Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 961/QĐ-UBND 2021 Kế hoạch tái canh cà phê tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021 2025

Số hiệu: 961/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Lê Trọng Yên
Ngày ban hành: 08/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 961/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 08 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy trình tái canh cà phê vối;

Căn cứ Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 06/9/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1391/QĐ-UBND ngày 06/9/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Đề án quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 06/11/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành định mức Kinh tế - Kỹ thuật một số cây trồng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 134/TTr -SNN ngày 22 tháng 6 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cà phê địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025 với tổng diện tích là 17.892,2 ha; trong đó: Diện tích cà phê tái canh là 13.409,7 ha; diện tích cà phê ghép cải tạo là 4.482,5 ha (Chi tiết có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Nông và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Trọng Yên

 

KẾ HOẠCH

TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 08/7/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021 - 2025)

Để thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021 - 2025, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích

Thực hiện việc tái canh, ghép cải tạo giống đối với diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê thương phẩm, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm cà phê của tỉnh; hình thành các vùng sản xuất tập trung có giống đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và góp phần thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đề án phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025.

1.2. Yêu cầu

- Kế hoạch và lộ trình thực hiện bám sát Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025, đảm bảo ổn định diện tích cà phê toàn tỉnh đến năm 2025 là 130.000 ha, sản lượng đạt 370.000 tấn. Đồng thời, không làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của các hộ dân trồng cà phê khi thực hiện kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cây cà phê.

- Tập trung chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp tái canh, ghép cải tạo theo hình thức cuốn chiếu; ưu tiên thực hiện đối với những vườn cà phê có độ tuổi từ cao đến thấp, những khu vực sản xuất cà phê tập trung để định hướng hình thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Lồng ghép cùng với các chương trình, dự án, đề án khác hiện đang được triển khai để thực hiện có hiệu quả việc cải tạo giống, tái canh vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp trên địa bàn tỉnh, đồng thời giảm áp lực về nguồn vốn.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

2.1. Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có vườn cây cà phê đủ điều kiện áp dụng biện pháp tái canh hoặc ghép cải tạo giống cà phê.

2.2. Phạm vi: Các địa phương trồng Cà phê trên địa bàn toàn tỉnh.

2.3. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021-2025.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

3.1. Kế hoạch, lộ trình thực hiện

- Về diện tích: Tổng diện tích thực hiện tái canh và ghép cải tạo giai đoạn 2021-2025 là 17.892,2 ha; trong đó: diện tích tái canh là 13.409,7 ha; diện tích ghép cải tạo là 4.482,5 ha. Cụ thể:

+ Năm 2021: Tổng diện tích thực hiện 3.099,8 ha (Trong đó: Tái canh 2.329,1 ha; Ghép cải tạo 770,7 ha);

+ Năm 2022: Tổng diện tích thực hiện 3.386 ha (Trong đó: Tái canh 2.539,1 ha; Ghép cải tạo 846,9 ha);

+ Năm 2023: Tổng diện tích thực hiện 3.559,8 ha (Trong đó: Tái canh 2.673 ha; Ghép cải tạo 886,8 ha);

+ Năm 2024: Tổng diện tích thực hiện 3.837,4 ha (Trong đó: Tái canh 2.856,2 ha; Ghép cải tạo 981,2 ha);

+ Năm 2025: Tổng diện tích thực hiện 4.009,2 ha (Trong đó: Tái canh 3.012,3 ha; Ghép cải tạo 996,9 ha);

(Chi tiết tại Phụ lục I đính kèm).

- Về năng suất, sản lượng: Tập trung cải tạo, tái canh thay thế diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, bị sâu bệnh nặng bằng các giống cà phê cao sản đã được chứng nhận, có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương; phấn đấu đến năm 2025, năng suất bình quân chung của tỉnh đạt 28 - 30 tạ/ha, sản lượng chung của toàn tỉnh tăng bình quân 8.000 tấn/năm.

- Thu nhập cho nông hộ sau khi trồng tái canh, ghép cải tạo tăng lên ít nhất 1,5 lần so với trước khi chưa tái canh; đồng thời xây dựng, hình thành các vùng sản xuất cà phê bền vững, ứng dụng công nghệ cao.

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng và chăm sóc cà phê tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông để thực hiện việc cải tạo chất lượng vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của nông dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh.

3.2. Điều kiện áp dụng biện pháp tái canh, ghép cải tạo giống cà phê

Diện tích cà phê nằm trong vùng quy hoạch đất trồng cây lâu năm của tỉnh Đắk Nông và đáp ứng các điều kiện sau:

3.2.1. Đối với biện pháp ghép cải tạo

Cây cà phê trên 15 năm tuổi, cây sinh trưởng tốt, có bộ rễ khỏe nhưng không đồng đều về chất lượng, mẫn cảm với bệnh rỉ sắt, năng suất bình quân thấp nhiều năm liền dưới 1,5 tấn/ha.

3.2.2. Đối với biện pháp tái canh

- Cây cà phê sinh trưởng kém và năng suất trung bình 03 năm liền dưới 1,5 tấn/ha, không áp dụng các biện pháp cưa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo được.

- Vườn cà phê trồng tái canh 1-3 năm bị vàng lá, thối rễ.

3.3. Nhiệm vụ ưu tiên: Cụ thể tại Phụ lục III đính kèm.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

4.1. Giải pháp tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức các hội nghị hội thảo và sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông như Website, báo chí, đài truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về lợi ích mang lại từ việc tham gia chương trình tái canh cho mọi người dân, đặc biệt là người dân trồng cà phê trên địa bàn toàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền tái canh, ghép cải tạo diện tích cà phê già cỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân về mục đích, yêu cầu, sự cần thiết thực hiện kế hoạch tái canh, ghép cải tạo giống cà phê và chủ trương, chính sách của nhà nước về hỗ trợ vay vốn đầu tư để thực hiện chương trình.

- Tổ chức hội nghị triển khai chủ trương tái canh, cải tạo giống và hỗ trợ vay vốn đầu tư tái canh cà phê già cỗi trên địa bàn các huyện, thành phố.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền thông qua các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ...) và thông qua khuyến nông viên các xã, phường, thị trấn, cộng tác viên khuyến nông, thôn, bon, buôn, tổ dân phố,…

- Thực hiện tốt Chương trình khuyến nông hàng năm để nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cà phê của tỉnh.

4.2. Giải pháp quản lý, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Trên cơ sở Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đề án phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; các địa phương tiến hành rà soát, định hướng, triển khai sắp xếp, bố trí sản xuất cà phê hợp lý, thực hiện kế hoạch tái canh và ghép cải tạo hiệu quả theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao.

- Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích xây dựng chuỗi giá trị sản xuất cà phê bền vững, nhất là liên kết giữa nông dân với nông dân (Hội cà phê, thành lập nhóm, Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất cà phê), doanh nghiệp với nông dân, doanh nghiệp với doanh nghiệp (doanh nghiệp cung ứng vật tư, ngân hàng, doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê),… để sản xuất cà phê trên quy mô lớn theo hướng vùng.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, bảo đảm chất lượng cây giống và các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất, tái canh, ghép cải tạo cà phê.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy suất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý… để sản phẩm đảm bảo về chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng các yêu cầu của thị trường; tăng cường công tác sơ chế, chế biến, sấy khô sản phẩm, gia công... để nâng cao chất lượng nông sản, tăng tỷ trọng hàng chế biến bằng công nghệ mới.

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê thành lập quỹ xúc tiến thương mại, quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng cáo, kích cầu cà phê, khắc phục rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới.

4.3. Giải pháp về nguồn giống

- Hỗ trợ, nâng cao năng lực sản xuất giống cà phê chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn; xây dựng vườn sản xuất chồi giống cà phê năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt với bệnh rỉ sắt; chứng nhận vườn sản xuất chồi giống cà phê vối; xây dựng mô hình vườn giống cà phê vối;

- Hỗ trợ các địa phương điều tra khảo sát, bình tuyển cây đầu dòng, công nhận vườn đầu dòng cà phê; kiểm tra, giám sát cây đầu dòng, vườn đầu dòng đã được cấp giấy chứng nhận để làm cơ sở nhân giống phục vụ công tác tái canh, ghép cải tạo;

- Để đảm bảo nguồn giống đáp ứng yêu cầu khoảng 14.750,67 ngàn cây cà phê giống để trồng tái canh 13.409,70 ha và 13.447,5 ngàn chồi để ghép cải tạo 4.482,50 ha, thực hiện một số nội dung sau:

+ Củng cố, khai thác có hiệu quả 09 vườn ươm giống và 08 vườn nhân chồi cà phê đủ điều kiện theo Quyết định số 4510/QĐ-BNN-HTQT ngày 01/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chí vườn ươm, tiêu chuẩn cây giống và quy trình thẩm định, công nhận vườn ươm giống cà phê áp dụng cho Dự án VnSAT để phục vụ chương trình tái canh và hướng dẫn các cơ sở sản xuất gieo ươm cây giống cà phê thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống theo quy định. Xác định nguồn giống tốt phù hợp với các vùng trồng cà phê để thực hiện tái canh, cải tạo giống.

+ Hoàn thiện hệ thống sản xuất và cung ứng giống từ tỉnh đến cơ sở. Tập trung nhân, chuyển giao nhanh các giống cà phê vối năng suất, chất lượng cao như giống TRS1, TR4, TR9, Cà phê dây…nhằm đảm bảo nguồn giống chất lượng cao phục vụ chương trình tái canh, ghép cải tạo.

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống cà phê theo đúng quy định để hình thành ngành sản xuất giống hiện đại hóa, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân một cách bền vững.

+ Tổ chức quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn giống cây cà phê trên địa bàn toàn tỉnh cũng như xây dựng, hoàn chỉnh các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống.

4.4. Giải pháp về chuyển giao khoa học công nghệ

- Nghiên cứu, đánh giá thời gian khai thác bình quân của vườn cà phê ghép chồi; nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của một số dòng cà phê ghép tại từng vùng sinh thái để đưa ra các định hướng cho người sản xuất; xác định biện pháp xử lý đất và canh tác đối với trồng tái canh cà phê tại từng vùng sinh thái; nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hạt lai đa dòng trong trồng tái canh cà phê tại từng địa bàn trọng điểm.

- Chuyển giao các nghiên cứu kỹ thuật về tái canh cà phê sớm, các mô hình tái canh, ghép cải tạo cà phê hiệu quả đã được các cơ quan, viện, trường nghiên cứu cho người dân sản xuất trực tiếp áp dụng.

- Nghiên cứu, rà soát, xây dựng và ban hành quy trình sản xuất, tái canh cà phê, kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, quy trình chăm sóc cà phê ghép, cà phê thực sinh và quy trình ghép cải tạo cà phê phù hợp với từng vùng sinh thái của tỉnh; Tập trung các giống cà phê đặc trưng của địa phương đã được công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng để làm cơ sở phổ biến cho người dân thực hiện sản xuất, tái canh.

- Thiết kế vườn mẫu để hướng dẫn nông dân thực hiện tái canh, cải tạo giống đảm bảo tính bền vững như: Tỷ lệ cây che bóng, hệ thống tưới, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc đối với từng giống cà phê, biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, công tác phòng chống dịch bệnh,…

- Triển khai thực hiện xây dựng các mô hình trên địa bàn tỉnh về tái canh, ghép cải tạo cà phê tại các vùng trồng cà phê trọng điểm và có điều kiện thuận lợi của tỉnh. Nhân rộng mô hình điểm tái canh, cải tạo giống cà phê; mở rộng diện tích cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGap, hữu cơ, UTZ,…

- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật tái canh cà phê cho các hộ có nhu cầu, đặc biệt là các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số theo quy trình tái canh, ghép cải tạo cà phê vối được ban hành tại quyết định số Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31/05/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy trình tái canh cây cà phê vối; Quyết định số 39/QĐ-TT-CCN ngày 12/2/2015 của Cục trồng trọt về việc ban hành quy trình tạm thời cưa ghép cải tạo cà phê vối;

- Xây dựng kế hoạch khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học đã thành công đối với cây cà phê để phục vụ công tác tái canh, cải tạo giống. Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê theo từng chủng loại giống, từng vùng sinh thái và từng độ tuổi, sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng (VietGAP, GlobaGap, Hữu cơ, UTZ, 4C,….) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của vườn cà phê.

4.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Vận dụng các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án có liên quan (Chương trình xây dựng nông thôn mới; Mỗi xã một sản phẩm; Đề án giảm nghèo bền vững;…) để:

- Đầu tư mới và nâng cấp các công trình thủy lợi; xây dựng cải tạo hệ thống trạm bơm, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng hệ thống tưới cho vùng hạn khó tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng.

- Tăng cường đầu tư nâng cấp và xây mới các tuyến đường kết nối các khu vực sản xuất cà phê tập trung.

- Xây dựng nâng cấp hệ thống điện, đặc biệt là điện phục vụ sản xuất cho nông nghiệp đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn.

- Hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cơ sở sản xuất giống cà phê, các vùng sản xuất cà phê tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm phục vụ sản xuất cà phê nói chung và chương trình tái canh nói riêng.

4.6. Giải pháp về nguồn lực và cơ chế chính sách

- Về thực hiện cơ chế chính sách: Rà soát, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, tích hợp các chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hiện có như:

+ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ bổ sung một số điều Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

+ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

+ Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc Ban hành Quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông;

+ Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt một số chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

+ Nghị quyết số 42/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh;

+ Nghị quyết số 44/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về mức hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2020.

+ Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

- Về nguồn lực: Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác như:

+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

+ Lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình khuyến nông, Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (One commune one product - OCOP); Dự án VnSAT; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu;…

+ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

+ Đề án phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

- Xây dựng hướng dẫn cụ thể về điều kiện được vay vốn, định mức cho vay, lãi suất vay, cơ chế hỗ trợ, thời hạn vay, tiến độ thu hồi vốn vay, trình tự hồ sơ thủ tục vay vốn tái canh cà phê, ghép cải tạo cà phê;

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến khoảng: 1.433,661 tỷ đồng; trong đó:

- Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 4,3 tỷ đồng (0,3%), (Ngân sách tỉnh hỗ trợ từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030).

+ Ngân sách giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: 2,46 tỷ đồng;

+ Ngân sách giao cho các huyện, thành phố Gia Nghĩa là: 1,84 tỷ đồng;

- Vốn vay ngân hàng là: 983,921 tỷ đồng chiếm 68,36%, (do tổ chức, cá nhân thực hiện hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để vay vốn các tổ chức tín dụng);

- Vốn đối ứng của người dân là: 435,403 tỷ đồng, chiếm 30,07% (đối ứng thông qua chi phí vật tư, công lao động…);

- Nguồn khác (từ các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia,…) là: 14,337 tỷ đồng.

(Chi tiết kinh phí tại Phụ lục II đính kèm).

Phương án tài chính: Thực hiện lồng ghép kế hoạch này với các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn tỉnh để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư như: Dự án VnSAT; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Đề án phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Dự án giảm nghèo của tỉnh (WB); Đề án phát triển cà phê bền vững thuộc Ngân hàng thế giới; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm OCOP; Chương trình khuyến nông địa phương và các chương trình, dự án khác có liên quan.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh quản lý điều hành việc triển khai thực hiện Kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê theo đúng kế hoạch đề ra, trong đó chủ trì thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cà phê giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

- Chủ trì, phối hợp cùng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và các Sở, ngành có liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch trong toàn tỉnh như: Tuyên truyền các cơ chế chính sách vay tín dụng, cơ chế hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho người dân tái canh, ghép cải tạo giống cà phê;

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tình hình triển khai thực hiện kế hoạch tái canh tại các địa phương; hướng dẫn, đề xuất giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc tại cơ sở; tham mưu điều chỉnh kịp thời những nội dung không phù hợp để tạo điều kiện cho các địa phương triển khai được thuận lợi, hiệu quả;

- Lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý để phục vụ kế hoạch tái canh, ghép cải tạo giống cà phê;

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống, nâng cao năng lực sản xuất cây giống của vườn ươm hiện có để nâng cao chất lượng cây giống; phối hợp với các địa phương, cơ sở sản xuất giống chuẩn bị nguồn giống đảm bảo chất lượng và số lượng để phục vụ chương trình;

- Rà soát, phân loại, đánh giá, lựa chọn cơ sở nhân giống cà phê đủ điều kiện để nhân giống cà phê phục vụ kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh;

- Theo dõi, tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.

6.2. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Nông

- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vay vốn để thực hiện đầu tư tái canh, cải tạo giống, trồng mới cây cà phê trên địa bàn tỉnh theo cơ chế nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015, Thông tư số 25/2018/TT-NHNN ngày 24/10/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Công văn số 8846/NHNN-TD ngày 22/11/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh Khu vực Tây Nguyên; Công văn số 6552/UBND-KTTH ngày 25/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc cho vay tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Công văn 736/ĐNO ngày 30/11/2018 của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Nông về việc cho vay tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa thực hiện nguồn vốn tín dụng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đủ điều kiện vay để thực hiện đầu tư tái canh, cải tạo giống cây cà phê.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện, thành phố Gia Nghĩa phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các kế hoạch giải ngân hàng năm.

6.3. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Làm đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình, cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư liên kết với người dân sản xuất tập trung tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; tích cực kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư các nhà máy chế biến sâu các sản phẩm cà phê bột, cà phê hòa tan vào địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tích hợp Kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cà phê để tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của tỉnh.

- Sở Tài chính: Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí đủ vốn thực hiện kế hoạch từ các nguồn kinh phí sự nghiệp và đầu tư phát triển của tỉnh.

- Sở Công thương: Chủ trì thực hiện việc quản lý nhà nước về công nghiệp chế biến, các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp chế biến liên quan đến sản phẩm cà phê của tỉnh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các mô hình để thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến sâu sản phẩm cà phê, nâng cao giá trị sản phẩm để tiêu thụ, xuất khẩu.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ có liên quan phục vụ công tác tái canh, ghép cải tạo cà phê của tỉnh.

6.4. Hội Nông dân tỉnh

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong hội viên nông dân về chủ trương, chính sách tái canh, chuyển đổi giống cà phê; tích cực vận động và giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; phát động thi đua, phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong sản xuất cà phê.

- Vận động và hỗ trợ hội viên tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Nông để thực hiện chương trình tái canh cà phê.

6.5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Tư vấn, hướng dẫn hợp tác xã, thành viên hợp tác xã tổ chức sản xuất, kinh doanh, thực hiện tái canh, ghép cải tạo trên cây cà phê để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, định hướng chủ trương, chính sách của tỉnh.

6.6. UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện tái canh, cải tạo giống cây cà phê trên địa bàn.

- Tùy tình hình thực tế, thành lập Ban Chỉ đạo hoặc tổ tư vấn tái canh và ghép cải tạo cà phê cấp huyện, cơ quan thường trực là Phòng Nông nghiệp và chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện, thành phố.

- Trên cơ sở Kế hoạch chung của tỉnh và nguồn lực của địa phương, xây dựng kinh phí, lập kế hoạch tái canh hàng năm của huyện, thành phố để triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát phân loại, đánh giá lựa chọn các cơ sở nhân giống cà phê đủ điều kiện để nhân giống cà phê phục vụ kế hoạch trồng tái canh, ghép cải tạo trên địa bàn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã, phường, thị trấn: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng kế hoạch tái canh và ghép cải tạo; kiểm tra, xác nhận danh sách các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đủ điều kiện được hỗ trợ vay vốn thực hiện tái canh, ghép cải tạo giống cà phê tại địa phương.

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan tại địa phương (Đài Phát thanh huyện, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, khuyến nông viên các xã, phường, thị trấn; đội ngũ cộng tác viên khuyến nông thôn, bon,…) tăng cường công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc tái canh phục vụ chương trình.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất cây giống và công tác tập huấn, khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê trên địa bàn, đảm bảo phục vụ chương trình tái canh.

- Lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang triển khai thực hiện tại địa phương để phục vụ kế hoạch tái canh, cải tạo giống, trồng mới cây cà phê.

- Theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện của địa phương về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ./.

 

PHỤ LỤC I:

PHÂN KỲ KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH CÀ PHÊ THỰC HIỆN TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 08/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

(Đơn vị tính: ha)

STT

Hạng mục phân kỳ thực hiện

Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021- 2025

Huyện Krông Nô

Huyện Cư Jút

Huyện Đắk Mil

Huyện Đắk Song

TP. Gia Nghĩa

Huyện Đắk Glong

Huyện Đắk R’lấp

Huyện Tuy Đức

I

Tái canh

13.409,7

1.050

750

4.715

726

1.020

730

3.478,7

940

1

Năm 2021

2.329,1

150

100

905

130

150

182

585,8

126,3

2

Năm 2022

2.539,1

200

150

926

142

170

168

624,6

158,5

3

Năm 2023

2.673

200

150

939

147

200

147

707,4

182,6

4

Năm 2024

2.856,2

250

150

967

152

250

124

747

216,2

5

Năm 2025

3.012,3

250

200

978

155

250

109

813,9

256,4

II

Ghép cải tạo

4.482,5

700

 

375

 

150

1.977

1.206,20

74,3

1

Năm 2021

770,7

50

0

70

0

30

428

184,2

8,5

2

Năm 2022

846,9

100

0

69

0

30

411

224,3

12,6

3

Năm 2023

886,8

150

0

71

0

30

392

228,8

15

4

Năm 2024

981,2

200

0

83

0

30

378

272

18,2

5

Năm 2025

996,9

200

0

82

0

30

368

296,9

20

I+II

Tổng cộng:

17.892,2

1.750

750

5.090

726

1.170

2.707

4.684,9

1.014,3

 

PHỤ LỤC II:

TỔNG HỢP NHU CẦU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 08/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

Năm thực hiện

Diện tích

Tổng vốn đầu tư

Trong đó (đồng)

Vốn vay (68,63%)

Vốn của dân đối ứng (30,07%)

Vốn ngân sách nhà nước (0,3%)

Nguồn khác* (1%)

Tái canh

13.409,7

1.282.023.000.000

879.852.384.900

389.350.385.100

3.846.069.000

12.820.230.000

Năm 2021

2.329,1

229.509.000.000

157.512.026.700

69.701.883.300

688.527.000

2.295.090.000

Năm 2022

2.539,1

246.609.000.000

169.247.756.700

74.895.153.300

739.827.000

2.466.090.000

Năm 2023

2.673,0

255.960.000.000

175.665.348.000

77.735.052.000

767.880.000

2.559.600.000

Năm 2024

2.856,2

267.948.000.000

183.892.712.400

81.375.807.600

803.844.000

2.679.480.000

Năm 2025

3.012,3

281.997.000.000

193.534.541.100

85.642.488.900

845.991.000

2.819.970.000

Ghép cải tạo

4.482,5

151.637.500.000

104.068.816.250

46.052.308.750

454.912.500

1.516.375.000

Năm 2021

770,7

25.924.500.000

17.791.984.350

7.873.270.650

77.773.500

259.245.000

Năm 2022

846,9

28.591.500.000

19.622.346.450

8.683.238.550

85.774.500

285.915.000

Năm 2023

886,8

29.988.000.000

20.580.764.400

9.107.355.600

89.964.000

299.880.000

Năm 2024

981,2

33.292.000.000

22.848.299.600

10.110.780.400

99.876.000

332.920.000

Năm 2025

996,9

33.841.500.000

23.225.421.450

10.277.663.550

101.524.500

338.415.000

Tổng

17.892,2

1.433.660.500.000

983.921.201.150

435.402.693.850

4.300.981.500

14.336.605.000

(Kinh phí được tính trên giá cả thị trường của tháng 01/2021; Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 06 /11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật một số cây trồng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông)

* Nguồn khác từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia,… có liên quan.

 

PHỤ LỤC III:

DANH MỤC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 08/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

STT

Nhiệm vụ

Kết quả dự kiến

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ước kinh phí thực hiện
(triệu đồng)

Thời gian thực hiện

1

Tổ chức hội nghị cấp tỉnh “Triển khai chủ trương tái canh, cải tạo giống và hỗ trợ vay vốn đầu tư tái canh cà phê già cỗi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”.

Tổ chức 01 Hội nghị

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;

- Hội Nông dân tỉnh;

- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Nông

50

2021

2

Tổ chức đối thoại “Cán bộ và người dân các vùng trồng cà phê trên địa bàn huyện, thành phố về chủ trương, chính sách, kỹ thuật tái canh cà phê, cải tạo vườn cà phê, đặc biệt là chính sách cho vay vốn đầu tư tái canh cà phê”.

Tổ chức 08 cuộc đối thoại cho 08 huyện, thành phố Gia Nghĩa

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

- Hội Nông dân các huyện, TP Gia Nghĩa;

- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các huyện, TP Gia Nghĩa

320

2021

3

Kiểm tra giám sát việc cung ứng giống phục vụ tái canh tại các địa phương; Kiểm tra, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm

Báo cáo đánh giá hàng năm; Báo cáo tổng kết giai đoạn.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

400

2021 - 2025

4

Xây dựng, hỗ trợ cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn chứng nhận (VietGap, GlobalGap, UTZ, UC, Rainforest,…) đối với cây cà phê; Tập trung hỗ trợ các vùng dự kiến hình thành vùng NNƯDCNC

Dự kiến hỗ trợ 05 vùng được cấp Giấy chứng nhận

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Hội Nông dân tỉnh;

- UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

1.000

2021 - 2025

5

Xây dựng, hỗ trợ hướng dẫn các vườn giống cây trồng, cơ sở sản xuất đảm bảo giống đúng tiêu chuẩn, phù hợp từng tiểu vùng khí hậu, đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định nhằm cung cấp giống cho nông dân

Có ít nhất cơ sở sản xuất các giống cây trồng tại 03 tiểu vùng khí hậu của tỉnh

UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

Sở Nông nghiệp và PTNT

450

2021 - 2025

6

Củng cố, khai thác có hiệu quả 09 vườn ươm giống và 08 vườn nhân chồi cà phê của Dự án VnSAT

09 vườn ươn giống, 08 vườn nhân chồi

UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

Sở Nông nghiệp và PTNT

1.340

2021 - 2025

7

Chứng nhận cây, vườn sản xuất giống cà phê vối đầu dòng đảm bảo chất lượng

khoảng 1-2 vườn và cây đầu dòng trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

50

2021 - 2025

8

Xây dựng mô hình tái canh cà phê chuẩn tại các vùng trồng cà phê trọng điểm và có điều kiện thuận lợi của tỉnh.

Xây dựng ít nhất 04 mô hình chuẩn/tỉnh (theo tiểu vùng khí hậu); Mỗi mô hình có diện tích 0,2 - 0,5 ha

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

240

2021 - 2025

9

Xây dựng sổ tay, cẩm nang về Quy trình tái canh

Sổ tay cẩm nang; In ấn khoảng 10.000 quyển

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

400

2021

10

Hướng dẫn cụ thể về điều kiện được vay vốn, định mức cho vay, lãi suất vay, cơ chế hỗ trợ, thời hạn vay, trình tự hồ sơ thủ tục vay vốn tái canh cà phê, ghép cải tạo cà phê giai đoạn 2021 -2025.

01 Hướng dẫn chi tiết

UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

- Sở Tài chính;

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Nông

50

2021

Tổng cộng

4.300

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 961/QĐ-UBND ngày 08/07/2021 về Kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


966

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.104.59
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!