Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 29/2011/TT-BLĐTBXH

Số hiệu: 29/2011/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
Ngày ban hành: 24/10/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Điều kiện đăng ký hoạt động dạy nghề

Nhằm tăng cường quản lý chất lượng dạy nghề, ngày 24/10/2011, Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư 29/2011/TT-BLĐTBXH về đăng ký hoạt động dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục và các DN, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.


Theo đó, điều kiện để cấp GCN đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trình độ trung cấp và cao đẳng nghề như sau:
-    Nghề đăng ký phải nằm trong danh mục nghề đào tạo.
-    Lớp học lý thuyết không quá 35 HS-SV, lớp học thực hành không quá 18 HS-SV.
-    Trang bị đầy đủ thiết bị dạy nghề.
-    Đội ngũ GV: tối đa 20 HS-SV trên 1 GV. Tỷ lệ GV cơ hữu phải chiếm ít nhất 70% trên tổng GV đối với cơ sở dạy nghề công lập; ít nhất 50% trên tổng GV đối vơi cơ sở dạy nghề tư thục.
-    Phải xây dựng chương trình dạy nghề chi tiết.

Riêng đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,3 m2/HS; phòng học thực hành là 2,5 m2/HS; và tỷ lệ GV đảm bảo tối đa 20HS/GV.

Thông tư có hiệu lực từ 01/01/2012, thay thế QĐ 72/2008/QĐ-BLĐTBXH

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2011/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2011

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; việc đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề; nộp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề).

2. Trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục).

3. Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).

Điều 3. Mục đích đăng ký hoạt động dạy nghề

Đăng ký hoạt động dạy nghề nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng dạy nghề, đảm bảo cho hoạt động dạy nghề được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Chương 2.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Điều 4. Hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề

1. Đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập và tư thục, hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề gồm:

a) Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Riêng đối với trường cao đẳng nghề công lập, phải có thêm: Bản sao điều lệ trường đã được phê duyệt theo quy định;

d) Riêng đối với trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, phải có thêm:

- Bản sao quyết định thành lập trường hoặc trung tâm;

- Bản sao điều lệ trường trung cấp nghề hoặc quy chế trung tâm dạy nghề đã được phê duyệt theo quy định.

2. Đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh, gồm:

a) Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 1);

b) Bản sao Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập trường, trung tâm;

c) Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 2).

3. Đối với các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 2 Thông tư này, hồ sơ đăng ký gồm:

a) Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 1);

b) Bản sao quyết định thành lập;

c) Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);

d) Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức hoạt động.

Điều 5. Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

1. Đối với trường cao đẳng nghề, trường cao đẳng, trường đại học:

a) Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tại Tổng cục Dạy nghề;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này); trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi trường cao đẳng nghề, trường cao đẳng, trường đại học tổ chức hoạt động dạy nghề, để thực hiện quản lý theo địa bàn.

2. Đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp:

a) Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của đơn vị. Trường hợp đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác có địa điểm không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác của đơn vị;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 4); trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề về Tổng cục Dạy nghề để thực hiện quản lý chung.

Điều 6. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

1. Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề

a) Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

b) Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:

- Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên;

- Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên.

c) Có đủ thiết bị dạy nghề theo quy định đối với các nghề đào tạo đã có danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trường hợp các nghề chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề, phải đảm bảo đủ thiết bị dạy nghề theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của các nghề đã đăng ký;

d) Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên, giảng viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên, giảng viên;

- Tỷ lệ giáo viên, giảng viên cơ hữu ít nhất là 70% trong tổng số giáo viên, giảng viên đối với trường cao đẳng nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập; 50% trong tổng số giáo viên, giảng viên đối với trường cao đẳng nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục; phải có giáo viên, giảng viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;

đ) Có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề

a) Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5m2/01 học sinh quy đổi;

b) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;

c) Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.

Điều 7. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường cao đẳng, trường đại học.

2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp.

Chương 3.

ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ; NỘP VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Điều 8. Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề

Các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư này đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp sau:

1. Tăng quy mô tuyển sinh của từng nghề đối với trình độ cao đẳng nghề; vượt từ 10% trở lên đối với trình độ trung cấp nghề, 20% trở lên đối với trình độ sơ cấp nghề so với quy mô tuyển sinh đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

2. Bổ sung nghề đào tạo.

3. Bổ sung hoặc thay đổi trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh quy mô tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các nghề trong cùng nhóm nghề.

4. Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy phép đầu tư có liên quan đến nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

5. Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác là nơi trực tiếp tổ chức dạy nghề.

6. Thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo mới mà có tổ chức hoạt động dạy nghề.

7. Mở thêm địa điểm dạy nghề mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề.

Điều 9. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề

1. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Thông tư này bao gồm:

a) Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 8 Thông tư này:

a) Đối với trường cao đẳng nghề, trường cao đẳng, trường đại học được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều này;

b) Đối với các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp: Nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, thì hồ sơ đăng ký được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều này; nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì hồ sơ ngoài quy định tại khoản 1, Điều này phải có thêm:

- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.

Điều 10. Trình tự, thủ tục, điều kiện đăng ký và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề

1. Trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề được thực hiện như sau:

a) Đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Thông tư này được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 5 Thông tư này;

b) Đối với các trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 8 Thông tư này thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề như sau:

- Trường hợp thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết đào tạo hoặc trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác của cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp chuyển đến nơi khác trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

- Trường hợp thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết đào tạo hoặc trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác của trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp chuyển đến nơi khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp phải gửi công văn thông báo cho cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho đơn vị và nộp hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác của đơn vị theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Thông tư này.

2. Điều kiện đăng ký, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề được thực hiện theo quy định tại các Điều 6 và 7 Thông tư này.

3. Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Nộp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

1. Các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề trong trường hợp chấm dứt hoạt động.

2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề quy định tại Điều 7 Thông tư này có quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đã cấp khi cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định tại Nghị định số 116/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề

1. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề.

2. Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký và đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.

3. Gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

4. Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề tại địa phương.

2. Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký và đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

3. Gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề về Tổng cục Dạy nghề theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

4. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Tổng cục Dạy nghề về tình hình đăng ký hoạt động dạy nghề trên địa bàn.

5. Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Trách nhiệm của các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở dạy nghề (hoặc cơ sở giáo dục và doanh nghiệp khi tham gia hoạt động dạy nghề) thuộc quyền quản lý thực hiện việc đăng ký hoạt động dạy nghề.

2. Tổ chức kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề thuộc phạm vi quản lý.

Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở dạy nghề

1. Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với các trường cao đẳng nghề, 12 tháng đối với các trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề, phải thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề.

2. Các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 2 Thông tư này khi có đủ điều kiện tổ chức hoạt động dạy nghề theo quy định thì đăng ký hoạt động dạy nghề và chỉ được tuyển sinh dạy nghề sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

Điều 16. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 và thay thế Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

2. Các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những điểm mới phát sinh, có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT, TCDN (10 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Phi

 

PHỤ LỤC 1

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2011/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

………(1)……….

…………….(2)………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /ĐKHĐDN-…(3)…

…….., ngày …. tháng … năm 20…

 

Kính gửi: ………………………………………………..

1. Tên cơ sở đăng ký: ……………………………………………. (4)..............................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………. (5).............................................

Điện thoại: …………………. Fax: …………………….. Email:.....................................................

Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................................................

3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:...................................

Cơ quan cấp:........................................................................................................................

4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:...............................................................

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu:...............................................................................................................

Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: ………………; Ngày tháng năm cấp:...................................

5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):

- Tại trụ sở chính:

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………………………… (7)...........................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

………….(8)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);

(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;

(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.

(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ DẠY NGHỀ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2011/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

………(1)……….

…………….(2)………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........../BC-…(3)…

…….., ngày …. tháng … năm 20…

 

BÁO CÁO

Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN

I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường

1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường

- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.

- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)

2. Các công trình, phòng học sử dụng chung

- Các phòng học được sử dụng chung

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành

- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)

3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung

II. Cán bộ quản lý, giáo viên

1. Cán bộ quản lý và giáo viên

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:

- Cán bộ quản lý:

- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:

+ Cơ hữu: ………………… + Thỉnh giảng: ………………. + Kiêm chức: ………………..

2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung của trường

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO

A. Tại trụ sở chính

I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (5)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

1.1. Cơ sở vật chất (6)

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề

Đơn vị

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề:

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (7)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (8)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề

II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: ……………………….. (9)

............................................................................................................................................

B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (10)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên).................................................................................

............................................................................................................................................

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(11)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4), (7) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);

(5) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(6) Nếu cơ sở dạy nghề tư thục phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.

(8) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề;

- Chương trình dạy nghề chi tiết.

(9) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(10) Trong trường hợp, có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;

(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 3

MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ GIÁO DỤC, DOANH NGHIỆP)
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2011/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

………(1)……….

…………….(2)………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............../BC-…(3)…

…….., ngày …. tháng … năm 20…

 

BÁO CÁO

Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN

I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường

1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường

- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.

- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)

2. Các công trình, phòng học sử dụng chung

- Các phòng học được sử dụng chung

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành

- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)

3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung

II. Cán bộ quản lý, giáo viên

1. Cán bộ quản lý và giáo viên

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:

- Cán bộ quản lý:

- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:

+ Cơ hữu: ………………… + Thỉnh giảng: ………………. + Kiêm chức: ………………..

2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung dành cho dạy nghề

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)

III. Quy mô đào tạo chung (5)

- Quy mô tuyển sinh hàng năm (cho tất cả các hệ)

- Quy mô đào tạo (tổng lưu lượng học sinh, sinh viên/năm học)

- Các ngành, nghề đào tạo (cho tất cả các hệ)

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO

A. Tại trụ sở chính

I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (6)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

1.1. Cơ sở vật chất (7)

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề

Đơn vị

Số lượng

...

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề:

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (8)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (9)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề

II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: ……………………….. (10)

............................................................................................................................................

B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (11)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

............................................................................................................................................

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

.…………….(12)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4), (8) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (Bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);

(5) Nếu là doanh nghiệp thì không cần phải báo cáo nội dung này;

(6) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(7) Nếu cơ sở giáo dục tư thục; doanh nghiệp tư nhân phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.

(9) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục và doanh nghiệp;

- Chương trình dạy nghề chi tiết.

(10) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(11) Trong trường hợp có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;

(12) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 4

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2011/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........../CNĐKHĐ-…(3)…

…….., ngày …. tháng … năm 20…

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Đăng ký hoạt động dạy nghề

…………………………. (4) ……………………………….. chứng nhận:

1. Tên đơn vị đăng ký (ghi bằng chữ in hoa).............................................................................

Thuộc:..................................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:...............................................................................................................

............................................................................................................................................

Điện thoại: ……………………………., Fax: ………………………, E-mail:....................................

Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo/địa điểm đào tạo khác (nếu có):...............................................

Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư) số: ….. ngày, tháng, năm cấp:.....................................

2. Đăng ký hoạt động dạy nghề:

- Trụ sở chính:

Số TT

Tên nghề đào tạo

Mã nghề

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

 

 

 

 

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):................................................................................

Số TT

Tên nghề đào tạo

Mã nghề

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

 

 

 

 

3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

.…………….(5)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Giấy chứng nhận do Tổng cục Dạy nghề cấp) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW (đối với Giấy chứng nhận do Sở LĐTB&XH cấp);

(2) Tổng cục Dạy nghề hoặc Sở LĐTB&XH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

(3) Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Tên đầy đủ của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề;

(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 5

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2011/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

………(1)……….

…………….(2)………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /ĐKBSDN- …(3)…

…….., ngày …. tháng … năm 20…

 

Kính gửi: ……………………………………………….

1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................................

Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..................................................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …………ngày …...tháng……năm…………

4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):

- ..........................................................................................................................................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(5)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 6

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2011/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

………(1)……….

…………….(2)………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........../BC-…(3)…

…….., ngày …. tháng … năm 20…

 

BÁO CÁO

Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề

1. Lý do đăng ký bổ sung

2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề

A. Trụ sở chính

I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)

1.1. Cơ sở vật chất

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng

TT

Họ và tên

Trình độ ngành nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.

II. Nghề: … (thứ hai). …;  trình độ đào tạo: …………(8)……

............................................................................................................................................

B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(10)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)

(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;

- Chương trình dạy nghề chi tiết;

(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;

(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 7

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2011/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/CNĐKBS- (3)…

…….., ngày …. tháng … năm 20…

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề

………………………………(4)…………………………….chứng nhận:

1. Tên đơn vị đăng ký (ghi bằng chữ in hoa):............................................................................

Thuộc: .................................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:...............................................................................................................

............................................................................................................................................

Điện thoại: …………………….., Fax: …………………, E-mail: ..................................................

Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): .......................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: ...................................................................

Ngày, tháng, năm cấp............................................................................................................

2. Đăng ký bổ sung:

- ..........................................................................................................................................

- Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo

Số TT

Tên nghề đào tạo

Mã nghề

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

……………….(5)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Giấy chứng nhận do Tổng cục Dạy nghề cấp) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW (đối với Giấy chứng nhận do Sở LĐTB&XH cấp);

(2) Tổng cục Dạy nghề hoặc Sở LĐTB&XH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

(3) Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Tên đầy đủ của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề;

(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký./.

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 29/2011/TT-BLDTBXH

Hanoi, October 24, 2011

 

CIRCULAR

PROVIDING VOCATIONAL TRAINING REGISTRATION

Pursuant to the November 29, 2006 Law on Vocational Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 186/2007/ND-CP of December 25, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 48/NQ-CP of December 9, 2010, on simplification of administrative procedures under the management of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs provides vocational training registration as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular provides the competence, order and procedures to register vocational training and grant vocational training registration certificates of collegial, intermediate and basic levels; additional registration of vocational training; return and withdrawal of vocational training registration certificates.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to:

1. Public, private and foreign-invested vocational colleges and intermediate schools and vocational training centers (below collectively referred to as vocational training institutions).

2. Universities, colleges, professional secondary schools and other educational institutions (below collectively referred to as educational institutions).

3. Enterprises, cooperatives, and production, business and service establishments (below collectively referred to as enterprises).

Article 3. Purposes of vocational training registration

Vocational training registration aims to enhance vocational training quality management to ensure vocational training activities’ compliance with law.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Vocational training registration dossiers

1. For public and private vocational colleges and intermediate schools and vocational training centers, a vocational training registration dossier comprises:

a/ An official letter on vocational training registration (made according to the form provided in Appendix 1 to this Circular, not printed herein);

b/ A report on current conditions to guarantee vocational training activities (made according to the form provided in Appendix 2 to this Circular, not printed herein);

c/ Particularly for public vocational colleges, a copy of the college’s charter approved under regulations is required;

d/ Particularly for vocational intermediate schools and vocational training centers under the management of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and central agencies of socio-political organizations, the following papers are required:

- A copy of the decision on establishment of the school or center;

- A copy of the charter of the school or center approved under regulations.

2. For foreign-invested vocational colleges and intermediate schools and vocational training centers, a vocational training registration dossier shall be made in Vietnamese or in Vietnamese and English, comprising:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ A copy of the investment license or establishment decision of the college, school or center;

c/ A report on current conditions to guarantee vocational training activities (made according to the form provided in Appendix 2 to this Circular).

3. For educational institutions and enterprises specified in Clauses 2 and 3, Article 2 of this Circular, a vocational training registration dossier comprises:

a/ An official letter on vocational training registration (made according to the form provided in Appendix 1 to this Circular);

b/ A copy of the establishment decision;

c/ A report on current conditions to guarantee vocational training activities (made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular, not printed herein);

d/ A copy of the charter or regulation on organization and operation.

Article 5. Order of and procedures for registration and grant of vocational training registration certificates

1. For vocational colleges, colleges and universities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Within 20 working days after receiving a complete and valid dossier, the General Department of Vocational Training shall examine conditions to guarantee vocational training activities and grant a vocational training registration certificates (made according to the form provided in Appendix 4 to this Circular, not printed herein). In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason;

c/ Within 10 working days after granting a vocational training registration certificate, the General Department of Vocational Training shall send a copy of this certificate to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department of the locality in which the vocational college, or college or university provides vocational training for management.

2. For vocational intermediate schools, vocational training centers, professional secondary schools, other educational institutions and enterprises:

a/ To submit a vocational training registration dossier to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department of the locality in which the applicant is headquartered; or to submit a vocational training registration dossier to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department of the locality in which the applicant’s branch/another training establishment is located, if it registers vocational training at such branch or establishment;

b/ Within 15 working days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department shall examine conditions to guarantee vocational training activities and grant a vocational training registration certificate (made according to the form provided in Appendix 4 to this Circular). In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason;

c/ Within 10 working days after granting a vocational training registration certificate, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affair Department shall send a copy of this certificate to the General Department of Vocational Training for management.

Article 6. Conditions for obtaining vocational training registration certificates

1. For jobs trained at intermediate and collegial levels

a/ Jobs registered for training must be on the list of jobs for training promulgated by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Having sufficient lecture rooms matching the training scale under regulations. The number of students per lecture class must not exceed 35;

- Having practice rooms and workshops meeting requirements under vocational training programs. The number of students per practice class must not exceed 18.

c/ Having sufficient teaching aids required for trained jobs under the list of teaching aids promulgated by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs; having sufficient teaching aids required under training programs and matching the training scale of the registered jobs if the list of teaching aids required for the trained jobs is unavailable;

d/ Having sufficient trainers and administrators suitable to the trained job structure and training levels who meet criteria and requirements on professional qualifications and skills and vocational training skills to ensure the achievement of vocational training objectives and programs:

- The maximum ratio of students equivalent to trainers equivalent is 20 students/trainer;

- The ratio of full-time trainers is at least 70%, for public vocational colleges, universities, colleges, and vocational intermediate and professional secondary schools; 50%, for private vocational colleges, universities, colleges, and vocational intermediate and professional secondary schools, with full-time trainers for each trained job.

e/ Having sufficient detailed curricula in compliance with the framework curriculum promulgated by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. For jobs trained at basic level

a/ Having physical foundations and equipment suitable to trained jobs and the basic training scale and level. The area of a lecture room must be at least 1.3 m2/student equivalent; and a classroom for practice, at least 2.5m2/student equivalent;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Having sufficient vocational training curricula and materials under regulations.

Article 7. Competence to grant vocational training registration certificates

1. The Director General of Vocational Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs may grant vocational training registration certificates to vocational colleges, colleges and universities.

2. Directors of provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments may grant vocational training registration certificates to vocational intermediate schools, vocational training centers, professional secondary schools, other educational institutions and enterprises.

Chapter III

ADDITIONAL REGISTRATION OF VOCATIONAL TRAINING; RETURN AND WITHDRAWAL OF VOCATIONAL TRAINING REGISTRATION CERTIFICATES

Article 8. Cases of additional registration of vocational training

Vocational training institutions, educational institutions and enterprises specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 2 of this Circular that have obtained vocational training registration certificates shall make additional registration of vocational training in the following cases:

1. Raising the enrollment scale for each job at collegial level; raising the enrollment scale by 10% for the intermediate level and 20% for the basic level or higher from the registered enrollment scale.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Adding or changing training levels or adjusting the enrollment scale among training levels or trained jobs of a group.

4. Dividing, separating, merging, or changing investment license relating to contents of the vocational training registration certificate.

5. Relocating headquarters or branches/other training establishments which directly provide vocational training.

6. Establishing new branches/training establishments engaged in vocational training.

7. Opening new places for vocational training or associating with organizations or individuals to provide vocational training.

Article 9. Dossiers of additional registration of vocational training

1. For the cases specified in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 8 of this Circular, a dossier of additional registration of vocational training comprises:

a/ An official letter on additional registration of vocational training (made according to the form provided in Appendix 5 to this Circular, not printed herein).

b/ A report on additional registration of vocational training (made according to the form provided in Appendix 6 to this Circular, not printed herein).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ For vocational colleges, colleges and universities, a dossier of additional registration of vocational training complies with Clause 1 of this Article;

b/ For vocational intermediate schools, vocational training centers, professional secondary schools, other educational institutions and enterprises: If additional vocational training are provided in the province or centrally run city in which they are headquartered, a registration dossier complies with Clause 1 of this Article. If additional vocational training are provided in the province or centrally run city in which they are not headquartered, in addition to the papers specified in Clause 1 of this

Article, the following papers are required:

- A copy of the establishment decision or investment registration certificate;

- A copy of the decision on appointment or recognition of the head of the vocational training institution, educational institution or enterprise;

- A competent agency’s document on relocation of the headquarter or branch/another training establishment or on establishment of a branch/another training establishment or another training place.

Article 10. Order, procedures, and conditions for, and competence to grant certificates of additional registration of vocational training

1. The order of and procedures for additional registration of vocational training are provided as follows:

a/ For the cases specified in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 8 of this Circular, the order of and procedures for additional registration comply with Article 5 of this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The order of and procedures for additional registration comply with Article 5 of this Circular, if vocational training institutions, other educational institutions or enterprises establish new branches/training establishments or places or associate to provide training or relocate their headquarters/ branches/other training establishments or places within a province or centrally run city;

- If vocational intermediate schools, vocational training centers, professional secondary schools, other educational institutions or enterprises establish new branches/training establishments, places or associate to provide training or their headquarters/ branches/other training establishments or places are relocated to a province or centrally run city in which they are not headquartered, they shall send an official notice to inform to the state agencies having granted their vocational training registration certificates and submit a dossier of additional registration of vocational training to provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments of the localies in which their new branches/other training establishments or places are located under Clause 2, Article 5 of this Circular.

2. The conditions for, and competence to grant certificates of, additional registration of vocational training comply with Articles 6 and 7 of this Circular.

3. Certificates of additional registration of vocational training shall be made according to the form provided in Appendix 7 to this Circular (not printed herein).

Article 11. Return and withdrawal of vocational training registration certificates

1. When terminating their operation, vocational training institutions, educational institutions and enterprises shall return their vocational training registration certificates to the certificate granting agencies.

2. The certificate granting agencies specified in Article 7 of this Circular may withdraw vocational training registration certificates when vocational training institutions, educational institutions or enterprises are deprived of the right to use vocational training registration certificates under the Government’s Decree No. 116/2009/ND-CP of December 31, 2009, on sanctioning of administrative violations in vocational training.

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To direct, guide and organize vocational training registration.

2. To receive dossiers, examine conditions to guarantee vocational training activities, grant and withdraw vocational training registration certificates and additional registration certificates under Clause 1, Article 7 and Clause 2, Article 10 of this Circular.

3. To send copies of vocational training registration certificates to provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments under Point c, Clause 1, Article 5 of this Circular.

4. To inspect and examine vocational training registration under regulations.

Article 13. Responsibilities of provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments

1. To direct, guide and organize vocational training registration in their localities.

2. To receive dossiers, examine conditions to guarantee vocational training activities, and grant and withdraw vocational training registration certificates and additional registration certificates under Clause 2, Article 7 and Clause 2, Article 10 of this Circular.

3. To send copies of vocational training registration certificates to the General Department of Vocational Training under Point c, Clause 2, Article 5 of this Circular.

4. To biannually and annually review and report on vocational training registration in their localities to the General Department of Vocational Training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Responsibilities of ministries, sectors and People’s Committees of provinces and centrally run cities

1. To direct, guide and urge vocational training institutions (or educational institutions and enterprises joining vocational training) under their management to register vocational training.

2. To examine activities of vocational training institutions, educational institutions and enterprises which have registered vocational training under their management.

Article 15. Responsibilities of vocational training institutions

1. Vocational colleges, and vocational intermediate schools and vocational training centers shall register vocational training activities within 24 months or 12 months, respectively, after obtaining their establishment decisions or establishment permission decisions or investment certificates.

2. Educational institutions and enterprises specified in Clauses 2 and 3, Article 2 of this Circular which meet vocational training requirements under regulations shall register vocational training activities and may enroll trainees only after they are granted vocational training registration certificates.

Article 16. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on January 1, 2012, and replaces the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister’s Decision No. 72/2008/QD- BLDTBXH of December 30, 2008, promulgating the Regulation on vocational training registration.

2. Agencies and units shall promptly report on any difficulties or problems arising in the course of implementation to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for guidance or appropriate amendment and supplementation.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
DEPUTY MINISTER




Nguyen Ngoc Phi

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


41.839

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.202.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!