ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5750/KH-UBND
|
Bình
Dương, ngày 23 tháng 11 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ
NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2020-2030
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật lao động, ngày 20 tháng 11
năm 2019;
- Luật an toàn, vệ sinh lao động,
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9
năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ
sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20
tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chăm sóc sức
khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030.
II. Thực trạng
công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn
2011-2020
1. Tổ chức hệ thống Y tế chăm sóc
sức khỏe người lao động
Hệ thống Y tế tại địa phương đã không
ngừng củng cố, phát triển đáp ứng cơ bản công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân,
người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh; hệ thống
Y tế công lập không ngừng được cải thiện, từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện/thị/thành
phố và xã phường, hệ thống Y tế tư nhân (bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa
tư nhân, hệ thống y tế doanh nghiệp...) liên tục phát triển tại khu, cụm công
nghiệp, địa bàn đông dân cư lao động. Hệ thống các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe
người lao động không chỉ từ các đơn vị dịch vụ trong tỉnh mà còn có các địa
phương lân cận. Các Viện đầu ngành thuộc hệ thống Y tế dự phòng là các đơn vị hỗ
trợ chuyên môn và kỹ thuật trong triển khai thực hiện công tác vệ sinh lao động.
Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới tổ chức
triển khai thực hiện công tác Y tế lao động từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, phường
và y tế tại các cơ sở lao động chưa ổn định và chưa liên kết tốt trong thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Nhân
lực làm công tác Y tế lao động tuyến tỉnh và tuyến huyện, thị, thành phố còn mỏng
và thiếu, thường xuyên biến động do điều chuyển vị trí việc làm, đi học (tập
trung ở tuyến huyện/thị/thành phố), chưa có cơ chế thu hút nguồn cán bộ; Đội
ngũ viên chức làm công tác Y tế lao động các tuyến (tỉnh, huyện, thị, thành phố,
Y tế doanh nghiệp, tuyến xã/phường) có trình độ chuyên môn không đồng đều, chưa
được đào tạo chuyên sâu lĩnh vực Y tế lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trang thiết bị, phương tiện chuyên
môn thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám chẩn đoán bệnh nghề nghiệp
đã được trang bị bổ sung, tuy nhiên vẫn còn thiếu so với chuẩn Quốc gia về Y tế
dự phòng tuyến tỉnh; hiện tại tuyến Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố chưa
có nguồn lực, các trang thiết bị để thực hiện quan trắc môi trường lao động và
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Tại tuyến tỉnh một số đánh giá, xét nghiệm
chuyên sâu để giám sát các yếu tố có hại trong môi trường lao động tại các cơ sở
y tế và ngành nghề khác nhau vẫn do Viện đầu ngành hỗ trợ thực hiện.
2. Hệ thống văn bản áp dụng
Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về
công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tương đối
hoàn chỉnh và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý và triển khai thực
hiện của các cơ sở lao động. Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ban
hành ngày 25/06/2015; Chính phủ ban hành 03 Nghị định hướng dẫn triển khai Luật
bao gồm: Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 quy định chi tiết hoạt động
kiểm định kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
và quan trắc môi trường lao động; Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn và Nghị định số
37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật an toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp bắt buộc.
Năm 2016, các văn bản của Bộ Y tế ban
hành gồm có: Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày
15/05/2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy
phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ban hành 9 Thông tư quy định
qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động nhóm yếu tố vật lý; Bộ Y tế ban
hành các thông tư hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động: Thông tư 19/TT-BYT
ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động
và sức khỏe người lao động; Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 quy định
về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội; Thông tư 28/2016/TT-BYT ngày
30/06/2016 hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp; Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày
12/05/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc
lĩnh vực Y tế.
Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 04/12/2017 về tăng cường công tác quản lý Nhà
nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Năm 2017 Sở Y tế đã ban hành: Kế hoạch
số 04/KH-SYT ngày 20/02/2017 triển khai Luật An toàn, vệ sinh lao động trong
ngành Y tế địa phương; Chương trình chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống
bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020; Ban hành văn bản số 1379/SYT-NV ngày
5/7/2017 về việc phân cấp thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe
người lao động theo Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế.
Qua thực tế triển khai thực hiện cho
thấy, một số quy định về hướng dẫn thực hiện báo cáo, theo dõi, thời gian lưu
trữ, việc quản lý hồ sơ về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe định kỳ, bệnh nghề
nghiệp, báo cáo y tế lao động, báo cáo thực hiện quan trắc môi trường lao động,
kết quả khám sức khỏe chưa quy định cụ thể rõ ràng dẫn đến khó khăn trong tổ chức
thực hiện.
3. Các hoạt động chuyên môn quan
trắc môi trường lao động, quản lý sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh
nghề nghiệp
3.1. Quan trắc môi trường lao động
Trong giai đoạn 2016 - 2020 số công
ty quan trắc môi trường lao động trên địa bàn tỉnh do Ngành y tế thực hiện là
1901 với 294637 mẫu quan trắc giảm 15,6% so với giai đoạn 2011-2015; mặc dù tổng
số mẫu quan trắc giảm, tuy nhiên tỷ lệ mẫu không đạt quy chuẩn tăng 8,42 % so với
giai đoạn 2011-2015, cụ thể: Giai đoạn 2011-2015 tổng số mẫu đo 348026 mẫu
trong đó có 33257 mẫu vượt tiêu chuẩn chiếm 9,56%; Giai đoạn 2016-2020 tổng số
mẫu quan trắc môi trường lao động thực hiện là 294637 trong đó có 36058 mẫu vượt
tiêu chuẩn cho phép số mẫu không đạt quy chuẩn chiếm 12,24 %, thực tế số mẫu vượt
tiêu chuẩn cho phép tập trung vào các yếu tố tiếng ồn, vi khí hậu, ánh sáng,
hơi khí độc (ở các ngành gỗ, cơ khí, dệt, hóa chất cơ bản, xi mạ, giày da...).
Giai đoạn 2016-2020 việc thực hiện
công tác quan trắc môi trường lao động của Ngành y tế có giảm do xã hội hóa
lĩnh vực y tế lao động; Ngành y tế thực hiện quan trắc môi trường lao động cho
1901 Doanh nghiệp giảm 13,51% so với giai đoạn 2011-2015 (2198 Doanh nghiệp).
Thực tế tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động chung
trên địa bàn tỉnh có tăng trong thời gian qua (tập trung ở các doanh nghiệp có
qui mô lớn do các đơn vị tư nhân trong ngoài tỉnh thực hiện - Chưa có số liệu
thống kê), song tỷ lệ vẫn còn thấp so với thực trạng các cơ sở lao động đang hoạt
động sản xuất trên toàn tỉnh.
Việc đánh giá tổng hợp kết quả quan
trắc môi trường lao động tại các cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý của Ngành
y tế còn gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn trước tháng 7/2017, số đơn vị đủ điều kiện
thực hiện quan trắc môi trường lao động trên địa bàn là 1 đơn vị; từ 01/07/2017
thực hiện theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính
phủ đến nay Bình Dương đã có 5 đơn vị đã thực hiện công bố đủ điều kiện quan trắc
môi trường lao động. Thực tế hoạt động quan trắc môi trường lao động tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, còn có các đơn vị dịch vụ có trụ sở tại TP. Hồ
Chí Minh, Đồng Nai,...thực hiện; do vậy việc thống kê tổng hợp kết quả quan trắc
chung tại các cơ sở lao động trên phạm vi toàn tỉnh toàn tỉnh từ các đơn vị
khác không thể thực hiện được.
Điều kiện về cơ sở vật chất, con người,
trình độ chuyên môn, trang thiết bị đã cơ bản đáp ứng điều kiện quan trắc môi
trường lao động: các yếu tố vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, rung, điện từ trường,
phóng xạ, bụi, hơi khí vô cơ, hữu cơ, đánh giá tư thế lao động, đánh giá yếu tố
tiếp xúc nghề nghiệp... trong đó yếu tố Ecgonomics chỉ thực hiện đánh giá được
các thông số cơ bản; Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa các
lĩnh vực hoạt động sản xuất của các cơ sở lao động hiện nay thì các yếu tố có hại
phát sinh do điều kiện, môi trường lao động mới đem lại nhiều yếu tố có hại mới
cần đánh giá như: yếu tố ecgonomy (tâm sinh lý lao động, gánh nặng lao động,...),
đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, các yếu tố vi sinh vật, yếu tố gây dị ứng,
mẫn cảm, nhiều loại hóa chất chưa được các cơ sở lao động khai báo để có cơ sở
đánh giá, thực hiện quan trắc và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao
động, phòng chống bệnh nghề nghiệp ngày một tốt hơn.
Các kết quả đánh giá mới chỉ phản ánh
được thực trạng môi trường lao động trong các Doanh nghiệp có qui mô lớn, đầu
tư nước ngoài; bên cạnh đó các số liệu đánh giá của Ngành y tế giai đoạn vừa
qua vẫn chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế môi trường lao động chung cho
các ngành nghề, đối tượng lao động có nguy cơ tiếp xúc yếu tố nguy hiểm, có hại
cao trên phạm vi toàn tỉnh. Bởi vẫn còn tới trên 70% các cơ sở lao động chưa
quan tâm thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao
động theo quy định tập trung vào các cơ sở lao động vừa và nhỏ.
3.2. Quản lý sức khỏe người lao động
và phòng chống bệnh nghề nghiệp
Hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động đã được các cơ sở lao động quan tâm thực hiện (tập trung vào các
doanh nghiệp có qui mô lớn, trong và ngoài khu công nghiệp, doanh nghiệp FDI).
Tổng số người lao động khám sức khỏe định kỳ giai đoạn 2011-2020 là 2.500.229
lượt lao động trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Tỷ lệ người lao động có
sức khỏe tốt loại 1 và 2 là 1.444.302 lượt người, người lao động có sức khỏe loại
3 là 599.490 lượt người, người lao động có sức khỏe loại 4 và 5 là 456.437 lượt
người. Tuy nhiên việc khám sức khỏe định kỳ hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc
phân loại sức khỏe và phát hiện một số bệnh tật thông thường và cũng chỉ được
thực hiện chủ yếu trong nhóm doanh nghiệp sản xuất hàng phục vụ cho xuất khẩu,
Doanh nghiệp FDI.
Hiện nay có 34 loại bệnh nghề nghiệp
thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Trong giai đoạn
2016-2020, Ngành y tế Bình Dương đã tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho
761 Doanh nghiệp với 72855 người lao động, bao gồm các bệnh (phụ lục 1); số người
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 tăng 20,25% so với giai
đoạn 2011 - 2015 (khám được 581 doanh nghiệp với 60584 người lao động (phụ lục
2) tỷ lệ Doanh nghiệp khám bệnh nghề nghiệp 2016-2020: 761 Doanh nghiệp tăng
30,98 % so với giai đoạn 2011-2015 (581 Doanh nghiệp). Bệnh nghề nghiệp đã được
chẩn đoán phát hiện (Điếc nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020: 16 cas, điếc nghề
nghiệp giai đoạn 2011-2015: 12 cas). Trung bình mỗi năm khám phát hiện bệnh nghề
nghiệp là 14571 người lao động giai đoạn 2016 - 2020 và trung bình mỗi năm có
3.2 cas mắc bệnh nghề nghiệp được phát hiện, trong đó bệnh điếc nghề nghiệp do
tiếng ồn có tỉ lệ cao nhất và có xu hướng tăng, ngoài ra còn có các bệnh nghề
nghiệp liên quan đến tiếp xúc hơi khí hóa chất, tác nhân sinh học đang có nguy
cơ mắc cao và có xu hướng gia tăng trong các ngành hóa chất, sơn, xi mạ, giày
da, cao su, chế biến gỗ, và các cơ sở y tế, Giai đoạn 2016-2020 có 16 lao động
được giám định bệnh nghề nghiệp (16 cas điếc nghề nghiệp), tăng 33.33 % so với
giai đoạn 2011-2015 (12 ca điếc nghề nghiệp)
Trên thực tế, công tác khám bệnh nghề
nghiệp chưa được người sử dụng lao động và người lao động quan tâm thực hiện
theo đúng quy định; hơn nữa môi trường lao động có các yếu tố có hại mà người
lao động phải tiếp xúc trong suốt quá trình làm việc ở các ngành nghề, khâu sản
xuất khác nhau chưa được đánh giá, quan trắc môi trường
lao động toàn diện. Công tác khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định bệnh
nghề nghiệp còn nhiều khó khăn, bị động từ phía cơ quan y tế do sự thiếu hợp
tác, tuân thủ luật định từ phía người sử dụng lao động; nhiều doanh nghiệp
không muốn tổ chức khám bệnh nghề nghiệp hoặc chỉ thực hiện mang tính đối phó.
Hiện tại Đơn vị cung cấp dịch vụ khám bệnh nghề nghiệp hiện nay còn nhiều hạn
chế về năng lực khám, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp. Nguồn nhân lực, trang thiết bị
phục vụ cho khám chẩn đoán còn thiếu.
4. Các hoạt động tuyên truyền, phổ
biến về vệ sinh lao động chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh
nghề nghiệp
Công tác tuyên truyền phổ biến về vệ
sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, Bệnh nghề nghiệp được các Ban
ngành, tổ chức liên quan quan tâm tổ chức thực hiện qua nhiều hình thức bao gồm:
Tuyên truyền theo yêu cầu của từng doanh nghiệp với những chuyên đề khác nhau
phù hợp đặc thù từng ngành nghề sản xuất; Ngành y tế thường xuyên tổ chức các lớp
tuyên truyền pháp luật vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động,
phòng chống bệnh nghề cho các đơn vị trực thuộc, cán bộ y tế doanh nghiệp, cán
bộ quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp và các cơ sở y tế thuộc
phạm vi quản lý; hàng năm xây dựng, in ấn tài liệu thông tin tuyên truyền phòng
chống tai nạn thương tích, phòng chống bệnh nghề nghiệp (tờ rơi, panô, áp
phích, bản tin của ngành Y tế) cấp phát cho các tuyến y tế và các cơ sở lao động.
Công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực
hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
còn được duy trì thực hiện thường xuyên tại các cơ sở lao động qua hoạt động kiểm
tra giám sát chuyên ngành, liên ngành định kỳ hàng năm.
5. Hoạt động kiểm tra, giám sát
Hàng năm Ngành y tế phối hợp Ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động,
an toàn vệ sinh lao động, kiểm tra trước trong và sau Tháng hành động quốc gia
về an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh;
Sở Y tế giao chỉ tiêu hàng năm cho cơ quan chuyên trách (Trung tâm Sức khỏe Lao
động-Môi trường) tổ chức thực hiện giám sát công tác quản lý vệ sinh lao động,
chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các doanh
nghiệp sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch.
III. Khó khăn tồn
tại
Việc chấp hành các quy định pháp luật
của người sử dụng lao động và người lao động về công tác quản lý vệ sinh lao động,
chăm sóc sức khỏe người lao động chưa được đầy đủ và phần lớn thuộc về các cơ sở
lao động có qui mô nhỏ, vừa, lao động không có hợp đồng lao động (trong nông,
lâm, ngư nghiệp, làng nghề...). Người sử dụng lao động chưa quan tâm đúng mức
việc thực hiện công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe phòng chống bệnh
nghề nghiệp cho người lao động. Người lao động chỉ chú trọng vào việc làm, chế
độ phúc lợi, chưa quan tâm nhiều trong việc tiếp cận quyền lợi hợp pháp được
pháp luật bảo vệ về an toàn, vệ sinh lao động, điều kiện để được chăm sóc sức
khỏe tại nơi làm việc, biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp; chưa nắm bắt được
những quyền lợi chính đáng của mình nhất là lao động trong các cơ sở sản xuất
có qui mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở gia công.
Giai đoạn vừa qua, các chế tài đối với
hành vi vi phạm về công tác y tế lao động chưa rõ ràng, nhiều nội dung về vi phạm
vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động, quan trắc môi trường lao
động chưa được quy định, công tác thanh tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực này
không thuộc phạm vi Ngành y tế. Các quy định về chế tài, thanh tra xử lý vi phạm
chưa cụ thể theo từng mức độ tuân thủ của cơ sở lao động, đã làm cho người sử dụng
lao động thực hiện các công việc chưa liên tục, phục vụ theo yêu cầu của khách
hàng, dẫn đến vi phạm kéo dài; môi trường lao động không được cải thiện, các yếu
tố nguy cơ, có hại gây mất an lao động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh nghề nghiệp
và bệnh liên quan nghề nghiệp ngày càng gia tăng.
Thực trạng xã hội hóa công tác y tế
cũng như lĩnh vực y tế lao động (các đơn vị dịch vụ ngoài công lập thực hiện về
khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, quan trắc môi trường lao động,...)
đã tạo nên sự cạnh tranh về giá cả, vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ, hiệu quả
thực tế mang lại trong việc chăm sóc sức khỏe người lao động, đánh giá thực tế
các yếu tố có hại trong môi trường lao động và việc cải thiện điều kiện làm việc,
khắc phục yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến công tác quản lý, quyền lợi chính
đáng của người lao động được pháp luật bảo vệ về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Công tác thông tin hai chiều, thống
kê báo cáo về hoạt động quản lý sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, y tế
lao động theo quy định còn gặp nhiều hạn chế khó khăn, chưa được các đơn vị
(khám sức khỏe, quan trắc môi trường lao động, Doanh nghiệp) quan tâm thực hiện.
Nguồn nhân lực, kinh phí cho hoạt động
quản lý lĩnh vực y tế lao động, hoạt động phòng chống bệnh nghề nghiệp còn hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác thực tế tại các tuyến y tế tại địa
phương.
IV. KẾ HOẠCH GIAI
ĐOẠN 2020-2030
A. QUAN ĐIỂM CHỈ
ĐẠO
1. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe người lao động là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia; là nghĩa vụ,
trách nhiệm của mỗi người lao động, người sử dụng lao động, của hệ thống chính
trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế làm nòng cốt.
2. Nhà nước giữ vai trò quản lý, xây
dựng, hoàn thiện chính sách; tạo môi trường thuận lợi; huy động, sử dụng hiệu
quả các nguồn lực, khuyến khích hợp tác công tư, đầu tư tư nhân.
3. Người sử dụng lao động có trách
nhiệm thực thi đầy đủ quy định về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của
pháp luật.
4. Hướng tới thực hiện công tác bảo vệ,
chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động thường xuyên, liên tục và toàn diện,
đặc biệt là lao động nữ, lao động cao tuổi, lao động không có hợp đồng lao động
trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làng nghề...; lồng ghép với hoạt động
quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở.
5. Đầu tư toàn diện cho công tác dự
phòng và điều trị theo phương châm dự phòng tích cực bệnh tật tại nơi làm việc
bằng kiểm soát, loại trừ yếu tố có hại trong môi trường lao động, thay đổi nhận
thức, hành vi của người lao động và người sử dụng lao động trong bảo vệ và nâng
cao sức khỏe, phát triển và duy trì thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh,
vệ sinh sạch sẽ; phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh nghề nghiệp và các bệnh
liên quan đến nghề nghiệp.
B. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc,
phòng, chống bệnh tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng
nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Thực hiện việc xây dựng được cơ sở
dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và kết nối
với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030 theo hướng dẫn Bộ Y tế.
b) Quản lý cơ sở lao động có yếu tố
có hại gây bệnh nghề nghiệp: quản lý được 50% số cơ sở lao động vào năm 2025 và
đạt 80% vào năm 2030.
c) Kiểm tra công tác quan trắc môi
trường lao động của cơ sở lao động: kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại
gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; 100% cơ sở lao động có sử
dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm
2025.
d) Đến năm 2025: lồng ghép dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động
chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở (theo Đề án Xây dựng và phát triển y tế
cơ sở trong tình hình mới của Bộ Y tế). 100% các cơ sở lao động được tư vấn về
các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng chống, nâng cao sức khỏe,
dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi
làm việc theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế.
đ) Quản lý sức khỏe người lao động tại
các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao: 50% người lao động tại
các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu
tố có hại, biện pháp phòng chống và được khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp
vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.
e) Đến năm 2025: 100% người lao động
tiếp xúc với amiăng được quản lý sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; 100% cơ sở
lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo
quy định.
g) 100% người bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi
chức năng.
h) Đến năm 2030: 100% người lao động
tại các khu công nghiệp, cụm sản xuất, các cơ sở lao động ngoài khu công nghiệp
được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống
HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ).
i) Đến năm 2025 giảm 15% các vụ ngộ độc
thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến năm 2030 giảm 25% so với giai
đoạn 2010-2018.
C. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi và đối tượng: Kế hoạch được triển khai trên toàn tỉnh, bao gồm các cơ sở lao động,
người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa,
khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động
không có hợp đồng lao động và các cơ sở y tế.
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2030.
D. CÁC GIẢI PHÁP
VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo,
phối hợp liên ngành
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo,
phối hợp của các cấp chính quyền, các ban ngành địa phương, giữa các cơ quan có
liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, cơ
sở lao động trong triển khai thực hiện các mục tiêu.
b) Huy động sự tham gia của toàn hệ
thống chính trị, các Ban, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp,
tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
2. Tham mưu hoàn thiện hệ thống
chính sách pháp luật
a) Tham mưu góp ý, điều chỉnh, bổ
sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về y tế lao động, vệ
sinh lao động.
b) Tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy
định chuyên môn, thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định của
pháp luật về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc nâng cao sức khỏe người lao động,
phòng chống bệnh nghề nghiệp, điều trị, phục hồi chức năng.
3. Thực hiện áp dụng hệ thống cung
cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật y tế và tin học hóa theo lộ trình của Bộ Y tế.
a) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị,
cơ sở vật chất và nhân lực để đảm bảo chất lượng quan trắc môi trường lao động,
giám sát sức khỏe, sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp; sơ cấp
cứu tại nơi làm việc; điều trị, giám định, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp
và tai nạn lao động.
b) Áp dụng chuyên môn kỹ thuật; tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, giới hạn tiếp xúc nghề
nghiệp, khám chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
c) Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực
quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ theo từng
mục tiêu; ưu tiên đào tạo lại cho cán bộ chuyên trách y tế lao động tại các tuyến,
cán bộ y tế cơ sở, y tế tại cơ sở lao động về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho
người lao động.
d) Thực hiện triển khai tin học hóa
các hoạt động quản lý chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động; đồng bộ và
kết nối hệ thống thông tin từ cơ sở lao động đến tuyến quận huyện, tuyến tỉnh
và trung ương theo lộ trình hướng dẫn thực hiện của Bộ Y tế.
đ) Thực hiện củng cố năng lực chuyên
môn tổ chức y tế cơ sở về thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động,
kiểm soát yếu tố có hại tại nơi làm việc.
e) Thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe
người lao động, quản lý yếu tố có hại, hồ sơ sức khỏe cá nhân; nâng cao sức khỏe
người lao động tại tuyến cơ sở cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người
lao động không có hợp đồng lao động theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
g) Tham gia học tập, triển khai và nhân
rộng mô hình phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm
(ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,...)
tại nơi làm việc theo chỉ đạo Bộ Y tế.
h) Phòng chống hiệu quả các bệnh nghề
nghiệp tại một số ngành, nghề có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao (bệnh nhiễm
khuẩn nghề nghiệp trong ngành y tế, nông nghiệp; bệnh điếc nghề nghiệp tại các
ngành cơ khí, chế tạo máy; bệnh amiăng nghề nghiệp trong ngành xây dựng; bệnh
nhiễm độc hóa chất nghề nghiệp trong ngành sản xuất da giầy, hóa chất, linh kiện
điện tử; bụi phổi nghề nghiệp trong các ngành khai thác mỏ, cơ khí, luyện kim,
...); thực hiện giảm thiểu tiếp xúc với yếu tố có hại tại các cơ sở lao động có
nguy cơ.
i) Tham gia đánh giá các yếu tố vệ
sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện lao động mới.
k) Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y
tế cho các vấn đề: (i) sức khỏe lao động nữ trong khu công nghiệp, cụm sản xuất;
(ii) khám chữa bệnh ngoài giờ cho người lao động và chi trả chế độ bệnh nghề
nghiệp cho người lao động; (iii) hệ thống y tế lao động tại các tuyến bao gồm cả
cơ sở sản xuất kinh doanh; (iv) sử dụng kinh phí cho công tác dự phòng bệnh nghề
nghiệp từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (v) chăm sóc sức khỏe
cho người lao động không có hợp đồng lao động, người lao động cao tuổi.
l) Nâng cao năng lực sơ cấp cứu tại
nơi làm việc, đáp ứng điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp
và tai nạn lao động.
4. Về truyền thông và vận động xã
hội
a) Thiết lập hệ thống thông tin truyền
thông và củng cố mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe tại các địa phương.
b) Phổ biến, tuyên truyền các chủ
trương, chính sách, pháp luật về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động
cho các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân.
c) Sử dụng đa dạng và hiệu quả các
kênh và hình thức truyền thông nhằm tăng cường sự tiếp cận hiệu quả tới các đối
tượng trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động.
5. Về nguồn lực
a) Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh
phí gồm: Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi của các ngành, các địa
phương, đơn vị theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; viện trợ của các tổ
chức phi Chính phủ và các nguồn huy động hợp pháp khác.
b) Đảm bảo ngân sách chi thường xuyên
cho thông tin, tuyên truyền, giám sát, tập huấn, nghiên cứu, dự phòng bệnh nghề
nghiệp và thu thập số liệu, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu.
c) Phối hợp, lồng ghép nguồn lực của
Chương trình với các nguồn lực hiện có (nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,...) và nguồn xã hội hóa.
6. Nghiên cứu, theo dõi, giám sát
a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đặc
biệt là các nghiên cứu chuyên sâu; huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng
các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức khác.
b) Thực hiện tốt công tác quản lý
thông tin về sức khỏe người lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều
trị và phục hồi chức năng; Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo,
điều hành, giám sát và báo cáo y tế lao động và bệnh nghề nghiệp tại các tuyến.
E. CÁC NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG:
Các đơn vị Sở, Ngành có liên quan
theo chỉ đạo Bộ, Ngành cấp trên phối hợp, triển khai thực hiện các nội dung Dự
án (theo giai đoạn và từng năm) theo Danh mục các Dự án ưu tiên để thực hiện
Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề
nghiệp giai đoạn 2020-2030 (được ban hành kèm theo Quyết định số 659/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 5 năm 2020).
F. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở Ngành
liên quan và UBND các huyện thị, thành phố tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch
tổng thể, hàng năm.
b) Chủ trì, phối hợp và hướng dẫn thực
hiện các Dự án về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống
bệnh nghề nghiệp theo chức năng phân cấp quản lý được UBND tỉnh phân công thực
hiện.
c) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tổng
hợp, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế, các cơ quan liên
quan về tình hình thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
a) Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện
Bộ luật lao động, Luật an toàn vệ sinh lao động, các văn bản hướng dẫn Luật và
các nội dung liên quan.
b) Chủ trì và phối hợp triển khai các
Dự án, Kế hoạch được phân công.
3. Sở Tài chính cân đối và bố trí đủ kinh phí thực hiện các nội dung Kế hoạch theo quy
định của pháp luật.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư vận động, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện
Kế hoạch.
5. Các Sở, Ban ngành và các đơn vị
có liên quan phối hợp Sở Y tế triển khai các nội dung
kế hoạch trong phạm vi chức năng nhiệm vụ đã được giao.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố
a) Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt
động trên cơ sở các nội dung định hướng của Kế hoạch của tỉnh, phù hợp điều kiện,
đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương và bảo đảm bố trí kinh phí thực hiện.
b) Huy động các Ban ngành, Đoàn thể
có liên quan, các nguồn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.
c) Báo cáo kết quả thực hiện với Sở Y
tế theo quy định.
7. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý
các Khu công nghiệp, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Dương, các tổ
chức xã hội có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ
chức triển khai Kế hoạch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận
thức, theo dõi, giám sát thực hiện công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người
lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
8. Người sử dụng lao động.
a) Thực hiện các quy định của pháp luật
và các nội dung trong Mục tiêu của Kế hoạch;
b) Phối hợp với các Ban, ngành và đơn
vị chuyên môn thực hiện các nội dung dự án có liên quan;
c) Báo cáo việc thực hiện với cơ quan
quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch Chăm sóc và nâng
cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Bình Dương, giai
đoạn 2020-2030. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề
nghị các đơn vị báo cáo về Sở Y tế là đơn vị thường trực triển khai thực hiện tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như mục F;
- Các Sở, Ngành;
- LĐVP, Tùng, TH;
- Lưu: VT.
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Lộc Hà
|
PHỤ LỤC 1:
THỐNG KÊ TÌNH HÌNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI
ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Kế hoạch số: 5750/KH-UBND ngày 23 tháng 11/2020 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Dương)
TT
|
Tên
Bệnh Nghề nghiệp
|
2011
(83 DN) NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN
|
2012
(99 DN) NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN
|
2013
(113 DN) NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN
|
2014
(138 DN) NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN
|
2015
(148 DN) NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN
|
Tổng
số
|
Mắc
BNN (giám định)
|
Tổng
số
|
Mắc
BNN (giám định)
|
Tổng
số
|
Mắc
BNN (giám định)
|
Tổng
số
|
Mắc
BNN (giám định)
|
Tổng
số
|
Mắc BNN
(giám định)
|
1
|
Bệnh bụi phổi bông
|
0
|
0
|
0
|
0
|
445
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
Nhiễm độc chì và các hợp chất
|
462
|
0
|
14
|
0
|
151
|
0
|
300
|
0
|
60
|
0
|
3
|
Nhiễm độc benzen và đồng đẳng
|
0
|
0
|
0
|
0
|
304
|
0
|
314
|
0
|
403
|
0
|
4
|
Điếc nghề nghiệp
|
5988
|
0
|
7900
|
0
|
10809
|
2
|
11263
|
2
|
14665
|
8
|
5
|
Viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
|
1221
|
0
|
351
|
0
|
0
|
0
|
584
|
0
|
785
|
0
|
6
|
Rung chuyển nghề nghiệp
|
0
|
0
|
0
|
0
|
63
|
0
|
108
|
0
|
0
|
0
|
7
|
Sạm da nghề nghiệp
|
412
|
0
|
417
|
0
|
443
|
0
|
670
|
0
|
448
|
0
|
8
|
Nốt dầu nghề nghiệp
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
95
|
0
|
9
|
Bụi phổi Silic
|
1568
|
0
|
331
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tổng
cộng
|
9651
|
0
|
9013
|
0
|
12225
|
2
|
13239
|
2
|
16456
|
8
|
PHỤ LỤC 2:
THỐNG KÊ TÌNH HÌNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI
ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 5750/KH-UBND ngày 23 tháng 11/2020 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Dương)
TT
|
Tên
Bệnh Nghề Nghiệp
|
2016
(145 DN) NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN
|
2017
(152 DN) NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN
|
2018
(174 DN) NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN
|
2019(145
DN) NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN
|
2020
(145 DN) NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN
|
Tổng
số
|
Mắc
BNN (giám định)
|
Tổng
số
|
Mắc
BNN (giám định)
|
Tổng
số
|
Mắc
BNN (giám định)
|
Tổng
số
|
Mắc
BNN (giám định)
|
Tổng
số
|
Mắc
BNN (giám định)
|
1
|
Bệnh bụi phổi bông
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
823
|
0
|
2
|
Nhiễm độc chì và các hợp chất
|
630
|
0
|
271
|
0
|
119
|
0
|
73
|
0
|
44
|
0
|
3
|
Nhiễm độc benzen và đồng đẳng
|
379
|
0
|
50
|
0
|
802
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
4
|
Điếc nghề nghiệp
|
14516
|
8
|
12959
|
0
|
15073
|
2
|
8351
|
6
|
4546
|
0
|
5
|
Viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
|
1674
|
0
|
2019
|
0
|
2445
|
0
|
2302
|
0
|
280
|
0
|
6
|
Rung chuyển nghề nghiệp
|
0
|
0
|
0
|
0
|
163
|
0
|
115
|
0
|
103
|
0
|
7
|
Sạm da nghề nghiệp
|
976
|
0
|
915
|
0
|
1178
|
0
|
1340
|
0
|
308
|
0
|
8
|
Nốt dầu nghề nghiệp
|
170
|
0
|
0
|
0
|
231
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tổng
cộng
|
18345
|
8
|
16214
|
0
|
20011
|
2
|
12181
|
6
|
6104
|
0
|