Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 439/CT-TCHQ 2022 giải pháp tạo thuận lợi thương mại chống thất thu ngân sách

Số hiệu: 439/CT-TCHQ Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Văn Cẩn
Ngày ban hành: 11/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 439/CT-TCHQ

Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2022

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ, QUYẾT LIỆT CÁC GIẢI PHÁP TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, CHỐNG THẤT THU TRONG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022

Năm 2021 tình hình kinh tế thế giới đã có bước phục hồi đáng kể khi các nước triển khai mạnh mẽ chiến lược tiêm chủng, đẩy mạnh công tác phòng chống và điều trị dịch bệnh Covid-19. Đối với nước ta, trong những tháng đầu năm 2021, nền kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và bắt đầu khởi sắc, nhưng làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư với nhiều biến chủng mới, có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại các địa bàn kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; đồng thời dưới sự chỉ đạo kịp thời và sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, sự phối hợp của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp, sự quyết tâm, nỗ lực của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan năm 2021 vượt dự toán được Quốc hội giao và vượt chỉ tiêu phấn đấu do Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính giao.

Năm 2022, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu NSNN tại Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 là 352.000 tỷ đồng. Trong đó: thuế xuất khẩu: 7.200 tỷ đồng; thuế nhập khẩu: 56.900 tỷ đồng; thuế TTĐB: 27.200 tỷ đồng; thuế BVMT: 1.170 tỷ đồng; thuế GTGT: 259.479 tỷ đồng; thu khác 51 tỷ đồng. Dự toán năm 2022 được xây dựng trên cơ sở số liệu kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP 6-6,5%; giá dầu thô 60$/thùng; kim ngạch xuất khẩu có thuế tăng 8,1%, kim ngạch nhập khẩu có thuế tăng 6,6%, trong điều kiện tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; Bộ Tài chính giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách năm 2022 tăng 5% so với dự toán.

Căn cứ Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN năm 2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm các nhiệm vụ cơ bản sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 với phương châm hành động của Chính phủ là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”; xây dựng và triển khai quyết liệt, đồng bộ kế hoạch hành động công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022; Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; thường xuyên đồng hành, giải đáp, tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế...cho cộng đồng doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý thu thuế của Cơ quan Hải quan.

Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức nâng cao nhận thức, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác cải cách, hiện đại hóa gắn liền với nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong quá trình thực thi công vụ; xác định việc nâng cao xếp hạng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về cải cách, hiện đại hóa hải quan. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tổng thể về thủ tục hải quan, quy trình nghiệp vụ chuyên sâu, mô hình Hải quan thông minh, Hải quan số với mức độ tự động hóa cao, ứng dụng thành tựu công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, đảm bảo tương thích, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng dự báo, thích ứng với sự biến động của thương mại quốc tế cũng như yêu cầu quản lý của Cơ quan Hải quan, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Tập trung nguồn lực xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin mới, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia;

2. Triển khai Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Thực hiện cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các Luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng: (i) cắt giảm phù hợp danh mục hàng hóa nhóm 2; (ii) áp dụng đầy đủ nguyên tắc về quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa; (iii) thay đổi phương pháp quản lý từ việc kiểm tra từng lô hàng sang kiểm tra theo mặt hàng (trừ hàng hóa thuộc diện kiểm dịch, giống cây trồng);

3. Tăng cường chống thất thu qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hải quan, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; chủ động rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2022 đồng thời không để phát sinh nợ mới trong năm 2022 qua công tác thanh tra, kiểm tra... theo đó, tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể sau đây:

3.1. Về số lượng, trọng lượng, chủng loại, tên hàng hóa: Căn cứ tình hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế từng thời điểm và chính sách quản lý (hàng hóa nhập khẩu có điều kiện về đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh thực phẩm, dược phẩm, thuốc chữa bệnh...), chính sách thuế (hàng có thuế suất cao, hàng dễ lẫn: hàng hóa thuộc các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế) để xác định các nhóm hàng, mặt hàng trọng điểm có rủi ro cao trong khai báo về số lượng, trọng lượng, chủng loại, tên hàng hóa và đưa nhóm hàng, mặt hàng này vào luồng vàng, luồng đỏ để thực hiện kiểm tra tại khâu thông quan để ngăn chặn tình trạng khai báo sai số lượng, trọng lượng, chủng loại và tên hàng với mục đích gian lận, trốn thuế. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý hàng bách hóa nhập khẩu theo đúng chỉ đạo tại công văn 119/TCHQ-GSQL ngày 11/01/2021 về nâng cao hiệu lực kiểm tra, kiểm soát hải quan;

3.2. Về trị giá hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu: Rà soát xây dựng Danh mục rủi ro về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và mức giá kiểm tra kèm theo phù hợp với tình hình biến động giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong đó tập trung xây dựng mức giá kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế suất cao như hàng hóa là tài nguyên, khoáng sản thô; hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng cao cấp có thuế suất nhập khẩu cao, có thuế TTĐB hoặc thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá,...làm cơ sở để so sánh, phân loại mức giá khai báo, thực hiện kiểm tra, tham vấn, bác bỏ trị giá khai báo đối với các trường hợp mức giá khai báo có nghi vấn thấp hơn Danh mục rủi ro về trị giá ngay tại khâu thông quan (đối với các tờ khai luồng vàng, luồng đỏ) hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan (đối với luồng xanh) nhằm xử lý, ngăn chặn các trường hợp khai báo trị giá hải quan bất hợp lý để gian lận, trốn thuế;

3.3. Về phân loại hàng hóa, áp dụng mã số và mức thuế: Rà soát xây dựng Danh mục rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong đó tập trung đánh giá, phân tích và đưa vào danh mục những mặt hàng có rủi ro cao trong phân loại và xác định mã số như: các mặt hàng dễ nhầm lẫn mã số trong khai báo; các mặt hàng giáp ranh có sự khác biệt về mã số; các mặt hàng áp dụng mức thuế có điều kiện; các mặt hàng có xu hướng khai thiếu tên hàng, sai tên hàng, mã số để được áp dụng mức thuế suất thấp hơn hoặc được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt tại các Biểu thuế FTA...làm cơ sở để so sánh, xác định dấu hiệu nghi vấn và thực hiện kiểm tra trong thông quan hoặc sau thông quan nhằm xử lý các trường hợp phân loại và áp dụng mã số, mức thuế không đúng quy định gây thất thu NSNN. Thường xuyên rà soát để kịp thời phát hiện và xử lý đối với các trường hợp cùng một mặt hàng nhưng kết quả phân tích, phân loại không thống nhất trong phạm vi Chi cục, Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Cục Kiểm định Hải quan;

3.4. Về xuất xứ hàng hóa: Xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết về chống gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trong đó tập trung triển khai có hiệu quả chuyên đề chống gian lận, giả mạo xuất xứ hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, mở rộng sang thị trường Ấn Độ và nghiên cứu, đánh giá các doanh nghiệp xuất khẩu đi thị trường Châu Âu về 02 lĩnh vực gian lận xuất xứ và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Rà soát các quy tắc xuất xứ hàng hóa tại các Hiệp định thương mại tự do để ban hành các văn bản hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện đúng các Hiệp định;

3.5. Về thực hiện miễn/giảm/hoàn thuế/ưu đãi thuế: Thực hiện rà soát, đánh giá mức độ rủi ro và tổ chức kiểm tra các trường hợp miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, không chịu thuế đối với các doanh nghiệp chế xuất, gia công, sản xuất xuất khẩu và các doanh nghiệp thuộc đối tượng miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, không chịu thuế khác trên cơ sở đối chiếu hồ sơ miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, không chịu thuế với các quy định của pháp luật trong đó lưu ý đến đối tượng, phạm vi, điều kiện, hồ sơ, thủ tục miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, không chịu thuế đặc biệt chú trọng kiểm tra và thực hiện đúng các đối tượng được miễn, giảm, hoàn thuế do ảnh hưởng của dịch Covid-19 được quy định tại: Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid - 19; Nghị quyết 106/NQ-CP ngày 11/9/2021 về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng chống dịch Covid-19; Nghị quyết 43/2022/QH-NQ ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định 155/QĐ-BTC ngày 07/02/2020 của Bộ Tài chính ban hành danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra;... không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách miễn thuế, giảm thuế do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tập trung kiểm tra các dự án đã được hưởng ưu đãi đầu tư miễn thuế; các trường hợp miễn thuế theo danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận, trừ lùi trên hệ thống; các trường hợp được áp dụng thuế suất 0% theo quy định tại điều 7a, 7b Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 về việc sửa đổi và bổ sung Nghị định 125/2017/NĐ-CP để kịp thời phát hiện và xử lý truy thu thuế các trường hợp miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, không chịu thuế không đúng đối tượng, phạm vi, không đủ điều kiện hồ sơ, thủ tục hải quan;

3.6. Về nợ thuế: Thực hiện rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2022 theo 03 nhóm: (i) nhóm nợ khó thu; (ii) nhóm nợ chờ miễn/giảm; (iii) nhóm nợ có khả năng thu hồi đồng thời áp dụng các giải pháp phù hợp theo quy định của pháp luật đối với từng nhóm nợ, theo đó:

a. Đối với nhóm nợ khó thu: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền xóa nợ theo quy định tại Nghị quyết số 94/2020/QH14 ngày 26/11/2020 và Luật Quản lý thuế 38/2020/QH14;

b. Đối với nhóm nợ chờ miễn/giảm: Thực hiện rà soát, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thực hiện miễn/giảm theo quy định;

c. Đối với nhóm nợ có khả năng thu: Áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật quản lý Thuế nhằm đảm bảo số nợ thuế đến thời điểm 31/12/2022 nhỏ hơn số nợ thuế tại thời điểm 31/12/2021.

3.7. Về giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải, tập trung triển khai:

a. Đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài: Tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ từng đối tượng doanh nghiệp, cập nhật đầy đủ thông tin lên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất; hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài; thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các loại hàng hóa này từ khi nhập khẩu, quá trình sản xuất đến khi xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa từ đó xác định đối tượng trọng điểm, có rủi ro cao về gian lận thương mại để áp dụng các biện pháp kiểm tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật;

b. Đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ Bưu chính; hàng quá cảnh, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan: Tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ từng đối tượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ Bưu chính; hàng quá cảnh, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan để thực hiện giám sát hàng hóa đối với các loại hình này từ khi nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất để xác định đối tượng trọng điểm, có rủi ro cao về gian lận thương mại để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp;

c. Đối với hàng hóa, phương tiện vận tải đưa vào, đưa ra, lưu giữ tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa: thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro với từng doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp xuất nhập khẩu có liên quan trên cơ sở thường xuyên kiểm tra, giám sát, rà soát việc thực hiện thủ tục hải quan, việc cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan theo quy định pháp luật hải quan nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời sơ hở lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại. Thường xuyên kiểm tra và xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan đặc biệt tại các đơn vị có lượng hàng tồn đọng lớn;

3.8. Về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát: Triển khai quyết liệt, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tế hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu; tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong bối cảnh kiểm soát dịch bệnh của các cấp, các ngành trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến đường, địa bàn, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; mặt hàng trọng điểm, trọng tâm vào các mặt hàng cấm, hàng có điều kiện, hàng thuế suất cao thuộc loại hình nhập kinh doanh hoặc các loại hình xuất nhập khẩu được miễn thuế, ưu đãi thuế như: hàng gia công; sản xuất xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu phi thuế quan...;

3.9. Về kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ: căn cứ vào các giải pháp cụ thể từ điểm 3.1 đến 3.7 mục này để xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất theo dấu hiệu và tổ chức thực hiện nhằm phát hiện, xử lý các hành vi gian lận thương mại, gây thất thu NSNN;

4. Thực hiện nghiêm các quy định về chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, cơ quan thanh tra các cấp. Đồng thời yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện nghiêm túc Kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kế hoạch kiểm tra nội bộ của Tổng cục Hải quan năm 2022 và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi đơn vị, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành hải quan;

5. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị bố trí cán bộ, công chức làm việc (trực tuyến, trực tiếp...), vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch theo quy định, vừa đảm bảo nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao, không để xảy ra tình trạng ùn tắc công việc do ảnh hưởng của dịch bệnh.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Trên cơ sở nhiệm vụ chung của toàn ngành, các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện nghiêm túc các giải pháp chống thất thu NSNN, cụ thể như sau:

1. Cục Thuế xuất nhập khẩu (TXNK):

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại Mục I tại Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

1.1. Về giao chỉ tiêu phấn đấu: Triển khai giao chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN năm 2022 tới từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; theo dõi sát sao tình hình thu NSNN, các tác động ảnh hưởng đến thu NSNN như việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, dịch bệnh Covid-19, các cam kết hội nhập quốc tế để kịp thời đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo Bộ Tài chính; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiện toàn bộ máy kế toán toàn ngành về công tác thu NSNN.

1.2. Về công tác trị giá:

a. Định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất rà soát, đề xuất xây dựng sửa đổi, bổ sung DMRR về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và mức giá kiểm tra theo hướng dẫn tại tiết 3.2 điểm 3 mục I nêu trên và các quy định hiện hành;

b. Tập trung rà soát các tờ khai hải quan trên hệ thống GTT02, kịp thời chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện đúng quy định về kiểm tra trị giá tránh trường hợp bỏ sót, bỏ lọt các lô hàng có mức giá khai báo thấp, bất hợp lý nhưng không được tham vấn hoặc xử lý kịp thời; chỉ đạo kiểm tra trị giá trong thông quan thông qua công tác trực ban, giám sát trực tuyến nhằm xử lý kịp thời các trường hợp có khả năng gian lận trị giá cao;

c. Rà soát, kiến nghị Tổng cục chỉ đạo lực lượng KTSTQ, thanh tra - kiểm tra, điều tra chống buôn lậu, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xử lý đối với các trường hợp có dấu hiệu gian lận trị giá hải quan nhưng hàng hóa đã thông quan; chấn chỉnh kịp thời Cục Hải các quan tỉnh, thành phố chưa thực hiện đúng công tác quản lý trị giá.

1.3. Về công tác phân loại và áp dụng mức thuế:

a. Định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất rà soát, đề xuất xây dựng sửa đổi, bổ sung Danh mục rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng dẫn tại tiết 3.3 điểm 3 mục I nêu trên và các quy định hiện hành;

b. Thực hiện kiểm tra, rà soát trên các hệ thống nghiệp vụ để kịp thời phát hiện các sai phạm, chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Cục Kiểm định Hải quan thực hiện thống nhất công tác phân loại, xác định mã số và áp dụng mức thuế. Có văn bản chấn chỉnh, hướng dẫn phân loại thống nhất đối với: trường hợp áp dụng mã số, mức thuế không đúng quy định, trường hợp áp dụng nhiều mã số cho một mặt hàng, trong đó tập trung đối với những mặt hàng dễ xảy ra gian lận như hàng hóa thuộc chương 98, hàng hóa trong nước đã sản xuất được, hàng hóa được nêu trong Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại, áp dụng mức thuế... Chỉ đạo kiểm tra phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế trong thông quan thông qua công tác trực ban, giám sát trực tuyến nhằm xử lý kịp thời các trường hợp có khả năng gian lận cao trong khai báo mã số và mức thuế;

c. Rà soát, kiến nghị Tổng cục chỉ đạo lực lượng KTSTQ, thanh tra - kiểm tra, điều tra chống buôn lậu, Kiểm định Hải quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xử lý đối với các trường hợp có dấu hiệu gian lận về phân loại khi hàng hóa đã thông quan;

d. Rà soát, chuẩn hóa các thông tin trên hệ thống MHS làm cơ sở cho công chức hải quan tra cứu, đối chiếu khi thực hiện phân loại hàng hóa, đảm bảo một mặt hàng chỉ có một mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp công nghệ trong xây dựng Hải quan thông minh liên quan đến lĩnh vực phân loại hàng hóa như chuẩn hóa các điều kiện, chỉ tiêu thông tin cơ bản về mô tả hàng hóa... để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong khai báo hải quan, hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc tự động tra cứu, đối chiếu thông tin, đưa ra cảnh báo về mã số, thuế suất... đáp ứng bài toán quản lý trong thời gian tới.

1.4. Về công tác miễn, giảm, hoàn, không thu thuế: Rà soát, chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra các trường hợp miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, không chịu thuế theo hướng dẫn tại tiết 3.5 điểm 3 mục I nêu trên; chỉ đạo các đơn vị đánh giá rủi ro, thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế sau khi hoàn thuế để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp gian lận, trục lợi đối với hình thức hoàn trước, kiểm sau;

1.5. Về công tác quản lý nợ thuế: Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Cục Kiểm tra sau thông quan; chỉ đạo phân loại và xử lý các nhóm nợ theo hướng dẫn tại tiết 3.6 điểm 3 mục I nêu trên; thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị và đưa ra các giải pháp thu hồi nợ phù hợp với thực tế, tham mưu Lãnh đạo Tổng cục giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế có khả năng thu năm 2022 đối với từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; đôn đốc, theo dõi từng tháng, quý tình hình thu hồi và xử lý nợ thuế; đôn đốc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đối với các trường hợp có khả năng xóa nợ theo quy định tại Nghị quyết số 94/2020/QH14 ngày 26/11/2020 và Luật Quản lý thuế 38/2020/QH14 để thực hiện xóa nợ nhằm làm giảm số nợ thuế của toàn Ngành.

2. Cục Giám sát quản lý về Hải quan (GSQL):

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

2.1. Triển khai cải cách toàn diện công tác quản lý và kiểm tra chuyên ngành (KTCN) kết nối Cổng thông tin một cửa Quốc gia theo nhiệm vụ phân công tại các Nghị quyết của Chính phủ; Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021; Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa Quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Chủ động rà soát và phối hợp với các đơn vị, bộ ngành đề xuất các giải pháp cải cách trong công tác kiểm tra chuyên ngành; rà soát các quy định pháp luật về hải quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hải quan; xử lý, giải đáp những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện của doanh nghiệp, của bộ, ngành và các đơn vị hải quan;

2.2. Đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý về hải quan trong các lĩnh vực kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; triển khai cập nhật thông tin về hồ sơ liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên website Hải quan; xây dựng triển khai kế hoạch về chống gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn không đúng định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp trong tình hình Covid; rà soát các quy tắc xuất xứ hàng hóa tại các Hiệp định thương mại tự do để ban hành văn bản hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện;

2.3. Triển khai có hiệu quả công tác giám sát hải quan theo hướng:

a. Thực hiện kiểm tra, rà soát yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện cập nhật các thông tin về cơ sở sản xuất (bao gồm cơ sở gia công lại), kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, kết quả thu thập thông tin của các doanh nghiệp thực hiện loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất lên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hàng hóa đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài làm cơ sở dữ liệu tập trung để phân tích, đánh giá, xác định doanh nghiệp trọng điểm, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan để áp dụng biện pháp kiểm tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm hoặc chuyển lực lượng kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan điều tra, xác minh theo thẩm quyền (nếu có).

b. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa quá cảnh, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đảm bảo hàng hóa vận chuyển đúng tuyến đường, cửa khẩu xuất; xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các tuyến vận chuyển trọng điểm, cụ thể đối với hàng hóa quá cảnh đường bộ, hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu đường bộ biên giới đất liền phía bắc, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ, đặc biệt các lô hàng trị giá thấp.

c. Đối với các địa bàn, loại hình đặc thù cần xây dựng các quy trình giám sát mang tính nguyên tắc, đồng thời giao trách nhiệm cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát phù hợp.

d. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi có dấu hiệu triển khai thực hiện thủ tục hải quan chưa đúng với các quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

e. Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ từng đối tượng doanh nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng dẫn tại tiết 3.7 điểm 3 mục I nêu trên đồng thời thường xuyên rà soát, chấn chỉnh các đơn vị thực hiện không đúng quy định.

2.4. Triển khai có hiệu quả công tác giám sát hải quan: Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu đường hàng không, đường bộ, kho, bãi; về thủ tục hải quan đối với hoạt động thương mại biên giới; kiểm tra, rà soát điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan tại các kho, bãi, cảng thuộc cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế trên toàn quốc để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hải quan. Kịp thời đề xuất và phối hợp thực hiện công tác mua sắm, quản lý, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị kiểm tra giám sát hải quan, nâng cao hiệu quả trong công tác soi chiếu;

2.5. Bám sát tình hình dịch bệnh và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính để tham mưu và có các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19;

2.6. Hoàn thiện bài toán nghiệp vụ để xây dựng Hệ thống hải quan số, Hải quan thông minh trên cơ sở bài toán nghiệp vụ cụ thể, chi tiết của từng lĩnh vực, trong đó tính đến các phương án, tình huống dự phòng phát sinh và đặc thù của từng tuyến, từng địa bàn.

3. Cục Quản lý rủi ro (QLRR):

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

3.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các nội dung về QLRR, quản lý tuân thủ như: sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thực hiện, QLRR và Bộ chỉ số tiêu chí QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; ban hành Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan. Tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin, phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị trong và ngoài ngành để phục vụ công tác phân tích, đánh giá rủi ro. Thực hiện đề xuất áp dụng tiêu chí, phân luồng kiểm tra đối với các văn bản quản lý chuyên ngành, rà soát đánh giá các văn bản theo yêu cầu quản lý để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp;

3.2. Đánh giá, xếp hạng tuân thủ doanh nghiệp kịp thời, chính xác theo đúng quy định. Tiếp tục thực hiện cơ chế định kỳ theo dõi, đánh giá rủi ro đối với một số trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi hạng; rà soát, phân tích thông tin doanh nghiệp trên hệ thống thông tin nghiệp vụ của ngành Hải quan phục vụ công tác đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan. Ban hành và triển khai có hiệu quả Chương trình doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan;

3.3. Tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác phân tích, xác định trọng điểm, lựa chọn kiểm tra hàng hóa bằng máy soi container theo quy định tại Quyết định 2218/QĐ-TCHQ ngày 26/8/2020 và Quyết định 3272/QĐ-TCHQ ngày 24/11/2020; Đảm bảo hoạt động soi chiếu được thông suốt, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và đảm bảo quản lý hải quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp;

3.4. Triển khai hiệu quả công tác phân tích, xác định trọng điểm theo chuỗi cung ứng hàng hóa; kiểm soát rủi ro theo lĩnh vực, mặt hàng, đối tượng trọng điểm. Tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm soát rủi ro trong toàn Ngành, xây dựng hồ sơ rủi ro, hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm, trong đó trọng tâm vào các đối tượng rủi ro cao, tuyến đường, hàng hóa trọng điểm. Đồng thời, tập trung nguồn lực triển khai các chuyên đề kiểm soát rủi ro.

4. Cục Kiểm định Hải quan (KĐHQ):

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

4.1. Phân tích, kiểm định gắn với phân loại mã số hàng hóa, đảm bảo một mặt hàng chỉ có một mã số hàng hóa áp dụng thống nhất trên toàn quốc phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam làm cơ sở để áp dụng mức thuế và áp dụng chính sách mặt hàng; ban hành Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc khi thực hiện Quy trình 2166/QĐ-TCHQ ngày 04/8/2021; chuẩn hóa cơ sở dữ liệu kiểm định, phân tích phân loại để thực hiện thống nhất;

4.2. Tập trung nguồn lực chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, tổ chức bộ máy, hiện đại hóa trang thiết bị phân tích, kiểm định hải quan; hoàn thiện quy trình tổng thể về lấy mẫu, mã hóa mẫu, niêm phong, gửi mẫu, tiếp nhận, phân tích, trả thông báo kết quả... đảm bảo khoa học, chính xác, khách quan, độc lập, nhanh chóng và tăng cường ứng dụng CNTT, áp dụng trí tuệ nhân tạo;

4.3. Hiện đại hóa trang thiết bị phân tích, kiểm định hải quan; triển khai các thủ tục đăng ký các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định thực hiện kiểm tra chuyên ngành; xây dựng Hệ thống đăng ký kiểm tra, quyết định phương thức kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm gắn với Đề án tái thiết kế Hệ thống tổng thể CNTT;

4.4. Hoàn thiện các tính năng của Hệ thống phần mềm Customslab, rà soát nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ đảm bảo kết nối với hệ thống chung của Ngành. Chú trọng đào tạo kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho cán bộ làm việc trong phòng thí nghiệm, phân tích để kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn quy chuẩn.

5. Cục Điều tra chống buôn lậu (ĐTCBL):

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

5.1. Phát huy vai trò, nhiệm vụ tham mưu cho Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia: tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, tiền chất[1];

5.2. Triển khai quyết liệt, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm, trọng tâm vào các mặt hàng cấm, hàng có giá trị lớn, thuế suất cao... kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, đối tượng, phương tiện xuất nhập cảnh nhằm ngăn chặn, phát hiện, bắt giữ và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các tội phạm vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực Hải quan;

5.3. Nâng cao hiệu quả về số lượng, chất lượng hoạt động điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự; tăng tỷ lệ khởi tố vụ án hình sự so với số lượng các vụ việc phát hiện, bắt giữ qua công tác kiểm soát hải quan; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, có tính chất liên tỉnh, có sự móc nối trong và ngoài nước theo đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật. Chỉ đạo quyết liệt công tác đấu tranh, điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền khởi tố của lực lượng kiểm tra sau thông quan.

6. Cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ):

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

6.1. Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác KTSTQ trong toàn quốc. Trong đó tập trung triển khai các chuyên đề theo định hướng lớn, có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng kế hoạch định hướng để kiểm tra làm mẫu, đánh giá hiệu quả, từ đó chỉ đạo, hướng dẫn Hải quan địa phương thực hiện thống nhất trong toàn Ngành;

6.2. Hoàn thiện và ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định số 575/QĐ-TCHQ ngày 21/03/2019 về việc ban hành Quy trình KTSTQ theo hướng cải cách, sơ đồ hóa, lượng hóa và chỉ rõ mục đích của từng bước nhằm đáp ứng được yêu cầu về công tác KTSTQ trong giai đoạn mới; tập trung xây dựng kế hoạch định hướng theo 04 lĩnh vực lớn: mã số, trị giá, chính sách thương mại bao gồm hàng miễn thuế và 17 Hiệp định thương mại tự do, hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất;

6.3. Tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng hoạt động KTSTQ đối với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; tích cực triển khai các chuyên đề về chống gian lận, giả mạo xuất xứ; thực hiện kế hoạch kiểm tra, xác minh đối với thủ đoạn lợi dụng loại hình sản xuất xuất khẩu để gian lận, trốn thuế nhập khẩu, chuyển tiền bất hợp pháp, trà trộn hàng nhập khẩu gian lận xuất xứ Việt Nam. Tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ KTSTQ toàn quốc, đối thoại với doanh nghiệp ưu tiên. Triển khai có hiệu quả công tác đào tạo, tự đào tạo về nghiệp vụ KTSTQ và các lĩnh vực có liên quan, hướng đến mục tiêu xây dựng lực lượng KTSTQ kỷ cương, văn minh, chuyên nghiệp;

6.4. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về KTSTQ, về quản lý doanh nghiệp ưu tiên cho phù hợp với thực tế triển khai: Thông tư số 07/2019/TT-BTC, Thông tư số 72/2015/TT-BTC quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Triển khai có hiệu quả các quy định về quản lý doanh nghiệp ưu tiên gắn với đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên, phù hợp với định hướng xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh trong giai đoạn tới.

7. Vụ Thanh tra - Kiểm tra:

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

7.1. Triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ năm 2022 theo phê duyệt của Bộ Tài chính. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ thông qua hình thức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra trực tuyến thông qua các hệ thống thông tin nghiệp vụ của ngành Hải quan và hệ thống camera giám sát công vụ để kịp thời phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp, hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức;

7.2. Theo dõi, đôn đốc, thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm toán, Ủy ban kiểm tra Trung ương.

8. Văn phòng Tổng cục:

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

8.1. Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị duy trì nghiêm công tác trực ban, giám sát trực tuyến ở các cấp; duy trì hoạt động thông suốt của Hệ thống Quản lý Trực ban; chỉ đạo kiểm tra, giám sát trực tuyến đối với các lô hàng có nghi vấn;

8.2. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quy chế Trực ban trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 2189/QĐ-TCHQ cho phù hợp với tình hình thực tế và theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 4172/KH-TCHQ ngày 25/8/2021;

8.3. Nâng cấp Hệ thống quản lý Trực ban đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý; Tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Trực ban trong ngành Hải quan sau khi sửa đổi, bổ sung Quy chế.

9. Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan (CNTT&TKHQ):

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

9.1. Tiếp tục triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN: Thực hiện tốt vai trò điều phối trong việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; đôn đốc các bộ ngành triển khai nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa Quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020;

9.2. Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai: (i) Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống CNTT phục vụ triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung; (ii) Nghị định của Chính phủ về việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ với các bên liên quan thông qua Cơ chế một cửa Quốc gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa;

9.3. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT): Triển khai cung cấp DVCTT đối với các TTHC mới ban hành, sửa đổi bổ sung; tích hợp DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Thống nhất giải pháp kỹ thuật với Văn phòng Chính phủ để kết nối Cổng thông tin một cửa Quốc gia với Cổng dịch vụ công Quốc gia;

9.4. Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tái thiết kế hệ thống CNTT tổng thể của ngành Hải quan, xây dựng các giải pháp CNTT hỗ trợ các yêu cầu quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo hướng quản lý điều hành tập trung tại Cơ quan Hải quan; hoàn thiện hồ sơ đấu thầu xây dựng hệ thống CNTT phục vụ Hải quan thông minh, Hải quan số; nghiên cứu và đề xuất nội dung Cơ sở dữ liệu Quốc gia về hải quan.

9.5. Cung cấp số liệu về kim ngạch XNK vào ngày liền kề sau ngày cuối cùng của tháng trước cho Cục Thuế xuất nhập khẩu, Văn phòng Tổng cục để tổng hợp và báo cáo Lãnh đạo Tổng cục.

10. Vụ Pháp chế:

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

10.1. Xây dựng Kế hoạch triển khai nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về hải quan năm 2022 và hướng dẫn các đơn vị trong ngành nắm bắt đầy đủ các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và hệ thống hướng dẫn Luật để chủ động thực hiện việc soạn thảo, trình các văn bản QPPL đúng quy định. Chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác soạn thảo, ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật bằng việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng xây dựng văn bản QPPL;

10.2. Xây dựng kế hoạch đánh giá, báo cáo tổng kết thi hành Luật Hải quan 2014, trên cơ sở đó cụ thể hóa các nội dung xây dựng Luật hải quan thay thế Luật Hải quan 2014 nhằm tuân thủ các cam kết quốc tế, tạo cơ sở pháp lý thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh, chuyển đổi số và đảm bảo đồng bộ với pháp luật chuyên ngành và yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan tạo thuận lợi thương mại;

10.3. Đổi mới phương thức thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật, góp phần giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận các chính sách pháp luật mới, các thông tin chính thống, đúng đắn, khách quan, đa chiều về ngành Hải quan, tăng cường tuân thủ pháp luật.

11. Cục Tài vụ - Quản trị:

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chung đã nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

11.1. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn định mức máy móc thiết bị chuyên dùng trong ngành Hải quan; hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện chế độ chính sách theo đề nghị của các đơn vị dự toán;

11.2. Bám sát kế hoạch giao dự toán, đôn đốc các đơn vị nâng cao tỷ lệ và chất lượng công tác giải ngân đảm bảo theo chỉ đạo; phối hợp xây dựng điều chỉnh dự toán năm 2022 và xây dựng dự toán năm 2023; xây dựng kế hoạch ngân sách 03 năm 2023-2025;

11.3. Tăng cường kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan và các tài sản công khác của các đơn vị; xem xét xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân trong việc không triển khai, chậm triển khai hoặc triển khai không đúng theo quy định, có dấu hiệu buông lỏng quản lý hải quan.

12. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

Các đơn vị triển khai đồng bộ các nhiệm vụ chung nêu tại mục I Chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

12.1. Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp tăng thu, chống thất thu NSNN phù hợp với đặc điểm, tình hình tại đơn vị; chủ động đánh giá tác động của các cam kết hội nhập quốc tế đến thu NSNN tại đơn vị mình; cần nắm chắc nguồn thu, bám sát tình hình hoạt động xuất nhập của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quản lý để kịp thời có báo cáo, phản ánh phục vụ công tác điều hành NSNN; giao dự toán và chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN năm 2022 tới từng chi cục trực thuộc.

(Chỉ tiêu phấn đấu năm 2022 chi tiết từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố - đính kèm).

12.2. Về công tác quản lý nợ thuế: Rà soát, phân loại và xử lý các nhóm nợ theo hướng dẫn tại tiết 3.6 điểm 3 mục I nêu trên, theo đó:

a. Đối với nhóm nợ khó thu: hoàn thiện hồ sơ đối với các trường hợp có khả năng khoanh nợ, xóa nợ theo quy định tại Nghị quyết số 94/2020/QH14 ngày 26/11/2020 và Luật Quản lý thuế 38/2020/QH14 để thực hiện khoanh, xóa nợ nhằm làm giảm số nợ thuế. Đối với các trường hợp không đủ điều kiện thì tiếp tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế để đôn đốc thu hồi nợ thuế theo quy định;

b. Đối với nhóm nợ có khả năng thu, nợ phạt vi phạm hành chính: Thực hiện nghiêm các biện pháp đôn đốc thu hồi và xử lý nợ; đối với các khoản nợ đã có Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc phán quyết của Tòa án thì triển khai thực hiện các bước xử lý nợ theo Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc phán quyết của Tòa án; đối với các quyết định ấn định thuế phát sinh trong năm 2022 thì khẩn trương đôn đốc thu hồi nợ, đảm bảo số nợ đến 31/12/2022 phải thấp hơn 31/12/2021.

(Định kỳ hàng tháng gửi báo cáo các nội dung đánh giá thu NSNN năm 2022 (tiết 12.1 điểm này); tình hình thu hồi và xử lý nợ thuế theo đúng mẫu và thời gian quy định tại Công văn số 4616/TCHQ-TXNK ngày 09/7/2020).

12.3. Về công tác quản lý trị giá hải quan: Thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn tại tiết 3.2 điểm 3 mục I Chỉ thị này, theo đó:

a. Tổ chức công tác kiểm tra, xác định dấu hiệu nghi vấn, thực hiện tham vấn (trong thông quan) hoặc kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp nghi vấn trị giá khai báo so với cơ sở dữ liệu về trị giá;

b. Thực hiện bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá phù hợp với cơ sở dữ liệu về trị giá và các thông tin thu thập tại thời điểm xác định trị giá. Nghiêm cấm tình trạng xác định trị giá thấp hơn cơ sở dữ liệu hoặc thông tin thu thập được tại thời điểm xác định trị giá;

c. Thường xuyên rà soát, bố trí, sắp xếp các cán bộ công chức có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thực tế về trị giá thực hiện công tác tham mưu tại những địa bàn trọng điểm có nguy cơ gian lận thương mại, có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xác định trị giá hải quan; Tiếp tục xây dựng và cập nhật cẩm nang hướng dẫn về kiểm tra, xác định trị giá hải quan, cập nhật hệ thống dữ liệu về trị giá hải quan;

d. Kịp thời báo cáo, đề xuất sửa đổi các mức giá tham chiếu không còn phù hợp và đề xuất bổ sung các mặt hàng mới phát sinh vào Danh mục quản lý rủi ro về trị giá hải quan; Cập nhật kịp thời, đầy đủ thông tin kết quả kiểm tra trị giá hải quan vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá GTT02;

e. Thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá những rủi ro về công tác kiểm tra, xác định trị giá hải quan trong toàn đơn vị, kịp thời phát hiện các sai sót để chấn chỉnh và xử lý đối với cán bộ, công chức, Lãnh đạo và bộ phận có liên quan thực hiện không đúng quy định.

12.4. Về công tác phân loại và áp dụng mức thuế: Thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn tại tiết 3.3 điểm 3 mục I Chỉ thị này, theo đó:

a. Thực hiện rà soát, kiểm tra mã số, tên hàng, mức thuế suất tại khâu thông quan hoặc khâu sau thông quan để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp cố tình gian lận, khai sai mã số, khai sai tên mặt hàng, khai tên hàng không rõ ràng, đầy đủ để được hưởng mức thuế suất thấp hơn hoặc được hưởng các mức thuế ưu đãi đặc biệt trong đó tập trung kiểm tra những mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế;

b. Thực hiện đánh giá thông tin rủi ro trong việc khai sai mô tả hàng hóa, khai sai mục đích sử dụng, khai sai mã số hàng hóa, khai sai số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa để được áp dụng mức thuế suất thấp, mức thuế ưu đãi đặc biệt đối với các lô hàng thuộc luồng xanh đã được thông quan hàng hóa, thực hiện kiểm tra sau thông quan trong phạm vi 60 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng hàng thuộc luồng xanh để khai báo mã số, mức thuế không đúng quy định, thu đủ thuế và xử lý vi phạm;

c. Kịp thời báo cáo, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các mặt hàng rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế không còn phù hợp; Cập nhật kịp thời, đầy đủ thông tin kết quả kiểm tra phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế vào Hệ thống cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa;

d. Thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá những rủi ro về công tác phân loại và áp dụng mức thuế trong toàn đơn vị, kịp thời phát hiện các sai sót để chấn chỉnh và xử lý đối với cán bộ, công chức, Lãnh đạo và bộ phận có liên quan thực hiện không đúng quy định.

12.5. Về công tác miễn, giảm, hoàn, không thu thuế: Thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn tại tiết 3.5 điểm 3 mục I Chỉ thị này, theo đó:

a. Rà soát, kiểm tra các trường hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, không chịu thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021; các trường hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế theo Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid - 19; Nghị quyết 106/NQ-CP ngày 11/09/2021 về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng chống dịch Covid-19; Nghị quyết 43/2022/QH-NQ ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định 155/QĐ-BTC ngày 07/02/2020 của Bộ Tài Chính ban hành danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra; ...trong đó chú ý các trường hợp miễn thuế như: miễn thuế hàng gia công; hàng sản xuất-xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Điều ước quốc tế; hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các dự án ưu đãi đầu tư. Rà soát, kiểm tra các trường hợp đã áp dụng mức thuế 0% theo Điều 7a, 7b Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 125/2017/NĐ-CP ;

b. Đối với trường hợp miễn thuế theo Danh mục miễn thuế, các Chi cục Hải quan phải thực hiện đối chiếu hồ sơ nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu với danh mục miễn thuế mà cơ quan hải quan đã tiếp nhận để thực hiện miễn thuế đúng quy định. Sau khi hàng hóa được thông quan, phải thực hiện kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu theo quy định;

c. Thực hiện thu hồi số tiền miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế không đúng đối tượng, phạm vi, không đủ điều kiện, hồ sơ, thủ tục đồng thời xử lý trách nhiệm đối với cán bộ công chức có liên quan thực hiện không đúng quy định khi rà soát, kiểm tra các trường hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế tại tiết a và b nêu trên.

12.6. Thực hiện công tác giám sát hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, hàng hóa quá cảnh, hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, phương tiện vận tải...theo hướng dẫn tại tiết 3.7 điểm 3 mục I Chỉ thị này, trong đó tập trung vào một số nội dung:

a. Thực hiện đúng các khâu thủ tục hải quan từ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa; kiểm tra dữ liệu về cơ sở sản xuất, địa điểm lưu giữ hàng hóa, năng lực sản xuất của doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài để áp dụng chính sách thuế miễn thuế, không chịu thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế; thực hiện kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của đối tượng có nguy cơ rủi ro cao về gian lận thương mại, trốn thuế để áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp; thực hiện cập nhật thông tin vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo hướng dẫn tại tiết a điểm 2.3 mục II Chỉ thị này;

b. Thu thập thông tin về cơ sở sản xuất, địa điểm lưu giữ hàng hóa, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài thuộc địa bàn quản lý để đánh giá rủi ro, xác định doanh nghiệp, mặt hàng thuộc đối tượng trọng điểm xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra phù hợp;

c. Đẩy mạnh công tác phối hợp trong việc giám sát hàng hóa giữa hải quan nơi đi và hải quan nơi đến đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, ngăn chặn tình trạng rút ruột, tráo hàng trong quá trình vận chuyển;

d. Tập trung phân tích các đối tượng thường xuyên nhận hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khai báo hàng hóa có trị giá thấp để có biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng chia nhỏ vận đơn để hưởng ưu đãi về chính sách thuế, chính sách mặt hàng;

e. Tăng cường công tác quản lý giám sát hoạt động vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan; ưu tiên sử dụng seal định vị điện tử để giám sát các lô hàng trọng điểm, lô hàng có rủi ro cao;

g. Định kỳ kiểm tra nội bộ đối với cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ giám sát hàng hóa; hướng dẫn, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm phải cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin hàng hóa đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan theo đúng quy định pháp luật hải quan; định kỳ rà soát, đối chiếu thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm cập nhật trên hệ thống giám sát hải quan tự động nhằm kiểm soát, nắm bắt đầy đủ, chính xác thông tin thực tế hàng hóa đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan.

12.7. Thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ theo hướng dẫn tại tiết 3.8, 3.9 điểm 3 mục I Chỉ thị này.

12.8. Kiện toàn bộ máy kế toán thuế các cấp (Chi cục, Cục).

12.9. Tham gia hoàn thiện các bài toán nghiệp vụ để xây dựng Hệ thống Hải quan số, Hải quan thông minh theo Đề án đã được Bộ Tài chính phê duyệt.

12.10. Trong trường hợp có các vướng mắc, các kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp đối với việc thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo về Tổng cục Hải quan để xem xét và xử lý.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ thị này được quán triệt tới tất cả cán bộ, công chức hải quan; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm lập kế hoạch, quán triệt, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này;

2. Cán bộ, công chức hải quan có tinh thần, thái độ làm việc tích cực, có kết quả, thành tích nổi bật trong thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này thì đề xuất khen thưởng kịp thời theo quy định. Định kỳ theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện để phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức làm việc qua loa, chiếu lệ, thiếu trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này hoặc có sai phạm trong công tác nghiệp vụ.

3. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, thực hiện triển khai đồng bộ, đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ nêu tại mục I, mục II Chỉ thị này và định kỳ gửi báo cáo trước ngày 12 hàng tháng về Tổng cục Hải quan (đầu mối Cục Thuế xuất nhập khẩu).

4. Các đơn vị thuộc Tổng cục căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao hàng tháng khai thác báo cáo của các đơn vị tại thư mục chung trên Hệ thống Edoc, để đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị thuộc lĩnh vực phụ trách và chuyển Cục Thuế xuất nhập khẩu trước ngày 20 hàng tháng.

5. Cục Thuế xuất nhập khẩu hàng tháng trên cơ sở báo cáo đánh giá của của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc Tổng cục, tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Tổng cục công tác thu NSNN.

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai các nội dung tại chỉ thị này./.


Nơi nhận:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính (để b/c);
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để b/c);
- Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ (để t/h);
- Website Hải quan;
- Lưu: VT,TXNK(03b).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn C
n

CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU THU NSNN 2021

(Kèm theo Chỉ thị số: 439/CT-TCHQ ngày 11/02/2022 của Tổng cục trưởng TCHQ)

ĐVT: tỷ đồng

TT

CỤC HẢI QUAN

DỰ TOÁN

PHẤN ĐẤU

1

TP.Hồ Chí Minh

116.500,0

119.500,0

2

Hải Phòng

63.630,0

67.050,0

- Hải Phòng

55.930,0

58.800,0

- Hải Dương

2.500,0

2.600,0

- Hưng Yên

3.600,0

3.900,0

- Thái Bình

1.600,0

1.750,0

3

Vũng Tàu

20.300,0

20.900,0

4

Hà Nội

27.420,0

28.100,0

- Hà Nội

21.900,0

22.300,0

- Vĩnh Phúc

4.615,0

4.700,0

- Phú Thọ

360,0

390,0

- Yên Bái

230,0

360,0

- Hòa Bình

315,0

350,0

5

Quảng Ninh

10.000,0

10.500,0

6

Đồng Nai

17.800,0

20.370,0

- Đồng Nai

16.500,0

19.000,0

- Bình Thuận

1.300,0

1.370,0

7

Bình Dương

17.800,0

19.000,0

8

Bắc Ninh

10.750,0

11.700,0

- Bắc Ninh

7.300,0

7.600,0

- Bắc Giang

1.550,0

1.700,0

- Thái Nguyên

1.900,0

2.400,0

9

Quảng Ngãi

7.500,0

8.000,0

10

Đà Nẵng

4.500,0

4.860,0

11

Khánh Hòa

2.275,0

2.380,0

- Khánh Hòa

2.075,0

2.130,0

- Ninh Thuận

200,0

250,0

12

Thanh Hóa

11.000,0

12.000,0

13

Hà Nam Ninh

6.500,0

6.900,0

- Nam Định

600,0

640,0

- Ninh Bình

4.105,0

4.400,0

- Hà Nam

1.795,0

1.860,0

14

Lạng Sơn

5.500,0

6.500,0

15

Quảng Nam

4.700,0

4.900,0

16

Lào Cai

1.540,0

1.615,0

17

Hà Tĩnh

8.450,0

8.800,0

18

Long An

4.700,0

5.000,0

- Long An

3.760,0

4.000,0

- Tiền Giang

315,0

370,0

- Bến Tre

625,0

630,0

19

Bình Định

960,0

1.010,0

- Bình Định

905,0

950,0

- Phú Yên

550

60,0

20

Quảng Trị

650

700,0

………………

- Hậu Giang

500,0

530,0

- Vĩnh Long

1.600,0

1.700,0

- Sóc Trăng

100,0

105,0

22

Nghệ An

1.300,0

1.500,0

23

Cao Bằng

240,0

260,0

- Cao Bằng

220,0

238,0

- Bắc Kạn

20,0

22,0

24

Huế

460,0

480,0

25

Hà Giang

172,0

172,0

- Hà Giang

88,0

88,0

- Tuyên Quang

84,0

84,0

26

Tây Ninh

1.150,0

1.200,0

27

Daklak

773,0

810,0

- Daklak

350,0

365,0

- Lâm Đồng

260,0

275,0

- Đắc Nông

163,0

170,0

28

Đồng Tháp

110,0

115,0

29

Quảng Bình

220,0

230,0

30

Gia lai- Kon tum

670,0

700,0

- Gia Lai

400,0

420,0

- Kon Tum

270,0

280,0

31

Điện Biên

100,0

105,0

- Điện Biên

10,0

15,0

- Lai Châu

60,0

60,0

- Sơn La

30,0

30,0

32

Bình Phước

1.150,0

1.280,0

33

An Giang

230,0

240,0

34

Cà Mau

200,0

210,0

- Cà mau

115,0

120,0

- Bạc Liêu

85,0

90,0

35

Kiên Giang

50,0

53,0



[1] Kế hoạch số 6197/KH-TCHQ ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Tổng cục Hải quan

VIETNAM MINISTRY OF FINANCE
GENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOMS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 439/CT-TCHQ

Hanoi, February 11, 2022

 

DIRECTIVE

REGARDING IMPLEMENTATION OF CONSISTENT AND DRASTIC MEASURES FOR TRADE FACILITATION, IMPROVED EFFECTIVENESS OF STATE MANAGEMENT, PREVENTION OF LOSSES ARISING FROM IMPLEMENTATION OF STATE BUDGET COLLECTION TASKS IN 2022

In 2021, the world economy has made a significant recovery when most of countries widely implement vaccination strategies and speed up the prevention and treatment of the Covid-19 epidemic. For our country, in the first months of 2021, when the macro-economy was being stabilized and started to prosper, the fourth wave of the Covid-19 epidemic came with new strains, making the disease spread at great speed, become more dangerous and develop complicatedly in many localities, especially in key economic areas such as Hanoi, Ho Chi Minh City, Dong Nai, Binh Duong, Long An, Can Tho... This made serious effect on production, business, import and export activities of enterprises. However, after the Government issued Resolution 128/NQ-CP dated October 11, 2021 on provisional regulations regarding "safe and flexible response to and control of effectiveness of Covid-19 "; under the timely and stringent guidance of the Government, the Prime Minister and the Ministry of Finance; by virtue of cooperation between all-level regulatory authorities, businesses, the determination and efforts of the units directly or indirectly under the General Department of Customs, the State budget collections of customs authorities in 2021 exceed the amounts specified in the estimates assigned by the National Assembly and the expected targets set by the Party Personnel Committee of the Ministry of Finance.

In 2022, the General Department of Customs is mandated by the National Assembly to reach the state budget collection target of about 352,000 billion dong as provided in the Resolution No. 34/2021/QH15 dated November 13, 2021. Including the following collections: export duty: 7,200 billion dong; import duty: 56,900 billion dong; special consumption tax: 27,200 billion dong; environmental protection tax: 1,170 billion dong; VAT: 259,479 billion dong; others: 51 billion dong. The 2022 estimate of state budget collections is made according to economic indicators, such as the GDP growth rate of 6-6.5%; crude oil price of 60$/barrel; dutiable export turnover increased by 8.1%, and dutiable import turnover increased by 6.6%, in the context of complicated epidemic situation; The Ministry of Finance sets the expected target of budget collection in 2022 which is increased by 5% compared to the estimate.

In light of the Circular No. 122/2021/TT-BTC dated December 24, 2021 of the Ministry of Finance, prescribing implementation of the state budget collection estimate of 2022, the Director of the General Department of Customs is requesting its directly or indirectly affiliated units to concentrate resources to drastically implement the following tasks from the beginning of this year:

I. COMMON TASKS

1. Implement the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP dated January 8, 2022 regarding major duties and measures for implementation of the Socio-Economic Development Plan and the State Budget Estimate in 2022 with the Government’s action motto "Solidarity, discipline, active adaptation, safety, efficiency and economic recovery”; formulate and drastically and consistently implement action plans for administrative reform and modernization of customs services, improvement of business environment and promotion of national competitiveness in 2022 upon the Government’s request according to the Resolution No. 02/NQ-CP dated January 10, 2022; the Resolution No. 43/2022/QH15 dated January 11, 2022 regarding fiscal and monetary policies in support of the Socio-Economic Recovery and Development Program. Continue to implement the Prime Minister’s Directive No. 11/CT-TTg dated March 4, 2020 on urgent tasks and solutions to remove issues and problems arising from production and business, ensuring social welfare in response to the Covid-19 epidemic; regularly accompany, answer and completely eliminate issues and problems related to customs procedures, tax policies, etc. in the interest of businesses; reform administrative procedures in the direction of increasing the application of information technology, improving business environment, enhancing national competitiveness, contributing to attracting foreign investment, promoting export production, contributing to economic growth, creating more favorable conditions for tax collection management of customs authorities.

Request heads of units directly or indirectly under the General Department of Customs to raise awareness and significance of administrative reform and modernization associated with improvement of efficiency in management during the process of performing official duties amongst all officials and employees; determine that the increase in the ranking of the cross-border trade indicator is one of the key tasks regarding customs reform and modernization. Complete the overall customs operations procedures, specialized operations procedures, smart customs model and digital customs model at a high degree of automation; apply new and modern technological achievements on the digital platform, ensuring compatibility, transparency, effectiveness, efficiency, predictability and adaptability to fluctuations in international trade as well as management requirements of Customs authorities, looking forward to building e-Government or digital Government. Concentrate resources on building a new information technology system in line with international standards, meeting the requirements of smart governance, and capable of integrating, connecting and sharing information with ministries, central authorities and enterprises through the national one-stop shop mechanism;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.1. Regarding quantity, weight, types and names of goods: Based on actual condition of exported and imported goods existing over periods of time and regulatory policies (with respect to imported goods subject to requirements concerning conformance to food, pharmaceutical product, medication, etc. security, safety and hygiene) and tax policies (with respect to goods with high tax rates, confusing goods, i.e. goods of taxpayers entitled to tax incentive), key product groups and items with high levels of risk related to customs declaration in terms of quantity, weight, types and names of goods must be defined and moved them to yellow and red channels for customs clearance inspection carried out with the aim of preventing the false declaration of quantity, weight, types and names thereof that is made to serve the plot of tax fraud and evasion. Continue to consistently carry out measures to take control of general cargo according to the instructions given in the Official Dispatch No. 119/TCHQ-GSQL dated January 11, 2021 on the enhanced performance of customs inspection and control;

3.2. Regarding valuation of imported and exported goods: Review and compile the List of risk-weighted values of exported and imported goods and values of exported and imported goods subject to customs inspection (hereinafter referred to as inspectable values), depending on fluctuations in prices of exported and imported goods with more emphasis placed on determining inspectable values of exported goods with high duty rates, such as natural resources and raw minerals; imported goods that are classified as high-grade consumer goods with high import duty rates, special consumption duty, countervailing duty, anti-dumping duty, etc., as a basis for comparison and classification of declared values; declared value verification, consultation or rejection in the cases where it is discovered that any declared value is possibly lower than the value specified in the aforesaid List at the customs clearance stage (with respect to yellow-channel or red-channel declarations); or post-customs clearance inspection (with respect to green-channel cargo) with the aim of handling and preventing cases of unreasonable declaration of customs value made for fraud and tax evasion purposes;

3.3. Regarding classification of goods; use of customs tariff numbers and harmonized codes; duty rates Review and compile the List of risks in classification of imported and exported goods and application of customs tariff rates with more emphasis on assessment, analysis and listing of goods with high classification, coding or numbering risks, such as items whose codes or numbers are easily confusing during the customs declaration process; goods contiguous to the others whose codes or numbers are different; items subject to conditional tax rates; items whose names tend to be omitted, or whose names, codes or numbers are incorrect during the customs declaration process with the aim of being entitled to lower tax rates or enjoying special preferential tax rates in FTA Tariff Schedules...as a basis for comparison, identification of suspicious signs and during-clearance or post-clearance inspection that take place in order to handle cases of illegal classification and application of tariff codes or numbers and rates, causing loss on state budget revenue. Conduct regular checks to promptly detect and handle cases where there is any inconsistency in results obtained from the process of analysis and classification of the same item that occurs amongst a Customs Sub-Department, Customs Department of a province or city and the Customs Department of Goods Verification;

3.4. Regarding origin of goods: Develop and implement a detailed plan to combat fraud and counterfeiting of origin of goods, improper labeling, infringement of intellectual property rights or illegal transshipment taking place during Covid-19 developments with more emphasis on effectively implementing proposals for prevention and control of fraud and counterfeiting of origin of exports to the US market, expansion of exports to the Indian market, and researching and evaluating enterprises exporting goods to the European market in 02 sectors where origin fraud and infringement of intellectual property rights have occurred. Review rules of product origin specified in Free Trade Agreements in order to issue instructional documents to request Customs Departments of provinces and cities for compliance with these Agreements;

3.5. Regarding tax exemption/tax reduction/tax refund/tax incentive: Review and measure risks; check whether any export processing, contract manufacturing, export production and other enterprises eligible for these tax incentive policies complies with regulations on tax exemption, reduction, refund, allowed non-collection or non-payment by comparing dossiers of tax exemption, reduction, refund, allowed non-collection or non-payment with those specified in regulatory provisions with more attention paid to subjects, objects, beneficiaries, coverage, extent, requirements, dossiers and procedures related to these tax incentive policies and, especially, checking and applying these tax incentive policies to subjects, objects or beneficiaries that are affected by Covid-19 according to the following regulations: Resolution No. 105/NQ-CP dated September 9, 2021 on supporting businesses, cooperatives and sole proprietorships in the context of the Covid-19 epidemic; Resolution No. 106/NQ-CP dated September 11, 2021 on tax policies for goods imported to finance Covid-19 management tasks; Resolution No. 43/2022/QH-NQ dated January 11, 2022 of the National Assembly on fiscal and monetary policies for support for the socio-economic recovery and development program; Decision No. 155/QD-BTC dated February 7, 2020 of the Ministry of Finance, introducing the list of goods exempt from import duty that are necessary for prevention and control of acute respiratory infection caused by new strains of corona virus; etc. not to allow the situation of profiteering from tax exemption and reduction policies due to the impact of the Covid-19 epidemic to take place.

Focus on examining projects that have enjoyed investment incentive granted in the form of tax exemption; subjects of tax exemption according to the list of duty-free imports that have been received and deducted by customs authorities on the system; subjects of 0% tax rate prescribed in Article 7a and 7b of the Decree No. 57/2020/ND-CP dated May 25, 2020 on amendments and supplements to the Decree 125/2017/ND-CP in order to promptly detect and handle tax arrears in cases where subjects, objects or beneficiaries and extent of tax exemption, reduction, refund, non-collection, or non-payment are not correct; or customs dossier requirements and customs procedures are not satisfied;

3.6. Regarding tax arrears: Review, classify, recover and handle tax arrears arising before January 1, 2022 according to 03 debt classes: (i) bad debts; (ii) debts pending exemption/reduction; (iii) recoverable debts; and at the same time, apply appropriate measures prescribed by law to debt classes as follows:

a. For bad debts: Imperatively complete application dossiers for debt relief or cancellation according to regulations laid down in the Resolution No. 94/2020/QH14 dated November 26, 2020 and the Law on Tax Administration No. 38/2020/QH14;

b. For debts awaiting exemption/reduction: Carry out the review process and complete the application dossier for debt exemption/reduction submitted to the competent authority;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.7. Regarding supervision of exports, imports and means of transport, more emphasis must be placed on the following actions:

a. For the goods created in the process of toll manufacturing, manufacturing for export, export processing; stored in bonded warehouses, off-airport freight terminals: Take charge of collecting and filing data and information about specific businesses; inputting updated data and information on the electronic data processing system on customs; building import and export database available for use in the toll manufacturing, manufacturing for export or export processing sector; goods moved into or out of bonded warehouses, off-airport freight terminals; conducting inspection and supervision of these types of good from importation, manufacturing to exportation or domestic consumption stages, and thus identifying inspectees or supervisees who such inspection or supervision is targeted at or pose high trade fraud risks with intent to apply examination and verification measures to clarify and sanction any act of violation in accordance with law;

b. For the imports shipped through express delivery or postal services; cargo in transit, cargo temporarily imported for re-export, or shipments put under customs supervision: Take charge of collecting and filing data and information about specific businesses carrying out customs procedures for imports delivered through express delivery or postal services; cargo in transit, cargo temporarily imported for re-export, or shipments put under customs supervision, with intent to conduct customs supervision over such trade from importation, transit, temporary import for re-export in order to apply appropriate inspection and supervision measures;

c. For the goods and means of transport moved in, out of or stored at road, sea, air, rail or inland water border checkpoints: Carry out risk analysis and assessment towards warehouse, storage facility, yard or terminal businesses; related importers or exporters on the basis of regularly checking, supervising and inspecting implementation of customs procedures; updating data and information about the goods moved in or out of customs security areas as required in law on customs with intent to promptly detect and prevent any defect likely to result in smuggling or trade fraud. Regularly examine and handle goods backlogged at customs areas, especially at those businesses where there are a large amount of backlogged goods;

3.8. Regarding regulatory control measures: Drastically implement and consistently apply regulatory customs control measures on the basis of analyzing and assessing the actual situation of import and export trade; smuggling and trade fraud that occur when relevant regulatory authorities made disease management efforts, including the strict control of routes, areas, types of export and import trade; key and important goods subject to these control measures, including prohibited goods; goods subject to restrictions; goods subject to high duty rates that are classified as imports for business purposes or exports or imports eligible for duty exemption or incentive, such as goods created through the process of toll processing; manufacturing for export; exports and imports from or to free trade zones, etc.;

3.9. Regarding post-clearance inspections, specialized inspections or internal checks: Based on the measures specified in 3.1 through 3.7 herein, draw up regular or irregular post-clearance inspection, specialized inspection or internal check plans by signs of suspicious activity and carry out these plans in order to detect and handle any trade fraud likely to lead to any state budget losses;

4. Strictly comply with regulations on fiscal policies, conclusions and recommendations of audit bodies or inspection agencies at all levels. Concurrently, request directly or indirectly-controlled units of the General Department of Customs to seriously implement specialized inspection or internal check plans of the General Department of Customs in 2022 and consider implementation of these plans as the important or regular task to be fulfilled by all customs units, organizations, staff members and personnel;

5. In view of the complicated Covid-19 developments, request Heads of regulatory units to assign officeholders and staff members to work (online, offline, etc.) in order to both conform to disease management requirements prescribed in regulations in force and ensure availability resources needed for assigned duties to be fulfilled, avoiding any backlog of work likely to accumulate due to the disease.

II. SPECIFIC TASKS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Department of Import and Export Duties:

Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

1.1. Regarding expected targets: Set the targets for 2022 state budget revenue that Departments of Customs of provinces and cities are expected to achieve; closely monitor state budget collection and assess impacts on state budget collection, that is to say implementation of free trade agreements; Covid-19 disease; commitments to international integration, in order to give timely recommendations and reports to the leadership of the General Department of Customs and the Ministry of Finance; cooperate with the Department of Organization and Staff in consolidating the accounting system for use in all state budget collection activities.

1.2. Regarding customs valuation:

a. On a six-monthly or irregular basis, review and propose any change in the risk classification list in terms of customs valuation of exports, imports and price levels at which the customs inspection is required under the instructions given in 3.2 of section I above and regulations in force;

b. Conduct more review of customs declaration forms available on the GTT02 system; promptly instruct Departments of Customs of provinces and cities to strictly comply with regulations on customs value inspection in order to avoid ignoring or letting through shipments with under-declared or illogically declared values that they can detect and fail to provide timely consultation or action; take charge of checking shipment value for customs clearance purposes by performing online security control and supervision duties in order to take prompt actions against any fraud related to over-declaration of customs value;

c. Consider and recommend the General Department to command post-clearance inspection, watchdog or anti-smuggling forces to take relevant measures against any suspected fraud related to customs value of the goods that have already been cleared; take timely corrective actions on any Department of Customs of a province or city that fails in fulfilling their customs value management duties.

1.3. Regarding classification and application of taxes:

a. On a six-monthly or irregular basis, review and propose any change in the risk classification list in terms of classification and application of tax rates on imports and exports under the instructions given in detail at 3 of section I above and regulations in force;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c. Consider and recommend the General Department to command post-clearance inspection, watchdog, anti-smuggling or customs verification forces to take professional measures against any suspected fraud related to classification of goods if the goods in question have been cleared;

d. Review and standardize data and information available on MHS system in order for customs personnel to have access to and check again when classifying goods, ensuring that a good is designated by only one code defined in the Import and Export Tariff Schedule of Vietnam. Put more stress on studying and proposing technological solutions to be applied in the process of the smart Customs system related to the work of commodity classification, including standardizing basic conditions and indicators concerning product description, etc. in order to support businesses in customs declaration and assist customs authorities in automatically searching and comparing data and information; issue alerts concerning codes, duty rates, etc. to address management problems in the future.

1.4. Regarding tax exemption, reduction, refund and non-collection: Consider and instruct Departments of Customs of provinces and cities to verify beneficiaries of tax exemption, reduction, refund, non-collection or non-payment policies according to the instructions given in 3.5 in section I above; direct relevant units to carry out risk assessment and inspection at the taxpayer’s office after the inspected taxpayer receives tax refund in order to promptly detect and sanction fraud and racketeering when the taxpayer receives tax refund first and checks later;

1.5. Regarding management of tax debts and arrears Focus on checking and strictly controlling tax debts and arrears of Departments of Customs in provinces and cities; Departments of Post-clearance Inspection; commanding classification and management of debt classes under the instructions shown in 3.6 of section I above; regularly monitoring and encouraging in-charge units and issuing measures to collect debts according to actual condition, and consulting with the General Department’s leadership on setting targets for collection of recoverable debts in 2022 that each Department of Customs in a province or city is required to achieve; promoting and monitoring performance with respect to tax debt recovery and management on a monthly or quarterly basis; encouraging Departments of Customs in provinces and cities to press ahead completing dossiers on possible debt cancellation according to the Resolution No. 94/2020/QH14 dated November 26, 2020 and the Law on Tax Administration No. 38/2020/QH14 to apply debt cancellation practices to reduce the amount of tax debts and arrears in the entire customs sector.

2. Customs Management and Supervision Department:

Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

2.1. Arrange to radically reform the practice of professional management and inspection in connection with the National Single-window Portal under the assigned duties defined in the Government’s Resolutions; the Decision No. 38/QD-TTg dated January 12, 2021; the Decree No. 85/2019/ND-CP dated November 14, 2019, setting out regulations on applying administrative procedures according to the National Single-window Mechanism, the ASEAN Single-window Mechanism and specialized inspection approach with respect to imports and exports. Actively review and fully cooperate with relevant units, ministries and regulatory agencies on proposing reform solutions in the specialized inspection work; review regulatory regulations on customs to propose amendments and supplements thereto to ensure effective customs inspection and supervision; address issues and problems as well as answer questions arising in the process of performing these tasks of enterprises, ministries, central authorities and local customs units;

2.2. Improve customs supervision and management in the fields of inspection and determination of origin of goods, enforcement of intellectual property rights; update information on documents related to intellectual property rights protection on Customs websites; develop and implement plans on combating fraud and counterfeiting of origin of goods, improper labeling, infringement of intellectual property rights, and illegal transmission in the Covid situation; review the rules of origin of goods in Free Trade Agreements to issue documents guiding Departments of Customs in provinces and cities to comply;

2.3. Effectively conduct customs supervision by:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b. Strengthening inspection and supervision of the goods transported under customs supervision, the goods in transit, the goods temporarily imported for re-export, the goods sent by express delivery service to ensure that they are transported on the correct route and to the correct border checkpoint for export; developing plans for periodic or irregular inspection for key transport routes, specifically for goods in transit by road, goods temporarily imported for re-export through land border gates in the North, and the goods sent via road express delivery service, especially low value shipments.

c. For specific areas and types, it is necessary to develop supervision procedures in principle, and at the same time assign responsibilities to the Customs Departments of provinces and cities in organizing the implementation of appropriate supervision measures.

d. Developing plans to periodically or irregularly inspect the implementation of customs procedures for exported, imported, transit goods, and means of transport on entry and exit at the Customs Departments of provinces and cities where there are any suspect that the implementation of customs procedures is not in accordance with the regulations and instructions of the Ministry of Finance and the General Department of Customs in order to promptly detect violations and handle them in accordance with law.

e. Monitor, direct and urge Customs Departments of provinces and cities to collect information, compile dossiers of specific enterprises subject to customs supervision, build a database for exported and imported goods according to instructions set forth in 3.7 of Section I above, and at the same time conduct regular assessment and apply corrective measures to those not complying with regulations.

2.4. Effectively conduct customs supervision: Provide guidance on and inspect the management and supervision of goods brought in, stored and brought out of the customs supervision areas at air, road border checkpoints, or at warehouses and yards; provide guidance on and inspect customs procedures for cross-border trade activities; inspect and review conditions for gathering, customs inspection and supervision at warehouses, yards, seaport terminals, international airports, inland ports (ICDs), international intermodal railway stations nationwide to improve the efficiency of customs management. Promptly propose and cooperate in procurement, management and effective use of customs inspection and supervision equipment with the aim of improving efficiency in screening;

2.5. Closely monitor the epidemic situation and the directions of the Government, the Prime Minister and the Ministry of Finance to advise and have timely solutions to remove difficulties and obstacles of businesses in terms of regulatory mechanisms and policies, creating the most favorable conditions for enterprises when performing export and import activities in the context of the Covid-19 epidemic;

2.6. Radically addressing professional problems specific to sectors with a view to building a Digital Customs or Smart Customs System, taking into account contingency plans and situations and characteristics of each transport route or each location.

3. Risk Management Department:

Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.2. Assess and rank business compliance in a timely and accurate manner in accordance with regulations. Continue to implement the mechanism to periodically monitor and assess risks for some cases where enterprises change their ranks; review and analyze business information on the professional customs information system for risk assessment, enterprise compliance assessment and application of customs inspection and supervision measures. Promulgate and effectively implement the Program on Customs Compliance;

3.3. Enhance the quality and efficiency of analysis, identification of key subjects, selection of goods inspection by container scanners in accordance with the provisions of Decision 2218/QD-TCHQ dated August 26, 2020 and Decision 3272/QD - TCHQ dated November 24, 2020; Ensure smooth screening activities, facilitation for import and export activities and guarantee customs management in the context of the complicated Covid-19 epidemic;

3.4. Effectively carry out analysis and identification of key subjects according to the supply chain of goods; risk control by key fields, products and subjects. Organize the implementation of the Risk Control Plan in the entire industry, develop risk profiles, key business profiles, with more attention paid to high-risk objects, key routes and goods. At the same time, concentrate resources on implementing risk control sessions.

4. Customs Inspection Department:

Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

4.1. Conduct analysis and inspection associated with classification of product codes, ensuring that an item has only one commodity code applied uniformly across the country in accordance with the List of exported and imported goods of Vietnam as a basis to apply tax rates and commodity policies; promulgate the Professional Manual to deal with issues and problems when implementing the Procedures No. 2166/QD-TCHQ dated August 4, 2021; standardize the test and classification analysis database for uniform implementation;

4.2. Concentrate resources on making human resources, organizational structure, modern equipment available for customs analysis and inspection; complete the overall process of sampling, sample encryption, sealing, sample delivery, handling, analysis of samples and notification of analysis results... ensuring scientificity, accuracy, objectivity, independence, quickness and enhance IT and artificial intelligence application;

4.3. Modernize equipment for customs analysis and inspection; implement the registration procedures to request ministries to designate specialized inspection; build a system of registration for inspection and approval of the method of quality inspection and food safety inspection in association with the project of reconstruction of the overall IT system;

4.4. Develop the complete features of the Customslab software system; review, upgrade and develop the internal database system to ensure connection with the general customs system. Focus on technical training, improvement of skills for staff working in laboratories to ensure they are qualified to conduct quality inspection according to regulatory standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

5.1. Promote the role and task of advising the Standing Body of the 389 National Steering Committee: continue to implement the Plan No. 399/KH-BCD389 dated October 10, 2020 of the 389 National Steering Committee on strengthening the fight against smuggling, commercial fraud and counterfeit goods in e-commerce activities; improve the effectiveness of the prevention, combat and control of drugs and precursors[1];

5.2. Drastically implement and uniformly apply professional customs control measures; strengthen inspection and strict control at key routes, locations, and goods, focusing on banned goods, high-value goods and goods subject to high tax rates... closely inspect and supervise imported and exported goods, objects and means of entry and exit in order to prevent, detect, arrest and promptly and effectively handle the smuggling, commercial fraud, counterfeit goods, prohibited goods, goods infringing upon intellectual property rights, illegally transport of goods across borders and other crimes against the law in the Customs sector;

5.3. Improve efficiency in quantity and quality of investigation activities according to criminal procedures; increase the rate of criminal prosecution compared to the number of cases detected and arrested through customs control; speed up the investigation of serious, complicated, inter-provincial, domestic and foreign cases in accordance with the order, procedures and provisions of law. Drastically direct the work of fighting and investigating cases falling under the prosecution's jurisdiction of the post-clearance inspection force.

6. Post-clearance Inspection Department:

Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

6.1. Continue to strictly implement the Directive No. 7180/CT-TCHQ dated November 19, 2019 on the rectification and strengthening of postal audit work nationwide. In particular, focus on implementing major, focused and key-oriented sessions; develop plans towards exemplary inspection, evaluate the effectiveness, thereby directing and guiding local Customs authorities to uniformly implement these plans in the entire sector;

6.2. Finalize and issue the Decision amending Decision No. 575/QD-TCHQ dated March 21, 2019 on the promulgation of the post-clearance inspection process in order to reform, create diagrams for, quantify and specify the purpose of each step in order to meet the requirements of the post-clearance inspection work in the new period; focus on building orientation plans in 04 major areas: codes, values, and trade policies including duty-free goods and 17 Free Trade Agreements, goods created through the toll manufacturing, production for export and export processing;

6.3. Strengthen the direction and orientation of postal audit activities for Customs Departments of provinces and cities; actively deploy missions on anti-fraud and origin forgery; carry out inspection and verification plans for tricks or scams to take advantage of export production to commit fraud, evade import tax, illegally transfer money, and mix imported goods of fraudulent Vietnamese origin. Organize training and knowledge sharing sessions on professional audits nationwide, and dialogues with priority enterprises. Effectively provide training and self-training sessions in the professional audit practice and related fields, aiming at building a disciplined, civilized and professional post-clearance audit force;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Inspection – Audit Department:

Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

7.1. Implement the plan of specialized inspection and internal inspection in 2022 as approved by the Ministry of Finance Strengthen internal inspection through thematic inspection, irregular inspection according to signs of violations, online inspection through the professional information systems in the Customs sector and surveillance camera systems for official duties to promptly detect violations of enterprises, limitations and shortcomings arising in the process of performing tasks of its staff;

7.2. Monitor, urge and strictly implement the conclusions and recommendations of the inspection and audit teams and the Central Inspection Commission.

8. General Department’s Office:

Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

8.1. Continue to play the leading role and cooperate with other units in strictly maintaining the on-call work and online supervision at all levels; maintain the smooth operation of the Watch Management System; direct online inspection and supervision for questionable shipments;

8.2. Study, amend and supplement the Regulation on on-call duty in the Customs sector issued together with the Decision No. 2189/QD-TCHQ to suit the actual situation and requirements and tasks assigned in the Plan No. 4172 /KH-TCHQ dated August 25, 2021;

8.3. Upgrading the on-duty management system to ensure conformance to management requirements; Organize a training conference on on-call duties in the Customs sector after amending and supplementing the Regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

9.1. Continue to implement the National Single Window Mechanism and the ASEAN Single Window Mechanism: Well perform the coordinating role in the implementation of the National Single Window Mechanism and the ASEAN Single Window Mechanism; urge ministries and regulatory authorities to implement tasks according to Decision No. 1254/QD-TTg and Decision No. 1258/QD-TTg dated August 17, 2020 of the Prime Minister, amending and supplementing Decision No. 1254/QD- TTg dated September 26, 2018 on the Action Plan to promote the National Single Window Mechanism, the ASEAN Single Window Mechanism, and reform the specialized inspection work for exported and imported goods and facilitate trade in the 2018-2020 period;

9.2. Continue to play the leading role and cooperate with ministries and regulatory authorities in accelerating the progress of developing and implementing: (i) the Master plan on building and developing IT system to serve the purposes of implementation of the National Single Window Mechanism, ASEAN Single Window Mechanism in the direction of centralized processing; (ii) the Government’s Decree on information connection and sharing between governmental agencies and stakeholders through the National Single – Window System in the field of import, export and transit of goods;

9.3. Promote online public service delivery: Carry out the provision of information services for administrative procedures newly issued, amended and supplemented; integrating online public services into the National Public Service Portal. Seek the Government Office’s approval of technical solution to build connection between the National Single Window with the National Public Service Portal;

9.4. Apply scientific advances in the 4.0 industrial revolution to redesign the overall IT system in the Customs sector, build IT solutions to assist in conforming to state management requirements for imported and exported goods, means of transport on exit, entry and in transit in the direction of centralized management and administration at the Customs Office; complete bid dossiers to build an IT system for Smart Customs and Digital Customs; research and propose the contents of the National Customs Database.

9.5. Provide data on import-export turnover on the day immediately following the last day of the previous month to the Import-Export Tax Department, the General Office to integrate them into the report to be submitted to the General Department's leadership.

10. Department of Legal Affairs:

Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

10.1. Develop a plan to implement the task of reviewing and systematizing legal documents on customs in 2022 and guiding units under their control to fully grasp the provisions of the Law on Promulgation of Legal Documents and the system providing guidance on implementation of the Laws to proactively draft and submit legal documents in accordance with regulations. Focus on improving the capacity of staff members engaged in drafting, promulgating, reviewing and systematizing legal documents by enhancing training in specialized knowledge and skills in formulating legal documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10.3. Innovate the new method of disseminating and disseminating law, contributing to helping people and businesses have access to new legal policies, official, correct, objective and multidimensional information on the Customs sector, and enhance compliance with law.

11. Department of Finance and Administration:

Carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

11.1. Review, develop and complete standards of specialized machinery and equipment in the Customs sector; provide guidance on the implementation of the Law on Management and Use of Public Assets and promptly provide instructions on and remove issues arising in the implementation of regimes and policies at the request of budgetary units;

11.2. Stick to the plan to allocate budget, encourage their units to improve the rate and quality of disbursement according to the direction; cooperate in formulating and adjusting the 2022 budget and setting the 2023 budget; develop a three-year budget plan for the 2023-2025 period;

11.3. Strengthen the inspection of the use of customs inspection and supervision equipment and other public assets of their units; consider sanctioning units and individuals that fail to implement, late implement or improperly implement this according to regulations, and show a sign of lax customs management.

12. Customs Departments in cities and provinces:

Their units must consistently carry out the common tasks specified in Section I herein that are assigned according to its functions and duties, specifically as follows:

12.1. Research, propose and implement solutions to increase revenue and combat loss of state budget revenue in accordance with the characteristics and situation at these units; proactively assess the impact of international integration commitments on state budget revenue at their units; need to firmly grasp the revenue sources, closely monitor the import and export activities of enterprises operating in the area under their management in order to promptly submit reports to serve the management of the state budget; allocate budgets and set budget targets to strive for state budget revenue in 2022 that each of their directly-controlled units is expected to achieve.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12.2. Regarding management of tax debts and arrears: Review, classify and handle debt classes according to the guidance in 3.6 of Section I above as follows:

a. For bad debts: complete the dossiers on beneficiaries of debt freezing or cancellation policies as prescribed in the Resolution No. 94/2020/QH14 dated November 26, 2020 and Law on Tax Administration 38/2020/QH14 to implement the freezing, write off debts to reduce the amount of tax debts. In case of ineligibility, continue to take coercive measures to urge the collection of tax debt according to regulations;

b. For recoverable debts, outstanding debts incurred from administrative violations: Strictly implement measures to urge debt recovery and management; for debts for which there is a decision on settlement of complaints or court rulings, steps shall be taken to manage the debt according to the decision on settlement of complaints or judgment of the Court; for tax decisions arising in 2022, urgently urge debt recovery, ensuring that the debt amount by December 31, 2022 must be lower than those recorded on December 31, 2021.

(Submit monthly reports on assessment of state budget revenue in 2022 (section 12.1); situation of tax debt recovery and management according to the form and time specified in Official Letter No. 4616/TCHQ-TXNK July 9, 2020).

12.3. Regarding management of customs valuation: Perform the tasks as guided in 3.2 of Section I of this Directive as follows:

a. Organize inspection, identify suspicious signs, conduct consultations (in customs clearance) or post-clearance audits for doubtful cases of declared value compared with the customs value database;

b. Reject the declared value, determine the value in accordance with the database on the value and information collected at the time of valuation. It is strictly forbidden to determine the customs value lower than the database or information collected at the time of valuation;

c. Regularly review and appoint executives and staff members who have a lot of experience and practical skills in carrying out consulting work in key areas at risk of trade fraud with high import volume of goods to improve the efficiency of customs inspection and valuation; Continue to develop and update the manuals on customs inspection and valuation, and update the data system on customs value;

d. Promptly report on and make recommendations about changes in the reference prices that are no longer appropriate and propose the addition of newly items to the List of Risk Management on Customs Value; input timely and full updated information on customs value inspection results into the GTT02 price database system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12.4. Regarding classification and application of taxes: Perform the tasks as guided in 3.3 of Section I of this Directive as follows:

a. Review and check product codes, names, and tax rates at customs clearance or post-customs clearance stage to promptly detect and handle cases of deliberate fraud, incorrect declaration of codes, or incorrect declaration of names of goods, unclear or incomplete declaration of goods in order to enjoy lower tax rates or enjoy special preferential tax rates, focusing on checking items on the list of exported and imported goods posing risks related to tax classification and application;

b. Carry out risk information assessment in declaring the wrong description of goods, declaring the wrong purpose of use, declaring the wrong codes of goods, declaring the wrong quantity, weight, and type of goods with the aim of applying the low tax rates, special preferential tax rates for shipments in the green channel that have been cleared or subject to post-clearance inspection within 60 days from the date of customs clearance to prevent the abuse of goods classified in the green channel to declare tax codes and tax rates in contravention of regulations, collect tax in full and handle violations;

c. Punctually report and propose amendments and supplements to the list of goods having risks in terms of classification and application of tax rates that are no longer appropriate; provide full and adequate updated information on goods classification inspection results and apply tax rates into the database system on goods classification;

d. Carry out the regular or irregular inspection for evaluation of risks that may arise from tax classification and application in the entire workplace, and promptly detect errors or defects to take corrective actions or discipline customs officers, leaderships or divisions concerned that commit violations against regulations in force.

12.5. Regarding tax exemption, reduction, refund and non-collection: Perform the tasks as guided in 3.5 of Section I of this Directive as follows:

a. Review and examine cases of tax exemption, reduction, tax refund, non-collection and non-payment according to the provisions of the Law on Import and Export Tax No. 107/2016/QH13, Decree No. 134/2016/ND -CP dated September 1, 2016, Decree 18/2021/ND-CP dated March 11, 2021; cases of tax exemption, tax reduction and tax refund under Resolution 105/NQ-CP dated September 9, 2021 on supporting enterprises, cooperatives and business households in the context of the Covid-19 epidemic; Resolution 106/NQ-CP dated September 11, 2021 on tax policies for imported goods to finance the fight against the Covid-19 pandemic; Resolution 43/2022/QH-NQ dated January 11, 2022 of the National Assembly on fiscal and monetary policies to support the program of socio-economic recovery and development; Decision 155/QD-BTC dated February 7, 2020 of the Ministry of Finance promulgating a list of goods exempt from import tax for the prevention and control of acute respiratory infections caused by new strains of corona virus; ...with particular attention paid to tax exemption cases such as: tax exemption for goods created through the process of toll manufacturing; production for export; goods exported and imported on the spot, duty-free duty under international treaties; imported goods used for creating fixed assets of investment incentive projects. Review and examine cases where the 0% tax rate has been applied according to Articles 7a and 7b of Decree 57/2020/ND-CP amending and supplementing Decree 125/2017/ND-CP;

b. For cases of tax exemption under the tax-exempt list, the Sub-departments of Customs must compare the import dossiers and actually imported goods with the tax-exempt list that the customs authority has received in order to grant the tax exemption properly. After the goods are cleared, the use of tax-free goods must be inspected according to regulations;

c. Recover tax exemption, tax reduction, tax refund, or non-collection of tax amounts granted to the wrong subjects, within the wrong scope, according to unacceptable dossiers and procedures, and charge concerned officials and employees who did not comply with regulations when reviewing and examining the cases of tax exemption, reduction, tax refund, and non-collection of tax at a and b above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a. Properly follow all stages of customs procedures from receipt, inspection of documents, physical inspection of goods; check data on production facilities, goods storage locations, production capacity of enterprises performing toll manufacturing, production for export, export processing activities, bonded warehouses, off-airport freight terminals to apply tax exemption, non-payment policies in accordance with the provisions of tax law; strictly inspect, control and supervise exported and imported goods of importers or exporters posing high risk of commercial fraud or tax evasion in order to apply appropriate inspection, supervision and control measures; enter updated information into the customs electronic data processing system according to a, 2.3 of Section II of this Directive;

b. Collect information on production facilities, goods storage locations, production capacity of enterprises performing toll manufacturing, production for export, export processing activities, bonded warehouses and off-airport freight terminals in their respective management areas to assess risks, identify businesses and products that are key subjects towards which appropriate inspection and inspection plans must be formulated;

c. Promote cooperation in goods supervision between customs authorities of departure and customs authorities of arrival for goods transported under customs supervision, preventing the situation of stealing and fraudulently exchanging goods during transportation;

d. Focus on analyzing suspects who regularly receive goods sent via express delivery service, but make under-declaration of customs value to take measures to manage and prevent the deconsolidation of bills of lading to enjoy tax incentives or product-specific preferential policies;

e. Strengthen the management and supervision of the transportation of goods subject to customs supervision; prioritize the use of electronic positioning seals to monitor key shipments and high-risk shipments;

g. Periodically conduct the internal assessment of performance of personnel assigned to supervise goods; instruct and request port, warehouse, yard and station operators to fully, accurately and promptly update information on goods entering and leaving the customs supervision area in accordance with law on customs; periodically review and compare information updated by port, warehouse, yard and station operators on the automatic customs supervision system in order to control and grasp actual information about the goods entering or exiting customs security areas in a full and accurate manner.

12.7. Carry out the practice of anti-smuggling, commercial fraud, post-customs clearance inspection, specialized inspection, and internal inspection according to the guidance in 3.8 and 3.9 of section I in this Directive.

12.8. Complete tax accounting systems at all levels (e.g. Departments, Sub-Departments).

12.9. Participate in addressing professional problems to build a Digital and Smart Customs System according to the Project approved by the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



III. IMPLEMENTATION

1. This Directive must be well communicated to all staff. Its directly or indirectly controlled units of the General Department shall be responsible for successfully scheduling, grasping and implementing all of the tasks specified herein;

2. Any officeholder and staff member with good work ethic and attitude that has delivered their outstanding performance or gained noticeable achievements while performing the tasks specified in this Directive can be nominated for timely awards prescribed in regulations in force. On a regular basis, it is necessary to conduct performance assessment aimed at finding and imposing strict sanctions on any officeholder or staff member who has made perfunctory efforts or shown a lack of responsibility while performing the tasks specified in this Directive or committed any violation while on duty.

3. Departments of Customs in provinces and cities must actively develop plans, carry out the tasks specified in section I and II herein in a consistent, comprehensive and effective manner, and submit regular reports by the 12th day each month to the General Department of Customs (via Department of Import and Export Duties that acts as a conduit).

4. Affiliates of the General Department shall, based on its assigned functions and duties, have access to report forms available on the Edoc system to prepare assessment reports on their performance in reference to implementation of the Directive under their delegated authority for submission to the Department of Import and Export Duties by the 20th day each month.

5. Every month, Department of Import and Export Duties shall, based on assessment reports of Departments of Customs in provinces and cities and affiliates of the General Department, prepare a final report on budget collection and spending for submission to the leadership of the General Department.

General Department of Customs is requesting its affiliates to concentrate on the tasks specified herein./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 439/CT-TCHQ thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước ngày 11/02/2022 do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.845

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.33.130
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!