Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 326/KH-UBND 2022 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đồng Tháp

Số hiệu: 326/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Huỳnh Minh Tuấn
Ngày ban hành: 03/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 326/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 03 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Kết luận số 250-KL/TU ngày 09/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI về tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025; Quyết định số 888/QĐ-UBND.HC ngày 09/8/2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng, giải pháp của Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của các sở, ngành và địa phương.

- Việc tổ chức thực hiện bảo đảm sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan; các chương trình hành động phải cụ thể, thiết thực, tạo bước chuyển biến tích cực, hướng tới nền nông nghiệp xanh, phát thải cac-bon thấp thân thiện với môi trường, một nền nông nghiệp đầu tư có trách nhiệm, minh bạch, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân tỉnh Đồng Tháp trong tình hình mới.

II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2025

- Duy trì tăng trưởng GRDP nông, lâm, thủy sản bình quân 3,5%/năm.

- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 1,6 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn dưới 3%[1].

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động giảm xuống còn dưới 40% trong tổng số lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý, tăng tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt 20%.

- Thành lập mới ít nhất 35 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nâng cao năng lực cho HTX nông nghiệp, 100% cán bộ HTX nông nghiệp được đào tạo các kỹ năng lập kế hoạch, quản trị, tiếp cận thị trường, phát huy mô hình hội quán.

- Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Phấn đấu 80% thủ tục hành chính thuộc ngành nông nghiệp quản lý đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức 4. 50% cơ sở dữ liệu về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo các cấp quản lý (tỉnh, huyện, xã) được số hóa. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số áp dụng từ cấp tỉnh, huyện, xã (phát triển phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh) giúp quản lý nông nghiệp số và phát triển kinh tế nông nghiệp số đảm bảo điều kiện tích hợp được vào hệ thống dữ liệu của tỉnh và bộ, ngành trung ương. Trên 60% nông dân biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng Internet, mua bán trực tuyến; 100% sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có mặt trên các sàn thương mại điện tử.

- Có ít nhất 90% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó, có 30% xã nông thôn mới đạt chuẩn NTM nâng cao, 10% xã NTM nâng cao đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có thêm 05 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện NTM và 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao; có 98% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch.

- Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn. Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng triệt để tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất lúa gạo, xoài, hoa kiểng, cá tra và sen; đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.

- Tỷ lệ diện tích vùng trồng tập trung được cấp mã số theo quy định đạt 100%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 đối với các nhiệm vụ cụ thể của 07 nhóm Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 12 nhóm Giải pháp thực hiện đề án:

1. Bảy (7) nhóm Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(1) Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng toàn ngành hướng tới nền nông nghiệp xanh, phát thải cacbon thấp thân thiện với môi trường, nền nông nghiệp đầu tư có trách nhiệm, minh bạch;

(2) Thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến;

(3) Phát triển công nghiệp chế biến nông sản;

(4) Phát triển thị trường;

(5) Phát triển kinh tế nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn;

(6) Tăng cường liên kết vùng;

(7) Định hướng một số ngành hàng chủ lực.

2. Mười hai (12) nhóm Giải pháp thực hiện đề án

(1) Tiếp tục phát huy các bài học thành công nhờ công tác tuyên truyền;

(2) Đổi mới thể chế;

(3) Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ;

(4) Phát triển thị trường;

(5) Thúc đẩy phát triển nông thôn tạo điều kiện phát triển nông nghiệp;

(6) Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

(7) Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tạo điều kiện tập trung, tích tụ ruộng đất;

(8) Liên kết;

(9) Bảo vệ đất nông nghiệp, khuyến khích tập trung, tích tụ đất nông nghiệp cho sản xuất quy mô lớn;

(10) Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn;

(11) Phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn;

(12) Phát triển nguồn vốn, đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân vào địa bàn tỉnh, tăng cường hợp tác quốc tế.

(Phụ lục nhiệm vụ kèm theo)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí được bố trí từ ngân sách Tỉnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hàng năm; đồng thời, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cần chủ động lồng ghép từ các chương trình, dự án, đề án, vốn ngân sách Nhà nước được phân bổ hàng năm cho đơn vị, địa phương; kinh phí đóng góp của người dân, doanh nghiệp và các hình thức hợp tác công tư khác theo quy định hiện hành.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở nội dung Kế hoạch này, đề nghị các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ đã được phân công để đạt các mục tiêu đề ra; giải pháp triển khai phù hợp, đảm bảo thực hiện đúng trọng tâm với các định hướng của Đề án và mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể như sau:

1. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh phối hợp tham gia thực hiện các nội dung liên quan nhằm triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với sở ban ngành, địa phương, các đơn vị liên quan tham mưu Kế hoạch Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2025 đối với các ngành hàng chủ lực (lúa gạo, xoài, cá tra, sen) và Đề án ngành hàng hoa kiểng. Hàng năm, tổng hợp dự trù kinh phí thực hiện Đề án gửi Sở Tài chính thẩm định trong tháng 01, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, phê duyệt. Đồng thời, ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm, cụ thể hóa các nhiệm vụ của đơn vị để thực hiện đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến theo nhiệm vụ của đơn vị thực hiện, đúc kết, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành; là đầu mối theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo hàng năm; Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm và tổng kết giai đoạn đánh giá kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

3. Sở, ban, ngành Tỉnh, các đơn vị có liên quan: chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm cụ thể hóa các nhiệm vụ của đơn vị để thực hiện đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án; gửi dự trù kinh phí thực hiện Đề án thuộc lĩnh vực phụ trách về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/12 hàng năm; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương có liên quan tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm và tổng kết giai đoạn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cần nhân rộng, đúc kết, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành. Định kỳ báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 01/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm cụ thể hóa các nhiệm vụ của địa phương để thực hiện đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành Tỉnh có liên quan tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm và tổng kết giai đoạn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương thực hiện cần nhân rộng, đúc kết, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành. Định kỳ báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 01/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- TT/TU; TT/HĐND Tỉnh;
- UBMTTQVN Tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành Tỉnh;
- Các tổ chức CT-XH Tỉnh;
- Đài PTTH ĐT;
- NHNN-Chi nhánh ĐT;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- VPĐP NTMTCCNN Tỉnh;
- Lưu VT, NC/KT (VA).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Minh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: Đề nghị ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH

- Đơn vị phối hợp: Các tổ chức Chính trị - xã hội; Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

1.1

- Tuyên truyền đổi mới tư duy của cán bộ lãnh đạo cấp xã, huyện từ quản lý sản xuất nông nghiệp sang quản lý kinh tế nông nghiệp đồng thời đổi mới từ quản lý hành chính sang tạo động lực phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần phát triển;

1.2

- Tuyên truyền thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ về tư duy làm kinh tế nông nghiệp gắn với tư duy “quản trị” nông nghiệp;

1.3

- Tuyên truyền về chuyển đổi sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang kinh tế nông nghiệp, tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

1.4

- Tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất và duy trì thường xuyên sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn an toàn, GAP hay cao hơn là sản xuất hữu cơ;

1.5

- Tuyên truyền về Luật HTX, các chính sách liên quan đến HTX;

1.6

- Theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ cho hoạt động các hội quán và phát triển thêm các Hội quán nếu đủ điều kiện;

1.7

- Nhân rộng mô hình Hội quán hướng đến phát huy tinh thần tự chủ, tự quản của người dân tham gia quản trị địa phương, nhằm nâng cao vai trò trung tâm gắn kết cộng đồng trong việc chia sẻ các mô hình sản xuất mới, ứng dụng KHCN,... làm cơ sở cho việc hình thành THT, HTX theo hướng đa dịch vụ.

 

PHỤ LỤC 2

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- Đơn vị phối hợp: Các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

2.1

- Phát triển các sản phẩm chủ lực (lúa, xoài, hoa kiểng, cá tra, sen) theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung và từng bước tiến hành tiêu chuẩn hóa hệ thống nuôi trồng gắn với mã số vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương;

2.2

- Tập huấn và hướng dẫn sản xuất theo quy trình, ứng dụng khoa học công nghệ;

2.3

- Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn bền vững, giảm các yếu tố đầu vào;

2.4

- Ứng dụng các mô hình nông nghiệp tiên tiến như nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ,...;

2.5

- Ứng dụng nền tảng IoT trong canh tác nông nghiệp, giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của cách mạng KHCN 4.0 trong các khâu của chuỗi giá trị nông sản. Đặc biệt ưu tiên cho các dự án áp dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp;

2.6

- Phát triển hệ thống “kế toán, nhật ký” đồng ruộng, thị trường tích hợp với chuyển đổi số ngành nông nghiệp để nắm bắt rõ tình hình sản lượng sản xuất - tiêu thụ;

2.7

- Xây dựng và nhân rộng các hạ tầng số như các trạm quan trắc, trạm giám sát sâu bệnh, mực nước tại các vùng chuyên canh; dự báo thông tin về sâu bệnh, thời tiết cho nông dân;

2.8

- Xây dựng nền tảng về thông tin, dữ liệu, cơ chế vận hành và xây dựng các mô hình thí điểm để đảm bảo sức khỏe đất, sức khỏe nước, sức khỏe của hệ sinh thái của Tỉnh;

2.9

- Số hóa, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Nhà nước và sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp;

2.10

- Phát triển phần mềm, ứng dụng công nghệ viễn thám, thiết bị di động thông minh giúp quản lý nông nghiệp số;

2.11

- Phát triển phần mềm, ứng dụng thiết bị di động thông minh giúp phát triển kinh tế số;

2.12

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nông nghiệp trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng;

2.13

- Hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp về tiếp cận thông tin, chuyển đổi sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững theo lộ trình phù hợp.

2.14

- Sử dụng hiệu quả các loại phân hữu cơ, vi sinh; có phương pháp hiệu quả để giảm mạnh việc sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật;

2.15

- Quản lý và kiểm soát cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch động thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng chống thiên tai,....;

2.16

- Hợp tác quốc tế trong xây dựng các mô hình tiên tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới thể chế, thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, liên kết đào tạo và sử dụng lao động nông nghiệp nông thôn.

2.17

- Xây dựng và quản lý chặt chẽ, khoa học, minh bạch mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói đồng điệu với chương trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, gắn từng mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói với quyền lợi và trách nhiệm của từng nông hộ là gốc rễ để xây dựng và bảo vệ thương hiệu;

2.18

- Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách Trung ương và địa phương đã ban hành. Nghiên cứu chính sách đặc thù của địa phương để đẩy mạnh thực hiện và nâng cao hiệu quả cơ cấu ngành nông nghiệp; đồng thời đề xuất sửa đổi/bổ sung các chính sách đặc thù của tỉnh đã ban hành để phù hợp triển khai thực hiện (nếu có);

2.19

- Chuyển giao một số dịch vụ công do Nhà nước cung cấp sang cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện;

2.20

Chuyển đổi cơ cấu các loại cây trồng vật nuôi để thích ứng với nhu cầu thị trường;

2.21

- Tổ chức triển khai Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 295/KH-UBND ngày 01/10/2021 của UBND Tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên bàn tỉnh Đồng Tháp và Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 26/7/2021 của UBND Tỉnh thực hiện Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

 

PHỤ LỤC 3

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: SỞ CÔNG THƯƠNG

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

3.1

- Thí điểm một số mô hình cụm ngành liên kết gắn chặt chế biến với sản xuất và dịch vụ hỗ trợ cho một số sản phẩm chủ lực;

3.2

- Triển khai hỗ trợ phát triển bao bì nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc, đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch sản phẩm, tạo lòng tin với người tiêu dùng trong và ngoài nước;

3.3

- Hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường; quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu, sản phẩm (xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin, ấn phẩm; tờ rơi, tờ gấp) theo hình thức hợp đồng với cơ quan tuyên truyền, cơ quan thông tin đại chúng; xây dựng các điểm giới thiệu, trưng bày sản phẩm, bán hàng và kho trung chuyển hàng hóa ở ngoài Tỉnh;

3.4

- Phối hợp các ngành, địa phương tìm kiếm, kêu gọi các doanh nghiệp đủ mạnh tham gia chuỗi liên kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của Tỉnh;

3.5

- Hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các chính sách ưu đãi nhập khẩu hàng hóa ở các nước có tham gia Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam; duy trì và mở rộng các thị trường tiềm năng; chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch, ... thông qua các Hội nghị, Hội thảo, Thông tin chính sách, thị trường;

3.6

- Xây dựng kế hoạch phát triển ngành thương mại đến năm 2025;

3.7

- Xây dựng kế hoạch phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực Tỉnh đến năm 2030;

3.8

- Đầu tư vào các điểm có giá trị gia tăng cao (chế biến tinh, chế biến sâu, chế biến phụ phẩm,…) và những ngành hàng, những lĩnh vực có tiềm năng thị trường và giá trị gia tăng cao;

3. 9

- Tham mưu thực hiện Đề án Tái cơ cầu ngành công nghiệp nhằm duy trì tỷ trọng công nghiệp chế biến trên 97% giá trị sản xuất công nghiệp; tiếp tục tham gia, phối hợp thu hút đầu tư vào các lĩnh vực chiết xuất hương liệu, phát triển vật liệu mới, công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí chế tác, điện - điện tử, nhựa - bao bì - in, công nghiệp phục vụ logistics nhằm từng bước đa dạng hóa các ngành nghề công nghiệp;

3.10

- Hỗ trợ các doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực chế biến thủy sản, thức ăn gia súc thủy sản, xay xát lau bóng, chế biến thực phẩm, dược phẩm trong việc mở rộng công suất, cải tiến trang thiết bị và công nghệ, chủ động tiếp cận thị trường theo hướng vượt qua các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) theo quy định;

3.11

- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực, đặc thù giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 25/8/2020 của UBND Tỉnh) đối với các ngành hàng chủ lực của Tỉnh (Lúa gạo, Xoài, Hoa kiểng, cá Tra, Sen);

3.12

- Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp. Thử nghiệm phát triển các mô hình phát triển hiệp hội cho các doanh nghiệp (xây dựng các câu lạc bộ trao đổi thông tin, phối hợp kiến nghị chính sách, phối hợp quản lý tiêu chuẩn, phối hợp áp dụng KHCN xử lý môi trường nước, phối hợp thông tin thị trường, phát triển thị trường…). Phát triển hiệp hội ngành hàng theo hướng khuyến khích tham gia vào dịch vụ công (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, thủy lợi).

 

PHỤ LỤC 4

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

4.1

- Phối hợp phát triển năng lực kinh tế tư nhân chú trọng phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa; Phối hợp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là chế biến sâu nông sản, ứng dụng công nghệ cao;

4.2

- Thí điểm mô hình doanh nghiệp góp cổ phần trong hợp tác xã, chủ động xây dựng hợp tác xã trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp;

4.3

- Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp dịch vụ. Tập trung phát triển hệ thống công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp cả đầu vào và chế biến nông sản đầu ra, phát triển tốt hệ thống dịch vụ hậu cần và các dịch vụ phục vụ sản xuất;

4.4

- Tham mưu UBND Tỉnh phân bổ vốn đầu tư công hàng năm nguồn ngân sách nhà nước theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật để đảm bảo sản xuất thuận tiện, hỗ trợ cơ giới hóa và sản xuất quy mô lớn Tại các vùng chuyên canh,; hình thành cụm hạt nhân trong mỗi vùng chuyên canh có cơ sở hạ tầng hiện đại (gồm các trung tâm dịch vụ kỹ thuật, cung cấp đầu vào, chế biến, thương mại,…);

4.5

- Phát triển nghiên cứu khoa học và dịch vụ theo hướng đưa tỉnh thành trung tâm cung cấp giống thủy sản có thế mạnh và hoa kiểng, thức ăn gia súc và thức ăn thủy sản cho cả vùng ĐBSCL;

4.6

- Thí điểm về Trung tâm cung ứng nông sản để thay thế một số chợ đầu mối hiện nay. Đây là mô hình mới và hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện Đề án cấp quốc gia và đang trình Thủ tướng phê duyệt. Các trung tâm này không chỉ là nơi buôn bán hàng hóa mà còn là nơi phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại như phân loại, vận chuyển, kho lạnh, kiểm dịch động thực vật, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường,...;

4.7

- Triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia của Nhà nước và tư nhân theo quy định

4.8

- Thu hút doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ, chế biến đầu tư vào nông thôn, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động, để từng bước giảm tình trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, đảm bảo “ly nông bất ly hương”;

4.9

- Tiếp tục đẩy mạnh Đề án liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười, kế hoạch phối hợp Mê-Kông Connect 04 tỉnh ABCD (An Giang, Bến Tre, thành phố Cần Thơ và Đồng Tháp), thử nghiệm trong điều tiết lũ, điều tiết giữa trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, kiểm soát nước mặt, nước ngầm;

4.10

- Thu hút tư nhân đầu tư hạ tầng kho bãi, kho lạnh/kho mát/ kho tạm trữ tại các vùng nguyên liệu lớn để hỗ trợ cho các HTX, doanh nghiệp giảm giá thành vận chuyển tạo điều kiện thúc đẩy thương mại nông sản;

4.11

- Thực hiện kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển Trung tâm thu mua nông sản (chợ đầu mối) theo hướng đầu tư đồng bộ nhà máy chế biến, sơ chế, bảo quản đặt tại các vùng sản xuất tập trung nhằm hạn chế tình trạng nông sản bị giảm chất lượng do vận chuyển xa;

4.12

- Phối hợp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để nâng cao khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, tri thức về quản lý, kinh doanh và xây dựng chính sách

4.13

- Liên kết các dịch vụ công theo vùng như cơ sở hạ tầng đường thủy, đường bộ;

4.14

- Tham mưu UBND Tỉnh công tác cải thiện môi trường đầu tư của Tỉnh. Tham mưu UBND Tỉnh tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư vào địa bàn của Tỉnh theo phân công.

 

PHỤ LỤC 5

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

5.1

- Giải quyết thông qua giải pháp KH&CN những vấn đề mới phát sinh trong sản xuất như: duy trì, bồi dưỡng dinh dưỡng đất, dịch bệnh cây trồng vật nuôi, xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản;

5.2

- Tổ chức nghiên cứu đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, hệ thống canh tác tiên tiến trên cơ sở sử dụng giống cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái của Tỉnh và thích nghi với điều kiện biến đổi khí;

5.3

- Phối hợp với các viện, trường chuyên ngành nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ mới trong các khâu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến;

5.4

- Xây dựng và phát triển thương hiệu các nông sản chủ lực tỉnh Đồng Tháp; tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh của tỉnh (gạo, trái cây đặc sản,…); hỗ trợ địa phương, chủ sở hữu trong công tác quản lý và phát triển các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đối với nông sản chủ lực, đặc thù đã được cấp văn bằng bảo hộ.

5.5

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm. Đặc biệt, xây dựng thương hiệu nông nghiệp của tỉnh và góp phần xây dựng thương hiệu nông nghiệp quốc gia dựa trên hình ảnh Hoa Sen và Lúa Trời.

 

PHỤ LỤC 6

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

6.1

- Xây dựng lộ trình chính thức hóa “lao động phi chính thức” rút ra từ nông nghiệp thông qua chính sách chủ động đăng ký, quản lý đội ngũ lao động, kết hợp với số hóa định danh dân cư. Hỗ trợ hình thành các tổ chức kinh tế chính thức (hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nghề có đăng ký, tổ chức của hội nông dân,…) để lao động có hợp đồng làm việc chính thức. Tiếp tục gắn kết với các tổ chức đào tạo lao động bài bản và xuất khẩu lao động đi nước ngoài;

6.2

- Rút lao động ra khỏi nông thôn. Chính thức hóa thị trường lao động (từ hoạt động xuất khẩu lao động, lao động di cư và lao động làm dịch vụ,…);

6.3

- Chuyển đổi lao động nông thôn, xóa thất nghiệp trá hình ở nông thôn-không biết làm gì khác thì làm nông, không làm việc toàn thời gian trong nông nghiệp;

6.4

- Phối hợp thực hiện Đề án thí điểm mô hình đào tạo hệ trung cấp lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Quyết định số 819/QĐ-UBND-HC ngày 26/07/2022 của UBND Tỉnh);

6.5

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đào tạo nghề nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025 (Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 06/07/2021 của UBND Tỉnh)

6.6

- Thử nghiệm chính sách chính thức hóa lao động phi chính thức (đăng ký lao động gắn với đào tạo nghề, xây dựng nghiệp đoàn lao động cho các ngành nghề phi chính thức, hỗ trợ ký kết bảo hiểm xã hội, cho vay vốn,…);

6.7

- Thử nghiệm chính sách xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Có chính sách trợ cấp, khuyến khích đào tạo nông dân, con em nông dân về Kinh tế/kinh doanh nông nghiệp, khởi nghiệp nông nghiệp

6.8

- Phát triển tài nguyên con người trên cơ sở đổi mới căn bản và toàn diện công tác giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục phổ thông và đào tạo nghề trên địa bàn.

 

PHỤ LỤC 7

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: SỞ NỘI VỤ

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

7.1

- Chính sách ưu đãi thu hút các cán bộ chất lượng cao, đặc biệt các cán bộ liên quan đến lĩnh vực phát triển thương mại nông sản, xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu nông sản, các cán bộ có kiến thức sâu rộng về phát triển tiêu thụ nông sàn thông qua các sàn thương mại điện tử,... về làm tại tỉnh và các địa phương. Tham mưu UBND Tỉnh ban hành Quy chế đào tạo sau đại học ở nước ngoài cho cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh (trong đó xác định các nhóm ngành: Kinh tế, Nông nghiệp và Môi trường).

 

PHỤ LỤC 8

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

8.1

- Phát triển mạnh kinh tế dịch vụ ở khu vực nông thôn, đặc biệt là phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, đa dạng hóa các loại hình, quy mô,… để tạo việc làm thu hút lao động không tham gia sản xuất nông nghiệp.

 

PHỤ LỤC 9

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

9.1

- Xây dựng các mô hình áp dụng KHCN số hóa để quản lý sản xuất, môi trường, thị trường,… để hỗ trợ cho các cơ quan cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ kỹ thuật, các doanh nghiệp kinh doanh đầu vào và đầu ra thuận lợi trong việc tiếp cận người sản xuất, trong việc tạo niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm và xúc tiến thương mại trực tuyến;

9.2

- Đầu tư và nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số phục vụ cho đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp nông thôn; Nâng cấp hạ tầng cung ứng mạng internet đảm bảo khả năng tiếp cận và tốc độ truyền tin; Phát triển nền tảng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực;

9.3

- Tích hợp nền tảng dữ liệu số nông nghiệp vào hệ thống giám sát điều hành thông minh của tỉnh, chia sẻ dữ liệu cho các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân cùng khai thác để đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp.

9.4

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, các nhà bán lẻ, hệ thống siêu thị, các sàn thương mại điện tử xây dựng mô hình tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân;

 

PHỤ LỤC 10

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

10.1

- Đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện chuyển nhượng đất giữa các hộ dễ dàng;

10.2

- Hình thành hệ thống giám sát, theo dõi diễn biến nước ngầm, xây dựng chính sách quản lý, khai thác để đảm bảo khả năng bù đắp nguồn nước ngầm ổn định;

10.3

- Xây dựng hệ thống thông tin liên kết số liệu của các trạm đo thủy văn để giám sát tình hình diễn biến thủy văn, tổ chức thu thập số liệu quan trắc để phân tích dự báo thường xuyên và công khai số liệu.

 

PHỤ LỤC 11

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

11.1

- Nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn, đặc biệt hạ tầng tại các vùng chuyên canh để tạo điều kiện cho vận chuyển thu mua nông sản.

 

PHỤ LỤC 12

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ TỈNH

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

12.1

- Xây dựng mô hình kinh tế tập thể, HTX trên nền tảng từ hội quán và những nơi có nhu cầu;

12.2

- Đề xuất các chính sách thí điểm nhằm nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ HTX;

12.3

- Củng cố các HTX hoạt động chưa hiệu quả;

12.4

- Xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ HTX (sơ cấp B1) về Quản trị nhân lực lãnh đạo, Kiểm soát HTX, Kế toán.

 

PHỤ LỤC 13

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH ĐỒNG THÁP

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

13.1

- Phối hợp tổ chức tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình những nội dung, phần việc theo đặt hàng của ngành Nông nghiệp, đơn giá theo quy định đã ban hành;

13.2

- Xây dựng các clip quảng bá các sản phẩm khởi nghiệp nông nghiệp gắn với văn hoá và tài nguyên bản địa.

 

PHỤ LỤC 14

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

14.1

- Tiếp tục triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản sửa đổi, bổ sung và các chương trình, chính sách tín dụng khác theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của NHNN Việt nam đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó, quan tâm đầu tư tín dụng đối với các ngành hàng chủ lực (lúa gạo, cá tra, xoài, sen, hoa kiểng) và ngành hàng tiềm năng theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tỉnh; cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa trong nông nghiệp; cho vay đầu tư, mở rộng sản xuất, cho vay theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp;

14.2

- Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ ngân hàng số đến người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân địa bàn nông thôn để người dân tiếp cận, sử dụng, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cho chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp, góp phần cùng các cấp, các ngành thực hiện mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp;

14.3

- Tích cực phối hợp với các Sở, ngành liên quan kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của người dân trong quá trình vay vốn đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

 

PHỤ LỤC 15

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

15.1

- Đầu tư Văn phòng đại diện tiêu thụ nông sản của Tỉnh tại Hà Nội. Đồng thời, Văn phòng Hà Nội bán và giới thiệu sản phẩm tại chỗ kết hợp đẩy mạnh kênh thương mại điện tử, công nghệ số bán hàng qua các sàn giao dịch, phân phối nông sản cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận.

 

PHỤ LỤC 16

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /      /2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

- Đơn vị thực hiện: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT vá các sở ban ngành, huyện, thành phố có liên quan

TT

Nhiệm vụ

15.1

- Phát triển các ngành hàng có tiềm năng (vịt, nhãn, quýt hồng, heo, bò,...) theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung, theo chuỗi giá trị và từng bước tiến hành tiêu chuẩn hóa hệ thống nuôi trồng gắn với mã số vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương;

15.2

Hỗ trợ phát triển các sản phẩm gắn với lợi thế của từng địa phương theo chương trình mỗi xã một sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã và đưa các giá trị văn hóa xã hội vào nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Tập trung vào các sản phẩm đặc sản nhằm phát huy bản sắc, lợi thế của địa phương, có giá trị cao, gắn với xây dựng nông thôn mới, kết hợp du lịch theo mô hình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP;

15.3

Chỉ đạo các ngành chuyên môn tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, cập nhật kiến thức về sản xuất, chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình sản xuất, liên kết cho hội viên các hội quán; quan tâm giới thiệu các công ty, doanh nghiệp hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của hội quán.

15.4

Hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm, tạo vốn cho hộ chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi ngành nghề.

15.5

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã, huyện về quản lý kinh tế, kinh tế/kinh doanh nông nghiệp; chính sách bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao có tư duy, năng lực quản lý kinh tế, kinh tế/kinh doanh nông nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, huyện.

15.6

Xây dựng mô hình cải tiến, đổi mới hệ thống tổ chức lực lượng cán bộ kỹ thuật tại cơ sở (gắn với HTX, cộng đồng, doanh nghiệp,…). Phát triển các tổ chức kinh tế tập thể, đặc biệt là hợp tác xã trong vai trò điều phối hợp tác giữa các hộ sản xuất, liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ;

15.7

- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực, đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 (Kế hoạch số 200/KH- UBND ngày 25/8/2020 của UBND Tỉnh) đối với các ngành hàng tiềm năng của địa phương (khoai lang, cây có múi, khoai môn, cá sặc rằn, vịt, bò, nhãn,....);

 



[1] Thực hiện theo Nghị quyết số: 91/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 326/KH-UBND ngày 03/10/2022 thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.077

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.105.40
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!