ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1438/QĐ-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 7 tháng 9 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ” TỈNH
BẮC KẠN VAY VỐN QUỸ QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công số
49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định
136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số
16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ;
Căn cứ Văn bản số
5748/VPCP-QHQT ngày 11/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc đồng ý
đề xuất dự án “Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn”
vay vốn IFAD;
Căn cứ Quyết định số
1638/QĐ-TTg ngày 17/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu
tư Dự án của các tỉnh: Cao Bằng và Bắc Kạn vay vốn Quỹ Quốc tế về Phát
triển nông nghiệp (IFAD);
Căn cứ Văn bản số
11502/BTC-QLN ngày 18/8/2016 của Bộ Tài chính về việc chuẩn bị thủ
tục khoản vay IFAD cho Chương trình hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh
Cao Bằng và Bắc Kạn;
Căn cứ Văn bản số
6671/BKHĐT-KTĐN ngày 26/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc góp
ý kiến cho Văn kiện Dự án của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn sử dụng
vốn vay IFAD;
Căn cứ Văn bản số
12080/BTC-QLN ngày 30/8/2016 của Bộ Tài chính về việc chuẩn bị thu tục
khoản vay IFAD cho Chương trình “Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao
Bằng và Bắc Kạn”;
Căn cứ Văn bản số
1988/UBND-NV ngày 25/5/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc cam kết bố
trí đủ nguồn vốn đối ứng địa phương để thực hiện dự án “Hỗ trợ
kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Bắc Kạn”;
Căn cứ Quyết định số
1300/QĐ-UBND ngày 16/8/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt
phương án sử dụng vốn vay và trả nợ khoản vay lại Dự án “Hỗ trợ
kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Bắc Kạn”;
Căn cứ Quyết định số
1333a/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc giao Chủ dự
án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Bắc Kạn vay vốn Quỹ Quốc
tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD);
Theo đề nghị của Sở Kế
hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 95/TTr-KH&ĐT ngày 31/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án “Hỗ trợ kinh doanh cho nông
hộ” tỉnh Bắc Kạn vay vốn Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp với
các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án:
Tên dự án bằng tiếng Việt: Hỗ trợ kinh doanh
cho nông hộ tỉnh Bắc Kạn (Viết tắt là Dự án CSSP tỉnh Bắc Kạn).
Tên dự án bằng tiếng Anh: Commercial
Smallholder Support Project in Bac Kan.
2. Tên nhà tài trợ:
Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD).
3. Cơ quan chủ quản:
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
4. Cơ quan chủ dự án:
Ban Chuẩn bị dự án do IFAD tài trợ giai đoạn II.
5. Địa
điểm thực hiện:
Tại 35 xã nghèo thuộc các
huyện Ba Bể, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm và 2 xã thuộc huyện Bạch Thông để thực hiện
các hoạt động hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị.
6. Thời gian thực hiện dự
án: Từ năm 2017 đến năm 2022.
7. Mục tiêu của dự án:
7.1. Mục tiêu tổng
quát:
Đóng góp vào quá trình giảm
nghèo bền vững tại tỉnh Bắc Kạn. Chỉ tiêu để đánh giá là “Tỷ
lệ giảm nghèo tại các xã trong dự án cao hơn 20% so với mức trung bình của các
xã không trong dự án tại thời điểm dự án kết thúc”.
7.2. Mục tiêu cụ thể:
Nâng cao thu nhập và giảm mức độ dễ
bị tổn thương trước biến đổi khí hậu của hộ nghèo và cận nghèo tại các xã mục
tiêu của dự án một cách bền vững.
Các chỉ tiêu đánh giá cụ thể gồm:
- Tăng chỉ số sở hữu tài sản hộ
gia đình cao hơn 20% so với xã không nằm trong dự án tại thời điểm kết thúc cho
khoảng 15.000 hộ nghèo, cận nghèo và không nghèo trong địa bàn dự án (dữ liệu
phân tách theo nghèo/cận nghèo, dân tộc thiểu số và chủ hộ gia đình là nữ).
- Ít nhất
6.000 hộ nghèo và cận nghèo có khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu tăng
30% so với trước đó (tách riêng theo giới và dân tộc thiểu số).
8. Nội
dung dự án:
Dự án được thiết kế gồm 4 Hợp phần, cụ
thể:
a) Hợp phần 1: Quy trình lập kế hoạch có sự tham gia trên toàn tỉnh được thể chế hóa:
- Tiểu hợp phần 1.1: Kế hoạch đầu
tư chiến lược.
- Tiểu hợp phần 1.2: Kế hoạch lồng
ghép thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tiểu hợp phần 1.3: Kế hoạch dựa
trên kết quả, định hướng thị trường, có sự tham gia và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Hợp phần 2: Sản xuất nông nghiệp
vì một tương lai xanh hơn.
- Tiểu hợp phần 2.1: Giao đất
và giao rừng.
- Tiểu hợp phần 2.2: Các nhóm đồng
sở thích để thích ứng với biến đổi khí hậu.
c) Hợp phần 3: Các nông hộ và
trang trại sản xuất nông nghiệp có khả năng sinh lời được kết nối với nguồn tài
chính và thị trường.
- Tiểu hợp phần 3.1: Xây dựng
các công trình cơ sở hạ tầng cộng đồng.
- Tiểu hợp phần 3.2: Dịch vụ
tài chính nông thôn được tăng cường.
- Tiểu hợp phần 3.3: Quỹ xúc tiến
đầu tư kinh doanh nông lâm nghiệp.
d) Hợp phần 4: Điều phối dự án.
9. Kết quả chủ yếu của dự
án:
- Ít nhất 05 kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển
chuỗi giá trị dựa trên ngành hàng được xây dựng.
- Kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu được đánh
giá và lồng ghép vào quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự
tham gia theo định hướng thị trường (MOPSEDP) thông qua các hoạt động truyền
thông và nâng cao nhận thức.
- MOPSEDP và thích ứng với biến đối khí hậu
được thể chế hóa, năng lực cán bộ các cấp được xây dựng để đảm bảo có thể áp dụng
quy trình tại cấp huyện, xã.
- Ít nhất 80% các xã trên toàn tỉnh
đủ năng lực để xây dựng MOPSEDP.
- Ít nhất 10.000 hộ nông dân (66% tổng số người hưởng lợi dự án) áp dụng
bền vững hai hoặc hơn hai kỹ thuật hoặc phương pháp thích ứng với biến đối khí
hậu.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lâm nghiệp cho người dân với tổng diện tích khoảng 17.000 ha.
- Tối thiểu 900 nhóm cùng sở thích
(CIG) được xây dựng theo ngành hàng thích ứng với biến đổi khí hậu.
- 35 xã thuộc dự án có Ban giám sát các công
trình cơ sở hạ tầng và có đầy đủ năng lực để kiểm tra giám sát, duy trì và quản
lý sử dụng các công trình một cách hiệu quả.
- Các nhóm Tiết kiệm tín dụng
duy trì mức tăng trưởng tiết kiệm tối thiểu ít nhất 15% so với đầu kỳ chương
trình và <5% tỷ lệ nợ xấu trong danh mục vốn vay.
- Ít nhất 12 doanh nghiệp xin
tài trợ từ nguồn vốn APIF được chấp nhận.
- Trong tổng số 19 triệu USD đầu
tư vào hoạt động sản xuất hàng hóa, hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, định
hướng theo ngành hàng và phát triển doanh nghiệp ở các xã dự án có ít nhất 70%
đầu tư có tỉ lệ IRR > 10%.
- Các khoản đầu tư hạ tầng khoảng 400.000 USD mỗi
xã (bao gồm cả đóng góp của người hưởng lợi và Chính phủ Việt Nam) nhằm cung cấp
các lợi ích công cộng thiết yếu để phát triển chuỗi hàng hóa và/hoặc có khả
năng thích ứng với biến đổi khí hậu (bao gồm các công trình đường giao
thông, thủy lợi, các công trình bảo vệ xói mòn và quản lý đất, vệ sinh và quản
lý chất thải, năng lượng tái tạo hoặc cung cấp nước ngọt…).
- Cán bộ các cấp được nâng cao năng lực thực hiện
và quản lý được cấp trang thiết bị làm việc … từ đó đạt được một số kết quả
sau: (i) Kế hoạch hoạt động và ngân sách năm (AWPB) được xây dựng
đáp ứng về chất lượng, đúng tiến độ và hoàn thành đạt yêu cầu của Ban chỉ đạo dự án; (ii) Báo cáo tiến độ và báo cáo tài chính của dự án được thực hiện
đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ; (iii) Các báo cáo giám sát hàng năm về kiểm
toán dự án, mua sắm đấu thầu và quản lý tài chính đồng bộ đạt kết quả tốt; (iv)
Hệ thống theo dõi và đánh giá (M&E) được thiết lập và vận hành, cung cấp
thông tin hướng dẫn để cải thiện việc thực hiện và quản lý Dự án một
cách tốt nhất; (v) Các sổ tay, tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án
sẽ được ban hành kịp thời nhằm hỗ trợ tối đa cho các cấp
triển khai thực hiện đảm bảo tuân thủ trình tự.
10. Tổng vốn của dự án:
Tổng vốn đầu tư dự án là 37.506.000
USD, tương đương 840.129 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ODA: 21.250.000 USD, tương đương 476.000
triệu đồng. Cụ thể như sau:
+ Vốn ODA Trung ương cấp phát: 17.775.000
USD, tương đương 398.160 triệu đồng.
+ Vốn ODA tỉnh Bắc Kạn vay lại của Chính phủ thực
hiện hoạt động phi tín dụng: 1.975.000 USD, tương đương 44.240
triệu đồng.
+ Vốn ODA tỉnh Bắc Kạn vay lại của Chính phủ thực
hiện hoạt động tín dụng: 1.500.000 USD, tương ứng 33.600 triệu đồng.
- Vốn đối ứng: 16.256.000 USD, tương đương
364.129 triệu đồng. Cụ thể như sau:
+ Vốn đối ứng từ Chương trình mục tiêu Hỗ
trợ vốn đối ứng cho địa phương: 4.774.000 USD, tương đương 106.936 triệu
đồng.
+ Vốn đối ứng từ ngân sách địa phương:
1.193.000 USD, tương đương 26.734 triệu đồng.
+ Vốn đối ứng từ các chương trình (Chương trình
135, Chương trình 30a, Chương trình Nông thôn mới …) của Chính phủ đang thực hiện
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: 3.885.000 USD, tương đương 87.024 triệu đồng.
+ Đóng góp của người hưởng lợi: 6.403.000
USD, tương đương 143.434 triệu đồng.
11. Cơ chế tài chính:
Tổng hợp kinh phí dự án theo cơ chế
tài chính trong nước:
TT
|
Nguồn vốn/Hợp phần
|
Việt Nam
(triệu đồng)
|
Đô la mỹ
(1.000 USD)
|
Tỷ lệ (%)
|
I
|
Vốn vay ODA, vốn
vay ưu đãi
|
476.000
|
21.250
|
100,0%
|
1
|
Vốn cấp phát đầu tư
|
398.160
|
17.775
|
83,6%
|
2
|
Vốn cấp phát HCSN (*)
|
-
|
|
0,0%
|
3
|
Cho vay lại
|
|
|
|
|
Vay lại tín dụng
|
33.600
|
1.500,0
|
7,1%
|
|
Vay lại phi tín dụng
|
44.240
|
1.975,00
|
9,3%
|
II
|
Vốn đối ứng
|
364.129
|
16.256
|
100,0%
|
2.1
|
Đối ứng từ NS TW và
NSĐP
|
133.670
|
5.967
|
36,7%
|
|
Ngân sách TW hỗ
trợ(80%)
|
106.936
|
4.774
|
|
|
+ Vốn cấp phát đầu
tư
|
106.936
|
4.774
|
|
|
+ Vốn cấp phát HCSN
|
|
0
|
|
|
Ngân sách địa
phương (20%)
|
26.734
|
1.193
|
|
2.2
|
Vốn góp huy động từ
Chương trình NTM và các chương trình khác trên địa bàn
|
87.024
|
3.885
|
23,9%
|
2.3
|
Vốn góp của Người hưởng
lợi
|
143.435
|
6.403
|
39,4%
|
|
Giao đất và giao
rừng
|
4.949
|
221
|
|
|
Đầu tư xây dựng hạ
tầng
|
36.221
|
1.617
|
|
|
Tài trợ CIG
|
65.708
|
2.933
|
|
|
Quỹ Xúc tiến đầu
tư kinh doanh nông lâm nghiệp (APIF)
|
36.557
|
1.632
|
|
|
Tổng dự án
|
840.129
|
37.506
|
|
* Đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi:
a) Vốn ODA phân bổ cho hoạt động bổ
sung nguồn vốn cho Quỹ Xã hội: đây là hoạt động có khả năng thu hồi vốn trực tiếp
do vậy được vay lại vốn vay của Chính phủ để thực hiện theo quy định của Nghị định
78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính
phủ và Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản
lý nợ công.
b) Đối với
vốn ODA phân bổ cho các hoạt động còn lại của dự án (những hoạt động không có
khả năng thu hồi vốn trực tiếp), căn cứ Điều 8, Nghị định
số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016, áp dụng cơ chế Chính phủ cấp
phát 90% theo Chương trình mục tiêu Hỗ trợ vốn
đối ứng cho địa phương để thực hiện dự án, tỉnh vay lại 10% trực
tiếp từ Ngân sách Nhà nước.
c) Điều kiện
cho vay lại: đồng tiền cho vay lại bằng Đô la Mỹ, lãi suất
1,25%/năm, phí dịch vụ 0,75%/năm, thời hạn vay 25 năm, trong đó 5 năm ân hạn.
d) Phương
án sử dụng và bố trí nguồn trả nợ vốn vay:
- Đối với khoản vay để thực hiện
hoạt động tín dụng: Nguồn vốn này sẽ được bổ sung cho hoạt động của quỹ Xã hội
do Hội Phụ nữ quản lý để triển khai cho vay đối với các nhóm tiết kiệm tín dụng.
Nguồn vốn bố trí để trả gốc, lãi,
phí trong 25 năm sẽ được cân đối từ khoản thu của Quỹ Xã hội với số tiền dự kiến
là 1.910.000 USD (tương đương 42.786 triệu đồng).
- Đối với khoản vay cho các hoạt động
phi tín dụng còn lại của dự án:
+ Nguồn vốn trả lãi, phí trong 5 năm
ân hạn (2017-2021) sẽ bố trí từ nguồn tiết kiệm chi, tăng thu ngân sách và kết
dư ngân sách tỉnh hàng năm với số vốn dự kiến là 100.350 USD (tương đương 2.248
triệu đồng).
+ Nguồn vốn trả gốc, lãi và phí
trong 20 năm tiếp theo (2022-2041) bố trí từ nguồn ngân sách địa phương cân đối
hàng năm với số vốn dự kiến là 2.379.280 USD (tương đương 53.296 triệu đồng).
+ Phương án trả nợ được tổng hợp
vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và các giai đoạn tiếp
theo.
* Đối với vốn đối ứng:
a) Do Bắc Kạn là tỉnh được ngân
sách Trung ương bổ sung trong cân đối trên 50%, căn cứ theo Quyết định số
40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển
nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020, thì Trung ương hỗ trợ 80% (tương đương 106.936
triệu đồng), ngân sách địa phương tự cân đối 20% (tương đương
26.734 triệu đồng). Các khoản chi từ
vốn đối ứng bao gồm: (i) Chi lương, thưởng, các khoản phụ
cấp lương và làm thêm giờ (ii) các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu, thử
nghiệm, khảo sát và tập huấn nâng cao năng lực; (iii) các khoản thuế; (iv) chi
phí thường xuyên. Trong đó, nguồn vốn đối ứng được cân đối từ ngân sách địa
phương sẽ được chi cho các nội dung của hợp phần quản lý dự án.
b) Nguồn vốn
đối ứng cho hoạt động tài trợ phát triển hạ tầng cộng đồng
sẽ là nguồn vốn huy động từ vác chương trình của
Chính phủ đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Chương trình 135, Chương
trình 30a, Chương trình Nông thôn mới…).
c) Vốn đối ứng do người hưởng lợi
đóng góp: Các khoản đóng góp của người hưởng lợi gồm: (i) 10% đối hoạt động
giao đất lâm nghiệp; (ii)10% đối với các công trình xây dựng hạ tầng, chủ yếu bằng
ngày công lao động hoặc vật liệu người dân tự khai thác được, giá trị đất đai,
tài sản hiến tặng; (iii) 51% kinh phí đối ứng từ phía các doanh nghiệp được nhận
hỗ trợ từ quỹ APIF; (iv) 50% kinh phí đối ứng của các nhóm sở thích thực hiện
các đề xuất đồng tài trợ.
12. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ODA (vốn vay IFAD).
- Vốn đối ứng từ Ngân sách Trung ương.
- Vốn đối ứng từ Ngân sách địa phương.
- Vốn đóng góp của người hưởng lợi.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện:
- Ủy ban nhân dân tỉnh là Cơ
quan chủ quản dự án thành lập Ban Chỉ đạo để giúp UBND tỉnh chỉ
đạo, điều hành thực hiện dự án theo đúng Hiệp định đã ký với Nhà
tài trợ và Văn kiện dự án đã được phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
quyết định thành lập Văn phòng điều phối dự án chịu trách nhiệm
quản lý và tổ chức thực hiện dự án theo đúng Hiệp định đã ký với
Nhà tài trợ và Văn kiện dự án đã được phê duyệt.
Điều 3. Giao Văn phòng điều
phối dự án chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả những nội dung quy định tại
Điều 1 của Quyết định này và nội dung của Văn kiện dự án được phê
duyệt theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý và sử
dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của
nhà tài trợ và các cam kết với nhà tài trợ.
Điều 4. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài Nguyên
và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Lao động-Thương binh và
Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch các Hội: Nông dân
tỉnh, Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã; Chủ
tịch UBND các huyện: Ba Bể, Na Rì, Pác Nặm, Ngân Sơn, Bạch Thông và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 (T/h);
- TT Tỉnh ủy (Báo cáo);
- TT HĐND tỉnh (Báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư;
Tài chính; Ngoại giao;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PCVP (Ô.Tuấn);
- Lưu: VT, NV.
|
CHỦ TỊCH
Lý Thái Hải
|