ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5188/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 12 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI CÁC CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THUỘC SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày
23/11/2009;
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày
17/6/2020;
Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05/4/2016;
Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “tiếp
tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập”;
Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày
14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Người cao tuổi;
Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP
ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ
chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP
ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn
vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày
21/6/2021 của Chính
phủ
quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày
14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát
triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Thông tư số 55/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tiếp nhận,
quản lý và giáo dục người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định
bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại các cơ sở trợ giúp
trẻ em;
Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn
trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-LĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ
Lao động
-
Thương binh và Xã hội phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai
đoạn 2016-2025;
Căn cứ Văn bản số 3434/LĐTBXH-BTXH
ngày 07/9/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện phương án sắp xếp các cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ
2020-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 72-KH/TU ngày
27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW
ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII “về
tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”;
Căn cứ Chương trình số
08-CTr/TU ngày
17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao
phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô
giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND
ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố quy định một số chính sách đặc thù
hỗ trợ các đối
tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo
và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống của thành
phố Hà Nội;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày
23/9/2021 của HĐND Thành phố quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo
trợ xã hội của thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 2330/QĐ-UBND ngày
22/5/2015 của UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ
sở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số 2857/QĐ-UBND ngày
18/5/2017 của UBND Thành phố về
việc ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc
lĩnh vực Lao động -
Thương binh và Xã hội của thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 1459/QĐ-UBND
ngày 26/3/2018 của UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại
các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số
2478/QĐ-UBND ngày 23/5/2018 của UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực
hiện Đề án đổi mới, phát triển hệ thống trợ giúp xã hội trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ
Thành ủy tại Thông báo số 469-TB/TU ngày 19/8/2021 về việc
rà soát, sắp xếp các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố và đề án vị trí việc làm
các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 4042/QĐ-UBND ngày
27/8/2021 của UBND Thành phố về việc phê duyệt phương án sắp xếp, kiện toàn các
cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tại Tờ trình số 6037/TTr-SLĐTBXH ngày
26/10/2021 và Sở
Nội vụ
tại Tờ trình số 3420/TTr-SNV ngày 19/11/2021 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ
chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án “Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội Hà Nội” (Đề án kèm
theo).
Điều 2. Giao
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài
chính và các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các
quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành
phố; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị
xã; các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bí thư Thành ủy;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thường trực: Thành ủy,
HĐND Thành phố;
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VPUB: Các PCVP, TH, NC, KGVX, TKBT;
- Lưu: VT, SNV(05b).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Chử Xuân Dũng
|
ĐỀ ÁN
SẮP
XẾP, TỔ CHỨC LẠI CÁC CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THUỘC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI HÀ NỘI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 5188/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội)
Phần
I
CƠ
SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Người cao tuổi ngày 23/11/2009;
- Luật Người khuyết tật ngày
17/6/2020;
- Luật Trẻ em ngày 05/4/2016;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “tiếp
tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công lập”;
- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày
14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Người cao tuổi;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày
12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và
quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
- Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày
07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập;
- Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội;
- Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày
21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp
công lập;
- Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày
14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát
triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm
2030”;
- Quyết định số 1520/QĐ-LĐTBXH ngày
20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt quy hoạch mạng lưới
cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025;
- Thông tư số 55/2015/TT-BLĐTBXH ngày
16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tiếp nhận, quản
lý và giáo dục người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại các cơ sở trợ giúp trẻ em;
- Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày
29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về cơ cấu tổ chức,
định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội;
- Văn bản số 3434/LĐTBXH-BTXH ngày
07/9/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện
phương án sắp xếp các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ
Thành phố lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025;
- Kế hoạch số 72-KH/TU ngày 27/01/2018
của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị
lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ
chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập”;
- Chương trình số 08-CTr/TU ngày
17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao
phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025;
- Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND
ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ
các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình
sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống của thành phố Hà Nội;
- Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND
ngày 23/9/2021 của HĐND Thành phố quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối
tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 2330/QĐ-UBND ngày
22/5/2015 của UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở xã
hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2857/QĐ-UBND ngày
18/5/2017 của UBND Thành phố về việc ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử
dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực lao động thương binh và xã hội của thành
phố Hà Nội;
- Quyết định số 1459/QĐ-UBND ngày
26/3/2018 của UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại các
đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày
23/5/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề
án đổi mới, phát triển hệ thống trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2018-2025 và tầm
nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4042/QĐ-UBND ngày
27/8/2021 của UBND Thành phố phê duyệt phương án, sắp xếp, kiện toàn
các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Các cơ sở
trợ giúp xã hội thuộc diện sắp xếp
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà
Nội hiện có 14 cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc, gồm 12 cơ sở chăm sóc đối tượng
bảo trợ xã hội và 02 cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội. Các cơ sở
thực hiện công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nhiều
nhóm đối tượng: người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người lang thang xin
tiền,...; cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; trợ giúp trẻ em và các đối tượng
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội Thủ đô. Mỗi cơ
sở chăm sóc, nuôi dưỡng từ 01 đến 02 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội khác nhau.
Trong tổng số 14 cơ sở trợ giúp xã hội
trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có 02 cơ sở không thuộc diện sắp
xếp gồm: Làng trẻ em SOS Hà Nội và Khu Nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
thuộc Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội). Lý do:
- Làng Trẻ em SOS Hà Nội do Tổ chức
SOS Việt Nam quản lý, tuyển dụng nhân sự và cấp kinh phí hoạt động, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội chỉ quản lý về đối tượng và hỗ trợ một phần kinh phí
chăm sóc trẻ từ nguồn ngân sách Thành phố, vì vậy không thuộc đối tượng sắp xếp của Đề án.
- Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
mặc dù nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội là người nhiễm HIV không có khả năng
lao động (trong đó chủ yếu là trẻ em bị nhiễm HIV). Tuy nhiên chức năng, nhiệm
vụ chính của cơ sở này là cai nghiện ma túy, do vậy không thuộc đối tượng sắp xếp
của Đề án.
Vì vậy có 12 cơ sở trợ giúp xã hội thuộc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
thuộc diện sắp xếp, gồm: 10 cơ sở chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội và 02 cơ sở
cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội.
2. Xu hướng
phát triển và nhu cầu xã hội
2.1. Nhóm đối tượng có xu
hướng giảm dần: Người lang thang xin tiền.
|
T12/2017
|
T12/2018
|
T12/2019
|
T12/2020
|
T9/2021
|
Người lang thang xin tiền
|
419
|
388
|
367
|
365
|
358
|
2.2. Nhóm đối tượng có số
lượng ổn định: Trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng; người cao tuổi cô đơn thuộc
hộ nghèo.
- Trẻ được tiếp nhận vào cơ sở trợ
giúp xã hội chủ yếu là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại các bệnh viện, trẻ có bố mẹ
đang thi hành án phạt tù không có người nuôi dưỡng.
- Người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã
hội ngày càng giảm do Thành phố thực hiện tốt chính sách giảm nghèo (theo Luật
Người cao tuổi, người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo được tiếp nhận vào cơ sở
trợ giúp xã hội).
Trước thực trạng đó, HĐND Thành phố đã
ban hành Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND , trong đó mở rộng đối tượng được tiếp nhận
vào các cơ sở trợ
giúp
xã hội là trẻ mồ côi cha hoặc mẹ
thuộc hộ nghèo, cận nghèo và người cao tuổi cô đơn thuộc hộ cận nghèo. Do vậy, số trẻ em và
người cao tuổi
tại
các cơ sở trợ
giúp
xã hội 03 năm gần đây tương đối ổn định:
|
T12/2017
|
T12/2018
|
T12/2019
|
T12/2020
|
T5/2021
|
Trẻ bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng
|
183
|
159
|
141
|
157
|
158
|
Người cao tuổi cô đơn
|
88
|
90
|
92
|
91
|
87
|
2.3. Nhóm đối tượng có xu
hướng tăng: Người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật dạng tâm thần.
Các gia đình có người khuyết tật đặc
biệt nặng đa số có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện để chăm sóc hằng
ngày, lâu dài, đặc biệt là người khuyết tật đặc biệt nặng dạng thần kinh, tâm thần.
Một số đối tượng thường xuyên đi lang thang hoặc có hành vi nguy hiểm cho gia
đình và xã hội, gia đình không thể quản lý được. Bình quân mỗi năm có trên 100
người tâm thần được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
|
T12/2017
|
T12/2018
|
T12/2019
|
T12/2020
|
T5/2021
|
Người khuyết tật
|
1.505
|
1.628
|
1.740
|
1.885
|
1.906
|
Trong đó người tâm thần
|
867
|
975
|
1.071
|
1.188
|
1.218
|
Khi xã hội càng phát triển
thì nhu cầu được cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và phục hồi chức năng
cho người khuyết tật có thu phí càng tăng.
3. Khả năng tự
chủ của các cơ sở trợ giúp xã hội
Các cơ sở trợ giúp xã hội
không có khả năng tự chủ về tài chính, do đối tượng phục vụ của các cơ sở là những
đối tượng yếu thế, không nơi nương tựa, không người thân thích (người cao tuổi
cô đơn, người khuyết tật đặc biệt nặng, người tâm thần, trẻ em bị bỏ rơi, không
có nguồn nuôi dưỡng; người lang thang xin tiền, lang thang vô gia cư...).
III. SỰ CẦN THIẾT XÂY
DỰNG ĐỀ ÁN
Thực hiện Kế hoạch số 72-KH/TU ngày
27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị lần
thứ sáu
Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Quyết định số 1459/QĐ-UBND ngày
26/3/2018 của UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự
nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
Để từng bước đổi mới, đảm bảo bộ
máy tinh gọn và nâng cao chất lượng hoạt động tại các cơ sở trợ giúp xã hội trực
thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, việc xây dựng Đề án sắp xếp, tổ
chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội là rất cần thiết, góp phần phát triển hệ thống các dịch vụ
trợ giúp xã hội chuyên nghiệp, toàn diện, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Phần
II
THỰC
TRẠNG CÁC CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THUỘC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà
Nội hiện có 14 cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc, gồm 12 cơ sở chăm sóc đối tượng
bảo trợ xã hội và 02 cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội. Các cơ sở thực hiện
công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nhiều nhóm đối
tượng: người cao tuổi, trẻ em, người
khuyết tật, người lang thang xin tiền...; cung cấp các dịch vụ công tác xã hội;
trợ giúp trẻ em và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần đảm bảo
an sinh xã hội Thủ đô.
I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TIẾP
NHẬN VÀO CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
1. Đối tượng
được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội
1.1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có
người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị
định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, bao gồm:
- Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn
nuôi dưỡng. Trường hợp đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng
chính sách hỗ trợ cho đến khi kết thúc năm học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
- Trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ nghèo.
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo,
không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và
quyền phụng dưỡng nhưng người này
đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (sau đây gọi tắt là người cao
tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo).
- Người khuyết tật đặc biệt nặng.
1.2. Đối tượng cần sự
bảo vệ khẩn cấp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24
Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ, bao gồm:
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn
nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
- Trẻ em, người lang thang xin ăn
trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác
theo quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố.
- Người không thuộc diện đối tượng bảo
trợ xã hội nhưng có nhu cầu được trợ giúp xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí
hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (đối tượng tự nguyện).
1.3. Người chưa thành
niên không có nơi cư trú ổn định
bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Theo quy định tại
Thông tư số 55/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý và giáo dục người chưa thành niên
không có nơi cư trú ổn định
bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại các cơ sở trợ giúp
trẻ em).
1.4. Người lang thang
Theo quy định tại Quyết định
6053/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND Thành phố về việc thực hiện công tác tập
trung người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm:
- Người lang thang xin tiền;
- Người dẫn theo trẻ em, người khuyết
tật bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo người đi đường;
- Người cao tuổi, trẻ em bị đi lạc gia
đình;
- Người lang thang sinh sống nơi công
cộng trong dịp Tết Nguyên đán hoặc thời tiết rét đậm dưới 10°C;
- Người mắc bệnh tâm thần lang thang
và người lang thang ốm yếu suy kiệt do các cơ sở y tế bàn giao.
1.5. Người thuộc hộ
nghèo hoặc hộ cận nghèo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị
quyết 09/2021/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức
chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của thành
phố Hà Nội, bao gồm:
- Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ cận
nghèo;
- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ thuộc hộ
nghèo hoặc hộ cận nghèo;
- Người khuyết tật nặng thuộc hộ nghèo
hoặc hộ cận nghèo.
2. Thực trạng
đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội
Toàn Thành phố hiện có 192.246 đối tượng
đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng tại xã, phường, thị trấn
(gồm: 182.105 đối tượng bảo trợ xã hội và 10.141 gia đình, cá nhân nhận
chăm sóc, nuôi dưỡng), trong đó có 17.341 đối tượng đủ điều kiện để tiếp nhận
vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội (1.246 trẻ mồ côi; 217 người
bị nhiễm HIV; 4.737 người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo; 11.141 người khuyết tật đặc biệt
nặng).
Ngoài ra, Thành phố hiện có 2.805 đối
tượng bảo trợ xã hội đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội trực
thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nôi. Các đối tượng khác có đủ
điều kiện, nhưng chưa có nhu cầu vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
II. THỰC TRẠNG CÁC CƠ
SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRỰC THUỘC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI
1. Các loại
hình cơ sở trợ giúp xã hội
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định
103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt
động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội có
các loại hình:
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người
khuyết tật;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục
hồi chức năng cho người tâm thần;
- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp;
- Trung tâm công tác xã hội;
- Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy
định của pháp luật.
2. Một số nhiệm
vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
- Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp;
- Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm
trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng;
- Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng
các chính sách trợ giúp xã hội;
- Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ
giúp đối tượng;
- Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi
dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội;
- Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu;
- Tổ chức hoạt động phục hồi chức
năng, trợ giúp các đối tượng theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ
chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp;
- Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã
hội và nâng cao năng lực;
- Quản lý đối tượng được cung cấp dịch
vụ công tác xã hội;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối
tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi;
- Phát triển cộng đồng;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông,
nâng cao nhận thức;
- Đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự
nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng;
- Quản lý tài chính, tài sản, viên chức
và người lao động theo quy định;
- Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ
trợ tài chính, hiện vật để thực hiện các hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện các hoạt động cung cấp
dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm
vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Thực trạng
các cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà
Nội hiện có 14 cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc, gồm 12 cơ sở chăm sóc đối tượng
bảo trợ xã hội và 02 cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội. Cụ thể như sau:
3.1. Nhóm các cơ sở
chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội
Các cơ sở chăm sóc đối tượng bảo trợ
xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hiện đang chăm sóc, phục hồi
chức năng cho 2.805 đối tượng bảo trợ xã hội, gồm 454 trẻ em bị mất nguồn nuôi
dưỡng; 60 trẻ HIV/AIDS, 87 người cao tuổi cô đơn; 1.906 người
khuyết tật; 358 người lang thang xin tiền. Mỗi cơ sở quản lý, chăm sóc từ 01 đến
02 loại đối tượng, cụ thể như sau:
3.1.1. Cơ sở chăm sóc trẻ em bị mất
nguồn nuôi dưỡng: 06 cơ sở
a. Cơ sở chăm sóc một nhóm đối tượng
(02 cơ sở): Làng Trẻ em Birla Hà Nội (66 trẻ); Làng Trẻ em SOS (236 trẻ).
b. Cơ sở chăm sóc từ hai nhóm đối tượng
trở lên, trong đó có trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng (04 cơ sở), gồm: Trung tâm
Bảo trợ xã hội I Hà Nội (10 trẻ); Trung tâm Bảo trợ xã hội III Hà Nội (65 trẻ);
Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Hà Nội (13
trẻ); Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội (04 trẻ).
3.1.2. Cơ sở
chăm sóc người cao tuổi cô đơn: 02 cơ sở
a. Cơ sở chăm sóc một nhóm đối tượng:
Không có.
b. Cơ sở chăm sóc từ hai nhóm đối tượng
trở lên, trong đó có người cao tuổi cô đơn (02 cơ sở): Trung tâm Bảo
trợ xã hội II Hà Nội (39 người); Trung tâm Bảo trợ xã hội III Hà Nội (48 người).
3.1.3. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật: 06 cơ sở
a. Cơ sở chăm sóc một nhóm đối tượng:
04 cơ sở
- Có 02 cơ sở chuyên chăm sóc người
khuyết tật dạng thần kinh, tâm thần: Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm
thần Hà Nội (591 người); Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần số 2
Hà Nội (518 người).
- Có 02 cơ sở chuyên
chăm sóc, phục hồi chức năng cho người khuyết tật: Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ
khuyết tật Hà Nội (152 trẻ) với chức năng chủ yếu là chăm sóc và dạy văn hóa;
Trung tâm Phục hồi chức năng Việt - Hàn (146 người) với chức năng chủ yếu là phục
hồi chức năng.
b. Cơ sở chăm sóc từ hai
nhóm đối tượng trở lên, trong đó có người khuyết tật (02 cơ sở): Trung tâm Nuôi dưỡng
người già và trẻ tàn tật Hà Nội (317 người khuyết tật); Trung tâm Bảo trợ xã hội
II Hà Nội (182 người khuyết tật, trong
đó có
109
người tâm thần).
3.1.4. Cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV: 01 cơ sở
Khu Nuôi dưỡng trẻ em bị nhiễm HIV và
người bị nhiễm HIV không có khả năng lao động thuộc Cơ sở Cai nghiện ma túy số
2 Hà Nội (60 người).
3.1.5. Cơ sở chăm sóc người lang thang
và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp: 03 cơ sở
(chia theo địa bàn quản lý)
a. Cơ sở chăm sóc một nhóm đối tượng:
Không có.
b. Cơ sở chăm sóc từ hai nhóm đối tượng
trở lên, trong đó có người lang thang và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp (03
cơ sở):
- Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội
chuyên kiểm tra, tập trung, quản lý người lang thang xin ăn, phụ trách địa bàn
15 quận, huyện (hiện có 34 đối tượng nuôi dưỡng tối đa 03 tháng, bình quân có
khoảng 400-500 lượt người lang thang được tiếp nhận đơn vị mỗi năm).
- Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội
chuyên kiểm tra, tập trung, quản lý người lang thang xin ăn, phụ trách địa bàn
10 quận, huyện phía nam Thành phố (hiện có 18 đối tượng nuôi dưỡng tối đa 03
tháng, bình quân có khoảng gần 100 lượt người lang thang được tiếp nhận đơn vị
mỗi năm).
- Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Hà Nội
chuyên kiểm tra, tập trung người lang thang tại địa bàn 05 huyện, thị xã phía
tây Thành phố; quản lý người lang thang xin ăn vi phạm từ lần 2 trở lên
và người lang thang vô gia cư (quản lý, nuôi dưỡng từ 03 tháng trở lên hoặc lâu
dài, thường xuyên có trên 300 người lang thang tại đơn vị).
*Trong số 12 cơ sở trợ giúp xã hội có
02 cơ sở không thuộc đối tượng sắp xếp của Đề án gồm:
- Làng Trẻ em SOS Hà Nội do Tổ chức
SOS Việt Nam quản lý, tuyển dụng nhân sự và cấp kinh phí hoạt động; Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội chỉ quản lý về đối tượng và hỗ trợ một phần kinh phí
chăm sóc trẻ (từ nguồn ngân sách Thành phố), vì vậy Làng trẻ em SOS Hà Nội
không thuộc đối tượng sắp xếp của Đề án.
- Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
tuy nuôi dưỡng người nhiễm HIV không có khả năng lao động và trẻ bị nhiễm HIV
(thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội), tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ chính của
cơ sở là cai nghiện ma túy, do vậy không thuộc đối tượng sắp xếp của Đề án.
(Chi tiết Phụ
lục I kèm theo)
3.2. Nhóm
các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội
3.2.1. Trung tâm Cung cấp dịch vụ công
tác xã hội Hà Nội
Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã
hội Hà Nội được thành lập theo Đề án Phát triển nghề công tác xã hội theo Quyết định
số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát
triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Trung tâm có nhiệm
vụ tham vấn, tư vấn và trợ giúp các đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội; Tiếp
nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp; Phát triển cộng
đồng; Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức. Được tổ chức huy động
và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong
nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của trung tâm.
Trung bình mỗi năm, Trung tâm
tiếp nhận, xử lý trên 400 trường hợp với khoảng 2.300 lượt tư vấn, trong đó cung cấp dịch
vụ khẩn cấp cho khoảng 60-80 trường hợp; tổ chức các lớp tập huấn công tác xã hội đến
cán bộ các ngành, các cấp trên địa bàn Thành phố; thực hiện quản lý gần 400 trường hợp.
Phối hợp với tổ chức Holt hỗ trợ sinh kế cho các gia đình có trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn.
3.2.2. Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội
Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội được thành
lập theo quy định của Luật Trẻ em. Quỹ có nhiệm vụ tổ chức hoạt động vận động
các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ở trong nước và nước ngoài tham gia xây dựng
quỹ, đóng góp tiền của, vật chất,... để thực hiện mục đích bảo vệ chăm sóc và
giáo dục trẻ em theo đúng mục tiêu của Quỹ đề ra.
Quỹ tổ chức vận động khoảng 12 tỷ
đồng/năm (tiền và hiện vật); phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện lớn
dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của Thành phố; tặng quà, trao học bổng;
khám sàng lọc phẫu thuật: tim, sứt môi hở hàm ếch, mắt cho trẻ; lắp
đặt thiết bị vui chơi tại các trường mẫu giáo, trung tâm bảo trợ xã hội,...
4. Cơ cấu tổ chức của
các cơ sở trợ giúp xã hội
4.1. Các cơ sở trợ
giúp xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội Hà Nội. Cơ cấu tổ chức của các cơ sở trợ giúp xã hội gồm:
- Ban Giám đốc hiện có:
+ Giám đốc: 08 người, trong đó có: 02
nữ, 03 người trên 55 tuổi;
+ Phó Giám đốc: 18 người (04 Phó
Giám đốc phụ trách), trong đó có: 05 nữ,
02 người trên 55 tuổi.
- Mỗi đơn vị có từ 03 đến 07 phòng, đội
(tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị. Tuy nhiên, cơ cấu tổ
chức của các đơn vị hiện nay chưa đồng nhất theo quy định tại Nghị định số
103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ và Thông tư số
33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.1
Hiện nay, 08 đơn vị
có 03 phòng chức năng; 02 đơn vị có 04 phòng chức năng và 02 đơn vị có 07 phòng
chức năng. 12 đơn vị hiện có 41 trưởng phòng và 28 phó phòng (bao gồm phó phòng phụ
trách).
4.2. Đội ngũ cán
bộ, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP:
Các cơ sở trợ giúp xã hội
hiện có 824 viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ,
trong đó: 263 viên chức (31,9%) và 561 lao động hợp đồng theo Nghị định
68/2000/NĐ-CP (68,1%).
(Chi tiết tại
Phụ lục II kèm theo)
5. Cơ sở vật chất
Tổng diện tích đất tự nhiên của các cơ
sở trợ giúp xã hội là 454.435,2 m2. Có 02 cơ sở có diện tích nhỏ là Trung tâm Bảo
trợ xã hội I Hà Nội (4.021 m2) và Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội
(5.166 m2). Cơ sở có diện tích lớn nhất là Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng người
tâm thần số 2 Hà Nội (197.800 m2); các cơ sở còn lại có tổng diện tích trên
9.000 m2.
Tổng diện tích đất xây dựng là
79.718,2 m2. Khu chăm sóc đối tượng của mỗi cơ sở có đặc điểm riêng, được thiết
kế, xây dựng phù hợp với các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội khác nhau (người tâm
thần, người cao tuổi, trẻ em, người lang thang...). Diện tích bình quân phòng ở
của đối tượng: trên 6m2/đối tượng.
Với cơ sở vật chất hiện có, các cơ sở trợ
giúp xã hội có khả năng (công suất) tiếp nhận chăm sóc trên 3.370 đối tượng bảo
trợ xã hội. Khi đối tượng bảo trợ xã hội có nhu cầu vào chăm sóc tại các cơ sở
trợ giúp xã hội tăng lên, có thể tiếp tục đầu tư xây dựng trên diện tích đất tự
nhiên hiện có để tăng công suất tiếp nhận.
(Chi tiết tại
Phụ lục III, IV kèm theo)
6. Về cơ chế tài
chính
12 cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội đều là đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà
nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên. Kinh phí chủ yếu phục vụ công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo định mức quy định. Vì vậy việc
sáp nhập các cơ sở trợ giúp xã hội không làm tăng kinh phí.
7. Vị trí địa lý của
các cơ sở trợ giúp xã hội
12 cơ sở trợ giúp xã hội có địa điểm
phân bố rải rác tại 08 quận, huyện trên địa bàn Thành phố (huyện Ba Vì 04 đơn vị;
quận Hà Đông 02 đơn vị; các quận, huyện: Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Quốc Oai, Ứng Hòa, Đông
Anh, Chương Mỹ có 01 đơn vị), đảm bảo thuận tiện để người dân tiếp cận các dịch
vụ trợ giúp xã hội; đồng thời đảm bảo công tác tập trung, tiếp nhận người lang
thang xin tiền, đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp được kịp thời.
8. Đánh giá chung
8.1. Ưu điểm
- Trong nhiều năm qua, các cơ sở trợ
giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện tốt công tác
quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho các đối tượng tại cơ sở;
cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; trợ giúp trẻ em và các đối tượng có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội Thủ đô. Mỗi năm, các cơ
sở trợ giúp xã hội tiếp nhận bình quân từ 1.200 đến 1.500 lượt đối tượng vào
chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ yếu là người lang thang xin tiền. Số đối tượng nuôi
dưỡng bình quân tại các cơ sở trợ giúp xã hội khoảng 2.700-2.800 người.
- Phần lớn các cơ sở đã
được thành lập trên 20 năm, mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có chức năng, nhiệm vụ
riêng, chăm sóc từ 01 đến 02 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, góp phần chuyên
nghiệp hóa công tác quản lý, chăm sóc, trợ giúp đối tượng.
- Được sự quan tâm của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố và các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, nhà hảo tâm đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng tại các
cơ sở trợ giúp xã hội được cải thiện đáng kể.
- Nhu cầu đối tượng được
vào chăm sóc hoặc sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng tại các cơ sở trợ
giúp xã hội theo hình thức tự nguyện ngày càng tăng.
8.2. Tồn tại, hạn chế
- Đối tượng tâm thần có nhu cầu vào cơ
sở trợ giúp xã hội tăng nhanh (bình quân trên 100 người/năm), tuy nhiên cơ sở vật
chất của các đơn vị chưa đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận.
- Cơ sở vật chất của phần lớn các đơn
vị đã xuống cấp; thiếu trang thiết bị cho
công tác chăm sóc, phục hồi
chức năng.
- Một số cơ sở chưa đáp ứng
được số biên chế tối thiểu để thành lập đơn vị sự nghiệp và phòng thuộc đơn vị
sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính
phủ.
- Các cơ sở được thành lập
tại các thời điểm khác nhau với chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên tên gọi và số
lượng các phòng chức năng không đồng nhất, chưa được điều chỉnh; theo quy định
tại Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy
trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội. Số lượng cán bộ,
nhân viên chưa đáp ứng đủ so với định mức quy định tại Thông tư số
33/2017/TT-BLĐTBXH .
Phần
III
NỘI
DUNG ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU,
NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại các cơ
sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội theo hướng
đảm bảo quy mô, mạng lưới phù hợp với quy hoạch, cơ cấu, địa bàn và tổ
chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối, hoạt động hiệu quả, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động.
- Phát triển hệ thống dịch vụ công về
trợ giúp xã hội chuyên nghiệp, toàn diện, đảm bảo chất lượng, đáp ứng
nhu cầu của xã hội. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội,
đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa.
- Đảm bảo tính chính trị, xã hội, nhân
văn, nhân đạo sâu sắc đối với đối tượng yếu thế trong xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở trợ
giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội hiện có, nhằm đảm
bảo phát triển có hệ thống, bền vững, tiết kiệm được ngân sách Thành phố đầu tư
cơ sở vật chất hằng năm; đồng thời góp phần tinh giản biên chế, nâng cao chất
lượng cung cấp dịch vụ xã hội.
- Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các
cơ sở trợ giúp xã hội theo đúng quy định, phù hợp với tiêu chuẩn của cơ sở trợ
giúp xã hội.
- Mở rộng các dịch vụ tư vấn, tham vấn, chăm sóc,
phục hồi chức năng, trợ giúp xã hội đối với các nhóm đối tượng tại cộng đồng và
cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có nhu cầu và tự nguyện đóng góp kinh phí.
- Đảm bảo chất lượng chăm sóc, phục hồi
chức năng đề nhiều đối tượng là trẻ em, người khuyết tật có cơ hội hòa nhập cộng
đồng, tìm kiếm việc làm phù hợp và có khả năng tự lập trong cuộc sống, giảm
gánh nặng cho gia đình và xã hội.
2. Yêu cầu
- Việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở
trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội phải được thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính khoa học, khách quan, phát
triển và toàn diện.
- Phương án sắp xếp, tổ chức lại các
cơ sở trợ giúp xã hội đảm bảo thực hiện đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm và theo
lộ trình phù hợp; đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản
trị của các đơn vị sau sắp xếp; đảm bảo sự ổn định của đơn vị, quyền lợi của
cán bộ, viên chức, người lao động và đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Không thực hiện việc bổ nhiệm các chức
danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời gian sắp xếp. Việc giải quyết chế độ,
chính sách đối với viên chức, người lao động sau khi sắp xếp, tổ chức lại
bộ máy, biên chế đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
3. Nguyên tắc
thực hiện
- Việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở
trợ giúp xã hội thực hiện theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, UBND Thành phố và mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở trợ
giúp xã hội của Thủ đô, đảm bảo quy mô, tính đặc thù của từng đơn vị để đảm bảo
công tác quản lý, chăm sóc đối tượng đạt hiệu quả tốt nhất.
- Việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở
trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đảm bảo dân chủ, công
khai, tạo sự đồng thuận. Thống nhất nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác sắp xếp,
tổ chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội và quản lý đội ngũ cán bộ; phát huy vai
trò, trách nhiệm của cấp ủy, ban lãnh đạo trong việc bố trí, sắp xếp lại tổ chức
bộ máy, đội ngũ cán bộ. Tất cả cán bộ, viên chức, người lao động
của đơn vị phải chấp hành nghiêm túc sự phân công nhiệm vụ của tổ chức.
- Việc sắp xếp, hợp nhất các cơ sở trợ
giúp xã hội thực hiện theo nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng về cơ sở vật chất,
tài sản, cơ chế tài chính, biên
chế được giao, cán bộ hiện có... của các đơn vị được hợp nhất. Các đơn vị sau
khi được sắp xếp đảm bảo tiếp tục hoạt động ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính
trị được giao, không ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng, từng
bước nâng cao chất lượng công việc, hiệu quả hoạt động và sự phát triển của đơn
vị. Các đơn vị không thực hiện sắp xếp, sáp nhập cần rà soát, kiện toàn tổ
chức bộ máy theo quy định hiện hành, đảm bảo tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt
động.
- Hạn chế tối đa việc xáo trộn bộ máy
tổ chức; đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật,
không để người lao động bị mất việc làm do sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy. Đối
với các trường hợp sau khi sắp xếp mà thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ
nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo
cũ thì được bảo lưu theo quy định tại Quyết định số 140/2009/QĐ-TTg ngày
31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày
05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối
với cán bộ, công chức, viên chức.
4. Tiêu chí sắp
xếp, tổ chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở
trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 của Thành phố2.
- Rà soát, hợp nhất các cơ
sở trợ giúp xã hội theo hướng bổ trợ, hoàn
thiện về chức năng, nhiệm vụ. Sắp xếp các cơ sở trợ giúp xã hội theo từng nhóm
đối tượng, quy mô, số lượng, đảm bảo
chăm sóc đối tượng hợp lý, thuận lợi cho công tác chăm sóc, trợ giúp và quản lý
đối tượng. Phân bố các cơ sở trợ giúp xã hội khoa học, cự ly hợp lý, thuận lợi cho đối
tượng tiếp cận, sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội. Duy trì và phát triển hình thức
chăm sóc trẻ em theo mô hình gia đình để đảm bảo hiệu quả quản lý, chăm sóc,
nuôi dưỡng đối tượng. Các cơ sở trợ giúp xã hội sau khi hợp nhất phải đảm bảo đạt
chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với
vấn đề già hóa dân số.
- Tổ chức lại các phòng, ban, đơn vị của
các cơ sở trợ giúp xã hội theo
đúng quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ và
Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đổi tên các cơ sở để phù hợp với các
loại hình cơ sở trợ giúp xã hội quy định tại Điều 5 Nghị định
103/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trừ các trường hợp đặc biệt (cơ sở trợ giúp xã hội do tổ
chức, cá nhân ngoài nước tài trợ xây dựng).
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI
1. Đối tượng của Đề
án
Các cơ sở trợ giúp xã hội gồm: 10 cơ sở
chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội và 02 cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội
thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (không bao gồm Làng trẻ em SOS Hà Nội
thuộc Tổ chức SOS Việt Nam và Khu Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thuộc
Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội).
2. Phạm vi
Các cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.
3. Thời gian thực hiện: Giai đoạn
2021 - 2022 và những năm tiếp theo.
III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP,
TỔ CHỨC LẠI CÁC CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THUỘC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Sắp xếp 12 cơ sở bảo trợ xã hội
còn 10 cơ sở bảo trợ xã hội (giảm 02 đơn vị, tỷ lệ 16,7%) và đổi tên (nếu
cần thiết), sắp xếp lại tổ chức của các cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định. Cụ
thể:
1. Các đơn vị
đề xuất giữ nguyên, kiện toàn chức năng nhiệm vụ và đổi tên (nếu cần thiết): 09 đơn vị
1.1. Các đơn vị giữ
nguyên tên gọi: 03 đơn vị
1.1.1. Làng Trẻ
em Birla Hà Nội
- Lý do: Làng Trẻ em Birla Hà Nội là
công trình quà tặng của Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp nhẹ Cimcô - Birla và
gia đình (Ấn Độ) tặng UBND thành phố Hà Nội (năm 1983). Ngoài ra, Đại sứ đặc biệt
Việt Nam - Nhật Bản, Nhật Bản - Việt Nam (Sugi Ryotaro) đã nhận làm Bố nuôi của
152 trẻ của Làng, thường xuyên đến thăm mỗi lần công tác tại Việt Nam. Làng Trẻ
em Birla Hà Nội được xây dựng theo mô hình gia đình, phù hợp với việc quản lý,
chăm sóc trẻ em để trẻ được sống
trong môi trường gia đình, có điều kiện học tập và phát triển tốt.
- Địa chỉ: Phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy,
Hà Nội.
- Chức năng, nhiệm vụ (giữ nguyên): Tiếp
nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng và trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khác theo quy định.
- Tổng số đối tượng: 66 trẻ em bị mất nguồn
nuôi dưỡng.
1.1.2 Trung tâm
Phục hồi chức năng Việt - Hàn
- Lý do: Là cơ sở bảo trợ xã hội duy
nhất thực hiện phục hồi chức năng cho người khuyết tật chuyên nghiệp, do đơn vị
được Tổ chức phi Chính phủ của Hàn Quốc đầu tư xây dựng, hỗ trợ trang thiết bị,
đào tạo, chuyển giao kỹ thuật phục hồi chức năng. Đối tượng chủ yếu là trẻ tự kỷ,
khuyết tật trí tuệ, hạn chế về vận động.
- Địa chỉ: Xã Đông Yên, huyện Quốc
Oai, Hà Nội.
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Giữ nguyên trạng: Tiếp nhận, chăm
sóc, phục hồi chức năng, dạy chữ và dạy nghề cho người khuyết tật, giúp đối tượng
có khả năng hòa nhập cộng đồng.
+ Bổ sung chức năng, nhiệm vụ: Tư vấn,
chăm sóc, phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng. Tiếp nhận chăm
sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho người khuyết tật tự nguyện đóng góp
kinh phí.
- Tổng số đối tượng: 146 người khuyết tật, còn
khả năng phục hồi chức năng.
1.1.3. Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật
Hà Nội
- Lý do: Là cơ sở bảo trợ xã hội duy
nhất chủ yếu thực hiện công tác dạy văn hóa cho trẻ khuyết tật theo chương
trình giáo dục chuyên biệt (tiền thân của đơn vị là Trường Dạy trẻ khuyết tật).
Đối tượng chủ yếu là trẻ khuyết tật câm, điếc, còn khả năng lao động và có cơ hội
hòa nhập cộng đồng.
- Địa chỉ: Thị trấn Chúc Sơn, huyện
Chương Mỹ, Hà Nội.
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Giữ nguyên: Tiếp nhận, chăm sóc, dạy
văn hóa, dạy nghề cho trẻ khuyết tật.
+ Bổ sung chức năng, nhiệm vụ: Tiếp nhận
chăm sóc, dạy văn hóa, dạy nghề cho trẻ khuyết tật tự nguyện đóng góp kinh phí.
- Tổng số đối tượng: 152 trẻ khuyết tật,
còn khả năng học văn hóa theo chương trình giáo dục chuyên biệt.
1.2. Các đơn vị đổi tên: 06 đơn vị
1.2.1. Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội
- Lý do: Đây là cơ sở bảo trợ xã hội
đa chức năng duy nhất ở phía nam Thành phố (huyện Ứng Hòa).
- Dự kiến tên đơn vị sau khi kiện toàn
chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 Hà Nội.
- Địa chỉ: Xã Viên An, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Giữ nguyên: Thực hiện các nhiệm
vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội, người lang
thang xin tiền, đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp (khu vực phía Nam Thành phố).
+ Bổ sung chức năng, nhiệm vụ: Tiếp nhận
chăm sóc các đối tượng có nhu cầu được trợ giúp xã hội và tự nguyện đóng góp
kinh phí.
- Tổng số đối tượng: 241 đối tượng bảo
trợ xã hội, gồm: 39 người cao tuổi cô đơn; 109 người khuyết tật tâm thần, 73
người khuyết tật khác; 20 người lang thang.
1.2.2. Trung tâm Bảo trợ xã hội III Hà
Nội
- Lý do: Phát triển thành cơ sở bảo trợ
xã hội chuyên chăm sóc người cao tuổi cô đơn, trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng;
Mở rộng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tự nguyện đóng góp kinh phí đáp ứng nhu
cầu của xã hội và vấn đề già hóa dân số.
- Dự kiến tên đơn vị sau khi kiện toàn
chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội.
- Địa chỉ:
+ Trụ sở chính: Phường Tây Mỗ, quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội.
+ Cơ sở 2: Phường Thanh Lương, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội.
+ Cơ sở 3: Phường Mỹ Đình, quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội.
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Giữ nguyên: Thực hiện các nhiệm vụ
tiếp nhận, chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa theo quy định; Tiếp
nhận, chăm sóc trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng.
+ Bổ sung chức năng, nhiệm vụ: Cung cấp
dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có nhu cầu được trợ giúp xã hội và tự nguyện
đóng góp kinh phí.
- Tổng số đối tượng: 113 người, gồm:
48 người cao tuổi cô đơn và 65 trẻ không có nguồn nuôi dưỡng.
1.2.3. Trung tâm Bảo trợ
xã hội IV
Hà
Nội
- Lý do: Đây là cơ sở bảo trợ xã hội
duy nhất ở phía Tây Thành phố (huyện Ba Vì) có chức năng tiếp nhận, chăm sóc,
nuôi dưỡng lâu dài đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, người lang thang vô gia
cư.
- Dự kiến tên đơn vị sau khi kiện toàn
chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 Hà Nội.
- Địa chỉ:
+ Trụ sở chính: Thị trấn Tây Đằng, huyện
Ba Vì, Hà Nội.
+ Cơ sở 2: Xã Xuân Sơn, thị xã Sơn
Tây, Hà Nội
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Giữ nguyên: Thực hiện các nhiệm vụ tập
trung, tiếp nhận, quản lý, chăm sóc đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, người
lang thang (bao gồm người lang thang xin tiền, người lang thang vô gia cư, người
tâm thần lang thang, người lang thang ốm yếu suy kiệt); trẻ em không có nguồn
nuôi dưỡng.
+ Bổ sung chức năng, nhiệm vụ: Tiếp nhận,
quản lý người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp xử
lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn3 và các đối tượng bảo trợ xã hội khác
theo quy định.
- Tổng số đối tượng: 317 người lang
thang xin tiền từ lần 2 trở lên, người lang thang vô gia cư (gồm 304 người lang
thang và 13 trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng).
1.2.4. Trung tâm Nuôi dưỡng
người già và trẻ tàn tật Hà Nội
- Lý do: Là đơn vị duy
nhất chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng không có khả năng phục hồi, hòa nhập
cộng đồng. Đơn vị đang được Tổ chức Kingdehilfi Hy vọng của Đức hỗ trợ một
phần kinh phí cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ khuyết tật và bồi dưỡng
cho cán bộ của Trung tâm hơn 40 năm; tổng giá trị viện trợ gần 400 triệu đồng/năm.
Vào tháng 10 hàng năm, Giám đốc Tổ chức đều sang Việt Nam kiểm tra các hoạt
động do Tổ chức tài trợ và ký thỏa thuận hợp tác cho năm tiếp theo.
- Dự kiến tên đơn vị sau khi kiện toàn
chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội.
Lý do đổi tên: Đơn vị chăm sóc, nuôi
dưỡng thường xuyên trên 300 người khuyết tật ở các độ tuổi, không chăm sóc người
cao tuổi cô đơn. Trong khi đó, Luật Người khuyết tật đã được ban hành
thay thế Pháp lệnh người tàn tật nên việc đổi tên phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị và quy định của pháp luật4.
- Địa chỉ: Xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội.
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Giữ nguyên: Tiếp nhận, quản lý, chăm
sóc người khuyết tật không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống. Tiếp nhận,
chăm sóc trẻ em bị khuyết tật không có nguồn nuôi dưỡng.
+ Bổ sung chức năng, nhiệm vụ: Tiếp nhận
chăm sóc người khuyết tật có nhu cầu được trợ giúp xã hội và tự nguyện đóng góp
kinh phí.
- Tổng số đối tượng: 321 người khuyết
tật.
1.2.5. Trung tâm Chăm sóc
và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội
- Lý do: Đơn vị có kinh
nghiệm 37 năm thực hiện công tác chăm sóc người tâm thần5. Do đối tượng tâm thần
ngày càng tăng, năm 2016 UBND Thành phố quyết định thành lập thêm Trung tâm
Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần số 2 Hà Nội (trên cơ sở chuyển đổi
chức năng, nhiệm vụ của Cơ sở Quản lý sau cai nghiện ma túy số 2) để giảm tải
cho đơn vị6.
- Dự kiến tên đơn vị sau khi kiện toàn
chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần số
1 Hà Nội (phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định 103/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Địa chỉ: Xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà
Nội.
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Giữ nguyên: Quản lý, chăm sóc, phục
hồi chức năng cho người khuyết tật dạng thần kinh, tâm thần.
+ Bổ sung chức năng, nhiệm vụ: Chăm
sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần có nhu cầu và tự nguyện đóng góp
kinh phí. Phát triển dịch vụ tư vấn, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm
thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.
- Tổng số đối tượng: 591 người khuyết
tật dạng thần kinh, tâm thần.
1.2.6. Trung tâm Chăm sóc và nuôi dưỡng
người tâm thần số 2 Hà Nội
- Lý do: Tiền thân là Cơ sở Quản lý
sau cai nghiện ma túy số 2, từ tháng 6/2016 đơn vị được chuyển đổi chức năng,
nhiệm vụ sang chăm sóc người tâm thần7. Sau 05 năm hoạt động, đối tượng của
đơn vị đã tăng từ 107 người lên 518 người (bao gồm 96 đối tượng của Trung tâm
Chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội và 11 đối tượng của Trung tâm Bảo
trợ xã hội II Hà Nội tiếp nhận năm 2016). Đối tượng tâm thần có nhu cầu vào cơ
sở trợ giúp xã hội ngày càng tăng, vì vậy đề xuất giữ nguyên, đồng thời cần tập
trung đầu tư mở rộng phòng ở cho đối tượng để nâng công suất tiếp nhận của đơn vị lên
1.000 đối tượng.
- Dự kiến tên đơn vị sau khi kiện toàn
chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần số
2 Hà Nội (phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định 103/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Địa chỉ: Xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà
Nội.
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Giữ nguyên: Quản lý, chăm sóc, phục
hồi chức năng cho người khuyết tật dạng thần kinh, tâm thần.
+ Bổ sung chức năng, nhiệm vụ: Chăm
sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần có nhu cầu và tự nguyện đóng góp
kinh phí; Phát triển dịch vụ tư vấn, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm
thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.
- Tổng số đối tượng: 518 người khuyết
tật dạng thần kinh, tâm thần.
2. Hợp nhất
03 cơ sở trợ giúp xã hội thành 01 đơn vị gồm: Trung tâm Cung cấp dịch vụ công
tác xã hội Hà Nội Hà Nội, Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội và Quỹ Bảo trợ trẻ
em Hà Nội
- Lý do:
+ Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác
xã hội Hà Nội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội có cùng nhiệm vụ triển khai các hoạt
động trợ giúp xã hội (vận động, huy động và tiếp nhận hỗ trợ tài chính, hiện vật
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động
hỗ trợ, trợ giúp); cùng có trụ sở trên địa bàn quận Hà Đông.
+ Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội và Trung tâm
Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội cùng có nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc tạm
thời đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp. Tuy nhiên, địa điểm và cơ sở vật chất hiện
nay của Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội còn hạn chế, chưa đáp
ứng được, vì vậy các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp
của Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội đang được gửi tại các
cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chủ yếu là
Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội, nên công tác tư vấn, trợ giúp đối tượng còn
gặp khó khăn.
- Dự kiến tên đơn vị sau
khi hợp nhất: Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội.
- Địa chỉ:
+ Trụ sở chính: 45 Bà Triệu, quận Hà Đông, Hà
Nội.
+ Cơ sở 2: Xã Dục Tú, huyện Đông Anh,
Hà Nội.
- Chức năng, nhiệm vụ (sáp nhập
nguyên trạng): Cung cấp dịch vụ công tác xã hội; Tư vấn, can thiệp, quản
lý trường hợp đối tượng cần sự bảo vệ khẩn
cấp; Quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em,
tổ chức các hoạt động vận động ủng hộ và điều phối nguồn quỹ; Tập trung, tiếp
nhận, quản lý người lang thang xin tiền, đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.
- Tổng số đối tượng: 44 người, gồm: 34
người lang thang và 10 trẻ bị bỏ rơi.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Sau khi hoàn thành
công tác sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội sẽ giảm từ 12 cơ sở xuống còn 10 cơ sở (giảm 02 cơ sở, tỷ lệ
16,7%); đồng thời đa dạng hóa các dịch vụ trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội và tại
cộng đồng đáp ứng nhu cầu của người dân.
Các cơ sở sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại
gồm:
(1) Làng Trẻ em Birla Hà Nội;
(2) Trung tâm Bảo trợ xã hội
1 Hà Nội (trước đây là Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Hà Nội);
(3) Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 Hà Nội
(trước đây là Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội);
(4) Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội
(trước đây là Trung tâm Bảo trợ xã hội III Hà Nội);
(5) Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật
Hà Nội (trước đây là Trung
tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội);
(6) Trung tâm Phục hồi chức
năng Việt - Hàn;
(7) Trung tâm Nuôi dưỡng
trẻ khuyết tật Hà Nội;
(8) Trung tâm Chăm sóc và
phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội (trước đây là Trung tâm chăm sóc
và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội);
(9) Trung tâm Chăm sóc và phục hồi chức
năng người tâm thần số 2 Hà Nội (trước đây Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người
tâm thần số 2 Hà Nội);
(10) Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ
Bảo trợ trẻ em Hà Nội (thành lập trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị: Trung tâm Cung
cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội và Trung tâm Bảo
trợ xã hội I Hà Nội).
2. Việc sắp xếp, tổ chức
lại các cơ sở trợ giúp xã hội không làm ảnh hưởng đến công suất tiếp nhận; công
tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng. Các cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục
hoạt động ổn định, đảm bảo người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ trợ
giúp xã hội ở các địa bàn khác nhau.
3. Tinh giản đầu mối 02
cơ sở trợ giúp xã hội
- Giảm được 02 Giám đốc, 04 Phó Giám đốc
so với quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
- Giảm 10 phòng, đội so với hiện tại,
còn 37 phòng, khoa, đội với khoảng 37 cấp trưởng và 25 cấp phó.
Việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các
phòng, ban của các cơ sở trợ giúp xã hội đảm bảo tinh gọn, không làm tăng biên
chế, hoạt động hiệu quả và đúng theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của
Chính phủ và Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
4. Một số khó khăn sau khi thực hiện sắp
xếp, tổ chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội:
- Khoảng cách giữa 03 cơ sở được sáp
nhập (quận Hà Đông - huyện Đông Anh) là 33 km nên việc chỉ đạo, quản lý, điều
hành gặp không ít khó khăn.
- Việc sáp nhập Trung tâm Cung cấp dịch
vụ công tác xã hội Hà Nội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội gặp khó khăn trong công
tác vận động Quỹ.
- Các trung tâm sau khi hợp nhất gặp
khó khăn về tổ chức bộ máy, hoạt động Đảng đoàn thể và nhiệm vụ chuyên môn, do
có trụ sở tại 02 quận, huyện khác nhau, nên tổ chức Đảng và các tổ chức chính
trị trực thuộc 02 địa phương quản lý.
- Chế độ, chính sách của cán bộ, viên
chức, người lao động tại 03 đơn vị được thực hiện theo các văn bản quy định
khác nhau.8
(Chi tiết tại
Phụ lục VI kèm theo)
V. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
KHÓ KHĂN
1. Về tổ chức
bộ máy và biên chế
- Sắp xếp lại các phòng, đội, đơn vị
theo đúng quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ
và Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội. Kiện toàn Ban Giám đốc của các cơ sở trợ giúp xã hội theo đúng quy định
để đảm bảo ổn định tổ chức, công
tác
quản
lý tại các đơn vị.
- Trước mắt sáp nhập nguyên trạng biên
chế được giao của các đơn vị thực hiện sắp xếp, sáp nhập. Đối với các đơn vị giữ
nguyên và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, thực hiện theo đúng quy định tại Nghị
định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Tiếp tục có chính sách quan tâm đến
cán bộ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại các cơ sở trợ giúp
xã hội.
2. Về cơ sở vật
chất
- Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị, mở rộng công suất, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
bảo trợ xã hội.
- Tăng cường xã hội hóa, đặc biệt là
các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.. đáp ứng nhu
cầu của xã hội.
3. Về chức
năng, nhiệm vụ
- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của
các cơ sở trợ giúp xã hội, hướng tới nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa
dịch vụ tại cơ sở trợ giúp xã hội và tại cộng đồng đáp ứng nhu cầu của nhân
dân.
- Tiếp tục duy trì Quỹ Bảo trợ
trẻ em Hà Nội để thuận tiện trong quá trình vận động, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt. Đồng thời trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm Công
tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội tăng cường vận động các nguồn lực
để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo
trợ xã hội và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác.
4. Về tổ chức
cơ sở Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội
Đề nghị Ban Tổ chức
Thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn các quận ủy, huyện ủy thống nhất mô hình tổ chức cơ
sở Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội của các cơ sở trợ giúp xã hội, đặc biệt là
Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội sau sáp nhập, đảm bảo
các đơn vị sớm được kiện toàn, thống nhất mô hình tổ chức để hoạt động ổn định.
Phần
IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, tăng cường việc định
hướng công tác tư tưởng, tuyên truyền, quán triệt quan điểm chỉ đạo của
Trung ương, Thành phố đối với công tác sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở trợ giúp
xã hội trực thuộc Sở, tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện đề án, đảm
bảo ổn định và hoạt
động hiệu quả.
- Trình UBND Thành phố quyết định tổ
chức lại và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
các cơ sở trợ giúp xã hội sau sắp xếp, hoàn thành trong Quý IV năm 2021.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ
sau khi UBND Thành phố có quyết định sắp xếp các cơ sở trợ giúp xã hội. Chỉ đạo
các cơ sở trợ giúp xã hội được sáp nhập tiến hành thống kê toàn bộ giấy tờ, sổ sách liên
quan đến trụ sở làm việc, tài sản, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị, kinh
phí...; số lượng, chất lượng cán bộ, nhân viên tại thời điểm có Quyết định phê
duyệt của UBND Thành phố.
- Hướng dẫn các cơ sở xây dựng đề án về
cơ cấu tổ chức; số lượng, tên gọi các phòng ban chuyên môn thuộc đơn vị theo
đúng tiêu chí sắp xếp, tổ chức lại (nêu tại điểm 4 mục I Phần III); thực hiện
quy trình bổ nhiệm lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; bố trí sắp xếp cán
bộ các phòng theo chức năng, nhiệm vụ mới đảm bảo đúng quy định và thực hiện đầy
đủ chế độ, chính sách theo quy định.
- Xây dựng Đề án vị trí việc làm sau sắp
xếp, tổ chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
trình UBND Thành phố ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, giá dịch vụ, mức thu
phí đối với đối tượng tự nguyện và các dịch vụ trợ giúp xã hội tại các cơ sở trợ
giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND Thành phố nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị tại các cơ sở trợ giúp xã hội sau sắp xếp, tổ chức lại.
- Tham mưu báo cáo Ban Tổ chức Thành ủy
chỉ đạo, hướng dẫn Quận ủy Hà Đông, Huyện ủy Đông Anh thống nhất mô hình tổ chức
cơ sở Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội của Trung tâm Công tác xã hội và
Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội sau sáp nhập, đảm bảo sớm kiện toàn, hoạt động ổn định.
- Căn cứ phương án tự chủ tài chính do
các đơn vị sự nghiệp công đề xuất, xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường
xuyên năm đầu thời kỳ ổn định và xác định kinh phí chi thường xuyên từ nguồn
ngân sách nhà nước, nguồn thu phí được để lại chi; kinh phí ngân sách nhà nước
đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (trường hợp tại thời điểm thẩm định
phương án tự chủ tài chính xác định được kinh phí đặt hàng cho đơn vị); dự kiến
phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức độ tự chủ tài chính, tổng hợp phương
án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị sự nghiệp công, có văn bản gửi
Sở Tài chính xem xét, có ý kiến.
2. Sở Nội vụ
- Hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, các đơn vị liên quan về trình tự, thủ tục hợp nhất, đổi tên và quy
trình kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ sở trợ giúp xã hội.
- Hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội thực hiện quy trình công tác cán bộ sau khi sắp xếp, sáp nhập và
trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định.
3. Sở Tài
chính
- Hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội và các cơ sở trợ giúp xã hội sau sắp xếp, sáp nhập thực hiện bàn giao
tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo đúng quy định của pháp
luật.
- Trên cơ sở đề xuất của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, thẩm định phương án giá cung cấp dịch vụ tại các
cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ sở để Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội trình UBND Thành phố theo quy định.
- Trên cơ sở đề xuất của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh
phí chi thường xuyên để nâng cao
chất lượng cơ sở vật chất của các cơ sở trợ giúp xã hội sau khi sắp xếp theo
quy định.
- Trên cơ sở phương án phân loại và dự
toán thu, chi của các đơn vị sự nghiệp công do Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tổng hợp, đề xuất; xem xét, có ý kiến bằng văn bản làm căn cứ để Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội xác định phân loại đơn vị và ra quyết định giao quyền tự
chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc; phê duyệt dự toán kinh
phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu phí được để lại chi; kinh
phí ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (nếu có) cho
các đơn vị theo phương án tự chủ tài chính năm đầu thời kỳ
ổn định.
4. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất
cho các cơ sở trợ giúp xã hội để nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.
5. Ủy ban
nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo tuyên truyền để người dân biết
đến các dịch vụ trợ giúp xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Chỉ đạo Phòng
Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn người dân quy trình, thủ tục, thẩm định
hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội để đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ
giúp xã hội.
- Tạo điều kiện để triển khai thực hiện
Đề án theo đúng tiến độ, chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện
cho các đơn vị đảm bảo công tác an ninh trật tự. Hướng dẫn các đơn vị kiện toàn
tổ chức Đảng, Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội theo quy định.
6. Cơ quan
thông tin truyền thông
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền để các tầng lớp nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
Thành phố và công tác quản lý, chăm sóc, dịch vụ xã hội tại các cơ sở trợ giúp
xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội./.