Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 109/2002/NĐ-CP thời giờ làm việc nghỉ ngơi sửa đổi Nghị định 195/CP

Số hiệu: 109/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 27/12/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 109/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 109/2002/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2002 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 195/CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1994 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi căn cứ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là Bộ Luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung) như sau:

1- Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

"Điều 1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được áp dụng đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau đây:

1. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;

2. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

3. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam;

4. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

5. Hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động;

6. Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao;

7. Tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình và cá nhân có thuê mướn lao động;

8. Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

Nghị định này cũng được áp dụng đối với công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, thuộc tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, trừ trường hợp các văn bản pháp luật riêng cho từng đối tượng có quy định khác."

2- Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

''Điều 5. Thời giờ làm thêm theo Điều 69 của Bộ Luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

1. Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ. Tổng số thời giờ làm thêm trong một năm không vượt quá 200 giờ, trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm không quá 200 giờ trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:

- Xử lý sự cố trong sản xuất;

- Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;

- Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được;

- Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.

3. Trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm, được quy định như sau:

a) Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản nếu phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, nhưng phải thực hiện đúng các quy định sau:

- Phải thoả thuận với người lao động;

- Nếu người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường;

- Trong 7 ngày liên tục, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

b) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có các điều kiện như các doanh nghiệp, cơ sở quy định tại điểm a của Khoản này, nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì:

- Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ, ngành quản lý phải xin phép và được sự đồng ý của Bộ, ngành quản lý đó;

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác phải xin phép và được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Trong trường hợp phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thì người sử dụng lao động được phép huy động làm thêm giờ vượt quá quy định tại khoản 1 của Điều này, nhưng phải được sự thỏa thuận của người lao động."

3- Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

"Điều 12. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm các công việc theo Điều 80 của Bộ luật Lao động được quy định như:

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như: Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không; thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn; công việc của thợ mỏ hầm lò; các công việc sản xuất có tính thời vụ và các công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng; các công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các Bộ, ngành trực tiếp quản lý các công việc trên quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, sau khi thoả thuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội."

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

Bãi bỏ Nghị định số 10/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về việc bổ sung Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 109/2002/ND-CP

Hanoi, December 27, 2002

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 195/CP OF DECEMBER 31, 1994 WHICH DETAILS AND GUIDES THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON WORKING TIME AND REST TIME

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code and the April 2, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Governments Decree No. 195/CP of December 31, 1994 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code on working time and rest time, based on the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code (hereafter referred collectively to as the amended and supplemented Labor Code) as follows:

1. To amend and supplement Article 1 as follows:

"Article 1.- The working time and rest time are applicable to laborers working in the following enterprises, agencies and organizations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Enterprises set up and operating under the Enterprise Law;

3. Enterprises operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam;

4. Enterprises of political organizations and socio-political organizations;

5. Cooperatives operating under the Cooperative Law, which employ laborers according to the regime of labor contracts;

6. Educational, medical, cultural and sports establishments set up under the Government’s Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on the policy of encouraging socialization of educational, medical, cultural and sports activities;

7. Cooperative teams, individual business households, households and individuals that hire laborers;

8. Vietnam-based international or foreign agencies and organizations which employ Vietnamese laborers, except otherwise provided for by the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

This Decree also applies to public servants and employees in the administrative and non-business agencies, persons holding the elected or appointed posts in political organizations, socio-political organizations and mass organizations, and members of the People’s Army and Peoples Public Security forces, except otherwise prescribed for different subjects by separate legal documents.

2. To amend and supplement Article 5 as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The overtime must not exceed 50% of the working hours provided for each type of work in each day. In cases where the working time is prescribed on the basis of working weeks, the total regular working time and overtime must not exceed 12 hours a day. The total overtime must not exceed 200 hours a year, except for special cases prescribed in Clause 3 of this Article.

2. The employers and employees may agree on overtime which must not exceed 200 hours a year according to the provisions of Clause 1 of this Article in the following cases:

- Handling production incidents;

- Settling urgent problems which cannot be delayed;

- Handling in time fresh commodity items, construction projects and products which, due to strict technological requirements, cannot be left unfinished;

- Settling problems which require laborers of high professional and technical qualifications while the labor market cannot supply them adequately and promptly.

3. For special cases, the overtime of no more than 300 hours a year may be permitted, which is prescribed as follows:

a/ For enterprises and production and/or business establishments which produce or process export goods, including textile, garment, leather, shoe and processed aquatic products, if they must settle urgent work which cannot be delayed due to urgent requirements or to the seasonal nature of production, or which cannot be foreseen due to objective factors, the overtime of between 200 and 300 hours a year may be permitted, but the following stipulations must be strictly complied with:

- Agreement must be reached with laborers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- During 7 consecutive days, the employers must arrange for laborers to have at least 24 consecutive hours of rest.

b/ For other enterprises and production and/or business establishments with the same conditions as those of the enterprises and establishments prescribed at Point a of this Clause, which require the overtime work for between 200 and 300 hours a year:

- For enterprises and production and/or business establishments managed by ministries and branches, they must obtain the consent of their managing ministries or branches;

- For other enterprises and production and/or business establishments, they must obtain permission of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities.

4. In cases where serious consequences of natural disasters, fires and epidemics must be overcome within enterprises, agencies or organizations, the employers may mobilize laborers to work overtime beyond the overtime limit prescribed in Clause 1 of this Article, but with the consents of the laborers."

3. To amend and supplement Article 12 as follows:

"Article 12.- The working time and rest time of laborers engaged in jobs under Article 80 of the Labor Code is prescribed as follows:

For jobs of special nature such as land road, railway, waterway and airline transport; oil and gas prospection and exploitation on sea; art work; use of radiation and nuclear technologies, and high-frequency wave techniques; jobs of divers; jobs of pit-miners; production jobs of seasonal nature and exports processing on goods orders; and 24/24 hour jobs, the ministries and branches directly managing them shall specifically prescribe the working time and rest time after reaching agreement with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs."

Article 2.- This Decree takes effect as from January 1, 2003.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 sửa đổi Nghị định 195/CP năm 1994 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


51.103

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.217.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!