Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động thời giờ làm việc nghỉ ngơi

Số hiệu: 45/2013/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định mới về giờ làm thêm

Từ ngày 1/7, người lao động chỉ được làm thêm không quá 12 giờ/ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Nội dung này được quy định tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP.  

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định thêm 1 trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ là các đơn vị sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước.

Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người lao động phải được bố trí nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ.

Trường hợp không bố trí nghỉ bù thì phải trả lương làm thêm giờ cho thời gian người lao động không được nghỉ bù, mức lương trả cho thời gian không được nghỉ bù được tính như mức lương làm thêm giờ, được quy định cụ thể tại điều 97 Bộ luật lao động.

Nghị định có hiệu lực từ 01/7/2013.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 45/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động,

Chương 1.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Nghị định này được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 của Bộ luật lao động.

2. Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Nghị định này được áp dụng đối với các đối tượng sau:

a) Người lao động Việt Nam; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;

b) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình; cá nhân có liên quan.

Chương 2.

THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

MỤC 1. THỜI GIỜ LÀM VIỆC

Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương

1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

4. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh.

6. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

7. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

8. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

9. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.

10. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Điều 4. Làm thêm giờ

1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:

a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;

b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:

a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:

a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;

b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.

MỤC 2. THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Điều 5. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.

11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

Điều 7. Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm

Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.

Điều 8. Nghỉ Tết Âm lịch

1. Thời gian nghỉ Tết Âm lịch theo Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật lao động do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch.

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Chương 3.

AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

MỤC 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 9. Xây dựng Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo từng giai đoạn 05 năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Hằng năm, căn cứ Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được phê duyệt, dự toán của các Bộ, cơ quan và địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Chương trình cùng với dự toán ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Điều 10. Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình, cơ sở.

2. Phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phải có các nội dung chính sau đây:

a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở phải nêu rõ khoảng cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác;

b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở;

c) Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động;

d) Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có hại; phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.

Điều 11. Sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

1. Việc sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;

b) Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc;

c) Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người lao động;

d) Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm;

đ) Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc.

2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp đặc biệt sử dụng người lao động cao tuổi trong lĩnh vực, ngành, nghề thuộc thẩm quyền quản lý.

MỤC 2. TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:

a) Tai nạn lao động chết người;

b) Tai nạn lao động nặng;

c) Tai nạn lao động nhẹ.

4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.

Điều 13. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo, bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng

1. Việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên và sự cố nghiêm trọng;

b) Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng làm bị thương 01 người lao động, sự cố nghiêm trọng;

c) Thanh tra lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết;

d) Trong quá trình điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thanh tra lao động, người sử dụng lao động phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự;

đ) Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động.

2. Việc thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải lập hồ sơ sức khỏe đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, lao động;

b) Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thủ tục, trình tự thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 14. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại

Đối với nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

1. Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;

2. Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất 01 lần trong một năm; lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi theo quy định pháp luật;

3. Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;

4. Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp cứu tại chỗ theo quy định pháp luật; đội cấp cứu phải được huấn luyện kỹ năng và thường xuyên tập luyện.

MỤC 3. KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Điều 15. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là hoạt động kỹ thuật thực hiện theo quy trình nhất định (sau đây gọi là quy trình kiểm định) nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Điều 16. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

2. Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu kiểm định của từng đối tượng kiểm định.

3. Có đủ kiểm định viên đáp ứng các yêu cầu kiểm định của từng đối tượng kiểm định.

4. Có tổ chức phù hợp để thực hiện hoạt động kiểm định.

Điều 17. Hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại và bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

b) Tài liệu chứng minh năng lực phù hợp với điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.

2. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:

a) Ít nhất 03 tháng trước khi hết thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải gửi hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;

- Giấy chứng nhận đã được cấp;

- Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức trong thời gian được cấp Giấy chứng nhận;

- Tài liệu chứng minh năng lực phù hợp với điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.

b) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị hỏng, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải gửi hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;

- Bản sao hoặc bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp (nếu có).

3. Hồ sơ đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:

a) Đơn đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận;

b) Giấy chứng nhận đã được cấp;

c) Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.

4. Thủ tục cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:

a) Tổ chức có nhu cầu cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận phải gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận; đồng thời nộp phí, lệ phí liên quan đến việc đánh giá điều kiện hoạt động, cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 18. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:

a) Bộ Công Thương: vật liệu nổ công nghiệp; hệ thống thủy lực nâng cánh phai thủy điện; máy và thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chỉ sử dụng cho khai thác mỏ trong hầm lò;

b) Bộ Giao thông vận tải: các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động để vận hành động cơ của phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không (không bao gồm các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được chuyên chở hoặc được lắp đặt trên phương tiện vận tải để làm việc trên các công trường, kho hàng, nơi sản xuất, kinh doanh); thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chỉ phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt trên biển;

c) Bộ Khoa học và Công nghệ: lò phản ứng hạt nhân; buồng thử nghiệm tương thích điện từ; các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động làm việc trong lưới điện cao áp; các loại máy, thiết bị chứa nguồn phóng xạ, bức xạ;

d) Bộ Xây dựng: hệ thống giàn giáo; hệ thống cốp pha trượt; thanh, cột chống tổ hợp;

đ) Bộ Thông tin và Truyền thông: ăng ten bức xạ cao tần; máy khuếch đại công suất cao tần trong phát thanh, truyền hình;

e) Bộ Quốc phòng: các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên sử dụng cho mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự;

g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ các loại máy, thiết bị, vật tư quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này.

2. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 Điều này là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, bổ sung, sửa đổi, thu hồi, đình chỉ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Điều 19. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là 03 năm đối với Giấy chứng nhận cấp mới hoặc cấp lại khi Giấy chứng nhận hết hạn.

2. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được cấp lại do bị mất, bị hỏng là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đã được cấp.

Điều 20. Đình chỉ hoạt động của tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị đình chỉ hoạt động kiểm định trong các trường hợp sau đây:

1. Không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này;

2. Liên tục trong 18 tháng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động kiểm định theo quy định pháp luật.

Điều 21. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ.

2. Bị xử phạt vi phạm hành chính 03 lần đối với 01 hành vi hoặc 03 lần trong một năm.

3. Tiến hành hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

4. Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận.

5. Sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận.

Điều 22. Quyền và trách nhiệm của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có quyền:

a) Thực hiện hoạt động kiểm định theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm định;

b) Được thu phí, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;

c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hành vi cản trở hoạt động kiểm định;

d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định cung cấp các tài liệu, thông tin phục vụ hoạt động kiểm định;

đ) Có quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm:

a) Cung cấp dịch vụ kiểm định trong phạm vi, đối tượng được quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

b) Không được từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định mà không có lý do chính đáng;

c) Thực hiện kiểm định theo quy trình kiểm định;

d) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, bồi thường thiệt hại do hoạt động kiểm định gây ra theo quy định của pháp luật; phải thu hồi kết quả kiểm định đã cấp khi phát hiện sai phạm;

đ) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động kiểm định theo quy định của pháp luật;

e) Lưu giữ hồ sơ kiểm định;

g) Có trách nhiệm khác theo quy định pháp luật.

Điều 23. Trách nhiệm sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động có trách nhiệm:

1. Ký hợp đồng với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

2. Khai báo trước khi đưa vào sử dụng, báo cáo việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với cơ quan có thẩm quyền.

Điều 24. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

1. Đề xuất các loại máy, thiết bị, vật tư thuộc lĩnh vực quản lý đưa vào danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

2. Ban hành các quy trình kiểm định các đối tượng thuộc thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

3. Quy định chi tiết các Điều 16, Điều 17 và Điều 20 Nghị định này; điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý;

4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý;

5. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất, tổng hợp báo cáo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Chương 4.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 25. Quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan lập Hồ sơ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo thông lệ quốc tế;

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

d) Hướng dẫn và quản lý việc tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

đ) Hướng dẫn thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã có hoạt động sản xuất kinh doanh;

e) Đưa nội dung an toàn lao động, vệ sinh lao động vào chương trình giảng dạy trong các trường và cơ sở dạy nghề;

g) Thực hiện điều tra tai nạn lao động; phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra, xử lý tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm;

h) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

i) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản về chăm sóc sức khoẻ cho người lao động; tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, ban hành danh mục các loại bệnh nghề nghiệp;

c) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các biện pháp bảo đảm vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền;

d) Hướng dẫn việc tổ chức đội cấp cứu tại chỗ; nội dung tập huấn về sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;

đ) Hướng dẫn và quản lý việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám bệnh nghề nghiệp; giám định y khoa để xếp hạng thương tật, điều trị và phục hồi chức năng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b) Chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các hoạt động về an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung an toàn lao động, vệ sinh lao động vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện làm việc đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao.

6. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương; xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

2. Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Điều 2 Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến từng đối tượng này có quy định khác.

Điều 27. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 45/2013/ND-CP

Hanoi, May 10th 2013

 

DECREE

ELABORATING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON HOURS OF WORK, HOURS OF REST, OCCUPATIONAL SAFETY AND OCCUPATIONAL HYGIENE

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25th 2001;

Pursuant to the Labor Code dated June 18th 2012;

At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Government elaborates a number of articles of the Labor Code on hours of work, hours of rest, occupational safety and occupational hygiene,

Chapter 1.

SCOPE AND SUBJECTS OF APPLICATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree elaborates a number of articles of the Labor Code on hours of work, hours of rest, occupational safety and occupational hygiene

Article 2. Subjects of application

1. The regulations on hours of work and hours of rest are applicable to the subjects in Article 2 of the Labor Code.

2. The regulations on occupational safety and occupational hygiene in this Decree are applicable to the following subjects:

a) Vietnamese employees, foreign employees working in Vietnam, and apprentices;

b) Enterprises, agencies, organizations, cooperatives, households, and relevant individuals.

Chapter 2.

HOURS OF WORK AND REST

SECTION 1. HOURS OF WORK

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Rest periods during hours of work as prescribed in Article 5 of this Decree.

2. Breaks at work according to the characteristics of the job.

3. Rest periods necessary for physiological needs of humans

4. A rest period of 60 minutes every day for female employees having children under 12 months of age.

5. A rest period of 30 minutes every day for menstruating female employees.

6. Periods during which work are paused that are not on account of employees.

7. Periods of training in occupational safety and occupational hygiene.

8. Periods of meeting or training requested or agreed by the employee.

9. Periods of meeting or training requested by superior Trade Union as prescribed by the laws on Trade Union.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Overtime

1. Overtime hours in a day shall:

a) Not exceed 50% of the normal working hours in 01 day; the total normal working hours and overtime hours shall not exceed 12 hours in a day when applying weekly working hours;

b) Not exceed 12 hours in a day when working overtime on public holidays and weekends.

2. 200-300 overtime hours in a year:

a) Overtime hours are permitted in the following cases:

- Production and processing of textiles, garments, leather, shoes, agricultural, silvicultural, and aquaculture products;

- Electricity supply, telecommunication services, oil refinery, water supply and drainage,

- Other urgent cases in which works must not be postponed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Compensatory rest periods prescribed Point c Clause 2 Article 106 of the Labor Code:

a) After each overtime up to 07 consecutive days in a month, the employer shall provide their employees with compensatory rest periods;

b) Where compensatory rest periods are not available, overtime pay shall be given as prescribed in Article 97 of the Labor Code.

SECTION 2. HOURS OF REST

Article 5. Rest periods during working hours

1. The short breaks prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 108 of the Labor Code are considered working hours in a 08-hour shift in normal conditions or 06 hours if shortened. Specific rest periods are decided by the employer.

2. Apart from short breaks during a normal shift prescribed in Clause 1 of this Article, employees working 10 hours a day or more, including overtime hours, shall be given at least 30 minutes of rest during working hours

Article 6. Periods considered working hours of employees to calculate annual leaves

1. The apprenticeship specified in the apprentice contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Separate paid leaves according Clause 1 Article 116 of the Labor Code.

4. Unpaid leaves agreed by the employee, but the total length must not exceed 01 month.

5. Rest periods due to occupational accidents or occupational illness, but the total length must not exceed 06 months.

6. Rest periods due to sickness, but the total length must not exceed 02 months.

7. Maternity leaves as prescribed by the laws on social insurance.

8. Rest periods to do Trade Union activities as prescribed by the laws on Trade Union.

9. Periods during which works are suspended that are not on account of employees.

10. Suspension periods

11. Detention period after which the employee is released and goes back to work after being declared innocent by competent state authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The number of days of annual leave as prescribed in Clause 2 Article 114 of the Labor Code equals the number of days of annual leave plus additional days off according to seniority (if any) divided by 12 months, then multiplied by the actual number of working months in the year; the result shall be rounded up if the decimal is 0.5 or bigger.

Article 8. Lunar New Year Holiday

1. The period of Lunar New Year Holiday according to Clause 1 Article 115 of the Labor Code is selected by the employee, either 01 last day and 04 first days of the lunar year, or 02 last days and 03 first days of the lunar year.

2. Employers shall notify employees of the Lunar New Year Holiday plan at least 30 days before the holiday.

Chapter 3.

OCCUPATIONAL SAFETY AND OCCUPATIONAL HYGIENE

SECTION 1. GENERAL REGULATIONS ON OCCUPATIONAL SAFETY AND OCCUPATIONAL HYGIENE

Article 9. The formulation of the National Program on occupational safety and occupational hygiene

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall formulate 05-year National Programs on occupational safety and occupational hygiene and submit them to the Prime Minister for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Making plans for ensuring occupational safety and occupational hygiene.

1. When building, expanding, or upgrading a construction serving the production or storage of machinery, equipment, supplies, and substances that having strict requirements for occupational safety and occupational hygiene, the investor and the employer shall make a plan for ensuring occupational safety and occupational hygiene for the workplace and the environment, then submit it to the agency competent to permit such construction, expansion, or upgrade.

2. The plan for ensuring occupational safety and occupational hygiene shall contain:

a) The location and scale of the construction, specifying the distance from the construction to residential areas and other constructions;

b) A list and details of items in that construction;

c) The hazards and accidents that may occur during the operation;

d) Specific measures from eliminating and minimizing the hazards; plans for dealing with accidents and emergency response.

Article 11. Employing elderly employees to do hard works, hazardous works, and dangerous works

1. Elderly employees shall be employed to do hard works, hazardous works, and dangerous works when the following conditions are satisfied:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Elderly employees meet the health standards for their occupations established by the Minister of Health;

c) Each employment does not exceed 05 years;

d) Health-checks are given at least twice a year;

dd) At least 01 co-worker is not an elderly employee.

2. Pursuant to Clause 1 of this Article, Ministries and ministerial agencies shall specify the hard works, hazardous works, dangerous works, and specific conditions for each employment of elderly employees.

SECTION 2. OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND OCCUPATIONAL ILLNESS

Article 12. Serious accidents

1. Occupational accidents are accidents that cause harm to any organ and function of the body, or lead to death; happen during the fulfillment of employees’ tasks, even during short breaks, meal breaks, preparation for work, and finalization of work at workplaces.

2. An accident is considered an occupational accident when it happens at a suitable location and time when the employee is going to work from home and vice versa.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Fatal occupational accidents;

b) Serious occupational accidents;

c) Minor occupational accidents;

4. Serious emergencies are accidents that happen during the work process (not including occupational accidents) that cause damage to property of employees and employers.

Article 13. Statement, investigation, statistics, report, compensation, pays for occupational accidents, occupational illness, and serious emergencies

1. The statement, investigation, statistics, report, compensation, pays for occupational accidents, occupational illness, and serious emergencies are specified as follows:

a) Employers shall report fatal occupational accidents and serious occupational accidents that hurt at least 02 employees and serious accidents to Inspectors of local Services of Labor, War Invalids and Social Affairs

b) Employers shall investigate minor occupational accidents and serious occupational accidents that injure 01 employees, and serious accidents;

c) Labor inspectors shall investigated fatal occupational accidents and serious occupational accidents that injure 02 employees or more; investigate occupational accidents and severe accidents that have been investigated by employers if complaints or denunciations are filed or where necessary;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Employers shall open logbooks and send biannual and annual reports to state agencies in charge of labor.

2. Statistics and reports on occupational illness:

a) Employers shall make health profiles of employees suffering from occupational illness, and send biannual and annual reports to state agencies in charge of health and labor;

b) The Minister of Health shall provide guidance on the procedure for making statistics and reports on occupational illness.

3. Employers shall provide compensations and benefits for employees suffering from occupational accidents and occupational illness under the guidance of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 14. Controlling hazards

At workplaces facing hazards that may causes occupational accidents or occupational illness, employers shall:

1. Check and assess the hazards; provide solutions for eliminating and minimizing hazards, improve working conditions, and take care of employees' health;

2. Measure the hazards at least once a year; make and retain records as prescribed by law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Draw up plans for dealing with accidents, emergency response, and organize an on-site medic team as prescribed by law; the medic team must be regularly trained.

SECTION 3. ASSESSMENT OF OCCUPATIONAL SAFETY

Article 15. Occupational safety assessing organizations

1. Assessment of occupational safety is a technical activity following a certain procedure (hereinafter referred to as assessment procedure) in order to assess and certify the safety of the assessed subjects according to technical standards.

2. Occupational safety assessing organizations are public service providers or enterprises established within law and issued with the Certificate of eligibility to assess occupational safety by competent state authority.

Article 16. Conditions for the Certificate of eligibility to assess occupational safety

1. Holding a Certificate of Business Registration or an Establishment Decision issued by a competent authority.

2. The facilities and technical equipment satisfy the requirements for assessing each subject.

3. The quantity of assessors that satisfy the requirements of assessing is sufficient.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Documentation and procedure for issuing, reissuing, and adjusting the Certificate of eligibility to assess occupational safety

1. The application for the Certificate of eligibility to assess occupational safety includes:

a) The written request for the Certificate

b) Documents proving the fulfillment of the conditions in Article 16 of this Decree.

2. The application for the reissuance of the Certificate of eligibility to assess occupational safety:

a) At least 03 months before the expiration date of the Certificate, if the organization wishes to continue the assessment of occupational safety, it shall submit an application for the reissuance of the Certificate. The application includes:

- The written request for the reissuance of the Certificate;

- The issued Certificate;

- The report on the operation of the organization while holding the Certificate;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Where the Certificate is lost or damaged and the organization wishes to continue the assessment of occupational safety, it shall submit an application for the reissuance of the Certificate. The application includes:

- The written request for the reissuance of the Certificate;

- The copy or original Certificate issued (if any).

3. The application for the adjustment of the Certificate of eligibility to assess occupational safety:

a) The written request for the adjustment of the Certificate;

b)The issued Certificate;

c) Supporting documents.

4. Procedure for issuing, reissuing, and adjusting of the Certificate of eligibility to assess occupational safety:

a) When an organization requests the issuance, reissuance, or adjustment of the Certificate, it send a competent authority prescribed in Article 18 of this Decree an application for the issuance, reissuance, or adjustment of the Certificate, and pay the fee for the adjustment of the conditions for such issuance, reissuance, or adjustment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. The power to issue the Certificate of eligibility to assess occupational safety:

1. The power to issue the Certificate of eligibility to assess occupational safety:

a) The Ministry of Industry and Trade: industrial explosives, hydraulic system for raising the sluice gate; machinery and equipment having strict requirements for occupational safety used in mining;

b) The Ministry of Transport: machinery, equipment, and supplies having strict requirements for occupational safety to operate vehicles on roads, inland waterway, sea, rail, and air (not including the machinery, equipment and supplies having strict requirements for occupational safety carried on such vehicles to work at constructions, warehouses, factories, and business places; equipment having strict requirements for occupational safety that serve the petroleum exploration and extraction at sea, oil and gas pipeline system at sea;

c) The Ministry of Science and Technology: nuclear reactors, electromagnetic compatibility test; machinery and equipment having strict requirements for occupational safety that operate on high-voltage grids; machinery and equipment that contain and radiation sources;

d) The Ministry of Construction: scaffolding system, sliding formwork system;

dd) The Ministry of Information and Communications: high-frequency antennae; high-frequency amplifiers in radio and television;

e) The Ministry of National Defense: machinery, equipment, and supplies having strict requirements for occupational safety used for national defense and military activities;

g) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs: machinery, equipment, and supplies having strict requirements for occupational safety, except for the machinery, equipment and supplies in Points a, b, c, d, dd, and e of this Clause.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Validity period of the Certificate of eligibility to assess occupational safety

1. The validity period of a Certificate of eligibility to assess occupational safety that is issued for the first time or when the old one is expired is 03 years.

2. The validity period of a Certificate of eligibility to assess occupational safety that is issued when the old one is lost or damaged is the remaining validity period of the old one.

Article 20. Suspending occupational safety assessing organizations

Occupational safety assessing organizations shall be suspended when:

1. The conditions in Article 16 of this Article are not satisfied;

2. No report on the assessment is sent to competent authorities for 18 consecutive months.

Article 21. Revoking the Certificate of eligibility to assess occupational safety

1. The suspension period is over but the causes of suspension are not eliminated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Carry out assessment during the suspension.

4. Forge or falsify documents in the application.

5. Falsify the Certificate.

Article 22. Rights and responsibilities of occupational safety assessing organizations

1. Occupational safety assessing organizations are entitled to:

a) Carry out assessments in accordance with assessment service contracts;

b) Collect fees and services charges as prescribed by law;

c) File complaints and denunciation against acts of obstructing the assessment;

d) Request their clients to provide documents and information serving the assessment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Occupational safety assessing organizations shall:

a) Provide assessment services in accordance with the Certificate of eligibility to assess occupational safety;

b) Not refuse to provide assessment services without rational explanation;

c) Comply with the assessment procedure;

d) Take responsibility for the assessment result, pay compensation for the damage caused by the assessment; withdraw the assessment result when misconduct is discovered;

dd) Send reports on the assessment to competent authorities as prescribed by law;

e) Retain the assessment files;

g) Other rights as prescribed by law.

Article 23. Responsibilities when using machinery, equipment, and supplies having strict requirements for occupational safety

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Sigh contracts with occupational safety assessing organizations for assessment before use or periodic assessment throughout their operation.

2. Send declaration and reports on the assessment of machinery, equipment, and supplies having strict requirements for occupational safety to competent authorities before use.

Article 24. Responsibilities of state management authorities for the assessment of occupational safety

Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies shall:

1. Suggest machinery, equipment, and supplies under their management to the list of machinery, equipment, and supplies having strict requirements for occupational safety;

2. Establish procedures for assessing the subjects within their competence as prescribed in Article 18 of this Decree, after obtaining written opinions from the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

3. Elaborate Article 16, Article 17, and Article 20 of this Decree; the conditions, order, and procedure for issuing and revoking Certificates of occupational safety assessors within their competence;

4. Inspect the assessment of occupational safety within their competence;

5. Send annual or unscheduled reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the assessment of occupational safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

STATE MANAGEMENT OF HOURS OF WORK, HOURS OF REST, OCCUPATIONAL SAFETY, AND OCCUPATIONAL HYGIENE

Article 25. State management of hours of work, hours of rest, occupational safety, and occupational hygiene

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible to the Government for unifying the state management of hours of work, hours of rest, labor safety and labor hygiene, and:

a) Formulate and promulgate or request the promulgation of legislative documents on hours of work, hours of rest, labor safety and labor hygiene

b) Cooperate with relevant Ministries and agencies in formulating the National Regulation on occupational safety and occupational hygiene in conformity with international practice;

c) Disseminate the laws on hours of work, hours of rest, occupational safety, and occupational hygiene;

d) Provide guidance and training in occupational safety and occupational hygiene;

dd) Provide guidance on occupational safety and occupational hygiene at enterprises, organizations, and cooperatives engaged in production and business;

e) Integrate occupational safety and occupational hygiene in the curriculums of vocational training institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Inspect the adherence to the laws on hours of work, hours of rest, occupational safety and occupational hygiene;

i) Seek international cooperation in hours of work, hours of rest, occupational safety, and occupational hygiene.

2. The Ministry of Health shall:

a) Formulate and promulgate or request the promulgation of legislative documents on occupational health care and health standards applicable to each occupation;

b) Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in making and promulgating the list of occupational illness;

cc) Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in building, expanding, or upgrading a construction serving the production and storage of substance with high demand for occupational hygiene within their competence;

d) Provide guidance on the organization of on-site medic teams, training in first-aid at workplaces;

dd) Provide guidance and organize periodic health-checks, pre-employment health-checks, diagnosis of occupational illness, and medical examinations to rate injuries, provide treatment and rehabilitation for people suffering form occupational accidents and occupational illness.

3. The Ministry of Science and Technology shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Organize and direct the radiation safety and nuclear safety works.

4. The Ministry of Education and Training shall integrate occupational safety and occupational hygiene into the curriculums of higher education institutions.

5. The Ministry of Culture, Sports and Tourism and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on hours of work, hours of rest, occupational safety and occupational hygiene to suit the working conditions of employees that work in arts and sports.

6. The Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall specify the level, collection, management, and use of fees and charges relating to the assessment of occupational safety and training in occupational safety and occupational hygiene.

7. Ministries and ministerial agencies, within their competence, are responsible for the state management of hours of work, hours of rest, occupational safety and occupational hygiene.

8. Provincial People’s Committees are in charge of state management of hours of work, hours of rest, occupational safety and occupational hygiene locally; set occupational safety, occupational hygiene targets, and improve working conditions.

Chapter 5.

IMPLEMENTATION

Article 26. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Government's Decree No. 195/CP dated December 31st 1994 elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Labor Code on hours of work and hours of rest; the Government's Decree No. 06/CP dated January 20th 1995 on the amendments to the Government's Decree No. 195/CP dated December 31st 1994; the Government's Decree No. 110/2002/ND-CP dated December 27th 2002 on the amendments to the Government's Decree No. 06/CP dated January 20th 1995; Article 2 of the Government's Decree No. 81/2012/ND-CP dated October 08th 2012 on the amendments to the Government's Decree No. 68/2008/ND-CP dated May 30th 2008 on the conditions, establishment procedure, organization, operation, and dissolution of social protection institutes, and the Government's Decree No. 109/2002/ND-CP dated December 27th 2002 on the amendment to the Government's Decree No. 195/CP dated December 31st 1994 are annulled from the effective date of this Decree.

3. The regulations on hours of works, hours of rest, occupational safety and occupational hygiene in this Decree are applicable to officials, public employees, personnel of the army and the police, unless otherwise prescribed by legislative documents on those subjects.

Article 27. Elaboration and guidance on implementation

1. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on the implementation of this Decree;

2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the provincial People’s Committees are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


544.103

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.169.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!