Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 64/2008/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 23/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

Số: 64/2008/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 , ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 67/2004/QĐ-BNN , ngày 24/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế bình tuyển, công nhận, quản lý và sử dụng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký, chứng nhận, khai thác nguồn giống, chứng nhận chất lượng giống; điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp nhân giống vô tính.

2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến các hoạt động nêu tại khoản 1 Điều này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm: là những loài cây công nghiệp, cây ăn quả có thời gian kiến thiết cơ bản và thời gian kinh doanh trong nhiều năm.

2. Cây đầu dòng: là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, tính chống chịu tốt hơn hẳn các cây khác trong quần thể một giống đã qua bình tuyển và được công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.

3. Vườn cây đầu dòng: là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng hoặc từ giống gốc nhập nội, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.

4. Nguồn giống: là tên gọi chung để chỉ các cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng được công nhận.

5. Cây có múi S0: là cây được nhân giống vô tính từ cây đầu dòng cây có múi, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza. Cây S0 được sử dụng khai thác vật liệu nhân giống sản xuất cây S1.

6. Cây có múi S1: là cây được nhân giống vô tính từ cây S0, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza. Cây S1 được sử dụng khai thác vật liệu nhân giống sản xuất cây S2.

7. Cây có múi S2: là cây được nhân giống vô tính từ cây S1, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza. Cây S2 được trồng lấy quả, không sử dụng khai thác vật liệu nhân giống.

8. Vật liệu nhân giống: là các bộ phận của cây như rễ, cành, chồi, mắt ghép…được khai thác từ nguồn giống để sử dụng cho nhân giống vô tính.

9. Mã hiệu nguồn giống: là ký hiệu của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có nguồn giống đặt theo quy định.

10. Mã hiệu lô cây giống: là ký hiệu của lô cây giống để xác định nguồn gốc của lô cây giống đó do tổ chức, cá nhân sản xuất giống tự đặt theo quy định.

11. Tổ chức chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn (gọi tắt là Tổ chức chứng nhận): là tổ chức thực hiện giám sát, kiểm định và cấp Giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

12. Giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn: là giấy chứng nhận do Tổ chức chứng nhận cấp cho một lô cây giống đảm bảo tính đúng giống (được nhân giống từ nguồn giống), tính sạch bệnh và phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

13. Giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn: là các giống cây trồng trong Danh mục giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

14. Chu kỳ nhân giống vô tính: là thời gian tính từ khi bắt đầu nhân giống (gieo ươm hạt gốc ghép, cắm hom...) đến khi cây giống xuất vườn thực hiện theo quy trình kỹ thuật.

Chương 2:

TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ, CÔNG NHẬN NGUỒN GIỐNG

Điều 3. Đăng ký công nhận nguồn giống

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận nguồn giống gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có nguồn giống, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký công nhận nguồn giống (Phụ lục 01);

b) Các tài liệu liên quan khác: sơ đồ vườn cây, báo cáo tóm tắt lịch sử nguồn giống; năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận của nguồn giống; kết quả nghiên cứu hoặc hội thi trước đó (nếu có).

2. Tiếp nhận hồ sơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký công nhận nguồn giống. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ thì thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân đó biết để bổ sung hoàn chỉnh.

Điều 4. Bình tuyển, thẩm định và công nhận nguồn giống

1. Bình tuyển cây đầu dòng

a) Hội đồng bình tuyển

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định thành lập Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng.

Hội đồng có 7 - 9 thành viên, gồm: đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia thuộc Trường đại học, Viện Nghiên cứu chuyên ngành và các tổ chức có liên quan trên địa bàn.

Trường hợp chủ nguồn giống là các đơn vị do trung ương quản lý thì phải có đại diện Cục Trồng trọt.

Chủ tịch hội đồng là chuyên gia am hiểu về cây trồng xin bình tuyển.

b) Trình tự bình tuyển

Hội đồng bình tuyển kiểm tra các nội dung kỹ thuật và chỉ tiêu liên quan khác về tiêu chuẩn cây đầu dòng.

Trường hợp cần thiết, chủ tịch Hội đồng cử nhóm chuyên gia trực tiếp đến hiện trường đánh giá cây đầu dòng đăng ký công nhận, lập báo cáo gửi về Hội đồng.

Hội đồng tổ chức bình tuyển, đánh giá, lập biên bản đề nghị công nhận (hoặc không công nhận) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thẩm định vườn cây đầu dòng

a) Tổ thẩm định

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định thành lập Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng.

Tổ thẩm định có 3 - 5 thành viên, gồm: đại diện Phòng chuyên môn thuộc Sở, đại diện tổ chức có liên quan trên địa bàn.

b) Trình tự thẩm định

Tổ thẩm định kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực địa vườn cây đăng ký; lập biên bản đánh giá, đề nghị công nhận (hoặc không công nhận) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cấp Giấy chứng nhận nguồn giống

a) Căn cứ biên bản đánh giá của Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng, Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và quyết định cấp Giấy chứng nhận nguồn giống (Phụ lục 02a, 02b);

b) Thời hạn của Giấy chứng nhận nguồn giống là 03 (ba) năm với vườn đầu dòng và cây có múi S0 kể từ ngày được công nhận.

4. Cấp lại giấy chứng nhận nguồn giống

a) Trước khi hết hạn 03 (ba) tháng, nếu chủ nguồn giống có nhu cầu đăng ký công nhận lại nguồn giống, phải gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết (bao gồm cả các nguồn giống được cơ quan có thẩm quyền công nhận trước khi có quy định này).

b) Hồ sơ đăng ký công nhận lại nguồn giống gồm: đơn đề nghị công nhận lại nguồn giống; bản sao quyết định lần công nhận gần nhất; sơ đồ nguồn giống, báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận nguồn giống gần nhất.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá, nếu đủ điều kiện thì công nhận lại nguồn giống.

5. Quản lý khai thác nguồn giống

a) Nguồn giống được cấp Giấy chứng nhận được gắn mã hiệu; đối với cây đầu dòng, cây có múi S0 mã hiệu phải được gắn trực tiếp trên cây. Mã hiệu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp (Phụ lục 03);

b) Nguồn giống được phép đưa vào khai thác sản xuất, kinh doanh theo định mức được ghi trong Giấy chứng nhận;

c) Nguồn giống là cây đầu dòng được bảo tồn tại vị trí ghi trong Giấy chứng nhận; cây có múi S0 phải được bảo tồn trong nhà lưới đủ tiêu chuẩn ngăn chặn côn trùng trung gian truyền bệnh;

d) Cây đầu dòng của cây có múi phải được kiểm tra đánh giá tính sạch bệnh định kỳ một lần/năm, nếu nhiễm bệnh vàng lá Greening và một số bệnh virus sẽ bị hủy bỏ quyết định công nhận, nhưng có thể được dùng làm vật liệu để làm sạch bệnh và sử dụng làm cây S0 nếu đủ điều kiện.

đ) Cây có múi S0 phải được kiểm tra đánh giá tính sạch bệnh định kỳ một lần/năm, nếu nhiễm bệnh vàng lá Greening và một số bệnh virus sẽ bị loại bỏ và không được sử dụng làm vật liệu nhân giống.

e) Vườn cây có múi S1 phải được kiểm tra đánh giá tính sạch bệnh định kỳ một lần/năm, nếu phát hiện nhiễm bệnh vàng lá Greening và một số bệnh virus khác cần kịp thời hủy bỏ cây mang bệnh.

Thời gian khai thác vật liệu nhân giống từ cây có múi S0 và cây có múi S1 không quá 03 (ba) năm.

6. Huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận nguồn giống

a) Giấy chứng nhận nguồn giống bị huỷ bỏ hiệu lực nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:

- Chủ nguồn giống không thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này sau khi đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, yêu cầu khắc phục;

- Nguồn giống đã công nhận bị thoái hoá, nhiễm bệnh (đối với cây có múi), không đạt tiêu chuẩn theo quy định.

b) Căn cứ vào biên bản kiểm tra, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận nguồn giống.

7. Chi phí công nhận và công nhận lại nguồn giống

Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận hoặc công nhận lại nguồn giống phải chịu phí công nhận nguồn giống theo quy định tại Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 5. Quyền và trách nhiệm của chủ nguồn giống

1. Quyền của chủ nguồn giống

a) Được quảng cáo, giới thiệu về nguồn giống theo quy định của pháp luật về quảng cáo;

b) Được khai thác, kinh doanh vật liệu nhân giống từ nguồn giống theo quy định trong Giấy chứng nhận;

c) Được khiếu nại, tố cáo và yêu cầu bồi thường đối với hành vi xâm hại bất hợp pháp nguồn giống.

2. Trách nhiệm

a) Chăm sóc, bảo vệ và khai thác nguồn giống theo đúng quy trình kỹ thuật;

b) Cung cấp vật liệu nhân giống cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích các bên liên quan;

c) Lập sổ theo dõi tình hình cung cấp vật liệu nhân giống;

d) Hàng năm báo cáo kết quả khai thác, tình hình sinh trưởng phát triển của nguồn giống và những thay đổi liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu nguồn giống (nếu có) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi cấp Giấy chứng nhận.

Chương 3:

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

Điều 6. Điều kiện sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

1. Cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với mục đích thương mại phải có các điều kiện sau:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng;

b) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật trồng trọt thành thạo tay nghề nhân giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

c) Có nguồn giống hoặc có hợp đồng mua vật liệu nhân giống từ nguồn giống được công nhận;

d) Có vườn ươm phù hợp yêu cầu sinh trưởng, phát triển của loài cây giống sản xuất, cách ly được nguồn lây nhiễm bệnh;

đ) Có hợp đồng với Tổ chức chứng nhận để giám sát và cấp Giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đối với các giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.

2. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm không với mục đích thương mại thì không bắt buộc phải có các điều kiện tại khoản 1 Điều này nhưng phải đảm bảo chất lượng giống cây trồng theo tiêu chuẩn quy định.

Điều 7. Trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất giống

1. Hàng năm báo cáo kết quả sản xuất cây giống (thời gian, chủng loại, số lượng xuất vườn) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại.

2. Lập sổ theo dõi nhân giống riêng cho từng lô cây giống, có sơ đồ, biển hiệu ghi rõ mã hiệu lô cây giống trong vườn ươm.

3. Cấp hóa đơn bán hàng và giấy tờ có liên quan về nguồn gốc giống cho người mua.

4. Trả chi phí chứng nhận chất lượng theo thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận và quy định tại Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 8. Ghi nhãn hàng hóa giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

1. Ghi nhãn hàng hoá theo quy định chung của Nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 39 Pháp lệnh giống cây trồng.

2. Các thông tin ghi nhãn bắt buộc gồm: tên giống cây trồng, mã hiệu nguồn giống, tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, ngày kiểm định, người kiểm định cây giống.

3. Nhãn được in, gắn trên từng cây giống, hoặc được in trên túi bầu (đối với cây giống gieo ươm trong bầu kích thước lớn), hoặc in trên đai buộc, hộp, túi đựng (đối với cây giống rễ trần, cây trong túi bầu có kích thước nhỏ).

Chương 4:

CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

Điều 9. Điều kiện, thủ tục đăng ký, chỉ định Tổ chức chứng nhận

1. Đơn vị được chỉ định là Tổ chức chứng nhận khi đáp ứng điều kiện sau:

a) Có tư cách pháp nhân;

b) Có hoặc thuê cán bộ kiểm định giống cây trồng đã được Cục Trồng trọt công nhận;

c) Đối với chứng nhận cây có múi sạch bệnh, đơn vị phải có phòng thí nghiệm hoặc hợp đồng với phòng thí nghiệm có khả năng kiểm nghiệm sạch bệnh virus.

2. Đơn vị có nhu cầu được chỉ định là Tổ chức chứng nhận gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại (nếu chỉ đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố đó), Cục trồng trọt (nếu đăng ký hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố), hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký được chỉ định là Tổ chức chứng nhận (Phụ lục 04);

b) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc có chức năng về chứng nhận chất lượng;

c) Bản kê khai các điều kiện của Tổ chức chứng nhận (Phụ lục 05).

3. Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định, nếu đủ điều kiện thì ra quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận.

Trường hợp chưa đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo lý do và thời gian khắc phục.

4. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận là 03 (ba) năm, sau thời hạn này nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động thì phải đăng ký lại.

Nếu phát hiện Tổ chức chứng nhận có hoạt động vi phạm thì cơ quan chỉ định ra quyết định đình chỉ hoặc hủy hiệu lực của quyết định chỉ định đã cấp cho Tổ chức chứng nhận.

Trong trường hợp trên địa bàn chưa có tổ chức đăng ký để được chỉ định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, chỉ định một đơn vị trực thuộc Sở có đủ điều kiện làm Tổ chức chứng nhận.

5. Tổ chức chứng nhận phải nộp phí, lệ phí thẩm định và cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

Điều 10. Trách nhiệm của Tổ chức chứng nhận

1. Giám sát quá trình sản xuất giống và kiểm định chất lượng cây giống trước khi xuất vườn.

Trong quá trình giám sát, kiểm định phù hợp tiêu chuẩn, nếu phát hiện sai phạm phải kịp thời thông báo cho cơ sở sản xuất giống và cơ quan quản lý địa phương để có biện pháp xử lý.

2. Gửi báo cáo kết quả chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về cơ quan ra quyết định chỉ định.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận của mình.

Điều 11. Trình tự đăng ký, giám sát và cấp giấy chứng nhận chất lượng giống phù hợp tiêu chuẩn

1. Trước khi tiến hành sản xuất loại giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, cơ sở sản xuất giống phải đăng ký với Tổ chức chứng nhận được chỉ định để giám sát và cấp giấy chứng nhận.

Trong bản đăng ký phải công bố tiêu chuẩn cây giống áp dụng theo quy định hiện hành.

2. Trên cơ sở đăng ký của cơ sở sản xuất giống, Tổ chức chứng nhận thực hiện giám sát quá trình nhân giống (nguồn giống, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật nhân giống), kiểm định số lượng và chất lượng lô cây giống, đối chiếu với tiêu chuẩn đã công bố; nếu đủ điều kiện thì cấp giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn cho lô cây giống (Phụ lục 06).

3. Giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn cho từng lô cây giống có giá trị không quá thời gian một chu kỳ nhân giống vô tính của loài cây trồng đó; khi hết thời hạn, nếu lô cây giống chưa được tiêu thụ hết, cơ sở sản xuất giống phải thông báo cho Tổ chức chứng nhận để xem xét gia hạn thêm thời gian cho số cây giống còn lại.

Chương 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Kiểm tra và xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân chủ nguồn giống, sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, Tổ chức chứng nhận chịu sự kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm sẽ bị xử lý theo các quy định tại Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, Nghị định số 172/2007/NĐ-CPngày 28/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.

Điều 13. Phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

1. Cục Trồng trọt là cơ quan trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình Bộ ban hành và chỉ đạo thực hiện chính sách về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

b) Đề xuất kế hoạch xây dựng mới, rà soát sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

c) Hướng dẫn việc bình tuyển, thẩm định công nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

d) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy định về kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và cấp chứng chỉ cho người kiểm định, người kiểm nghiệm giống cây trồng;

đ) Thẩm định, chỉ định Tổ chức chứng nhận đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố;

e) Định kỳ hàng năm tổng hợp và công bố danh sách các nguồn giống, Tổ chức chứng nhận được chỉ định trên trang Web của Cục;

g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

a) Tổ chức xây dựng mới, rà soát bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn quốc gia, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhân giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

b) Phối hợp với Cục Trồng trọt theo dõi, đánh giá nguồn giống trong quá trình bình tuyển, công nhận và tham gia Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng trong trường hợp chủ nguồn giống là các đơn vị do trung ương quản lý.

3. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia

a) Bố trí kinh phí từ chương trình khuyến nông Quốc gia để hỗ trợ chăm sóc, bảo tồn các nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

b) Tổ chức các mô hình nhân giống đối với các giống cây trồng mới được công nhận để mở rộng sản xuất.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Tổ chức bình tuyển, thẩm định, cấp hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm trên địa bàn; thường xuyên theo dõi, quản lý, hướng dẫn việc khai thác có hiệu quả nguồn giống được công nhận;

b) Thẩm định, chỉ định Tổ chức chứng nhận giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm đối với các tổ chức đăng ký hoạt động trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

d) Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành các tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm đối với các loài, giống cây chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

đ) Thường xuyên cập nhật, công bố công khai danh sách nguồn giống được công nhận hoặc bị hủy bỏ hiệu lực công nhận, Tổ chức chứng nhận được chỉ định trên các phương tiện thông tin đại chúng; hàng năm báo cáo về Cục Trồng trọt để tổng hợp, công bố trên trang Web của Cục;

e) Kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm trên địa bàn.

Điều 14. Điều khoản thi hành

1. Đối với những nguồn giống đã được công nhận trước đây còn hiệu lực thì giữ nguyên đến khi hết hiệu lực trong Giấy chứng nhận.

2. Đối với các loại nhãn mác đã được sử dụng trước thời điểm có hiệu lực của quy định này, nhưng không phù hợp với quy định này thì được tiếp tục sử dụng tối đa 01 năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh cần phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung, điều chỉnh./.

 

PHỤ LỤC 01

(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2008/QĐ-BNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN NGUỒN GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/TP………………

1.Tên tổ chức, cá nhân:.................................................................................................................

2. Địa chỉ:…………………………..................... Điện thoại/Fax/E-mail...............................................

3. Tên giống:.................................................................................................................................

Tên khoa học…………………………............... Tên Việt Nam............................................................

4. Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống

Thôn……………… xã………………. huyện……………….tỉnh/TP:.......................................................

Vĩ độ…………...... Kinh độ………..... (nếu có), Độ cao so mặt nước biển...........................................

5. Các thông tin chi tiết về nguồn giống đăng ký công nhận:

- Năm trồng:

- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành…):

- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại…):

- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):

Đối với nguồn giống là vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:

- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):

- Diện tích vườn (m2):

- Khoảng cách trồng (m x m):

6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:

- Sơ đồ vườn cây;

- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;

- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;

- Tình hình sinh trưởng, phát triển…của nguồn giống.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.

 

 

Ngày … tháng … năm 200…..
Đại diện đơn vị*
(ký tên, đóng dấu)

(*Cá nhân phải có xác nhận của địa phương)

 

PHỤ LỤC 02A

(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2008/QĐ-BNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

 

UBND TỈNH/TP......
SỞ NÔNG NGHIỆP &PTNT
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số..................

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
(Đối với nguồn giống là cây đầu dòng)

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/TP……chứng nhận:

Mã hiệu nguồn giống

Cây thứ 1:………………

Cây thứ 2:………………

Cây thứ 3:………………

Loài cây

1. Tên khoa học:……………..

2. Tên Việt Nam:…………….

3. Tên xuất xứ (nếu có):…………

Địa chỉ nguồn giống

Thôn (Ấp/Bản)………

Xã……Huyện…….Tỉnh/TP:………

Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail (nếu có)

Thôn (Ấp/Bản)………

Xã……Huyện…….Tỉnh/TP:………

Tuổi cây (năm)

Cây thứ 1:………………

Cây thứ 2:………………

Cây thứ 3:………………

Tổng mức vật liệu nhân giống tối đa cho phép khai thác/năm (loại vật liệu/ĐVT/số lượng)

Năm.......:

Năm.......:

Năm.......:

 

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày……..tháng……năm 200...

 

 

Ngày … tháng … năm 200…..
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 02B

(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2008/QĐ-BNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

 

UBND TỈNH/TP......
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số..................

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
(Đối với nguồn giống là vườn cây đầu dòng)

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/TP……chứng nhận:

Mã hiệu nguồn giống

 

Loài cây

1. Tên khoa học:……………..

2. Tên Việt Nam:…………….

3. Tên xuất xứ (nếu có):…………

Địa chỉ nguồn giống

Thôn (Ấp/Bản)………

Xã……Huyện…….Tỉnh/TP:………

Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail (nếu có)

Thôn (Ấp/Bản)………

Xã……Huyện…….Tỉnh/TP:………

Thời gian trồng

tháng……..năm……….

Diện tích vườn (m2)

 

Số lượng cây đầu dòng (cây)

 

Tổng mức vật liệu nhân giống tối đa cho phép khai thác/năm (loại vật liệu/ĐVT/số lượng)

Năm.......:

Năm.......:

Năm.......:

 

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày……..tháng……năm 200...

 

 

Ngày … tháng … năm 200…..
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 03

(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2008/QĐ-BNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

I. GHI MÃ HIỆU NGUỒN GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

1. Quy định cách lập mã hiệu nguồn giống

Mã hiệu gồm 4 thành phần.

- Đầu tiên là các chữ cái viết tắt của loại hình nguồn giống: CĐD (cây đầu dòng), VCĐD (vườn cây đầu dòng).

- Tiếp theo là tên đầy đủ của loài, giống bằng tiếng Việt (viết chữ in hoa, không dấu).

- 02 số tiếp theo là mã số tỉnh nơi nguồn giống được công nhận.

- 02 số cuối cùng biểu thị trình tự thời gian của nguồn giống được công nhận.

Ví dụ:

Vườn cây đầu dòng bưởi Năm Roi tại Tiền Giang là nguồn giống thứ 05 được Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận sẽ được cấp mã hiệu như sau:

VCĐD.BUOINAMROI.55.05

2. Bảng quy định mã số các tỉnh

Vùng/tỉnh

Mã số

Vùng/tỉnh

Mã số

Vùng/tỉnh

Mã số

Vùng/tỉnh

Mã số

ĐB SH

 

Tuyên Quang

17

DH NTB

 

Bình Dương

48

Hà Nội

01

Yên Bái

18

Đà Nẵng

33

Đồng Nai

49

Hải Phòng

02

Thái nguyên

19

Quảng Nam

34

Bình Thuận

50

Vĩnh Phúc

03

Phú Thọ

20

Quảng Ngãi

35

Bà Rịa - VT

51

Hà Tây

04

Bắc Giang

21

Bình Định

36

ĐB SCL

 

Bắc Ninh

05

Quảng Ninh

22

Phú Yên

37

Long An

52

Hải Dương

06

Tây Bắc

 

Khánh Hoà

38

Đồng Tháp

53

Hưng Yên

07

Lai Châu

23

Tây Nguyên

 

An Giang

54

Hà Nam

08

Điện Biên

24

Kon Tum

39

Tiền Giang

55

Nam Định

09

Sơn La

25

Gia Lai

40

Vĩnh Long

56

Thái Bình

10

Hoà Bình

26

Đắk Lắk

41

Bến Tre

57

Ninh Bình

11

BTB

 

Đắc Nông

42

Kiên Giang

58

Đông Bắc

 

Thanh Hoá

27

Lâm Đồng

43

Cần Thơ

59

Hà Giang

12

Nghệ An

28

ĐNB

 

Hậu Giang

60

Cao Bằng

13

Hà Tĩnh

29

TP HCM

44

Trà Vinh

61

Lào Cai

14

Quảng Bình

30

Ninh Thuận

45

Sóc Trăng

62

Bắc Cạn

15

Quảng Trị

31

Bình Phước

46

Bạc Liêu

63

Lạng Sơn

16

Thừa Thiên - Huế

32

Tây Ninh

47

Cà Mau

64

 

PHỤ LỤC 04

(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2008/QĐ-BNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

……, ngày…. tháng …… năm…….

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH LÀ TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Cục Trồng trọt (hoặc Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh/TP………)

1. Tên tổ chức:..............................................................................................................................

thuộc ......................................................................................................... (tên cơ quan chủ quản)

2. Địa chỉ của tổ chức:...................................................................................................................

ĐT/Fax/Email................................................................................................................................

Đăng ký được chỉ định là Tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu nămphù hợp tiêu chuẩn :

- Địa bàn hoạt động chứng nhận (tỉnh/TP):.......................................................................................

- Chủng loại giống cây trồng đăng ký chứng nhận (loài/giống):...........................................................

Chúng tôi cam kết:

- Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng và chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, chịu trách nhiệm về cấp giấy chứng nhận chất lượng;

- Thực hiện nộp phí thẩm định theo quy định.

Xin gửi kèm theo đây:

- Bản sao quyết định thành lập (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

- Bản kê khai chi tiết các điều kiện.

 

 

Đại diện đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 05

(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2008/QĐ-BNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Cục Trồng trọt (hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/TP……)

Tên tổ chức:.................................................................................................................................

thuộc ......................................................................................................... (tên cơ quan chủ quản)

Địa chỉ của tổ chức:......................................................................................................................

ĐT/Fax/Email................................................................................................................................

1. Điều kiện nhân lực (danh sách cán bộ, nhân viên)

TT

Họ và tên

Trình độ

Lĩnh vực chuyên môn

Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định, kiểm nghiệm GCT

Chứng chỉ được cấp

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Điều kiện về trang thiết bị

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Ký mã hiệu

Đặc trưng kỹ thuật chủ yếu

Tình trạng

Chỉ tiêu kiểm tra

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin cam đoan các nội dung kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thật./.

 

 

Ngày … tháng … năm 200…
Đại diện đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 06

(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2008/QĐ-BNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN

Tên đơn vị chủ quản

Lô gô (nếu có)

Tên tổ chức chứng nhận

Giấy chứng nhận chất lượng

 

Mã số của mẫu:

I. Tên tổ chức chứng nhận:…………………………………………………………..................................

Mã số công nhận của PKN:………………………………………………………..........................................

Địa chỉ:…………………………………………………. ………………………..............................................

ĐT:…………………………....................................... Fax: ………………………………………….............

II - Các thông tin về lô giống:

Chủ lô cây giống:

 

Tên/địa chỉ người kiểm định:

 

Địa chỉ nơi sản xuất:

 

Số lượng của lô cây giống:

 

Tên loài và giống cây trồng:

 

Tên và địa chỉ người lấy mẫu:

 

Mã hiệu nguồn giống:

 

Ngày lấy mẫu:

 

Ngày xuất giống:

 

Ngày nhận mẫu:

 

III. Phương pháp thử:

IV. Kết quả kiểm định, kiểm nghiệm:

Chỉ tiêu

Theo công bố

Kết quả kiểm định, kiểm nghiệm

- Tỷ lệ cây đúng giống

 

 

- Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh (đối với cây có múi)

 

 

- Chiều cao cây

 

 

- Đường kính thân

 

 

- Số cành cấp 1

 

 

- Chỉ tiêu khác

 

 

 

 

 

 

V. Kết luận:

Lô cây giống có chất lượng phù hợp (hoặc không phù hợp) tiêu chuẩn công bố…..……..

 

Ngày.... tháng... năm....
Tổ chức chứng nhận
GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 64/2008/QD-BNN

Hanoi, May 23. 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF PRODUCTION OF AND TRADING IN INDUSTRIAL AND PERENNIAL FRUIT TREE VARIETIES

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to March 24. 2004 Ordinance on Plant Varieties No. 15/2004/PL-UBTVQH11, of the National Assembly Standing Committee;
At the proposal of the director of the Cultivation Department and the director of the Science, Technology and Environment Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on management of production of and trading in industrial and perennial fruit tree varieties.

Article 2.- This Decision takes effect 15 (fifteen) days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 67/2004/ QD-BNN of November 24 2004 promulgating the Regulation on selection, accreditation, management and use of leading varieties and leading variety gardens of industrial and perennial fruit trees.

Article 3.- The director of the Ministry's Office, the director of the Cultivation Department, the director of the Science, Technology and Environment Department, directors of provincial/ municipal Agriculture and Rural Development Services, heads of concerned units, and concerned individuals shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Bui Ba Bong

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF PRODUCTION OF AND TRADING IN INDUSTRIAL AND PERENNIAL FRUIT TREE VARIETIES
(Promulgated together with the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 64/ 2008/QD-BNN of May 23. 2008)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation and subjects of application

1. This Regulation provides for the order una procedures, and responsibilities of involved organizations and individuals for registration, certification and exploitation of variety sources, and certification of variety quality, conditions on the production of and trading in industrial and perennial fruit tree varieties by the cloning method.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1. Industrial and perennial fruit trees means industrial and perennial fruit tree varieties with a basic texture period and trading period of many years.

2. Leading variety means trees with a high and stable yield and quality, and a resistance much better than other trees in a population of a variety selected and accredited for use as a propagating material source.

3. Leading variety garden means a garden propagated by the cloning method from, leading varieties or domesticated original varieties, and assessed and accredited by a competent authority for use a propagating material source.

4. Variety source means a collective name indicating accredited leading varieties and leading variety gardens.

5. Citrus tree S0 means a tree cloned from a leading variety citrus tree, inspected and certified to be free from Greening and Tristeza disease germs. Trees S0 are used and exploited as propagating materials to produce trees S1

6. Citrus tree S1, means a tree cloned from a tree S0 inspected and certified to be free from Greening and Tristeza disease zerms. Trees S1 are used and exploited as propagating materials to produce trees S2.

7. Citrus tree S2 means a tree cloned from a tree S1 inspected and certified to be free from Greening and Tristeza disease germs. Trees S1, are grown for fruits and not used and exploited as propagating materials.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Code of variety source means signs of a leading variety or leading variety garden given under regulations by a provincial-level Agriculture and Rural Development Service in the locality where that variety source exists.

10. Code of seedling tree lot means signs of a seedling tree lot for identifying the origin of that lot given by the institutional or individual breeder itself/himself/herself under regulations.

11. Organization certifying quality standard conformity (referred to as certifying organization for short) means an organization that conducts the supervision, examination and grant of certificates of quality standard conformity and is designated by a competent state agency.

12. Quality standard conformity certificate means a certificate granted by a certifying organization to a seedling tree lot. ensuring the originality (propagated from the variety source), disease-free status and conformity with relevant standards.

13. Industrial and perennial fruit tree varieties subject to compulsory certification of quality standard conformity means varieties on the list of industrial and perennial fruit tree varieties subject to compulsory certification of conformity with quality standards promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

14. Cloning cycle means a period from the commencement of breeding activities (sowing for rootstock seedling, layering cuttings, etc.) to the ex-gardening of seedling trees under technical processes.

Chapter II

ORDER OF REGISTRATION AND ACCREDITATION OF VARIETY SOURCES

Article 3.- Registration for accreditation of variety sources

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals that wish to register for accreditation of variety sources shall send their dossiers to provincial-level Agriculture and Rural Development Services in localities where these variety sources exist. A dossier comprises:

a/ An application for registration for accreditation of a variety source, made according to a set form;

b/ Other relevant documents: the plan of the tree garden, a brief report on the history of the variety source; yield, quality and pest and unfavorable condition resistance of the variety source: results of previous researches or contests (if any).

2. Receipt of dossiers:

Provincial-level Agriculture and Rural Development Services shall receive and examine dossiers of registration for accreditation of variety sources. If dossiers are invalid or incomplete, they shall promptly notify such to concerned organizations and individuals for addition and completion.

Article 4.- Selection, assessment and accreditation of variety sources

1. Selection of leading variety trees

a/ Selection councils

Directors of provincial-level Agriculture and Rural Development Services shall issue decisions on setting up councils for selection of leading variety trees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case the variety source owner is a centrally managed unit, there must be a representative of the Cultivation Department.

The council chairman must be an expert in trees proposed for selection.

b/ Selection order

The selection council shall inspect technical contents and other relevant standards of leading variety trees.

When necessary, the council chairman shall send a group of experts to conduct field assessments of leading variety trees registered for accreditation and send reports to the council.

The council shall organize the selection and assessment and send a written request for accreditation (or non-accreditation) to the provincial-level Agriculture and Rural Development Service.

2. Assessment of leading variety tree gardens

a/ Assessment team

Directors of provincial-level Agriculture and Rural Development Services shall issue decisions on setting up teams assessment of leading variety tree gardens.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Assessment order

The assessment team shall examine the dossier and conduct a field inspection of the registered garden: and send a written record of assessment and request for accreditation (or non-accreditation) to the provincial-level Agriculture and Rural Development Sen ice.

3. Grant of variety source certificates

a/ Based on the written record of assessment of the selection council, the team for assessment of the leading variety tree garden and the director of the provincial-level Agriculture and Rural Development Service shall consider and decide on the grant of a variety source certificate.

b/ A variety source certificate is valid for 3 (three) years for leading variety and S0 citrus tree gardens after being accredited.

4. Renewal of variety source certificates

a/ Three months before the expiration of their variety source certificates, if variety source owners wish to register for re-accreditation of their variety sources (including also those accredited by competent authorities before this Regulation is promulgated) they shall send dossiers to provincial-level Agriculture and Rural Development Services for consideration and handling.

b/ A dossier of registration for re-accreditation of a variety source comprises: an application for re-accreditation of the variety source: a copy of the latest accreditation decision: a variety source diagram: a brief report on growth, yield, quality and quantity of exploited propagating materials since the last time of variety accreditation.

c/ Provincial-level Agriculture and Rural Development Services shall organize :he inspection and assessment of variety sources and reaccredit these sources if they satisfy the specified conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Certified variety sources will be given codes: For leading variety trees and citrus trees S0. these codes shall be affixed directly on those trees. Codes shall be given by provincial-level Agriculture and Rural Development Services:

b/ Variety sources may be put into use in production or business at the level stated in their certificates;

c/ Variety sources being leading variety trees must be preserved at places stated in their certificates: citrus trees S0 must be preserved in standard nethouses to be free from disease vectors:

d/ Leading variety trees of citrus species must have their disease-free status inspected and assessed once a year. Trees infected with Greening or some other viral diseases will have their accreditation certificates revoked but may still be used as materials for disease elimination or as trees S0 if all conditions are satisfied:

e/ Citrus trees S0 must have their disease-free status inspected and assessed once a year. Trees infected with Greening or some other viral diseases will be removed and must not be used as propagating materials;

f/ Gardens of citrus trees S1 must have their disease-free status inspected and assessed once a year. Trees infected with Greening or some other viral diseases must be promptly removed

The duration for exploiting propagating materials from citrus trees S0 and citrus trees S1 must not exceed 3 (three) years.

6. Invalidation of variety source certificates

a/ Variety source certificates will be invalidated in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Accredited variety sources degenerate or infected with disease (for citrus trees) and fail to satisfy the set standards.

b/ Based on written records of inspection, directors of provincial-level Agriculture and Rural Development Services shall decide to invalidate variety source certificates.

7. Expenses for accreditation or re-accreditation of variety sources

Organizations and individuals that register for accreditation or re-accreditation of variety sources shall bear related expenses under the Finance Minister's Decision No. 11/2008/QD-BTC of February 19. 2008.

Article 5.- Rights and responsibilities of variety source owners

1. Rights

a/ To advertise and introduce their variety sources under the law on advertisement:

b/ To exploit and trade in propagating materials from variety sources according to variety source certificates:

c/ To lodge complaints and denunciations and claim compensations for damage caused by acts of illegally harming variety sources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To care for. protect and exploit variety sources in strict compliance of technical processes:

b/ To supply propagating materials for organizations and individuals that produce and trade in plant varieties when so requested by competent state agencies on the principle of harmonizing benefits of involved parties:

c/ To keep books for monitoring the supply of propagating materials:

d/ To annually report on results of exploitation, growth and development of variety sources and changes related to the transfer of ownership of variety sources (if any) to provincial-level Agriculture and Rural Development Services that have granted certificates.

Chapter III

CONDITIONS ON PRODUCTION OF OR TRADING IN INDUSTRIAL AND PERENNIAL FRUIT TREE VARIETIES

Article 6.- Conditions on production of or trading in industrial and perennial fruit tree varieties

1. An establishment producing industrial and perennial fruit tree varieties for commercial purposes must satisfy the following conditions:

a/ Having a plant variety production or trading registration certificate:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Having variety sources or contracts on purchase of propagating materials from accredited variety sources:

d/ Having disease-free nurseries suitable to growth and development needs of produced varieties:

e/ Entering into contracts with accreditation organizations for supervising and granting quality standard conformity certificates for industrial and perennial fruit tree varieties subject to compulsory certification of quality standard conformity.

2. Households and individuals that produce industrial and perennial fruit tree varieties for noncommercial purposes are not required to satisfy the conditions specified in Clause 1 of this Article but must ensure that the quality of their varieties conforms to the specified standards.

Article 7.- Responsibilities of owners of variety production establishments

1. To annually report on results of production of seedling trees (time, categories and quantity of ex-gardened trees) to provincial-level Agriculture and Rural Development Services.

2. To keep books for monitoring the propagation process in each lot of seedling trees, with diagrams and signboards showing the code of each lot in nurseries.

3. To issue sale invoices and documents related to variety origin to purchasers.

4. To pay expenses for quality certification under agreements with certifying organizations and the Finance Minister's Decision No. 11/2008/ QD-BTC of February 19,2008.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Labeling must be carried our under the general provisions of the Government's Decree No. 89/2006/ND-CP and Article 3.9 of the Ordinance on Plant Varieties.

2. Mandatory information in labels includes name of variety. code of variety source, name and address of production establishment, date of seedling tree inspection, and inspector.

3. Labels shall be printed and affixed on each seedling tree or printed on rootstock bags (for seedling trees sowed for seedling in large-sized boxes), or printed on straps, boxes or bags (for seedling trees with uncovered rootstock or those vim small-sized rootstock bags).

Chapter IV

CERTIFICATION OF QUALITY OF INDUSTRIAL AND PERENNIAL FRUIT TREE VARIETIES

Article 9.- Conditions on and procedures for registration and designation of certifying organizations

1. A unit may be designated as a certifying organization when satisfying the following conditions:

a/ Having the legal entity status;

b/ Having or hiring plant variety inspectors accredited by the Cultivation Department;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Units wishing to be designated as certifying organizations shall send their dossiers to the provincial-level Agriculture and Rural Develop-ment Service of a province or city (if they register for operation only in that province or city). or the Cultivation Department (if they register for operation in more than one province or city). A dossier comprises:

a/ An application of registration for being designated as a certifying organization, made according to a set form (not primed herein);

b/ A copy of the establishing decision or the business registration certification, or a document certifying the function of quality certification:

c/ A declaration of conditions of the organization, made according to a set form (not printed herein).

3. Within 15 (fifteen) working days after receiving valid dossiers, dossier-receiving agencies shall examine these dossiers and issue decisions on designation of certifying organizations if all the specified conditions are satisfied.

If the specified conditions are not satisfied, dossier-receiving agencies shall notify in writing reasons for refusal to issue designation decisions and the time limit for satisfaction of these conditions.

4. A decision on designation of a certifying organization is valid for 3 (three) years. Upon the expiration of this duration, certifying organizations that wish to continue certification operations shall make re-registration.

Upon detecting that certifying organizations commit violations, the designating agencies shall issue decisions to cancel or invalidate designation decisions already issued to these certifying organizations.

If no organization registers for being designated as a certifying organization in its locality, the provincial-level Agriculture and Rural Development Service shall consider and designate a unit attached to it and satisfying all specified conditions as a certifying organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Responsibilities of certifying organizations

1. To supervise the variety production and inspection of the quality of seedling trees before they are brought out of gardens.

In the course of supervision and inspection of standard conformity, if detecting violations, they shall promptly notify them to variety production establishments and local management agencies for handling.

2. To send reports on results of standard conformity certification to agencies which have issued decisions to designate them as certifying organizations.

3. To take responsibility before law for results of their certification.

Article 11.- Order of registration, supervision and grant of certificates of variety quality standard conformity

1. Before commencing the production of plant varieties on the list of industrial and perennial fruit tree varieties subject to compulsory quality standard conformity certification, variety production establishments shall register with designated certifying organizations for supervision and grant of certificates.

Registrations must state standards of seedling trees applicable under current regulations.

2. Based on registrations of variety production establishments, certifying organizations shall supervise the propagation process (variety source, physical and technical conditions for propagation). inspect the quantity and quality of seedling tree lots and compare them with announced standards. If all conditions are satisfied, they shall grant quality standard conformity certificates for seedling tree lots.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 12.-Inspection, and handling violations

1. Organizations and individuals that are owners of variety sources and engaged in the production of and trading in industrial and perennial fruit tree varieties, and certifying organizations shall submit to regular or extraordinary inspection by the Cultivation Department, provincial-level Agriculture and Rural Development Services, and competent state management agencies in localities.

2. Organizations and individuals that violate regulations on management of production or and trading in industrial and perennial fruit tree varieties shall be handled under the Government's Decrees No. 57/2005/ND-CP of April 27,2005, on sanctioning of administrative violations in the domain of plant varieties, and Decree No. 172/ 2007/ND-CP of November 28. 2007. amending and supplementing a number of articles of Decree No. 57/2005/ND-CP of April 27. 2005

Article 13.- Assignment of responsibilities for performing the state management

1. The Cultivation Department shall directly assist the Agriculture and Rural Development Minister in performing the state management of the production of and trading in plant, varieties nationwide, having the following responsibilities:

a/ To formulate and propose to the Agriculture and Rural Development Ministry for promulgation and direction implementation policies on management of the production or and trading in industrial and perennial fruit tree varieties:

b/ To propose plans on elaboration of new national standards and technical regulations on industrial and perennial fruit tree varieties, and review. amend ana supplement existing ones and guide and inspect the implementation of these standards and technical regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To elaborate and direct the implementation of regulations on inspection and testing of the quality of industrial and perennial fruit tree varieties.

To organize professional training and retraining for and grant certificates to plant variety inspectors and testers:

e/ To evaluate and designate certifying organizations that register for operation in more than one province or city:

f/ To sum up and publicize on an annual basis lists of variety sources and designated certifying organizations on its website:

g/ To inspect, examine and settle complaints and denunciations, and handle violations in the management of the production of and trading in industrial and perennial fruit tree varieties.

2. The Science. Technology and Environment Department shall:

a/ Organize the elaboration of new national standards and technical regulations on propagation of industrial and perennial industrial tree varieties, and review; amend and supplement existing ones:

b/ Coordinate with the Cultivation Department in monitoring and assessing variety sources in the course of selection and accreditation of variety sources, and participate in the Council for selection of leading variety trees in case variety source owners are centrally managed units.

3. The National Agricultural and Fishery Extension Center shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Organize propagation models for newly accredited plant varieties for the purpose of production expansion.

4. Provincial-level Agriculture and Rural Development Services shall:

a/ Organize the selection, assessment, grant or invalidation of certificates for industrial and perennial fruit tree variety sources in their localities: regularly monitor, manage and guide the effective exploitation of accredited variety sources:

b/ Evaluate and designate organizations to certify industrial and perennial fruit tree varieties, for organizations registering for operation within their provinces or centrally run cities;

c/ Direct, guide and inspect the implementation of national standards and technical regulations on industrial and perennial fruit tree varieties.

d/ Elaborate and propose to provincial-level People's Committees for approval and promulgation producer standards and local technical regulations on industrial and perennial fruit tree varieties, for varieties for which no national standard or technical regulation is available yet:

e/ Regularly update and publicly notify a list of accredited or disaccredited variety sources, and a list of designated certifying organizations on the mass media: and annually report to the Cultivation Department for summing up and posting on the Department's website:

f/ Inspect, examine, and settle complaints and denunciations, and handle violations in the management of the production of and trading in industrial and perennial fruit tree varieties in their localities.

Article 14.- Implementation provisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Labels of all kinds used before the effective date of this Regulation which are incompliant with this Regulation may be further used for no more than one year after the effective date of this Regulation.

Any problems arising in the course of implementation should be reported in writing to the Ministry of Agriculture and Rural Development for supplementation or adjustment.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 64/2008/QĐ-BNN ngày 23/05/2008 về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.321

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.79.188
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!