ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1695/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày 16 tháng 05 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi ngày 04/4/2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Quyết định số 1588/QĐ-TTg
ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi khu vực Miền Trung giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050
trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ
chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-HĐND
ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh về Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025
và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT tại Tờ trình số 144/TTr-SNN&PTNT ngày 12/5/2017 (kèm theo hồ sơ Quy hoạch
thủy lợi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và Báo cáo thẩm
định số 189/BC-SKHĐT ngày 07/4/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Nam đến
năm 2025 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Từng bước hoàn chỉnh các hệ thống công
trình thủy lợi, về cơ bản đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức đảm bảo
phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế xã hội, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến
đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2025
- Đảm bảo nguồn nước ổn định cấp tưới
cho 36.000 ha lúa, 6.390 ha màu và 490 ha nuôi trồng thủy
sản mặn lợ.
- Đảm bảo nguồn nước cấp cho phát triển
sản xuất cây trồng cạn vùng Đông huyện Thăng Bình với diện tích 500 ha.
- Đảm bảo nguồn nước cấp cho sinh hoạt
với công suất 49.000 m3/ngày đêm.
- Đảm bảo nguồn nước cấp cho công
nghiệp với công suất 105.500 m3/ngày đêm.
2.2. Đến năm 2030
- Đảm bảo nguồn nước ổn định cấp tưới
cho 35.000 ha lúa, 10.330 ha màu, 110 ha tiêu và 1.150 ha nuôi trồng thủy sản mặn
lợ.
- Đảm bảo nguồn nước cấp cho sinh hoạt
với công suất 78.000 m3/ngày đêm.
- Đảm bảo nguồn nước cấp cho công
nghiệp với công suất 300.000 m3/ngày đêm.
3. Nội dung quy hoạch
3.1. Về cấp nước
3.1.1. Cấp nước cho nông nghiệp
a) Giải pháp công
trình
- Giai đoạn đến năm 2025: Nâng cấp, sửa
chữa 90 công trình; xây dựng mới 27 công trình để cấp nước
tưới ổn định cho 36.000 ha lúa, 6.390 ha màu và 490 ha nuôi trông thủy sản mặn
lợ.
- Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cấp, sửa
chữa 240 công trình; xây dựng mới 146 công trình để cấp nước tưới ổn định cho
35.000 ha lúa, 10.330 ha màu, 110 ha tiêu và 1.150 ha nuôi trồng thủy sản mặn lợ.
Giải pháp công trình cho từng vùng cấp nước cụ thể như sau:
a1) Vùng thượng lưu sông Vu Gia.
- Đến năm 2025: Nâng cấp, sửa chữa 24
công trình (04 hồ chứa, 04 trạm bơm và 16 đập dâng) đảm bảo
tưới ổn định cho 486,1 ha (462,9 ha lúa và 23,21 ha màu); Xây dựng mới 02 công
trình hồ chứa nước: A Rộ (huyện Đông Giang) và Thôn 4 (huyện Phước Sơn) để đảm
bảo nước tưới cho 70ha (30ha lúa và 40ha màu). Đến năm 2025, toàn vùng thượng
Vu Gia có tổng số 263 công trình thủy lợi các loại, cấp nước tưới cho 3.349 ha
(lúa 3.140 ha; màu 209 ha). Tỷ lệ cấp nước tưới của vùng đạt 28,43%.
- Đến năm 2030: Nâng cấp, sửa chữa
100 công trình (01 hồ chứa, 82 đập dâng và 17 trạm bơm) đảm
bảo tưới cho 1.118,7 ha (1.062,0 ha lúa và 56,7 ha màu). Tưới tăng thêm 43 ha
lúa nước 2 vụ; Xây dựng mới 48 công trình (05 hồ chứa và
43 đập dâng) đảm bảo tưới cho 585 ha (lúa 330 ha và 225 ha màu). Đến năm 2030,
toàn vùng thượng Vu Gia có tổng số 311 công trình các loại (14 hồ chứa, 264 đập
dâng và 33 trạm bơm) đảm bảo tưới cho 3.977 ha (3.513 ha lúa và 464 ha đất rau
màu). Tỷ lệ cấp nước tưới của vùng đạt 33,76%
a2) Vùng thượng lưu sông Thu Bồn
- Đến năm 2025: Nâng cấp, sửa chữa 17
công trình (10 hồ chứa, 05 đập dâng và 02 trạm bơm) đảm bảo tưới ổn định cho
1.416 ha (1.404,6 ha lúa và 11,4 ha màu); Xây dựng mới 04 công trình (03 hồ chứa
và 01 trạm bơm) với năng lực tưới thiết kế cho 425 ha (105 ha lúa và 240 ha cây
ăn quả và 80 ha rau màu). Đến năm 2025, toàn vùng thượng Thu Bồn có tổng số 478
công trình (37 hồ chứa, 414 đập dâng, 22 trạm bơm và 05 công trình khác) cấp nước
tưới cho 5.555 ha (5.259 ha lúa, 296 ha màu, cây ăn quả). Tỷ lệ cấp nước của
vùng đạt 29,85%.
- Đến năm 2030: Nâng cấp, sửa chữa 55
công trình (10 hồ chứa, 42 đập dâng và 03 trạm bơm) đảm bảo cấp nước cho 852 ha
(832 ha lúa và 21 ha màu); Xây dựng mới 94 công trình (24 hồ chứa và 64 đập
dâng và 06 trạm bơm) với năng lực tưới thiết kế 2.120,5 ha (1.007,5 ha lúa,
1.003 ha màu, 110 ha cây công nghiệp). Đến năm 2030, toàn
vùng thượng lưu sông Thu Bồn có 572 công trình (61 hồ chứa, 478 đập dâng, 28 trạm
bơm và 05 công trình khác) cấp nước cho 7.676 ha (6.267 ha lúa, 1299 ha màu,
110 ha cây công nghiệp). Tỷ lệ cấp nước của vùng đạt 41,94%;
a3) Giải pháp cấp nước cho vùng hạ
lưu sông Vu Gia-Thu Bồn
- Đến năm 2025: Nâng cấp 21 công
trình trạm bơm để đảm bảo tưới cho 2.480 ha (2.273 ha lúa, 207 ha màu); Kéo dài
kênh Bắc Phú Ninh vượt qua sông Bà Rén để thay thế cho các trạm
bơm Xuyên Đông, Châu Hiệp, Bến Nhơn và một số công trình khác hiện đang bị nhiễm
mặn, với diện tích canh tác 929 ha lúa 2 vụ và 116 ha rau màu. Đến năm 2025, toàn vùng hạ lưu Vu Gia - Thu Bồn có tổng số 153 công trình
(08 hồ chứa, 17 đập dâng, 127 trạm bơm và 01 công trình khác) cấp nước tưới cho
11.905 ha (10.852 ha lúa và 1.053 ha màu). Tỷ lệ cấp nước của vùng đạt 69,3%.
- Đến năm 2030:
Nâng cấp, sửa chữa 45 công trình (02 hồ chứa, 03 đập dâng và 40 trạm bơm) để tưới
cho 3.105 ha; Xây dựng mới hồ chứa nước Vũng Thùng đảm bảo tưới cho khoảng 270
ha lúa nước 2 vụ. Khi công trình được xây dựng thay thế diện tích tưới bằng động
lực của các trạm bơm tại các xã Đại Nghĩa, Đại Quang, huyện Đại Lộc để giảm chi
phí vận hành tăng hiệu quả kinh tế. Đến năm 2030, toàn vùng hạ lưu sông Vu Gia
- Thu Bồn có 154 công trình (09 hồ chứa, 17 đập dâng, 127 trạm bơm và 01 công
trình khác) cấp nước tưới cho 12.197 ha (11.144 ha lúa, 1.053 ha màu). Tỷ lệ cấp
nước của vùng đạt 71,04%.
a4) Vùng lưu vực sông Ly Ly.
- Đến năm 2025: Nâng cấp; sửa chữa 19
công trình (05 hồ chứa, 05 đập dâng và 09 trạm bơm) đảm bảo cấp nước tưới cho
1.082 ha (1.018 ha lúa và 64 ha màu); xây dựng mới 12 công trình (03 hồ chứa,
02 trạm bơm và 07 đập dâng) đảm bảo cấp nước cho 460 ha lúa và 120 ha màu. Đến
năm 2025, toàn vùng sông Ly Ly có tổng số 107 công trình (11 hồ chứa, 56 đập
dâng, 39 trạm bơm và 01 công trình khác) cấp nước tưới cho 4.587 ha, (4.190 ha
lúa và 397 ha màu). Tỷ lệ cấp nước của vùng đạt 52,60%.
- Đến năm 2030: Nâng cấp, sửa chữa 10
công trình (02 hồ chứa và 08 đập dâng) để tưới ổn định cho 317 ha (282 ha lúa
và 35 ha màu); Đến năm 2030, toàn vùng sông Ly Ly có tổng số 107 công trình (11
hồ chứa, 56 đập dâng, 39 trạm bơm và 01 công trình khác) cấp nước tưới cho
4.587 ha (4.190 ha lúa, 397 ha màu). Tỷ lệ cấp nước tưới của vùng đạt 52,6%.
a5) Vùng phía Bắc hồ Phú Ninh
- Đến năm 2025: Nâng cấp, sửa chữa 06
công trình (04 hồ chứa, 01 trạm bơm và 01 đập dâng) đảm bảo cấp nước tưới cho
9.526 ha (lúa Đông Xuân 8.221 ha, lúa Hè Thu 8.593 ha và 547 ha màu); xây
dựng mới 05 công trình (02 hồ chứa, 03 trạm bơm) với năng lực tưới
thiết kế 535 ha (235 ha lúa, 300 ha màu); nghiên cứu sử dụng
nước từ kênh N22 Bắc Phú Ninh và suối nhỏ để cấp nước sản xuất cây trồng cạn
cho các xã vùng Đông huyện Thăng Bình. Đến năm 2025, toàn vùng phía Bắc hồ Phú
Ninh có tổng số 187 công trình (10 hồ chứa, 74 đập dâng, 34 trạm bơm và 69 công
trình khác), cấp nước tưới cho 13.499 ha, (12.573 ha lúa và 926 ha màu). Tỷ lệ
cấp nước tưới của vùng đạt 68,84%.
- Đến năm 2030: Nâng cấp, sửa chữa 26
công trình (16 đập dâng và 10 trạm bơm) để tưới ổn định diện tích hiện nay; xây
dựng mới 01 trạm bơm cấp nước tưới cho 50 ha màu. Đến năm 2030, toàn vùng Bắc hồ
Phú Ninh có tổng số 188 công trình (10 hồ chứa, 74 đập dâng, 35 trạm bơm và 69
công trình khác) cấp nước tưới cho 13.499 ha (12.573 ha lúa, 926 ha màu). Tỷ lệ
cấp nước tưới của vùng đạt 68,84%.
a6) Vùng phía Nam hồ Phú Ninh
- Đến năm 2020: Nâng cấp, sửa chữa 03
hồ chứa để ổn định diện tích tưới của các công trình; xây dựng mới 04 hồ chứa
nước với năng lực tưới thiết kế 300ha (100 ha lúa và 200
ha màu). Đến năm 2025, toàn vùng Nam hồ Phú Ninh có tổng số 41 công trình (12 hồ
chứa, 27 đập dâng, 02 trạm bơm), cấp nước tưới cho 3.495 ha, (3.239 ha lúa và
256 ha màu). Tỷ lệ cấp nước tưới của vùng đạt 63,09%.
- Đến năm 2030: Nâng cấp, sửa chữa 04
công trình (02 hồ chứa, 02 đập dâng) để đảm bảo tưới cho 507,4 ha; xây dựng mới
02 công trình (01 hồ chứa và 01 trạm bơm); trong đó, hồ chứa nước Trường Đồng
có nhiệm vụ cấp nước bổ sung cho hồ chứa nước Phú Ninh. Đến năm 2030, toàn vùng
Nam hồ Phú Ninh có tổng số 43 công trình (13 hồ chứa, 27 đập dâng, 3 trạm bơm),
cấp nước tưới cho 3.505 ha (3.249 ha lúa, 256 ha màu). Tỷ lệ cấp nước tưới của
vùng đạt 63,27%.
b) Giải pháp phi công trình
- Kiểm định an toàn đập: Thực hiện việc
tính toán, kiểm tra dòng chảy lũ về hồ chứa và đánh giá khả năng tháo lũ của
tràn.
- Phân cấp quản lý: Tiếp tục thực hiện
phân cấp quản lý các hệ thống công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước.
- Phục hồi trồng rừng phòng hộ đầu
nguồn: Phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn
nước cho các dòng chảy về hồ, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế
bồi lấp lòng hồ và khu vực hạ du.
- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế
cao.
- Áp dụng tiến bộ khoa học về thiết bị
công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân
tích cực tham gia quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi; sử dụng nước tiết kiệm.
3.1.2. Cấp nước cho sinh hoạt
- Giai đoạn đến năm 2025: Đảm bảo nguồn
nước cấp cho sinh hoạt với công suất 49.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2030: Đảm bảo nguồn
nước cấp cho sinh hoạt với công suất 78.000 m3/ngày đêm.
3.1.3. Cấp nước cho công nghiệp tập
trung
- Giai đoạn đến năm 2025: Đảm bảo nguồn
nước cấp cho công nghiệp với công suất 105.500 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2030: Đảm bảo nguồn
nước cấp cho công nghiệp với công suất 300.000 m3/ngày đêm.
3.2. Về tiêu nước
Nạo vét, khơi thông dòng chảy các
kênh tiêu hiện trạng để tiêu úng cho 3.930 ha đất sản xuất nông nghiệp nằm
trong vùng trũng thấp, bao gồm: Vùng hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn và sông Tam Kỳ.
3.3. Về phòng, chống lũ
Giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây
ra; đồng thời đề xuất các giải pháp nạo vét lòng sông bị bồi lấp, gia cố bảo vệ
bờ biển, bờ sông.
3.4. Về ngăn mặn, giữ ngọt
Ngăn mặn, giữ ngọt để đảm bảo nguồn
nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề xuất
các giải pháp công trình ngăn xâm nhập mặn trên sông Vĩnh Điện (thị xã Điện
Bàn) và sông Bàn Thạch (thành phố Tam Kỳ).
3.5. Về thủy điện
Khai thác hợp lý, bền vững tài nguyên
nước tại các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh.
4. Các chương trình, dự án ưu tiên
đầu tư
(Chi
tiết tại Phụ lục 01, 02, 03 và 04 kèm theo)
5. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đến
năm 2030
5.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư
Đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư
khoảng 8.877 tỷ đồng, gồm: vốn ngân sách tỉnh, huyện 3.453 tỷ đồng (chiếm
38,91%); vốn hỗ trợ của Chính phủ 3.635 tỷ đồng (chiếm 40,94%); vốn ODA 1.494 tỷ
đồng (chiếm 16,82%), và vốn Chương trình Biến đổi khí hậu 295 tỷ đồng (chiếm
3,32%).
5.2. Cơ cấu vốn theo nhóm công trình
- Nâng cấp, sửa chữa công trình:
1.628 tỷ đồng, chiếm 18,34%;
- Xây dựng mới công trình: 3.014 tỷ đông, chiếm 33,96%;
- Công trình phòng, chống lũ: 2.759 tỷ đồng, chiếm 31,08%;
- Kiên cố kênh mương: 1.126 tỷ đồng, chiếm 12,68%;
- Công trình ngăn mặn: 175 tỷ đồng, chiếm 1,97%;
- Công trình tiêu: 175 tỷ đồng, chiếm 1,97%.
6. Phân kỳ đầu tư
6.1. Giai đoạn đến năm 2025:Tổng nguồn vốn đầu tư 5.023 tỷ đồng; gồm: Vốn ngân sách tỉnh, huyện 908
tỷ đồng (trong đó Chương trình Kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi đất màu, thủy lợi
nhỏ và Chương trình nông thôn mới 417 tỷ đồng); vốn hỗ trợ của Chính phủ 2.326
tỷ đồng; vốn ODA 1.494 tỷ đồng; vốn Chương trình Biến đổi khí hậu 295 tỷ đồng.
6.2. Giai đoạn đến năm 2030: Tổng nguồn vốn đầu tư 3.854 tỷ đồng; gồm: Vốn ngân sách tỉnh, huyện
2.546 tỷ đồng; vốn hỗ trợ của Chính phủ 1.308 tỷ đồng.
7. Giải pháp thực hiện
7.1. Giải pháp huy động vốn
- Tranh thủ mạnh hơn nữa nguồn vốn từ
Trung ương, vốn ODA và các nguồn vốn vay khác để thực hiện các dự án có mức đầu
tư lớn, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đồng bộ và hiệu quả.
- Sử dụng vốn ngân sách tỉnh và tăng
cường huy động các nguồn vốn từ cộng đồng để thực hiện các dự án có mức đầu tư
vừa và nhỏ.
- Tiếp tục kêu gọi các nhà tài trợ,
các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ thực hiện các dự án phi công trình.
7.2. Giải pháp thông tin giáo dục, truyền thông
- Tổ chức phổ biến
nội dung quy hoạch đến các đối tượng có liên quan ở các
ngành, địa phương tạo điều kiện thực
hiện tốt quy hoạch.
- Đẩy mạnh hơn
nữa công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông qua nhiều hình thức nhằm phổ biến
rộng rãi các quy định pháp luật về sử dụng và bảo vệ tài
nguyên nước, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đến mọi tầng lớp nhân dân,
các đoàn thể và các cấp chính quyền có liên quan.
8. Tổ chức thực hiện quy hoạch
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành,
địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung quy hoạch; định kỳ
hằng năm báo cáo kết quả về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với
Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và huy động các
nguồn vốn, nguồn tài trợ thực hiện “Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Nam đến năm
2025 và định hướng đến năm 2030” đảm bảo đúng kế hoạch được giao.
c) Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn bố trí nguồn vốn sự nghiệp hằng năm cho
phát triển thủy lợi theo quy hoạch và kế hoạch được giao; hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện đảm bảo đúng mục đích.
d) Các Sở, Ban,
ngành, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm
tham gia, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển thủy
sản của tỉnh phù hợp với định hướng quy hoạch chung.
e) UBND các huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi
quản lý nhà nước của địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả
các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong quy hoạch.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ
chức công bố quy hoạch đã được phê duyệt; theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn việc
triển khai thực hiện quy hoạch; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, những tồn tại,
khó khăn, vướng mắc về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học
và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận
tải; Giám đốc: Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh, Ban Quản lý dự
án các công trình Nông nghiệp và PTNT; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chi cục trưởng
Chi cục Thủy lợi; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các
đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: NN và PTNT, KH&ĐT,
TC;
- Tổng cục Thủy lợi;
- TT TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, các đoàn thể nhân
dân tỉnh;
- Báo, Đài PT-TH Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trí Thanh
|