HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 20/2021/NQ-HĐND
|
Bình Phước,
ngày 07 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
PHƯỚC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng
6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm
2012;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24
tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05
tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên
kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29
tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09
tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng
quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày
28 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy
định tiêu chí kinh tế trang trại;
Thực hiện Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày
14 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy
định tiêu chí xác định Chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông
nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp;
Xét Tờ trình số 119/TTr-UBND ngày 12 tháng
11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 97/BC-BKTNS ngày 24 tháng
11 năm 2021 của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về chính sách hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Đối tượng áp dụng
a) Trang trại hoạt động theo tiêu chí tại
Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí kinh tế trang trại;
b) Hội quán được Ủy ban nhân dân cấp xã thành
lập theo quy định;
c) Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật
Hợp tác xã năm 2012;
d) Doanh nghiệp có liên kết sản xuất tiêu
thụ nông sản.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Sản xuất nông nghiệp sạch: là sản xuất
nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản có đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc tương đương mà pháp luật
Việt Nam ký, công nhận, thân thiện với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
2. Hội quán: là một tổ chức do những người
nông dân có cùng sở thích, vận động thành lập để cùng nhau trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm, tìm kiếm thị trường trên cơ sở tự nguyện và tự chịu tránh nhiệm.
3. Trang trại: là các trang trại hoạt động
trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tổng hợp, được thành lập theo hướng dẫn tại
Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí kinh tế trang trại.
Điều 3. Nội dung và mức hỗ trợ trong sản xuất
nông nghiệp sạch
1. Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo cho các trang
trại, hội quán, hợp tác xã nông nghiệp sản xuất nông nghiệp sạch
a) Nội dung hỗ trợ: hỗ trợ chi phí tài liệu,
tiền ăn, đi lại, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo
sát học tập cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp sạch của tỉnh là thành viên của
các trang trại, hội quán, hợp tác xã nông nghiệp;
b) Mức hỗ trợ: tối đa không quá 19.000.000
đồng/lớp.
2. Hỗ trợ trong việc xác định các vùng, khu
vực đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp sạch
a) Nội dung hỗ trợ: hỗ trợ một lần chi phí
để điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí,
mã số
vùng trồng, mã số cơ sở, cơ sở đóng gói cho các diện tích canh tác sản xuất nông
nghiệp sạch.
b) Mức hỗ trợ: tối đa không quá 500.000 đồng/ha
cho trang trại, hội quán, hợp tác xã nông nghiệp.
3. Hỗ trợ chi phí để thực hiện cấp giấy chứng
nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, hoặc tương đương mà pháp luật Việt Nam
ký, công nhận về nông nghiệp sạch
a) Nội dung hỗ trợ: hỗ trợ chi phí một lần
(cấp lần đầu hoặc cấp lại) giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam
hoặc tương đương như: VietGAP, GlobalGAP, VietGAHP, GlobalGAHP, hữu cơ, thương mại
công bằng, nông nghiệp sinh thái, sản xuất an toàn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao cho các trang trại, hội quán, hợp tác xã nông nghiệp sản xuất nông nghiệp sạch.
b) Mức hỗ trợ:
Đối với lĩnh vực trồng trọt: tối đa không
quá 50.000 đồng/ha.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi: tối đa không quá
50.000.000 đồng/trang trại, hội quán, hợp tác xã.
4. Hỗ trợ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
nông nghiệp
a) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí để xây dựng quản
lý, quy trình sản xuất, thiết kế, sử dụng mã số vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng;
thiết kế bao bì, nhãn mác, quy trình đăng ký mã số vùng trồng, mã vạch, mua, bán
vật tư nông nghiệp, thương mại, thương mại điện tử, đàm phán, thị trường, ứng dụng
công nghệ thông tin cho sản xuất nông nghiệp sạch.
b) Mức hỗ trợ: tối đa không quá 50.000.000
đồng/trang trại, hội quán, hợp tác xã.
5. Hỗ trợ bao bì, nhãn mác sản phẩm
a) Nội dung hỗ trợ: hỗ trợ chi phí một chu
kỳ sản xuất gồm mua tem truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác sản phẩm;
b) Mức hỗ trợ: tối đa không quá 25.750.000
đồng/trang trại, hội quán, hợp tác xã.
6. Hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư thiết yếu
cho sản xuất nông nghiệp sạch
a) Nội dung hỗ trợ: hỗ trợ 100% chi phí mua
giống, thiết bị, vật tư thiết yếu (một lần) đối với địa bàn cấp xã, thôn, ấp khó
khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới và 50% đối với địa bàn các xã còn
lại;
b) Mức hỗ trợ: tối đa không quá 90.000.000
đồng/trang trại, hội quán, hợp tác xã.
Điều 4. Nguồn vốn và kinh phí thực hiện
1. Nguồn vốn thực hiện
a) Ngân sách tỉnh, địa phương theo quy định
hiện hành;
b) Các Chương trình mục tiêu, Chương trình
mục tiêu quốc gia và các Chương trình, dự án khác từ Trung ương;
c) Các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước;
d) Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo
quy định của pháp luật.
2. Dự kiến kinh phí thực hiện: 30.355.000.000
đồng, trong đó:
a) Các trang trại, hội quán, hợp tác xã đối
ứng: 6.690.000.000 đồng.
b) Nguồn vốn khác: 7.462.500.000 đồng;
c) Ngân sách tỉnh: 16.202.500.000 đồng.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện;
giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát
việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, kỳ
họp thứ 3 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12
năm 2021./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN và PTNT, Bộ TP (Cục kiểm tra văn bản);
- TTTU, TTHĐND, UBND, BTTUBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung
tâm CNTT và TT;
- LĐVP, các phòng chức năng;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Huỳnh Thị Hằng
|