BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày
13 tháng 6 năm 2018
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VIỆC CHẤP THUẬN, THẨM ĐỊNH CÁC
HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐÊ ĐIỀU
Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày
27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trình
tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều,
có hiệu lực kể từ ngày 11/8/2011 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn
vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày
18/7/2017.
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03
tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số
75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2006 và Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày
20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000; Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày
16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh
Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng
12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về hồ sơ, trình tự thực hiện của thủ tục chấp thuận, thẩm định các hoạt động
liên quan đến đê điều như sau:[1]
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về trình tự thực hiện việc
chấp thuận để làm cơ sở cho việc cấp phép cho các hoạt động liên quan đến đê điều
và thẩm định dự án đầu tư xây dựng các công trình ở bãi sông do Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
1. Các hoạt động liên quan đến đê điều đối với
đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III trước khi tiến hành phải có ý kiến chấp
thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:
a) Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm
vi bảo vệ đê điều;
b) Khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều;
c) Xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc
biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông.
2. Các hoạt động xây dựng, cải tạo công trình
giao thông liên quan đến đê điều mà phạm vi ảnh hưởng từ hai tỉnh trở lên trước
khi tiến hành phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
3. Các hoạt động sử dụng bãi sông nơi chưa có
công trình xây dựng để xây dựng công trình theo dự án đầu tư do Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt trước khi trình phải có thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến đê điều.
1. Luật Đê điều và các quy định của pháp luật
khác có liên quan.
2. Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; quy hoạch đê điều; quy hoạch
sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ
thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 4. Cơ quan tiếp nhận,
chấp thuận, thẩm định hồ sơ
1. Tổng cục Phòng, chống thiên tai[2] là cơ
quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến
đê điều quy định tại Điều 1 Thông tư này.
2.[3] (được bãi bỏ)
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận gửi 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính
và 01 bộ sao chụp) trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Tổng cục Phòng, chống
thiên tai[4] thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ý kiến bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh về đề nghị của Chủ đầu tư;
c) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm:
Thuyết minh, bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt cắt đại diện, trong đó thể hiện những
nội dung liên quan đến đê điều, thoát lũ khi xây dựng công trình;
d) Văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện dự án (nếu có);
đ) Đối với công trình mà phạm vi ảnh hưởng từ hai tỉnh trở lên phải có ý kiến
bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan;
e) Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu xét thấy
công trình có ảnh hưởng đến an toàn đê điều và thoát lũ thì cơ quan trực tiếp xử
lý hồ sơ thông báo bổ sung một hoặc các tài liệu sau: Văn bản thẩm tra của đơn
vị tư vấn độc lập về sự ảnh hưởng của công trình đến an toàn đê điều và thoát
lũ lòng sông (sự giảm lưu lượng lũ thiết kế; tăng mực nước lũ thiết kế; ảnh hưởng
đến dòng chảy khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu; ổn định lòng dẫn; ổn định
thân đê, nền đê khu vực xây dựng công trình); ý kiến bằng văn bản của các cơ
quan chức năng liên quan; tài liệu khảo sát địa hình, địa chất để phục vụ cho
việc kiểm tra, tính toán làm cơ sở xem xét, chấp thuận.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ
theo quy định, Tổng cục Phòng, chống thiên tai [5]
xem xét hồ sơ, nếu đủ điều kiện theo quy định, Tổng cục Phòng, chống thiên tai[6] có ý kiến chấp thuận bằng văn bản và trả kết quả
tại Tổng cục Phòng, chống thiên tai[7] hoặc qua hệ
thống bưu chính; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định, Tổng cục
Phòng, chống thiên tai[8] có văn bản thông báo việc
không chấp thuận xây dựng công trình và trả kết quả tại Tổng cục Phòng, chống
thiên tai[9] hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định hoặc cần bổ sung tài liệu,
trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Phòng, chống
thiên tai[10] có thông báo bằng văn bản về những
nội dung chưa đầy đủ, yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
Các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này,
trình tự thực hiện thẩm định như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định gửi 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính
và 01 bộ sao chụp) trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Tổng cục Phòng, chống
thiên tai[11] thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo mẫu
tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ý kiến bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh về đề nghị của Chủ đầu tư;
c) Hồ sơ dự án gồm: Thuyết minh, thiết kế cơ sở, phụ lục tính toán, trong đó
thể hiện những nội dung liên quan đến quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông
có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng
được phê duyệt và kết quả tính toán đáp ứng theo yêu cầu về an toàn đê điều,
thoát lũ theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều và Điều 5 Nghị định số
113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đê điều;
d) Văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện dự án (nếu có);
đ) Văn bản thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về
sự ảnh hưởng của công trình đến an toàn đê điều và thoát lũ lòng sông, cụ thể về
sự giảm lưu lượng lũ thiết kế; tăng mực nước lũ thiết kế; ảnh hưởng đến dòng chảy
khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu; ổn định lòng dẫn; ổn định thân đê, nền đê
khu vực xây dựng công trình;
e) Đối với công trình mà phạm vi ảnh hưởng từ
hai tỉnh trở lên phải có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên
quan;
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ
theo quy định, Tổng cục Phòng, chống thiên tai[12]
xem xét hồ sơ, có ý kiến thẩm định bằng văn bản và trả kết quả tại Tổng cục
Phòng, chống thiên tai[13] hoặc qua hệ thống bưu
chính.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định hoặc cần bổ sung tài liệu
trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Phòng, chống
thiên tai[14] có thông báo bằng văn bản về những
nội dung chưa đầy đủ, yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
Điều 7. Hiệu lực thi hành[15]
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể
từ ngày ký ban hành.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc
cần bổ sung, sửa đổi, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để nghiên cứu giải quyết./.
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN
DÂN
CẤP TỈNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:......../.........
|
......,
ngày... tháng... năm.....
|
TỜ TRÌNH
Đề nghị thẩm định
dự án đầu tư xây dựng
sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng
Kính gửi:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2003 và Nghị định
số 113/2009/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão sửa đổi,
bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000 và Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống
lụt, bão;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày
21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống
sông Hồng, sông Thái Bình;
Căn cứ các quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết;
quy hoạch đê điều; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng và các quy hoạch
khác liên quan (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Các căn cứ pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh........... đề nghị Bộ
Nông nghiệp thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng bãi sông nơi chưa có công
trình xây dựng với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
4. Chủ nhiệm lập dự án:
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
9. Loại, cấp công trình:
10. Giải pháp kỹ thuật và kết cấu công trình:
11. Sự phù hợp về quy hoạch phòng chống lũ chi tiết,
quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch
khác có liên quan (nếu có):
12. Tổng mức đầu tư của dự án:
13. Nguồn vốn đầu tư:
14. Hình thức quản lý dự án:
15. Thời gian thực hiện dự án:
16. Các nội dung khác:
17. Kết luận:
18. Hồ sơ kèm theo gồm:
+ Văn bản đề nghị của chủ đầu tư (bản chính)
+ Hồ sơ dự án: (Thuyết minh dự án, Thiết kế cơ sở)
+ Biên bản nghiệm thu tài liệu khảo sát của chủ
đầu tư
+ Ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành (cấp
Sở) về đê điều, phòng chống lụt bão; tài nguyên môi trường; xây dựng và các cơ
quan khác có liên quan (nếu có).
+ Văn bản thẩm tra về an toàn đê điều và thoát
lũ của cơ quan có đủ tư cách pháp nhân (đối với công trình có khả năng ảnh hưởng
đến an toàn đê điều và thoát lũ).
+ Các tài liệu liên quan (nếu có).
Ủy ban nhân dân tỉnh........ đề nghị Bộ NN-PTNT
thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng.....
làm cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai các bước tiếp
theo./.
|
ỦY BAN NHÂN
DÂN CẤP TỈNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
[1]
Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (viết tắt là Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày
29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có căn cứ ban
hành như sau:
“Căn cứ
Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày
17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề
nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều
của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các
đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
[2] Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi
cụm từ “Tổng cục Phòng, chống thiên tai” được quy định tại khoản 1 Điều 6
của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[3]
Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư số
11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[4] Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi
cụm từ “Tổng cục Phòng, chống thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6
của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[5]
Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi cụm từ “Tổng cục Phòng, chống
thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số
11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[6]
Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi cụm từ “Tổng cục Phòng, chống
thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT
ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực
kể từ ngày 18/7/2017.
[7]
Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi cụm từ “Tổng cục Phòng, chống
thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số
11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[8]
Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi cụm từ “Tổng cục Phòng, chống
thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số
11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[9]
Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi cụm từ “Tổng cục Phòng, chống
thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số
11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[10]
Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi cụm từ “Tổng cục Phòng, chống
thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số
11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[11]
Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi cụm từ “Tổng cục Phòng, chống
thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số
11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[12]
Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi cụm từ “Tổng cục Phòng, chống
thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT
ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực
kể từ ngày 18/7/2017.
[13]
Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi cụm từ “Tổng cục Phòng, chống
thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số
11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[14]
Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bởi cụm từ “Tổng cục Phòng, chống
thiên tai” theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số
11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
[15]
Các Điều 18, 19 của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017 quy định
như sau:
“Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 7 năm 2017.
2. Những quy định về nhiệm vụ của Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống
thiên tai được quy định tại Điều 2, Điều 5, Điều 6, Điều 9 của Thông tư này có
hiệu lực thi hành cùng thời điểm với hiệu lực của Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
Điều
19. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ
Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”