ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 135/KH-UBND
|
Bắc Giang, ngày
08 tháng 8 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THÚC
ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2024
Thực hiện Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 12/7/2024 của
HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024 tỉnh Bắc
Giang và Văn bản số 169-TB/BCSĐ ngày 14/7/2024 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh. Để
đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp trong các tháng cuối năm, Chủ tịch
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản các tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với những nội dung chính
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Làm cơ sở để các Sở, ban, ngành và UBND các huyện,
thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn các tháng
cuối năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế trong điều kiện khó khăn hiện
nay; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn được
giao năm 2024 (tại Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh),
thông qua đó góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2024.
- Phát huy vai trò nông nghiệp là trụ đỡ của nền
kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; thực hiện tốt mục
tiêu, nhiệm vụ của Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 07/10/2022 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm
2030, tầm nhìn đến 2045, Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 05/4/2022 của UBND tỉnh
thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Kế hoạch số
685/KH-UBND ngày 23/12/2021 của UBND tỉnh về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh
Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025 là phát triển nền nông nghiệp theo hướng “Nông
nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần
hoàn”.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp các
tháng cuối năm để đảm bảo năm 2024 toàn ngành nông nghiệp tăng trưởng dương.
Trong đó, tập trung, tích cực khai thác các sản phẩm nông, lâm, thủy sản còn dư
địa tăng trưởng; hỗ trợ, hướng dẫn người dân chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ tốt
cây trồng vụ mùa và cây ăn quả như: cây lúa, rau màu, bưởi, cam; đặc biệt cần
có giải pháp để duy trì và mở rộng đàn lợn, đàn gà; thực hiện nghiêm túc công
tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, nhất là bệnh dịch tả lợn
Châu Phi; nâng cao năng lực dự báo, ngăn ngừa tác động của thiên tai đến sản xuất
nông nghiệp.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường phối hợp
và tích cực triển khai thực hiện hiệu quả các Đề án, chính sách hỗ trợ sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được ban hành; huy động lồng ghép tối đa các
nguồn lực hỗ trợ sản xuất tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và khai thác tốt
các tiềm năng, lợi thế của các địa phương.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung: Phấn đấu hoàn
thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2024
tại Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh, Nghị quyết số
34/NQ-HĐND ngày 12/7/2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
6 tháng cuối năm 2024 tỉnh Bắc Giang và Kết luận số 304-KL/TU ngày 18/7/2024 của
Tỉnh ủy Bắc Giang về một số nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung thực hiện từ
nay đến hết năm 2024 và thời gian tiếp theo, trong đó phải đảm bảo hoàn thành mục
tiêu tăng trưởng dương. Nông nghiệp phát triển nhanh, nâng cao giá trị gia
tăng, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, quy mô sản xuất
hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi hường sinh thái, thích ứng với biến
đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu năm 2024, ngành nông, lâm nghiệp và thủy
sản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khoảng 0,15%/năm.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả
năm 2024 (theo giá so sánh 2010) đạt 22.874,2 tỷ đồng, tăng 34,5 tỷ đồng
so với năm 2023, trong đó:
+ Lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động dịch vụ đạt
20.054,4 tỷ đồng.
+ Lĩnh vực lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ đạt
1.310,8 tỷ đồng.
+ Khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt 1.509.001 tỷ đồng.
- Tập trung cao cho công tác phòng chống dịch bệnh
trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển đàn vật nuôi, trong đó chú trọng
phát triển tăng đàn lợn, đàn gà để phục vụ thực phẩm dịp cuối năm; tập trung
chăm sóc, bảo vệ và khai thác sử dụng rừng hiệu quả, phấn đấu cuối năm khai
thác 1,0 triệu m3 gỗ; đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản
phẩm (OCOP), phấn đấu có tối thiểu 85 sản phẩm mới được công nhận OCOP, đến cuối
năm 2024 luỹ kế tối thiểu có 350 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, xây dựng, phát
triển thêm ít nhất 2 sản phẩm đủ điều kiện đánh giá 5 sao; đảm bảo công tác tưới,
tiêu phục vụ sản xuất vụ Mùa, thực hiện tốt công tác PCTT và TKCN.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tập trung chỉ đạo phát triển
và mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản các tháng cuối năm 2024
1.1. Về Trồng trọt:
a) Nhiệm vụ: Phấn đấu hoàn thành giá trị sản
xuất Trồng trọt các tháng cuối năm 2024 (theo giá so sánh 2010) đạt 4.383,2 tỷ
đồng, cả năm 2024 đạt 8.838,2 tỷ đồng. Chỉ đạo hoàn thành sản lượng các cây trồng
vụ Mùa, trong đó: sản lượng thóc đạt 293.457 tấn, trong đó: 144.760 tấn thóc
lúa chất lượng, tăng 6.590 tấn so với KH, sản lượng cả năm 2024 đạt 557.550 tấn,
tăng 3.028 tấn so với KH; sản lượng ngô đạt 12.030 tấn, cả năm đạt sản lượng
45.184 tấn; sản lượng lạc 3.340 tấn, cả năm đạt sản lượng đạt 19.662 tấn; sản
lượng rau các loại 134.600 tấn, cả năm sản lượng đạt 482.499 tấn; sản lượng cam
đạt 30.500 tấn; sản lượng bưởi đạt 45.584 tấn; sản lượng na đạt 16.000 tấn; sản
lượng nhãn đạt 20.000 tấn; sản lượng ổi đạt 7.188 tấn...
b) Giải pháp:
- Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Mùa 2024 đạt mục
tiêu kế hoạch đề ra; trong đó đẩy mạnh trồng xen canh, gối vụ đối với nhóm cây
rau màu, cây ngắn ngày nhằm nâng cao diện tích, sản lượng nông sản. Phấn đấu
năng suất lúa vụ Mùa đạt 57,2 tạ/ha; diện tích rau vụ Mùa tăng 450 ha so vụ Mùa
năm 2023, sản lượng cả năm 2024 ước tăng 3,5% so năm 2023; đẩy mạnh chuyển đổi
cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây rau màu, cây dược liệu, hoa cây cảnh...
có hiệu quả kinh tế cao hơn; định hướng chuyển đổi thành vùng sản xuất tập
trung phù hợp với nhu cầu thị trường và gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản
phẩm sau thu hoạch;
- Tập trung cao cho công tác chỉ đạo, thâm canh,
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại hên các đối tượng cây trồng có thời gian thu
hoạch trong các tháng cuối năm như: Rau các loại, na, cam, bưởi, ổi... nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm để bù vào sản lượng các cây hồng
khác bị giảm; đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ kỹ thuật, sản xuất an toàn
VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sau
thu hoạch.
- Triển khai thực hiện sản xuất vụ Đông năm 2024 đảm
bảo kế hoạch và khung thời vụ, dự kiến xây dựng Kế hoạch sản xuất vụ Đông khoảng
22.000 ha, trong đó: Cây ngô diện tích 4.700 ha, sản lượng 19.270 tấn; Cây lạc
diện tích 900 ha, sản lượng 2.280 tấn; Cây Khoai lang diện tích 1.800 ha, sản
lượng 21.420 tấn; Rau các loại (tính cả khoai tây) 13.500 ha, sản lượng 233.400
tấn... Nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp,
tăng thu nhập cho người nông dân. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình
liên kết sản xuất theo chuỗi. Khuyến khích các hình thức tích tụ ruộng đất, sản
xuất thành vùng tập trung với quy mô lớn có hợp đồng liên kết sản xuất và bao
tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ góp phần nâng cao
giá trị sản xuất.
1.2. Về Chăn nuôi:
a) Nhiệm vụ: Phấn đấu hoàn thành vượt chỉ
tiêu, giá trị sản xuất Chăn nuôi các tháng cuối năm 2024 (theo giá so sánh
2010) đạt 4.490,8 tỷ đồng, cả năm 2024 đạt 10.735,8 tỷ đồng. Duy trì tốc độ
tăng trưởng chăn nuôi, tập trung phát triển hai đối tượng vật nuôi chủ lực của
tỉnh là đàn lợn và đàn gà; thúc đẩy tăng trưởng những loại vật nuôi khác còn dư
địa phát triển như: thủy cầm, ngựa, dê, trâu, bò...; các tháng cuối năm 2024 phấn
đấu đảm bảo thực hiện hoàn thành 134,3 nghìn tấn thịt hơi xuất chuồng (1,0
nghìn tấn thịt trâu; 2,6 nghìn tấn thịt bò; 91,3 nghìn tấn thịt lợn; 39,1 nghìn
tấn thịt gia cầm; 0,4 nghìn tấn thịt dê); 133,7 triệu quả trứng, 173 tấn mật
ong...; hoàn thành mục tiêu cả năm 2024 đạt 286,3 nghìn tấn thịt hơi các loại.
b) Giải pháp: Xác định động lực tăng trưởng
khu vực nông nghiệp năm 2024 chủ yếu là chăn nuôi, trong đó chăn nuôi lợn và
gia cầm có đóng góp chính vào tăng trưởng. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu trên,
cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
- Chỉ đạo, khuyến khích, hỗ trợ người chăn nuôi
phát triển mở rộng chăn nuôi quy mô trang trại tập trung, công nghiệp; tăng tái
đàn phát triển sản xuất, đặc biệt đàn lợn và đàn gà, gắn với thực hiện đồng bộ
các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
- Hỗ trợ, khuyến khích mở rộng các hình thức liên kết
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo ATTP, truy xuất nguồn gốc và vệ
sinh môi trường, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp, hiệp hội
và hợp tác xã, chú trọng củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã làm cầu nối
giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp và thị trường thông qua việc triển
khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của
HĐND tỉnh Bắc Giang quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết
số 27/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Sửa đổi bổ sung một số điều của
Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh. Duy trì hiệu quả
và mở rộng 12 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ trong lĩnh vực chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường năng lực sản xuất giống của các cơ sở
nuôi giữ giống để nâng cao năng suất sinh sản của đàn giống hiện có, cung cấp
con giống có năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn (lợn ngoại, bò lai Zebu, gà trắng,
gà lai chọi, gà lai hồ, vịt siêu thịt...). Kết hợp triển khai có hiệu quả Nghị
quyết số 25/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Quy định nội dung và mức
chi hỗ trợ sản xuất giống phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 -2030.
- Khuyến khích người chăn nuôi đẩy mạnh ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất: Áp dụng quy trình chăn nuôi
an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, quy trình VietGAHP, thụ tinh nhân tạo gia
súc, gia cầm, sử dụng chế phẩm sinh học, chăn nuôi chuồng kín, trang thiết bị
cho ăn, uống tự động... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các
quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng con giống, vật tư nông
nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường
hợp vi phạm như: buôn bán con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi là hàng giả,
hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tập trung hỗ trợ thực hiện
công tác kiểm dịch động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xuất
bán ra các tỉnh ngoài.
1.3. Về Thủy sản:
a) Nhiệm vụ: Phấn đấu hoàn thành vượt chỉ
tiêu trên, giá trị sản xuất thủy sản các tháng cuối năm 2024 (theo giá so sánh
2010) đạt 826,0 tỷ đồng, cả năm 2024 đạt 1.509,0 tỷ đồng (tăng 9,0 tỷ đồng
so với KH). Mở rộng diện tích nuôi thủy sản năng suất cao, nuôi thủy sản
thâm canh theo hướng VietGAP, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Các tháng cuối
thực hiện khai thác 27.881 tấn thủy sản, lũy kế cả năm đạt 56.386 tấn (tăng
2.386 tấn so với KH giao).
b) Giải pháp: Tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện
tích nuôi thâm canh, bán thâm canh thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền các mô
hình chăn nuôi thâm canh có hiệu quả, làm tốt công tác khuyến ngư chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi thủy sản thâm canh và bán thâm canh...; khai
thác tiềm năng lợi thế về diện tích mặt nước sẵn có để phát triển chăn nuôi thủy
sản tận dụng các loại hình thủy vực như nuôi ruộng trũng, mặt nước lớn, khắc phục
dân tình trạng thả cá quảng canh cho năng suất thấp ở một số hộ nông dân hiện
nay.
1.4. Về Lâm nghiệp:
a) Nhiệm vụ: Phấn đấu hoàn thành giá trị lâm
nghiệp các tháng cuối năm 2024 (theo giá so sánh 2010) đạt 689,8 tỷ đồng, cả
năm 2024 đạt 1.310,8 tỷ đồng (tăng 10,8 tỷ đồng so với KH giao); các
tháng cuối năm thực hiện trồng 3.700 ha rừng tập trung, lũy kế cả năm đạt
10.500 ha (tăng 2.500 ha so KH giao); trồng thêm 2,0 triệu cây phân tán,
lũy kế cả năm đạt 6,5 triệu cây (tăng 100.000 cây so KH giao); sản lượng
gỗ khai thác 270 nghìn m3 gỗ, lũy kế cả năm đạt 1,0 triệu m3
gỗ (đạt 100% KH giao); Tỷ lệ che phủ rừng cả năm 2024 đạt 37,7%.
b) Giải pháp:
- Phát triển rừng:
+ Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ trồng rừng: Rà soát hiện
trường, diện tích đưa vào trồng rừng; chuẩn bị cây giống đảm bảo số lượng, chất
lượng; đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng vào trồng rừng, cây giống
đưa vào trồng rừng có nguồn gốc xuất xứ, cây xuất vườn đảm bảo tiêu chuẩn theo
quy định.
+ Đôn đốc phát dọn hiện trường trồng rừng, tăng cường
việc đưa cơ giới hóa vào các khâu làm đất, trồng rừng, chăm sóc rừng; phấn đấu
các tháng cuối năm trồng được 3.800 ha rừng trồng, nâng tổng diện tích rừng trồng
năm 2024 đạt 10.500 ha. Thực hiện tốt các giải pháp, kịp thời tháo gỡ các khó
khăn, vướng mắc, tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày
14/7/2023 của HĐND tỉnh lĩnh vực lâm nghiệp, nhất là chính sách hỗ trợ trong rừng
gỗ lớn để triển khai được Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 27/11/2023 của UBND tỉnh
trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn
giai đoạn 2024 -2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đảm bảo năm 2024 trồng được
1.619 ha rừng gỗ lớn.
- Khai thác gỗ: Thực hiện tốt công tác kiểm tra,
giám sát trong khai thác, chế biến lâm sản, tiêu thụ gỗ (chất lượng, trữ lượng
gỗ); tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở chế biến gỗ, nhất là các doanh
nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, như: xác nhận nguồn gốc gỗ, xây dựng nhà máy chế
biến gỗ, truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng, hỗ trợ hồ sơ xuất khẩu sản phẩm gỗ
sau chế biến,...
- Bảo vệ rừng: Tăng cường quán triệt và thực hiện
nghiêm Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; tổ
chức thực hiện tốt Nghị quyết số 249-NQ/TU ngày 01/11/2017 của Ban thường vụ tỉnh
ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và sử dụng bền
vững, hiệu quả diện tích rừng hiện có; tăng cường chỉ đạo công tác phòng cháy,
chữa cháy rừng, thông tin cảnh báo cháy rừng; kiểm tra, kiểm soát, kịp thời
ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng. Xử lý nghiêm các vụ vi phạm về vận
chuyển, kinh doanh, chế biến lâm sản, gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn
quản lý. Tập trung tham mưu hoàn thành cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững
FSC với diện tích 2.000 ha. Đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn 05 đơn vị hoàn thiện hồ
sơ trình thẩm định, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định.
1.5. Về phát triển ngành nghề nông thôn và sản
phẩm OCOP
a) Nhiệm vụ: Phấn đấu có tối thiểu 85 sản phẩm
mới được công nhận OCOP, đến cuối năm 2024 luỹ kế tối thiểu có 350 sản phẩm đạt
từ 3 sao trở lên, xây dựng, phát triển thêm ít nhất 2 sản phẩm đủ điều kiện
đánh giá 5 sao cấp quốc gia; triển khai thực hiện Chu trình OCOP đảm bảo các
nguyên tắc theo quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ
tướng Chính phủ; Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính và
thực hiện hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2024-2025 được ban hành theo Nghị quyết số
67/2023/NQ-HĐND ngày 13/12/2023 của HĐND tỉnh Bắc Giang.
b) Giải pháp:
- Triển khai thực hiện Chu trình OCOP một cách linh
hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, đặc điểm của sản phẩm, phát huy
các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lơi thế về chất lượng
sản phẩm; tổ chức đánh giá lại, nâng sao sản phẩm OCOP đối với những sản phẩm
OCOP hết hiệu lực và sản phẩm có nhu cầu nâng hạng sao.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số
trong sản xuất đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc
sản phẩm và triển khai hiệu quả ứng dụng số hóa quy trình tiếp nhận hồ sơ, chấm
điểm, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên phần mềm.
- Thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo
thời gian theo kế hoạch đã đăng ký, công nhận và tổ chức trao chứng nhận cho
các sản phẩm chậm nhất trước ngày 30/11/2024 đối với sản phẩm 3 sao và trong
tháng 12/2024 đối với sản phẩm 4 sao.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn,
chủ thể tham gia chương trình OCOP xây dựng, hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm. Tiếp tục
tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên sâu cho các chủ thể
sản xuất sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt thứ hạng cao.
- Hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm đã được công nhận
sản phẩm OCOP tiếp tục củng cố chất lượng, xây dựng vùng nguyên liệu, mở rộng sản
xuất và mở rộng thị trường đảm bảo duy trì phát triển bền vững các sản phẩm đặc
trưng của các địa phương.
(Chi tiết có biểu kèm theo)
2. Hỗ trợ người dân phát triển
thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông sản
a) Nhiệm vụ: Hỗ trợ các Doanh nghiệp,
HTX, trang trại và người dân mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và kênh
tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc trưng (OCOP) trên địa bàn
tỉnh, trọng tâm là hỗ trợ tiêu thụ cây trồng ngan ngày vụ Mùa, cây ăn quả và
các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.
b) Giải pháp:
- Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình sản xuất
các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng (OCOP) của tỉnh trên các kênh truyền
thông để quảng bá sâu rộng đến doanh nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng
thị trường tiêu thụ, đặc biệt là những nông sản có vùng hàng hóa lớn tập trung;
hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông sản xây dựng nhãn mác,
thương hiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ, tuần lễ để quảng bá, kết nối cung cầu
và tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử,
kênh bán hàng online (zalo, facebook, tiktok...); Tổ chức các hoạt động kết nối
đưa nông sản của tỉnh vào các chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ (siêu thị, trung
tâm thương mại, cửa hàng tiện ích...), các bếp ăn tập thể (trường học, nhà
hàng...).
- Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở,
máy móc phục vụ chế biến, bảo quản sau thu hoạch, để giữ được chất lượng sản phẩm,
giảm áp lực mùa vụ đối với các sản phẩm chủ lực, thu hoạch tập trung, góp phần
nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
- Nắm bắt thường xuyên hoạt động sản xuất, kinh
doanh của người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ các
sản phẩm nông sản của tỉnh, để có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó
khăn, vướng mắc.
3. Đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển
giao các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, mở rộng các mô hình sản xuất
có hiệu quả trong sản xuất vụ Mùa
a) Nhiệm vụ: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích mở rộng các mô hình sản xuất có
hiệu quả nhằm từng bước tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm
đồng thời chi phí đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất.
b) Giải pháp:
- Phát huy tối đa hiệu quả mô hình sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 200 mô hình nhà màng, nhà lưới, nhà lạnh với
tổng diện tích trên 40 ha cho các đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế cao
như: Dưa lưới, dưa baby, dưa lê Hàn Quốc, nấm ăn, nấm dược liệu...
- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu
trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, đặc biệt đối với các vùng sản xuất
tập trung quy mô lớn, cụ thể như: Đối với cây lúa thực hiện mở rộng diện tích
canh tác theo SRI, 3 giảm - 3 tăng và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, tổ
chức phòng trừ dịch hại tổng hợp theo IPHM, thực hiện phun thuốc trừ sâu bằng
máy bay không người lái; đối cây rau màu, cây ăn quả sử dụng hệ thống tưới tiết
kiệm nước tự động nhằm giảm công lao động, giảm chi phí đầu tư, đa dạng hoá sản
phẩm, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất.
- Tuyên truyền, khuyến khích mở rộng những mô hình
sản xuất có hiệu quả cao trong vụ mùa như: mô hình cánh đồng mẫu, mô hình sản xuất
lúa hữu cơ, sản xuất rau, quả thực phẩm trái vụ, mô hình nông nghiệp đa mục
tiêu gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng...
4. Thực hiện có hiệu quả các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi
a) Nhiệm vụ:
- Làm tốt công tác dự tính dự báo, tập trung chỉ đạo,
hướng dẫn phòng trừ tốt các đối tượng sâu bệnh hại trên cây hồng vụ Mùa; thực
hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn
gia súc, gia cầm và thủy sản; kịp thời phát hiện và xử lý dứt điểm các ổ dịch,
không để dịch lây lan ra diện rộng. Tập trung xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch
bệnh trên đàn vật nuôi, đặc biệt cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với Cúm
gia cầm và Dịch tả lợn Châu Phi.
- Phấn đấu trên 80% đàn lợn nái, đực giống trong diện
tiêm được tiêm phòng vắc xin Tai xanh, Dịch tả lợn cổ điển, LMLM; 80% đàn trâu
bò trong diện tiêm phòng được tiêm phòng vắc xin LMLM, Viêm da nổi cục; 80% đàn
gia cầm trong diện tiêm được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm; 80% đàn chó, mèo
trong diện tiêm được tiêm phòng vắc xin dại. Đối với các bệnh khác như Tụ huyết
trùng trâu bò, bệnh Đóng dấu lợn, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng lợn, bệnh
Newcastle, Gumboro, Dịch tả vịt, Viêm gan vịt... thực hiện tiếm phòng theo quy
định.
b) Giải pháp:
- Triển khai thực hiện nghiêm các công điện, chỉ thị,
kế hoạch, văn bản chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gây hại trên cây trồng, vật
nuôi của Trung ương, của UBND tỉnh đã ban hành[1].
Phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở, làm tốt công tác dự tính dự báo thời
điểm phát sinh, gây hại trên cây trồng, vật nuôi để chủ động hướng dẫn, chỉ đạo
phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ
tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; bổ sung kinh phí thực hiện lấy mẫu
giám sát chủ động các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi,
Cúm gia cầm, Lở mồm long móng... để kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm ổ dịch,
không để dịch bùng phát, lây lan trên diện rộng.
- Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về phòng
chống dịch bệnh cho người dân, cán bộ làm công tác chăn nuôi, thú y, các cửa
hàng kinh doanh thuốc thú y, vật tư, vắc xin trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ tích cực
công tác cung ứng vắc xin, thuốc thú y theo quy định của pháp luật, bảo đảm
cung ứng đủ vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi và các loại vắc xin phòng bệnh khác
đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của
tỉnh.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh
tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật
nuôi, trong đó tập trung thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi
trường đợt 2 năm 2024 phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, kết hợp thường
xuyên thực hiện các đợt tiêm phòng bổ sung đối với gia súc, gia cầm đủ điều kiện
tiêm phòng. Rà soát, mua bổ sung vắc xin, hoá chất phục vụ công tác phòng chống
dịch, đảm bảo nguồn hóa chất, vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi dự phòng đế khoanh
vùng, khống chế sớm các ổ dịch ngay khi phát hiện ổ dịch...
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Đoàn Kiểm tra liên
ngành phòng, chống dịch động vật, Ban Chỉ đạo 389, Công an tỉnh tăng cường kiểm
tra công tác vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh
theo quy định của Pháp luật; thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật, kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh.
- Các huyện, thị xã, thành phố thành lập các đoàn
công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt
công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; đặc biệt kiểm tra, chấn
chỉnh kịp thời đối với địa phương không thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc
xin, giám sát tình hình dịch bệnh, để dịch bùng phát, lây lan trên diện rộng.
- Tuyên truyền, thúc đẩy người dân thực hiện sản xuất
theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, hữu cơ, tuần hoàn, VietGAP để
chủ động phòng chống dịch bệnh.
5. Triển khai hiệu quả cơ chế,
chính sách đã được HĐND tỉnh ban hành hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; tiếp tục thu
hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
a) Nhiệm vụ: Thực hiện có hiệu quả
các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh đã
ban hành[2] nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn; nhất là cơ chế, chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tín
dụng, hỗ trợ tập trung đất đai, hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp và thủy sản,
hỗ trợ cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp, thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP, VietGHAP, GlobalGAP, GACP - WHO, hữu cơ... nhằm phát triển các sản phẩm
chủ lực, đặc sản (OCOP) theo quy trình sản xuất tiên tiến, sản xuất theo chuỗi
giá trị và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) Giải pháp:
- Thực hiện tốt công tác tổ chức sản xuất, thu hút
các doanh nghiệp, HTX có năng lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp có khả năng
liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ đó sẽ tạo ra giá trị
gia tăng cao cho các sản phẩm nông nghiệp địa phương.
- Khuyến khích việc tích tụ, tập trung đất đai, để
thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào sản xuất, nhằm nâng cao ứng dụng
cơ giới hóa, nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động, chuyển dịch
cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp sẽ chuyển dịch dần sang lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ,
khuyến khích nông dân cho thuê đất.
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng các
giống cây trồng có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu, có giá trị
kinh tế và thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định như: Lúa chất lượng, lúa Nhật,
nấm ăn, nấm dược liệu, rau chế biến, rau an toàn, các loại hoa có giá trị kinh
tế cao.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ, các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: Đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất
lượng tốt, ứng dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao,...
vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường việc xúc tiến, kết nối các thị trường tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu; xây dựng hệ thống thông tin thị trường được cập nhật
thường xuyên, giúp người sản xuất có đủ thông tin, kịp thời điều chỉnh kế hoạch
sản xuất, tránh tình trạng được mùa, rớt giá.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng các quy định phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
đã được phê duyệt.
6. Làm tốt công tác quản lý chất
lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; công
tác thủy lợi và phòng chống thiên tai phục vụ sản xuất
a) Nhiệm vụ: Làm tốt công tác quản lý
chất lượng giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thủy
sản, thuốc thú y phục vụ sản xuất các tháng cuối năm; đảm bảo tưới, tiêu phục vụ
sản xuất vụ Mùa và thực hiện tốt công tác PCTT và TKCN.
b) Giải pháp:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; làm tốt công tác kiểm dịch thực
vật, kiểm dịch thú y, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các tổ chức,
cá nhân vi phạm theo quy định và công bố công khai những tổ chức và cá nhân vi
phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp
luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Triển khai
các chương trình giám sát an toàn thực phẩm; đôn đốc, kiểm tra tình hình thực
hiện Thông tư số 38/2018/TTBNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông,
lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tập trung kiểm tra, tu bổ, sửa chữa các công
trình thủy lợi, nạo vét kênh mương đảm bảo tưới tiêu thuận lợi; chủ động chuẩn
bị mọi điều kiện nhân lực, máy móc để khắc phục kịp thời nếu có thiên tai, dịch
bệnh xảy ra, đặc biệt là tiêu úng khi có mưa bão.
7. Thực hiện cải cách hành
chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện
bộ máy quản lý, đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhạy, thông suốt, chủ động và hiệu quả;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, lãng
phí, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh
giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Thực hiện đồng
bộ, hiệu quả Chương trình, Kế hoạch cải cách hành chính; công bố mới, sửa đổi,
bổ sung, bãi bỏ TTHC trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quyết liệt
các giải pháp phòng, chống tham nhũng lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp, đảm bảo
hoàn thành các mục tiêu; chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Sở phối hợp với các
huyện, thị xã, thành phố điều chỉnh chỉ tiêu giao đầu năm để phù hợp với chỉ
tiêu tại Kế hoạch này; theo dõi đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các địa
phương tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở
Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành
phố tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ đủ kinh phí để thực hiện
phòng chống dịch và thực hiện các Đề án, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,
qua đó góp phần tạo động lực hỗ trợ tăng trưởng ngành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển và các nguồn vốn khác (nếu
có) để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế
biến, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh theo chuỗi từ
khâu sản xuất nguyên liệu đến bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông
sản chủ lực; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu
thụ nông sản của địa phương tại thị trường trong nước, phát triển thị trường
tiêu thụ nông sản ở nước ngoài thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết
nối cung cầu; kết nối giao thông và logistic giữa các vùng nông sản của tỉnh với
thị trường trong nước và các cửa khẩu.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các
chương trình, đề án khuyến công trong hoạt động chuyển giao công nghệ, hỗ trợ ứng
dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với
các sở, ngành, địa phương đề xuất đặt hàng triển khai các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp để phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng,
có lợi thế của tỉnh; tiếp tục chuyển giao các kết quả nghiên cứu phù hợp với điều
kiện các địa phương trong tỉnh.
6. Ban Dân tộc: Chủ trì phối hợp với Sở Nông
nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai
thực hiện lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất trong Chương trình
mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2021-2030.
7. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang
- Chỉ đạo ngân hàng chính sách tỉnh Bắc Giang hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân (thuộc diện chính sách) có nhu cầu vay vốn phát
triển sản xuất nông nghiệp theo các chính sách từ Trung ương đến địa phương.
- Triển khai và chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa
bàn tỉnh triển khai, thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tín
dụng cho khách hàng theo Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; bố trí
nguồn vốn và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện
được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất khi vay vốn ngân hàng.
8. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội tỉnh: Chủ động, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các
Sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho người
dân, hợp tác xã, doanh nghiệp để thực hiện các định hướng của Kế hoạch; tham
gia có trách nhiệm trong công tác truyền thông, phản biện xã hội và vận động
thành viên, hội viên, quân chứng nhân dân tham gia phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Tham gia đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các
tổ chức, cá nhân là thành viên tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp
và PTNT điều chỉnh chỉ tiêu giao từ đầu năm để phù hợp với chỉ tiêu chung tại Kế
hoạch này. Xây dựng, triển khai Kế hoạch thực hiện trên địa bàn phù hợp với
tình hình thực tiễn của địa phương, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp đã đề ra trong Kế hoạch này làm cơ sở để triển khai thực hiện.
- Tập trung chỉ đạo tốt sản xuất vụ Mùa và vụ Đông;
tăng cường theo dõi, giám sát chặt chẽ, xử lý kịp thời tình hình dịch bệnh trên
cây trồng, đàn vật nuôi. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát
triển kinh tế rừng gắn với du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư
vào các nhà máy chế biến, khu sơ chế và kho bảo quản nông sản trên địa bàn gắn
với các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với định hướng phát triển chung của
tỉnh. Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia các chuỗi liên kết và tiêu thụ sản
phẩm.
- Tăng cường các giải pháp kết nối cung cầu, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ các sản phẩm nông sản của địa phương.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT theo dõi, hướng dẫn,
đôn đốc thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nông
nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế
hoạch cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Ngân hàng NN chi nhánh tỉnh Bắc Giang;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH, KTTH, KTN, TKCT;
+ Lưu: VT, NN Thăng.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ô Pích
|
[1] Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày
15/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tổ chức thực hiện công tác phòng,
chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt; Chỉ thị số 4962/BNN-BVTV ngày 15/7/2019
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường chỉ đạo phòng chống sâu keo
mùa thu hại ngô; Công văn số 4229/BNN- BVTV ngày 13/6/2024 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc chỉ đạo phòng chống châu châu hại tre nứa và cây nông nghiệp.
Công điện số 1097/CĐ-TTg ngày 16/11/2023 của Thủ tướng chính phủ về việc triển
khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi; Chỉ
thị số 29/CT-TTg ngày 06/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn nhập
lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh,
phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm; Công điện số
58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai đồng
bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện
nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Kế hoạch số
25/KH-UBND ngày 31/01/2024 của UBND tỉnh Bắc Giang về Phòng, chống dịch bệnh
cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2024 và Công diện sô 3/CĐ-CT ngày
21/6/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt,
có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn
tỉnh.
[2] Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày
11/7/2019 của HĐND tỉnh về quy định cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2019-2025; Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Bắc
Giang quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số
27/2023/NQ- HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Sửa đổi bổ sung một số điều của
Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định
chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND ngày
14/7/2023 của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi hỗ trợ sản xuất giống phục
vụ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2023 - 2030; Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh ban
hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023 -2030; Quyết định số 1263 QĐ-UBND ngày
24/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ các cơ sở
sản xuất giống dê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021 - 2025"; Quyết
định số 2409/QĐ-UBND ngày 04/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Đề án xây dựng cơ sở
an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên địa bàn huyện Yên Thế, tình Bắc
Giang, giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 05/4/2023 của Chủ
tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án xây dựng cơ sở an
toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang, giai đoạn 2021-2025...