ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 277/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
31 tháng 12 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
KHUYẾN NÔNG TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2024
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP
ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số
75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy định quản lý,
sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến
nông;
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên
Quang ban hành Kế hoạch Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang năm 2024, với các nội dung
như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao
các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; từng bước hoàn thành mục
tiêu, nhiệm vụ chương trình khuyến nông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất
hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm; thúc đẩy tiến
trình cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tổ chức 11 lớp tập huấn cho
330 học viên nội dung tập huấn về: Liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo
chuỗi thị trường; nâng cao kiến thức về sản xuất và chọn giống cây trồng vật
nuôi cho các hợp tác xã, cộng tác viên khuyến nông cơ sở và nông dân; quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực (cam, bưởi…), quản lý sức khoẻ
cây trồng tổng hợp (IPHM) trên các cây trồng chủ lực, cây trồng có giá trị kinh
tế cao; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 trong sản xuất nông
lâm nghiệp thủy sản); sản xuất hàng hoá đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc
sản của từng địa phương...
- Thực hiện 24 chuyên mục
khuyến nông trên truyền hình; phát hành 6 số (1.200 cuốn) Bản tin khuyến nông
và thị trường; tổ chức 01 chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm xúc tiến thương mại
và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; tổ chức 07 hội nghị đầu bờ tổng kết
mô hình điển hình; tổ chức 01 hội nghị tọa đàm về giải pháp phát triển sản xuất
kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp...
- Xây dựng 06 mô hình
trình diễn Khuyến nông áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới gắn với
liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị phù hợp với từng địa phương, nhu
cầu của sản xuất và định hướng phát triển của ngành nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người
dân.
- Tư vấn, hướng dẫn ít
nhất 02 doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông
dân; hướng dẫn 01 hợp tác xã trở lên thực hiện dịch vụ trọn gói từ cung ứng dịch
vụ đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đầu ra.
- Chủ động mời gọi các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý, cơ sở
nghiên cứu, các trường đại học... tham gia vào các hoạt động khuyến nông trên địa
bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG
KẾ HOẠCH
1. Đào tạo,
tập huấn
1.1. Tổ chức tập huấn
khuyến nông tại thành phố Tuyên Quang
- Nội dung: Tập huấn
liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi thị trường; nâng cao kiến thức
về sản xuất và chọn giống cây trồng, vật nuôi; quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
trên các cây trồng chủ lực (cây cam, cây bưởi…), quản lý sức khoẻ cây trồng tổng
hợp (IPHM) trên các cây trồng chủ lực, cây trồng có giá trị kinh tế cao; ứng dụng
công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 trong sản xuất nông lâm nghiệp, thủy
sản...
- Đối tượng nhận chuyển
giao: Là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật và nông dân sản xuất nhỏ.
- Số lượng: 04 lớp, tổng số 120
người (30 người/lớp).
- Địa điểm tổ chức: Tại thành
phố Tuyên Quang.
1.2. Tổ chức tập huấn sản
xuất hàng hoá đối với cây trồng, vật nuôi
chủ lực, đặc sản của từng
địa phương tại các huyện, thành phố
- Nội dung: Kỹ thuật sử
dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý
phế phụ phẩm nông nghiệp; kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chế
biến cây trồng chủ lực, đặc sản; kỹ năng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn quy mô
nông hộ, trang trại...
- Đối tượng nhận chuyển
giao: Là cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông cơ sở.
- Số lượng: 07 lớp, tổng số 210
người (30 người/lớp).
- Địa điểm tổ chức: Tại các huyện,
thành phố.
2. Thông
tin, tuyên truyền
2.1. Xuất bản Bản tin
khuyến nông và thị trường kết hợp đưa lên
trang thông tin điện tử,
trang Fanpage....
- Nội dung: Tuyên truyền các chủ
trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kết quả và các giải
pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp; kết quả các chuỗi liên kết, các mô hình
trình diễn giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới, gương sản xuất giỏi, hướng dẫn kỹ
thuật sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản...
- Số lượng: 1.200 quyển (6 số,
2 tháng 1 số).
- Đối tượng phát hành: Các cơ
quan liên quan của tỉnh, huyện; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong
tỉnh.
2.2. Tuyên truyền trên
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh kết hợp đưa
lên trang thông tin điện
tử, trang Fanpage, Youtube
- Nội dung: Xây dựng Chuyên mục
Khuyến nông tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật các tiến bộ kỹ thuật mới về giống,
phương pháp canh tác tiên tiến; giới thiệu các mô hình khuyến nông có hiệu quả,
hộ sản xuất điển hình, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng nông thôn mới, các
tin tức sự kiện của ngành nông nghiệp tỉnh.
- Số lượng: 24 Chuyên mục (2
chuyên mục/tháng).
2.3. Tuyên truyền trên
Báo Tuyên Quang
- Nội dung: Tuyên truyền các chủ
trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kết quả và các giải pháp
chuyển đổi số trong nông nghiệp; tuyên truyền kết quả các chuỗi liên kết sản xuất,
mô hình có hiệu quả, hộ sản xuất nông nghiệp điển hình, sản xuất nông nghiệp
theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, xây dựng nông thôn mới, các tin tức sự kiện của
ngành nông nghiệp tỉnh.
- Số lượng: 180 tin, bài, ảnh.
2.4. Tổ chức khảo sát học
tập kinh nghiệm
- Nội dung: Khảo sát học tập
kinh nghiệm, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; tham
quan học tập các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với chuyển đổi
số, mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn; mô hình khuyến nông cộng đồng, xây dựng
nông thôn mới nâng cao để áp dụng vào sản xuất.
- Đối tượng đại biểu: Là cán bộ
khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và các hộ nông dân sản xuất nông lâm
nghiệp, thủy sản của tỉnh.
- Thời gian, địa điểm khảo sát
học tập: Tại các tỉnh, thành phố trong nước.
- Số lượng: 01 chuyến khảo sát.
2.5. Tổ chức Hội nghị đầu
bờ tổng kết mô hình điển hình
- Nội dung: Tổng kết đánh giá
các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đạt hiệu quả để tuyên truyền nhân
rộng mô hình.
- Đối tượng đại biểu: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Dịch vụ nông
nghiệp các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các hộ sản
xuất nông lâm nghiệp thủy sản của tỉnh...
- Địa điểm tổ chức: Tại các huyện,
thành phố.
- Số lượng: 07 hội nghị đầu bờ
tổng kết mô hình.
2.6. Tổ chức toạ đàm giải
pháp phát triển sản xuất kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi số trong sản xuất
nông nghiệp
- Nội dung: Đánh giá kết quả và
đề ra các giải pháp phát triển sản xuất kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi số
trong sản xuất nông nghiệp.
- Đối tượng đại biểu: Là các
nhà khoa học, cán bộ quản lý, doanh nghiệp, chủ trang trại, hợp tác xã, các hộ
nông dân sản xuất của tỉnh...
- Địa điểm tổ chức: Tại thành
phố Tuyên Quang.
- Số lượng: 01 hội nghị tọa
đàm.
3. Về xây dựng
mô hình trình diễn khuyến nông
Xây dựng 06 mô hình trình diễn
khuyến nông về các lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản, ứng dụng chuyển
giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và
tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân, đồng
thời tạo cầu nối gắn kết nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, cụ thể:
3.1. Về lĩnh vực
trồng trọt: 04 mô hình
- 01 Mô hình trồng chanh leo mới
gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Quy mô 02 ha/4-10 hộ tham gia, thực hiện
tại huyện Hàm Yên.
* Mục tiêu mô hình: Chuyển
giao giống mới, kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng thu
nhập cho người sản xuất, tiến tới hình thành vùng sản xuất hàng hóa tại địa
phương.
- 01 Mô hình trồng Na giống mới
theo tiêu chuẩn VietGAP. Quy mô 02 ha/4-10 hộ tham gia, thực hiện tại huyện Sơn
Dương.
* Mục tiêu mô hình: Thực
hiện chuyển cơ cấu cây trồng, đưa giống Na mới có giá trị kinh tế cao vào sản
xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy phát
triển sản xuất hàng hoá theo chuỗi liên kết.
- 01 mô hình trồng tre Lục Trúc
lấy măng gắn với phát triển du lịch sinh thái. Quy mô 4,5 ha/6-15 hộ tham gia,
thực hiện tại huyện Chiêm Hoá.
* Mục tiêu mô hình: Phát
triển trồng tre Lục Trúc lấy măng, tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch
phù hợp với vùng miền. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
- 01 mô hình ứng dụng công nghệ
tưới kết hợp sử dụng phân bón qua hệ thống tưới tự động trên cây chè, quy mô
4,0 ha/4-10 hộ tham gia, thực hiện tại huyện Yên Sơn.
* Mục tiêu mô hình: Áp dụng
kỹ thuật sản xuất, thâm canh chè theo tiêu chuẩn VietGAP và ứng dụng hệ thống
tưới nước tự động kết hợp sử dụng phân phân bón cho cây chè, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm chè, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và thúc đẩy
liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
3.2. Về lĩnh vực lâm nghiệp:
01 mô hình
- 01 mô hình liên kết trồng cây
Giổi lấy hạt gắn với tiêu thụ sản phẩm, quy mô 8,0 ha (04 ha/8-15 hộ tham gia),
thực hiện huyện Hàm Yên và Sơn Dương.
* Mục tiêu mô hình: Thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây Giổi ăn hạt ghép vào trồng để phát
triển sản xuất hàng hoá gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị,
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nông
dân.
3.3. Về lĩnh vực thủy sản:
01 mô hình
01 mô hình nuôi cá đặc sản
trong lồng trên sông nước tĩnh, hồ thủy điện gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản
phẩm, quy mô 05 lồng nuôi (108m3/lồng, 20 con/m3), với từ 2-5 hộ tham gia, thực
hiện tại huyện Na Hang.
* Mục tiêu mô hình: Đưa
giống cá đặc sản (Cá Lăng Nha) vào sản xuất và áp dụng quy trình chăn nuôi cá
an toàn sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho
nông dân và thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá gắn với liên kết tiêu thụ sản
phẩm.
4. Về hướng
dẫn, tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị;
xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường
- Tư vấn, hướng dẫn ít nhất 02
doanh nghiệp xây dựng Chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; hướng
dẫn nông dân ký hợp đồng, tổ chức sản xuất các sản phẩm đảm bảo an toàn, đáp ứng
yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra, giám sát các bên tham gia liên kết
thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng.
- Hướng dẫn củng cố, đổi mới hoạt
động từ 01 hợp tác xã/tổ hợp tác trở lên theo hình thức dịch vụ trọn gói từ
cung ứng dịch vụ đầu vào đến bao tiêu sản phẩm. Khuyến khích các hình thức liên
kết sản xuất theo chuỗi giá trị…
- Tổ chức 01 hoạt động xúc tiến
thương mại và tìm kiếm thị trường; phối hợp tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản
phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh trên báo, đài trung ương, địa phương, các hội
nghị, hội thảo, toạ đàm, diễn đàn...
5. Về hợp
tác khuyến nông
- Phối hợp tổ chức 01 hội thảo
về trao đổi kinh nghiệm về khuyến nông và khoa học công nghệ với các tổ chức,
chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để đưa tiến bộ kỹ
thuật, các giống vật nuôi, giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt
phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.
- Phối hợp với các trường đại học,
Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học để triển khai các mô
hình, dự án thuộc nguồn vốn khuyến nông trung ương, vốn của các tổ chức, cá
nhân và nguồn vốn của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ đề xuất triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; xây dựng phát triển
thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực, đặc sản trên địa bàn tỉnh.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện được
duyệt theo Chương trình Khuyến nông năm 2023 là 4.361.459.000 đồng (Bằng
chữ: Bốn tỷ, ba trăm sáu mươi mốt triệu, bốn trăm năm mươi chín nghìn đồng).
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 3.016.552.000
đồng.
- Vốn đối ứng của người dân,
doanh nghiệp đóng góp: 1.344.907.000 đồng.
(Chi tiết theo Báo cáo số
741/BC-SKH ngày 18 ngày 12 tháng 2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư)
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Chủ trì, tổ chức, hướng dẫn,
triển khai thực hiện Kế hoạch Khuyến nông theo đúng quy định của pháp luật, đảm
bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
Quản lý chặt chẽ, sử dụng kinh
phí được giao để thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và theo
quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan.
2. Sở Tài chính
- Tham mưu bố trí kinh phí ngân
sách tỉnh bảo đảm kịp thời theo Kế hoạch được phê duyệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ
quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch Khuyến nông theo quy
định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước
và của tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
Chỉ đạo phòng, đơn vị chuyên
môn và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung
theo kế hoạch được duyệt.
Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời thông tin về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm
quyền./.
Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: NN&PTNT, TC, KH&ĐT, KH&CN, KBNN;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh VP UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Các Phòng: KT, THVX;
- Lưu: VT (Toản).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Giang
|