Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 399/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch trồng tái canh ghép cải tạo cà phê Gia Lai 2022 2025

Số hiệu: 399/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Kpă Thuyên
Ngày ban hành: 15/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 399/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 15 tháng 06 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRỒNG TÁI CANH VÀ GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Trồng trọt năm 2018;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy trình tái canh cà phê vối;

Căn cứ Quyết định số 1178/QĐ-BNN-TT ngày 31/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định các định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh Gia Lai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 110/TTr-SNNPTNT ngày 04/5/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022 - 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện trồng cà phê: Chư Sê, Chư Pưh, Mang Yang, Kbang, Đak Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông và thành phố Pleiku; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Chánh Văn phòng, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

KẾ HOẠCH

TRỒNG TÁI CANH VÀ GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 399/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Căn cứ Quyết định số 1178/QĐ-BNN-TT ngày 31/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021 - 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022 - 2025, với những nội dung sau:

I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Khái quát chung về sản xuất cà phê

Gia Lai là tỉnh có diện tích cà phê lớn thứ 4 trong cả nước, diện tích bằng 14%, sản lượng bằng 14,6% cả nước. Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của Gia Lai, được trồng ở 10/17 địa phương trong tỉnh, với tổng diện tích hiện có gần 98.395 ha, trong đó có 87.515 ha cho sản phẩm. Năm 2021, tổng sản lượng cà phê của Gia Lai đạt 257.480 tấn; giá trị sản xuất cà phê đạt trên 6.900 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), chiếm 26,5% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và 99 cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến cà phê (trong đó có 47 cơ sở chế biến cà phê bột, hạt rang và hòa tan). Sản phẩm cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của tỉnh, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 250 triệu USD, chiếm gần 40,98% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản hàng hóa của tỉnh[1].

Trong những năm qua, sản xuất cà phê đã góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp, đồng thời là sinh kế của nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn, trong đó có một bộ phận không nhỏ là bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Tuy nhiên, tình hình sản xuất cà phê của các địa phương trong tỉnh còn nhiều khó khăn, sản xuất phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế để nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê; qua đó nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê Gia Lai ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

2. Tình hình và kết quả trồng tái canh, ghép cải tạo cà phê

Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã trồng tái canh 12.587,5 ha, đạt 92,5% kế hoạch[2]. Năm 2021, các địa phương trong tỉnh đã trồng tái canh 1.570,7 ha. Nhìn chung, diện tích cà phê tái canh trong những năm qua được quản lý tốt về kỹ thuật thâm canh và giống. Với nguồn giống cung ứng chính phục vụ cho người dân trong tỉnh trồng tái canh được sản xuất tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh Gia Lai, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu Gia Lai, cho năng suất cao, chất lượng tốt, cỡ hạt lớn, chịu hạn tốt và kháng cao với bệnh gỉ sắt, điển hình là cây giống cà phê TR4, TR5, TR6, TR9, TRS1…

Từ khi thực hiện các chủ trương và Chương trình tái canh cà phê của Chính phủ và của tỉnh, bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật và thăm quan các mô hình điểm về sản xuất và tái canh cà phê bền vững, người dân được hỗ trợ cây giống cà phê có chất lượng tốt, chịu hạn và khả năng kháng bệnh cao để trồng tái canh nên bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực: Nhiều vườn cà phê trồng tái canh bước sang năm thứ 3 đã cho thu bói, vườn cà phê sum sê xanh tốt, quả trĩu cành như những vườn cà phê đã đi vào kinh doanh; mặc dù mới cho thu bói, nhưng năng suất vườn cà phê cao hơn hẳn so với khi chưa trồng tái canh, năng suất khoảng 10 kg quả tươi/cây, tương ứng với khoảng 2,6 tấn nhân/ha. Ngoài ra, qua thực hiện Chương trình trồng tái canh cà phê, có hàng ngàn ha cà phê trồng tái canh được người dân tiến hành trồng xen canh cây ăn quả như sầu riêng, bơ, mít... ngay từ đầu để vừa làm cây che bóng, chắn gió cho vườn cà phê, vừa đa dạng sản phẩm, hạn chế rủi ro, nâng cao và ổn định thu nhập cho người trồng cà phê, góp phần phát triển sản xuất cà phê bền vững, hiệu quả và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Kết quả tái canh cà phê trong những năm qua đã góp phần tích cực nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và thu nhập cho người trồng cà phê. Năng suất cà phê bình quân toàn tỉnh tăng từ 26,5 tạ/ha năm 2015 lên 29,4 tạ/ha năm 2021. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 11.500 ha cà phê ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; có gần 37 ngàn ha cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, UTZ, Organic, Rainforest Alliance...

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện việc tái canh, ghép cải tạo đối với diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển sản xuất cà phê bền vững theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thúc đẩy ngành hàng cà phê Gia Lai phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng và chăm sóc cà phê tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh để thực hiện việc cải tạo chất lượng vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp; giúp nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của nông dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch và lộ trình thực hiện không gây ra biến động lớn về diện tích, sản lượng cà phê của tỉnh, không làm ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của các hộ dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh khi thực hiện tái canh và ghép cải tạo cà phê.

- Tái canh cà phê chỉ thực hiện ở vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp theo nguyện vọng của các đối tượng trồng cà phê.

- Tái canh cà phê phải phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước. Lồng ghép cùng các chương trình, dự án, đề án khác để thực hiện có hiệu quả việc ghép cải tạo vườn cây, tái canh vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp trên địa bàn.

- Tái canh, ghép cải tạo đối với diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành.

III. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

- Giai đoạn 2022 - 2025, trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 9.450 ha cà phê. Trong đó: Trồng tái canh khoảng 9.320 ha và ghép cải tạo khoảng 130 ha.

- Năng suất vườn cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt bình quân trên 3,5 tấn nhân/ha.

- Thu nhập/ha cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo tăng 1,5 - 2 lần so với trước khi tái canh, ghép cải tạo.

2. Nội dung thực hiện

2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện:

a) Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai có vườn cà phê đủ điều kiện áp dụng biện pháp tái canh hoặc ghép cải tạo cà phê.

b) Nội dung: Hỗ trợ nguồn giống, quy trình kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê, phát triển sản xuất cà phê bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Thời gian thực hiện:

Từ năm 2022 đến năm 2025.

2.2. Quy mô, địa bàn và tiến độ trồng tái canh, ghép cải tạo cà phê:

a) Quy mô, địa bàn trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê:

Diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2025 tại 10/17 địa phương trong tỉnh. Cụ thể:

- Thành phố Pleiku:    Tái canh 1.235 ha;

- Huyện Ia Grai:         Tái canh 1.930 ha và ghép cải tạo 40 ha;

- Huyện Đak Đoa:      Tái canh 1.570 ha;

- Huyện Chư Păh:      Tái canh 1.040 ha;

- Huyện Chư Prông:   Tái canh 1.260 ha;

- Huyện Chư Sê:        Tái canh 1.450 ha và ghép cải tạo 20 ha;

- Huyện Chư Pưh:     Tái canh 120 ha;

- Huyện Đức Cơ:       Tái canh 185 ha và ghép cải tạo 20 ha;

- Huyện Kbang:         Tái canh 340 ha và ghép cải tạo 30 ha;

- Huyện Mang Yang: Tái canh 190 ha và ghép cải tạo 20 ha.

b) Tiến độ trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê:

Giai đoạn 2022 - 2025, các địa phương trong tỉnh thực hiện trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê theo tiến độ từng năm như sau:

- Năm 2022:              Tái canh 2.215 ha và ghép cải tạo 35 ha;

- Năm 2023:              Tái canh 2.365 ha và ghép cải tạo 35 ha;

- Năm 2024:              Tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha;

- Năm 2025:              Tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)

2.3. Quy trình kỹ thuật trồng tái canh cà phê:

Các địa phương hướng dẫn người sản xuất cà phê thực hiện tái canh cà phê theo Quy trình tái canh cà phê vối đã được ban hành tại Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Việc tái canh cà phê có thể thực hiện ngay không cần phải luân canh, nếu vườn cà phê đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc xác định và chứng nhận vườn cây có đủ điều kiện tái canh ngay hoặc phải luân canh trước khi trồng tái canh do Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện thực hiện.

2.4. Giống phục vụ trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê:

- Toàn tỉnh cần sản xuất khoảng 11.650.000 cây cà phê giống để thực hiện tái canh 9.320 ha và khoảng 468.000 chồi giống để thực hiện ghép cải tạo cho 130 ha.

- Sử dụng giống cà phê vối đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất kinh doanh. Khuyến cáo sử dụng các giống TR4, TR5, TR6, TR9 và giống lai đa dạng TRS1.

- Trường hợp người trồng cà phê tự mua cây giống của các hộ gia đình, các cơ sở gieo ươm, bán giống trong và ngoài tỉnh để trồng tái canh: Cơ sở bán cây giống xác nhận giống bán thuộc giống khuyến cáo của tỉnh. Việc xác định và chứng nhận cây giống đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng để trồng tái canh (tiêu chuẩn cây giống xuất vườn quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) do Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện thực hiện.

- Trường hợp người trồng cà phê (tổ chức, cá nhân) tự mua cây giống, hạt giống có xác nhận của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, của các Trung tâm nghiên cứu và Viện nghiên cứu để trồng tái canh hoặc tự tổ chức gieo ươm để trồng tái canh thì đủ điều kiện, cơ sở để ngân hàng xem xét cho vay vốn thực hiện tái canh cà phê, không cần phải xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

2.5. Công tác tuyên truyền:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trồng cà phê hiểu rõ mục đích, yêu cầu, sự cần thiết thực hiện chương trình tái canh và ghép cải tạo cà phê. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ người trồng cà phê vay vốn đầu tư thực hiện chương trình tái canh và ghép cải cải tạo cà phê nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và thu nhập cho người trồng cà phê; qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng, góp phần thúc đẩy ngành hàng cà phê phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

- Tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch tái canh và ghép cải tạo cà phê, chính sách hỗ trợ vay vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu, hiệu quả cao.

2.6. Công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất và tái canh cà phê bền vững:

- Khẩn trương tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại diện tích cà phê già cỗi đủ kiện thực hiện tái canh trong giai đoạn 2022 - 2025 theo đúng quy định tại Quyết định số 2085/QĐ- BNN-TT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và diện tích cà phê cần ghép cải tạo để có lộ trình, giải pháp cụ thể thực hiện đạt và vượt mục tiêu kế hoạch ra.

- Tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng vườn cây, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các giống cà phê thực hiện tái canh giai đoạn 2016 - 2021, qua đó xác định bộ giống tốt và hoàn thiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê phù hợp với từng vùng sinh thái, nâng cao tỷ lệ diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê thành công; từng bước nhân rộng diện tích cà phê theo mô hình cảnh quan, phù hợp với từng điều kiện cụ thể ở từng địa phương.

- Tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý Nhà nước về giống cà phê theo quy định của pháp luật; vận động các chủ vườn ươm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất cây giống đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tái canh cà phê của người dân; lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án hiện có để hỗ trợ nâng cấp các vườn ươm giống cà phê, kết hợp đào tạo nâng cao năng lực, kỹ thuật cho vườn ươm và cấp giấy chứng nhận.

- Chú trọng, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê; hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về phát triển cà phê trong điều kiện biến đổi khí hậu, như: trồng cây che bóng (cây muồng, các cây họ đậu, cây ăn trái…) và ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cà phê (tưới nước kết hợp bón phân qua đường ống…) nhằm tiết kiệm công lao động, nước tưới, phân bón.

- Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê, tăng cường việc sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế chế phẩm hóa học trong việc chăm sóc, phòng trừ dịch hại cây cà phê. Ưu tiên ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật canh tác mang tính bền vững để nâng cao diện tích cà phê được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ (4C, UTZ, Organic, Rainforest Alliance...); đến năm 2025, phấn đấu có trên 50% diện tích cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng.

- Khuyến khích mở rộng liên kết giữa nông hộ, trang trại sản xuất cà phê với doanh nghiệp trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến, xuất khẩu cà phê; phát triển các liên kết từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, thu mua, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê theo hướng giảm các khâu trung gian và nâng cao vai trò doanh nghiệp trong đầu tư nguồn lực, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thực hiện có hiệu quả Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và các quy định liên quan tạo sự ổn định về đầu ra, nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê.

2.7. Về chính sách hỗ trợ:

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất… Cụ thể:

a) Về tín dụng: Mức vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay tái canh và ghép cải tạo cà phê thực hiện quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Về hỗ trợ giống trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới thực hiện theo quy định tại Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, bao gồm: Hỗ trợ 100% kinh phí mua cây giống, chồi giống ghép và hỗ trợ 100% kinh phí cước vận chuyển từ nơi sản xuất giống về trung tâm xã theo giá thực tế tại thời điểm vận chuyển; mức hỗ trợ tối đa không quá 7,5 triệu đồng/hộ gia đình.

c) Về hỗ trợ mở lớp tập huấn, xây dựng mô hình điểm, mô hình vườn cà phê mẫu để hướng dẫn nông dân thực hiện tái canh, ghép cải tạo: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.

IV. DỰ KIẾN NHU CẦU NGUỒN VỐN VAY TÁI CANH VÀ GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ

Với định hướng giai đoạn 2022 - 2025, trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 9.450 ha cà phê (trong đó: trồng tái canh khoảng 9.320 ha và ghép cải tạo khoảng 130 ha) thì nhu cầu nguồn vốn cần vay để thực hiện trồng tái canh và ghép cải tạo dự kiến khoảng 1.408.400 triệu đồng. Cụ thể:

1. Năm 2022: Dự kiến nhu cầu nguồn vốn vay khoảng 335.050 triệu đồng. Trong đó:

- Nhu cầu nguồn vốn cần vay để trồng tái canh: Khoảng 332.250 triệu đồng.

- Nhu cầu nguồn vốn cần vay để ghép cải tạo: Khoảng 2.800 triệu đồng.

2. Năm 2023: Dự kiến nhu cầu nguồn vốn vay khoảng 357.550 triệu đồng. Trong đó:

- Nhu cầu nguồn vốn cần vay để trồng tái canh: Khoảng 354.750 triệu đồng.

- Nhu cầu nguồn vốn cần vay để ghép cải tạo: Khoảng 2.800 triệu đồng.

3. Năm 2024: Dự kiến nhu cầu nguồn vốn vay khoảng 357.900 triệu đồng. Trong đó:

- Nhu cầu nguồn vốn cần vay để trồng tái canh: Khoảng 355.500 triệu đồng.

- Nhu cầu nguồn vốn cần vay để ghép cải tạo: Khoảng 2.400 triệu đồng.

4. Năm 2025: Dự kiến nhu cầu nguồn vốn vay khoảng 357.900 triệu đồng. Trong đó:

- Nhu cầu nguồn vốn cần vay để trồng tái canh: Khoảng 355.500 triệu đồng.

- Nhu cầu nguồn vốn cần vay để ghép cải tạo: Khoảng 2.400 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, điều hành việc triển khai thực hiện Kế hoạch tái canh và ghép cải tạo cà phê theo đúng mục tiêu Kế hoạch đã đề ra; trong đó thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:

- Chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng của tỉnh, các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sản xuất và cung ứng cây giống cà phê theo quy định của pháp luật phục vụ trồng tái canh và ghép cải tạo giai đoạn 2022 - 2025 theo quy định, hướng dẫn hiện hành.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông xây dựng và nhân rộng mô hình điểm trồng tái canh, ghép cải tạo cà phê; thiết kế và xây dựng vườn cà phê mẫu để hướng dẫn nông dân thực hiện tái canh, ghép cải tạo đảm bảo tính bền vững.

- Hàng năm, lập kế hoạch và dự trù kinh phí mở lớp tập huấn, xây dựng điểm, mô hình vườn cà phê mẫu gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch tái canh và ghép cải tạo cà phê trong toàn tỉnh như: Công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân trồng tái canh, ghép cải tạo giống cà phê theo quy định pháp luật.

- Theo dõi tình hình triển khai thực hiện kế hoạch tái canh và ghép cải tạo cà phê tại các địa phương trong toàn tỉnh. Hướng dẫn, đề xuất giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, tham mưu điều chỉnh kịp thời những nội dung không phù hợp để tạo điều kiện cho các địa phương triển khai thuận lợi, hiệu quả.

- Chủ động phối hợp với các Trung tâm, Viện nghiên cứu tuyển chọn các giống tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, có khả năng kháng sâu bệnh để phục vụ kế hoạch tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh.

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện; định kỳ 6 tháng và hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cây giống cà phê cho người dân trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới trồng tái canh và ghép cải tạo đối với diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính hướng dẫn lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn để phục vụ thực hiện Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các đề tài khoa học, dự án liên quan đến tái canh cà phê; triển khai nhân rộng, phổ biến các kết quả đề tài, dự án khoa học có liên quan đến tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức rà soát diện tích quy hoạch phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trồng cà phê theo đúng quy định.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Gia Lai

- Chỉ đạo các Chi nhánh Ngân hàng, Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh: Tích cực thông tin, tuyên truyền cho khách hàng về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có cho vay tái canh cây cà phê theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ; đồng thời chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.

- Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục, quy trình vay vốn theo hướng đơn giản, nhanh gọn, thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cho người trồng cà phê.

- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội để phổ biến, tuyên truyền cho người dân được tiếp cận về chính sách hỗ trợ tái canh, ghép cải tạo cà phê và Kế hoạch này để thực hiện.

7. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Định kỳ hàng quý xây dựng chuyên mục, phóng sự tuyên truyền, phổ biến kết quả thực hiện các quy trình, mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong tái canh, sản xuất cà phê bền vững để nhân ra diện rộng.

- Báo Gia Lai: Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê; quy trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng như 4C, UTZ, Organic, Rainforest Alliance...

8. Ủy ban nhân dân các huyện trồng cà phê và thành phố Pleiku

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Chi nhánh Ngân hàng, Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn và các đơn vị liên quan, hàng năm có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách hỗ trợ người trồng cà phê thực hiện tái canh và ghép cải tạo cà phê theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

- Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch tái canh và ghép cải tạo cà phê của địa phương:

+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân trên địa bàn đăng ký trồng tái canh, ghép cải tạo cà phê và nhu cầu vay vốn tín dụng phục vụ tái canh và ghép cải tạo.

+ Tổng hợp diện tích cà phê cần tái canh, ghép cải tạo và nhu cầu vay vốn tín dụng của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn, gửi về các Chi nhánh Ngân hàng, Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và làm cơ sở để các Chi nhánh Ngân hàng Thương mại, Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn có kế hoạch bố trí vốn hỗ trợ cho vay theo quy định.

- Hàng năm, lập dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền xem xét kinh phí hỗ trợ thực hiện việc tái canh, ghép cải tạo cà phê theo quy định hiện hành.

- Trên cơ sở quy trình kỹ thuật sản xuất giống cà phê, quy trình kỹ thuật trồng tái canh cà phê, ghép cải tạo giống cà phê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tiến hành áp dụng, bổ sung cho phù hợp với điều kiện của địa phương để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân thực hiện.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sản xuất cây giống và bố trí kinh phí để thực hiện công tác tập huấn, khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê, chỉ đạo các cơ sở sản xuất, cung ứng giống trên địa bàn chuẩn bị nguồn giống đảm bảo chất lượng và số lượng để phục vụ Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê của địa phương.

- Lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện tại địa phương để phục vụ Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn.

- Theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng thời gian quy định.

9. Các tổ chức, cá nhân tham gia vay vốn tái canh và ghép cải tạo cà phê: Sử dụng vốn vay đúng mục đích; cam kết trả vốn vay, lãi suất vay đúng kỳ hạn theo cam kết; tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật trồng tái canh, ghép cải tạo cà phê khi được mời tham gia; thực hiện trồng và chăm sóc vườn cà phê tái canh, vườn cà phê ghép cải tạo theo đúng quy trình kỹ thuật. Được ưu tiên vay vốn và hưởng ưu đãi về mức vốn vay, thời hạn cho vay và lãi suất theo các chính sách của Nhà nước hiện hành.

10. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong hội viên nông dân về chủ trương, chính sách trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê; tích cực vận động và giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cà phê bền vững; phát động, đẩy mạnh “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất cà phê bền vững, được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng như 4C, UTZ, Organic, Rainforest Alliance...

Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ có liên quan: Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện trồng cà phê và thành phố Pleiku; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ hàng quý (trước ngày 15 của tháng cuối quý) và báo cáo năm (trước ngày 05 tháng 11 hàng năm) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH TÁI CANH VÀ GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 399/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Đơn vị tính: Ha

Số TT

Tên địa phương

Tổng diện tích cà phê

Diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp

Diện tích cà phê đã tái canh năm 2021

Diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo giai đoạn 2022 - 2025

Dự kiến thực hiện giai đoạn 2021 - 2025

Tổng số

Trong đó

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Pleiku

3.395,0

1.350,0

33,0

1.235,0

300,0

300,0

335,0

300,0

1.268,0

-

Tái canh

 

 

33,0

1.235,0

300,0

300,0

335,0

300,0

1.268,0

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

2

Chư Sê

10.600,0

1.750,0

236,4

1.470,0

300,0

355,0

385,0

430,0

1.706,4

-

Tái canh

 

 

236,4

1.450,0

295,0

350,0

380,0

425,0

1.686,4

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

20,0

5,0

5,0

5,0

5,0

20,0

3

Chư Pưh

2.544,0

150,0

20,5

120,0

30,0

30,0

30,0

30,0

140,5

-

Tái canh

 

 

20,5

120,0

30,0

30,0

30,0

30,0

140,5

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

4

Mang Yang

4.604,0

250,0

39,0

210,0

50,0

55,0

55,0

50,0

249,0

-

Tái canh

 

 

39,0

190,0

45,0

50,0

50,0

45,0

229,0

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

20,0

5,0

5,0

5,0

5,0

20,0

5

Kbang

3.430,0

500,0

64,0

370,0

90,0

110,0

85,0

85,0

434,0

-

Tái canh

 

 

64,0

340,0

80,0

100,0

80,0

80,0

404,0

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

30,0

10,0

10,0

5,0

5,0

30,0

6

Đak Đoa

27.506,0

1.900,0

328,1

1.570,0

370,0

400,0

400,0

400,0

1.898,1

-

Tái canh

 

 

328,1

1.570,0

370,0

400,0

400,0

400,0

1.898,1

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

7

Chư Păh

8.410,0

1.200,0

100,0

1.040,0

260,0

270,0

260,0

250,0

1.140,0

-

Tái canh

 

 

100,0

1.040,0

260,0

270,0

260,0

250,0

1.140,0

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

8

Ia Grai

17.892,0

2.500,0

480,0

1.970,0

490,0

500,0

490,0

490,0

2.450,0

-

Tái canh

 

 

480,0

1.930,0

480,0

490,0

480,0

480,0

2.410,0

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

40,0

10,0

10,0

10,0

10,0

40,0

9

Đức Cơ

5.477,0

300,0

91,7

205,0

50,0

50,0

50,0

55,0

296,7

-

Tái canh

 

 

91,7

185,0

45,0

45,0

45,0

50,0

276,7

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

20,0

5,0

5,0

5,0

5,0

20,0

10

Chư Prông

14.537,0

1.600,0

178,0

1.260,0

310,0

330,0

310,0

310,0

1.438,0

-

Tái canh

 

 

178,0

1.260,0

310,0

330,0

310,0

310,0

1.438,0

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Tổng số

98.395,0

11.500,0

1.570,7

9.450,0

2.250,0

2.400,0

2.400,0

2.400,0

11.020,7

-

Tái canh

 

 

1.570,7

9.320,0

2.215,0

2.365,0

2.370,0

2.370,0

10.890,7

-

Ghép cải tạo

 

 

0,0

130,0

35,0

35,0

30,0

30,0

130,0

Ghi chú: Tại Quyết định số 1178/QĐ-BNN-TT ngày 31/3/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng: Tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện trồng tái canh và ghép cải tạo 11.000 ha cà phê. Theo đó, phân bổ kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê hàng năm của tỉnh Gia Lai là 2.200 ha.

 

PHỤ LỤC II

DỰ KIẾN NHU CẦU NGUỒN VỐN CẦN VAY TÁI CANH VÀ GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 399/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Huyện, thành phố

Tổng cộng

Nhu cầu nguồn vốn vay tái canh và ghép cải tạo cà phê giai đoạn 2022 - 2025

2022

2023

2024

2025

Tái canh

Ghép CT

Tái canh

Ghép CT

Tái canh

Ghép CT

Tái canh

Ghép CT

1

Chư Păh

156.000

39.000

-

40.500

-

39.000

-

37.500

-

2

Chư Pưh

18.000

4.500

-

4.500

-

4.500

-

4.500

-

3

Chư Sê

219.100

44.250

400

52.500

400

57.000

400

63.750

400

4

Đức Cơ

29.350

6.750

400

6.750

400

6.750

400

7.500

400

5

Pleiku

185.250

45.000

-

45.000

-

50.250

-

45.000

-

6

Ia Grai

292.700

72.000

800

73.500

800

72.000

800

72.000

800

7

Kbang

53.400

12.000

800

15.000

800

12.000

400

12.000

400

8

Đak Đoa

235.500

55.500

-

60.000

-

60.000

-

60.000

-

9

Mang Yang

30.100

6.750

400

7.500

400

7.500

400

6.750

400

10

Chư Prông

189.000

46.500

-

49.500

-

46.500

-

46.500

-

Tổng cộng

1.408.400

332.250

2.800

354.750

2.800

355.500

2.400

355.500

2.400

Ghi chú: Dự kiến nhu cầu nguồn vốn cần vay đầu tư trồng tái canh 01 ha cà phê khoảng 150 triệu đồng; ghép cải tạo 01 ha cà phê khoảng 80 triệu đồng.

 



[1] Kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh Gia Lai năm 2021 đạt 610 triệu USD.

[2] Giai đoạn 2016 - 2021, trên địa bàn tỉnh không thực hiện ghép cải tạo cà phê. Theo Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 của UBND tỉnh Gia Lai: Kế hoạch trồng tái canh cà phê giai đoạn 2016 - 2020 là 13.610 ha.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 399/QĐ-UBND ngày 15/06/2022 về Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.017

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.121.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!