Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2388/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch thực hiện Quyết định 150/QĐ-TTg Vũng Tàu

Số hiệu: 2388/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Nguyễn Công Vinh
Ngày ban hành: 18/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2388/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 18 tháng 08 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 150/QĐ-TTG NGÀY 28/01/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Thực hiện Công văn số 198/TTg-NN ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1909/QĐ-BNN-KH ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 192/TTr-SNN ngày 12 tháng 7 năm 2022 phê duyệt Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Công Vinh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 150/QĐ-TTG NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1909/QĐ-BNN-KH ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển và thực hiện các giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Quyết định số 150/QĐ-TTg nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Sản xuất Nông lâm ngư nghiệp được gọi là “Khu vực I” của nền kinh tế quốc dân, ngành quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng hoàn thiện nông thôn, thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định chính trị, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng, cân bằng môi trường sinh thái.

- Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước hết là làm hậu cần (trụ đỡ) vững chắc và hỗ trợ cho các ngành công nghiệp, kinh tế biển, dịch vụ du lịch,… cùng phát triển. Đồng thời khai thác có hiệu quả các nguồn lực để nâng cao thu nhập và đời sống người dân.

- Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030 trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào sản xuất gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí đồng thời tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng mở rộng hợp tác liên kết thông qua chuỗi giá trị cùng với cơ chế chính sách phù hợp.

- Phát triển ngành nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển ngành chung của cả nước, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của tỉnh so với các tỉnh thành khác trong cả nước và vùng Đông Nam Bộ đối với từng ngành hàng. Sản xuất nông nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển, ưu tiên chất lượng và hiệu quả, đối với các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh; trên cơ sở hình thành các vùng cây trồng, chăn nuôi tập trung, sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất. Đặc biệt coi trọng xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái đô thị trong phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường.

- Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ mới với năng suất chất lượng cao, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Chuyển đổi nông nghiệp theo hướng nông nghiệp tích hợp đa giá trị, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần hoàn,..., gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, kết nối bền vững với các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa. Nâng cao thu nhập và đời sống dân cư, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm trong tình hình mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao vị thế của người dân nông thôn, củng cố và phát triển cộng đồng. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn xanh sạch, đẹp, đảm bảo an ninh với hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ tiệm cận với khu vực đô thị. Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 4,12%/năm (gồm: Trồng trọt tăng 3,86%/năm, chăn nuôi tăng 4,44%/năm); ngành lâm nghiệp tăng bình quân từ 0,98%/năm; ngành ngư nghiệp tăng bình quân 4,12%%/năm (gồm: Khai thác tăng 4,12%/năm, nuôi trồng tăng 4,10%/năm).

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2026-2030 đạt bình quân 3,21%/năm (gồm: Trồng trọt tăng 3,3%/năm, chăn nuôi tăng 3,09%/năm); ngành lâm nghiệp tăng bình quân từ 0,98%/năm; ngành ngư nghiệp tăng bình quân 4,16%%/năm (gồm: Khai thác tăng 4,20%/năm, nuôi trồng tăng 3,80%/năm).

- Tỷ lệ che phủ cây xanh đến năm 2025 đạt 44,5%, năm 2030 đạt 40%; Trong đó tỷ lệ che phủ của rừng đến năm 2025 là 14%, năm 2030 là 13,51%.

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch từ các hệ thống cấp nước tập trung đến năm 2025 đạt 95%, đến năm 2030 đạt 99%.

- Tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 lên gấp 1,5 lần và năm 2030 gấp 1,7 - 2,0 lần so với năm 2020.

- Đến năm 2030, mỗi ngành hàng chủ lực ở mỗi huyện, thành lập ít nhất 1 hợp tác xã làm đại diện để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, công nghệ và thị trường để đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, làm nòng cốt hỗ trợ, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho nông dân. Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 chiếm trên 40% và đến năm 2030 chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

- Toàn tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có huyện Đất Đỏ và huyện Long Điền đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân nông thôn.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Phấn đấu Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành Tỉnh có nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành ”nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị.

III. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường

Nghiên cứu, xác định cụ thể và ưu tiên tập trung thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của từng vùng, địa phương theo 3 nhóm sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm đặc sản địa phương theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) cùng với việc xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường, cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức dịch vụ hỗ trợ đồng bộ, hệ thống hậu cần thông suốt; đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và thúc đẩy hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong từng vùng và giữa các vùng, kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.

Định hướng, nhiệm vụ phát triển theo từng lĩnh vực sản xuất:

1.1. Đối với ngành trồng trọt

- Xác định nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, gồm: Nhóm cây hàng năm: Cây lúa và cây rau thực phẩm; Nhóm cây lâu năm: Cây cao su, cây hồ tiêu, cây ăn quả đặc sản (bưởi da xanh, nhãn, mãng cầu, thanh long,...); Nhóm cây trồng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái: Rau, hoa, cây cảnh. Định hướng phát triển nhóm cây này như sau:

+ Lúa gạo: Đến năm 2030, chuyển sang đất chuyên canh rau khoảng 1.000 ha (hiện nay diện tích canh tác lúa là 11.077 ha), diện tích lúa còn lại khoảng 9.084 ha; đồng thời một phần chuyển sang luân canh lúa - rau màu (chuyên 3 vụ lúa: 6.500 ha, lúa luân canh với rau màu: 2.584 ha). Diện tích gieo trồng lúa đến năm 2030 là 21.354 ha, sản lượng khoảng 125 ngàn tấn. Nâng tỷ lệ diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao trong tổng diện tích gieo trồng lúa lên 70-75%; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận duy trì ở mức trên 95%. Đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa gạo theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và tương đương, khuyến khích phát triển sản xuất lúa gạo hữu cơ, đa dạng các sản phẩm chế biến từ gạo và phụ phẩm của lúa gạo (rơm, rạ, trấu, cám) để tăng giá trị gia tăng. Phát triển vùng sản xuất trọng điểm lúa gạo tại huyện Đất Đỏ, Long Điền, Châu Đức, Xuyên Mộc và Bà Rịa.

+ Rau thực phẩm: Là cây trồng quan trọng cần được ưu tiên đầu tư sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở cân đối đất lúa và đất cây hàng năm khác, đất vùng ven đô (đất nông nghiệp không ổn định phát triển nông nghiệp đô thị rau hoa, cây cảnh). Dự kiến năm 2030 diện tích canh tác rau 2.973 ha, đất luân canh lúa với rau 2.584 ha; năm 2030, diện tích gieo trồng rau 14.098 ha, sản lượng 328.367 tấn, năng suất bình quân 23,29 tấn/ha, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh, các khu công nghiệp, du lịch và một số tỉnh, thành lân cận. Xây dựng vùng sản xuất tập trung rau thực phẩm ở các địa phương trọng điểm như thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, huyện Đất Đỏ, huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc. Ngoài các vùng sản xuất rau tập trung, chuyên canh còn có sản xuất rau trên đất lúa (luân canh lúa với rau). Phương thức sản xuất rau giai đoạn 2021- 2030 cần đầu tư sản xuất rau theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Diện tích trồng hoa, cây cảnh tăng theo quá trình đô thị hóa, đến năm 2030 bố trí 655 ha. Trồng hoa cây cảnh không bố trí thành vùng tập trung mà sản xuất xen kẽ với đất nông nghiệp biến động chờ đô thị hóa và một phần luân canh trên đất trồng rau.

- Hồ tiêu: Đến năm 2030, diện tích hồ tiêu ổn định khoảng 12.000 ha tập trung tại hai huyện Châu Đức và Xuyên Mộc, sản lượng 25 ngàn tấn. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hồ tiêu tập trung, an toàn và chất lượng. Nâng cao chất lượng hạt tiêu, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng ổn định, bền vững; xây dựng, chuyển giao và nhân rộng mô hình sản xuất hồ tiêu theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, cụ thể: chọn giống tốt, trồng mật độ thích hợp, chăm sóc đúng quy trình tạo hạt tiêu chắc có dung trọng cao (>550 g/lít); đẩy mạnh công nghệ chế biến các sản phẩm từ hồ tiêu (tiêu sọ, tiêu ngâm, tiêu nghiền bột, tinh dầu tiêu, chiết xuất hoạt chất piperine,...

- Cao su: Trong những năm vừa qua, giá cao su ở mức thấp nên hiệu quả sản xuất không cao; đồng thời, hiện nay tình hình thiếu hụt lao động trong sản xuất cao su rất lớn nên các công ty cao su đã xin đề xuất chuyển đổi một phần diện tích trồng cao su sang mục đích kinh tế - xã hội khác (nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi sang cây trồng khác, phi nông nghiệp,...). Đến năm 2030 diện tích trồng cao su giảm còn khoảng 14.550 ha, sản lượng khoảng 20 ngàn tấn. Các công ty ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh tái canh vườn cây hết tuổi khai thác để nâng cao năng suất, chất lượng mủ.

- Xác định nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, gồm: Lúa gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, cây ăn quả, rau, sắn (tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021). Tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững. Ưu tiên nguồn lực đầu tư để thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các chuỗi giá trị gắn với hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu.

Trên cơ sở nhóm cây trồng chủ lực quốc gia khuyến cáo đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; tăng cường chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

- Cà phê: Đến năm 2030 giảm diện tích xuống còn 3.100 ha, sản lượng khoảng 6.800 tấn; phát triển vùng sản xuất trọng điểm ở huyện Châu Đức. Đẩy mạnh tái canh, ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp; tái canh sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao; thực hiện trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với những vùng cà phê tái canh có đủ điều kiện. Tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

- Điều: Đến năm 2030 diện tích giảm còn khoảng 6.040 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Châu Đức, Xuyên Mộc. Đẩy mạnh áp dụng quy trình kỹ thuật tái canh, thâm canh điều bền vững để nâng năng suất, dự kiến sản lượng năm 2030 đạt khoảng 8,4 ngàn tấn.

- Khoai mỳ: Đến năm 2030 diện tích giảm xuống còn 4.244 ha, sản lượng khoảng 128 ngàn tấn, tập trung chủ yếu tại các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Đất Đỏ và thị xã Phú Mỹ. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình canh tác bền vững; áp dụng cơ giới hóa, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm từ sắn phục vụ cho công nghiệp chế biến tinh bột, sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học.

- Xác định nhóm sản phẩm đặc sản địa phương, gồm: Nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, bưởi da xanh, thanh long, sầu riêng, bơ, cacao, hạt điều, hạt tiêu, rau các loại, khoai mài, nấm các loại. Định hướng các sản phẩm đặc sản địa phương sẽ hoàn thiện truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm.

+ Tiếp tục duy trì các sản phẩm OCOP lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh đã được công nhận, phát triển các sản phẩm mới để được công nhận từng bước đẩy mạnh thương hiệu OCOP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên thị trường trong nước và hướng đến thị trường xuất khẩu. Tập trung triển khai các chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, từng bước tiếp cận thị trường bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đặc biệt là phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn.

- Đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ: Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hữu cơ (tập trung vào các sản phẩm hữu cơ chủ lực: rau, hồ tiêu, bưởi, ca cao, lúa,…), ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương; chuyển đổi linh hoạt giữa trồng cây lương thực và cây thực phẩm. Quản lý và sử dụng hiệu quả đất lúa, tiếp tục chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn để vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người sản xuất; phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Xây dựng vùng sản xuất tập trung một số cây trồng chủ lực, liên kết sản xuất nâng cao chuỗi giá trị, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thích nghi với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng các giống có năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sâu bệnh.

- Xây dựng các vùng nông nghiệp công nghệ cao tại các huyện, thị xã, thành phố: Vùng sản xuất rau diện tích 784,5 ha (gồm thị xã Phú Mỹ 750 ha; huyện Đất Đỏ 34,5 ha); vùng sản xuất hồ tiêu diện tích 2.500 ha (gồm huyện Châu Đức 1.500 ha; huyện Xuyên Mộc 1.000 ha); vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản (gồm nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, bưởi da xanh, thanh long,…) diện tích 2.500 ha (gồm huyện Châu Đức 1.000 ha; huyện Xuyên Mộc 800 ha; huyện Đất Đỏ 200 ha; Phú Mỹ 500 ha); vùng sản xuất hoa, cây cảnh diện tích 43,5 ha (gồm thị xã Phú Mỹ 35 ha, Đất Đỏ 8,5 ha).

1.2. Đối với ngành chăn nuôi

- Xác định các loại vật nuôi thế mạnh chủ lực theo thứ tự gồm: Nuôi heo công nghiệp (heo thịt, heo nái), Gà công nghiệp (hướng trứng, hướng thịt), Vịt công nghiệp (hướng trứng, hướng thịt), Bò công nghiệp, bán công nghiệp (bò thịt, bò sữa). Ngoài ra, có con nuôi phục vụ thị trường du lịch (dê, cừu, heo rừng lai, gà ta…, nuôi truyền thống và nuôi bán công nghiệp).

- Định hướng cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi đến năm 2030 như sau:

+ Chăn nuôi heo: duy trì tổng đàn heo khoảng 400.000 con; mở rộng quy mô đàn heo hướng chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp. Tăng tỷ lệ đàn heo trong trang trại chăn nuôi tập trung lên trên 65% (với số lượng gia cầm là 260.000 con) so với tổng đàn heo toàn tỉnh.

+ Chăn nuôi gia cầm: tăng tổng đàn gia cầm khoảng 5.800.000 con; tăng số lượng chăn nuôi một số giống vịt có năng suất cao, đặc biệt là vịt đẻ trứng; tăng tỷ lệ cơ cấu đàn gia cầm nuôi tập trung trong các trang trại lên trên 70% (với số lượng gia cầm là 4.000.000 con) so với tổng đàn gia cầm toàn tỉnh.

+ Chăn nuôi bò: tăng quy mô đàn bò khoảng 50.000 con, đối tượng tăng đàn chủ yếu là các trang trại và doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, bò thịt ứng dụng công nghệ cao.

+ Chăn nuôi dê: tăng quy mô đàn dê khoảng 84.000 con, trong đó: chăn nuôi trang trại chiếm 40% (với số lượng gia cầm là 33.600 con).

- Sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

- Chấm dứt hoạt động chăn nuôi (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) tại khu vực nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực dân cư không được phép chăn nuôi được quy định tại Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Không phát triển các hình thức chăn nuôi tập trung tại các xã thuộc thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ và toàn bộ huyện Côn Đảo.

- Khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở giết mổ công nghiệp, công nghệ hiện đại, hình thành chuỗi liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - sơ chế - chế biến - phân phối đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và hướng tới xuất khẩu. Ngoài ra, tối ưu hóa sản xuất, chế biến sản phẩm chăn nuôi, nhất là chế biến sâu đối với sản phẩm chăn nuôi nhằm tránh tồn đọng, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng, tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm ngành chăn nuôi nói riêng, cho ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung.

- Hình thành Trung tâm Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật hiện đại, thuận lợi thông quan hàng hóa, góp phần phục vụ cho sự phát triển khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải ngang tầm quốc tế và phát triển các cơ sở nuôi động vật sạch theo chuẩn Quốc tế; mặt khác, để thuận tiện trong việc nghiên cứu khoa học, nhất là thử nghiệm vắc - xin phòng bệnh trên động vật.

- Xây dựng các vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của OIE, tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật tại huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và tập trung vào các vật nuôi chủ lực: heo, gà, bò, dê.

- Định hướng quy hoạch các vùng chăn nuôi và vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao phù hợp với từng vùng sinh thái và nhu cầu của thị trường như sau:

+ Tại huyện Châu Đức: tập trung phát triển Vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại xã Suối Rao, đồng thời khuyến khích các trang trại chăn nuôi đã hình thành trong giai đoạn trước đảm bảo các điều kiện chăn nuôi theo quy định của pháp luật (không thuộc khu vực không được phép chăn nuôi, không thuộc diện dời theo đề án của tỉnh, đảm bảo khoảng cách an toàn và các điều kiện khác có liên quan) chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; từng bước giảm dần quy mô chăn nuôi nông hộ (vẫn được phép duy trì hoạt động trừ tại khu vực không được phép chăn nuôi).

+ 04 vùng chăn nuôi tại huyện Đất Đỏ: thị trấn Đất Đỏ bố trí các trại chăn nuôi bò phục vụ vỗ béo và cung cấp giống. Xã Phước Long Thọ, Láng Dài và Phước Hội bố trí các trang trại chăn nuôi heo, bò, gà và vịt. Vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao: tập trung tại xã Phước Long Thọ, Láng Dài và Phước Hội.

+ 10 vùng chăn nuôi tại Xuyên Mộc: xã Bàu Lâm (chăn nuôi bò thịt, bò sữa), xã Bông Trang (chăn nuôi gia cầm và thủy cầm theo hướng giữ khoảng cách tối thiểu 200m với hồ Sông Hỏa), Bưng Riềng (quy hoạch vùng chăn nuôi heo cách hồ sông Hỏa và khu quy hoạch hồ Bình Châu 200m, nhưng không quy hoạch thêm vùng chăn nuôi heo), xã Hòa Bình (chăn nuôi gia cầm và thủy cầm nhưng còn 02 khu chăn nuôi ở vùng hạ lưu sông Ray, nuôi gia súc (cách > 200m) và phía Đông lộ 328); xã Hòa Hiệp (chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo phương thức công nghiệp, không quy hoạch chăn nuôi phía thượng nguồn hồ Suối Các, thượng nguồn hồ Bình Châu và phía Đông lộ 328); xã Hòa Hội (chăn nuôi bò, dê, gia cầm và thủy cầm, không quy hoạch chăn nuôi heo ở phía Đông lộ 329 Điều chỉnh và quy hoạch chăn nuôi heo tại 13 khu chăn nuôi ở phía Bắc và Tây Bắc lộ 329 và 1 khu vực phía Tây và cách lộ 329 khoảng 3.000m thuộc ấp 6 và các khu vực khác quy hoạch chăn nuôi gia cầm và thủy cầm); xã Hòa Hưng (chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm tập trung ở phía Bắc lộ 328, khu vực Hàng dừa, ấp 4B); xã Phước Tân (chăn nuôi heo); xã Tân Lâm (chăn nuôi bò và gia cầm); xã Xuyên Mộc (chăn nuôi heo: giữ nguyên quy hoạch chăn nuôi heo hiện tại, không đầu tư thêm trang trại chăn nuôi heo).

1.3. Đối với ngành khai thác thủy sản

- Tập trung triển khai thực hiện cơ cấu lại, giảm cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi: giảm số tàu thuyền đến năm 2030 còn 5.000 chiếc (nâng cấp, ổn định đội tàu khai thác hải sản vùng khơi ở số lượng 3.100 chiếc, giảm tàu khai thác vùng lộng còn 750 chiếc, vùng ven bờ còn 1.150 chiếc); chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, nghề khai thác phù hợp: chuyển đổi nghề lưới kéo (giảm còn 1.350 chiếc), phát triển nghề lưới vây, câu (1.400 chiếc); ổn định nghề lưới rê (550 chiếc), dịch vụ hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản (250 chiếc) và các nghề khác (1.450 chiếc). Giải quyết đóng mới, cải hoán, cấp phép khai thác trên cơ sở xây dựng cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp, xác định và phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản tại các vùng biển. Chấm dứt đóng mới tàu công suất nhỏ, kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm các hành vi hủy diệt nguồn lợi thủy sản, xâm phạm vùng biển nước ngoài. Sản lượng khai thác thủy sản đến năm 2030 khoảng 355.000 tấn, tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, khả năng xuất khẩu sang thị trường thế giới.

- Phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững. Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, ven bờ, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái. Phát triển khai thác hải sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Nghiêm cấm các hoạt động khai thác có tính chất hủy diệt. Chuyển đổi các nghề khai thác có tính xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề khai thác thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản. Gắn khai thác thủy sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

- Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá đến năm 2030:

+ Quy hoạch đầu tư 03 cảng cá loại I (cảng cá Gò Găng thuộc Trung tâm nghề cá và nâng cấp, mở rộng cảng cá Cát Lở (Vũng Tàu), Lộc An (Đất Đỏ) loại II thành loại I); duy tu, bảo trì hạ tầng 08 Cảng cá loại II (Incomap, Bến Đá, Cơ khí tàu thuyền, Hưng Thái, Tân Phước, Phước Hiệp, Bình Châu, Bến Đầm (Côn Đảo); đưa ra khỏi quy hoạch các cảng cá loại III nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định (cảng cá HTX KTHS DV Lộc An, cảng Côn Đảo - Vũng Tàu). Tiếp tục kêu gọi thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp hoàn thiện cảng cá loại 2, cảng cá chỉ định phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác, đảm bảo công tác chống khai thác IUU, đáp ứng điều kiện tiêu chí theo quy định của Luật Thủy sản.

+ Hình thành trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường Đông Nam Bộ tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu; Nâng cấp cảng cá Tân Phước, Khu tránh trú bão Cửa Lấp huyện Long Điền; Khu tránh trú bão (giai đoạn 2) tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ; cải tạo nâng cấp Cảng cá Cát Lở thành phố Vũng Tàu hình thành Trung tâm đấu giá thủy sản của tỉnh. Khôi phục và phát triển lĩnh vực đóng, sửa tàu cá, sản xuất ngư lưới cụ, máy móc thiết bị, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần thủy sản đồng bộ.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án phát triển ngành thủy sản: Hoàn thành Dự án Điều tra nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng; Đề án chuyển đổi nghề cho tàu cá hoạt động ven bờ và các nghề hủy diệt nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh; Đề án phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong ngành thủy sản; Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản; Đề án phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản; Đề án thành lập mới các khu bảo bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phục hồi các hệ sinh thái biển.

- Chế biến thủy sản: mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 500 triệu USD.

+ Rà soát, khảo sát và đề xuất địa điểm đầu tư thêm Cụm công nghiệp chế biến hải sản tập trung để thực hiện phương án bố trí, di dời các doanh nghiệp chế biến hải sản trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, huyện Long Điền. Đối với các cụm công nghiệp chế biến hải sản tập trung đã đầu tư tại Xuyên Mộc và Đất Đỏ, giới hạn ngành nghề, sản phẩm chế biến phù hợp, coi trọng các yếu tố bảo vệ môi trường: không phát triển chế biến bột cá, hạn chế chế biến thô, sơ chế, không phát triển thêm các loại hình chế biến surimi, phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tập trung cho các sản phẩm chế biến phục vụ du lịch và tiêu dùng cá nhân dân; từng bước chuyển đổi, tiến tới chế biến sạch, hình thành các điểm du lịch trải nghiệm, tham quan hoạt động chế biến hải sản, giới thiệu cho du khách.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản. Phát triển chuỗi đại lý phân phối, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Cải tiến công nghệ bảo quản đông lạnh, công nghệ bảo quản sản phẩm tươi sống.

1.4. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản

Đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 6.000 ha sản lượng đạt khoảng 22.500 tấn. Phát triển nuôi trồng thủy sản trên 03 vùng sinh thái: ngọt, mặn lợ và nuôi trên biển,theo hướng bền vững, hiệu quả; nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chú trọng phát triển nuôi lồng bè trên sông, trên biển, ven biển và hải đảo theo hướng công nghệ cao. Cụ thể:

- Nuôi mặn lợ đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ): Diện tích giảm mạnh còn 3.500 ha (2025) và đến năm 2030 giảm còn 3.400 ha. Đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (VietGAP hoặc tương đương); đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định đạt chất lượng cao phục vụ chế biến, xuất khẩu và đảm bảo an toàn thực phẩm. Phát triển các vùng nuôi thủy sản siêu thâm canh, thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, tập trung tại huyện Đất Đỏ, huyện Xuyên Mộc với tổng diện tích khoảng 600 ha.

- Nuôi cá lồng bè và nhuyễn thể hai mảnh vỏ: trên cơ sở Quyết định 795/QĐ- UBND ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, duy trì và phát triển nuôi trên sông Chà Và; một phần sông Rạng, sông Mũi Giui; sông Dinh; sông Cỏ May, Sông Cửa Lấp và sông Rạch Cây Khế, cụ thể:

+ Vùng nuôi sông Chà Và một phần sông Rạng, sông Mũi Giui thuộc xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu và phường Kim Dinh TP. Bà Rịa, bao gồm 8 tiểu khu, đối tượng nuôi chủ yếu là cá biển, hàu và một số loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ: Tổng diện tích mặt nước: 994.568m2; tổng diện tích đặt lồng: 390.303m2 (DT đặt lồng thực tế 383.938m2); Số lượng cơ sở đang nuôi: 282; số lượng lồng nuôi 9.381 lồng. Vùng nuôi này tiếp tục phát triển nuôi trong giai đoạn từ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Vùng nuôi sông Dinh (đoạn từ cầu Gò Găng đến cầu Cỏ May thuộc phường 12, xã Long Sơn TP. Vũng Tàu, bao gồm 4 tiểu khu bố trí nuôi các loại cá biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ: Tổng diện tích mặt nước: 234.657m2; tổng diện tích đặt lồng: 64.909m2; Số lượng cơ sở đang nuôi: 49; số lượng lồng nuôi 1.450 lồng. Vùng nuôi này tiếp tục phát triển nuôi trong giai đoạn từ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Vùng nuôi sông Cỏ May, Sông Cửa Lấp và sông Rạch Cây Khế: Tổng diện tích mặt nước: 342.210m2; tổng diện tích đặt lồng: 114.599m2; Số lượng cơ sở đang nuôi: 68; số lượng lồng nuôi 2.861 lồng. Vùng nuôi này tiếp tục phát triển nuôi trong giai đoạn từ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Vùng nuôi biển: Đẩy mạnh phát triển nuôi biển trong thời gian tới; chủ yếu ở huyện Côn Đảo sẽ phát triển nuôi có chọn lọc ở vịnh Côn Sơn (trong đó nuôi trai lấy ngọc với quy mô 100 ha), vịnh Bến Đầm và vịnh Đông Bắc; đối tượng nuôi chủ yếu là ngọc trai và một số thủy đặc sản phục vụ khách du lịch. Định hướng bố trí vùng nuôi biển ven bờ, vùng vịnh đảm bảo tiêu chí nuôi lồng bè trên biển như: không bị ảnh hưởng sóng gió lớn, lưu tốc dòng chảy phù hợp và không chồng lấn với các ngành công nghiệp, giao thông thủy (dầu khí, cảng biển, vận tải biển).

- Nuôi cá nước ngọt: Diện tích nuôi nước ngọt giảm và ổn định con số 2.000 ha trong giai đoạn 2021-2030. Đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp, phát triển chủ yếu tại huyện Châu Đức, huyện Đất Đỏ và thị xã Phú Mỹ:

+ Huyện Châu Đức: khu vực xã Suối Rao nuôi cá nước ngọt công nghiệp khoảng 100 ha (giai đoạn từ 2021-2030); tận dụng các hồ chứa nước nông nghiệp trên địa bàn huyện nuôi cá nước ngọt truyền thống, khoảng 1.000 ha.

+ Huyện Đất Đỏ: Diện tích khoảng 57 ha. Trong đó, diện tích nuôi nhiều nhất tại xã Láng Dài (khu vực hồ Lồ Ồ) với diện tích khoảng 22 ha.

+ Thị xã Phú Mỹ: Diện tích khoảng 20ha, tập trung chủ yếu tại xã Tóc Tiên.

- Phát triển sản xuất giống công nghệ cao: đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất giống tại Trung tâm sản xuất giống thủy sản tập trung tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ với diện tích 54 ha.

- Đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp với từng vùng sinh thái trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.Phát triển nuôi những giống thủy sản mới có giá trị kinh tế cao.

- Đối với nuôi nuôi cá lồng bè ven biển và trên biển khuyến cáo sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường nước. Chuyển dần các lồng bè nhỏ, khả năng chịu đựng sóng gió kém sang nuôi lồng bè theo công nghệ tiên tiến có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện gió, bão.

- Tổ chức lại sản xuất các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung và nâng cao chuỗi giá trị gia tăng; xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà tham gia trong chuỗi cung ứng.

- Tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng như: thủy lợi, giao thông, điện cho các khu nuôi tập trung và khu sản xuất giống tập trung Phước Hải. Đầu tư phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao (các huyện: Đất Đỏ, Xuyên Mộc); Quy hoạch, đầu tư, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, cá biển đạt chất lượng cao đáp ứng cho sản xuất nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh.

1.5. Đối với ngành lâm nghiệp

- Theo kết quả rà soát, quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 27.510 ha (giảm 6.069 ha so năm 2020), chiếm 13,89% diện tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm: Rừng đặc dụng là 16.432 ha (trong đó: diện tích có rừng 15.083 ha và đất chưa có rừng 1.350 ha); Rừng phòng hộ là 6.650 ha (trong đó: diện tích có rừng 5.250 ha và đất chưa có rừng 1.400 ha); Rừng sản xuất là 4.428 ha (trong đó: diện tích có rừng 3.363 ha và đất chưa có rừng 64 ha).

- Đẩy mạnh công tác trồng rừng tập trung trong diện tích quy hoạch 03 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất), đặc biệt đầu tư phát triển rừng ngập mặn, rừng ven biển trên địa bàn tỉnh; Trồng cây phân tán dọc theo đường giao thông, kênh mương và đất vườn của các hộ gia đình nhằm tạo cảnh quan sinh thái, môi trường góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong giai đoạn 2021-2030, thực hiện trồng rừng mới 1.104 ha rừng đặc dụng, 150 ha rừng phòng hộ, 2.500 ha rừng sản xuất và thực hiện trồng 5.783.280 cây phân tán.

- Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tại vườn Quốc gia Côn Đảo, rừng trên núi đá. Sử dụng đất lâm nghiệp đúng mục đích, tối ưu tài nguyên động thực vật và cảnh quan vốn có của rừng, phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đi đôi với việc nâng cao năng suất chất lượng rừng theo đúng Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, gìn giữ nguồn gen động thực vật quý hiếm kết hợp du lịch sinh thái.

- Phát triển dịch vụ môi trường rừng, thúc đẩy phát triển loại hình du lịch sinh thái rừng nhằm huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đóng góp nguồn tài chính đáng kể cho ngành lâm nghiệp, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của những người làm nghề rừng; đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân với việc phát triển rừng.

- Xây dựng phương án, hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới hoạt động Công ty lâm nghiệp.

- Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với quá trình cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; phát triển đồng bộ các khâu của chuỗi giá trị lâm sản từ sản xuất, khai thác, chế biến đến tiêu thụ phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất; gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

- Khuyến kích các thành phần kinh tế đầu tư cơ giới hóa và công nghiệp chế biến lâm sản theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, thông minh, hiệu quả, an toàn, ít phát thải và bền vững.

1.6. Đối với ngành diêm nghiệp

Diện tích sản xuất muối toàn tỉnh năm 2025 còn 620 ha, đến năm 2030 giảm còn 380 ha. Hoàn thiện dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nghề muối trên địa bàn huyện Long Điền; bảo tồn, phát triển nghề muối truyền thống huyện Long Điền và chứng nhận chỉ dẫn địa lý muối Bà Rịa; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao chất lượng, năng suất, giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho diêm dân; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm muối và các sản phẩm chế biến từ muối.

2. Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tiếp tục thực hiện Đề án 04-ĐA/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cụ thể: Đầu tư ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng vào các vùng sản xuất tập trung cây trồng chủ lực (lúa, rau, hồ tiêu, cây ăn quả). Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; xây dựng, đưa vào hoạt động 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Xuân Sơn, Quảng Thành, Xuyên Mộc); vận động trên 50% doanh nghiệp đang hoạt động đủ các điều kiện công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để được cấp giấy chứng nhận; tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 lên gấp 1,5 lần và đến năm 2030 gấp 1,7 - 2,0 lần so với năm 2020; tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp sạch được chứng nhận an toàn, chứng nhận VietGAP và GAP khác, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trường để đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch làm nòng cốt hỗ trợ, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho người nông dân để liên kết sản xuất những sản phẩm đạt yêu cầu của thị trường, tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho người dân; khai thác sản phẩm từ các vùng, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 chiếm trên 40% và đến năm 2030 chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

- Lập các đề án, dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm: đề án xây dựng quy chế tổ chức hoạt động khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và quy hoạch chung xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; dự án đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; dự án đầu tư cơ sở hạ tầng để nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng ở các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch. Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến diêm: tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy sản cho bà con nông ngư dân, chú trọng tập huấn chuyên sâu, nâng cao chất lượng công tác tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo để nâng tầm của bà con nông dân về kiến thức nông nghiệp, tư duy kinh tế, ý thức trách nhiệm xã hội về hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh,...

- Tiếp tục nhân rộng các mô hình nông nghiệp có tính mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện sinh thái, thị trường tiêu thụ; ưu tiên đầu tư cho các chương trình, dự án chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

3. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, đề án, dự án khác nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư nông thôn

- Huy động các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; trong đó có huyện Đất Đỏ đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Long Điền là huyện nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa và 47/47 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít nhất 200 sản phẩm hiện có của tỉnh được công nhận là sản phẩm OCOP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đang tham gia Chương trình OCOP; đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho cán bộ quản lý Nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã) thực hiện Chương trình OCOP và 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất trong lĩnh vực sơ chế, chế biến sản phẩm nông sản đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.

- Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo: thực hiện các dự án khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật, cây con giống, vật tư và hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương cho các hộ nghèo, hộ dân tộc, đặc biệt tại các xã xây dựng nông thôn mới.

4. Phát triển hạ tầng thủy lợi, nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

4.1. Cấp nước

- Cấp nước sạch: thực hiện đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước (Nhà máy cấp nước và mạng lưới tuyến ống truyền tải, phân phối) có quy mô công suất lớn, hiện đại ứng dụng công nghệ cao đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, phát triển các ngành kinh tế - xã hội, phục vụ sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu khác; nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các hệ thống cấp nước duy trì đảm bảo cấp nước an toàn.

- Bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; cấp và tạo nguồn nước cho khu đô thị, công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao từ hệ thống công trình thủy lợi; chú trọng bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, phục vụ phát triển bền vững.

- Cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 02 vụ với mức đảm bảo tưới 85%, trong đó đến năm 2030 có 50% diện tích trồng lúa thực hiện phương thức canh tác tiên tiến.

- Đến năm 2030, diện tích cây trồng cạn được tưới đạt 70%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 50%.

- Đảm bảo cấp, thoát nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp.

- Cấp nước cho hoạt động kinh tế ven biển, dịch vụ nghề cá, chủ động cấp nước cho Côn Đảo.

4.2. Tiêu thoát nước

- Chủ động tiêu, thoát nước ra sông chính, đảm bảo tiêu thoát ở vùng đồng bằng, vùng thấp trũng phục vụ dân sinh, nông nghiệp với tần suất từ 5%, đáp ứng yêu cầu tiêu, thoát cho khu đô thị tiêu vào hệ thống công trình thủy lợi.

- Chủ động phòng, chống lũ, ngập lụt, úng cho các khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn và các hoạt động sản xuất khác.

- Bảo vệ, kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đạt tiêu chuẩn cấp cho các hoạt động sử dụng nước.

4.3. Phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Chủ động ứng phó có hiệu quả với các tác động bất lợi của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, xói lở bờ sông, bờ biển... kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và giải pháp phi công trình.

- Bảo đảm an toàn trước các tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước gây ra cho các đô thị, khu dân cư, hoạt động sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi.

- Chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ để bảo vệ dân cư ở các lưu vực sông, đảm bảo sản xuất vụ hè thu, đông xuân với tần xuất lũ 5-10%.

5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; phát triển các mô hình sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến; thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

- Khuyến khích thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn dựa vào doanh nghiệp nhằm phát triển các loại hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả tạo động lực thúc đẩy phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.

- Tìm kiếm các doanh nghiệp có đủ năng lực để xây dựng chuỗi sản xuất từ khâu sản xuất đến thu mua - sơ chế, chế biến - tiêu thụ theo từng ngành hàng (cây, con) chính của tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn (Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi kinh tế hộ gia đình thành kinh tế trang trại và doanh nghiệp,...).

- Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập. Hàng năm xây dựng từ 01 - 03 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, tổ chức sơ kết đánh giá hiệu quả rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, địa bàn để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà khoa học... cùng với hợp tác xã, nông dân tham gia xây dựng chuỗi giá trị sản xuất trong mô hình liên kết.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật hợp tác xã; nghiên cứu cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế hợp tác, thành lập các Hiệp hội, Hội quán theo các ngành hàng; phát triển mô hình liên kết, hợp tác sản xuất giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với các hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.

- Hỗ trợ các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, thủy sản, ngành nghề nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

- Phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp nông thôn. Thực hiện kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp phát triển phần mềm quản lý sản xuất, ghi chép nhật ký sản xuất,… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ số trong quản lý sản xuất, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bán hàng trên nền tảng số,…

6. Thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông lâm thủy sản

- Tăng cường nghiên cứu và dự báo thị trường, thường xuyên cung cấp thông tin về thị hiếu tiêu dùng, yêu cầu chất lượng, giá cả các loại sản phẩm và dự báo xu thế, khuynh hướng, phát triển thị trường,... tạo môi trường số trong hoạch định kế hoạch sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường cấp mã số vùng trồng, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng yêu cầu nhập khẩu, đặc biệt là thị trường khó tính.

- Hỗ trợ chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối trong nước và quốc tế, bán hàng qua các kênh thương mại điện tử nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và khai thác tốt thị trường trong nước.

- Hỗ trợ khai thác, sử dụng, phát triển hiệu quả các chỉ dẫn địa lý của tỉnh đã được bảo hộ: Muối, hạt tiêu đen, mãng cầu ta, nhãn xuồng cơm vàng..., và các nhãn hiệu được bảo hộ khác như: mực 1 nắng, cá thu 1 nắng, chả cá, bưởi,…

- Vận hành hiệu quả phần mềm kết nối cung cầu nông lâm thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp thông qua các ấn phẩm truyền thông quảng bá, các hoạt động triển lãm, hội chợ nông nghiệp, hội thi với sự tham gia của cộng đồng, nhất là các doanh nghiệp hàng đầu trên địa bàn.

7. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

- Kiểm soát tốt chất lượng nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến nông lâm thủy sản: kiểm soát tốt vùng trồng, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến, đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Quản lý toàn diện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản; kiểm soát chất lượng sản phẩm, tập trung các sản phẩm có nguy cơ cao trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển “chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn”; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chế biến; tập trung đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu đồng thời chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm OCOP tạo thương hiệu riêng của tỉnh.

8. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động

Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, về vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn phát triển mới, về cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Xây dựng Chương trình tuyên truyền, thống nhất từ nhận thức đến hành động của từng nhóm đối tượng với những nội dung chính như sau:

- Phát triển nền nông nghiệp bền vững: đảm bảo cơ hội phát triển cho các thế hệ tương lai, khả năng thích ứng và chống chịu biến động, cân đối, hài hòa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế, tái tạo nguyên liệu, năng lượng,… trong sản xuất.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái: Áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện môi trường, bảo vệ cảnh quan; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư và tài nguyên đầu vào, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khoẻ con người; tôn trọng và vận dụng các quy luật tự nhiên để phát triển nông nghiệp thuận thiên, đa dạng.

- Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; tập trung hỗ trợ người sản xuất và hỗ trợ các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trong chuỗi giá trị.

- Nông nghiệp công nghệ cao: Phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị, chất lượng, khả năng thích nghi, hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất,… Phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, ứng dụng công nghệ số,…

- Phát triển nông nghiệp có trách nhiệm: Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái và công bằng xã hội, thích ứng biến đổi khí hậu.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TRỌNG TÂM

Chi tiết theo Phụ lục đính kèm

V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Kế hoạch.

1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Kinh phí lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2030.

3. Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong, ngoài nước và kinh phí hợp pháp khác.

4. Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch này; hằng năm báo cáo tình hình triển khai, trong đó nêu rõ việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện Chiến lược gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 10 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Tổng hợp tình hình kết quả thực hiện Kế hoạch để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí vốn từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các Đề án, dự án, chương trình, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch theo quy định và khả năng cân đối ngân sách.

4. Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở đề xuất đặt hàng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban ngành, địa phương có liên quan. Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký bảo hộ, quản lý, bảo vệ và khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gắn với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

5. Sở Công thương chủ trì, tham mưu đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, dịch dụ hỗ trợ nông nghiệp; thực hiện tốt công tác quản lý, dự báo, định hướng thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia chuỗi cung ứng thương mại điện tử; xây dựng, quản lý hiệu quả hệ thống các chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý ngành.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc giao đất, giao rừng, giao mặt nước để thực hiện đầu tư các dự án phát phát triển nông nghiệp theo đúng quy định. Tăng cường giám sát việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường; thực hiện xử lý theo quy định các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Chủ động xây dựng lồng ghép kế hoạch hành động, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương và phân cấp trách nhiệm cụ thể cho các ngành, các cấp thực hiện Kế hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương. Ưu tiên bố trí nguồn vốn của địa phương, chủ động huy động các nguồn lực hợp pháp thực hiện hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

- Tổ chức tuyên truyền, công khai thông tin tổ chức, triển khai Kế hoạch.

- Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn; thực hiện chế độ báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung, nhiệm vụ cho phù hợp, các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan có văn bản đề xuất, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, Quyết định./.

 

PHỤ LỤC

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan, đơn vị chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Tiếp tục thực hiện Đề án 04 - ĐA/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

2

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

3

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu giai đoạn 2022-2025.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

4

Chính sách hỗ trợ chuyển đổi kinh tế hộ gia đình thành kinh tế trang trại và doanh nghiệp.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

5

Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

6

Triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực về lĩnh vực nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Nội vụ; Sở LĐTB và XH; Các Trường, Viện, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2022-2025

7

Dự án đầu tư xây dựng chuỗi liên kết giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

8

Đề án phát triển chế biến và thương mại nông lâm thủy sản.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

9

Kế hoạch triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022-2025.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

10

Kế hoạch Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

11

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ ca cao canh tác hữu cơ ở Châu Đức.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

12

Chương trình phát triển chuỗi giá trị đối với ngành hàng hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

13

Phương án quản lý rừng bền vững của các Ban quản lý rừng và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2030

14

Chính sách hỗ trợ di dời các hộ dân đang cư trú, canh tác trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu giai đoạn 2021 - 2025.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

15

Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

16

Kế hoạch thực hiện Đề án trồng 10 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

18

Kế hoạch phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững đến năm 2030.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2021-2030

19

Kế hoạch triển khai Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành, đơn vị liên quan

2021-2022

20

Dự án “Xây dựng trung tâm nghề cá tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam Bộ”

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở: Khoa học công nghệ, Kế hoạch đầu tư, Tài chính, UBND thành phố Vũng Tàu

2021-2030

21

Đề án chuyển đổi nghề cho tàu cá đang hoạt động khai thác ven bờ và các nghề hủy diệt nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2021 xây dựng; thực hiện 2022- 2030

22

Đề án Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng trên vùng biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2022-2023

23

Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Nội vụ, Tổng cục Thủy sản

2022-2023

24

Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2021-2022

25

Đề án thành lập mới các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phục hồi các hệ sinh thái biển.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2021-2030

26

Dự án Nâng cấp cảng cá Tân Phước, Khu tránh trú bão Cửa Lấp

Ban Quản lý dự án ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện Long Điền

2022-2025

27

Dự án Khu tránh trú bão cho tàu cá Lộc An (giai đoạn 2)

Ban Quản lý dự án ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện Đất Đỏ

2021-2025

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2388/QĐ-UBND ngày 18/08/2022 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.272

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.73.157
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!