Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2006/TTLT-BLĐTBXH-BNG Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao Người ký: Nguyễn Lương Trào, Nguyễn Phú Bình
Ngày ban hành: 31/03/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2006/TTLT-BLBTBXH-BNG

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2006

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 141/2005/NĐ-CP NGÀY 11/11/2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 21/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao,
Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc quản lý và xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là người lao động) của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, các cơ quan khác được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam) ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) như sau:

I. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp

1.1. Đối với người lao động:

a. Phổ biến đầy đủ những nội dung quy định tại Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định 141) trong chương trình giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

b. Thông báo và phối hợp với đối tác nước ngoài (Công ty môi giới hoặc người sử dụng lao động) để đón và tiếp nhận người lao động tại cửa khẩu của nước sở tại. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp phải cử cán bộ cùng đi và phối hợp với phía nước ngoài đưa người lao động đến nơi làm việc;

c. Cung cấp cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Số điện thoại, địa chỉ của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (Ban Quản lý lao động, Bộ phận lãnh sự); số điện thoại, địa chỉ, tên người đại diện của doanh nghiệp Việt Nam, công ty môi giới và người sử dụng lao động;

d. Trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày người lao động nhập cảnh, doanh nghiệp phải cử cán bộ đến nơi làm việc để nắm tình hình việc làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt của người lao động và giải quyết những khó khăn vướng mắc ban đầu của người lao động;

đ. Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng đã ký giữa các bên (giữa doanh nghiệp và người lao động, giữa người sử dụng lao động và người lao động); chủ động phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để giải quyết những vụ việc phát sinh liên quan đến người lao động vượt quá khả năng của doanh nghiệp;

Đối với những vụ việc phức tạp như người lao động bị chết, bị tai nạn nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng hoặc vụ việc phát sinh liên quan đến người lao động thì chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày phát sinh vụ việc, doanh nghiệp phải cử cán bộ trực tiếp phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để giải quyết.

1.2. Định kỳ hàng quý, báo cáo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Ban quản lý lao động (ở những địa bàn có Ban quản lý lao động) theo nội dung sau:

a. Tình hình lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước sở tại (số liệu báo cáo theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này). Số vụ việc phát sinh, trong đó số vụ việc còn tồn đọng chưa giải quyết, lý do;

b. Việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 141 và các quy định pháp luật khác có liên quan.

1.3. Kịp thời báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước và phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để xử lý ngay sau khi phát hiện người lao động vi phạm quy định tại các Khoản 5, 6, 7 và 9 Điều 4 Nghị định 141.

1.4. Cung cấp toàn bộ hồ sơ trước khi xuất cảnh của người lao động có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 141 cho Cục Quản lý lao động ngoài nước khi có yêu cầu.

2. Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

2.1. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nhu cầu, chính sách và phương thức nhận lao động nước ngoài của nước sở tại để đề xuất với các cơ quan liên quan ở trong nước về việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác về lao động với nước sở tại;

2.2. Hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng phù hợp pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại;

2.3. Thẩm định hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng trong nước thẩm định cơ sở pháp lý và tính khả thi của các hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam;

2.4. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp hoặc đại diện doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài về trách nhiệm quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở nước ngoài;

2.5. Theo dõi, tổng hợp số lượng và tình hình lao động đang làm việc ở nước sở tại;

2.6. Xác minh lý do người lao động phải về nước trước thời hạn khi cần thiết;

2.7. Hỗ trợ doanh nghiệp hòa giải đối với các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động trong những trường hợp cần thiết;

2.8. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và thông lệ quốc tế;

2.9. Tuyên truyền và giải thích để người lao động làm việc ở nước ngoài hiểu và thực hiện nghiêm túc pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại;

2.10. Chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan, tổ chức, cá nhân có liên quan của nước sở tại để xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động làm việc ở nước ngoài;

2.11. Xem xét, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 29 Nghị định 141 và hướng dẫn tại Thông tư này;

2.12. Định kỳ sáu tháng báo cáo Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình lao động làm việc ở nước sở tại;

2.13. Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của Ban Quản lý lao động (đối với những địa bàn có Ban Quản lý lao động):

3.1. Trực tiếp thực hiện trách nhiệm quy định tại các điểm 2.1; 2.2; 2.3; 2.4; 2.5; 2.6; 2.7; 2.8; 2.9; 2.10 của Mục 2 và chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tham mưu cho Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện trách nhiệm quy định tại các điểm 2.11, 2.12 và 2.13 của Mục 2 Phần I Thông tư này;

3.2. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước và Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại;

3.3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất gửi Người đứng đầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước theo quy định.

4. Quan hệ phối hợp giữa các bộ phận thuộc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc quản lý lao động ở những địa bàn có Ban Quản lý lao động.

4.1. Đối với những vụ việc phát sinh liên quan đến người lao động có tính chất phức tạp hoặc ngoài phạm vi trách nhiệm, Ban Quản lý lao động tổng hợp tình hình, chủ động báo cáo với Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp giải quyết.

4.2. Căn cứ tính chất vụ việc, đặc điểm địa bàn và tình hình nhân sự của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan đại diện chỉ đạo và phân công trách nhiệm xử lý vụ việc cho các bộ phận trong Cơ quan đại diện.

4.3. Đối với những vấn đề phát sinh liên quan đến chính sách đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước hoặc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của số đông người lao động Việt Nam hoặc các vụ việc nghiêm trọng khác, Ban Quản lý lao động chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết với Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để báo cáo các cơ quan chức năng trong nước.

II. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

1. Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính

Ngay sau khi nhận được văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại hoặc của người sử dụng lao động về hành vi vi phạm của người lao động theo quy định tại các khoản 5, 6, 7 và 9 Điều 4 Nghị định 141, Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải cử viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự thẩm tra, xác minh trong trường hợp cần thiết về hành vi vi phạm của người lao động nêu trong thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

1.1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại hoặc của người sử dụng lao động, viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự được giao xử lý vụ việc phải lập biên bản vi phạm hành chính (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Biên bản vi phạm hành chính được lập tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại hoặc tại nơi người lao động cư trú/làm việc;

1.2. Trường hợp người lao động không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính, thì biên bản được lập vắng mặt người vi phạm, trong biên bản phải ghi rõ lý do người lao động vắng mặt;

1.3. Biên bản sau khi lập xong phải được chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt.

2. Thủ tục ra quyết định xử phạt

2.1. Trong thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 31 Nghị định 141, viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự được giao xử lý vụ việc có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ theo đúng thủ tục quy định để người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

2.2. Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thể ủy quyền cho Người thứ hai trong Cơ quan đại diện quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính do mình thực hiện.

3. Chấp hành quyết định xử phạt

3.1. Việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 3 Điều 31 của Nghị định 141.

3.2. Văn bản thông báo về việc người lao động không chấp hành quyết định xử phạt phải được lập theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

3.3. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, văn bản thông báo về việc người lao động không chấp hành quyết định xử phạt phải được gửi cho người bị xử phạt, Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị xử phạt thì quyết định xử phạt, thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được niêm yết công khai tại trụ sở Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

3.4. Sau ba mươi ngày, kể từ ngày ra văn bản thông báo về việc người bị xử phạt không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mà người bị xử phạt vẫn tiếp tục không chấp hành quyết định xử phạt, thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm về Cục Quản lý lao động ngoài nước để đề nghị và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền ở trong nước xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm.

4. Hồ sơ vụ vi phạm

4.1. Hồ sơ vụ vi phạm bao gồm:

a. Văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại về người lao động vi phạm pháp luật;

b. Biên bản vi phạm hành chính;

c. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

d. Thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

đ. Các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

Các tài liệu nêu trên, nếu bằng tiếng nước ngoài thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại dịch sang tiếng Việt và chứng thực hợp lệ, nếu là bản sao thì phải có chứng thực của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

4.2. Hồ sơ vụ vi phạm được lập thành hai bộ, một bộ lưu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, một bộ gửi về Cục Quản lý lao động ngoài nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Cơ quan đại diện Việt Nam ở những địa bàn có lao động Việt Nam phải trao đổi và thống nhất với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại về cơ quan, tổ chức hoặc người sử dụng lao động có trách nhiệm ra văn bản thông báo và nội dung văn bản thông báo về việc người lao động vi phạm pháp luật.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, để xem xét, hướng dẫn giải quyết.

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Phú Bình

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Lương Trào

MẪU SỐ 01:

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BLĐTBXH-BNG ngày 31 tháng 3 năm 2006)

(Tên doanh nghiệp)

BÁO CÁO

về lao động đi làm việc tại……………….. Quý…… năm……

Kính gửi:……………………………………………

Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………......

Tên giao dịch:………………………………………………………………….

Tên cơ quan quản lý doanh nghiệp:……………………………………….......

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp…………………….; Điện thoại:…….

Thời gian

Số lao động nhập cảnh

Số lao động đã về nước

Số lao động bỏ trốn

Tổng số

Nữ

Tổng số

Hoàn thành hợp đồng

Tự nguyện về nước trước hạn

Không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động

Lý do khác

Tổng số

Đã bị trục xuất về nước

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

- Số liệu kỳ này:

- Lũy kế từ đầu năm đến kỳ b/cáo:

(Ghi chú: tổng số lao động về nước = cột 4 + cột 10)

Người lập biểu

(ghi rõ họ tên)

…….., ngày…… tháng……. năm……

Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)


Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BLĐTBXH-BNG
 ngày 31 tháng 3 năm 2006)

Tên cơ quan lập biên bản

Số:         /BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Địa danh), ngày…… tháng…… năm……..

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
 ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI (1)

Hôm nay, hồi….. giờ…... ngày…… tháng……. năm…….. tại……………….;

Người lập biên bản:………………………. Chức vụ:…………………………;

Căn cứ văn bản thông báo của……………………………………… về việc người lao động vi phạm pháp luật.

Với sự chứng kiến của: (2)

1. Ông (bà):………………………………………. Nghề nghiệp:……………....;

Là người lao động Việt Nam cùng làm việc tại………………….. (địa điểm nơi người lao động có hành vi vi phạm xảy ra).

Hộ chiếu số (hoặc giấy tờ tùy thân)…… Ngày cấp:………; Nơi cấp:…………..;

2. Ông (bà):………………………………………. Nghề nghiệp:……………....;

……………………………………………………………………………………

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về việc người lao động vi phạm quy định về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với:

Ông (bà):………………………………………………………………………..;

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………...;

Địa chỉ nơi làm việc:……………………………………………………………;

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:……………………………………………….;

Hộ chiếu số (hoặc giấy tờ tùy thân)…………………………………………….;

Cấy ngày………..tại……………………………………………………………;

Đã có hành vi vi phạm hành chính như sau:……………………………………;

Ngày…….. tháng……. năm…… thực hiện hành vi vi phạm;

Địa điểm xảy ra hành vi vi phạm………………………………………………;

Hành vi trên đã vi phạm Điều ……….Khoản ……….. điểm……… của Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính (nếu có mặt tại nơi lập biên bản hành chính):

…………………………………………………………………………………

Ý kiến trình bày của người xác nhận (nếu có):

……………………………………………………………………………………

Biên bản được lập thành (3)……. bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm một bản (nếu người vi phạm có mặt), một bản gửi cho người bảo lãnh của người lao động tại Việt Nam, một bản gửi cho Cục Quản lý lao động ngoài nước, một bản gửi Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam tại (4)………………………

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có):

…………………………………………………………………………….........

Biên bản này gồm……….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

Người vi phạm (nếu có mặt)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người xác nhận (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Lý do người vi phạm (hoặc người xác nhận) không ký biên bản:……………….

Lý do người vi phạm không có mặt:………………………………………….....

Ghi chú:

(1) Bao gồm: Người lao động, chuyên gia, tu nghiệp sinh đi làm việc ở nước ngoài.

(2) Người chứng kiến (nếu có) có thể là người lao động Việt Nam cùng làm việc với người lao động vi phạm và/hoặc người đại diện của doanh nghiệp Việt Nam, người sử dụng lao động.

(3) Biên bản được lập ít nhất 04 bản.

(4) Ghi tên nước sở tại.


Mẫu số 03

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BLĐTBXH-BNG ngày 31 tháng 3 năm 2006)

Tên cơ quan ra quyết định

*******

Số:         /QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

******

(Địa danh), ngày…… tháng…… năm……..

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
 ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do ông (bà)…………………………

Chức vụ:………………………….. Lập hồi:……………. tại……………..

Xét hành vi vi phạm hành chính do Ông (bà)…………………………… thực hiện;

Tôi,………………………….;        Chức vụ:…………………………………..;

Đơn vị:……………………………………………………………………….;

(Trường hợp được ủy quyền thì phải ghi theo văn bản ủy quyền số…….. ngày……..)

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Xử phạt cảnh cáo đối với

Ông (bà):……………………………………………………………………..;

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………;

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:…………………………………………….;

Giấy chứng minh nhân dân số/Hộ chiếu số:…………………………………;

Cấp ngày…………………… tại…………………………………………….;

Biện pháp khắc phụ hậu quả: Buộc về nước

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính…………………………………………

Quy định tại……….. Khoản ……Điều…… của Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký (1)

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực, Quyết định này phải được gửi cho: Ông (bà)………………………………………… để chấp hành (2);

Người bị xử phạt phải về nước trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định này có hiệu lực; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Quyết định này gồm………………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Người ra quyết định

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Trường hợp không xác định được nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị xử phạt, thì quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày niêm yết tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

(2) Trường hợp không xác định được nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị xử phạt, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực, Quyết định này phải được niêm yết tại Cơ quan đại diện tại Việt Nam ở nước ngoài và được gửi cho: Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho các cơ quan, cá nhân có liên quan.


Mẫu số 04

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BLĐTBXH-BNG ngày 31 tháng 3 năm 2006)

Tên cơ quan ra thông báo

******

Số:         /TB-KCHQĐXP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

……..(Địa danh), ngày…… tháng…… năm 200….

THÔNG BÁO VỀ VIỆC KHÔNG CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH
 XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Căn cứ Nghị định số  141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài;

Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài số…….. ngày……. tháng……. năm……. của……………………………………………………………………………………..;

Tôi, ……………………………………….; Chức vụ:………………………….;

Đơn vị:…………………………………………………………………………..;

Thông báo

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…….. ngày……. tháng…….năm…… của…………………………………

Đối với: (họ tên người bị xử phạt)……………………………………………..;

Nghề nghiệp:…………………………………………………….…………….;

Địa chỉ nơi làm việc ở nước ngoài:……………………………………………;

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:………………………………………………;

Giấy chứng minh nhân dân số/Hộ chiếu số……………………………………;

Cấp ngày……………… tại……………………………………………………;

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Thông báo này có hiệu lực, ông (bà)……………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính số…….. ngày……. tháng…… năm…….. của…………. Hết thời hạn nêu trên, nếu người bị xử phạt không chấp hành quyết định xử phạt, (tên Cơ quan đại diện…………………….) sẽ chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan chức năng tại Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thông báo có……….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang

Thông báo này được niêm yết và lưu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại và được gửi cho:

1. Ông (bà)……………………..……………………………. để thực hiện (1)

2. Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Người ra thông báo

(Ký , ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Nếu xác định được nơi làm việc hoặc nơi cư trú của người bị xử phạt.

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS - THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIR
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 03/2006/TTLT/BLDTBXH-BNG

Hanoi, March 31, 2006

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE GOVERNMENT'S DECREE No. 141/2005/ND-CP OF NOVEMBER 11, 2005, ON MANAGEMENT OF VIETNAMESE LABORERS WORKING ABROAD

Pursuant to the Government's Decree No. 141/ 2005/ND-CP of November 11, 2005, on management of Vietnamese laborers working abroad;
Pursuant to the Government's Decree No. 29/2003/ ND-CP of March 31, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Government's Decree No. 21/2003/ ND-CP of March 10, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Foreign Affairs,
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Foreign Affairs hereby jointly guide the management and administrative sanctioning of laborers working abroad (hereinafter referred to as laborers for short) by diplomatic representative offices, consular offices and other agencies authorized to perform the consular functions of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter collectively referred to as Vietnamese representative agencies) in foreign countries, and enterprises sending laborers to work abroad (hereinafter referred to as enterprises for short) as follows:

I. MANAGEMENT OF VIETNAMESE LABORERS WORKING ABROAD

1. Responsibilities of enterprises

1.1. Towards laborers:

a/ To fully include the provisions of the Government's Decree No. 141/2005/ND-CP of November 11, 2005, on management of Vietnamese laborers working abroad (hereinafter referred to as Decree No. 141) in oriented education programs and disseminate them to laborers before they go to work abroad;

b/ To keep foreign partners (intermediary companies or labor users) informed and coordinate with them in receiving laborers at border gates of host countries. In case of necessity, enterprises must send their officials to accompany the laborers and coordinate with foreign parties in taking them to their workplaces;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Within three months after laborers' entry, enterprises must send their officials to laborers' workplaces in order to get information on laborers' jobs, incomes and living conditions, and settle initial difficulties or problems faced by the laborers;

e/ To settle in time arising problems related to laborers' interests and obligations under contracts signed between parties (between enterprises and laborers or between labor users and laborers); to take initiative in coordinating with Vietnamese representative agencies in host countries in settling the arising cases related to laborers which fall beyond enterprises' powers.

For complicated cases where laborers die or have serious accidents threatening their lives, or arising cases where many laborers are involved, within three days after the occurrence of the cases, enterprises must send their officials to directly coordinate with Vietnamese representative agencies in host countries in settling the cases.

1.2. Quarterly, to report to foreign-based Vietnamese representative agencies or labor management boards (in areas where exist labor management boards) on the following:

a/ The situation on laborers sent by enterprises to work in host countries (made according to a set form); the number of arising cases, including unsettled ones and the reasons therefor;

b/ The performance of enterprises' responsibilities defined in Decree No. 141 and other relevant provisions of law.

1.3. To promptly report to the Department for Management of Laborers Working Abroad and coordinate with Vietnamese representative agencies in host countries in handling laborers' violations of the provisions of Clauses 5,6,7 and 9, Article 4 of Decree No. 141 upon detection thereof.

1.4. To supply pre-exit dossiers of laborers that commit acts of violating the provisions of Decree No. 141 to the Department for Management of Laborers Working Abroad at the latter's request.

2. Responsibilities of foreign-based Vietnamese representative agencies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. To guide Vietnamese enterprises in approaching the markets and signing contracts in
accordance with Vietnamese law and laws of host countries;

2.3. To evaluate, or assist enterprises and domestic functional agencies in evaluating the legal bases and the feasibility of contracts on receiving Vietnamese laborers;

2.4. To guide and inspect activities of enterprises or foreign-based representatives of Vietnamese enterprises regarding the responsibilities to manage and handle arising problems related to interests and obligations of laborers working abroad;

2.5. To oversee and sum up the number of, and situation on, laborers working in host countries;

2.6. To verify reasons for which laborers have to return home ahead of schedule, when necessary;

2.7. To assist enterprises in reconciling in disputes between laborers and labor users in cases of necessity;

2.8. To protect the legitimate rights and interests of laborers working abroad in accordance with the provisions of Vietnamese law, laws of host countries, and international law and practice;

2.9. To disseminate and explain Vietnamese law and laws of host countries to laborers working abroad so that they understand and strictly abide by such laws;

2.10. To take initiative in coordinating with concerned agencies, organizations and/or individuals in host countries in handling and settling the arising problems related to laborers working abroad;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.12. Biannually, to report to the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the situation of laborers working in host countries;

2.13. To perform other tasks provided for by law.

3. Responsibilities of labor management boards (in areas where exist labor management boards):

3.1. To directly perform the responsibilities defined at Points 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.8, 2.9 and 2.10 of Section 2, assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned sections in, advising heads of foreign-based Vietnamese representative agencies on performing the responsibilities defined at Points 2.11, 2.12 and 2.13, Section 2, Part I of this Circular;

3.2. To perform other tasks assigned by the director of the Department for Management of Laborers Working Abroad and heads of Vietnamese representative agencies in host countries;

3.3. To send periodical and extraordinary reports to heads of foreign-based Vietnamese representative agencies and the director of the Department for Management of Laborers Working Abroad according to regulations.

4. Coordination among sections of foreign-based Vietnamese representative offices in managing laborers in areas where exist labor management boards

4.1. For complicated arising cases related to laborers which fall beyond their responsibilities, labor management boards shall sum up the situation and take initiative in reporting thereon to heads of Vietnamese representative offices in host countries for the latter to direct concerned sections to coordinate with one another in settling the cases.

4.2. Basing themselves on the nature of the cases, the characteristics of the localities and personnel of foreign-based Vietnamese representative offices, the heads thereof shall direct and assign their sections to handle the cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. ADMINISTRATIVE SANCTIONING OF VIETNAMESE LABORERS WORKING ABROAD

1. Procedures for making administrative violation records

Right after receiving written notices of competent agencies or organizations in host countries or of labor users on laborers' violations as defined in Clauses 5, 6, 7 and 9, Article 4 of Decree No. 141, heads of foreign-based Vietnamese representative offices must send their diplomatic or consular officials to verify, in case of necessity, the laborers' violations stated in the notices of competent agencies or organizations in the host countries, and make administrative violation records, specifically as follows:

1.1. Within five days after receiving notices of competent agencies or organizations in the host countries or of labor users, the diplomatic or consular officials who are assigned to handle the cases must make administrative violation records (according to a set form). Such records shall be made at Vietnamese representative offices in host countries or at places where laborers reside or work;

1.2. Where laborers are not present at the places where administrative violation records are made, the records shall be made in the absence of the violators, clearly stating the reasons for such absence;

1.3. Records, after being made, must be transferred immediately to persons competent to impose sanctions.

2. Procedures for issuing sanctioning decisions

2.1. Within the time limit for issuing sanctioning decisions as specified at Point a, Clause 2, Article 31 of Decree No. 141, the diplomatic or consular officials who are assigned to handle the cases shall have to complete the dossiers strictly according to set procedures so that competent persons issue sanctioning decisions.

Contents of administrative sanctioning decisions shall comply with a set form.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Abidance by sanctioning decisions

3.1. The abidance by administrative sanctioning decisions shall comply with the provisions of Points a and b, Clause 3, Article 31 of Decree No. 141.

3.2. Written notices on laborers' non-abidance by sanctioning decisions must be made according to a set form.

3.3. Administrative sanctioning decisions and written notices on laborers' non-abidance by sanctioning decisions must be sent to sanctioned persons and the Department for Management of Laborers Working Abroad for notification to concerned agencies, organizations and individuals.

Where sanctioned persons' residence places are unidentifiable, the sanctioning decisions and notices on non-abidance by administrative sanctioning decisions must be publicly posted up at headquarters of Vietnamese representative offices in host countries.

3.4. Within thirty days after the issuance of written notices on sanctioned persons' non-abidance by administrative sanctioning decisions, if the sanctioned persons still fail to abide by such decisions, foreign-based Vietnamese representative agencies shall send all dossiers of the violations to the Department for Management of Laborers Working Abroad in order to propose and transfer the dossiers to domestic competent agencies for consideration of penal liability examination against the violators.

4. Dossiers of violation cases

4.1. The dossier of a violation case comprises:

a/ A written notice of host country's competent agency or organization, on the laborer's violation of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ An administrative sanctioning decision;

d/A notice on non-abidance by the administrative sanctioning decision;

e/ Enclosed documents and evidence (if any).

Vietnamese representative offices in host countries shall translate the above-said documents, if they are in foreign language(s), into Vietnamese and make legal authentication; if such documents are copies, the authentication by Vietnamese representative agencies in host countries is required.

4.2. The dossier of a violation case shall be made in two sets, one to be kept the concerned foreign-based Vietnamese representative office and the other to be sent to the Department for Management of Laborers Working Abroad.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1.This Circular takes effect fifteen (15) days after its publication in "CONG BAO."

1.2. Within 30 days after the effective date of this Circular, Vietnamese representative offices in areas where exist Vietnamese laborers must consult and reach agreement with host countries' competent agencies on agencies, organizations or labor users that are responsible for issuing written notices on laborers' violations of law, and on contents of such notices.

Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Foreign Affairs for consideration, guidance and settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR
INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Nguyen Luong Trao

FOR THE MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS
VICE MINISTER





Nguyen Phu Binh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BLĐTBXH-BNG ngày 31/03/2006 hướng dẫn Nghị định 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.073

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.249.63
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!