public debt management, Decision No.56/2012/QD-TTg dated December 21, 2012 of the Prime Minister on regulations on management and handling of risks faced by public debt portfolios shall expire on the effective date of this Decree.

3. Reports and disclosure of information on public debts and external debts of the country shall comply with regulations in Circular No.126/2017/TT-BTC dated November 27, 2017 of the Ministry of Finance until new regulations are issued.

Article 30. Implementation responsibilities

Minister, Directors of ministerial agencies and Governmental agencies, Chairmen of People's Committees of provinces and centrally-affiliated cities, enterprise and relevant organizations and individuals shall take responsibility to implement this Decree./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.





PP. THE GOVERNMENT
MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 94/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 về nghiệp vụ quản lý nợ công

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.377

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.153.232
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!