ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1789/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày 04
tháng 8 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02
năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp
giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 2821/TTr-SNN ngày 03 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này “Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn
2021 - 2025”.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển
khai thực hiện đúng quy định; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và
Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT: TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP, CVP;
- Lưu: VT, VP UBND tỉnh.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Chiến
|
KẾ HOẠCH
CƠ
CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Thực hiện Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp
giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2025, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng
phát triển nông nghiệp bền vững nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả
năng cạnh tranh nông sản; xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn phát triển
và nông dân giàu mạnh; nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế
biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá
trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng nông nghiệp nói riêng
và toàn ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh nói chung.
2. Mục tiêu cụ thể
- Một số chỉ tiêu chính của ngành nông nghiệp:
+ Bình quân giá trị sản xuất/ha (GTSX/ha) đất trồng
trọt đạt 115 triệu đồng.
+ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM):
100% xã đạt chuẩn NTM; 37 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 52,1% tổng số xã đạt
chuẩn NTM); 12 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 16,9% tổng số xã đạt chuẩn
NTM).
+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt 16,4%.
+ Tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo Quy
chuẩn của Bộ Y tế đạt 72%.
+ Cơ cấu nông -lâm nghiệp -thủy sản trong tổng sản
phẩm của tỉnh chiếm 14-15%.
- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản
xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 25%; tỷ lệ giá trị sản phẩm
nông, lâm, thủy sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương
đương đạt trên 25%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt
trên 40%; tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước đạt
trên 35%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 30%; trên 70% hợp tác
xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định
16,4%, diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt tỷ lệ 40%.
II. NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2025
1. Cơ cấu theo 02 nhóm sản phẩm
a) Nhóm sản phẩm chính của tỉnh
Tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến nông sản theo hình
thức liên kết chuỗi giá trị bền vững; ưu tiên nguồn lực đầu tư để thúc đẩy cơ
giới hóa đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các chuỗi giá trị gắn với
hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phát triển
thương hiệu sản phẩm của tỉnh. Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đầu
tư phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh thuộc danh mục ban hành tại Quyết định
số 923/QĐ-UBND ngày 23/4/2021 của UBND tỉnh; đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc
tế với các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nhằm tháo gỡ
các rào cản thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.
Định hướng phát triển các nhóm sản phẩm chính của tỉnh:
* Sản phẩm trồng trọt
- Lúa gạo: nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa,
giữ ổn định từ 70.000 ha đất trồng lúa (trong đó có 47.825 ha đất chuyên lúa);
diện tích gieo trồng 130.000 ha, sản lượng đạt khoảng 750.000 tấn thóc/năm,
nâng tỷ lệ diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao trong tổng diện tích gieo trồng
lúa lên từ 55%; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận lên khoảng 90%; đẩy mạnh phát triển
sản xuất gạo hữu cơ và đa dạng các sản phẩm chế biến từ gạo và phụ phẩm của lúa
gạo (rơm, rạ, trấu, cám) để tăng giá trị gia tăng.
- Cao su: tiếp tục giảm diện tích cao su ở địa bàn
không phù hợp để chuyển đổi sang cây trồng có giá trị cao hơn, duy trì diện
tích khoảng 83.000 ha, sản lượng khoảng 162.000 tấn/năm. Đẩy mạnh tái canh vườn
cây hết tuổi khai thác và thâm canh các vườn cây hiện có để nâng cao năng suất,
chất lượng.
- Cây ăn quả: tăng diện tích cây ăn quả lên khoảng
36.900 ha, sản lượng 486.800 tấn/năm. Tập trung phát triển các vùng sản xuất
chuyên canh, chú trọng các cây ăn quả nhiệt đới là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh
như: mãng cầu, sầu riêng, nhãn, chuối,....; mở rộng liên kết vùng, rải vụ thu
hoạch; phát triển mạnh các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung gắn với phát triển
các nhà máy chế biến.
- Rau: tăng diện tích gieo trồng lên khoảng 23.640
ha, sản lượng 440.000 tấn/năm; đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất rau tập
trung, áp dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình sản xuất tốt, hữu cơ, đảm bảo
an toàn thực phẩm gắn với công nghiệp sơ chế và chế biến.
- Mía: ổn định diện tích khoảng 7.000 ha, sản lượng
khoảng 554.000 tấn/năm; đẩy mạnh việc sử dụng các giống mía mới, đạt năng suất
và chữ đường cao, các giống có thể rải vụ để chủ động nguồn nguyên liệu, đưa cơ
giới hóa vào sản xuất mía ở các khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch; phát triển
công nghiệp chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng các loại sản phẩm
sau đường theo Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về
triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới.
- Mì: ổn định diện tích khoảng 62.000 ha, sản lượng
khoảng 02 triệu tấn/năm; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy
trình canh tác bền vững; áp dụng cơ giới hóa, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ
môi trường sinh thái. Phát triển công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm từ mì
phục vụ cho công nghiệp chế biến tinh bột, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
* Sản phẩm chăn nuôi
- Thịt lợn: phát triển chăn nuôi lợn với các giống
cao sản theo hướng trang trại công nghiệp; tăng đàn lợn chăn nuôi theo hướng hữu
cơ, an toàn sinh học. Tổng đàn lợn khoảng 550.000 con, trong đó đàn lợn nái từ
55.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 109.000 tấn; đàn lợn được nuôi tập
trung chiếm khoảng 85%. Phát triển hệ thống quản lý đàn chăn nuôi ứng dụng công
nghệ cao, hệ thống giết mổ công nghiệp hiện đại, bảo đảm an toàn dịch bệnh và
an toàn thực phẩm gắn với vùng chăn nuôi tập trung.
- Thịt và sữa bò: khuyến khích phát triển chăn nuôi
bò trang trại quy mô lớn, chuyển đổi đất trồng trọt kém hiệu quả xây dựng cánh
đồng cò tập trung tạo ra nguồn thức ăn sạch, giá trị dinh dưỡng chất lượng cao
cho đàn bò. Dự kiến quy mô đàn đến năm 2025 là 125.500 con, sản lượng thịt hơi
xuất chuồng đạt 8.800 tấn, trong đó, quy mô đàn bò sữa là 20.000 con và sản lượng
sữa đạt 76.650 tấn.
- Thịt và trứng gia cầm: phát triển chăn nuôi gia cầm
theo phương thức trang trại, công nghiệp tập trung (chăn nuôi gà 68%; chăn nuôi
vịt 40%); đầu tư, cải tạo giống chất lượng, phát triển các giống gia cầm lông
màu, bản địa, có hiệu quả kinh tế cao; nâng tổng đàn gia cầm lên 11 triệu con,
sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt từ 76.800 tấn, khoảng 1.200 triệu quả
trứng.
* Sản phẩm lâm nghiệp
Gỗ, sản phẩm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ: tập trung
phát triển rừng cây lấy gỗ, lâm sản ngoài gỗ, đáp ứng một phần nhu cầu nguyên
liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và thị trường lâm sản; sản lượng nguyên
liệu gỗ khai thác đạt khoảng 160.000 m3 (100.000 m3 tỉa
thưa rừng trồng, cây phân tán; 60.000 m3 gỗ cao su trên đất lâm nghiệp);
phát triển lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh như
mây tre, dược liệu, thực phẩm. Quan tâm phát triển dược liệu theo Quyết định số
1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
b) Nhóm sản phẩm đặc sản địa phương
Tập trung triển khai các cơ chế, chính sách, giải
pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất theo chuỗi giá
trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); ưu tiên phát triển
các sản phẩm có lợi thế nhằm phát huy bản sắc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo
và niềm tự hào của người dân, thúc đẩy tổ chức và đảm bảo giá trị của cộng đồng
trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là phát triển mô
hình du lịch cộng đồng ở nông thôn.
Hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và
nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại
sản phẩm để từng bước đẩy mạnh thương hiệu OCOP của tỉnh trên thị trường trong
nước và hướng đến thị trường xuất khẩu. Đến năm 2025, trên địa bàn có 45-50 sản
phẩm được cấp chứng nhận OCOP cấp tỉnh (đạt 3, 4 sao) và có 1-2 sản phẩm được cấp
chứng nhận OCOP cấp quốc gia (đạt 5 sao).
2. Cơ cấu theo lĩnh vực
a) Lĩnh vực trồng trọt
Cơ cấu giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực
xuống còn khoảng 26,4%, cây công nghiệp lâu năm còn khoảng 35%, tăng tỷ trọng
giá trị sản xuất cây ăn quả lên 13%, rau và cây ngắn ngày khác 25,6% nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu và giống cây trồng, cơ cấu
lại vùng sản xuất và diện tích sản xuất các loại cây trồng, đảm bảo lợi thế cạnh
tranh về điều kiện thổ nhưỡng cho từng loại cây trồng, đáp ứng nhu cầu thị trường
và phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản; vận động doanh
nghiệp thành lập Trung tâm sản xuất giống, đầu tư về sản xuất, lai tạo giống
phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, chú trọng ứng dụng khoa học
công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất.
Tập trung chuyển đổi quỹ đất công ty nông nghiệp, đất
lúa một vụ, đất ngập úng cục bộ, đang trồng cây hàng năm, đất cao su có hệ thống
hạ tầng đồng bộ sang các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao (trồng cây ăn
quả, rau, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản).
b) Lĩnh vực chăn nuôi
Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển chăn
nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày
06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo phương
thức bán công nghiệp và công nghiệp, có kiểm soát đảm bảo đúng quy định của Luật
Chăn nuôi (nhất là nuôi chim yến); áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, an toàn
sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gắn phát triển quy mô đàn với đầu tư,
phát triển nhà máy chế biến tại địa phương nhằm nâng cao giá trị gia tăng.
Chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng giảm chăn
nuôi nhỏ lẻ, tăng quy mô chăn nuôi trang trai, công nghiệp. Đến năm 2025, sản
lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 196.151 tấn, trong đó: thịt lợn chiếm từ
55,6%, thịt gia cầm chiếm 39,2%, thịt gia súc lớn chiếm 5,3%; tỷ trọng gia súc
và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 51%. Từng bước
nâng cao tỷ trọng GTSX của ngành chăn nuôi trong cơ cấu GTSX nông nghiệp.
c) Lĩnh vực thủy sản
Cơ cấu lại sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng
nuôi trồng lên 88%, giảm tỷ trọng sản lượng khai thác xuống còn 12%.
Xây dựng và triển khai Chiến lược Phát triển thủy sản
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày
11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư một số vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung dọc theo tuyến kênh Đông, kênh Tây, kênh Tân Hưng, kênh chính khu tưới
phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Trong đó, chú trọng sản xuất giống thủy sản các loại
thủy đặc sản như: cá tra, tôm càng xanh toàn đực; cá lóc đen, lóc bông; cá sặc
rằn, chạch lấu, lươn,...gắn với đầu tư hạ tầng đồng bộ, đồng thời kêu gọi đầu
tư chế biến thủy sản gắn với vùng nguyên liệu. Tổ chức lại hoạt động khai thác
nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với nuôi trồng thủy
sản và du lịch sinh thái. Tổng diện tích nuôi trồng đến năm 2025 đạt 1.000 ha.
d) Lĩnh vực lâm nghiệp
Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển lâm
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số
523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Phát triển lâm nghiệp bền vững
cả về kinh tế, xã hội và môi trường; thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và
phát triển rừng theo hướng bền vững, phát huy hiệu quả kinh tế đối với rừng sản
xuất theo hướng trồng rừng gỗ lớn, phát triển công nghiệp chế biến theo hướng
hiện đại, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cây dược liệu, cây dưới
tán rừng đồng thời đầu tư hạ tầng kết hợp phát triển rừng với phát triển du lịch
sinh thái, dịch vụ môi trường ở những nơi có điều kiện nhất là khu rừng cảnh
quan núi Bà Đen, Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát giúp nâng cao giá trị gia tăng của
rừng góp phần tăng thu nhập cho người dân sống bằng nghề rừng. Triển khai hiệu
quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Diện tích rừng cây gỗ lớn đạt 100% tổng diện tích rừng
trồng mới; năng suất rừng trồng đạt bình quân 18 m3/ha/năm. Diện
tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 4.000 ha.
3. Cơ cấu theo vùng
a) Vùng I (Vùng phát triển nông nghiệp, nông
thôn): diện tích tự nhiên 286.252 ha (chiếm 69,8%) bao gồm toàn bộ các huyện
Tân Châu, Tân Biên, phần lớn huyện Châu Thành (ngoại trừ các xã giáp thành phố
Tây Ninh) và toàn bộ các xã phía Tây sông Vàm Cỏ Đông thuộc huyện Bến Cầu, thị
xã Trảng Bàng.
Định hướng tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng
hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung (cao su, mía), cây lương thực
(khoai mì, lúa) và vùng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao bảo đảm nguyên liệu
cho các cơ sở chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển chăn
nuôi chủ yếu là heo, bò, gà quy mô trang trại và gia trại. Trồng cây lâm nghiệp
theo quy hoạch 3 loại rừng.
b) Vùng II (Vùng phát triển nông nghiệp đô thị,
phục vụ công nghiệp, đô thị và du lịch): diện tích tự nhiên 123.744 ha (chiếm
30,18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) bao gồm một phần phía Đông huyện Châu
Thành (các xã giáp thành phố Tây Ninh); toàn bộ thành phố Tây Ninh, toàn bộ thị
xã Hòa Thành, các huyện Gò Dầu, Dương Minh Châu; một phần phía Tây sông Vàm Cỏ
Đông, thị xã Trảng Bàng và khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.
Định hướng phát triển nông nghiệp: tiếp tục phát
triển mô hình nông nghiệp đô thị, ít sử dụng đất, ứng dụng công nghệ cao với
các loại cây trồng chủ lực như: lúa chất lượng cao, rau các loại (chuyên canh
và luân canh với lúa), hoa, cây cảnh, trái cây đặc sản (mãng cầu, chuối, xoài),
nuôi trồng sinh vật cảnh, tạo mảng xanh đô thị...; chăn nuôi, gà, heo, bò và
phát triển nuôi trồng thủy sản bản địa, đặc sản.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
cơ chế chính sách, huy động nguồn lực
Triển khai thực hiện chính sách về đất đai nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện tập
trung, tích tụ đất nông nghiệp, sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp.
Tạo điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn
của người dân và doanh nghiệp; xây dựng cơ chế lồng ghép và huy động các nguồn
lực đầu tư từ nguồn vốn ODA, FDI và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế cho
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả các chính sách
về nông nghiệp, nông thôn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực
trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp của địa phương tại từng thời điểm; đảm
bảo nguồn lực, bố trí đủ vốn theo tiến độ hàng năm để thực hiện các chính sách
phát triển nông nghiệp đã ban hành.
2. Nâng cao trình độ nghiên cứu,
chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường công tác khuyến nông
Thực hiện các đề tài, đề án, dự án khoa học công
nghệ lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên thực hiện trên các cây trồng, vật nuôi chủ lực
được khuyến khích phát triển, nhất là về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất
và chất lượng cao, phù hợp điều kiện tự nhiên và khí hậu ở địa phương, kháng
sâu bệnh; đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất mới để làm cơ sở nhân rộng ra
dân.
Tạo điều kiện phát triển các mô hình nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của
nông dân; phát huy mạnh vai trò của các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân nhằm
tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành. Phát triển
các hình thức sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, hướng
tới đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Đổi mới nội dung và phương pháp khuyến nông đáp ứng
nhu cầu của nông dân, thị trường, trong đó chủ động xây dựng các mô hình khuyến
nông phục vụ chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, hướng tới xuất khẩu; tạo điều
kiện cho nông dân học tập, nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất, ứng dụng mạnh khoa
học công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, cơ giới hoá, công nghệ sinh học, vi sinh, công
nghệ thông tin... vào các khâu trong sản xuất (trồng, chăm sóc, khai thác, thu
hoạch, bảo quản, chế biến) và xử lý chất thải.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất
nông nghiệp, xây dựng và áp dụng hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc, số hóa
và lưu trữ các thông tin từ vùng trồng, thổ nhưỡng, nông dân cho đến kỹ thuật,
công nghệ, kinh nghiệm nuôi trồng và các thông tin khác trên các khâu của toàn
chuỗi giá trị; đồng thời, khuyến khích thực hiện đánh giá đất tại khu vực sản
xuất cụ thể của nông dân, doanh nghiệp làm cơ sở phục vụ chế độ canh tác, bón
phân phù hợp.
Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Tân Châu. Triển khai hiệu quả Kế hoạch số
1934/KH-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số
885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển
nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Kế hoạch số
1288/KH-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án phát triển công
nghiệp sinh học ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động
của các hình thức tổ chức sản xuất
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
phù hợp, hiệu quả, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng
giữa hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp.
- Phát triển kinh tế tập thể:
+ Tổ chức thực hiện Chương trình phát triển hợp tác
xã (HTX) kiểu mới và phát triển các HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên
cơ sở đảm bảo nguyên tắc, giá trị hợp tác và các quy định của pháp luật nhằm
nâng cao tỷ lệ HTX khá, giỏi; góp phần xây dựng NTM, giảm nghèo, tạo việc làm ổn
định, phát triển kinh tế, xã hội của nông thôn tỉnh Tây Ninh.
+ Phát triển HTX trên cơ sở vận động các tổ hợp tác
đã có trên địa bàn để tham gia thành lập HTX; lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh
của địa phương, vận động thành lập các HTX để phối hợp cùng các doanh nghiệp
xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất; chú trọng tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, đặc
biệt là thông qua các mô hình, các phong trào thi đua để vận động các cấp, các
ngành, đoàn thể và doanh nghiệp, HTX, hộ thành viên sản xuất, lực lượng sáng lập
viên HTX (nông dân sản xuất giỏi, chủ trang trại, những người có kinh nghiệm,
uy tín với cộng đồng và có tiềm lực kinh tế) tham gia thành lập và phát triển
HTX. Phấn đấu năm 2025 có 126 HTX nông nghiệp, trong đó có 70% HTX hoạt động hiệu
quả; từng ngành, nghề nhất là trên rau, cây ăn quả có HTX thực hiện liên kết sản
xuất tại các xã giúp nâng cao giá trị hàng hóa theo chuỗi giá trị gia tăng, có
quy mô lớn, tác dụng lan tỏa trong dân.
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao
năng lực, trình độ của cán bộ hệ thống quản lý nhà nước, lực lượng hỗ trợ, lực
lượng trực tiếp hoạt động ở các HTX và thành viên HTX; huy động nguồn lực để hỗ
trợ có hiệu quả cho HTX nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn; hỗ trợ và tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại,
tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu để phát
triển bền vững.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn
+ Triển khai thực hiện Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày
17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
số 53/NQ-CP được phê duyệt tại Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 30/10/2019 của
UBND tỉnh Tây Ninh.
+ Triển khai Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn giai đoạn 2021-2025; đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm
nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư tham gia đầu tư vào nông nghiệp.
- Sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của
các công ty nông nghiệp: triển khai phương án sắp xếp các công ty nông nghiệp
nhằm tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao,
nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết sản xuất của nông dân địa
phương; rà soát quỹ đất và cho phép một số công ty nông nghiệp được chuyển đổi
cây trồng kém hiệu quả sang những mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị cao
như trồng rau quả, cây ăn trái, chăn nuôi bò thịt, bò sữa.
- Nâng cấp chuỗi giá trị các ngành hàng nông
nghiệp: theo định hướng Đề án Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành Nông
nghiệp tỉnh Tây Ninh (Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh),
đảm bảo các sản phẩm trong chuỗi giá trị có quy mô, chất lượng, an toàn thực phẩm
và đáp ứng các yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng
nông nghiệp, nông thôn
Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển
sản xuất nông nghiệp theo định hướng phù hợp quy hoạch, gắn cơ cấu lại nông
nghiệp và xây dựng NTM. Trong đó, tập trung phát triển hạ tầng thủy lợi theo hướng
đa mục tiêu (phục vụ sản xuất; chuyển đổi cây trồng, nuôi trồng thủy sản theo định
hướng, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu...); từng bước phát triển
các hạ tầng hỗ trợ chuyên sâu như: xây dựng hạ tầng thủy lợi, giao thông phục vụ
phát triển nông nghiệp thông minh, xây dựng trung tâm giao dịch nông sản Tây
Ninh, phân tích đánh giá chẩn đoán dịch hại, phân tích đánh giá chất lượng đất,
đào tạo, tư vấn kỹ thuật,...
Tập trung hoàn thành các đề án, dự án trọng điểm, dự
án kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025: 22 dự án, với kinh
phí 2.634,6 tỷ đồng (tăng 3,9 lần so với giai đoạn 2016-2020), trong đó: tập
trung hoàn thành dự án Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2
(kiên cố hóa kênh chính, kênh cấp I, II, III); thực hiện nâng cấp hạ tầng thủy
lợi kết hợp giao thông nội đồng phục vụ chuyển đổi cây trồng theo định hướng cơ
cấu lại nông nghiệp; các trạm bơm điện phía Bắc tỉnh thuộc huyện Tân Châu, nguồn
vốn vay ADB, dự án kênh tiêu, đê bao, kiên cố hóa các hệ thống kênh tưới, đảm bảo
yêu cầu cấp nước tưới, tiêu, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch
phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định
số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5. Thúc đẩy phát triển cơ giới
hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; tăng cường thông tin thị trường
và xúc tiến thương mại
Từng bước áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ở tất cả các
khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, phù hợp với từng loại cây trồng, vật
nuôi.
Khuyến khích các nhà máy chế biến nhất là chế biến
mía, mì, cao su cơ cấu lại theo hướng chuyên sâu, ứng dụng và chuyển đổi thiết
bị, công nghệ chế biến, dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến hướng đến đa dạng
các loại sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu; thu hút doanh nghiệp
đầu tư nhà máy, kho xưởng phục vụ ngành chế biến và bảo quản rau, quả; nhà máy
giết mổ gia súc, chế biến thịt; nhà máy chế biến sữa; nhà máy chế biến thủy sản,
chế biến gỗ.
Thực hiện công tác thông tin thị trường nhằm cung cấp
kịp thời cho người sản xuất về tình hình giá cả, dự báo ngắn và dài hạn về xu
hướng thị trường trong nước và trên thế giới để người dân chủ động điều chỉnh
quy mô sản xuất, cân đối cung cầu phù hợp với nhu cầu của thị trường. Xây dựng
và phát triển sàn giao dịch nông sản điện tử để nông dân, HTX và doanh nghiệp
quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng
bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thêm nhà đầu tư, nhà tiêu thụ:
tham gia các hội nghị trong và ngoài nước; xây dựng các phim, tài liệu phục vụ
truyền thông quảng bá thương hiệu nông sản Tây Ninh thông qua tham gia các hội
chợ triển lãm; trên các kênh truyền thông, các báo và tạp chí lớn, các kênh
online,... Tổ chức các hội thảo kết nối tiêu thụ nông sản, liên kết với các hệ
thống siêu thị và cửa hàng lớn trong và ngoài tinh nhằm tiêu thụ nông sản chủ lực
của tỉnh.
6. Triển khai đồng bộ và quyết
liệt các giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm
Phát triển các vùng trồng trọt và chăn nuôi an toàn
dịch bệnh, an toàn sinh học, nhất là ờ các vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm,
vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; tăng cường hệ thống kiểm
soát dịch bệnh, hạn chế sự lây lan dịch bệnh giữa các địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao
nhận thức và cách phân biệt vật tư nông nghiệp là hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; đồng thời, yêu cầu các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định của
pháp luật trong sản xuất, kinh doanh; chủ động công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng
sản phẩm, hàng hóa, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng
của các mặt hàng nông sản nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi
đưa ra thị trường tiêu thụ; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố
tình sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định pháp
luật.
7. Đổi mới, nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực của ngành
Đầu tư phát triển các trung tâm thực nghiệm sản xuất,
mở rộng các hình thức đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới
theo nhu cầu của lao động, doanh nghiệp, thị trường; gắn đào tạo nghề nông thôn
với quy hoạch xây dựng NTM và phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp.
Đào tạo và bố trí sử dụng hợp lý cán bộ chuyên môn
kỹ thuật, cán bộ khoa học kỳ thuật có trình độ và kinh nghiệm, nhất là mạng lưới
khuyến nông viên cơ sở; đẩy mạnh đào tạo nông dân, người sản xuất theo hướng gắn
với sản xuất mô hình, trang trại, doanh nghiệp; tổ chức tham quan học tập kinh
nghiệm sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước về các lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp.
Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gắn
với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp, HTX, đáp ứng yêu cầu của quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý ngành Nông nghiệp chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả.
8. Nâng cao năng lực hội nhập
khu vực và quốc tế; khai thác tốt tiềm năng thị trường từ các hiệp định thương
mại tự do và các cam kết, thỏa thuận hợp tác đã ký kết
Hoàn thành xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm
nông sản chủ lực chủ lực cấp tỉnh và đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý,
chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.
Nâng cao năng lực nghiên cứu, kiểm soát chất lượng
theo các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, ứng dụng công nghệ thông tin trong thu
thập thông tin, dự báo và phân tích thị trường nông sản trong nước và quốc tế;
phát triển mạnh thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; triển
khai có hiệu quả các cam kết, thỏa thuận hợp tác với các địa phương và quốc tế
trong lĩnh vực nông nghiệp đã ký kết.
9. Bảo vệ tài nguyên, môi trường
nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên
tai
Bảo vệ tài nguyên, môi trường nông thôn gắn với việc
thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; tăng cường công tác tuyên truyền vận
động, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng và triển khai
chính sách xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường nông thôn, nhất là ở các làng nghề; đầu tư các khu xử lý rác thải tập
trung quy mô liên xã, liên huyện đảm bảo thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải,
chất thải rắn đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Áp dụng các biện pháp sử dụng tiết kiệm nước và vật
tư nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính; phối hợp quản lý tốt nguồn nước
các lưu vực sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông và hệ thống thủy lợi bảo đảm quá trình
khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả sự phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh.
Triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số
06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoa XI về
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị (Quyết định
số 1022/QĐ-UBND ngày 10/5/2021 của UBND tỉnh).
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Căn cứ định hướng cơ cấu lại nông nghiệp theo các
ngành, lĩnh vực và hệ thống các chỉ tiêu, giải pháp thực hiện cơ cấu lại ngành
nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, dự toán kinh phí thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp được thực hiện bằng
cách lồng ghép nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021 -
2025. Cụ thể: dự kiến tổng kinh phí bố trí thực hiện 1.234 tỷ đồng trong đó:
(1) Chi đầu tư phát triển: 878,3 tỷ đồng; bao gồm
608,5 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh; 269,8 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ.
(2) Chi thường xuyên thực hiện các sự nghiệp kinh tế:
355,7 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh. (chi tiết xem phụ lục V).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
Tổ chức triển khai Kế hoạch này; phân công nhiệm vụ
cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở và hướng dẫn các địa phương triển
khai thực hiện.
Thường xuyên đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo Bộ tiêu chí giám sát đánh giá; tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc triển
khai thực hiện và tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung kế hoạch khi cần thiết.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số
57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các nhiệm vụ và giải pháp Chính
phủ giao tại Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp
khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và
bền vững.
Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, trong đó chú
trọng mời gọi đầu tư trong lĩnh nông nghiệp; hướng dẫn và tạo điều kiện cho nhà
đầu tư đầu tư thực hiện dự án.
Tổng hợp, cân đối, báo cáo UBND tỉnh bổ sung vốn đầu
tư công trung hạn 2021 - 2025 cho ngành Nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại Ngành.
3. Sở Tài chính
- Bố trí nguồn ngân sách triển khai thực hiện các nội
dung nhiệm vụ cơ cấu lại theo kế hoạch; các chính sách hỗ trợ phát triển nông
nghiệp, nông thôn của tỉnh theo quy định.
4. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và
địa phương triển khai thực hiện chính sách thương mại hàng nông, lâm, thủy sản.
Tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách và hoạt động
thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia chuỗi cung ứng thương mại điện tử;
triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin các bản tin thị trường
nông lâm thủy sản nhằm giúp doanh nghiệp định hướng xây dựng kế hoạch kinh
doanh, tiêu thụ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản, hỗ trợ quảng bá sản phẩm hàng hóa
thế mạnh của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông,
lâm, thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ ổn định.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Rà soát tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các
cơ chế, chính sách có liên quan thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần phục vụ phát triển nông nghiệp, xã hội
hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ.
Hướng dẫn, hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện việc xây dựng
và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm hàng hóa nông sản thế mạnh trên
địa bàn tỉnh nhằm nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp
của tỉnh.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Rà soát, đề xuất sửa đổi, thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp. Triển khai thực hiện có hiệu
quả các biện pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực nông nghiệp nông
thôn.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực
nông thôn; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho lao động
nông thôn; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyển sinh, đào tạo
nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh, chế biến,
bảo quản nông sản, đáp ứng nhu cầu cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và xây dựng
NTM.
8. Cục Quản lý thị trường
Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu
và gian lận trong thương mại, các hoạt động tạm nhập tái xuất hàng nông, lâm,
thủy sản.
9. Cục Thống kê tỉnh
Tính toán, đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí giám sát,
đánh giá cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.
10. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tây Ninh
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển
khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn; thường xuyên thực hiện công tác cải cách thủ tục hành
chính, quy trình, hồ sơ cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân,
doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ
lãi suất vay vốn của người dân, doanh nghiệp phục vụ sản xuất, kinh doanh trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
11. Liên minh HTX tỉnh
Hướng dẫn HTX thực hiện đổi mới hoạt động theo Luật
HTX năm 2012 và các quy định hiện hành.
Thực hiện có hiệu quả phát triển hợp tác, liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và vai trò tổ chức đại diện cho nông dân theo
quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ.
12. Đề nghị Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh
và các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động
và phát huy vai trò của mọi tầng lớp Nhân dân trong công cuộc cơ cấu lại ngành
Nông nghiệp, gắn với xây dựng NTM.
Tổ chức các hoạt động giám sát trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nông
nghiệp; thực hiện phản biện và góp ý xây dựng các chính sách có liên quan.
13. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn vừa qua và xây
dựng Kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp của địa phương phù hợp hơn với thực tiễn
và với Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách tỉnh đã
ban hành để đẩy mạnh thực hiện và nâng cao hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp;
bố trí ngân sách địa phương các cấp, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh
tế đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng các chương trình, đề án, dự án trọng điểm
phát triển nông nghiệp phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của từng địa phương; ưu
tiên phát triển các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm đặc sản của địa phương gắn
với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ, ứng dụng công nghệ
cao, thân thiện với môi trường; triển khai các giải pháp tăng cường liên kết,
hướng tới phát triển các cụm liên kết sản xuất - bảo quản, chế biến - tiêu thụ
nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, kết nối
với cơ sở chế biến nông sản và hệ thống logistic, kênh phân phối, tiêu thụ nông
sản.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Trước ngày 15/11 hàng năm, các Sở, ban, ngành, UBND
các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi
về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, đánh giá tình hình
thực hiện Kế hoạch hàng năm, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành liên quan./.
PHỤ LỤC I
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tây Ninh)
TT
|
Nội dung nhiệm
vụ
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Sản phẩm
|
Thời gian trình
|
I. CƠ CHẾ,
CHÍNH SÁCH VỀ ĐẤT ĐAI
|
1
|
Triển khai thực hiện Nghị định số 148/2020/NĐ-CP
ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết
thi hành Luật Đất đai
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường
|
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành
phố.
|
Văn bản
|
2021
|
II. CƠ CHẾ,
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ, HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
|
1
|
Kế hoạch thực hiện Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày
23/6/2020 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt "Đề án Phát triển nông
nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030" trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học
và Công nghệ; Công Thương; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
|
Kế hoạch
|
7/2020
|
2
|
Quy định chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản tỉnh Tây Ninh giai
đoạn 2021 - 2025.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành
phố.
|
Nghị quyết
|
2021
|
3
|
Quyết định ban hành định mức kinh tế kỹ thuật hoạt
động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (thay thế Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND
và Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 của UBND tỉnh).
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
Quyết định
|
2021
|
III. PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT
|
|
Trồng trọt
|
|
|
|
|
1
|
Kế hoạch phát triển cây cao su bền vững giai đoạn
2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học
và Công nghệ; Công Thương; Giao thông Vận tải; Tài nguyên và Môi trường;
Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
|
Kế hoạch
|
2020
|
2
|
Đề án xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao huyện
Tân Châu
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ban,
ngành, đoàn thể chính trị xã hội; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
Đề án
|
2021
|
|
Chăn nuôi
|
|
|
|
|
1
|
Kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT.
|
UBND các huyện, thị
xã, thành phố.
|
Kế hoạch
|
Quyết định số
2028/QĐ-UBND ngày 20/9/2019
|
2
|
Kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi bò sữa an
toàn dịch bệnh trên địa bàn huyện Bến cầu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2022
|
UBND huyện Bến Cầu.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT.
|
Kế hoạch
|
Quyết định số
813/QĐ-UBND ngày 21/4/2020
|
3
|
Quy định khu vực không được phép chăn nuôi, vùng
nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh tây Ninh
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT.
|
|
Nghị quyết
|
2021
|
4
|
Chương trình phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi
heo, bò sữa, bò thịt giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các Sở, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố. Các Doanh nghiệp, HTX, nhà phân phối, hộ
chăn nuôi, cơ sở thu mua chế biến
|
Chương trình
|
2021 - 2030
|
5
|
Kế hoạch xây vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh
Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn
2021-2025
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ngành,
UBND các huyện Bến Cầu, Gò Dầu
|
Kế hoạch
|
2021 - 2025
|
|
Thủy sản
|
|
|
|
|
1
|
Đề án phát triển vùng nuôi trồng chuyên canh thủy
sản gắn với hệ thống kênh thuộc chương trình thủy lợi Dầu Tiếng.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
UBND các huyện Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh
Châu; UBND thị xã Trảng Bàng; các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao
thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương;
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa; Công ty TNHH MTV
Khai thác thủy lợi Tây Ninh.
|
Đề án
|
2021 - 2030
|
|
Lâm nghiệp
|
|
|
|
|
1
|
Phương án quản lý rừng bền vững của: BQL Vườn Quốc
gia Lò Gò - Xa Mát; BQL Khu Du lịch quốc gia Núi Bà Đen, BQL Khu rừng phòng hộ
Dầu Tiếng, giai đoạn 2021 - 2030.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố có rừng
và các Ban quản lý rừng
|
Phương án
|
2021
|
2
|
Đề án phát triển du lịch sinh thái và Dự án đầu
tư phát triển vùng đệm Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ban ngành, UBND huyện Tân Biên, BQL vườn
quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
|
Đề án
|
2021
|
IV. PHÁT TRIỂN
CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
|
1
|
Dự án “Phát triển hạ tầng chuỗi giá trị nông nghiệp
thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các bộ, Sở, ngành, UBND các huyện có liên quan
|
Dự án
|
2021 - 2025
|
V. PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
|
1
|
Xây dựng quy trình canh tác hữu cơ trên cây mãng
cầu ta (Annona squamosa L.) và cây bưởi da xanh ruột hồng (Citrus
maxima (Burm.)Merr.) theo tiêu chuẩn Việt Nam -TCVN 11041:2017 tại tỉnh
Tây Ninh
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài chính.
|
Đề tài khoa học cấp
tỉnh
|
2021 - 2023
|
2
|
Đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh sản của một số
nhóm bò lai F1 hướng thịt (1/2 máu bò ngoại) và khả năng sinh trưởng phát triển
của bò lai F2 hướng thịt (3/4 máu bò ngoại) tại tỉnh Tây Ninh.
|
Phân viện Chăn
nuôi Nam bộ
|
Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến
nông, trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Trảng Bàng
|
Đề tài khoa học
|
2021 - 2023
|
3
|
Đề tài: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu
chứng nhận cho các sản phẩm từ con bò của tỉnh Tây Ninh
|
Trung tâm Nghiên cứu
Công nghệ và sở hữu trí tuệ CIPTEK
|
Công ty tư vấn luật ALIAT, Chi cục Chăn nuôi và
Thú y Tây Ninh
|
Đề tài khoa học
|
2021
|
4
|
Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số
696/QĐ-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa IX về phát triển khoa học và công nghệ phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
|
Sở Khoa học và
Công nghệ
|
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
Kế hoạch
|
Năm 2020
|
5
|
Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống
truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025 và định hướng
đến năm 2030
|
Sở Khoa học và
Công nghệ
|
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
Kế hoạch
|
Năm 2020
|
6
|
Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia hỗ trợ
doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030
|
Sở Khoa học và
Công nghệ
|
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
Kế hoạch
|
Năm 2021
|
VI. PHÁT TRIỂN
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
|
1
|
Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã
một sản phẩm tinh Tây Ninh giai đoạn 2020 - 2025
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ngành tỉnh có liên quan, Ngân hàng Nhà nước
tỉnh, MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, báo, đài, các địa
phương, các doanh nghiệp, HTX, THT, hộ SXKD
|
Kế hoạch
|
2021
|
2
|
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông
thôn mới tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ngành tỉnh có liên quan, Ngân hàng Nhà nước
tỉnh, MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, báo, đài, các địa
phương, các doanh nghiệp, HTX, THT, hộ SXKD tham gia Đề án
|
Kế hoạch
|
2021
|
3
|
Kế hoạch thực hiện mô hình đưa cán bộ trẻ tốt
nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp
giai đoạn 2021-2025
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội;
UBND các huyện, thi xã, thành
|
Kế hoạch
|
2021
|
VII. THỦY LỢI
VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
|
1
|
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược thủy lợi
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH MTV Khai
thác Thủy lợi Tây Ninh, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước
Hòa
|
Kế hoạch
|
2021
|
2
|
Kế hoạch nâng cao năng lực quan trắc Khí tượng,
Thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực Thủy lợi
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH MTV
Khai thác Thuy lợi Tây Ninh, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng -
Phước Hòa
|
Kế hoạch
|
Kế hoạch số
2357/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh
|
3
|
Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện;
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh
|
Chính sách
|
2021
|
4
|
Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-
2025 trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
|
Kế hoạch
|
2021
|
PHỤ LỤC II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH
NÔNG NGHIỆP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 382/QĐ-UBND NGÀY 20/02/2017 CỦA UBND TỈNH TÂY
NINH
(Kèm theo Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh)
TT
|
Nội dung
|
ĐVT
|
Mục tiêu đến
năm 2020
|
TH đến năm 2020
|
Kết quả
|
1
|
Tốc độ tăng GTSX nông lâm thủy sản giai đoạn
2016-2020
|
%/năm
|
5,15
|
1,7
|
Chưa đạt
|
2
|
Tỷ lệ sản lượng nông sản thực phẩm được sản xuất
theo quy trình GAP
|
%
|
50
|
23,98
|
Chưa đạt
|
3
|
Tỷ trọng GTSX nông nghiệp UDCNC trong tổng GTSX
nông nghiệp của tỉnh
|
%
|
30
|
25
|
Chưa đạt
|
4
|
Bình quân GTSX/ha đất nông nghiệp
|
Triệu đồng
|
130
|
110
|
Chưa đạt
|
5
|
Tỷ lệ che phủ rừng
|
%
|
16,3
|
16,3
|
Đạt
|
PHỤ LỤC III
CHỈ TIÊU GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP GIAI
ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tây Ninh)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Thực hiện 2017
|
Thực hiện 2020
|
KH đến năm 2025
|
So sánh
TH20/KH25
|
1
|
Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản
xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết
|
%
|
10,4
|
13,5
|
25,0
|
+ 11,5%
|
2
|
Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản
xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương
|
%
|
6,3
|
15,1
|
25,0
|
+ 9,9%
|
3
|
Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao
|
%
|
|
25,0
|
40,0
|
+ 15%
|
4
|
Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiết
kiệm nước
|
%
|
12,5
|
28,5
|
35,0
|
+ 6,5%
|
5
|
Tỷ lệ lao động nông nghiệp đã qua đào tạo
|
%
|
2,6
|
19,2
|
30,0
|
+ 10,8%
|
6
|
Tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả
|
%
|
|
65,0
|
70,0
|
+ 5%
|
7
|
Tỷ lệ che phủ rừng
|
%
|
16,2
|
16,3
|
16,4
|
+ 0,1%
|
8
|
Diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có
xác nhận
|
%
|
0
|
0
|
40,0
|
+ 40%
|
9
|
Tỷ lệ nữ trong số nông dân được đào tạo nghề nông
nghiệp
|
%
|
48,8
|
46,2
|
Giai đoạn
2021-2025 đã bỏ chỉ tiêu này
|
PHỤ LỤC IV
ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM CHÍNH (ĐẾN NĂM 2025) THEO
KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tây Ninh)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
TH 2016
|
TH 2020
|
KH năm 2025
|
Tăng trưởng BQ
GĐ 16-20
|
Tăng trưởng BQ
GĐ 21-25
|
I
|
Trồng trọt và sản phẩm trồng trọt
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Lúa cá năm - Diện tích (DT)
|
ha
|
144.575
|
147.679
|
130.000
|
0,5%
|
-2,5%
|
|
- Năng suất (NS)
|
tạ/ha
|
52,9
|
54,1
|
58,0
|
0,5%
|
1,4%
|
|
- Sản lượng (SL)
|
tấn
|
765.288
|
798.838
|
753.929
|
1,1%
|
-1,2%
|
2
|
Mì
DT
|
ha
|
61.637
|
57.150
|
62.015
|
-1,9%
|
1,6%
|
|
NS
|
tạ/ha
|
328,4
|
333,1
|
332,0
|
0,4%
|
-0,1%
|
|
SL
|
tấn
|
2.023.995
|
1.903.860
|
2.058.922
|
-1,5%
|
1,6%
|
3
|
Rau các loại DT
|
ha
|
19.937
|
20.678
|
23.639
|
0,9%
|
2,7%
|
|
NS
|
tạ/ha
|
177,3
|
185,0
|
185,5
|
1,1%
|
0,1%
|
|
SL
|
tấn
|
353.416
|
381.676
|
438.602
|
1,9%
|
2,8%
|
4
|
Mía
DT
|
ha
|
12.932
|
6,963
|
7.000
|
-14,3%
|
0,1%
|
|
NS
|
tạ/ha
|
754
|
755,4
|
792,5
|
0,1%
|
1,0%
|
|
SL
|
tấn
|
974.466
|
526.007
|
554.740
|
-14,3%
|
1,1%
|
5
|
Cao su
DT
|
ha
|
99356
|
100.519
|
83.068
|
0,3%
|
-3,7%
|
|
SP
|
ha
|
87.865
|
85.216
|
76.505
|
-0,8%
|
-2,1%
|
|
NS
|
tạ/ha
|
21,3
|
21,0
|
21,2
|
-0,4%
|
0,2%
|
|
SL
|
tấn
|
187.148
|
179.550
|
162.128
|
-1,0%
|
-2,0%
|
6
|
Cây ăn quả DT
|
ha
|
17.303
|
23.159
|
36.933
|
7,6%
|
9,8%
|
|
SL
|
tấn
|
221.887
|
283.902
|
486.800
|
6,4%
|
11,4%
|
II
|
Chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Chăn nuôi
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Đàn Bò
|
con
|
89.510
|
95.365
|
125.500
|
1,6%
|
5,6%
|
|
- Bò sữa
|
con
|
6.619
|
13.591
|
20.000
|
19,7%
|
8,0%
|
1.2
|
Đàn Heo (tổng số)
|
con
|
191.861
|
160.727
|
550000
|
-4,3%
|
27,9%
|
|
- Heo sinh sản
|
con
|
20.629
|
10.028
|
55.000
|
-16,5%
|
40,5%
|
1.3
|
Đàn gia cầm
|
1.000 con
|
5.734
|
8.933
|
11.000
|
11,7%
|
4,3%
|
2
|
Sản phẩm chăn nuôi
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Thịt heo
|
tấn
|
46.150
|
40.900
|
109.000
|
-3,0%
|
21,7%
|
2.2
|
Thịt bò
|
tấn
|
6.703
|
2825
|
8.800
|
-19,4%
|
25,5%
|
2.3
|
Thịt gia cầm các loại
|
tấn
|
25.720
|
38.448
|
76.800
|
10,6%
|
14,8%
|
2.4
|
Sữa tươi
|
tấn
|
16.141
|
41.515
|
76.650
|
26,6%
|
13,0%
|
2.5
|
Trứng
|
1.000 quả
|
281.138
|
557.983
|
1.200.000
|
18,7%
|
16,5%
|
III
|
Lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Khai thác gỗ
|
m3
|
62.570
|
57.381
|
160.000
|
-2,1%
|
22,8%
|
|
Trong đó: Rừng tự nhiên
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
Rừng trồng
|
m3
|
62.570
|
57.381
|
160.000
|
-2,1%
|
22,8%
|
2
|
Diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ
|
ha
|
0
|
0
|
4.000
|
|
17,0%
|
IV
|
Thủy sản
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Diện tích nuôi trồng
|
ha
|
763
|
566
|
1.000
|
-7,2%
|
12,1%
|
2
|
Tổng sản lượng thủy sản
|
tấn
|
15.841
|
14.126
|
17.600
|
-2,8%
|
4,5%
|
|
- Khai thác
|
tấn
|
3.452
|
2.111
|
2.100
|
-11,6%
|
-0,1%
|
|
- Nuôi trồng
|
tấn
|
12.388
|
12.015
|
15.500
|
-0,8%
|
5,2%
|
PHỤ LỤC V
KẾ HOẠCH BỐ TRÍ KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CƠ CẤU
LẠI NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (LỒNG GHÉP TỪ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO NGÀNH
NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tây Ninh)
Triệu đồng
TT
|
Nội dung
|
Giai đoạn
2021-2025
|
Ghi chú
|
Tổng số
|
Chi đầu tư phát
triển
|
Chi sự nghiệp
thường xuyên
|
Tổng
|
Dự án chuyển tiếp
|
Dự án mới
|
|
|
1 = 2+5
|
2 = 3+4
|
3
|
4
|
5
|
|
|
TỔNG SỐ
|
1.234.029
|
878.380
|
475.800
|
402.580
|
355.649
|
|
1
|
Nông nghiệp
|
113.220
|
|
|
|
113.220
|
|
-
|
Trồng trọt
|
24.590
|
|
|
|
24.590
|
|
-
|
Chăn nuôi, thú y, thủy sản
|
42.911
|
|
|
|
42.911
|
|
-
|
Khuyến nông
|
24.719
|
|
|
|
24.719
|
|
-
|
Chính sách nông nghiệp
|
21.000
|
|
|
|
21.000
|
|
2
|
Thủy lợi và nước sạch
|
753.341
|
671.700
|
430.300
|
241.400
|
81.641
|
Vốn NSTW 240.000
|
3
|
Lâm nghiệp
|
303.390
|
149.700
|
5.700
|
144.000
|
153.690
|
|
4
|
Giáo dục đào tạo và dạy nghề
|
268
|
|
|
|
268
|
|
5
|
Bảo vệ môi trường
|
2.000
|
|
|
|
2.000
|
|
6
|
Sự nghiệp kinh tế khác
|
4.830
|
|
|
|
4.830
|
|
7
|
Đầu tư khác
|
56.980
|
56.980
|
39.800
|
17.180
|
|
|
-
|
Phát triển hạ tầng chuỗi giá trị thông minh
thích ứng BĐKH
|
39.800
|
39.800
|
39.800
|
|
|
Vốn NSTW 29.800
|
-
|
Đầu tư Hạ tầng phục vụ vùng nuôi trồng thủy sản
|
17.180
|
17.180
|
|
17.180
|
|
|