Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1664/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến 2030

Số hiệu: 1664/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 04/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1664/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Đề án) với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển (sau đây gọi tắt là: nuôi biển) thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có đóng góp quan trọng về sản lượng, giá trị và chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong toàn bộ ngành thủy sản, trong đó lấy doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt để đầu tư phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp ở vùng biển xa.

2. Áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đầu tư hạ tầng đồng bộ là cơ sở để tạo nên bước đột phá trong phát triển nuôi biển.

3. Phát triển nuôi biển gắn với đổi mới và tổ chức lại sản xuất theo định hướng thị trường, xây dựng chuỗi giá trị xuyên suốt cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng; phát triển công nghệ nuôi, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, gia tăng giá trị, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

4. Phát triển nuôi biển theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên biển, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tổ chức sản xuất phù hợp, hài hòa với hoạt động của các ngành kinh tế khác trên biển; kết hợp với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển vững mạnh, tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; tạo ra sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và nâng cao thu nhập cho cộng đồng cư dân ven biển; góp phần tham gia bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

Diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, thể tích lồng nuôi 10,0 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 850.000 tấn, trong đó:

- Nuôi biển gần bờ: 270.000 ha (ven bờ 20.000 ha; bãi triều và trong đất liền 250.000 ha), thể tích lồng nuôi đạt 8,0 triệu m3; sản lượng nuôi đạt 750.000 tấn (cá biển: 60.000 tấn, tôm hùm: 3.000 tấn, giáp xác khác: 57.000 tấn, nhuyễn thể: 460.000 tấn và rong tảo biển: 170.000 tấn).

- Nuôi biển xa bờ 10.000 ha; thể tích lồng nuôi đạt 2 triệu m3; sản lượng đạt 100.000 tấn (cá biển: 60.000 tấn, giáp xác khác: 10.000 tấn, nhuyễn thể: 20.000 tấn và rong tảo biển: 10.000 tấn).

Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 0,8 - 1,0 tỷ đô la Mỹ.

b) Đến năm 2030

Diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, thể tích lồng nuôi 12,0 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 1.450.000 tấn:

- Nuôi biển gần bờ: 270.000 ha (ven bờ 20.000 ha; bãi triều và trong đất liền 250.000 ha), thể tích lồng nuôi đạt 8,5 triệu m3; sản lượng nuôi đạt 1.110.000 tấn (cá biển: 80.000 tấn, tôm hùm: 5.000 tấn, giáp xác khác: 75.000 tấn, nhuyễn thể: 550.000 tấn và rong tảo biển: 400.000 tấn).

- Nuôi biển xa bờ 30.000 ha; thể tích lồng nuôi đạt 3,5 triệu m3; Sản lượng đạt 340.000 tấn (cá biển: 120.000 tấn, giáp xác khác: 20.000 tấn, nhuyễn thể: 100.000 tấn và rong tảo biển: 100.000 tấn).

Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2,0 tỷ đô la Mỹ.

c) Tầm nhìn đến năm 2045

Ngành công nghiệp nuôi biển của nước ta đạt ở trình độ tiên tiến với phương thức quản lý hiện đại. Công nghiệp nuôi biển trở thành bộ phận quan trọng trong ngành thủy sản, có đóng góp trên 25% tổng sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4 tỷ đô la Mỹ.

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

1. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ nuôi biển

- Tổ chức nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thức ăn, con giống chất lượng cao, giải pháp phòng chống và điều trị dịch bệnh, công nghệ nuôi, công nghệ thu hoạch và bảo quản sản phẩm trong nuôi biển.

- Phát triển khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ nuôi biển tập trung vào công nghệ sản xuất lồng nuôi, dịch vụ hậu cần, thiết bị giám sát môi trường tự động, hệ thống cho ăn thông minh và các kỹ thuật, công nghệ có liên quan để thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý, vận hành và giám sát các hoạt động nuôi biển.

2. Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển

- Rà soát, đánh giá về thực trạng và nhu cầu hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi biển làm cơ sở đầu tư sản xuất.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại phục vụ phát triển nuôi biển xa bờ bao gồm các hạng mục hạ tầng thiết yếu vùng sản xuất giống phục vụ nuôi biển, vùng nuôi trồng thủy sản trên biển, công nghiệp hỗ trợ phục vụ nuôi biển, hệ thống quan trắc môi trường nuôi biển tự động, v.v...

- Hình thành các đội tàu dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi biển theo hướng đa chức năng, từ vận chuyển giống, thức ăn đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

3. Phát triển sản xuất giống phục vụ nuôi biển

- Phát triển hệ thống nghiên cứu bao gồm cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ sản xuất giống phục vụ nuôi biển.

- Đầu tư xây dựng hệ thống sản xuất, chuyển giao con giống phục vụ nuôi biển đáp ứng đủ nhu cầu số lượng và chất lượng, đặc biệt là các đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế, có tiềm năng mở rộng quy mô nuôi thương phẩm và thị trường tiêu thụ (vi tảo, cá cảnh, sinh vật cảnh,...).

- Tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn giống đối với một số giống loài nuôi biển đang phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên để đảm bảo không xâm hại đến nguồn lợi và phát triển bền vững.

4. Phát triển hệ thống sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển

- Nghiên cứu, phát triển các công thức thức ăn, nguyên liệu chế biến thức ăn phù hợp với từng loài và giai đoạn phát triển, đặc biệt là giai đoạn con non, con giống của các đối tượng nuôi biển.

- Xây dựng các khu sản xuất thức ăn tập trung, gắn với khu dịch vụ hậu cần nghề cá và vùng nuôi biển tập trung; tiến tới chủ động sản xuất trong nước, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

5. Phát triển nuôi biển theo vùng

a) Phát triển nuôi biển gần bờ

- Đối tượng nuôi, trồng: Ưu tiên phát triển các đối tượng có thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh trạnh: Nhóm cá biển; nhóm giáp xác; nhóm nhuyễn thể; nhóm rong, tảo biển; sinh vật cảnh và các đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế khác.

- Phương thức nuôi, trồng: Áp dụng phương thức nuôi công nghiệp, ưu tiên phát triển các mô hình nuôi đa loài phù hợp với từng vùng sinh thái, sức tải môi trường, gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi và đồng quản lý ở vùng bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn ven biển.

- Các vùng nuôi, trồng:

+ Các tỉnh/thành phố từ Quảng Ninh đến Ninh Bình: Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn; trọng tâm phát triển nuôi biển ở các tỉnh gắn với bảo tồn biển và du lịch quốc gia. Xây dựng các vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung, đáp ứng nhu cầu giống nhuyễn thể cho khu vực và cả nước.

+ Các tỉnh/thành phố từ Thanh Hoá đến Bình Thuận: Phát triển nuôi biển gắn với chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng phát triển thủy sản. Phát triển nuôi biển ở các tỉnh có điều kiện thuận lợi. Phát triển sản xuất giống cá biển, rong, tảo biển, sinh vật cảnh tập trung. Xây dựng và vận hành mô hình đồng quản lý trong quản lý và khai thác có hiệu quả, bền vững giống tôm hùm.

+ Các tỉnh/thành phố từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang: Tập trung xây dựng phát triển nuôi biển ở các địa phương có điều kiện; gắn kết hài hòa nuôi biển với dịch vụ, du lịch sinh thái biển, dầu khí, điện gió, giữa phát triển nuôi biển và phát triển công nghiệp chế biến.

b) Phát triển công nghiệp nuôi biển xa bờ

- Đối tượng nuôi: Phát triển mạnh nuôi các đối tượng có lợi thế cạnh trạnh và có thị trường tiêu thụ lớn trên vùng biển xa bờ; nhóm cá biển có giá trị kinh tế cao, nhóm nhuyễn thể và các đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế khác.

- Phương thức nuôi: Nuôi công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; sử dụng hệ thống lồng, bè có kết cấu và vật liệu phù hợp với từng đối tượng nuôi, chịu được biến động thời tiết (sóng to, gió lớn, bão).

- Các vùng nuôi: Hình thành các vùng nuôi biển xa bờ tại các tỉnh trọng điểm như Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang và một số địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

6. Phát triển chế biến và thương mại sản phẩm nuôi biển

- Áp dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu thu hoạch, bảo quản sản phẩm và vận chuyển để giảm tổn thất và tăng giá trị sản phẩm.

- Phát triển hệ thống chế biến hiện đại gắn với các vùng nuôi biển tập trung để tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng, đặc biệt các sản phẩm có giá trị cao như: Dược phẩm, thực phẩm chức năng,... có nguồn gốc từ nuôi biển.

- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển trong nước và ngoài nước thông qua các đầu mối phân phối lớn ở các thị trường trọng điểm.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

Vận dụng hiệu quả các chính sách hiện có để phát triển các khâu trong toàn chuỗi nuôi biển; rà soát, sửa đổi bổ sung các chính sách có liên quan đến phát triển nuôi biển để phù hợp với tình hình thực tế.

a) Về đầu tư

- Đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu vào các vùng nuôi biển tập trung bao gồm: Cảng dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác điều hành; hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi biển.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu cho các vùng sản xuất giống nuôi biển có tiềm năng bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, trạm bơm, đê bao, đường giao thông, hệ thống điện đầu mối, hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi dưỡng các loài thủy sản trên biển phục vụ sản xuất giống, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác điều hành quản lý.

b) Về hỗ trợ phát triển nuôi biển

- Xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư nuôi biển công nghiệp xa bờ, công nghiệp hỗ trợ, chế biến sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo sản phẩm có giá trị gia tăng.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ cơ sở nuôi biển xa bờ và cơ sở sản xuất giống nuôi biển.

- Hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm trong hoạt động thủy sản theo quy định pháp luật.

- Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản trên biển, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.

- Hỗ trợ thủ tục để doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nuôi biển quy mô lớn, công nghiệp, lâu dài với mục đích phát triển kinh tế; việc cho thuê đất, thuê mặt nước, giao khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ chuyển đổi diện tích hoạt động của các ngành kinh tế khác sang phát triển nuôi biển (có đề án, phương án đầu tư, tổ chức sản xuất khả thi, hiệu quả).

2. Về quản lý và tổ chức sản xuất

- Tổ chức triển khai thực hiện Luật Thủy sản 2017 và các quy định hiện hành đảm bảo các cơ sở nuôi biển hoạt động đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ con giống, vật tư đầu vào, vật liệu làm lồng, nuôi thương phẩm đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi sản xuất.

- Tổ chức lại các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và chung tay bảo vệ môi trường.

- Hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đầu tư đồng bộ các khâu vào phát triển nuôi biển xa bờ.

- Hình thành kênh cung cấp thông tin thị trường, thông tin về thiên tai, biến đổi khí hậu,... để kịp thời thông tin tới các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển, nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất.

- Xây dựng cơ chế liên kết giữa nuôi biển với hoạt động các ngành kinh tế khác để tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các hoạt động sản xuất trên biển; khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động cùng lúc nhiều lĩnh vực trên biển: Nuôi biển, du lịch, dầu khí, điện gió, vận tải biển,...

- Quản lý, giám sát các đơn vị, doanh nghiệp triển khai dự án nuôi trồng thủy sản sử dụng đất, mặt biển đúng mục đích; phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc thẩm định cấp đất, mặt biển nuôi trồng thủy sản, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

3. Về giống phục vụ nuôi biển

- Tổ chức thu thập, nhập khẩu, lưu giữ và bảo vệ đàn giống gốc. Thực hiện chương trình nghiên cứu áp dụng những thành tựu công nghệ mới về gia hóa và chọn giống nhằm liên tục cải tiến chất lượng của con giống bố mẹ. Xã hội hóa hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống để sản xuất, ương dưỡng con đủ số lượng, đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm.

- Rà soát và có kế hoạch ưu tiên nghiên cứu, chọn tạo giống phục vụ nuôi biển phù hợp với kế hoạch phát triển chung cả nước, trong đó tập trung vào nhóm giá trị kinh tế cao như: Nhóm cá biển (cá song/mú, cá vược/chẽm, cá chim vây vàng, cá giò, cá hồng mỹ, cá tráp, cá ngừ, sủ đất...), nhuyễn thể (ngao, hàu, tu hài, sò huyết, vẹm xanh,...), giáp xác (tôm hùm, cua biển, ghẹ,...), kỹ thuật sản xuất giống rong tảo biển (rong câu chỉ vàng, rong sụn, rong mứt, tảo biển...), sinh vật cảnh và các đối tượng khác phục vụ nuôi biển.

4. Về thức ăn phục vụ nuôi biển

- Xã hội hóa công tác nghiên cứu về thức ăn phục vụ nuôi biển, trong đó chú trọng việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư vào công tác nghiên cứu, phát triển sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển.

- Vừa tiến hành nghiên cứu, vừa nhập công nghệ, thiết bị và công thức thức ăn cho các đối tượng nuôi để chuyển giao, nghiên cứu và từng bước làm chủ công nghệ sản xuất thức ăn phục vụ sản xuất con giống và nuôi thương phẩm.

- Tổ chức đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng, thức ăn cho các đối tượng nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi biển để có đủ nguồn lực phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển sản xuất.

- Thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi biển có công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến, liên kết chặt chẽ với các trại nuôi biển; đảm bảo sản phẩm thức ăn có chất lượng cao và giá thành hợp lý.

5. Về công nghệ nuôi, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, công nghệ sinh học và khuyến ngư

- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới vào nuôi biển nhằm tạo sản phẩm giá trị gia tăng và giảm thiểu phát thải các khí nhà kính, bảo vệ môi trường và phát triển xanh.

- Nghiên cứu công nghệ trồng cấy vi tảo, tạo ra sinh khối lớn cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và sản xuất nhiên liệu sinh học và ứng dụng trong mọi mặt đời sống dân sinh.

- Nghiên cứu công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm, chiết xuất các vi chất từ sản phẩm nuôi biển, phụ phẩm chế biến từ nuôi biển, gắn với phân tích, đánh giá về nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng của các thị trường trọng điểm, tiềm năng để phát triển công nghệ và các sản phẩm chế biến phù hợp.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho các vùng nuôi, đối tượng nuôi theo hướng an toàn, bền vững.

- Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho lồng bè, lao động tham gia nuôi biển trước các điều kiện thời tiết không thuận lợi (gió, bão,...).

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về tầm quan trọng phát triển công nghiệp nuôi biển; xây dựng và nhân rộng các điển hình thành công trong công nghiệp nuôi biển.

- Đổi mới và xây dựng các chương trình đào tạo nghề nuôi biển công nghiệp, tương đồng với khu vực và thế giới.

6. Về quan trắc môi trường, phòng chống dịch bệnh chủ động, thích ứng với biến đổi khí hậu

- Xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh chủ động; đầu tư và áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào quản lý và sản xuất ở những vùng nuôi biển tập trung, hạn chế rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững.

- Tổ chức đánh giá tác động môi trường, sức tải môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản trên biển.

- Trang bị hệ thống tin liên lạc cho tất cả các hoạt động nuôi biển để thông tin kịp thời nếu có sự cố xảy ra. Liên kết, hợp tác các lực lượng, các hoạt động trên biển để tổ chức các hoạt động di dời người, lồng bè khi có các sự cố trên biển đảm bảo an toàn và giảm thấp nhất về mức độ thiệt hại.

7. Về công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ nuôi biển công nghiệp

- Liên kết với công nghiệp đóng tàu, dầu khí, hóa chất và cơ khí chế tạo để phát triển, hoàn thiện công nghệ sản xuất lồng, bè phù hợp với từng loài thủy sản nuôi, có khả năng chống chịu sóng, bão, thuận tiện cho theo dõi, chăm sóc, quản lý và thu hoạch.

- Ưu tiên phát triển công nghệ và đội tàu vận chuyển sản phẩm nuôi biển sống, giá trị cao đến thị trường nội địa và các thị trường ngoài nước như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

- Phát triển công nghiệp phục vụ cho nuôi biển (thiết bị giám sát lồng nuôi, thiết bị giám sát môi trường tự động, hệ thống cho ăn thông minh...), gắn với các thành tựu khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Xây dựng hệ thống phân phối, vận chuyển sản phẩm, logicstic chuyên nghiệp phục vụ nuôi biển.

8. Về xúc tiến thương mại, phát triển thị trường

- Vận dụng các giải pháp trong Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 để thúc đẩy thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển.

- Lồng ghép hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nuôi biển (tươi sống) hoặc thông qua chế biến vào Chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản chung của cả nước.

9. Về hợp tác quốc tế

- Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để chuyển giao khoa học công nghệ đối với thiết kế, vật liệu làm lồng bè; công nghệ sản xuất giống, thức ăn, nuôi thương phẩm, phòng trị bệnh và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và sản xuất cho nuôi biển; xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nuôi biển Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới.

- Tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực có liên quan đến hoạt động nuôi biển để chia sẻ các quy định, các hướng dẫn về nuôi biển đảm bảo về môi trường và nguồn lợi.

V. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ, NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU

1. Nhóm các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi biển

- Nhóm dự án thí điểm nuôi biển quy mô công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Ninh, Phú Yên, Ninh Thuận và Kiên Giang.

- Nhóm dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ các vùng nuôi biển tập trung xa bờ tại Quảng Ninh, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên và Kiên Giang.

- Nhóm dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống phục vụ nuôi biển (giống nhuyễn thể tại Quảng Ninh; giống ngao tại Nam Định, Thái Bình; giống hàu tại Ninh Bình; rong, tảo biển, cá biển, sinh vật cảnh tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; cá biển tại Kiên Giang).

2. Nhóm các dự án khoa học công nghệ phục vụ các khâu trong chuỗi nuôi biển

- Dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong nuôi biển xa bờ.

- Dự án nghiên cứu, phát triển giống phục vụ nuôi biển.

- Dự án phát triển trồng rong, tảo biển xuất khẩu đến năm 2030.

3. Nhóm các dự án về quản lý nuôi biển

- Điều tra, đánh giá hiện trạng nuôi biển cả nước và xác định tiềm năng các vùng có khả năng phát triển nuôi biển.

- Dự án quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh phục vụ nuôi biển.

- Dự án nâng cao năng lực trong quản lý nuôi biển.

(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

- Kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành; từ nguồn vốn của doanh nghiệp, từ nguồn vốn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Căn cứ vào các nhiệm vụ được giao trong Đề án, các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Các địa phương bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các hoạt động phát triển, thúc đẩy phát triển nuôi biển tại địa phương theo quy định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án của các bộ, ngành và địa phương có liên quan theo quy định về ngân sách nhà nước, đầu tư công và các quy định hiện hành.

b) Tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và đầu tư công.

c) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, 05 năm và tổng kết 10 năm; kịp thời đề xuất, kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Đề án, các dự án ưu tiên phù hợp với điều kiện thực tiễn.

d) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất nuôi biển.

đ) Rà soát, hoàn thiện các văn bản, quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để quản lý hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất nuôi biển, phù hợp với thực tiễn và hội nhập quốc tế.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch xây dựng, tổ chức hội đồng thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định; phối hợp tổ chức xây dựng kế hoạch, rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; chủ trì thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định và theo các nội dung của Đề án. Ưu tiên bố trí kinh phí dành cho khoa học và công nghệ để triển khai các nội dung liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ nuôi biển.

3. Bộ Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, triển khai các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển thị trường và giải quyết các rào cản thương mại cho sản phẩm nuôi biển.

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc nghiên cứu và thông tin kịp thời về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm nuôi biển của các thị trường tiềm năng để xây dựng định hướng về sản xuất, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nuôi biển phù hợp cho giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển các dự án thuộc Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật.

5. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành liên quan tổng hợp dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngân sách trung ương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia; đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên biển; giao khu vực biển cho các hoạt động nuôi biển theo các quy định hiện hành.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nuôi biển.

8. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện các dự án, chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển theo quy định của pháp luật; thẩm tra về mặt an ninh, trật tự trong quá trình cấp phép chương trình, dự án nuôi biển có yếu tố nước ngoài; bảo đảm an ninh, trật tự giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển trong quá trình triển khai xây dựng, vận hành; phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.

9. Bộ Ngoại giao

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc nghiên cứu, đề xuất và triển khai công tác ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế về hợp tác nghề cá, cung cấp thông tin liên quan đến việc ban hành các công ước, Hiệp ước quốc tế về quản lý nghề cá trong lĩnh vực nuôi biển của khu vực và trên thế giới; phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến nuôi biển xa bờ.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng hiện hành hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên biển, góp phần thực hiện Đề án.

11. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

a) Căn cứ nội dung Đề án, điều kiện thực tế của địa phương, chỉ đạo tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền của địa phương kế hoạch triển khai Đề án và tổ chức thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

b) Hàng năm, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp và theo đúng quy định để tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án tại địa phương.

c) Tổ chức rà soát, sắp xếp lại hoạt động nuôi biển ven bờ để phù hợp với nội dung của Đề án, đảm bảo hài hòa với các hoạt động kinh tế ven biển của địa phương.

12. Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân nuôi biển các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nuôi biển; tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm nuôi biển, hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ; tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp; tham gia đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ nuôi biển; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, tổ chức sản xuất nuôi biển theo chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Điều khoản thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các Hội, Hiệp hội: Nghề cá Việt Nam, Nuôi biển Việt Nam, Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ;
- Lưu: VT, NN(2)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Lê Văn Thành

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ, NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU
(Kèm theo Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Dự án/ nhóm dự án

Mục tiêu

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Nhu cầu kinh phí

Thời gian thực hiện

Nguồn ngân sách (tỷ đồng)

Nguồn hợp pháp khác (tỷ đồng)

1

Nhóm các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi biển

1.1

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho 04 dự án thí điểm nuôi biển quy mô công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu và hình thành được mối liên kết trong nuôi cá biển công nghiệp; tạo tiền đề để thu hút đầu tư vào phát triển nuôi biển công nghiệp.

- Xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu và hình thành được mối liên kết trong nuôi cá biển công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư nuôi biển.

- Xây dựng 04 mô hình thí điểm ở Quảng Ninh, Phú Yên, Ninh Thuận, Kiên Giang.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ các tỉnh ven biển: Quảng Ninh, Phú Yên, Ninh Thuận, Kiên Giang

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Hiệp hội nuôi biển;

- Các doanh nghiệp nuôi biển.

300

900

2021-

2025

1.2

Nhóm dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ các vùng nuôi biển tập trung xa bờ tại Quảng Ninh, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Kiên Giang

Xây dựng hệ thống hạ tầng chung, thiết yếu cho các vùng nuôi biển tập trung để thu hút đầu tư vào phát triển nuôi biển của các thành phần kinh tế.

- Đầu tư hệ thống hạ tầng dịch vụ.

- Đầu tư hệ thống kho bãi, kho lạnh, thu gom, bảo quản, phân loại sản phẩm.

- Đầu tư hệ thống phân luồng, phao tiêu, cột mốc.

- Đầu tư hệ thống công nghiệp hỗ trợ.

- Đầu tư hệ thống lồng bè quy mô công nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ các tỉnh ven biển: Quảng Ninh, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Kiên Giang

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Hiệp hội nuôi biển;

- Các doanh nghiệp nuôi biển.

1.000

9.500

2021-

2030

1.3

Nhóm dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống phục vụ nuôi biển:

- Giống nhuyễn thể tại Quảng Ninh.

- Giống Ngao tại Nam Định, Thái Bình.

- Giống Hàu tại Ninh Bình.

- Rong, tảo biển, cá biển, sinh vật cảnh tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Cá biển tại Kiên Giang.

Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung phục vụ nuôi biển.

- Đầu tư hệ thống hạ tầng dịch vụ.

- Hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, trạm bơm, đê bao, kè, đường giao thông, hệ thống điện đầu mối.

- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi thủy sản bố mẹ trên biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ các tỉnh ven biển: Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Hiệp hội nuôi biển;

- Các doanh nghiệp nuôi biển.

1.000

7.600

2021-

2030

2

Nhóm các dự án khoa học công nghệ phục vụ các khâu trong chuỗi nuôi biển

2.1

Dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong nuôi biển xa bờ

Hoàn thiện và đưa công nghệ mới vào phát triển nuôi biển xa bờ để nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm nuôi biển.

- Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nuôi các đối tượng chủ lực, chịu đựng được sóng gió, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nghiên cứu về xử lý môi trường, dịch bệnh trong nuôi biển.

- Nghiên cứu, áp dụng các mô hình sản xuất xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm nguyên liệu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Các tỉnh ven biển;

- Hiệp hội nuôi biển;

- Các doanh nghiệp tham gia nuôi biển.

50

80

2021 -

2030

2.2

Dự án nghiên cứu, phát triển giống phục vụ nuôi biển

Phát triển được hệ thống sản xuất đáp ứng đủ số lượng và chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm.

- Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất giống các đối tượng chủ lực.

- Gia hóa, lai tạo, chọn tạo giống tốt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng vùng để phát triển sản xuất.

- Nghiên cứu, sản xuất giống các loài cá cảnh, sinh vật cảnh, thủy đặc sản phục vụ nghề cá giải trí.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ các địa phương ven biển

- Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Hiệp hội nuôi biển.

- Các doanh nghiệp tham gia nuôi biển.

100

100

2021-

2030

2.3

Dự án phát triển trồng rong, tảo biển xuất khẩu đến năm 2030

Hình thành được vùng trồng rong biển đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.

- Điều tra, xác định tiềm năng, đánh giá hiện trạng vùng trồng rong, tảo biển trên phạm vi cả nước.

- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất giống và trồng các loài rong, tảo biển có giá trị kinh tế.

- Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rong, tảo biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ các địa phương ven biển

- Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Hiệp hội nuôi biển.

- Các doanh nghiệp tham gia nuôi biển.

10

90

2021-

2025

3

Nhóm các dự án về quản lý nuôi biển

3.1

Điều tra, đánh giá hiện trạng nuôi biển cả nước và xác định tiềm năng các vùng có khả năng phát triển nuôi biển

Xác định được tiềm năng phát triển nuôi biển theo vùng, đối tượng, giống loài, làm cơ sở đầu tư phát triển sản xuất an toàn, bền vững.

- Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi biển Việt Nam, bao gồm công nghệ nuôi, chế biến và thương mại các sản phẩm nuôi biển.

- Xác định tiềm năng các vùng biển có khả năng nuôi biển và đề xuất danh mục các vùng nuôi biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Các tỉnh ven biển;

- Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản;

- Hiệp hội nuôi biển;

- Các cơ sở nuôi biển.

20

 

2022-

2023

3.2

Dự án quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh phục vụ nuôi biển

Xây dựng được hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh phục vụ nuôi biển.

- Hình thành được hệ thống giám sát được diễn biến môi trường trong vùng nuôi biển tập trung để cảnh báo kịp thời.

- Xây dựng được cơ chế thông tin, tuyên truyền, cảnh báo các hiện tượng môi trường xấu có thể xảy ra.

- Xây dựng được hướng dẫn phòng ngừa, cảnh báo dịch bệnh cho các giống loài nuôi biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ các địa phương ven biển

 

100

 

2021-

2030

3.3

Dự án nâng cao năng lực trong quản lý nuôi biển

Nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành, tiết kiệm được nguồn lực trong công tác quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nuôi biển về kỹ thuật và kỹ năng quản lý, quản trị trong nuôi biển

- Xây dựng được hệ thống hạ tầng để ứng dụng công nghệ thông tin vào chỉ đạo, điều hành.

- Xây dựng được các phần mềm phù hợp để quản lý, chỉ đạo, điều hành (quản lý môi trường, dịch bệnh, mùa vụ, cảnh báo thiên tai...).

- Tập huấn đội ngũ cán bộ sử dụng hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Các tỉnh ven biển;

- Hiệp hội nuôi biển;

- Các cơ sở nuôi biển.

30

270

2021 -

2030

 

PRIME MINISTER OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No: 1664/QD-TTg

Hanoi, October 10, 2021

DECISION

ON APPROVAL OF SCHEME FOR DEVELOPMENT OF MARICULTURE TILL 2030, ORIENTATION TOWARD 2045

PRIME MINISTER

Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to Law on Vietnamese sea dated June 21, 2012;

Pursuant to Law on Fishery dated November 21, 2017;

Pursuant to Resolution 36-NQ/TW dated October 22, 2018 of 12th Central Committee of the Communist Party on the Strategy for sustainable development of Vietnam’s sea-based economy by 2030, orientation toward 2045;

Pursuant to Decision No. 339/QD-TTg dated March 11, 2018 of the Prime Minister on the Strategy for development of Vietnam’s Fisheries by 2030, orientation toward 2045;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



HEREBY DECIDES:

Article 1: The Scheme for development of mariculture till 2030, orientation toward 2045 (hereinafter referred to as "Scheme") is herein approved. The Scheme shall, inter alia, include the following contents:

I. VIEWPOINTS

1. Investment in developing mariculture into a large-scale commodity production that plays a significant role in terms of output, value, and structural transformation of fisheries sector, where enterprises are the core force for investing in the development of industrial-scale mariculture in remote sea areas.

2. Application of advanced, modern science and technology, development of a high-quality workforce, and investment in synchronous infrastructure are the foundations for making a breakthrough in the development of mariculture.

3. Mariculture development linked with innovation and the restructuring of production toward market orientation, developing end-to-end value chains for each product or product group to increase value-added; development of farming, harvesting, preserving, transporting, and processing technologies to create high-quality products, increase value, and meet the demands of the market.

4. Mariculture development by efficiently using marine resources, proactively adapting to climate change; organizing production in harmony with the activities of other economic sectors at sea; integrating with the formation of a strong national defense and security position at sea, participating in firmly protecting national sovereignty over the sea and islands of the Fatherland.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Specific objectives

a) By 2025

The area of mariculture reaches 280.000 hectares, cage volume reaches 10,0 million m3; the aquaculture production reaches 850.000 tonnes, where:

- Mariculture in inshore areas: 270,000 hectares (20.000 hectares of near shore areas; 250.000 hectares of mudflats and inland areas); cage volume: 8,0 million m3; aquaculture production: 750.000 tonnes (marine fish: 60.000 tonnes, lobster: 3.000 tonnes, other crustaceans: 57.000 tonnes, mollusks: 460.000 tonnes, and seaweeds and algae: 170.000 tonnes).

- Mariculture in off-shore areas: 10.000 hectares; cage volume: 2 million m3; aquaculture production: 100.000 tonnes (marine fish: 60.000 tonnes, other crustaceans: 10.000 tonnes, mollusks: 20.000 tonnes, and seaweeds and algae: 10.000 tonnes).

Export turnover: 0,8 – 1,0 billion US dollars.

b) By 2030

The area of mariculture reaches 300.000 hectares, cage volume reaches 12,0 million m3; the aquaculture production reaches 1.450.000 tonnes, where:

- Mariculture in inshore areas: 270,000 hectares (20.000 hectares of near shore areas; 250.000 hectares of mudflats and inland areas); cage volume: 8,5 million m3; aquaculture production: 1.110.000 tonnes (marine fish: 80.000 tonnes, lobster: 5.000 tonnes, other crustaceans: 75.000 tonnes, mollusks: 550.000 tonnes, and seaweeds and algae: 400.000 tonnes).

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Export turnover: 1,8 – 2,0 billion US dollars.

c) Orientation toward 2045

Our country's mariculture industry will reach an advanced level under modern management. The mariculture industry will become a significant part of the fisheries sector, contribute over 25% of the total production, and achieve an export turnover of over 4 billion US dollars.

III. CONTENTS AND TASKS

1. Development and application of mariculture science and technology

- Organizing research to improve the technological process for production of feeds and high-quality breeds, solutions for disease prevention and treatment, technology in farming, harvesting, and preserving products in mariculture.

- Developing science and technology in the supporting industry serving mariculture that focuses on cage production technology, logistics services, automated environment monitoring devices, smart feeding systems, and related techniques and technologies to promote production development.

- Researching, developing, applying automation technology, artificial intelligence, digital transformation, and developing database for management, operation, and supervision of mariculture.

2. Synchronous development of infrastructure systems serving mariculture

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Investing in synchronous and modern technical infrastructure for the development of offshore mariculture, including essential infrastructure items for breed production areas for mariculture, sea areas for mariculture, supporting industries serving mariculture, automated mariculture environment monitoring systems, etc.

- Forming logistics vessel teams serving mariculture with multiple functions ranging from transporting breeds and feed to harvesting, processing, and preserving post-harvest products.

3. Development of producing of breed serving mariculture

- Developing a research system that includes physical infrastructure workforce for production of breed serving mariculture.

- Investing in building a system of production and transfer of high-quality breeds for mariculture that meets the quantity and quality demands, especially for economically valuable species with the potential to expand commercial farming scale and market consumption (such as microalgae, ornamental fish, ornamental organisms, etc.).

- Strict managing uses of natural breed source for mariculture to ensure no harm to resources and sustainable development.

4. Development of feed production system for mariculture

- Researching and developing feed formulas, feed processing ingredients suitable for each species and stage of development, especially in fingerlings/juveniles stages, offspring of the species raised by mariculture.

- Building concentrated feed production areas linked with logistics service areas for fisheries and concentrated mariculture areas; moving towards proactive domestic production with sufficient quantity, and ensuring quality to serve breed production and commercial rearing.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Development of mariculture in inshore areas

- Species: Prioritizing the development of species with market demand and competitive advantages: Marine fish species; crustacean species; mollusk species; algae species; ornamental organisms; and other economically valuable species.

- Farming forms: Applying industrial farming and prioritizing the development of multi-species farming models suitable for each ecological region, carrying capacity of the environment, linked with resource protection, development, and co-management in mudflats, coastal lagoon, and coastal mangrove forests.

- Farming areas:

+ Provinces/cities from Quang Ninh to Ninh Binh: Further developing the Hai Phong - Quang Ninh region into a mariculture center linked with major fishing centers; focusing on the development of mariculture in provinces linked with marine conservation and national tourism. Building concentrated mollusk breed production areas to meet the demand for mollusk breeds in the region and nationwide.

+ Provinces/cities from Thanh Hoa to Binh Thuan: Developing mariculture linked with aquatic products processing, logistics services, and the aquatic development infrastructure. Developing mariculture in provinces with favorable conditions. Developing the concentrated production of breeds of marine fish, seaweed, moss, and ornamental organisms. Building and operating a co-management model for effective and sustainable management and use of lobster breeds.

+ Provinces/cities from Ba Ria - Vung Tau to Kien Giang: Focusing on developing mariculture in areas with favorable conditions; harmoniously linking mariculture with services, eco-tourism, petroleum, wind power, and balancing the development of mariculture with the development of food processing industry.

b) Development of offshore mariculture

- Species: Focusing on developing the aquatic species with competitive advantages and large consumer markets in offshore areas; high-value marine fish species, mollusk species, and other economically valuable aquatic species.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Farming areas: Establishing offshore mariculture zones in key provinces such as Quang Ninh, Hai Phong, Quang Ngai, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan, Ba Ria - Vung Tau, Ca Mau, Kien Giang, and some other regions with favorable natural conditions.

6. Developing processing and commercialization of aquatic products

- Applying advanced technology in harvesting, preserving, and transporting aquatic products to reduce losses and increase the value of the products.

- Developing a modern processing system linked with concentrated mariculture areas to produce value-added products, especially high-value products such as: Pharmaceuticals, functional foods, etc., sourced from species raised by mariculture.

- Developing the domestic and international market for mariculture products through main distribution channels in key markets.

IV. SOME SPECIFIC SOLUTIONS

1. Formulation of mechanisms and policies to attract investment and assistance in development of mariculture

Effectively taking advantage of existing policies to develop all stages of the mariculture supply chain; reviewing and amending relevant policies so that they are aligned with the actual situation.

a) Investment

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Investment in essential infrastructure for potential breed production zones for mariculture, including: Water supply and drainage systems, wastewater treatment, pumping stations, surrounding dikes, roads, primary electrical infrastructure, technical infrastructure for raising aquatic species for breed production, technical infrastructure and equipment for operation and management.

b) Assistance in mariculture development

- Formulating policies to attract businesses to invest in offshore industrial-scale mariculture, supporting industries, and product processing that applies advanced technology to create value-added products.

- Formulating policies for assisting offshore mariculture facilities and facilities for breed production for mariculture.

- Funding for purchasing insurance in fishery activities in accordance with law.

- Supporting research, technology transfer, and application of advanced technologies in offshore mariculture, harvesting, preservation, and processing of aquatic products.

- Supporting procedures for enterprises to invest in the development of large-scale, industrial, and long-term offshore mariculture with economic development purpose; land leasing, water surface leasing, sea area allocation in accordance with law.

- Supporting the conversion of scope of activities from other economic sectors to offshore mariculture (with schemes, investment plans, feasible and effective production organization).

2. Management and production organization

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Restructuring production to align with the value chain, from breeds, inputs, cage materials, and commercial farming to processing and product consumption, where enterprises involved in purchasing, processing, and consuming play a core role in linking and organizing the production chain.

- Restructuring small-scale and scattered mariculture facilities managed with community participation, where focus is placed on models of artels and cooperatives to enhance mutual assistance in production, consumption, and environmental protection.

- Establishing enterprises, business groups synchronously investing in all stages of offshore mariculture development.

- Establishing channels providing market information, information on natural disasters, climate change, etc., to timely inform offshore mariculture facilities and reduce risks in the production process.

- Building linkages between mariculture and other economic sectors to leverage infrastructure systems and support marine production activities; encouraging enterprises to operate multiple marine sectors simultaneously: mariculture, tourism, petroleum, wind power, transport, etc.

- Managing and supervising units and enterprises implementing aquaculture projects using land and sea surface for the intended purposes; cooperation between ministries and central authorities in land and sea surface allocation for aquaculture, especially for foreign investors.

3. Aquatic breeds for mariculture

- Organizing the collection, import, storage, and protection of original breeding stocks. Implementing research program applying new technological advancements in domestication and selection to continuously improve the quality of parent breeding stock. Socializing research and technology application activities in breed production to produce and nurture a sufficient quantity of offspring that ensure quality for commercial farming.

- Reviewing and formulating plan for prioritizing research, selection and development of breeds for mariculture in alignment with the overall national development plan, that focuses on high economic value groups such as marine fish (grouper, sea bass, golden pompano, cobia, red drum, tuna, cobia, short head croaker, etc.), mollusks (oysters, scallops, snout otter clams, blood cockles, Asian green mussel, etc.), crustaceans (lobster, mud crab, blue crabs, etc.), seaweed and algae production techniques (golden-thread seaweed, cottonii seaweed, porphyra, algae, etc.), ornamental organisms, and other entities serving offshore mariculture.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Socializing research on feed for mariculture, with a focus on supporting enterprises and economic sectors investing in research and development of mariculture feed.

- Simultaneously conducting research, importing technology, equipment, and feed recipes for technology transfer, research, and gradually mastering feed production technology for breed production and commercial farming.

- Providing training and developing a team of specialized nutrition and feed researchers for species raised by aquaculture, including offshore mariculture, to have sufficient resources to support research and development in production.

- Attracting domestic and international resources to develop feed production industry and mariculture with modern technology and advanced management that closely links with offshore mariculture facilities; ensuring high-quality and cost-effective feed products.

5. Technology in farming, post-harvest preservation, processing, biotechnology, and fishery extension

- Researching, applying, and developing new technologies in mariculture to create value-added products, reduce greenhouse gas emissions, protect the environment, and promote green economy.

- Studying algae cultivation technology to produce large biomass for the food, pharmaceutical, cosmetic industries, biofuel production, and various aspects of daily life.

- Researching into harvesting, preservation, processing techniques, extracting bioactive compounds from mariculture products, by-products from mariculture, together with analyzing and assessing market demands, consumer preferences of key markets, and potential markets to develop suitable processing technologies and products.

- Establishing standards and regulations for different farming areas and target groups toward safety and sustainability.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Organizing propaganda, dissemination, and raising awareness of organizations, business communities, and people about the importance of developing the mariculture; building and replicating successful examples in the mariculture.

- Innovating and developing vocational training programs for industrial-scale mariculture in alignment with local and global needs.

6. Environmental monitoring, proactive disease prevention, and climate change adaptation

- Establishing and operating an environmental monitoring and disease prevention system; investing and applying the achievements of the Fourth Industrial Revolution in management and production in concentrated mariculture areas to minimize risks, adapt to climate change, and ensure sustainable production.

- Conduct environmental impact assessments, carrying capacity for environment for mariculture

- Equipping communication system for all mariculture activities to provide timely information in case of emergencies. Cooperating with forces and activities at sea to evacuate people and rafts when there are incidents at sea to ensure safety and minimize damage.

7. Supporting industry and services for industrial-scale mariculture

- Collaborate with shipbuilding, petroleum, chemical, and mechanical engineering industries to develop and improve the technology for producing cages and pens suitable for each aquatic species, capable of withstanding waves, storms, convenient for monitoring, caring, managing, and harvesting.

- Prioritizing the development of technology and fleet for transporting fresh aquatic products of high value to domestic markets and international markets such as Hong Kong, Singapore, Japan, South Korea, etc.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Developing a professional distribution, transportation system, and logistics for mariculture.

8. Trade promotion and market development

- Using solutions outlined in Decision No. 1408/QD-TTg dated August 16, 2021, of the Prime Minister approving the plan for development of the seafood processing industry for 2021 – 2030 period to promote trade and develop the market for aquatic products.

- Integrating trade promotion activities for mariculture products (fresh or processed) into the Program for trade promotion, expansion of the market for seafood products nationwide.

9. International cooperation

- Organizing international cooperation activities to transfer science and technology for cage and pen designs and materials; technology of production of breeds, feed, commercial farming, disease prevention, and climate change adaptation measures; training human resources for management, research, and production in mariculture; promoting trade and introducing Vietnamese mariculture products to regional and global markets.

- Participating in relevant international organizations in the region related to mariculture activities to share regulations and guidelines on environmentally sustainable and resourceful mariculture practices.

MAIN INVESTMENT AND RESEARCH PROJECTS

1. Groups of mariculture infrastructure investment projects

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Group of infrastructure and service investment project for offshore mariculture areas in Quang Ninh, Ninh Thuan, Khanh Hoa, Phu Yen, and Kien Giang.

- Group of projects on investment in infrastructure for breed production for mariculture (mollusk breeds in Quang Ninh; clam breeds in Nam Dinh, Thai Binh; oyster breeds in Ninh Binh; varieties of seaweed, algae, breeds of marine fish, ornamental creatures in Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan; marine fish in Kien Giang)

2. Group of projects on science and technology applying in various stages in the mariculture chain

- Projects on research on applying new technologies in offshore mariculture.

- Projects on research and development of breeds for mariculture.

- Project on the development of seaweed and algae farming for export by 2030

3. Group of mariculture management projects

- Surveying and assessing the current status of mariculture nationwide and identifying potential areas for mariculture development.

- Projects on environmental monitoring, warning, and disease prevention in mariculture.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



(Details are specified in the attached Appendix)

VI. FUNDING FOR IMPLEMENTATION OF THE SCHEME

- Implementation funding for the Scheme is covered by the state budget in accordance with applicable regulations sourced from enterprises' capital, capital funding, and other legitimate funds.

- Depend on the assigned tasks in the Scheme, relevant ministries, central and local authorities shall formulate annual activity plans and budget estimates for funding approval by competent authorities in accordance with laws on the state budget.

- Local authorities shall allocate local budgets and mobilize legitimate capital sources to carry out development activities, promote mariculture development at the local level as prescribed.

Article 2. Implementation

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall

a) Take charge and cooperate with ministries, central and local authorities in implementing the Scheme; actively integrate the objectives and tasks of the Scheme with national target programs and schemes of relevant ministries, central and local authorities in accordance with laws on the state budget, public investment, and applicable regulations.

b) Formulate implementation plans and budget estimates for funding approval by competent authorities in accordance with laws on state budget and public investment.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Developing and proposing to competent authorities for issuance the incentive policies and mechanisms to attract investment in all stages of the mariculture production chain.

dd) Reviewing, completing documents, regulations, standards, and national technical regulations to effectively manage the value chain of mariculture production, aligning with practical conditions and international integration.

2. The Ministry of Science and Technology shall

Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulating a plan to establish and organize an appraisal council and announcing national standards in accordance with applicable regulations; cooperate in planning, reviewing, amending, or replacing or canceling national technical standards; take charge in the appraising of draft national technical regulations as prescribed and according to the contents of the Scheme. Prioritize allocating funds for science and technology to implement activities related to research, application, and development of technologies for mariculture.

3. The Ministry of Industry and Trade shall

Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in researching and implementing appropriate policies and solutions to develop the market and address trade barriers for mariculture products.

Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in researching and timely providing information on the needs and consumer preferences of mariculture products in potential markets to develop suitable directions in production, farming, processing, and export of mariculture products for 2020 – 2030 period, orientation toward 2045.

4. The Ministry of Planning and Investment shall

Take charge and cooperate with the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development in balancing and allocating investment capital for projects under the Scheme in accordance with Law on Public Investment and other regulations.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Planning and Investment, and relevant ministries in summarizing annual recurrent expenditure estimate of the central government budget to be submitted for approval by competent authorities in accordance with the Law on State Budget and documents guiding the implementation of the Project.

6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall

Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and local authorities in formulating the National Marine Spatial Plan to be submitted for approval by competent authorities; assess environmental impacts in mariculture; and assign sea areas for mariculture activities in accordance with applicable regulations.

7. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall

Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, People's Committees of coastal provinces, centrally affiliated coastal cities in developing and implementing vocational training programs, developing workforce for mariculture.

8. The Ministry of National Defense, Ministry of Public Security shall

Closely monitor the implementation of projects, programs for the development of mariculture in accordance with applicable regulations; review security and order aspects during the licensing process for foreign-influenced mariculture programs and projects; ensure security, order, maintain peaceful environment, create favorable conditions for the development of mariculture during the development and operation phases; disaster management and search and rescue activities.

9. The Ministry of Foreign Affairs shall

Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in researching, proposing, and implementing activities related to signing, accession, and implementation of treaties on fishery cooperation, providing information on the issuance of conventions and international agreements on fishery management in the field of mariculture in the region and globally; cooperate in addressing issues related to offshore mariculture.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Continue to direct credit institutions to effectively implement current credit programs and policies supporting agriculture, rural development, including mariculture, contributing to the implementation of the Scheme.

11. People's Committees of provinces and centrally coastal cities shall

a) Depend on the contents of the Scheme and local practical conditions, direct the formulation of the Scheme implementation plan to be submitted for approval by local competent authorities, and timely, effectively organize the implementation.

b) Annually allocate funds from the local budget and mobilize legitimate funding sources in accordance with regulations to organize the implementation of the Scheme at the locality.

Review, reorganize mariculture activities in inshore areas aligned with the contents of the Scheme, and ensure harmony with the coastal economic activities of the locality.

12. Trade Associations shall

Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in propagating, educating, and disseminating to the business community and coastal residents the regulations of Vietnamese and international laws on farming, processing, and export of mariculture products; participate in building the brand of mariculture products, engage in trade promotion activities, stabilize and expand the consumer market; establish a network providing market information to the business community; participate in vocational training, technology transfer in mariculture; support organizations, individuals investing in development, organizing mariculture production according to value chains, with responsibility, quality, efficiency, and sustainability.

Article 3. This Decision comes into force from the date on which it is signed

Article 4. Implementation

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Van Thanh

APPENDIX

LIST OF MAIN INVESTMENT AND RESEARCH PROJECTS
(Attached to Decision No. 1664/QD-TTg dated October 4, 2021 of the Prime Minister)

NO.

Project/ Group of projects

Objectives

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



In-charge agency

Cooperating agencies

Funding needs

Time of implementation

State budget (billion VND)

Other legitimate sources
(billion VND)

1

Groups of mariculture infrastructure investment projects

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Infrastructure investment in 04 pilot industrial-scale mariculture projects in 2021 – 2025 period in Quang Ninh, Phu Yen, Ninh Thuan, and Kien Giang.

Constructing essential infrastructure and creating linkages in industrial mariculture; creating a foundation to attract investment in the development of industrial mariculture.

- Constructing essential infrastructure and creating linkages in industrial mariculture to create favorable conditions for businesses to invest in mariculture.

- Developing 04 pilot models in Quang Ninh, Phu Yen, Ninh Thuan, and Kien Giang.

The Ministry of Agriculture and Rural Development/coastal provinces: Quang Ninh, Phu Yen, Ninh Thuan, and Kien Giang

- The Ministry of Planning and Investment;

- The Ministry of Finance;

- The Ministry of Science and Technology;

- Vietnam Seaculture Association;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



300

900

2021-

2025

1.2

Group of infrastructure and service investment project for offshore mariculture areas in Quang Ninh, Ninh Thuan, Khanh Hoa, Phu Yen, and Kien Giang.

Constructing a common, essential infrastructure system for concentrated mariculture areas to attract investment in the development from mariculture by economic sectors.

- Investing in service infrastructure system.

- Investing in warehouses, cold storage, collection, preservation, and product classification systems.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Investing in system of supporting industries.

- Investing in system of supporting industries.

The Ministry of Agriculture and Rural Development/coastal provinces: Quang Ninh, Ninh Thuan, Khanh Hoa, Phu Yen, and Kien Giang.

- The Ministry of Planning and Investment;

- The Ministry of Finance;

- Vietnam Seaculture Association;

- Mariculture enterprises.

1.000

9.500

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2030

1.3

Group of projects on investment in mariculture breed production infrastructure:

- Mollusk breeds in Quang Ninh

- Clam breeds in Nam Dinh, Thai Binh.

- Oyster breeds in Ninh Binh.

- Seaweed, algae, marine fish, ornamental creatures in Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan.

- Marine fish in Kien Giang.

Constructing infrastructure for concentrated breed production areas for mariculture.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- System of water supply and drainage, wastewater treatment, pumping station, surrounding dikes, dike embankments, traffic road, focal point electricity system.

- Technical infrastructure for marine farming of parent breeds.

The Ministry of Agriculture and Rural Development/coastal provinces: Quang Ninh, Nam Dinh, Thai Binh, Ninh Binh, Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan, Kien Giang

- The Ministry of Planning and Investment;

- The Ministry of Finance;

- Vietnam Seaculture Association;

- Mariculture enterprises.

1.000

7.600

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2030

2

Group of projects on science and technology applying in various stages in the mariculture chain

2.1

Projects on research on applying new technologies in offshore mariculture.

Completing and applying new technology to develop offshore mariculture to increase productivity, output and value of mariculture products.

- Researching and completing the process of raising main species that can withstand storms and adapt to climate change.

- Researching, transferring, and applying new technology into production to increase productivity, output, and protect the ecological environment.

- Researching environmental treatment and disease control in mariculture

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The Ministry of Agriculture and Rural Development

- The Ministry of Science and Technology;

- Coastal provinces;

- Vietnam Seaculture Association;

- Enterprises participating in mariculture.

50

80

2021 -

2030

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Projects on research and development of breeds for mariculture.

Developing a production system that satisfies the quantity and quality requirements for commercial farming.

- Researching and completing the process of production of breeds of main species.

- Domestication, crossbreeding, and selection and development of good breeds with fast growth rates, suitable to the characteristics and conditions of each region to develop production.

- Researching and producing breeds of ornamental fish, ornamental creatures, and special aquatic species for recreational fishing.

The Ministry of Agriculture and Rural Development/coastal provinces

- The Ministry of Science and Technology.

- Vietnam Seaculture Association.

- Enterprises participating in mariculture.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



100

2021-

2030

2.3

Project on the development of seaweed and algae farming for export by 2030

Establishing seaweed cultivation areas that meet export requirements.

- Surveying and assessing the current status of seaweed and algae growing areas nationwide.

- Researching and transferring technology for breed production and farming of economically valuable seaweed and algae species.

- Developing a chain of links in production, processing and consumption of seaweed and algae products.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- The Ministry of Science and Technology.

- Vietnam Seaculture Association.

- Enterprises participating in mariculture.

10

90

2021-

2025

3

Group of mariculture management projects

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Surveying and assessing the current status of mariculture nationwide and identifying potential areas for mariculture development.

Determining the potential for mariculture development by region, subject, and species, as a basis for investment in safe and sustainable production development.

- Being able to assess the current status of mariculture in Vietnam, including farming and processing technology, trading of mariculture products.

- Identifying potential sea areas for mariculture and proposing a list of mariculture areas.

The Ministry of Agriculture and Rural Development

- Coastal provinces;

- Vietnam Institute of Fisheries Economics and Planning

- Vietnam Seaculture Association;

- Mariculture facilities

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2022-

2023

3.2

Projects on environmental monitoring, warning, and disease prevention in mariculture.

Building a system for environmental monitoring, warning and disease prevention for mariculture.

- Establishing a system to monitor environmental changes in concentrated mariculture areas to provide timely warnings.

- Developing a mechanism for information, propaganda and warning of possible bad environmental phenomena.

- Formulating guidance on disease prevention and warning for mariculture species.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



100

2021-

2030

3.3

Project on improvement of capabilities in mariculture management.

Improving efficiency in management and administration, save resources in mariculture management.

- Provide training to improve capacity of mariculture management staff regarding techniques and management skills in mariculture.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Developing suitable software for management, instruction, and operation (management of environment, epidemics, harvest season, natural disaster warnings, etc.).

- Training staff to use software systems for management and operations.

The Ministry of Agriculture and Rural Development

- Coastal provinces;

- Vietnam Seaculture Association;

- Mariculture facilities

30

270

2021 -

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.005

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.95.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!